Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

CHọn lọc tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 72 trang )

Trang 1
TÀI LIỆU ÔN THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN VĂN
NĂM HỌC 2012 – 2013
(Nhóm Ngữ Văn Trường THCS Trần Đại Nghĩa)

A. PHẦN VĂN BẢN
Yêu cầu chung:
* Kiến thức cần đạt:
- Nhớ được tên tác giả, tác phẩm của các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 9
- Sắp xếp các tác phẩm theo giai đoạn, thể loại, chủ đề.
- Nhận diện một biện pháp nghệ thuật (đối với thơ), hoặc nét đặc sắc của một chi tiết nghệ thuật
(đối với văn xuôi).
* Các văn bản cần học
- Chuyện người con gái Nam Xương
- Hoàng Lê nhất thống chí
- Chị em Thúy Kiều
- Cảnh ngày xuân
- Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Nói với con
- Đồng chí
- Tiểu đội xe không kính
- Mùa xuân nho nhỏ
- Bếp lửa
- Sang thu
- Ánh trăng
- Viếng lăng Bác
- Con cò
- Chiếc lược ngà
- Làng
- Những ngôi sao xa xôi


- Lặng lẽ Sapa
- Tiếng nói văn nghệ
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới.

CHUYÊN ĐỀ 1: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI ( X-XIX)

Lập bảng thống kê:

TT

VĂN BẢN TÁC GIẢ Thể
loại
NỘI DUNG CHỦ YẾU ĐẶC SẮC NGHỆ
THUẬT
1
Chuyện người
con gái Nam
Xuơng (Trích
Truyền kì mạn
lục)
Nguyễn Dữ
sống vào thế kỷ
XVI, người
huyện Trường
Tân nay là
Thanh Miện,
Truyền

Niềm cảm thuơng đối với số
phận oan nghiệt của người

phụ nữ Việt Nam dứoi chế độ
phong kiến,đồng thời khẳng
định vẻ đẹp truyền thống của
họ.
Nghệ thuật dựng
truyện,miêu tả nhân
vật,kết hợp tự sự với
trữ tình.

Trang 2
Hải Dương
2
Chị em Thúy
Kiều

Nguyễn Du Truyện
thơ
Nôm
Ca ngợi vẻ đẹp,tài năng của
con người và dự cảm về kiếp
người tài hoa bạc mệnh.
Bút pháp nghệ thuật
uớc lệ tượng trưng,
miêu tả chân dung.
3
Cảnh ngày
Xuân
Nguyễn Du Truyện
thơ
Nôm

Bức tranh thiên nhiên,lễ hội
mùa xuân tươi đẹp,trong
sáng.
Miêu tả cảnh thiên
nhiên giàu chất tạo
hình.
4
Kiều ở lầu
Ngưng Bích
Nguyễn Du Truyện
thơ
Nôm
Cảnh ngộ cô đơn buồn tủi và
tấm lòng thủy chung, hiếu
thảo cuả Thúy Kiều
Bút pháp tả cảnh ngụ
tình
5
Lục Vân Tiên
cứu Kiều
Nguyệt Nga
Nguyễn Đình
Chiểu

Truyện
thơ
Nôm
Khát vọng hành đạo giúp đời,
phẩm chất đẹp đẽ của hai
nhân vật: LVT tài ba, dũng

cảm, trọng nghĩa khinh tài;
KNN hiền hậu, nết na, ân
tình.
Ngôn ngữ kể. Miêu tả
nhân vật thông qua
hành động, cử chỉ, lời
nói
Bài tập vận dụng
1. Học thuộc lòng hai đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân.
2. Tóm tắt Chuyện Người con gái Nam Xương
3. Giải thích nhan đề: Truyền kì mạn lục
4. Nêu những yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương. Ý nghĩa?
5. Em hiểu thế nào là bút pháp ước lệ tượng trưng trong Truyện Kiều, tìm dẫn chứng minh họa.
6. Nêu một vài biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích Chi em Thúy Kiều.
7. Chép lại 6 câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân và phân tích tác dụng của biện pháp sử
dụng từ láy.
8. Chép lại 4 câu thơ miêu tả khung cảnh ngày xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân.

CHUYÊN ĐỀ 2: VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ( SAU CM THÁNG 8 – NAY)

PHẦN 1: THƠ

TT

BÀI
THƠ
TÁC GIẢ SÁNG
TÁC
THỂ
LOẠI


Chủ
đề
ĐẶC SẮC NỘI
DUNG
ĐẶC SẮC
NGHỆ THUẬT



1

Đồng
chí
(Trích
Đầu
súng
trăng
treo)


Chính Hữu-
Trần Đình Đắc
sinh năm 1926,
quê ở Can Lộc,
Hà Tĩnh


1948 –
KCCP




Tự do



Người
lính
Ca ngợi tình đồng chí
- Cùng chung lý
tưởng của những
người lính cách mạng
trong những năm đầu
cuộc kháng chiến
chống Pháp. Tình
đồng chí trở thành
sức mạnh và vẻ đẹp
tinh thần của anh bộ
đội Cụ Hồ

- Chi tiết, hình
ảnh, ngôn ngữ
giản dị, chân
thực,
côđọng,giàu sức
biểu cảm.
- Hình ảnh sáng
tạo vừa hiện
thực, vừa lãng

mạn: Đầu súng
trăng treo
Trang 3



2
Bài thơ
về tiểu
đội xe
khơng
kính
(Trích
Vầng
trăng
quầng
lửa)

Phạm Tiến Duật
sinh năm 1942,
q ở Phú Thọ.


1969 -
KCCM

Bảy
chữ
kết
hợp 8

chữ


Người
lính
Tư thế hiên ngang,
tinh thần chiến đấu
bình tĩnh, dũng cảm,
niềm vui lạc quan
của những người lính
lái xe trên tuyến
đường Trường Sơn
thời chống Mỹ
Tứ thơ độc đáo:
Những chiếc xe
khơng kính;
Giọng điệu tự
nhiên, khoẻ
khoắn, vui tếu có
chút ngang tàng;
lời thơ gần với
văn xi, lời nói
thường ngày.



3


Bếp lửa

(Trích
Hương
cây -
Bếp
lửa)
Bằng Việt, tên
thật Nguyễn
Việt Bằng, q
ở huyện Thạch
Thất, Hà Tây,
trưởng thành
trong thời kì
kháng chiến
chống Mỹ




1963 –
Hòa bình
ở MB



Tám
chữ

Người
phụ
nữ


Tình
cảm
gia
đình
Nhớ lại những kỷ
niệm xúc động về bà
và tình bà cháu. Lòng
kính u và biết ơn
của cháu đối với bà
cũng là đối với gia
đình, q hương, đất
nước.
Kết hợp miêu tả,
biếu cảm, kể
chuyện và bình
luận. Hình ảnh
bếp lửa gắn với
hình ảnh người
bà, tạo ra những
ý nghiã sâu sắc.
Giọng thơ bồi
hồi, cảm động



4




Ánh
trăng
(Trích
Ánh
trăng)

Nguyễn Duy
tên khai sinh là
Nguyễn Duy
Nhuệ, sinh năm
1948 q ở
Thanh Hố.

1978 –
Sau hòa
bình



Năm
chữ



Người
lính
Bài thơ như một lời
nhắc nhở về những
năm tháng gian lao
đã qua của cuộc đời

người lính gắn bó
với thiên nhiên đất
nước bình dò , hiền
hậu . Gợi nhắc ,
nhắc nhở ở người
đọc thái độ sống
“Uống nước nhớ
nguồn”, ân nghóa
thuỷ chung cùng quá
khứ.
Kết cấu như một
câu chuyện có
sự kết hợp yếu
tố tự sự và trữ
tình
- Giọng điệu tâm
tình, hình ảnh
giàu tính biểu
cảm.




