Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Báo cáo về đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Bến En

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.08 KB, 30 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Vườn Quốc gia Bến En cách Thành phố Thanh Hóa 46km về phía Tây Nam,
thuộc địa phận xã Hải Vân, huyện Như Thanh, Thanh Hóa. Đây là một vùng rừng núi,
sông hồ rộng khoảng hơn 16.000ha còn mang vẻ hoang dã với hệ động thực vật đa dạng
và phong phú. Có nhiều loại động thực vật quý hiếm như: Voi, Gấu, Hổ, Vọoc má trắng,
Lim, Lát hoa, Chò chỉ ... có cây Lim xanh đã tồn tại cả ngàn năm tuổi. Bến En còn có cả
hơn 4.000ha mặt hồ với 21 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên cảnh quan thiên nhiên vô cùng
quyến rũ. Dãy núi đá Hải Vân có nhiều hang động đẹp như hang Ngọc, động suối tiên...
lôi cuốn du khách ưa khám phá và mạo hiểm.
Báo cáo về đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Bến En sau đây được xây
dựng trên cơ sở các kiến thức chuyên môn và tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu. Báo
cáo tập trung chủ yếu đánh giá về đa dạng sinh học và thực trạng công tác bảo tồn đa
dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Bến En.
Báo cáo được trình bày với 3 phần chính:
I. Giới thiệu về Vườn Quốc gia Bến En
II. Hiện trạng đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Bến En
III. Đánh giá công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Bến En
TÁC GIẢ
4
I. GIỚI THIỆU VỀ VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN
1. Giới thiệu chung
- Tên Vườn Quốc gia: Vườn Quốc gia Bến En
- Quyết định thành lập: Quyết định số 33-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Thủ tướng Chính phủ) ngày 27/01/1992.
- Toạ độ địa lý: 19 độ 31' đến 19 độ 43' vĩ độ Bắc và 105 độ 25' đến 105 độ 43
kinh độ Đông.
- Quy mô diện tích: 16.634ha; Vùng đệm: 31.172ha với chức năng làm giảm
sức ép của cộng đồng lên Vườn Quốc gia.
- Mục tiêu, nhiệm vụ: Bảo tồn hệ sinh thái núi đất nhiệt đới ẩm thường xanh và
nửa lá dụng (đặc trưng kiểu rừng Lim - Săng lẻ); Bảo tồn các loài thú quý hiếm (Voi,
Khỉ vàng, Sóc bay, Hổ, Báo,...); Phục vụ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực nghiệm,


bảo tồn nguồn gen; Tuyên truyền giáo dục bảo vệ thiên nhiên, môi trường. Phát triển du
lịch sinh thái.
- Cơ quan/cấp quản lý: Trực thuộc Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Thanh Hoá
2. Lịch sử hình thành
Năm 1979, công trình xây dựng đập sông Mực được hoàn thành tạo nên quang
cảnh hồ nhân tạo, khu hệ động thực vật xung quanh hồ sau đó được quan tâm bảo vệ.
Năm 1986, khu vực này được thiết kế thành lập khu bảo tồn thiên nhiên với tên gọi là
Bến En có diện tích 12.000ha (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1997). Theo
Quyết định số 194/CT ngày 09/08/1986 của Thủ tướng Chính phủ, mục đích thành lập
khu bảo tồn để bảo vệ "Voi hoang dã, Nai và rừng đầu nguồn sông Mực" (Cao Văn
Sung, 1995). Tuy nhiên mãi đến năm 1992, khu vực mới thực sự được quản lý bảo vệ
khi Vườn Quốc gia Bến En chính thức thành lập và luận chứng kinh tế kỹ thuật được
phề duyệt theo Quyết định số 33/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 27/01/1992
với diện tích 16,634ha và vùng đệm gần 30.000ha. Trước năm 1992, Bến En trực thuộc
hai Lâm trường Sông Chanh và Như Xuân (Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bến En, 2003).
Hiện nay, diện tích của hai xã Bình Lương và Xuân Thái (1295ha) nằm trong
Vườn Quốc gia Bến En đã được chuyển thành vùng đệm chuyển giao cho UBND Tỉnh
Thanh Hoá quản lý theo công văn số 99/CP-NN của Thủ tướng Chính phủ ngày
22/01/2002. Sau khi chuyển giao, diện tích Vườn Quốc gia Bến En còn lại 15.339ha,
diện tích vùng đệm tăng lên 31.054ha (Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bến En, 2003).
Năm 1995 đã có đề xuất mở rộng phạm vi Vườn Quốc gia tới khu vực giáp gianh
với Tỉnh Nghệ An, khi đó Diện tích của Vườn Quốc gia sẽ tăng lên 38.153ha (Anon,
1995). Bản đề xuất đã được UBND Tỉnh Thanh Hoá trình Bộ Lâm nghiệp cũ phê duyệt
ngày 19/06/1995 (Ha Dinh Duc et al. 2000). Ngoài ra còn có một số đề xuất đã được đề
cập trong "Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học Việt Nam" mở rộng Vườn Quốc gia
5
Bến En lên 50.000ha (Chính phủ, 1994). Hiện tại chưa có bất kỳ đề xuất nào nêu trên
được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
Bến En có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được
xây dựng bởi Cục kiểm lâm - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Kiểm lâm,

