Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thường tín – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.53 KB, 63 trang )

Luận văn tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng là một trung gian tài chính quan trọng bậc nhất của nền kinh tế
với chức năng chủ yếu là chuyển dịch nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu thông
qua hoạt động đi vay và cho vay. Thực tế đã chứng minh, một nền kinh tế vững
mạnh thì không thế thiếu một hệ thống ngân hàng phát triển. Tình hình kinh tế
đất nước hiện nay đã đặt ra cho các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương
mại câu hỏi: “Làm thế nào để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh
đầy gay gắt như hiện nay?”. Mà một trong những hoạt động có ảnh hưởng trực
tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại chính là hoạt động
huy động vốn.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, đồng thời kết hợp với quá
trình thực tập cuối khoá tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn huyện Thường Tín – Hà Nội, em có điều kiện đi sâu nghiên cứu vấn đề này.
Do đó, em đã chọn viết đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại
Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyệnThường
Tín – Hà Nội” làm đề tài cuối khóa.
Về kết cấu: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được chia làm
3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về huy động vốn của ngân hàng thương
mại.
Chương II: Thực trạng huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thường Tín- Hà Nội.
Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi
nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thường Tín – Hà
Nội.
Đề tài nghiên cứu là một vấn đề phong phú, thời gian ngắn, kiến thức còn
hạn nên đề tài này không tránh khỏi những khiếm khuyết, em rất mong sự tham
gia góp ý của các thầy cô, các cán bộ ngân hàng và các bạn để bài viết được hoàn
thiện hơn.
SV: Lê Thị Trà My Lớp: CQ46/15.05


1
Luận văn tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo điểu kiện của các
thầy cô khoa Ngân Hàng - Bảo Hiểm, đặc biệt là PGS,TS Hà Minh Sơn là người
trực tiếp hường dẫn em hoàn thành đề tài này
Em xin chân thành cảm ơn.
SV: Lê Thị Trà My Lớp: CQ46/15.05
2
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠN G MẠI
1.1 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại
1.1.1 Ngân hàng thương mại và các hoạt động cơ bản của ngân hàng
thương mại
1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM:
Ở Mỹ : Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung
cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng
thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận
tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và
sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng
và tài chính”.
Ở Việt Nam, Định nghĩa Ngân hàng thương mại : Ngân hàng thương mại
là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền
kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay,
thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán
Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế
tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ

cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra,
NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản
phẩm dịch vụ của xã hội.
1.1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại
* Trung gian tín dụng :
Ngân hàng thương mại một mặt thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong xã
hội, bao gồm tiền của các doanh nghiệp, các hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan
nhà nước. Mặt khác, nó dùng chính số tiền đã huy động được để cho vay đối với
các thành phần kinh tế trong xã hội, khi chúng có nhu cầu bổ sung vốn.
SV: Lê Thị Trà My Lớp: CQ46/15.05
3
Luận văn tốt nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng thương mại là một trung gian tài
chính quan trọng để điều chuyển vốn từ người thừa sang người thiếu. Thông qua
sự điều khiển này, Ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thêm việc làm, cải thiện mức sống của dân cư, ổn
định thu chi chính phủ.
Chính với chức năng này, Ngân hàng thương mại góp phần quan trọng vào
việc điều hoà lưu thông tiền tệ, ổn định sức mua đồng tiền, kiềm chế lạm phát.
* Trung gian thanh toán:
Nếu như mọi khoản chi trả của xã hội được thực hiện bên ngoài ngân hàng
thì chi phí để thực hiện chúng sẽ rất lớn, bao gồm : chi phí in đúc, bảo quản vận
chuyển tiền.
Với sự ra đời của Ngân hàng thương mại, phần lớn các khoản chi trả về
hàng hoá và dịch vụ của xã hội đều được thực hiện qua ngân hàng với những
hình thức thanh toán thích hợp, thủ tục đơn giản và kỹ thuật ngày càng tiên tiến.
Nhờ tập trung công việc thanh toán của xã hội vào ngân hàng, nên việc
giao lưu hàng hoá, dịch vụ trở nên thuận tiện, nhanh chóng an toàn và tiết kiệm
hơn. Không những vậy, do thực hiện chức năng trung gian thanh toán, Ngân
hàng thương mại có điều kiện huy động tiền gửi của xã hội trước hết là các

doanh nghiệp tới mức tối đa, tạo nguồn vốn cho vay và đầu tư, đẩy mạnh hoạt
động kinh doanh của ngân hàng.
* Nguồn tạo tiền :
Sự ra đời của các ngân hàng đã tạo ra một bước phát triển về chất trong
kinh doanh tiền tệ. Nếu như trước đây các tổ chức kinh doanh tiền tệ nhận tiền
gửi và rồi cho vay cũng chính bằng các đồng tiền đó, thì nay các ngân hàng đã có
thể cho vay bằng tiền giấy của mình, thay thế tiền bạc và vàng do khách hàng gửi
vào ngân hàng.
Hơn nữa, khi đã hoạt động trong một hệ thống ngân hàng,Ngân hàng
thương mại có khả năng “ tạo tiền “ bằng cách chuyển khoản hay bút tệ để thay
thế cho tiền mặt. Điều này đã đưa Ngân hàng thương mại lên vị trí là nguồn tạo
tiền. Quá trình tạo tiền của hệ thống Ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở tiền
SV: Lê Thị Trà My Lớp: CQ46/15.05
4
Luận văn tốt nghiệp
gửi của xã hội. Xong số tiền gửi được nhân lên gấp bội khi ngân hàng cho vay
thông qua cơ chế thanh toán chuyển khoản giữa các ngân hàng.
1.1.1.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại
NHTM hoạt động với các hoạt động chính đó là: huy động vốn, sử dụng vốn và các
hoạt động trung gian khác. Các hoạt động này có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ thúc đẩy
nhau cùng phát triển. Và từ đó tạo nên uy tín, sức mạnh cạnh tranh cho các NHTM.
*Hoạt động huy động vốn
NHTM là một loại hình doanh nghiệp vì vậy muốn duy trì và mở rộng các hoạt
động kinh doanh nó phải tạo lập được nguồn vốn cho mình. Hoạt động huy động vốn
hay còn gọi là hoạt động tạo lập nguồn vốn là quá trình hình thành vốn cho hoạt động
kinh doanh của NHTM. Cụ thể bao gồm các nghiệp vụ sau:
Nghiệp vụ nhận tiền gửi
Tiền gửi ngân hàng là số tiền khách hàng gửi vào ngân hàng nhằm mục đích:
thanh toán, chi trả tiền hàng hoá - dịch vụ, tích luỹ và hưởng lãi, đảm bảo an toàn
vốn Vốn tiền gửi có thể bằng tiền mặt nội tệ, ngoại tệ hoặc bằng vàng, gửi có kỳ hạn