5
Con cò
(Trích
Hoa
ngày
thường-
Chim

báo
bão)
Chế Lan Viên
(1920 – 1989)
tên khai sinh là
Phan Ngọc
Hoan, q ở
Cam Lộ, Quảng
Trị nhưng lớn
lên ở Bình Định


1962 –
Hòa bình
ở MB



Tự do


Tình
mẫu
tử
Từ hình tượng con cò
trong ca dao, trong
những lời mẹ hát ru,
ngợi ca tình mẹ và ý
nghiã của lời ru đối
với đời sống con

người
Vận dụng sáng
tạo hình ảnh và
giọng điệu lời ru
ca dao. Có những
câu thơ đúc kết
được những suy
nghĩ sâu sắc.

Trang 4


6



Muà
xuân
nho nhỏ


Thanh Hải
(1930- 1980) –
tên khai sinh là
Phạm Bá Ngoãn
quê ở huyện
Phong Điền,
tỉnh Thừa Thiên
- Huế.




1980 –
Sau hòa
bình


Năm
chữ
Niềm
yêu
đời,
yêu
cuộc
sống,
(Yêu
nước)
Bài thơ là tiếng lòng
thiết tha yêu mến và
gắn bó với đất nước,
với cuộc đời.
- Thể hiện ước
nguyện chân thành
của nhà thơ được
cống hiến cho đất
nước, góp một “một
mùa xuân nho nhỏ”
của mình vào mùa
xuân lớn của dân tộc
Nhạc điệu trong

sáng, tha thiết, tứ
thơ sáng tạo, tự
nhiên, hình ảnh
đẹp, nhiếu sức
gợi, so sánh, ẩn
dụ, điệp ngữ sử
dụng thành công,
đậm đà chất Huế.


7

Viếng
lăng
Bác
Viễn Phương,
tên thật là Phan
Thanh Viễn sinh
năm 1928 quê ở
Long Xuyên –
An Giang.


1976 –
Sau hòa
bình


Tám
chữ

Kính
yêu
lãnh
tụ
(Yêu
nước)
Bài thơ đã thể hiện
lòng thành kính và
niềm xúc động sâu
sắc của nhà thơ và
của mọi người đối
với Bác Hồ khi vào
lăng viếng Bác
Giọng điệu trang
trọng và thi
ết tha;
nhiều hình ảnh so
sánh, ẩn dụ đẹp
và gợi cảm, ngôn
ngữ bình dị mà
cô đúc.

8
Sang
thu
(Trích:
Từ
chiến
hào đến
thành

phố)
Hữu Thỉnh, tên
đầy đủ là
Nguyễn Hữu
Thỉnh, sinh
1942 quê Tam
Dương, Vĩnh
Phúc

1977 –
Sau hòa
bình

Năm
chữ
Yêu
thiên
nhiên
(Yêu
nước)
Biến chuyển nhẹ
nhàng mà rõ rệt của
thiên nhiên lúc giao
mùa từ hạ sang thu
Cảm nhận tinh tế
nên thơ qua
những hình ảnh
giàu sức biểu
cảm



9

Nói với
con

Y Phương tên
thật là Nguyễn
Văn Sước người
dân tộc Tày-
Sinh năm 1948
quê ở huyện
Trùng Khánh,
tỉnh Cao Bằng

Sau hòa
bình
Tự do

Tình
cha
con

Tình
cảm
gia
đình
Qua lời người cha
nói với con, nhà thơ
thể hiện tình cảm gia

đình ấm cúng, ca
ngợi truyền thống
cần cù, sức sống
manh mẽ của quê
hương, dân tộc mình.
Bài thơ giúp ta hiểu
thêm sức sống và vẻ
đẹp tâm hồn của dân
tôc miền núi - gợi
nhớ tình cảm gắn bó
với truyền thống quê
hương và ý chí vươn
lên trong cuộc sống.

Bằng những từ
ngữ, hình ảnh
giàu sức gợi cảm,
Cách nói giàu
hình ảnh, của
người miên núi.


Trang 5
PHẦN 2: TRUYỆN
S
T
T

Tên
tác

phẩm
– tác
giả
Năm
sáng
tác
Chủ đề Tình huống
truyện
Nội dung Nghệ thuật Nhân vật
chính
1

Làng
(Kim
Lân tên

Nguyễn
Văn
Tài
sinh
năm
1920)
1948 -
KCCP
Lòng
u nư
ớc
- Hình
ảnh
người

nơng dân

Ơng Hai nghe
tin làng chợ Dầu
theo Tây làm
Việt Gian =>
Tình huống gay
cấn

- Tình u làng q
và lòng u nước,
tinh thần kháng
chiến của người
nơng dân phải rời
làng đi tản cư được
thể hiện chân thực,
sâu sắc và cảm động
ở nhân vật Ơng Hai
trong thời kỳ đầu
kháng chiến.
- Ngôi kể:
thứ 3.
- Diễn biến
nội tâm sâu
sắc. Xây
dựng tình
huống
truyện, ngôn
ngữ nhân vật
Ơng Hai:

+ Yêu làng
thống nhất
với lòng
u nước
và tinh thần
kháng
chiến

2

Lặng
lẽ Sa
Pa
Nguyễn
Thành
Long
(1925-
1991),
q ở
huyện
Duy
Xun
-
Quảng
Nam
1970 -
KKCM
Lòng
u nước
– Hình

ảnh con
người
lao động
mới
- Cuộc gặp gỡ
tình cờ ngắn
ngủi của ông
họa só, cô kỹ sư
với anh thanh
niên trên đỉnh
n Sơn
- Truyện đã khắc
họa thành cơng hình
tượng người lao
động mới với lí
tưởng sống cao đẹp,
đáng trân trọng.
Tiêu biểu là nhân
vật anh thanh niên
với cơng việc của
mình.
- Truyện nêu lên ý
nghĩa và niềm vui
của lao động chân
chính
- Ngôi kể:
thứ 3.
- Truyện
giàu chất
thơ.

- Tình huống
hợp lí, cách
kể chuyện tự
nhiên, kết
hợp giữa tự
sự, trữ tình,
bình luận

Anh thanh
niên:
+ Yêu
nghề - ý
thức trách
nhiệm-
sống có lí
tưởng
+ Giản dò-
khiêm tốn
– chu đáo
3

Chiếc
lược
ngà
Nguyễn
Quang
Sáng
sinh
năm
1932

q ở
huyện
Chợ
1966 -
KCCM
Tình
cảm gia
đình –
Tình cha
con
- Hai cha con
gặp nhau sau tám
năm xa cách,
nhưng người con
khơng nhận cha.
Đến khi nhận ra
cũng là lúc phải
chia xa => -
Người cha dồn
hết tình u
thương vào cây
Truyện đã diễn tả
cảm động tình cha
con thắm thiết, sâu
nặng và cao đẹp
trong hồn cảnh éo
le của chiến tranh.

- Ngôi kể:
thứ 1


- Sáng tạo
tình huống
bấtngờ mà tự
nhiêm, hợp lí
- Thành cơng
trong miêu tả
tâm lí nhân
vật xây dựng
tính cách
Ơng Sáu :
+ Thương
con- Yêu
nước.
Thu:
+ Thương
cha thiết
tha sâu
đậm - tính
cách cứng
cỏi, mạnh
Trang 6
Mới,
tính An
Giang
lược làm cho
con, nhưng chưa
kịp trao thì ông
đã hi sinh
=> Tình huống

eo le của chiến
tranh
nhân vật bé
Thu

mẽ nhưng
cũng rất
hồn nhiên
ngây thơ
4

Những
ngôi
sao xa
xôi

Minh
Khuê
sinh
năm
1949,
quê ở
huyện
Tĩnh
Gia –
Thanh
hoá.
1971 -
KCCM
Lòng

yêu nước
- Thế hệ
thanh
niên trẻ
trong
KCCM
Truyện kể về 3
cô gái trong một
tổ trinh sát mặt
đường ở một cao
điểm trên tuyến
đường TS những
năm KCCM.
Tâm hồn trong sáng
mơ mộng, tinh thần
dũng cảm, cuộc
sống đầy gian khổ hi
sinh nhưng rất hồn
nhiên lạc quan của
những cô gái TNXP
trên tuyến đường
TS. Là hình ảnh đẹp
về thế hệ trẻ VN
trong KCCM.
- Ngôi kể 1
- Truyện sử
dụng vai kể
là nhân vật
chính, có
cách kể

chuyện tự
nhiên, ngôn
ngữ sinh
động, trẻ
trung và đặc
biệt thành
công về nghệ
thuật miêu tả
tâm lí nhân
vật

Nhân vật
Phương
Định:Là cô
gái trẻ hồn
nhiên nhạy
cảm, nữ
tính nhưng
cũng rất
gan dạ
dũng cảm
sẵn sàng hi
sinh vì
nhiệm vụ .

