Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

tài liệu ôn tập môn truyền số liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.62 KB, 6 trang )

1

Câu 1:Các phương pháp truyên tin?
 Cấu trúc truyền kênh:
∗ Song song (Parallel)
+ Mỗi bít dùng một đường truyền riêng.
+ Một kênh truyền riêng được dùng để thông báo cho bên nhận biết khi nào dữ liệu có
sẵn (clock signal).
+ Có thể thêm kênh truyền báo bên nhận sẵn sàng nhận dữ liệu mới.
∗ Tuần tự (Serial)
+ Tất cả các bit đều được truyền trên cùng một đường truyền,bít này sau bit kia .
+ Không cần truyền riêng cho tín hiêu đồng bộ.
 Có 2 cách truyền:
- Bất đồng bộ :Mỗi kí tự được đồng bộ bởi start và stop bit
- Đồng bộ :Mỗi khối ký tự được đồng bộ dùng cờ
 Chế độ truyền tin :
- Mạch đơn công : Thông tin có thể truyền từ nguồn sang thiết bị thu mà chiều ngược
lại không thể thực hiện được.
- Mạch bán song công: 2 thiết bị đầu cuối có thể truyền cho nhau tại những thời điểm
khác nhau .
- Mạch song công:2 thiết bị đầu cuối có thể truyền cho nhau đồng thời.
Câu 2. Sơ đồ tổng quan hệ thống truyền dữ liệu: cấu trúc,nguyên lý hoạt động, các vấn đề
liên quan?
- DTE: Thiết bị đầu cuối dữ liệu với các chức năng truyền các dữ liệu từ người (tới người
dùng) sử dụng dưới dạng số hoặc tương tự.
- DCE: Thiết bị chuyển đổi dữ liệu với chức năng chuyển đổi các tín hiệu từ DTE sang dạng
tương thích với môi trường truyền.
- Nhiễu: Trong mọi trường hợp truyền dữ liệu, tín hiệu nhận sẽ bao gồm tín hiệu truyền đã bị
thay đổi bởi nhiều sai lệch khác nhau gây ra bởi hệ thống truyền , thêm vào đó là các tín hiệu
không mong muốn bị thêm vào đâu đó trong quá trình từ nơi truyền tới nơi nhận, các tín hiệu
không mong muốn này được gọi là nhiễu. Nhiễu là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến hiệu suất


của hệ thông truyền thông.
Nhiễu được chia làm 4 loại : nhiễu nhiệt, nhiễu điều biến, nhiễu xuyên âm và nhiễu xung
động
o Nhiễu nhiệt gây ra bởi sự dao động của các electron, phân bố đều trên cả phổ tần số và
không thể bị triệt tiêu.
o Nhiễu điều biến : xảy ra khi có 1 thành phần không tuyến tính trong các thiết bị truyền,
thiết bị nhận hoặc ở giữa hệ thống truyền dẫn.
o Nhiễu xung động chỉ là 1 vấn đề nhỏ với dữ liệu tương tự nhưng lại là nguyên nhân chính
gây lỗi trong truyền dữ liệu số.
Trong hệ thống trên, các tín hiệu tương đương:
S(t) => S’(t)
m(t) => m’(t)
G(t) => G’(t)
Nguyên lý hoạt động
Khi có tín hiệu S(t) được chuyển tới DTE, DTE chuyển tín hiệu này sang DCE (tín hiệu dạng
2
m(t)). Lúc này DCE hoạt động, biến tín hiệu từ m(t) thành G(t). G(t) là tín hiệu tương thích
với môi trường truyền. trong môi trường truyền có nhiễu sẽ làm biến đổi tín hiệu từ G(t)
thành G’(t). khi DCE nhận được tín hiệu G’(t), sẽ biến đổi tín hiệu thành dạng m’(t) đưa vào
DTE để chuyển thành tín hiệu s’(t). bên nhận nhận được tín hiệu cuối cùng là s’(t).
Nếu các tín hiệu tương đương càng xa nhau thì chứng tỏ thì sự ảnh hưởng của nhiễu tới hệ
thống càng lớn.
Câu 3 : Hệ thống truyền thông số: Chuyển mạch kênh, chuyển mạch thông báo, chuyển
mạch gói. So sánh ưu nhược điểm các hệ thống trên?
*Hệ thống truyền số liệu chuyển mạch kênh:
- Chế độ hoạt động theo mô hình của hệ thống điện thoại .Để có thể giao tiếp với máy
B,máy A phải thực hiện một cuộc gọi (call) .Nếu máy B chấp nhận cuộc gọi, một
kênh ảo được thiết lập dành riêng cho thông tin trao đổi giữa A và B.
*Hệ thống truyền số liệu chuyển mạch gói:
- Thông tin trao đổi giữa 2 máy tính được phân thành những gói tin có kích thước tối