hoặc không kỳ hạn. Nếu căn cứ theo đối tượng gửi tiền vào NHTM thì vốn tiền gửi bao
gồm: tiền gửi của KBNN, tiền gửi của tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của khách hàng
(tổ chức kinh tế, cá nhân).
Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá
Các NHTM thường phát hành các loại giấy tờ có giá để huy động vốn trong
trường hợp cần một lượng vốn lớn trong khoảng thời gian ngắn. Nguồn vốn huy động
này có tính tương đối ổn định được sử dụng cho một mục đích nhất định, lãi suất của
các giấy tờ có giá do ngân hàng ấn định tùy thuộc vào mức độ cấp thiết của việc huy
động vốn và thường cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thông thường. Các loại giấy tờ
có giá bao gồm: kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, các GTCG có kì hạn dài, ngắn
khác nhau. Nghiệp vụ này giúp các NHTM giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính ổn
định vốn trong hoạt động kinh doanh.
Nghiệp vụ vay vốn
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, không phải lúc nào các NHTM cũng tự
đáp ứng đủ vốn để thực hiện các hoạt động của mình. Bên cạnh đó, cũng có những
ngân hàng thương mại khác huy động được nhiều vốn nhưng không sử dụng hết. Vì
SV: Lê Thị Trà My Lớp: CQ46/15.05
5
Luận văn tốt nghiệp
vậy các NHTM có thể đi vay vốn để phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình.
NHTM vay vốn từ các TCTD trên thị trường tiền tệ và vay NHNN dưới hình thức tái
chiết khấu hay vay có đảm bảo Trong đó các khoản vay từ NHNN chủ yếu nhằm tạo
ra sự cân đối trong điều hành vốn của bản thân NHTM khi mà nó không tự cân đối
được nguồn vốn trên cơ sở khai thác tại chỗ.
Nghiệp vụ huy động vốn khác
Ngoài ba nghiệp vụ huy động vốn cơ bản trên, NHTM còn có thể tạo vốn kinh
doanh cho mình thông qua việc nhân làm đại lý uỷ thác vốn cho các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước. Khoản vốn huy động này của NHTM không thường xuyên. Để
nhận được các khoản vốn này đòi hỏi các ngân hàng phải lập ra các dự án cho từng đối
tượng hoặc nhóm đối tượng phù hợp với các khoản vay.

*Hoạt động sử dụng vốn
Sử dụng vốn là hoạt động kinh doanh tạo nên nguồn thu của NHTM. Trong nền
kinh tế thị trường, hoạt động sử dụng vốn ngày càng đa dạng và được thực hiện dưới
nhiều hình thức:
Nghiệp vụ ngân quỹ
Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của NHTM được dùng vào mục đích
nhằm đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán hiện thời cũng như khả năng thanh toán
nhanh và thực hiện quy định về dữ trữ bắt buộc do NHNN đưa ra.
Nghiệp vụ cho vay
Cho vay là hoạt động quan trọng hàng đầu của NHTM. Và là định hướng căn
bản trong hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. NHTM thực hiện phương châm “đi
vay để cho vay”. Vì thế đạt được hiệu quả trong huy động vốn nhưng giải quyết “đầu
ra” của nguồn vốn huy động cũng là một bài toán khó đối với mọi ngân hàng. Thông
thường lợi nhuận từ hoạt động cho vay chiếm từ 65% đến 70 % trong tổng lợi nhuận
của ngân hàng. Nghiệp vụ cho vay có thể phân loại bằng nhiều cách: Theo thời gian
vay gồm cho vay ngắn, trung và dài hạn; theo hình thức đảm bảo gồm cho vay có đảm
bảo và cho vay không có đảm bảo; theo mục đích vay gồm cho vay thương mại, cho
vay cá nhân, cho vay nông nghiệp, cho vay thuê mua
Nghiệp vụ đầu tư
SV: Lê Thị Trà My Lớp: CQ46/15.05
6
Luận văn tốt nghiệp
Đầu tư là hoạt động mang lại thu nhập tương đối cao cho NHTM. Ngoài nghiệp
vụ tín dụng là chủ yếu, NHTM còn dùng số vốn huy động được của mình để đầu tư
tăng lợi nhuận. Các hình thức đầu tư chủ yếu gồm: đầu tư chứng khoán, đầu tư liên
doanh liên kết
Nghiệp vụ sử dụng vốn khác
NHTM thực hiện các hoạ động kinh doanh như: kinh doanh ngoại tê, vàng bạc,
kim khí – đá quý, thực hiện các dịch vụ tư vấn, dịch vụ ngân quỹ, nghiệp vụ uỷ thác và
đại lý, kinh doanh bảo hiểm

*Hoạt động trung gian khác
Ngoài hai hoạt động cơ bản và quan trọng là huy động vốn và sử dụng vốn,
NHTM còn tiến hành một số hoạt động dịch vụ ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng được
phát triển mạnh và mang lại nguồn thu đáng kể cho các NHTM. Hoạt động dịch vụ
ngân hàng dưới các hình thức như: thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ và vàng,
môi giới chứng khoán, hoạt động uỷ thác, dịch vụ tư vấn tài chính
Dịch vụ thanh toán
Có thể nói rằng ngân hàng là thủ quỹ của nền kinh tế. Các tổ chức, doanh nghiệp
và cá nhân thực hiện việc mua bán thanh toán hàng hoá - dịch vụ một cách nhanh
chóng và dễ dàng qua ngân hàng.
Dịch vụ tư vấn, môi giới
NH đứng ra làm trung gian mua bán chứng khoán, tư vấn cho nhà đầu tư trong
việc mua bán chứng khoán, bất động sản
Các dịch vụ khác
NHTM còn đứng ra quản lý hộ tài sản, giữ hộ vàng, tiền cho thuê két sắt, bảo
mật tài sản…
1.1.2 Nguồn vốn kinh doanh và các hình thức huy động vốn của ngân hàng
thương mại
1.1.2.1 Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại
Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động dùng
để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Thực chất vốn của
ngân hàng là bộ phận thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất,
SV: Lê Thị Trà My Lớp: CQ46/15.05
7
Luận văn tốt nghiệp
phân phối và tiêu dùng mà người chủ sở hữu của chúng gửi vào ngân hàng để thực
hiện các mục đích khác nhau. Hay nói cách khác họ chuyển nhượng quyền sử dụng
vốn tiền tệ cho ngân hàng và khi đó ngân hàng trả lại cho họ một khoản thu nhập. Nhìn
chung, vốn chi phối toàn bộ các hoạt động và quyết định đối với việc thực hiện các
chức năng của NHTM.

1.1.2.2 Kết cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại
Nguồn vốn của NHTM bao gồm các bộ phận đó là: vốn chủ sở hữu, vốn huy
động, vốn đi vay của các TCTD và vốn khác.
* Nguồn vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu hay vốn tự có là vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM. Đây là
nguồn tiền được đóng góp chủ yếu bởi những người chủ ngân hàng. Vốn chủ sở hữu
của ngân hàng bao gồm nhiều loại khác nhau và được chia ra thành vốn cấp 1 và vốn
cấp 2. Trong đó vốn cấp 1( vốn cơ bản) được xem là sức mạnh và tiềm lực thực sự của
ngân hàng; vốn cấp 2 (vốn bổ sung) được giới hạn tối đa bằng 100% vốn cấp 1.
Theo văn bản hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt nam,vốn được xác định
cụ thể như sau:
Vốn cấp 1: bao gồm :
- Vốn điều lệ: là vốn được ghi trong điều lệ hoạt động của NHTM. Tuỳ theo các
hình thức sở hữu mà vốn điều lệ của NHTM được hình thành từ nhiều nguồn khác
nhau. Đối với NHTM nhà nước thì vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp khi thành
lập và được bổ sung thêm trong quá trình hoạt động. NHTM cổ phần thì vốn do các cổ
đông đóng góp; ngân hàng liên doanh thì vốn điều lệ do các bên tham gia liên doanh
đóng góp. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thì vốn này
do ngân hàng mẹ cấp.
Vốn điều lệ nhiều hay ít phụ thuộc vào khả năng tài chính của các chủ sở hữu và
quy mô hoạt động của từng ngân hàng, nhưng không được thấp hơn mức vốn pháp
định mà luật pháp quy định cho từng loại ngân hàng.
- Các quỹ dự trữ: Để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của
mình, các NHTM trong quá trình hoạt động đã trích lập các quỹ. Các quỹ của NHTM
bao gồm: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khác như: quỹ
SV: Lê Thị Trà My Lớp: CQ46/15.05
8
Luận văn tốt nghiệp
phúc lợi, quỹ phát triển nghiệp vụ Việc trích lập và sử dụng các quỹ này của ngân
hàng được thực hiện theo quy định của pháp luật trong từng thời kì cụ thể.