Bài tập vận dụng
1. Sắp xếp các văn bản Việt Nam hiện đại trong chương trình NV9 vào các chủ đề sau.
a. Tình cảm gia đình
b. Tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước lãnh tụ
c. Hình ảnh người lính

d. Hình ảnh con người lao động mới
e. Người phụ nữ
f. Tình mẫu tử
2. Sắp xếp các văn bản Việt Nam hiện đại trong chương trình NV9 theo giai đoạn:
- Kháng chiến chống Pháp : 1946 – 1954
- Hòa bình ở Miền Bắc: 1955 -1964
- Kháng chiến chống Mỹ: 1965 – 1975
- Sau hòa bình: 1975 – nay
3. Nêu ý nghĩa của các nhan đề: Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà, Mùa xuân nho nhỏ, Những ngôi
sao xa xôi.
4. Trong bài thơ Con cò, hình tượng con cò được khai thác từ đâu? Ý nghĩa biểu tượng của hình
tượng con cò?
5. Cách đặt nhan đề tác phẩm Bài thơ….kính có gì đặc biệt? Hãy làm rõ giá trị đọc đáo của cách
đặt tựa đề ấy.
6.Chép lại nguyên văn khổ thơ đầu khổ thơ cuối của Bài thơ…kính. Phân tích biện pháp tu từ được
Trang 7
sử dụng.
7. Chép lại và phân tích nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng trong khổ cuối của bài thơ Ánh
trăng.
8. Biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ cuối của bài Sang thu? Phân tích.
9. Liệt lê những hình ảnh ẩn dụ được sử dụng trong bài thơ Viếng Lăng Bác. Phân tích ý nghĩa của
các hình ảnh ấy.
10. Hai câu thơ: “Mặt trời của bắp…. trên lưng” trích từ văn bản nào? Phân tích biện pháp nghệ
thuật được sử dụng.
11. Chép lại nguyên văn khổ thơ đầu bài Đoàn thuyền đánh cá và phân tích các biện pháp nghệ
thuật được sử dụng.
12. Tại sao tác giả lại viết : “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”. Phân tích ý nghĩa biểu tượng của
hình ảnh bếp lửa.
13. Chép lại khổ thơ cuối của bài thơ Nói với con và cho biết người cha muốn nói với con mình
điều gi?

14. Nêu mạch cảm xúc của các bài thơ: Bếp lửa, Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng, Mùa xuân nho
nhỏ, Viếng lăng Bác, Sang thu.
15. Các chi tiết trong nội tâm của ông Hai : “Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ…Làng thì
yêu thật nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù” cho ta hiểu gì về nhân vật?
16. Lời tâm sự của anh thanh niên : “ Vả khi ta làm việc ta với cong việc là đôi sao gọi là một mình
được? Huống chí công việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của
cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất.” cho ta hiểu gì về nhân vật?
17. Tìm những chi tiết chứng tỏ tình yêu thương cha sâu nặng của bé Thu và yêu thương con của
ông Sáu.
18. Nêu những điểm chung và riêng của các nhân vật trong truyện Những Ngôi sao xa xôi.
19. So sánh ngôi kể và người kể chuyện trong hai văn bản: Những ngôi sao xa xôi và Chiếc lược
ngà. Phân tích tác dụng.
CHUYÊN ĐỀ 3: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM



I. Giới thiệuvăn bản
1. Tác giả
- Nhà văn Nguyễn Đình Thi ( !924 - 2003), Là thành viên của Hội Văn Hóa cứu quốc từ năm 1943.
- T ừ 1958 – 1989 , là Tổng Thư ký hội nhà văn Việt nam.
- T ừ 1995, là Chủ tịch ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật.
- Năm 1996, được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
2. Tác phẩm
- Viết năm 1948 in trong cuốn " Mấy vấn đề văn học " xuất bản năm 1956.
- Phương thức biểu đạt : Nghị luận.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nội dung tiếng nói của văn nghệ
- Cách lập luận phân tích, tổng hợp dẫn chứng cụ thể.
- Nội dung tiếng nói văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con
người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của nghệ sĩ. Nội dung tiếng nói văn nghệ khác với các

bộ môn khoa học khác.
2. Sự cần thiết của tiếng nói văn nghệ với đời sống con người
TI

NG N
ÓI
C
ỦA
V
Ă
N NGH


(Nguyễn Đình Thi)


Trang 8
- Dẫn chứng tiêu biểu , cụ thể, sinh động, lập luận chặt chẽ đầy sức thuyết phục.
- Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống đầy đủ hơn , phong phú hơn với cuộc đời và với tâm hồn
chính mình
- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, tiếng nói của văn nghệ giúp cho con người vui lên, biết rung
cảm và ước mơ trong cuộc đời còn lắm vất vả cơ cực.
3. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ
- Đoạn văn giàu nhiệt tình và lí lẽ.
Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Nó có sức mạnh kì diệu, sức cảm hóa to lớn đi vào nhận thức, tâm
hồn chúng ta qua con đường tình cảm.
IV. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí Cách viết giàu hình ảnh, có sức thuyết phục cao.
- Hệ thống luận điểm sắp xếp hợp lí Lời văn chân thành say sưa, nhiệt huyết.

2. Nội dung
Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung cảm
mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho con người được phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân
cách, tâm hồn mình.





I.Giới thiệu văn bản
1.Tác giả:
Vũ Khoan, nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thươg mại,
hiện là Phó Thủ tướng chính phủ nước ta
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Ra đời đầu năm 2001, đăng trên tạp chí “Tia sáng” (2001), in trong tập “Một góc nhìn của tri
thức”.NXB trẻ-TP HCM -2002.
- Phương thức biểu đạt:Nghị luận , bình luận về một tư tưởng trong đời sống xã hội.
- Đại ý (Luận điểm chính).
“Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cài mạnh, cái yếu của con người Việt nam để rèn những thói
quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới”
II. Tìm hiểu văn bản
1. Vai trò của con người trong hành trang vào thế kỷ mới
- Lý lẽ chính xác, chặt chẽ, khách quan, có sức thuyết phục.
- Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử
- Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
2 Bối cảnh thế giới và những nhiệm vụ của đất nước
- Lý lẽ xác đáng, trình bày linh hoạt
- Bối cảnh thế giới hiện nay là một thế giới mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao
thoa hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các nền kinh tế.
- Chúng ta đang đứng trước những nhiệm vụ rất nặng nề:

+ Thoát khỏi đói nghèo.
+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Tiếp cận nền kinh tế tri thức.
3. Những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam.
CHU
ẨN BỊ H
ÀNH TRANG VÀO TH
Ế KỶ MỚI
(Vũ Khoan)


Trang 9
- Cách lập luận song song, sử dụng thành ngữ, tục ngữ.
- Thông minh nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.
- Cần cù sáng tạo như thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công ngghệ, chửa
quên với cường độ khẩn trương.
- Có tinh thần đoàn kết đùm bọc trong chiến đấu nhưng lại thường đố kị nhau trong làm ăn và trong
cuộc sống thường ngày.
- Bản tính thích ứng nhanh nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị kinh doanh,
quen với bao cấp, thói sùng ngoại họăc bài ngoại quá mức, thói khôn vặt, ít giữ chữ tín
IV. Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ Ngôn ngữ giản dị, có tính thuyết phục cao.
2. Nội dung:
Nhiệm vụ của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn hội nhập mới của dân tộc để chuẩn bị hành trang vào
thế kỷ mới
BÀI TẬP VẬN DỤNG :
1. Trên cơ sở đã học văn bản Chuẩn bị….mới, em hãy viết một đoạn văn từ 10-12 câu trình bày
suy nghĩ về hành trang của thanh niên trong thời đại hiện nay.
2. Phân tích những điểm mạnh - yếu của con người Việt Nam qua văn bản Chuẩn bị…