2003) với diện tích 16.634ha (Cục Kiểm lâm, 2003), danh lục này hiện vẫn chưa được
Chính phủ phê duyệt. Diện tích của Vườn Quốc gia trong danh lục này không phản ánh
sự thay đổi ranh giới trong thời gian gần đây.
3. Địa hình và thuỷ văn
Vườn Quốc gia Bến En nằm trên địa bàn hai huyện Như Thanh và Như Xuân,
Tỉnh Thanh Hoá. Vườn Quốc Gia Bến En thuộc vùng đồi thấp xung quanh hồ nước nhân
tạo. Độ cao dao động từ 20 đến 497m, hầu hết địa hình dưới 200m. Hồ ở độ cao 50m so
với mặt nước biển, có diện tích 2.281ha. Địa chất khu vực đặc trưng bởi đá trầm tích,
đặc biết là đá than bùn. Có một diện tích nhỏ núi đá vôi, vùng có diện tích lớn núi đá vôi
thuộc vùng đệm phía Đông Bắc ranh giới vườn. Trong vùng lõi của vườn có hệ thuỷ lớn
là Sông Mực, trong phương án mở rộng vườn sẽ có thêm hệ thuỷ Sông Chàng (Tordoff
et al. 2000).
4. Đa dạng sinh học
Vườn Quốc gia Bến En có mức độ đa dạng sinh học vào loại trung bình. Vườn
quốc gia hiện đang bảo vệ một phần hệ sinh thái vùng rừng thường xanh núi thấp ở Bắc
Trung Bộ. Tuy nhiên hệ sinh thái rừng này đã bị tác động mạnh trước đây do khai thác,
nên rừng hiện tại là rừng thứ sinh, cây gỗ đường kính nhỏ và phần lớn là tre nứa. Tuy
nhiên từ khi ngừng khai thác, chất lượng rừng đã đang được phục hồi (Tordoff et al.
2000).
Mặc dù các hệ sinh thái rừng đã và đang bị tác động mạnh nhưng khu hệ động
thực vật Vườn Quốc gia Bến En vẫn khá đa dạng và phong phú. Tại Bến En ghi nhận số
lượng đáng kể các loài thực vật đang bị đe dọa trên toàn cầu, đáng chú ý nhất trong số
này là loài Lim xanh Erythrophleum fordii, đây là loài đã từng là đối tượng khai thác
chính của các lâm trường trước năm 1992, hiện nay Lim xanh vẫn đang đối tượng khai
thác với qui mô nhỏ bởi các lâm trường cũng như đang bị các đối tượng lâm tặc khai
thác trộm.
Bên cạnh đó, một số loài động vật có giá trị bảo tồn ở mức độ toàn cầu cũng đã
được ghi nhận tại Vườn Quốc gia như Vượn má trắng Hylobates leucogenys, Lửng chóc
Chrotogale owstoni, Báo lửa Catopuma temminckii (Tordoff et al. 2000). Tuy nhiên, số
lượng cá thể của hầu hết các quần thể thú lớn tại Bến En là rất thấp, đây là hậu quả của

tình trạng săn bắn quá mức, một số loài đã bị khai thác cạn kiệt (Tordoff et al. 2000).
Trước đây, Voi Châu Á Elephas maximus được ghi nhận thường xuyên tại Vườn
Quốc gia, gần đây mặc dù đã có một số báo cáo đề cập đến loài này tại khu vực (Tordoff
6
et al. 1997, Ha Dinh Duc ed. 2000) nhưng thực tế vẫn chưa có bất kỳ ghi nhận chính
thức về sự hiện diện của loài này trong Vườn Quốc gia từ năm 1993 (Tordoff et al.
1997). Năm 2000, A. W. Tordoff đã có kết luận loài này có thể không còn tồn tại trong
khu vực vùng lõi của Vườn Quốc gia và chỉ có khả năng còn một quần thể rất nhỏ phân
bố giới hạn trong khu vực vùng đệm ở phía tây của vùng lõi.
5. Các vấn đề bảo tồn
Khai thác gỗ ở khu vực vườn kéo dài cho đến năm 1992, không có nơi nào rừng
chưa bị tác động. Hơn 3.600 người hiện đang sinh sống bên trong Vườn Quốc gia và
gần 30.000 người sống tại vùng đệm (Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bến En, 2003) tiếp
tục là mối đe dọa ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên Vườn Quốc gia. Sự khai thác trái
phép tài nguyên rừng của người dân ở đây và ở những nơi khác tới Vườn đang làm
chậm quá trình tái sinh phục hồi rừng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng
khai thác gỗ trái phép cũng như các tác động khác của con người vào Vườn Quốc gia đã
giảm đáng kể (Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bến En, 2003).
Sự tồn tại lâu dài của các loài thú lớn và trung bình ở vườn đang bị đe dọa do
diện tích vùng lõi có thể quá nhỏ đối với quần thể của các loài này. Bởi vậy việc đề xuất
mở rộng vườn tới ranh giới Tỉnh Nghệ An được chấp nhận là hết sức quan trọng. Rất
tiếc là dân cư đã di chuyển tới vùng đề xuất mở rộng, phá rừng làm nương rẫy và trồng
mía. Nếu hiện tượng phá rừng không được kiểm soát ngay, sẽ dẫn đến sự cô lập giữa
rừng ở vùng lõi với các vùng xung quanh và giảm tầm quan trọng về bảo tồn của vườn
quốc gia (Tordoff et al. 2000).
Ban Quản lý vườn dự định di chuyển 4.000 người ra ngoài vùng lõi của vườn.
Cho đến nay kế hoạch này vẫn không thực hiện được do không có kinh phí và người dân
không ủng hộ. Vì họ hiểu rằng kế hoạch di chuyển tới vùng đệm được thực hiện, trong
tương lai sự khai thác sử dụng tài nguyên rừng của họ sẽ bị hạn chế và ít có cơ may
quay trở lại (Tordoff et al. 2000). Tordoff et al (2000) kiến nghị rằng cần phải có nghiên