đa xác định.
- Gói tin của những người dùng khác nhau sẽ chia sẻ nhau băng thông của kênh truyền.
- Mỗi gói tin sẽ sử dụng toàn bộ băng thông của kênh truyền khi nó được phép.
Câu 4 : Phương thức truyền thông trong truyền dữ liệu: truyền đồng bộ, dị bộ ; các cơ
chế truyền dữ liệu?
∗ Truyền đồng bộ :
- Là phương thức truyền hướng bit.
- Dữ liệu truyền hình thành theo các dạnh cố định bao gồm một dãy hữu hạn các bit và
được chia thành các khung tin (Frame).
 Mỗi Frame bao gồm các thông tin sau:
+ Kí hiệu đánh dấu điểm bắt đầu và kết thúc Frame(Flag).
+ Thông tin điều khiển đồng bộ hóa giữa bên truyền và bên nhận(Control).
+ Dữ liệu cần truyền(Data): là chuỗi các mô tả.
 Việc đồng bộ hóa được thực hiện theo 2 chế độ:
+ Đồng bộ theo thời gian thực: thời gian tự nhiên.
+ Đồng bộ theo thời gian logic: theo quy ước giữa 2 bên truyền và bên nhận.
∗ Truyền dị bộ:
- Là phương thức truyền hướng kí tự.
- Dữ liệu được truyền không cố định phụ thuộc vào thông tin cần truyền.
3
- Bên truyền và bên nhận độc lập nhau trong việc sử dụng các sung đồng bộ.
 Khuân dạnh truyền dữ liệu truyền dị bộ bao gồm:
+ Điểm bắt đầu và kết thúc gói tín (Start,Stop).
+ Các bit cần truyền từ d1-> dn
+ Bit kiểm tra chẵn lẻ(Parity) dùng để kiểm tra lỗi trong chuỗi bit cần truyền.
 Có 3 dạng tín hiệu thường gặp trong truyền dị bộ là:
+ Dạng 1: Có 3 bản tin a,b,c được truyền tuần tự. Các bản tin dài ngắn khác nhau và
cách nhau không đều.
+ Dạng 2: Thời gian T của các bản tin giống nhau nhưng khoảng cách các bản tin thì
bất kì, không phải là bội số của T.