B. TIẾNG VIỆT
Yêu cầu chung
* Kiến thức cần đạt:
- Hệ thống hóa kiến thức về: Các phương châm hội thoại, Từ vựng, Cách dẫn trực tiếp và
cách dẫn gián tiếp, Các thành phần biệt lập, Liên kết câu và liên kết đoạn văn, Nghĩa tường
minh và hàm ý.
* Kĩ năng cần đạt
- Chỉ ra và sữa lỗi trong hoạt động giao tiếp; xác định các loại từ, các thành phần câu, các
phương tiện liên kết đoạn văn, các lớp nghĩa.
* Gồm các bài sau:
- Các phương châm hội thoại
- Từ vựng (từ đơn, từ phức,từ đồng âm, đồng nghĩa, nhiều nghĩa, trái nghĩa,từ tượng thanh, tượng
hình, các biện pháp tu từ)
- Lời dẫn trục tiếp và gián tiếp
- Các thành phần biệt lập
- Liên kết câu và liên kết đoạn văn
- Nghĩa tường minh, nghĩa hàm ý
I. TỪ VỰNG :
Đơn vị bài học Khái niệm Cách sử dụng Ví dụ
Từ đơn Là từ chỉ gồm một tiếng Thường dùng để tạo từ
ghép từ láy, làm cho
vốn từ thêm phong phú
Sách, nhà ,học, chạy,
đẹp, sáng, tối…
Từ phức Là từ gồm hai hay nhiều tiếng

Dùng định danh sự vật
hiện tượng…rất phong
Nhà sách, học tập, chạy
nhảy, tốt đẹp…

Trang 10
phú trong đời sống
Nghĩa của từ Là nội dung (sự vật tình chất
hoạt động quan hệ…) mà từ
biểu thị
Dùng từ đúng chỗ đúng
lúc, hợp lì

Từ nhiều nghĩa Là từ mang những sắc thái ý
nghĩa khác nhau do hiện
tượng chuyển nghĩa (có môt
nghĩa gốc và các nghĩa
chuyển)
Được dùng nhiều trong
văn chương, thơ ca
Trông : nhìn, ngắm,
ngó, thấy…
Hiện tượng
chuyển nghĩa của
từ
Là hiện tượng đổi nghĩa của
từ tạo ra những từ nhiều
nghĩa (nghĩa gốc →nghĩa
chuyển)
Hiểu hiện tượng chuyển
ghĩa trong những văn
cành nhất định
Xuân : - mùa
xuân(nghĩa gốc). – tuổi
( ngh

ĩa chuyển)
Từ đồng âm Là những từ giống nhau về
âm thanh nhưng nghĩa khác
xa nhau, không liên quan gì
với nhau
Khi dùng từ đồng âm
phải chú ý đến ngữ
cảnh để tránh gây hiểu
nhầm. Thường dùng
trong thơ văn trào
phúng
Đường ra trận mùa này
đẹp lắm.
Ngọt như đường

Từ đồng nghĩa Là những từ có nghĩa giống
nhau hoặc gần giống nhau
Dùng từ đồng nghĩa và
các loại từ đồng nghĩa
để thay thế phải phù
hợp với ngữ cảnh và sắc
thái biểu cảm
Hi sinh : chết, bỏ mạng,
tiêu đời, ra đi, qua đời .
Trách : la, rầy, mắng,
phiền lòng…
Từ trái nghĩa Là những từ có nghĩa trái
ngược nhau
Dùng trong thể đối, tạo
hình tượng tương phản,

gây ấn tượng mạnh làm
cho lời nói sinh động
Xa- gần; Xấu- đẹp;
Nhanh- chậm; Già- trẻ;
Hòa bình- chiến tranh…

Từ tượng hình Là từ gợi tả hình ảnh dáng vẻ
trạng thái…của sự vật
Dùng trong văn miểu tả
và tự sự
La đà, khệ nệ, lom
khom, lác đác…
Từ tượng thanh Là từ mô phỏng âm thanh của
tự nhiên, của con người
Dùng trong văn miêu tả
và tự sự
Vi vu, róc rách, ầm ầm,
lanh lảnh…
So sánh Là đối chiếu sự vật sự việc
này với sự vật sự việc khác có
nét tương đồng để làm tăng
sức gợi hình gợi cảm cho sự
diễn đạt
Dùng nhiều trong ca
dao, trong thơ, văn
miêu tả và nghị luận
Trẻ em như búp trên
cành. Cao như núi, Dài
như sông…
Ẩn dụ Là gọi tên sự vật hiện tượng

này bằng tên sự vật hiện
tượng khác có nét tương đồng
với nó nhằm tăng sức gợi
hình gợi cảm cho sự diễn đạt
Làm tăng hiệu quả biểu
đạt trong thơ, văn miêu
tả, thuyết minh, nghị
luận
Con sâu làm rầu nồi
canh. Mặt trời của bắp
thì nằm trên đồi, Mặt
trời của mẹ, em nằm
trên lưng.
Nhân hóa Là gọi hoặc tả con vật, cây
cối, đồ vật…bằng những từ
ngữ vốn được dùng để gọi
hoặc tả con người làm cho thế
Dùng nhiều trong thơ
ca, văn miêu tả, thuyết
minh…
Ơi con chim chiền
chiện. Hót chi mà vang
trời
Trang 11
giới loài vật trở nên gần gũi
Nói quá Là biện pháp tu từ phóng đại
mức độ quy mô, tính chất của
sự vật hiện tượng được miêu
tả để nhấn mạnh, gây ấn
tượng, tăng sức biểu cảm

Dùng trong những hoàn
cảnh giao tiếp cụ thể
Con rận bằng con ba
ba. Nửa đêm nó ngáy cả
nhà thất kinh.

Nói giảm nói
tránh
Là biện pháp tu từ dùng cách
diễn đạt tế nhị uyển chuyển
tránh gây cảm giác đau buồn
ghê sợ thô tục, thiếu lịch sự
Dùng trong những hoàn
cảnh giao tiếp phù hợp
Bác Dương thôi đã thôi
rồi. Nước mây man
mác ngậm ngùi lòng ta.
Liệt kê Là sấp xếp nối tiếp hàng loạt
từ hay cụm từ cùng loại để
diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn
những khía cạnh khác nhau
của thực tế, tư tưởng tình cảm

Biết vận dụng các kiểu
liệt kê theo cặp, không
theo cặp, tăng
tiến…trong văn tự sự,
miêu tả, thuyết minh,
nghị luận
Họ dò xem nhà nào có

chậu hoa, cây cảnh,
chim tốt khướu hay…
thì biên ngay hai chữ
phụng thủ vào.
Điệp ngữ Là biện pháp lặp lại từ ngữ
(hoặc cả câu) để làm nổi bật ý
diễn đạt gây cảm xúc
Sử dụng các dạng điệp
ngữ trong văn tự sự
miêu tả, thuyết minh,
nghị luận, trong thơ ca
Anh đi anh nhớ quê
nhà. Nhớ canh rau
muống, nhớ cà dầm
tương.
Chơi chữ Là lợi dụng đặc sắc về âm, về
nghĩa của từ ngữ để tạo sắc
thái dí dỏm hài hước làm cho
câu văn hấp dẫn thú vị
Sử dụng lối chơi chữ
đồng âm, điệp
âm, trong thơ trào
phúng, câu đối câu đố
Còn trời còn nước còn
non. Còn cô bán rượu
anh còn say sưa
II.NGỮ PHÁP:
Đơn vị bài học Khái niệm
Đặc điểm- cấu tạo-
công dụng…

Ví dụ
Khởi ngữ

Khởi ngữ là thành phần đứng
trước chủ ngữ để nêu lên đề tài
được nói đến trong câu.
Trước khởi ngữ thường
có thể thêm các quan hệ
từ: về, đối với, còn…
Tôi cứ nhà tôi tôi ở,
việc tôi tôi làm, cơm
gạo của tôi tôi ăn.
Thành phần
biệt lập: Tình
thái
- Thành phần tình thái được
dùng để thể hiện cách nhìn của
người nói đối với sự việc được
nói đến trong câu
Là bộ phận không
tham gia vào việc
diễn đạt nghĩa sự việc
của câu nên được gọi
là thành phần biệt
lập.
Có lẽ mẹ con tôi
cũng chẳng muốn đi.