cứu kỹ trước khi đi đến quyết định di chuyển các cộng đồng trong vùng lõi của vườn.
Nếu có thể phải tổ chức di chuyển càng sớm càng tốt. Nếu để họ ở lại phải khuyến khích
họ tham gia vào chương trình lâm nghiệp xã hội và các kế hoạch khác nhằm nâng cao
thu nhập và giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng.
6. Các giá trị khác
Vườn Quốc gia đang bảo vệ rừng đầu nguồn Sông Mực, hồ Sông Mực là nguồn
cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của toàn bộ các xã vùng hạ lưu. Sau
khi xây dựng đập và hình thành hồ, đơn vị thuỷ sản hình thành để quản lý hồ và thuỷ
sản. Trong các năm từ 1983 đến 1987, sản lượng cá đánh bắt tăng lên từ 14 đến 30 tấn
nhưng năm 1989 giảm xuống còn 7 tấn. Năm 1993, đơn vị thuỷ sản ngừng hoạt động.
Người dân địa phương tiếp tục đánh cá ở trên hồ và các hệ thuỷ liên quan đến hồ, mặc
7
dù các hoạt động này đã vi phạm tới các quy chế quản lý của Vườn Quốc gia (Tordoff et
al. 2000). Trong những năm gần đây, với việc tăng cường thể chế trong công tác quản
lý, bảo vệ của Vườn Quốc gia, sản lượng cá trong hồ đã tăng đáng kể (Ban Quản lý
Vườn Quốc gia Bến En, 2003).
Hầu hết các hộ gia đình trong vùng lõi và vùng đệm của vườn đã khai thác các
sản phẩm của rừng ở các mức độ khác nhau. Nhiều sản phẩm của rừng, như tre nứa,
song mây ở khu vực khá phong phú điều đó thể hiện rừng tự nhiên đã bị thay thế. Tuy
nhiên, sự khai thác quá mức một số tài nguyên trong những năm trước đây, như gỗ, các
loài thú lớn đó là nguyên nhân chính làm chúng trở nên hiếm trong khu vực (Tordoff et
al. 2000).
Vườn Quốc Gia Bến En có tiềm năng du lịch cao, dịch vụ này đã đang hấp dẫn
nhiều du khách trong nước. Vườn có phong cảnh đẹp, đường đi lại thuận tiện. Vườn có
nhà khách và khách du lịch có thể du ngoạn bằng thuyền trên hồ. Dịch vụ du lịch có
tiềm năng mang lại diện mạo mới cho vườn và thu nhập cho công tác quản lý (Tordoff et
al. 2000).
8
II. HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN
1. Đa dạng hệ sinh thái