- Lợi nhuận không chia: là phần thu nhập của ngân hàng được giữ lại trong quá
trình hoạt động kinh doanh thay vì dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông. Tỉ lệ giữ lại
này tuỳ thuộc vào sự cân nhắc quyết định của chủ ngân hàng và tuỳ thuộc vào nhu cầu
sử dụng vốn của ngân hàng trong các thời kì cụ thể.
Vốn cấp 2 : Vốn cấp 2 về cơ bản bao gồm: phần giá trị tăng thêm do định
giá lại tài sản của tổ chức tín dụng; nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ bên
ngoài (bao gồm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và một số công cụ nợ thứ
cấp nhất định) và dự phòng chung cho rủi ro tín dụng.
Tuy có vai trò và độ tin cậy thấp hơn vốn cấp 1, song vốn cấp 2 là một
trong hai thành tố quan trọng để đánh gia mức độ an toàn vốn của một ngân
hàng.
* Nguồn vốn huy động
Lượng vốn mà ngân hàng cần có để thực hiện các hoạt động kinh doanh của
mình là rất lớn. Cho nên việc tạo lập nguồn vốn cho NHTM là vấn đề hết sức cần thiết.
Mặt khác, NHTM hoạt động theo tiêu chí “đi vay để cho vay” nên bộ phận không thể
thiếu trong nguồn vốn của ngân hàng là vốn huy động. Vốn huy đông của NHTM dưới
hình thức bằng tiền nội tệ, ngoại tệ và vàng được hình thành từ hai bộ phận là: vốn huy
động từ tiền gửi và vốn huy động thông qua hình thức phát hành GTCG.
Vốn huy động từ tiền gửi
Để huy động vốn, các ngân hàng đã cung cấp rất nhiều loại tiền gửi khác nhau
cho khách hàng lựa chọn. Mỗi công cụ huy động tiền gửi mà các ngân hàng đưa ra đều
có những đặc điểm riêng nhằm làm cho chúng phù hợp hơn với nhu cầu của khách
hàng trong việc tiết kiệm và thực hiện thanh toán. Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn
tiền gửi của các NHTM bao gồm tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân cư và
tiền gửi khác.
Vốn huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá
Nguồn vốn mà NHTM có được thông qua phát hành GTCG như: kì phiếu ngân
hàng, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi… Đối tượng mua các GTCG là các tổ
chức, cá nhân.
SV: Lê Thị Trà My Lớp: CQ46/15.05

9
Luận văn tốt nghiệp
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%) trong toàn
bộ vốn kinh doanh của NHTM. Đây là nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí và
khả năng mở rộng kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn này có xu hướng ngày càng
gia tăng, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế trong điều kiện tái cơ cấu và
nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng.
*Nguồn vốn đi vay
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM luôn có tình trạng tạm thời
thừa và thiếu vốn. Khi đó các NHTM có thể gửi vào các tổ chức tín dụng khác để
hưởng lãi hoặc đi vay vốn để tận dụng cơ hội kinh doanh hoặc đảm bảo khả năng thanh
toán. NHTM có thể vay vốn ở các tổ chức tín dụng khác hoặc vay vốn từ NHTW.
Vốn vay của các tổ chức tín dụng khác
Hầu hết các NHTM được tổ chức thành hệ thống gồm nhiều chi nhánh và hạch
toán kinh doanh toàn ngành, thực hiện điều chuyển vốn giữa các chi nhánh qua Hội sở
chính. Khi thừa vốn các chi nhánh điều chuyển vốn về Hội sở chính. Còn khi thiếu vốn
các chi nhánh được nhận vốn điều chuyển từ Hội sở chính. Vì vậy, việc vay vốn của
TCTD khác trong và ngoài nước thường chỉ được thực hiện ở NHTW của từng hệ
thống.
Vốn vay của Ngân hàng nhà nước
NHTW là ngân hàng của các ngân hàng và là ngân hàng cho vay cuối cùng
trong nền kinh tế. Vì vậy, các NHTM có thể được NHTW cho vay khi cần thiết. Ở Việt
Nam, hiên nay NHNN có thể cho các tổ chức tín dụng vay dưới hình thức tái cấp vốn
sau: cho vay có đảm bảo bằng GTCG; cho vay theo hồ sơ tín dụng; chiết khấu, tái chiết
khấu thương phiếu và các GTCG ngắn hạn khác.
Ngoài ra, NHTW còn cho NHTM vay bổ sung vốn thiếu hụt trong thanh toán
bù trừ và trong một số trường hợp cho vay đối với các TCTD tạm thời mất khả năng
chi trả, có khả năng gây mất an toàn cho hệ thống.
*Nguồn vốn khác
Bên cạnh các nguồn vốn nêu trên, trong quá trình hoạt động kinh doanh của

mình NHTM còn có thể tạo lập nguồn vốn từ nhiều nguồn khác.
Vốn trong thanh toán
SV: Lê Thị Trà My Lớp: CQ46/15.05
10
Luận văn tốt nghiệp
Đây là số vốn có được do ngân hàng thực hiện vai trò làm trung gian thanh toán
trong nền kinh tế. Cụ thể:
- Số vốn trong thời gian đã trích khỏi tài khoản của người trả nhưng chưa
chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng do còn phải luân chuyển và xử lý chứng từ
thanh toán.
- Số vốn trong thời gian khách hàng gửi lưu ký tại ngân hàng để thực hiện một
số hình thức thanh toán như: séc bảo chi, thư tín dụng, thẻ ký quỹ…
Vốn uỷ thác đầu tư, tài trợ
Nguồn vốn uỷ thác đầu tư, tài trợ là nguồn vốn mà ngân hàng có được do làm
đại lý nhận uỷ thác của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện đầu tư cho các
chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Trong thời gian vốn đã được
ngân hàng tiếp nhận nhưng chưa giải ngân hết theo kế hoạch hoặc vốn cho vay đã thu
hồi về nhưng chưa đến hạn trả lại cho chủ đầu tư. Hơn nữa khi thực hiện các nghiệp vụ
này ngân hàng sẽ hưởng hoa hồng phí. Ngoài ra các NHTM còn làm đại lý bán cổ
phiếu, trái phiếu cho các doanh nghiệp, hay thu hộ lợi tức chứng khoán cho khách
hàng. Qua nghiệp vụ này ngân hàng cũng tạo thêm nguồn vốn cho mình.
Vốn vay trên thị trường vốn
Các NHTM có thể tìm kiếm nguồn vốn bằng cách phát hành các giấy nợ trên thị
trường vốn như: kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu. Thông thường đây là khoản cho vay
không có đảm bảo. Khả năng vay mượn phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị
trường tài chính. Bởi vì khả năng chuyển đổi của các công cụ nợ càng cao thì khả năng
huy động vốn qua kênh này càng nhiều. Bên cạnh đó các yếu tố khác ảnh hưởng đến
kênh huy động vốn này như: vấn đề chuyển nhượng, điều chỉnh lãi suất và vấn đề bảo
quản chứng từ sau bán. Vì vậy các ngân hàng cũng cần hết sức quan tâm đến vấn đề
này.