Thành phần
biệt lập: Cảm

thán
- Thành phần cảm thán được
dùng để bộc lộ tâm lí của
người nói (vui, buồn, hờn,
giận, mừng, giận,yêu,ghét…)

Là bộ phận không tham
gia vào việc diễn đạt
nghĩa sự việc của câu
nên được gọi là thành
phần biệt lập
Chao,đường còn xa
lắm!

Thành phần
biệt lập: Gọi
- Thành phần gọi – đáp được
dùng để tạo lập hoặc duy trì
- Là bộ phận không
tham gia vào việc
Em ơi, Ba lan mùa
tuyết tan.
Trang 12
đáp quan hệ giao tiếp diễn đạt nghĩa sự việc
của câu nên được gọi
là thành phần biệt lập
- Vâng, đây là nhà
em mời bác vào nghỉ
chân.
Thành phần

biệt lập: Phụ
chú

Thành phần phụ chú được
dùng
để bổ sung một chi tiết cho
nội dung chính của câu.

Là bộ phận không
tham gia vào việc
diễn đạt nghĩa sự việc
của câu nên được gọi
là thành phần biệt
lập-Thành phần phụ
chú thường được đặt
giữa haidấu gạch
ngang, hai dấu phẩy,
hai dấu ngoặc đơn
hoặc giữa một dấu
gạch ngang với một
dấu phẩy, nhiều khi
thành phần phụ chú
còn được đặt sau dấu
hai chấm.
Lác đác hãy còn những
thửa ruộng lúa con gái
xanh đen, lá to bản, mũi
nhọn như lưỡi lê- con
gái núi rừng có khác.


Liên kết câu và
liên kết đoạn
văn
- Các đoạn văn trong một văn
bản cũng như các câu trong
một đoạn văn phải liên kết
chặt chẽ với nhau về nội dung
và hình thức.

1.Về nội dung:
- Các đoạn văn phải
phục vụ chủ đề chung
của văn bản, các câu
phải phục vụ chủ đề
của đoạn văn (liên
kết chủ đề)
- Các đoạn văn và
các câu phải sắp xếp
theo một trình tự hợp
lí (liên kết lôgic)
2.Về hình thức: các
câu và các đoạn văn
có thể được liên kết
với nhau bằng một sồ
biện pháp chính như
sau:
- Lặp lại ở câu đứng
sau từ ngữ đã có ở
câu trước (phép lặp
từ ngữ).

- Sử dụng ở câu sau
các từ ngữ đồng
nghĩa, trái nghĩa hoặc
cùng trường liên
tưởng với từ ngữ đã
có ở câu trước (phép
đồng nghĩa, trái
Từ đó, oán nặng thù
sâu, hàng năm Thủy
Tinh làm mưa gió, bão
lụt dâng nước đánh Sơn
Tinh. Nhưng năm nào
cũng vậy, Thần nước
đánh mệt mỏi, chán chê
vẫn không thắng nổi
Thần Núi để cướp Mị
Nương, đành rút quân
về.
- Phép thế :
Thủy tinh- Thần nước
Sơn Tinh – Thần Núi

Trang 13
nghĩa và liên tưởng)
- Sử dụng ở câu sau
các từ ngữ có tác
dụng thay thế từ ngữ
đã có ở câu trước
(phép thế)
- Sử dụng ở câu đứng

sau các từ ngữ biểu
thị quan hệ với câu
trước (phép nối)
Nghĩa tường
minh – hàm ý

1. Nghĩa tường minh:
- Là phần thông báo được diễn
đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong
câu.
2.Hàm ý:
- Là phần thông báo tuy không
được diễn đạt trực tiếp bằng từ
ngữ trong câu nhưng có thể suy
ra từ những từ ngữ ấy.

Ví dụ:
A: - Tối mai bạn đi xem
phim với tôi được
không?
B. - Buổi tối mình còn
phải trông nhà. (không
đi được)

Phương châm
về lượng
Khi giao tiếp cần nói cho có nội
dung, nội dung của lời nói phải
đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc
giao tiếp, không thiếu không

thừa

Phương châm
về chất
Khi giao tiếp đừng nói những
điề mà mình không tin là đúng
hay không có bằng chứng xác
thực

Phương châm
quan hệ
Khi giao tiếp cần nói đúng vào
đề tài, trành nói lạc đề

Phương châm
cách thức
Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn
gọn rành mạch tránh cách nói
mơ hồ

Phương châm
lịch sự
Khi giao tiếp cần tế nhị, tôn
trọng người khác

Cách dẫn trực
tiếp
Là nhắc lại nguyên văn lời nói
hay ý nghĩ của người hoặc nhân
vật.

Lời dẫn trực tiếp được
đặt trong dấu ngoặc kép

Lời dẫn gián
tiếp
Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ
của người hoặc nhân vật có điều
chỉnh cho phù hợp
Lời dẫn gián tiếp không
đặt trong dấu ngoặc kép
*chuyển lời dẫn trực
tiếp thành lời dẫn gián
tiếp:
- Bỏ dấu hai chấm và
dấu ngoặc kép.Thêm từ
rằng hoặc là trước lời

Trang 14
dẫn
- Thay đổi đại từ nhân
xưng sang ngôi thứ 3
- Lược bỏ các từ chỉ
tình thái, chuyển các từ
chỉ thời điểm hiện tại
thành quá khứ.
II. BÀI TẬP:
Bài tập 1: Tìm thành phần trạng ngữ trong các câu sau. Cho biết ý nghĩa của trạng ngữ.
- Ngày mai, chúng tôi đi du lịch.
- Ở ngoài sân, hoa mai nở vàng rực rỡ.
- Bằng xe đạp, tôi đi học.

- Để đạt thành tích cao trong học tập, tôi phải cố gắng hơn nữa.
Bài tập 2: Tìm thành phần khởi ngữ trong các câu sau:
- Nam Bắc hai miền ta có nhau.
- Quân địch chết 2 sĩ quan.
- Tôi cứ nhà tôi tôi ở,việc tôi tôi làm, cơm gạo của tôi tôi ăn.
- Ăn thì không nỡ ăn.
- Quan, người ta sợ cái uy quyền của quan.Nghị Lại, người ta sợ cái uy quyền của đồng tiền.
Bài tập 3: Chuyển đổi các câu sau đây thành câu có thành phần khởi ngữ:
- Mỗi cân gạo này giá ba ngàn đồng.
- Tôi luôn có sẵn tiền trong nhà.
- Chúng tôi mong được sống có ích cho xã hội.
- Nó làm bài rất cẩn thận.
Bài tập 4:
a. Đặt câu có thành phần trạng ngữ
- Ngoài vườn, có rất nhiều loại cây ăn quả .
- Trên bờ biển, có nhiều người đang đi dạo.
b. Đặt câu có thành phần khởi ngữ
- Sức, hai người ngang nhau.
- Viết, anh ấy cẩn thận lắm.
Bài tập 5: Đặt một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu( chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng một thành phần
trạng ngữ và một thành phần khởi ngữ.
Ví dụ: Năm nay, tôi đang là học sinh lớp 9. Đây là năm học cuối cấp nên tôi cần phải cố gắng hơn rất
nhiều. Về vấn đề học ở nhà tôi sắp xếp thời gian biểu một cách khoa học. Học bài và làm bài đầy đủ
trước khi đến lớp. Khi ở trên lớp, tôi luôn cố gắng nghe giảng, chỗ nào chưa hiểu tôi hỏi thầy cô bộ
môn hoặc bạn bè. Tôi đang nỗ lực hết mình để đạt thành tích cao trong năm học này.
Bài tập 6: Tìm các thành phần biệt lập trong các câu sau:
- Phiền một nỗi, anh ấy lại thương con quá.
- Biết đâu anh ta lại nghĩ thoáng hơn.
- Làm như thể người ta chạy mất không bằng.
Trang 15