Vườn Quốc gia Bến En thuộc hệ sinh thái rừng núi đất nhiệt đới ẩm. Đây là
trung tâm phân bổ của giống Lim xanh, đặc hữu nổi tiếng ở Việt Nam, có cây tuổi thọ
đến vài trăm năm với đường kính gần 3m. Ngoài ra còn có các loài cây gỗ quý hiếm như
chò chỉ, vù hương, sến mật, vàng tâm, lim, xẹt, lát hoa, trai lý... và những nhóm cây thân
mềm như song, mây, giang, tre, họ cây có dầu như trẩu, sến, màng tang... Đặc biệt
phong phú là có trên 300 loài cây dược liệu.
Rừng Bến En là nơi ẩn náu rất thuận lợi cho nhiều nhóm côn trùng, các loài
chim, các loài gặm nhấm, móng guốc và các loài thú ăn thịt phát triển, sinh sôi. Qua
nhiều đợt khảo sát, điều tra cho thấy Vườn Quốc gia Bến En có 50 bộ, 177 họ, 216
giống và hơn 1.000 loài động vật, trong đó có 91 loài thú, 201 loài chim, 54 loài bò sát,
31 loài ếch nhái, 68 loài cá, 499 loài côn trùng. Có nhiều loài động vật quý hiếm nằm
trong sách đỏ như voi, bò tót, gấu ngựa, báo lửa, khỉ mặt đỏ, vượn bạc má, rùa vàng...
Vườn Quốc gia Bến En có hồ sông Mực rộng 4.000ha, sâu hàng chục mét, là
thủy vực của bốn con suối lớn trong vùng. Hồ sông Mực còn chia ra làm hai hồ, hồ
Thượng rộng hơn 3.000ha và hồ Hạ rộng chừng 800ha. Trên mặt hồ có 24 hòn đảo lớn,
nhỏ tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình, lại có thêm nhiều hang động kỳ ảo chẳng
khác nào chốn bồng lai tiên cảnh.
Bên cạnh đó, vườn còn xây dựng hệ thống cây xanh tại khu hành chính với hàng
trăm loài khác nhau, góp phần tôn tạo cảnh quan và môi trường trong sạch. Vườn Quốc
gia Bến En có hệ thống vùng đệm nằm trên địa bàn 11 xã thuộc hai huyện Như Xuân và
Như Thanh với số dân 16.000 người bao gồm 4 dân tộc Mường, Kinh, Thái, Thổ. Đây
là nguồn nhân lực quan trọng tại chỗ góp phần vào công tác bảo vệ, xây dựng và phát
triển vốn rừng, thực hiện biện pháp nông - lâm kết hợp, bảo đảm đời sống ổn định của
người dân và sự phát triển của rừng ở vùng trung tâm.
2. Đa dạng loài động thực vật
2.1. Đa dạng loài thực vật
Thực vật rừng quốc gia Bến En thuộc hệ sinh thái rừng nhiệt đới, nguồn gen
chính mà vườn đang chú ý bảo tồn là các loại cây thuộc kiểu rừng thường xanh chiếm
ưu thế như: Lim xanh, săng le, lát hoa, táu mật, gội nếp, trai lý, bản xe…với 1.357 loài,
902 chi, 196 họ của 6 ngành thực vật bậc cao, trong đó có 34 loài thực vật quý hiếm, đặc

biệt là cây Lim xanh (Ery thsophloeum fordii) thuộc loài cây chiếm ưu thế.
Với hệ sinh thái đặc biệt, Vườn Quốc gia Bến En là nơi có số lượng thực vật
sống quần cư thuộc diện phong phú bậc nhất Việt Nam. Ở đây có các loài cây gỗ quý
hiếm như chò chỉ, vù hương, sến mật, vàng tâm, lim, lát hoa, trai lý; những nhóm cây
thân mềm như song, mây, giang, tre; họ cây có dầu như trẩu, sến, màng tang... Phong
9
phú là có trên 300 loài cây dược liệu. Các loại cây làm thuốc điển hình là Mã tiền, Sa
nhân, Sến, Trẩu, Màng lay, Hương bài, Thu hải đường, Lim xanh, Vù hương...
Theo Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam, bước đầu nghiên cứu đã ghi nhận
cấu trúc tổ thành hệ thực vật Bến En khá đa dạng bao gồm 749 loài thuộc 138 họ và 459
chi của 5 ngành Thông Đất, Khuyết lá Thông, Dương xỉ, Ngành Hạt Trần và ngành Hạt
kín.
Bước đầu nghiên cứu cấu trúc tố thành loài trong hệ thực vật Vườn Quốc gia Bến
En, các nhà khoa học đã thu thập và hiệu chỉnh bản danh lục mới theo cách sắp xếp của
Brummitt (1992):
- Cấu trúc tổ thành hệ thực vật Bến En khá đa dạng bao gồm 749 loài thuộc 138
họ và 459 chi của 5 ngành Thông Đất, Khuyết lá Thông, Dương xỉ, Ngành Hạt Trần và
ngành Hạt kín.
- Sự phân bố giữa các taxon không đều nhau Ngành Hạt Kín chiếm ưu thế với
679 loài chiếm 90,7% tổng số loài toàn hệ, Tiếp đến là Dương xỉ với 54 loài chiếm 7,
28% các ngành còn lại chiếm tỉ lệ rất thấp. Riêng ngành Hạt Kín thì lớp Hai lá mầm
chiếm ưu thế với 575 loài chiếm 84,68% tổng số loài của cả ngành.
- Các chỉ số trong hệ thực vật Vườn Quốc gia Bến En gồm: chỉ số họ là 5,43, chỉ
số chi là 1,63 và trung bình mỗi họ có 3,33 chi thấp hơn so với Bạch Mã, Pù Mát, Cúc
Phương và Sa Pa.
- Trong 138 họ thực vật của hệ có 10 họ đa dạng nhất chiếm 212 loài (28.84%)
và 125 chi (27.23%). Ví dụ: Euphorbiaceae, Fabaceae, Rubiaceae,... đặc biệt một số họ
trong 10 họ đa dạng nhất Việt Nam lại không có trong hệ.
- Các chi đa dạng nhất của hệ phải kể đến: Mallotus, Desmosdium, Castanopsis,
Ficus, Ardisia, Hydeotis... chiếm 67 loài (8.95%%) tổng số loài của khu hệ.