1.2.2.3 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Hoạt động huy động vốn là một hoạt động rất quan trọng và không thể thiếu đối
với các NHTM. Đây chính “đầu vào” của hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt
này. Quá trình huy động vốn đó hầu như đều giống nhau ở các ngân hàng nhưng để
SV: Lê Thị Trà My Lớp: CQ46/15.05
11
Luận văn tốt nghiệp
phân loại các hình thức huy động vốn thì lại rất khác nhau. Điều này còn phụ thuộc vào
các tiêu chí được lựa chọn để phân loại.
a. Phân loại căn cứ theo loại hình thuy động vốn
Hình thức phân loại này là hình thức chủ yếu được các NHTM sử dụng hiện
nay. Phân loại theo nghiệp vụ huy động vốn rõ rang tạo sự thuận tiện cho ngân hàng
khi tiến hành huy động vốn. Các hình thức huy động vốn bao gồm:
* Huy động vốn từ tiền gửi
- Huy động vốn từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế:
+ Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút tiền ra bất cứ lúc
nào và ngân hàng luôn có nghĩa vụ phải thỏa mãn các nhu cầu đó. Lãi suất của loại tiền
gửi này rất thấp, thậm chí có những khoản tiền gửi ngân hàng không phải trả lãi. Nên
nguồn vốn này giúp cho ngân hàng hạ thấp giá mua vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh
trong cho vay và đầu tư.
+ Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi có sự thỏa thuận về thời gian rút tiền. Về
nguyên tắc, người gửi tiền chỉ có thế rút tiền ra theo thời hạn đã thỏa thuận. Tuy nhiên
trên thực tế do quá trình cạnh tranh, để thu hút tiền gửi các NHTM thường cho phép
khách hàng được rút tiền trước thời hạn nhưng không được hưởng lãi hoặc chỉ hưởng
lãi suất không kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn mang tính ổn định. Ngân hàng
có thể sử dụng loại tiền gửi này một cách chủ động trong nguồn vốn kinh doanh. Vì
vậy để khuyến khích khách hàng gửi tiền, các NHTM thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn
khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Thông thường có các loại

kỳ hạn: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng…với mỗi kỳ hạn ngân hàng áp
dụng một mức lãi suất nhất định theo nguyên tắc kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao.
- Huy động vốn từ tiền gửi của dân cư:
Tiền gửi của dân cư là một bộ phận thu nhập bằng tiền của dân cư gửi tại ngân
hàng. Tiền gửi của dân cư bao gồm:
+ Tiền gửi tiết kiệm: đây là hình thức huy động vốn truyền thống của ngân hàng.
Trong số hình thức huy động vốn này, người gửi tiền được giao cầm một sổ tiết kiệm.
Sổ này được coi như giấy chứng nhận có tiền gửi vào quỹ tiết kiệm của ngân hàng. Sổ
SV: Lê Thị Trà My Lớp: CQ46/15.05
12
Luận văn tốt nghiệp
tiết kiệm có thể dùng làm vật cầm cố hoặc chiết khấu để vay vốn ngân hàng. Tiền gửi
tiết kiệm bao gồm: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn với
các kỳ hạn khác nhau.
+ Tiền gửi thanh toán: Các cá nhân trong xã hội cũng có nhu cầu và được pháp
luật cho phép thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Khi đó họ cũng mở tài khoản tiền
gửi thanh toán tại ngân hàng và gửi tiền vào đó để đáp ứng các nhu cầu thanh toán
cũng như để sử dụng các tiện ích khác có liên quan của ngân hàng.
Để khai thác nguồn vốn này, các ngân hàng chú trọng đến việc đa dạng hóa các
hình thức huy động vốn như: huy động bằng vàng, huy động tiền gửi có đảm bảo bằng
vàng, tiết kiệm xây dựng nhà ở, tiết kiệm gửi một nơi lĩnh nhiều nơi với lãi suất hợp lý.
+ Tiền gửi khác gồm: tiền gửi của tổ chức đoàn thể xã hôi; tiền gửi của TCTD
khác; tiền gửi của KBNN.
- Huy động vốn thông qua phát hành GTCG:
Đây là hình thức huy động vốn có hiệu quả khá cao của các NHTM. Trong quá
trình hoạt động tại những thời điểm nhất định, ngân hàng thấy cần phải huy động thêm
vốn trước những cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Điều đó có nghĩa là ngân
hàng cần huy động vốn ở thế chủ động, tính đầu vào mới tính đầu ra. Ngân hàng xác
định rõ quy mô vốn huy động, loại tiền huy động và đưa ra các mức chi phí hợp lý làm
cho việc tạo vốn của ngân hàng thành công nhanh chóng. Để huy động vốn trên thị

trường GTCG, ngân hàng có thể phát hành kỳ phiếu và trái phiếu.
* Huy động vốn từ nguồn vốn vay
Hình thức huy động vốn này ngày càng chiếm vai trò quan trọng môi trường
kinh doanh đầy biến động như hiện nay. Các NHTM có thể vay từ nhiều nguồn.
- Vay từ các tổ chức tín dụng
Các Ngân hàng thương mại có thể thu hút vốn bằng cách vay ở các tổ chức
tài chính tín dụng. Đối với những ngân hàng ở các nước phát triển có quan hệ
rộng khắp thì nguồn vốn này là một nguồn vốn vay thường xuyên và khá quan
trọng. Nguồn vốn vay mượn này đã trở thành một nguồn vốn quan trọng hơn đối
với các ngân hàng trong những năm qua. Trong hoạt động quan hệ quốc tế, việc
vay mượn từ các tổ chức tín dụng quốc tế cũng cung cấp cho ngân hàng những
nguồn vốn quan trọng. Tuy nhiên đối với các quốc gia đang phát triển, các ngân
SV: Lê Thị Trà My Lớp: CQ46/15.05
13
Luận văn tốt nghiệp
hàng thương mại thường có quan hệ quốc tế hạn hẹp, do đó việc thu hút những
nguồn vốn này còn nhiều hạn chế và thường được huy động theo các chương
trình dự án quốc tế.
- Vay từ ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mại sưới
nhiều hình thức như cho vay, mua ván, chiết khấu, tái chiết khấu đối với các giấy
tờ có giá cuả ngân hàng thương mại. Vốn hình thành từ nguồn này đảm bảo cho
khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại.
- Nguồn vốn điều hoà trong hệ thống :
Các ngân hàng thương mại có nhiều chi nhánh nằm trên các địa bàn khác
nhau nên luôn luôn xuất hiện tình trạng thừa vốn hoặc thiếu vốn đối với các chi
nhánh trong cùng một hệ thống. Sở dĩ xuất hiện tình trạng này là do trên mỗi địa
bàn thì có những điều kiện kinh tế xã hội khác nhau do đó có tác động mạnh mẽ
đến nguồn vốn và khả năng sử dụng vốn của từng chi nhánh. để giải quyết tình
trạng này các ngân hàng thương mại hoặc các sở tài chính sẽ thực hiện việc điều