- Không biết chừng tôi lại trách nhầm nó.
- Nói của đáng tội mẹ con tôi cũng chẳng muốn đi.
- Chao, đường còn xa lắm!
- Trời ơi, đám mạ bị giẫm nát hết rồi.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng .
- Em ơi, Ba lan mùa tuyết tan.
- Vâng, đây là nhà em mời bác vào nghỉ chân.
- Lác đác hãy còn những thửa ruộng lúa con gái xanh đen, lá to bản, mũi nhọn như lưỡi lê- con gái núi
rừng có khác
Bài tập 7: Đặt câu có sử dụng các thành phần tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú ( Mỗi loại hai câu)
Ví dụ :- Lan ơi, cậu chờ mình với!
- Theo ý kiến tôi thì việc này phải làm ngay.
Bài tập 8: Đặt đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn ( Từ 5 đến 7 câu) trong đó có sử dụng các thành phần biệt lập
đã học.
Ví dụ: “Trong dòng văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng tháng Tám có rất nhiều tác phẩm
viết về đời sống khốn cùng cơ cực của người nông dân. Nhưng có lẽ hay và cảm động nhất, theo tôi là
truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao…”
Bài tập 9: Tìm các phép liên kết câu trong các đoạn văn sau:
b. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.
Nhưng năm nào cũng vậy, Thần nước đánh mệt mỏi, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp
Mị Nương, đành rút quân về.
c. Bà lão đăm đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt.
( Kim Lân)
d. Anh nên tha thứ cho nó. Vả lại nó cũng còn trẻ người non dạ, tha cho nó một lần cũng được.

Bài tập 10: Đặt đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu ( chủ đề tự chọn ) trong đó có sử dụng các phép liên kết
đã học.
Ví dụ: Ngoài sân, tôi đang trông đứa em gái nhỏ. Nó rất rất hiếu động. Nó vừa la hét ầm ĩ, vừa giơ hai
tay vẫy rối rít. Một lát sau, chừng như mệt quá con bé ngồi xuống. Rồi lại đứng lên, vỗ tay cười khanh
khách.

Bài tập 11: Xác định biện pháp tu từ trong các câu sau. Cho biết các từ in đậm có phải là hiện tượng
chuyển nghĩa để tạo từ nhiều nghĩa hay không?
a. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm)
b. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng.
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
c. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước .
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
d. Sấm cũng bớt bất ngờ.
Trên hàng cây đứng tuổi.
(Sang thu – Hữu Thỉnh)
e. Con dù lớn vẫn là con của mẹ.
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con;
Trang 16
(Con cò – Chế Lan Viên)
Bài tập 12: Vận dụng các PCHT, phân tích các tình huống hội thoại sau:
a. Hương: - Huệ ơi, đi học nào .
Huệ : - Năm phút nữa mẹ tớ mới về.
b. Mẹ hỏi con:
– Hôm nay, con ăn cơm thế nào ?
– Chả ngon lắm mẹ ạ.
c. - Cháu có biết nhà cô giáo Hoa ở đâu không ?
- Cháu nghe nói ở xóm 5, bác đến đó rồi hỏi tiếp ạ.
d. Tiền bạc chỉ là tiền bạc.
e. Cô giáo đang giảng bài và cả lớp đang chú ý lắng nghe. Một bạn học sinh đứng trước cửa lớp
khoanh tay cúi chào cô và xin phép cho gặp một bạn trong lớp để nói chuyện. Bạn đó có vi
phạm PCHT không? Vì sao ?

f. Khi bố mẹ đi vắng, có người lạ mặt đến hỏi về tình hình gia đình như: ngày, giờ đi làm của bố
mẹ…. Em cần phải tuân thủ PCHT nào khi trả lời ? PCHT nào không nên tuân thủ ? Vì sao ?
g. Một khách mua hàng hỏi người bán:
- Hàng này có tốt không anh ?
- Mốt mới đấy! Mua đi ! Dùng rồi sẽ biết anh ạ.
Bài tập 13. Xác định các kiểu câu trong đoạn trích sau:
Có một đám mây kéo ngoài cửa hang. Một đám nữa. Rồi một đám nữa bay qua ngày càng
nhanh. Bầu trời mở rộng trước cửa hang đen đi. Cơn dông đến. Cát bay mù. Gió quật lên, quật xuống
những cành cây khô cháy.Lá bay loạn xạ. Đột ngột như biến đổi bất thường trong tim con người vậy. Ở
rừng mùa này thường mưa như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng
lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy
đau, ướt ở má.
( Lê Minh Khuê)
Bài tập 14: Xác định các thành phần câu trong các câu dưới đây:
- Cô Hoa, cho tôi gặp một tí !
- Tôi thì tôi xin chịu.
- Có lẽ , hôm nay nắng to đấy.
- Chuẩn bị lên đường , anh em ơi !
- Vì tổ quốc, ta sẵn sàng hy sinh.
- Còn chó sói , bạo chúa của cừu trong thơ ngụ ngôn LaPhong Ten, cũng đáng thương
không kém.
- Té ra, anh làm báo mà không chịu đọc báo.
- Cứ dạy, còn một thằng cũng dạy.
- Dưới bóng cây đa, bọn trẻ quây quần đùa nghịch.
- Thuốc , ông giáo ấy không hút; rượu , ông giáo ấy không uống.
- Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu!
- Nè , lấy cho bố ấm nước.
- Vâng , có ngay ạ.
- Kể ra thì người ta giàu cũng sướng thật.
- Những tưởng bây giờ chú đã là kĩ sư rồi.

- Trời ơi, tôi đâu có hay cơ sự lại thế này.
Bài tập 15: Xác định các biện pháp tu từ trong các trường hợp sau:
a . Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Trang 17
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
b . Ôi đâu phải qua đêm dài lạnh cóng
Mặt trời lên là hết bóng mù sương!
Ôi đâu phải qua đoạn đường lửa bỏng
Cuộc đời ta bỗng chốc hóa thiên đường!
c . Con rận bằng con ba ba
Nửa đêm nó ngáy cả nhà thất kinh.
d. Quân đi sạt núi nghiêng đồi
Giờ nằm im ngủ trong hơi của rừng
e. Mây đi vắng, trời xanh buồn rộng rãi.
Bài tập 16: Xác định các phép liên kết có trong các đoạn văn sau:
a. Đơn vị chăm chúng tôi ra trò. Có gì lại bảo : “ Để cho bọn trinh sát, chúng nó ở trên đó vắng”.
Điều đó cũng dễ hiểu thôi. Đơn vị thường ra đường lúc mặt trời lặn. Và làm việc có khi suốt
đêm. Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không
phải chuyện chơi.
( Lê Minh Khuê)
b. Mỗi tháng y vẫn cho nó năm hào. Khi sai nó trả tiền giặt hay mua thiếu gì, còn năm ba xu, một
vài hào, y thường cho nó luôn. Nhưng cho rồi y vẫn tiếc ngấm ngầm. Bởi vì những số tiền cho
lặt vặt ấy góp lại trong một tháng, có thể thành hàng đồng ( Nam Cao )
c. Nhĩ chợt nhớ ngày bố mẹ anh mới cưới Liên từ một làng bên kia sông về làm vợ anh, Liên vẫn
đang còn mặc áo nâu và chít khăn mỏ quạ. So với ngày ấy bây giờ Liên đã trở thành một người
đàn bà thị thành. Tuy vậy, cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên
vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hy sinh từ bao đời xưa… ( Nguyễn Minh
Châu )
Bài tâp 17: Tìm các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ, Viếng
lăng Bác, Sang thu, Đồng Chí….