- Vườn Quốc gia Bến En có 12 loài cần được bảo vệ thuộc sách đỏ Việt Nam,
chiếm tỉ lệ 1.60%.
Đặc biệt, Vườn Quốc gia Bến En là trung tâm phân bố của giống Lim xanh, đặc
hữu nổi tiếng ở Việt Nam, có cây tuổi thọ đến vài trăm năm với đường kính gần 3m. Là
1 trong nhóm gỗ "tứ thiết", Lim xanh có tên khoa học là Erythrophloeum fordii oliv
thuộc họ Vang. Với chất lượng gỗ tốt nhất, Thanh Hóa được gọi là "quê hương" của
Lim xanh, khu vực phân bố tự nhiên tập trung ở các xã Yên Cát, Xuân Khang, Cát Vân
của huyện Như Xuân... Ngoài ra, Lim xanh còn phân bố ở các huyện Cẩm Thủy, Ngọc
Lặc, Bá Thước, Thạch Thành và một số địa phương khác. Lim xanh được dùng phổ
biến trong xây dựng nhà cửa, cầu cống, đóng đồ gia dụng, khả năng chịu lực lớn, độ bền
cao, được nhiều người ưa chuộng. Lim xanh Thanh Hóa từng được Chính phủ lựa chọn
để xẻ tà - vẹt khôi phục lại tuyến đường sắt Bắc -Nam những năm đầu thập kỷ 60 của
thế kỷ trước. Lim xanh Như Xuân cũng chính là loại gỗ được chọn để xây dựng Bảo
10
tàng Hồ Chí Minh cũng như có mặt trong nhiều công trình xây dựng quan trọng khác
của cả nước và trong Tỉnh.
2.2. Đa dạng loài động vật
Hệ động vật ở Vườn Quốc gia Bến En cũng rất đa dạng. Đây là nơi ẩn náu rất
thuận lợi cho nhiều nhóm côn trùng, các loài chim, các loài gặm nhấm, móng guốc và
các loài thú ăn thịt phát triển, sinh sôi.
Theo số liệu điều tra năm 1998 cho thấy, Vườn Quốc gia Bến En có 375 loài
động vật thuộc 112 họ, 36 bộ, 5 lớp. Thú có 66 loài, 25 họ, 9 bộ (29 loài có trong Sách
đỏ Việt Nam), trong đó có nhiều loài thú quý hiếm như voi (5 - 7 con), bò tót, hổ (3 - 5
con), vượn đen má trắng.
- Chim có 195 loài, 53 họ, 18 bộ (9 loài có trong Sách đỏ Việt Nam).
- Bò sát có 39 loài, 14 họ, 2 bộ (15 loài có trong Sách đỏ Việt Nam).
- Lưỡng cư có 29 loài, 6 họ, Ì bộ (4 loài có trong Sách đỏ Việt Nam).
- Cá có 49 loài, 14 họ, 6 bộ (4 loài có trong Sách đỏ Việt Nam).
Kết quả nhiều đợt khảo sát, điều tra cho thấy, động vật Vườn Quốc gia Bến En
có 50 bộ, 177 họ, 216 giống và hơn 1.000 loài động vật, trong đó có 91 loài thú, 201 loài