hoà nguồn vốn trong hệ thống. Chính vì vậy nguồn vốn điều hoà trong hệ thống
cũng là một nguồn vốn khá quan trọng, nó giúp cho ngân hàng có thể mở rộng
được hoạt động trên thị trường và làm tăng lợi nhuận của ngân hàng.
- Huy động vốn qua các hình thức khác
Để tăng cường huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh
nghiệp, các ngân hàng thương mại còn sử dụng các hình thức khác về dịch vụ xã hội:
làm dịch vụ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán, trung gian thanh toán, đầu mối
trong hợp đồng tài trợ…Nền kinh tế càng phát triển, các dịch vụ trên càng mang lại cho
ngân hàng nguồn huy động lớn giúp ngân hàng có thể kinh doanh an toàn và hiệu quả.
b. Phân loại căn cứ theo thời gian huy động vốn
Phân loại theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì nó liên quan
mật thiết đến tính an toàn và khả năng sinh lợi của nguồn vốn huy động cũng như thời
gian phải hoàn trả khách hàng. Theo thời gian, hình thức huy động vốn được chia
thành:
* Huy động vốn ngắn hạn
SV: Lê Thị Trà My Lớp: CQ46/15.05
14
Luận văn tốt nghiệp
Đây là hình thức huy động vốn chủ yếu trong các ngân hàng thương mại thông
qua việc phát hành các công cụ nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ và các nghiệp vụ
nhận tiền gửi ngắn hạn, tiền gửi thanh toán…Phần lớn số này được dùng để cho vay
ngắn hạn (dưới 1 năm) hoặc được chuyển hoán kỳ hạn để thực hiện cho vay trung hạn.
Do thời gian ngắn nên lãi suất huy động ngắn hạn thường thấp, tuy nhiên tính ổn định
lại kém.
* Huy động vốn trung hạn
Đây là nguồn huy động vốn ngân hàng qua phát hành các công cụ nợ trung hạn
trên thị trường vốn hoặc nhận tiền gửi trung hạn (từ 1 đến 5 năm). Vốn huy động này
ngân hàng có thể sử dụng tương đối dài và thuận tiện. Tuy lãi suất huy động nguồn này
thường cao hơn nguồn ngắn hạn. Nguồn huy động trung hạn rất quan trọng và cần thiết
để ngân hàng thực hiện các hoạt động đầu tư, thay đổi công nghệ và cho vay trung, dài

hạn với lãi suất cao.
* Huy động dài hạn
Đây là hoạt động huy động vốn dài hạn của ngân hàng trên thị trường vốn. Đối
với nguồn huy động này ngân hàng có thể sử dụng dễ dàng, có tính ổn định cao (từ 5
năm trở lên) . Do vậy lãi suất mà ngân hàng phải trả cũng cao hơn.
c. Phân loại căn cứ theo đối tượng huy động vốn.
* Huy động vốn từ dân cư
Đây là một khu vực huy động vốn đầy tiềm năng cho các ngân hàng. Ngân hàng
huy động vốn từ các khoản tiền nhàn rỗi của dân chúng và sau đó chuyển đến cho
những người cần vốn để mở rộng đầu tư, kinh doanh. Nguồn vốn huy động từ dân cư
Đây là nguồn vốn huy động được đánh giá là rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng
nguồn thường khá ổn định.
* Huy động vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế
vốn. Để tiết kiệm thời gian và chi phí trong thanh toán, các doanh nghiệp dù lớn
hay nhỏ đều có tài khoản trong ngân hàng. Các doanh nghiệp khi bán được hàng hóa
gửi tiền vào ngân hàng và rút ra khi cần. Thời gian rút tiền của các doanh nghiệp và các
tổ chức xã hội không giống nhau. Vì vậy ngân hàng luôn có trong tay một khoản tiền
lớn mà mình có thể sử dụng một cách tương đối thuận lợi. Tuy nhiên độ lớn của khoản
tiền này phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ. Điều này khiến cho việc huy động vốn từ các
SV: Lê Thị Trà My Lớp: CQ46/15.05
15
Luận văn tốt nghiệp
doanh nghiệp và các tổ chức xã hội gắn liền với việc mở rộng, cải tiến các dịch vụ ngân
hàng.
* Huy động vốn từ các TCTD
Các ngân hàng thường có các khoản tiền gửi lẫn nhau để thuận tiện trong giao
dịch, thanh toán…Ngoài ra việc vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng cũng làm tăng
nguồn vốn huy động. Điều này tuy không thường xuyên song là cần thiết trong hoạt
động kinh doanh của mỗi ngân hàng thương mại. Khi xuất hiện việc thiếu hụt dự trữ
hay khả năng thanh toán bị đe dọa…Các NHTM có thể vay mượn lẫn nhau. Quá trình

vay mượn này là một thỏa thuận tín dụng giữa hai bên. Nguồn vốn huy động này có thể
được thực hiên ở trên thị trường nôi tệ hay thị trường ngoại tệ. Trong những chủ thể
ngân hàng có thể huy động vốn thì có một chủ thể rất đặc biệt, đó là NHTW. NHTW
đóng vai trò là người cho vay cuối cùng trong nền kinh tế. Đặc biệt khi các ngân hàng
thương mại xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán.
1.2.2.4 Vai trò của nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM
* Vốn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành NHTM
Vốn là cơ sở để NHTM tổ chức hoạt độnh kinh doanh, ngân hàng không
thể thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh nếu không có vốn. Như đã biết, đặc trưng
của hoạt động ngân hàng:Vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn
là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NHTM. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh
loại hàng hóa đặc biệt trên thị trường tiền tệ(thị trường vốn ngắn hạn) và thị
trường chứng khoán(thị trường vốn dài hạn).Vốn lớn là lợi thế đầu tiên trong
việc chấp hành pháp luật trước hết là luật NHTW, luật các TCTD, tạo thế mạnh
và thuận lợi trong kinh doanh tiền tệ. Chính vì thế, có thể nói vốn là điểm đầu
tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng, là khâu cốt tử của ngân hàng. Do
đó, ngoài vốn ban đầu cần thiết, tức là đủ vốn điều lệ theo luật định thì ngân hàng
phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt
động của mình
* Vốn quyết định khả năng thanh toán và năng lực cạnh tranh của
ngân hàng
Với một ngân hàng có quy mô vốn nhỏ, khi nhu cầu vay vốn trên thị
trường là rất lớn, một mặt ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu vay, mặt khác
SV: Lê Thị Trà My Lớp: CQ46/15.05
16
Luận văn tốt nghiệp
với quy mô nhỏ, ngân hàng nếu cho vay tối đa nguồn vốn huy động đuợc, dự trữ
ít sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán. Trong khi đó, với một ngânh hàng trường
vốn, họ thực hiện dự trữ đủ khả năng thanh toán đồng thời vẫn thỏa mãn được
nhu cầu vay vốn của nền kinh tế, do đó sẽ tạo được uy tín ngày càng cao.

Khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân
hàng càng lớn. Vì vậy nếu loại trừ các nhân tố khác, khả năng thanh toán của
ngân hàng tỷ lệ thuận với vốn của ngân hàng nói chung và với vốn khả dụng của
ngân hàng nói riêng. Với tiềm năng vốn lớn, ngân hàng có thể hoạt động kinh
doanh với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có
hiệu quả nhằm giữ chữ tín, vừa nâng cao vị thế của ngân hàng.
* Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh
doanh khác của ngân hàng:
Vốn của Ngân hàng quyết định việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín
dụng. Thông thường, các Ngân hàng nhỏ phạm vi hoạt động kinh doanh, khoản
mục đầu tư, khối lượng cho vay ít và kém đa dạng hơn. Do đó, ảnh hưởng đến
khả năng thu hút vốn của các tổ chức kinh tế và tầng lớp dân cư, thậm chí không
đáp ứng được nhu cầu vốn vay của doanh nhiệp. Họ sẽ mất khách hàng và không
tận dụng được cơ hội kinh doanh. Nếu là Ngân hàng lớn, nguồn vốn dồi dào chắc
chắn họ sẽ đáp ứng được nhu cầu về vốn, có điều kiện để mở rộng quan hệ tín
dụng với nhiều doanh nghiệp và thị trường tín dụng.
* Nguồn vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng :
Thực tế đã chứng minh: quy mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật
của ngân hàng là tiền đề cho việc thu hút nguồn vốn. Đồng thời, khả năng vốn
lớn là điều kiện thuận lợi đối với ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng
với các thành phần kinh tế xét cả về quy mô, khối lượng tín dụng, chủ động về
thời gian, thời hạn cho vay, thậm chí quyết định mức lãi suất vừa phải cho khách
hàng. Điều đó sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng, doanh số hoạt động của
ngân hàng sẽ tăng lên nhanh chóng và ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong
kinh doanh. Đây cũng là điều kiện để bổ xung thêm vốn tự có của ngân hàng,
tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và quy mô hoạt động của ngân hàng trên mọi
lĩnh vực.
SV: Lê Thị Trà My Lớp: CQ46/15.05
17
Luận văn tốt nghiệp

Đồng thời vốn của ngân hàng lớn sẽ tạo ra thuận lợi cho việc sử dụng tổng
hòa các nguồn vốn khác. Trên cơ sở đó sẽ giúp ngân hàng có đủ khả năng tài
chính để kinh doanh đa năng trên thị trường, không chỉ đơn thuần là cho vay mà
còn mở rộng các hình thức liên doanh liên kết, kinh doanh dịch vụ thuê mua
(leasing), mua bán nợ (phactoring), kinh doanh trên thị trường chứng khoán.
Chính các hình thức kinh doanh đa năng này sẽ góp phần phân tán rủi ro trong
hoạt động kinh doanh và tạo thêm vốn cho ngân hàng đồng thời tăng sức cạnh
tranh của ngân hàng trên thị trường.
Ngoài ra vốn của ngân hàng dồi dào sẽ tạo điều kiện cho NHNN đảm bảo
khả năng thực thi chính sách tiền tệ, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ, đảm bảo
cân đối tiền – hàng trong nền kinh tế.
1.2 Chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của
ngân hàng thương mại
1.2.1 Chỉ tiêu đánh giá
1.2.1.1 Chỉ tiêu định tính
Chi phí huy động vốn :
* Lãi suất huy động
Các chủ thể kinh tế luôn phải đặc biệt quan tâm tới lãi suất huy động. Người
gửi muốn một lãi suất cao, người vay lại muốn lãi suất thấp. Lãi suất chính là trung
gian đóng vai trò cầu nối giữa hai đối tượng trên, ngân hàng phải tìm cách điều chỉnh
mức lãi suất sao cho hợp lý nhất đối với các bên, nhưng điều quan trọng là phải đảm
bảo lợi ích của ngân hàng. Do đó mỗi ngân hàng đều cố gắng áp dụng mọi biện pháp
có thể nhằm tìm kiếm được những nguồn vốn sao cho chi phí huy động vốn bình
quân là nhỏ nhất và sử dụng số vốn đó để cho vay với một mức lãi suất chấp nhận
được trên thị trường. Mặt khác, cũng với một mức chi phí trả lãi bình quân, sự đa
dạng hoá lãi suất làm cho tăng tính hiệu quả của chính sách lãi suất mà ngân hàng đưa
ra. Nếu có chính sách lãi suất phù hợp, hiệu quả, ngân hàng sẽ tối thiểu hoá được chi
phí trong khi vẫn hoàn thanh kế hoạch về nguồn vốn.
Chi phí trả lãi
Lãi suất huy động bình quân =

Tổng vốn huy động bình quân
SV: Lê Thị Trà My Lớp: CQ46/15.05
18
Luận văn tốt nghiệp

* Chi phí khác
Ngoài chi phí chính là lãi suất, trong quá trình huy động vốn còn có các chi phí
khác như chi phí tiền lương cho cán bộ huy động, chi phí in ấn phát hành, chi phí cơ
sở vật chất, chi phí giao dịch quảng cáo … Tuy các chi phí này chiếm một tỷ trọng
tương đối nhỏ nhưng nếu tiết kiệm được cũng góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân
hàng.
Các hình thức huy động vốn.
Hình thức huy động càng đa dạng thì vốn chảy vào ngân hàng càng nhiều. Vì
vậy độ đa dạng của các hìng thức huy động vốn chính là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả
của công tác huy động vốn ở các ngân hàng thương mại.
Thực tế, số lượng các công cụ huy động càng nhiều thì ngân hàng càng có
nhiều điều kiện thu hút được vốn, tuy nhiên số lượng các công cụ vốn lại bị hạn chế
bởi khả năng quản lý của ngân hàng. Đối với các ngân hàng có hoạt động kinh doanh
đa dạng, đội nhũ cán bộ công nhân viên ngân hàng có trình độ cao thì ngân hàng nên
đa dạng hoá các loại công cụ huy động vốn.
Đa dạng về số lượng các công cụ là chưa đủ, mà ngân hàng phải đa dạng về kỳ
hạn huy động, loại tiền sử dụng. Đó là khả năng huy động vốn với các kỳ hạn khác
nhau trong đó có cả nội tệ, ngoại tệ và với mức lãi suất khác biệt tương ứng sao cho
người gửi tiền chấp nhận được và cảm thấy hợp lý. Nếu những ngân hàng có quan hệ
quốc tế rộng thì nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ phải lớn, hay nếu có chiến lược sử
dụng vốn để cho vay dài hạn thì cần tăng cường huy động vốn trung và dài hạn.
Tính ổn định của nguồn vốn
Tính ổn định của nguồn vốn bao gồm ổn định về khối lượng, tốc độ tăng
trưởng, cơ cấu nguồn.Khối lượng vốn huy động phản ánh quy mô vốn. Quy mô vốn
lớn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Trong