+ Dạng 3: Là một dạng khác của tín hiệu thường gặp trong các bản tin phát bằng
phương pháp quét.
Câu 5 : Chuẩn giao tiếp trong truyền thông: Chuẩn chung, giao diện, RS232?
∗ Chuẩn chung:
+ Hầu hết các thiết bị xử lý tín hiệu có khả năng truyền nhận tín hiệu không hạn
chế,thông thường các thiết bị này được gắn trực tiếp với các thiết bị chuyển nhận tín
hiệu hoặc qua mạng,chúng được gọi là thiết bị truyền nhận dữ liệu đẩu
cuối(DTE,DCE).
+ Mỗi thiết bị tín hiệu thường được kết hợp với một cặp gồm một DTE và DCE.
+ Hai trạm truyền tín hiệu cho nhau qua hai DCE của mỗi bên được kết nối với nhau.
+ Hai DCE trao đổi tín hiệu với nhau trên mạng hoặc đường truyền phải tương tự nhau,
nghĩa là bộ phận nhận tín hiệu bên này phải tương ứng với bộ phận phát tín hiệu của
bên kia.
+ DTE và DCE truyện nhận tín hiệu với nhau, do đó phải tương thích với nhau về dữ
liệu và thông tin điểu khiển(Các chuẩn).
∗ Các chuẩn về giao diện giữa DTE và DCE bao gồm:
+ Chuẩn về cấu trúc: xác định kết nối vật lý giữa DTE và DCE.
+ Chuẩn về tín hiệu: xác định mức hiệu điện thế, thời gian biến đổi tín hiệu.
+ Chuẩn về chức năng:xác định về chức năng các mạch chuyển đổi.
+ Chuẩn về thủ tục:xác định thứ tự thao tác trong truyền dữ liệu dựa trên chuẩn chức
năng của các đường tín hiệu.
∗ RS232:
+ Ghép nối qua cổng nối tiếp RS232 là một trong những kĩ thuật được sử dụng để ghép
nối các thiết bị ngoại vi với máy tính.
+ Nó là một chuẩn giao tiếp nối tiếp dùng định dạng không đồng bộ ,kết nối nhiều nhất
là 2 thiết bị.
+ Các máy tính thường có 1 hoặc 2 cổng nối tiếp theo chuẩn RS232 được gọi là cổng
Com. Chúng được dùng ghép nối cho chuột ,modem,thiết bị đo lường.
Nhưng đặc điểm trong chuẩn RS232:
+ Trong chauanr RS232 có mức giới hạn trên và dưới(logic 0 và 1) là +-12V.

4
+ Mức logic 1 có điện áp nằm trong khoảng -3V đến -12V, mức logic 0 từ +-3V đến
12V.
+ Tốc độ truyền nhận dữ liệu cực đại 100kbps.
+ Độ dài của cáp nối giữa máy tính và thiết bị ngoại vi ghép nối qua cổng nối tiếp
RS232 không vượt quá 15m nếu như không sử dụng model.
Ưu điểm của giao diện nối tiếp RS232 :
+ Khả năng chống nhiễu của các cổng nối tiếp cao.
+ Thiết bị ngoại vi có thể tháo lắp ngay cả khi máy tính đang được cấp điện.
+ Các mạch điện đơn giản có thể nhận được điện áp nguồn nuôi qua cổng nối tiếp.
Câu 7 : Kỹ thuật truyền nối tiếp đồng bộ: Nguyên tắc đồng bộ bit, truyền đồng bộ hướng
bít, truyền đồng bộ hướng ký tự.
∗ Nguyên tắc đồng bộ bit :
+ Nguyên tắc đồng bộ bit là xác định chính xác ranh giới giữa các bit (bit start,bit dữ
liệu và bit stop) để đảm bảo dữ liệu truyền giữa bên phát và bên nhận là đồng bộ.
+ Sự chuyển trạng thái từ 1 xuống 0 là dấu hiệu của bit start, có nghĩa là điểm bắt đầu
của một ký tự và chúng được dùng để khởi động bộ đếm xung clock ở máy thu.Mỗi
bit bao gồm cả bit start, được lấy mẫu tại khoảng giữa của thời bit ngay sau khi phát
hiện.
∗ Nguyên tắc đồng bộ hướng kí tự:
Mạch điều khiển nhận được lập trình để hoạt động với số bit bằng nhau trong một ký
tự kẻ cả số bit stop, bit start và bit kiểm tra giữa thu và phát.Sau khi phát hiện và nhận
được start bit, việc đồng bộ ký tự đạt được tại đầu thu rất đơn giản, chỉ việc đếm đúng
dố bit đã được lập trình. Sau đó sẽ chuyển ký tự nhận được vào thanh ghi đệm thu nội
bộ và phát tín hiệu thông bào với thiết bị điều khiển(CPU) rằng đã nhận được một ký
tự mới,và sẽ đợi cho đén khi phát hiện mọt start bit kế tiếp.
Câu 8 : Kỹ thuật phân kênh truy nhập đường truyền: FDMA, TDMA,kết hợp FDMA và
TDMA?