chim, 54 loài bò sát, 31 loài ếch nhái, 68 loài cá, 499 loài côn trùng. Có nhiều loài động
vật quý hiếm nằm trong sách đỏ như voi, bò tót, gấu ngựa, báo lửa, khỉ mặt đỏ, vượn
bạc má, rùa vàng...
3. Đa dạng gen
Vườn Quốc gia Bến En được đánh giá có sự đa dạng gen thực vật điển hình.
Nguồn gen chính mà vườn đang chú ý bảo tồn là nguồn gen các loại cây thuộc kiểu rừng
thường xanh chiếm ưu thế như: Lim xanh, Săng lẻ, Lát hoa, Táu mật, Gội nếp, Trai lý,
Bản xe... với 1.357 loài, 902 chi, 196 họ của 6 ngành thực vật bậc cao, trong đó có 34
loài thực vật quý hiếm, đặc biệt là cây Lim xanh (Ery thsophloeum fordii) thuộc loài cây
chiếm ưu thế.
Vài năm gần đây, với những đề tài nghiên cứu khoa học như: "Bảo tồn nguồn
gen một số loài cây quý hiếm ở Vườn quốc gia Bến En", "Nghiên cứu quá trình phục
hồi rừng sau nương rẫy ở Vườn quốc gia Bến En"... Vườn đã thu hút hàng trăm nhà
nghiên cứu, nhà khoa học về động vật, thực vật trong nước và quốc tế đến tham quan,
nghiên cứu.
11
III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN
QUỐC GIA BẾN EN
1. Thực trạng về công tác bảo tồn đa dạng sinh học
Với diện tích 15.334 ha rừng và đất lâm nghiệp, trải dài trên địa bàn hai huyện
Như Xuân và Như Thanh. Nhờ đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất nên Vườn Quốc gia Bến En đã xây dựng và phát triển thành công hệ
sinh thái đa dạng của rừng nhiệt đới, phục vụ yêu cầu bảo tồn nguồn tài nguyên quý của
thiên nhiên và phát triển du lịch sinh thái.
Năm 2005, vườn đã khoanh nuôi, phục hồi được 2.006ha rừng tự nhiên; khoanh
nuôi kết hợp tác động kỹ thuật cao 96ha, chăm sóc rừng trồng phục hồi sinh thái 60 ha,
xây dựng và chăm sóc vườn thực vật 29ha, điều tra, phân loại thực vật 30ha với 984 loài
cây, điều tra, khảo sát làm lại luận cứ khoa học xây dựng khu sinh quyển thế giới của
tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật của vườn còn theo dõi các thông số kỹ thuật
về diễn biến của các loài cây bản địa quý hiếm, thực nghiệm xử lý giống, gieo ươm, gây

trồng một số loài cây mới để bảo tồn quỹ gien thực vật. Xây dựng quy trình kỹ thuật
ứng dụng gây trồng rộng rãi các loài cây quý như: đinh hương, giổi, Lim xanh, vang
nhuộm, rau sắng, vù hương, trai lý...
Vườn Quốc gia Bến En hiện là nơi lưu giữ diện tích và số lượng Lim xanh lớn
nhất cả tỉnh, với diện tích khoảng 1.000ha. Nơi có mật độ Lim xanh dày nhất tại Vườn
Quốc gia Bến En là khu vực Điện Ngọc. Lim xanh ở Vườn Quốc gia Bến En có độ tuổi
từ 25 đến 30 năm, đường kính dao động từ 20 đến 25cm và hoàn toàn là lim tái sinh.
Trên lý thuyết, với độ tuổi còn "non" như vậy, chất lượng gỗ Lim xanh không
cao. Tuy nhiên, vì lợi nhuận và nhu cầu "miếng cơm manh áo", rừng Lim xanh ở Vườn
Quốc gia Bến En vẫn bị các đối tượng xâm hại. Đối tượng khai thác chủ yếu là ở các xã
Bình Lương, Xuân Thái. Điển hình là năm 2008 các đối tượng đã lợi dụng sơ hở của
cán bộ quản lý, khai thác trộm 78 cây lim tại rừng lim khu vực Điện Ngọc. Cách thức
khai thác trộm phổ biến là sử dụng loại cưa xăng. Với công cụ này, các đối tượng chỉ
cần khoảng 1 tiếng đồng hồ để hạ 1 cây lim. Không chỉ thế, nhiều đối tượng còn sử
dụng biện pháp cưa mớm, sau đó chờ những ngày mưa, bão, gió quật đổ cây rồi lợi
dụng sơ hở của lực lượng tuần tra, bảo vệ để cắt khúc, đưa đi.
Vườn Quốc gia Bến En đã triển khai nhiều biện pháp để quản lý, bảo vệ như
khoanh vùng, giao trách nhiệm cho cán bộ trực tiếp quản lý đến từng tiểu khu. Thậm chí
thành lập các chốt gác ngay giữa rừng, cắt cử cán bộ thay phiên nhau trực. Tuy nhiên,
cuộc chiến giữ rừng, giữ Lim xanh vẫn giằng co, dai dẳng. Đối tượng khai thác trộm
chủ yếu là dân bản địa, thông thuộc đường rừng như lòng bàn tay. Cán bộ kiểm lâm có
phát hiện được đối tượng khai thác trộm, thì cũng khó đuổi bắt được. Rừng bị xâm hại,
cán bộ làm nhiệm vụ thì phải chịu kỷ luật. Sử dụng biện pháp cứng rắn là bắn đối tượng
12
thì cán bộ phải bồi thường. Vì vậy, lực lượng kiểm lâm đã dùng đến biện pháp làm bẫy
dây để vây bắt đối tượng. Tuy nhiên, hầu hết các đối tượng là các con nghiện, khi áp
dụng các biện pháp xử phạt hành chính thì nhà lại quá nghèo, không biết lấy gì để nộp
phạt.
Càng khó khăn hơn nữa, khi tại vùng lõi của Vườn Quốc gia Bến En có tới 318
hộ dân với gần 2.000 nhân khẩu sinh sống. Đời sống của bộ phận dân cư này hết sức