tổng nguồn vốn của ngân hàng thì quy mô vốn huy động là một bộ phận chiếm tỷ
trọng cao nhất và có vai trò quan trọng hơn cả. Sau khi đã huy động được khối lượng
vốn lớn thì cái mà ngân hàng cần quan tâm lúc này là tốc độ tăng trưởng ổn định của
nó vì có thể lúc này quy mô vốn lớn, nhưng sẽ là khó khăn cho ngân hàng khi đưa ra
SV: Lê Thị Trà My Lớp: CQ46/15.05
19
Lun vn tt nghip
quyt nh cho vay hay u t nu ngõn hng khụng kim soỏt, khụng d oỏn c
xu hng bin ng ca dũng tin rỳt ra v dũng tin gi vo.
1.2.1.2 Ch tiờu nh lng
Khi ỏnh giỏ hiu qu cụng tỏc huy ng vn, cỏc nh nghiờn cu thng
tp trung vo mt s tiờu chớ sau õy:
T l qu m bo kh nng thanh toỏn:
Cỏc ngõn hng phi cú kh nng thanh toỏn m bo cho cỏc nhu cu
rỳt tin mt bt thng ca khỏch hng nhm khụng nh hng n kh nng
thanh toỏn ca ngõn hng, t ú gúp phn lm n nh ngun vn kinh doanh ca
ngõn hng, m bo an ton cho hot ng kinh doanh ngõn hng. Do ú cỏc
ngõn hng phi chp hnh t l qu m bo thanh toỏn.
T l tin gi tit kim bỡnh quõn u ngi :
ỏnh giỏ mc huy ng vn t dõn c ngi ta xột h s :
Nu t l ny cng cao chng t hot ng huy ng vn t kt qu tt,
bi vỡ ngõn hng ó tỏc ng vo ý thc tit kim, ý thc gi tin vo ngõn hng
v ó thu hỳt c mt ngun vn tm thi nhn ri t dõn c phc v cho s
nghip phỏt trin kinh t.
So sỏnh ngun vn huy ng v vic s dung vn:
Ta s dng t l :
SV: Lờ Th Tr My Lp: CQ46/15.05
Tng NVH nm nay Tng NVH nm trc
100%
Tng ngun vn huy ng nm trc

20
Tỉ lệ quỹ đảm bảo khả năng thanh toán =
Dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán
Tổng vốn huy động
.100%
Luận văn tốt nghiệp
Nếu một Ngân hàng Thương mại có nguồn sử dụng vốn tương xứng với
nguồn vốn huy động, chứng tỏ nguồn vốn huy động đã được sử dụng có hiệu quả
và công tác huy động vốn của ngân hàng đã thành công. Bởi vì phần lớn thu nhập
từ hoạt động sử dụng vốn sẽ bù đắp phần nào chi phí huy động và đem lại lợi
nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Hơn nữa việc sử dụng vốn tốt sẽ thúc đẩy hoạt
động huy động vốn. Cho nên khi đánh giá hiệu quả hoạt động của công tác huy
động vốn người ta thường xem xét đến công tác sử dụng vốn của ngân hàng đó.
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hàng năm:
Sự phát triển của các ngân hàng đều tập trung vào mục tiêu lợi nhuận và
tăng trưởng dư nợ. Để tăng trưởng được dư nợ thì ngân hàng phải mở rộng doanh
số cho vay và điều này có liên quan đến nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng
lớn hay nhỏ. Việc gia tăng nguồn vốn biểu hiện qua nghiệp vụ huy động vốn.
Nếu huy động vốn có hiệu quả sẽ làm tăng nguồn vốn kinh doanh, tăng doanh số
cho vay, tăng lợi nhuận. Điều đó cũng có nghĩa là nguồn vốn của ngân hàng
được bổ sung như thế nào tuỳ thuộc chủ yếu vào hoạt động huy động vốn của
ngân hàng đó.
Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu các khoản huy động:
Chúng ta sẽ so sánh những khoản vốn có tính thời hạn dài so với các
khoản vốn có tính thời hạn thấp để xem xét sự ổn định của nguồn vốn huy động.
Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp để tăng các khoản huy động có thời hạn
dài. Chi phí huy động là vấn đề mà các ngân hàng đều quan tâm. Để có được chi
phí đầu vào hợp lý, có lợi cho ngân hàng thì các ngân hàng phải xem xét khoản
mục nào có tỷ trọng lớn nhất. Trong thực tế các khoản huy động từ các doanh
nghiệp, tổ chức kinh tế có tính ổn định tương đối cao, chi phí vừa phải rất có lợi

cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cho nên để đẩy mạnh hiệu quả công
SV: Lê Thị Trà My Lớp: CQ46/15.05
21
C¬ cÊu c¸c kho¶n huy ®éng =
Sè d tõng kho¶n huy ®éng
Tæng vèn huy ®éng
Luận văn tốt nghiệp
tác huy động vốn thì các ngân hàng phải tìm cách nâng cao tỷ trọng của nhóm
này lên hơn nữa trong cơ cấu vốn huy động của mình. Bên cạnh đó các khoản
vốn huy động từ khu vực dân cư rất tiềm tàng giúp Ngân hàng mở rộng kinh
doanh tín dụng tiêu dùng, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, tiết kiệm chi
phí lưu thông có lợi cho nền kinh tế.
1.2.2 Nhân tố ảnh hưởng
1.2.2.1 Nhân tố khách quan
Đây là nhân tố mà khi tác động đến ngân hàng sẽ khó có thể chống đỡ được. Đó
là các rủi ro khó tránh nên ngân hàng chỉ có thể nhận thức, dự báo và tìm cách giảm
thiểu khi xảy ra.
Môi trường pháp lý
Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là một trong nhiều lĩnh vực kinh doanh
chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan nhà nước. Môi trường pháp lý
và các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước sẽ mở ra cơ hội cũng như thách thức đối
với các ngân hàng. Các văn bản và chính sách liên quan tới hoạt động ngân hàng luôn
có sự chỉnh lý và thay đổi phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại. Cụ thể các văn bản
điều chỉnh lĩnh vực ngân hàng như: Luật các tổ chức tín dụng; Pháp lệnh ngân hàng,
hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính; Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các chỉ
thị, thông tư
Môi trường kinh tế
Điều kiện kinh tế là một yếu tố khách quan ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động
của ngân hàng. Một nền kinh tế tăng trưởng cao mới có tích lũy trong dân cư. Do đó
nguồn tiền gửi, tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng mới tăng lên. Hay nói cách khác khi