∗ Kĩ thuật chia tần số (FDMA)

+ Phương thức truyền thống để chia sẻ một kênh truyền đơn cho nhiều người dùng cạnh
tranh là chia tần số. Phổ của kênh truyền được chia thành nhiều băng tần khác nhau.
Mỗi trạm được gán cho một băng tần cố định . Những trạm nào được cấp băng tần mà
không có dữ liệu để truyền thì ở trong trạnh thái nhàn rỗi.
∗ Chia thời gian( TDMA)
+ Trong phương pháp này, các trạm sẽ xoay vòng để truy cập đường truyền. Vòng ở đây
có thể hiểu là vòng thời gian.Một vòng thời gian là khoảng thời gian đủ để cho tất cả
các trạm trong mạng đều được quyển truyền dữ liệu.
+ Qui tắc xoay vòng như sau: vòn thời gian sẽ được chia thành các khe (slot) thời gian
bằng nhau,mỗi trạm sẽ được cấp một khe thời gian-đủ để nó có thể truyền hết một gói
tin.Những trạm nào tới lượt được cấp cho khe thời gian của mình mà không có dữ liệu
để truyền thì vẫn chiếm lấy khe thời gian đó,và khoảng thời gian bị chiếm này được
5
gọi là thời gian nhàn rỗi(idle time). Tập hợp tất cả các khe thời gian trong một vòng
được gọi là khung (frame).
∗ Kết hợp giữa FDMA và TDMA:
+ Trong thực tế , 2 kĩ thuật TDMA và FDMA thường được kết hợp sử dụng với nhau,ví
dụ như trong các mạng điện thoại di động.
+ Các điện thoại di động TDMA sử dụng các kênh 30KHz ,mỗi kênh lại được chia
thành ba khe thời gian. Một thiết bị cầm tay sử dụng một khe thời gian cho việc gửi
và một khe khác cho việc nhận dữ liệu.Chẳng hạn như các hệ thống: Cingular(Nokia
8265,TDMA 800/1900Mhz,AMPS 800MHz),AT&T Wireless.
+ Hệ thống GSM sử dụng kênh 200 KHz được chia thành 8 khe thời gian.Một thiết bị
cầm tay sẽ sử dụng một khe thời gian trong 2 kênh khác nhau để gửi và nhận thông
tin.
Câu 9 : Điều khiển luồng dữ liệu (lưu lượng): Tổng quan, các phương pháp điều khiển?
Tự làm
Điều khiển lưu lượng:
Mục đích: đảm bảo thiết bị phát dữ liệu không làm thực thể nhận bị tràn bộ nhớ đệm
Để điều khiển lưu lượng hệ thống thu và phát sử dụng:

- phát hiện lỗi: sử dụng các thuật toán phat hiện lỗi
- báo tín hiệu xác nhận(ack): tram đích gửi thông báo là đã nhận được frame
- báo tín hiệu không xác nhận (nack)và truyền lại: trạm đích gửi thông báo là chưa nhận
được frame hoặc frame bị lỗi yêu cầu bên nguồn truyền lại frame.
- Truyền lại sau khoảng thời gian: trạm nguồn sẽ truyền lại frame nếu nó không nhận
được tín hiệu ack từ bên nhận sau một khoảng thời gian nhất đinh
- Mang theo: khi một trạm muốn truyền tin nó sẽ đính kèm thông báo nhận của các gói
tin trước đó, như vậy sẽ tiết kiệm được băng thông đường truyền.
Câu 11 : Kiểm tra tắc nghẽn?
 Tắc nghẽn xảy ra khi số lượng gói tin đang truyền trên mạng bắt đầu chạm đến gần lượng
xử lý tối đa của mạng.
 Mục đích kiểm soát tắc nghẽn:Duy trì số lượng gói tin trong mạng ở mức mà tại đó tắc
nghẽn không thể sảy ra
 Nguyên nhân gây tăc nghẽn: Tốc độ gói tin truyền tới trạm vượt quá khả năng xử lý của
nó.
 Phương pháp khắc phục:
+ Dành sẵn một bộ đệm dùng khi tắc nghẽn .
+ Gán cho các gói tin một khoảng thời gian sống.Nếu như sau khoảng thời gian này mà
gói tin chưa đến được đích->tự bị hủy .
+ Truyền gói tin điều khiển báo tắc nghẽn ở các điểm đó tới các trạm đó.
6
/> />

×