khó khăn, thường chui nhủi khai thác gỗ trộm để bán lấy tiền sinh sống. Cán bộ Vườn
Quốc gia và các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, vận động ý thức quản lý, bảo
vệ rừng thì bà con... lý luận: Sống giữa rừng, không khai thác gỗ, săn thú thì chúng tôi
lấy gì mà ăn.
Bên cạnh công tác bảo vệ, Vườn Quốc gia Bến En đã triển khai biện pháp bảo
tồn. Công tác bảo tồn Lim xanh hiện nay ở Vườn Quốc gia Bến En chủ yếu là bảo tồn
chuyển vị, phải du nhập giống và trồng mới. Nhưng do thời gian kiến thiết của Lim
xanh lâu, phải từ 100 năm trở lên, do đó trên diện tích đất 2 ven Vườn Quốc gia Bến En,
nhân dân chủ yếu trồng các loài cây lâm nghiệp ngắn ngày, phổ biến nhất là keo. Trong
2 năm gần đây, thông qua Dự án 661, Vườn Quốc gia Bến En đã trồng mới 80 ha lim
với mật độ 500 cây/ha từ nguồn giống lim bản địa. Hiện nay toàn bộ diện tích lim này
đang sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những giải pháp tạm thời.
2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học
2.1. Những thuận lợi
Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, các tổ chức trong nước và Quốc tế,
Vườn Quốc gia Bến En đã thu hút được nhiều dự án đầu tư nhằm tăng cường chất lượng
của công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực này:
- Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 1997 và từ tháng 10 đến tháng 12 năm 1998, Tổ
chức khám phá môi trường Việt Nam và Viện Sinh thái và Tài Nguyên Sinh vật (IEBR)
đã điều tra Đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Bến En (Tordoff et al. 1997, 2000).
- Từ năm 1998 đến năm 2000, Hội bảo tồn sinh thái Nhật Bản và Trường Đại học
Tổng hợp Hà Nội đã tiến hành thực hiện dự án bảo tồn động vật hoang dã ở vườn Quốc
gia Bến En, dự án đã đánh giá các giá trị Đa dạng sinh học và xây dựng chiến lượng bảo
tồn cho Vườn Quốc gia (Hà Đình Đức, 2000).
- Năm 1999, Chương trình điều tra Hổ Đông Dương cũng đã được tiến hành bởi
các nhà khoa học Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật và Cục Kiểm lâm tại Vườn
Quốc gia Bến En (Trần Quốc Bảo, 1999).
- Hiện nay, dự án "bảo vệ đa dạng sinh học của hệ sinh thái núi đất đai thấp khu
vực Bắc Trung bộ ở Vườn Quốc gia Bến En" đến tháng 3/2011. Đây là dự án do Quỹ
13

Bảo tồn Việt Nam hỗ trợ với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn đối ứng
của địa phương là 113,9 triệu đồng.
Thực hiện dự án này nhằm nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ Ban Quản lý
Vườn Quốc gia Bến En và cán bộ địa phương, đồng thời thúc đẩy các mối quan hệ giữa
Ban Quản lý và các cộng đồng địa phương thông qua việc quy hoạch sử dụng tài nguyên
một cách bền vững tại 1 thôn trong khu bảo vệ nghiêm ngặt và 2 thôn trong khu phục
hồi sinh thái Vườn Quốc gia. Hoạt động chính của dự án là xây dựng năng lực quản lý
và xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích, trong đó tập trung xây dựng năng lực quản lý cho
Ban Quản lý, cán bộ địa phương và cộng đồng để nâng cao năng lực quản lý bảo vệ
rừng.
2.2. Những khó khăn
Trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Bến En hiện tại còn
một số khó khăn còn tồn tại như sau:
- Vườn Quốc gia Bến En hiện nay có sự không ổn định ranh giới, tách nhập
nhiều lần đã gây nhiều khó khăn cho công tác hoạch định.
- Vấn đề nan giải số một của vườn hiện nay là bài toán về lãnh thổ. Vườn tiếp
giáp với hai huyện Như Thanh và Như Xuân gồm 13 xã với 240 lối đi lớn nhỏ vào rừng.
Số dân vùng lõi, vùng đệm thuộc đất vườn quản lý có 278 hộ với 1.296 nhân khẩu. Phần
đông số hộ này còn nghèo và hầu hết là người dân tộc thiểu số, nhiều hộ đang được Nhà
nước hỗ trợ tiền làm nhà, nhu cầu xây dựng cần nhiều gỗ nên rừng tiếp tục bị sức ép:
"Làm sao đây để rừng an toàn ban ngày và "yên ngủ" ban đêm?".
Sự phức tạp của quản lý khu vực này thể hiện là: Năm 2009, vườn đã lập biên
bản xử lý 50 vụ vi phạm quản lý, bảo vệ rừng, trong đó 21 vụ có chủ, 29 vụ vô chủ. Số
lâm sản bị tịch thu gồm 34.352m
3
gỗ tròn, 2,125m
3
gỗ xẻ cùng nhiều tang vật như xe
máy, súng săn... Trong con số trên, có năm vụ lâm tặc chống trả người thi hành công vụ,
hai vụ đặc biệt nghiêm trọng. Một vụ đối tượng đập phá tài sản Nhà nước, một vụ đánh