Bài tập 19: Xác định phép liên kết ở một số đoạn văn trong văn bản: Tiếng nói của văn nghệ, Chuẩn bị
hành trang vào thế kỉ mới, Những ngôi sao xa xôi…
Bài tập 20: Các thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào:
Nói ba hoa thiên tướng, có một thốt ra mười, nói mò nói mẫm, nói thêm nói thắt, nói một tấc lên
trời:
Bài tập 21: Trong giao tiếp phép tu từ nào thường được sử dụng để bảo đảm phương châm lịch sự.
Cho ví dụ và phân tích!
Bài tập 22: Các cách nói sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Hãy chữa lại cho đúng.
- Đêm hôm qua cầu gãy.
- Họp xong bạn nhớ ra cửa trước.
- Lớp tớ, hai người mua 5 quyển sách.
- Người ta định đoạt lương của tôi anh ạ.
Bài tập 23: Trong giao tiếp các từ ngữ nào thường được sử dụng đề thể hiện phương châm lịch sự:
Bài tập 24: Hãy kể một số tình huống trong đời sống vi phạm phương châm hôị thoại mà được chấp
nhận.
Bài tập 25. Phân tích lỗi về các phương châm hội thoại trong các giải thích sau đây của ông bố cho đứa
con học lớp 3:
- Mặt trời là thiên thể nóng sáng ở xa trái đất.
- Sao hoả là hành tinh trong hệ Mặt trời.
Bài tập 26:. Vận dụng phương châm hội thoại để phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn
Du trong hai câu thơ sau:
Trang 18
“ Hỏi tên rằng: Mã Giám Sinh
Hỏi quê, rằng : Huyện Lâm Thanh , cũng gần.”
Bài tập 27: Xác định ngôi của đại từ “em” trong các trường hợp sau:
- Anh em có nhà không?
- Anh em đã đi chơi với bạn rồi.
- Em đã đi học chưa con?
Bài tập 28: Xác định nghĩa gốc - chuyển của từ “đầu”
- Trong nền kinh tế tri thức, hơn nhau là ở cái đầu.

- Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.
- Trùng trục như con chó thui
Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu.
Bài tập 29: Xác định các từ có nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của từ trong các trường
hợp sau:
a. Muỗi bay rừng già cho dài tay áo.
b. Bạc tình nổi tiếng lầu xanh
Một tay chôn biết mấy cành phù dung.
c. Một mặt người bằng mười mặt của
d. Gia đình Tú Xương có 7 miệng ăn.
e. Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa.
Bài tập 30: Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, cho ví dụ minh họa.
Bài tập 31: Tìm các từ trái nghĩa trong sáu câu thơ đầu của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và chỉ rõ
tác dụng.
Bài tập 32: Trình bày sự phát triển từ vựng của tiếng Việt, cho ví dụ.
Bài tập 33: Nghĩa của các từ chuột (con chuột máy vi tính); răng (răng lược, răng cưa) phát triển theo
phương thức nào?
Bài tập 34: Xác định các phép tu từ trong các ví dụ sau:
- Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh
đại bại.

- Ta về thăm lại ngày xưa
Muời năm mà ngỡ như vừa hôm qua
Vẫn trường - vẫn lớp - vẫn ta
Vẫn cây phượng vĩ nở hoa đầy trời.

- Tàu giật mình đột ngột
Rồi vội rời sân ga


- Giáp phải giả Pháp
Hiến tài, hái tiền

- Từ xưa đến nay mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng
vô cùng mạnh mẽ to lớn, nó lướt qua mọi sự khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.

- Chòng chành như nón không quai
Như thuyền không lái như ai không chồng.

Trang 19
- Đau lòng kẻ ở người đi
Lệ chia thấm đá, tơ chia rũ tằm
Bài tập 35: Khi chuyển từ lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp ta phải tuân thủ thao tác nào?
Bài tập 36: Xác định các thành phần biệt lập có trong các ví dụ sau:
a. Huế ơi, quê mẹ của ta ơi!
b. Vâng, đúng nhà em bác nghỉ chân.
c. Thương người cộng sản, căm Tây - Nhật
Buồng mẹ - buồng tim, giấu chúng con.
d. Lão không hiểu tôi – tôi nghĩ vậy – và tôi càng buồn lắm.
e. Ôi, những quyển sách rất nâng niu.
f. Ô, tiếng hót vui say con chim chiền chiện.
g. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.
h. Ngủ ngoan a-kay ơi!
Bài tập 37: Đặt câu có thành phần tình thái thể hiện các sắc thái sau:
- Kính trọng
- Thân thương
- Chủ quan
- Nghi ng:
- Ngạc nhiên
Bài tập 38: Xác định các phép liên kết trong các trường hợp sau:

a. Gà đã lên chuồng từ lúc nãy. Hai bác ngan cũng đã ì ạch về chuồng rồi. Chỉ duy nhất có hai chú
ngỗng vẫn tha thẩn đứng giữa sân.
b. Nhà thơ sẽ thấy con chó sói độc ác mà cũng khổ sở, tuy trộm cướp đấy nhưng thường mắc mưu
nhiều hơn. Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về, vì chẳng có tài trí gì, nên nó
luôn đói meo, và vì đói nên nó hoá rồ. Ông để cho Buy – phông dựng một vở bi kịch về sự độc ác , còn
ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.
c. Keng may một bộ cánh. Việc này không thể để cho bố biết được.
d. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc…
e. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường
như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ… Một hôm, tôi phàn nàn
việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm.
f. Nhĩ nhìn mãi mà không thấy cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo đâu cả. Thì ra thằng
con anh mới chỉ đi được đến hàng cây bằng lăng bên kia đường.
g. Nhĩ chợt nhớ ngày bố mẹ anh mới cưới Liên từ một làng bên kia sông về làm vợ anh Liên vẫn còn
mặc áo nâu và chít khăm mỏ quạ. So với ngày ấy bây giờ Liên đã đổi khác trở thành người đàn bà thị
thành. Tuy vậy, cũng như bãi bồi phơi mình bên kia sông, tâm hồn Liên vẫn giữ được những nết tần tảo
và hi sinh…
h. Đó là nhưng lẽ phải không ai chối cãi được. Thế mà hơn tám mươi năm nay bọn thực dân Pháp đã
áp bức đồng bào ta.
Bài tập 39. Trong các câu dưới đây câu nào có hàm ý? Nội dung hàm ý? Người nghe có giải đoán
được hàm ý không? Chi tiết nào thể hiện?
a. – Tôi mà biết anh như thế này thà tôi lấy quỷ sa tăng còn sướng hơn!
- Lạ nhỉ. Dưới âm ti địa ngục người ta cho phép họ hàng lấy nhau hả?

b. Thoắt trông nàng đã chào thưa:
“ Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây?
Đàn bà dễ có mấy tay
Trang 20
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan
Dễ dàng là thói hồng nhan

Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”
Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu
Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.” (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

c. Có hai anh chàng đi chơi gặp 1 cô gái. Anh chàng thứ nhất nói:
- Chào em, trông em như Hằng Nga.
Anh chàng thứ 2 nói:
- Anh cứ tưởng em là người ở Cung Quảng.
Cô gái đáp:
- Thế 2 anh là bạn của chú Cuội à?

d. Tiện đây mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận đã hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào. (Ca dao)

e. “Vua dầu hoả Sa mút nói với Bin- ghết
- Gía dầu leo thang như thế này chắc tôi sẽ mua được cả thế giới.
Bin - ghết mỉm cười và gật đầu:
- Anh thì có thể nhưng tôi chưa có ý định bán nó.”

f. “ Napoleon đang tiếp một vị khách nước ngoài trong phòng làm việc của mình. Vị khách nhìn
Napoleono và nói một cách ngạo mạn:
- Tôi cao hơn ông.
Napoleon liền ngả lưng trên thành ghế, gác hai chân lên bàn và chậm rãi nói:
- Không! Ông chỉ dài hơn tôi mà thôi!”