nền kinh tế phát triển, thu nhập dân cư cao và ổn định thì nguồn vốn huy động của
ngân hàng cũng sẽ cao, ổn định và ngược lại.
Tâm lý thói quen và thời vụ tiêu dùng của người gửi tiền.
Tập quán tiêu dùng của người dân có ảnh hưởng đến việc huy động vốn của
ngân hàng. Nếu ở những vùng mà dân cư có thói quen sử dụng số tiền nhàn rỗi dưới
hình thức cất trữ thì việc huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn. Trong
khi đó người dân ở những vùng khách có nhu cầu đầu tư hay tích trữ mong muốn sinh
lời hoặc bảo quản tài sản thì họ sẽ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn. Do đó cơ hội huy
SV: Lê Thị Trà My Lớp: CQ46/15.05
22
Luận văn tốt nghiệp
động vốn của ngân hàng sẽ tăng lên.Ngoài ra :vào thời vụ tiêu dùng thì nói chung
tiền gửi tiết kiệm giảm xuống. Chẳng hạn vào tháng cuối năm âm lịch chẳng
những tiền gửi tiết kiệm không tăng mà còn có thể giảm đi do dân chúng rút tiền
để mua sắm.
Nhân tố thu nhập của dân cư
Khả năng huy động vốn của ngân hàng tỷ lệ thuận với thu nhập của dân cư
có nghĩa là thu nhập của dân cư càng cao thì tiền gửi tiết kiệm tăng lên. Tuy
nhiên, khối lượng tiền trong dân cư không thể xác định một cách dễ dàng. Do
vậy, muốn dân chúng gửi tiền vào ngân hàng thì phải có chính sách lãi suất thích
hợp cùng với sự hấp dẫn về các dịch vụ ngân hàng.
Lòng tin của dân chúng đối với ngân hàng và đồng bản tệ
Khi nền kinh tế phát triển không ổn định, có lạm phát hoặc nguy cơ xuất
hiện lạm phát thì người dân phần lớn không thích gửi tiền tiết kiệm, họ thích tích
trữ vàng hoặc ngoại tệ mạnh như Đôla với kỳ vọng là bảo toàn được giá trị.
Trong hoàn cảnh này nếu ngân hàng không có chính sách huy động vốn thích
hợp và hấp dẫn như tiền gửi đảm bảo bằng vàng, tiền gửi có tính trượt giá thì sẽ
không huy động được tiền gửi tiết kiệm và lạm phát có thể bị đẩy lên cao hơn.
Yếu tố cạnh tranh trên thị trường tài chính
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng có sự tham gia của nhiều

loại hình ngân hàng mới và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Do dó, cạnh
tranh có xu hướng gia tăng mạnh, làm giảm đi sự khác biệt của NHTM với các tổ
chức tài chính phi ngân hàng. Khách hàng có tiền nhàn rỗi có thể đầu tư trực tiếp
vào mua chứng khoán của Chính phủ và công ty. Xu hướng cạnh tranh trong
ngân hàng ngày càng gia tăng do các yếu tố như thay đổi chính sách tài chính –
tiền tệ, đổi mới tài chính của doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, xu hướng chứng
khoán hoá.
1.2.2.2 Nhân tố chủ quan
Đây là những nhân tố nội tại thuộc bản thân ngân hàng. Những nhân tố này có
thể được chống đỡ và khắc phục để ngân hàng có thể đạt hiệu quả tốt hơn trong việc
huy động vốn.
Năng lực tài chính
SV: Lê Thị Trà My Lớp: CQ46/15.05
23
Luận văn tốt nghiệp
Một ngân hàng muốn phát triển tốt thì phải đảm bảo được năng lực tài chính đủ
mạnh. Đặc biệt trong thời kì hội nhập và cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường
hiện nay. Năng lực tài chính tốt đảm bảo cho ngân hàng chống đỡ được những rủi ro,
bất lợi có thể xảy ra.
Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Chiến lược kinh doanh là đường lối, phương hướng hoạt động của một ngân
hàng. Mỗi ngân hàng có một chiến lược kinh doanh khác nhau. Điều này phụ thuộc
vào điểm mạnh, điểm yếu của từng ngân hàng. Chiến lược kinh doanh xác định được
quy mô huy động vốn của ngân hàng có thể mở rộng hoặc thu hẹp, cơ cấu vốn có thể
thay đổi về tỷ lệ, chi phí. Chiến lược kinh doanh bao gồm: chính sách về sản phẩm dich
vụ, mạng lưới giao dịch, lãi suất tiền gửi, chi phí hoa hồng dịch vụ. Cụ thể :
- Chính sách lãi suất cạnh tranh
Việc duy trì lãi suất cạnh tranh huy động đặc biệt cần thiết khi lãi suất thị
trường đã ở mức tương đối cao. Các NHTM cạnh tranh giành vốn không chỉ với
nhau mà còn với các tổ chức tiết kiệm và người phát hành các công cụ khác của

thị trường vốn. Đặc biệt trong giai đoạn khan hiếm tiền tệ, dù cho những khác
biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy người gửi tiết kiệm và nhà đầu tư
chuyển vốn từ một công cụ mà họ đang có sang tiết kiệm hoặc đầu tu hay từ một
tổ chức tiết kiệm này sang một tổ chức hay một công ty khác.
- Chính sách khách hàng
Trong công tác khách hàng, Ngân hàng thường chia khách hàng ra làm
nhiều loại để có cách ứng xử phù hợp. Với những khách hàng lâu năm, giao dịch
thường xuyên, có số dư tiền gửi lớn, gây được tín nhiệm cho bản thân ngân hàng
thì ngân hàng sẽ có một chính sách thích hợp về lãi suất, kỳ hạn của món vay,
cũng như việc bảo lãnh của hợp đồng…
- Các dịch vụ do ngân hàng cung ứng
Một ngân hàng có dịch vụ tốt, đa dạng hiển nhiên có nhiều lợi thế hơn các
ngân hàng có các dịch vụ hạn chế. Các ngân hàng có quầy giao dịch mặt đường
trên các phố chính, có hệ thống rút tiền làm việc ngày đêm, có cán bộ giao dịch
niềm nở, có trình độ, có trách nhiệm…sẽ tạo được niềm tin cho khách hàng cũng
như là những lợi thế đáng quan tâm của các NHTM.
SV: Lê Thị Trà My Lớp: CQ46/15.05
24
Luận văn tốt nghiệp
- Chính sách quảng cáo
Trong hoạt động ngân hàng hiện đại, quảng cáo luôn được đề cao và phải
có một chi phí nhất định cho công tác này. Đồng thời ngân hàng cũng phải có
một chiến lược quảng cáo đặc biệt không chỉ trên truyền hình mà nên dùng cả
pano, áp phích nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn.
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng
Hình thức huy động vốn của ngân hàng càng đa dạng, phong phú, linh
hoạt bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế càng lớn bấy nhiêu. Điều
này xuất phát từ sự khác nhau trong nhu cầu tâm lý của các tầng lớp dân cư, vì
họ đều tìm thấy cho mình một hình thức gửi tiết kiệm phù hợp mà lại an toàn. Do
vậy, các NHTM thường cân nhắc rất kỹ trước khi đưa vào áp dụng một hình thức

mới.
1.3 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương
mại
Về phía xã hội : Để thực hiện được công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại
hóa đất nước, cần một lượng vốn rất lớn làm tiền đề vật chất, vốn để xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, vốn để sản xuất kinh doanh.
Về phía ngân hàng: để có thể tiến hành kinh doanh có hiệu quả, đa dạng
các hình thức kinh doanh để nâng cao sức cạnh tranh và lợi nhuận ngân hàng cần
có một lượng vốn lớn huy động từ các nguồn trong nước. Vốn trong nước phần
lớn nằm trong các hộ gia đình dưới dạng tiết kiệm dự phòng. Lượng vốn nhàn rỗi
trong các tổ chức kinh tế xã hội này cũng rất là lớn. Nhiệm vụ to lớn của mỗi
ngân hàng là phải tập trung và thu hút các nguồn vốn lớn này để đầu tư cho các
hoạt động sản xuất kinh doanh, các công trình kinh tế xã hội biến chúng thành
những đồng vốn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội.Để đạt được điều đó thì ngân
hàng phải có hoạt động huy động vốn phù hợp và có hiệu quả.
SV: Lê Thị Trà My Lớp: CQ46/15.05
25

×