cán bộ kiểm lâm trọng thương tại xã Xuân Phúc (huyện Như Thanh). Ngoài ra, tình
trạng săn bắt động vật hoang dã, khai thác lâm sản ngoài gỗ như: hoàng đằng, lá khôi
tím, dây quạnh, thạch xương bồ, thiên niên kiện... đang gây sự suy giảm đa dạng sinh
học cho vườn.
- Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhượng quyền sở hữu đất rừng còn
nhiều khiếm khuyết. Tại huyện Như Thanh diện tích đất lâm nghiệp đã chuyển sang
trồng dứa, cà phê nay dự án, doanh nghiệp đổ bể, vùng nguyên liệu dứa đầu tư bằng vốn
vay ngân hàng phá đi đã khó, trồng lại rừng không phải dễ vì nợ cũ còn đó, tổ chức tín
dụng giữ chặt "giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" để làm tin. Nhân dân nhiều địa
phương trong tỉnh còn sử dụng đất lâm nghiệp để trồng mía nguyên liệu, trồng sắn cung
ứng cho các nhà máy, cơ sở chế biến, gieo trồng các loài cây nông nghiệp trên đất dốc.
14
Việc làm đó khiến cho một diện tích lớn đất rừng bị mất đi, kèm theo đó là diện tích
rừng bị thu hẹp.
- Chính sách hưởng lợi theo Quyết định 178/QĐ-TTg còn thấp, chưa tạo động
lực phát triển vốn rừng và đủ sức hấp dẫn hộ nhận đất, nhận rừng yên tâm gắn bó với
nghề rừng. Hằng năm, hộ tham gia quản lý bảo vệ rừng chỉ được hưởng 2% tổng sản
lượng lâm sản theo chu kỳ khai thác. Sau khi trừ chi phí thiết kế, tổ chức khai thác, thuế
tài nguyên và các chi phí khác, hộ tham gia bảo vệ, phát triển vốn rừng thực nhận
30.000 đồng/1m
3
gỗ khai thác tận thu tận dụng. Điều đó khiến cho người dân không chú
tâm vào việc bảo vệ rừng mà khai thác rừng để thu lợi nhiều hơn.
- Tình trạng chặt phá rừng, "rút ruột" gỗ quý còn diễn ra, đặc biệt các đối tượng
chặt phá rừng hoạt động có tính toán, có tổ chức và khá liều lĩnh.
Mặc dù có hẳn một Ban Quản lý với 75 nhân viên, gồm 5 phòng ban chức năng
để bảo vệ, quản lý phát triển rừng và hệ sinh thái nhưng những năm gần đây, đặc biệt là
cuối năm 2007 đến nay, hệ sinh thái của Vườn bị xâm phạm nghiêm trọng, hàng trăm
cây lim xanh và nhiều loại gỗ quý khác bị chặt phá, làm thiệt hại nghiêm trọng tài sản
quốc gia, gây bức xúc trong dư luận nhân dân.

3. Những kiến nghị và đề xuất
- Phải sớm ổn định quy hoạch về lãnh thổ của Vườn Quốc gia, tạo điều kiện cho
công tác hoạch định công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia được tổ chức
tốt.
- Nghiêm trị các hành vi chặt phá rừng làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của
Vườn, truyền truyền công tác bảo vệ rừng, bảo vệ Vườn cho mọi người dân sinh sống
quanh khu vực Vườn Quốc gia...
- Kiểm tra, rà soát công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhượng quyền sở
hữu đất rừng nhằm bảo vệ tốt nguồn đất rừng cũng như phục vụ cho công tác bảo vệ
rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học của Vườn.
- Nâng cao chính sách hưởng lợi theo Quyết định 178/QĐ-TTg, tạo động lực
phát triển vốn rừng và hấp dẫn các hộ dân nhận đất, nhận rừng yên tâm gắn bó với nghề
rừng, người dân chú tâm vào việc bảo vệ rừng nhiều hơn.
- Ban Quản lý Vườn Quốc gia cần phải phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm
lâm, các cơ quan chức năng tập trung ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng, "rút ruột" gỗ
quý còn đang diễn ra. UBND Tỉnh Thanh Hóa cũng cần có các biện pháp mạnh dựa trên
chế tàu pháp luật để trừng phạt, răn đe đối với các hành vi gây ảnh hưởng đến sự đa
dạng sinh học của Vườn Quốc gia.
IV. KẾT LUẬN
15

×