Bài tập 40: Chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp:
a. Nhân vật ông Giáo trong truyện ngắn Lão Hạc thầm hứa với người con trai của lão Hạc rằng: “Đây
là cái vườn của ông cụ thân sinh ra anh đã cố để ại cho anh trọn vẹn, cụ thà chết chứ không chịu bán

một sào.”
b. Chiều hôm qua Hoàng tâm sự với tôi: “Hôm nay mình phải cố chạy đủ tiền để gửi cho con.”
c. Trong báo cáo chính trị tại đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Chủ Tịch Hồ Chí Minh
nêu rõ: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một
dân tộc anh hùng.”
Bài tập 41: . Chuyển đoạn sau đây thành đoạn văn không có lời dẫn trực tiếp
“ Sinh dỗ dành:
- Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.
Đứa con ngây thơ nói:
- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín
thin thít.
Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói:
- Trước đây thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến. mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi
cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.” (Nguyễn Dữ)
Bài tập 42. Đọc các đoạn văn và thực hiện những yêu cầu sau:
Trang 21
a. Xác định khởi ngữ
b. Xác định thành phần biệt lập
c. Xác định các phép liên kết câu
d. Xác định từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, tượng thanh, tượng hình, từ đơn, từ phức.
Đoạn 1: “Dứt lời ông lão lại đi… nghe nhờ mấy” (Làng – Kim Lân)
Đoạn 2: “Bên gian bác Thứ đã ngủ từ lâu… nghe ra bên ngoài” (Làng – Kim Lân)
Đoạn 3: “Mụ chạy sát lại bực cửa……em lại cứ nhớ đáo để đấy nhớ” (Làng- Kim Lân)
Đoạn 4: “Anh thanh niên đang nói, dừng lại…… Chè đã ngấm rồi đấy”. (Lặng lẽ SaPa - Nguyễn Thành
Long)
Đoạn 5: “Đọc ít mà đọc kĩ….tầm thường, thấp kém” (Bàn về đọc sách- Chu Quang Tiềm)
Đoạn 6: “Cái mạnh của con người Việt nam không chỉ chúng ta nhận biết… biến đổi không ngừng” .
(Chuẩn bị hành trang…- Vũ Khoan)
Đoạn 7: “Anh con trai miễn cưỡng mặc quần áo….rồi cất tiếng gọi yếu ớt: “Huệ ơi!” (Bến quê-
Nguyễn Minh Châu)

C. TẬP LÀM VĂN
Yêu cầu chung
* Kiến thức cần đạt:
- Trình bày suy nghĩ về một sự việc, hiện tượng xã hội gần gũi với học sinh.
- Làm rõ kiến thức trọng tâm của văn bản văn học.
* Kĩ năng cần đạt
- Học sinh xác định được yêu cầu của bài nghi luận xã hội, biết phối hợp các kỹ năng đã học
vào viết một bài văn ngắn về một hiện tượng đời sống, hoặc một tư tưởng đạo lý
- Học sinh hiểu biết về tác giả, tác phẩm, học sinh, biết vận dụng thành thạo những kỹ năng
vào viết một bài văn nghị luận văn học
a. Nghị luận xã hội
- Về một tư tưởng đạo lý
- Về một hiện tượng đời sống.
b. Nghị luận văn học
- Văn học Việt Nam trung đại
+ Chuyện người con gái Nam Xương
+ Hoàng Lê nhất thống chí
+ Chị em Thúy Kiều
+ Cảnh ngày xuân
+ Kiều ở lầu Ngưng Bích
+ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Văn học Việt Nam hiện đại
+ Đồng chí
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính
+ Đoàn thuyền đánh cá
+ Bếp lửa
+ Khúc hát ru ….
+ Ánh trăng
+ Con cò
+ Mùa xuân nho nhỏ

+ Viếng lăng Bác
Trang 22
+ Sang thu
+ Nói với con
+ Làng
+ Chiếc lược ngà
+ Lặng lẽ Sapa
+ Những ngôi sao xa xôi
DÀN Ý CHI TIẾT

Chuyện người con gái Nam Xương
( Trích “TRUYỀN KỲ MẠN LỤC” – NGUYỄN DỮ)
1. Tác giả:
- Nguyễn Dữ sống vào thế kỷ XVI, khi chế độ Phong kiến có dấu hiệu suy tàn.
- Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ ra làm quan một năm rồi xin về quê viết sách, nuôi mẹ.
2. Tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục”
- Ra đời khoảng thế kỷ thứ XVI
- Ghi chép tản mạn những chuyện kỳ lạ được lưu truyền trong dân gian.
- Gồm 20 truyện.
- Được sáng tác theo lối truyện truyền kỳ của Trung Quốc nhưng mang tính Việt Nam rất rõ nét.
3. Chuyện người con gái Nam Xương.
- Là truyện thứ mười sáu trong số hai mươi truyện của “Truyền kỳ mạn lục”Có nguồn gốc từ một
truyện dân gian.
- Thể loại: Truyện truyền kì
- Kiểu văn bản: Tự sự Trung đại
- Phương thức biểu đạt chính : Tự sự
- Đại ý: Truyện kể về cuộc đời và số phận của một phụ nữ vì bị nghi oan mà tìm đến cái chết. Qua đó
thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân là người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng.
2. Bi kịch của Vũ Nương.
- Bị oan VN tìm đến cái chết trong tuyệt vọng => Thực chất nàng đã bị bức tử

- Cái chết của nàng tố cáo những luật lệ pk xem trọng quyền uy của kẻ giàu và người đàn ông trong gia
đình, nhưng lại đối xử bất công với người phụ nữ (giá trị hiện thực). Đồng thời bày tỏ niềm cảm
thương trước số phận oan nghiệt của người phụ nữ xưa ( giá trị nhân đạo)
3. Ý nghĩa của phần truyền kì
-Hoàn chỉnh thêm vẻ đẹp của VN: giàu lòng tự trọng, đầy bao dung vị tha và luôn khát khao hạnh
phúc.
- Kết thúc có hậu thể hiện ước mơ về sự công bằng.
- Mặc dù được giải oan nhưng VN không bao giờ được hưởng hạnh phúc nơi dương thế. Cuộc đời nàng
mãi là một bi kịch => Tăng giá trị tố cáo của tác phẩm.
4. Nghệ thuật:
- Dựng truyện khéo léo, tự nhiên truyện trở nên hấp dẫn sinh động giấu tính kịch.
- Xây dựng nhân vật với những tinh cách rõ nét.
- Kết hợp giữa tự sự và trữ tình
Phân tích nhân vật Vũ Nương
Nhân vật Vũ Nương được miêu tả, khắc hoạ trong những hoàn cảnh nào? Hãy phân tích lời lẽ cùng
cách cư xử của nàng trong mỗi hoàn cảnh cụ thể để làm rõ tính cách của nhân vật?
Vũ Nương khi sống với chồng
?VN được giới thiệu như thế nào?
- Thuỳ mị nết na, tư dung tốt đẹp
Trang 23
- TS mến vì dung hạnh nên cưới về
? TS là người như thế nào? VN đã cư xử như thế nào?
- Nàng giữ gìn khuôn phép không để…thất hoà
=> Đẹp người, đẹp nết
?Em hiểu gì về nàng qua những lời giã biệt chồng?
- Nàng không mong vinh hiển chỉ cầu cho chồng bình an trở về.Hạnh phúc lớn nhất của nàng là được
sống bình yên bên chồng con. Nàng xót xa trước những nỗi vất vả của chồng, bày tỏ nỗi nhớ khắc
khoải bằng lời nói tha thiết, ân tình, đằm thắm.
? Thể hiện phẩm chất gì?
- Là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, người vợ thảo hiền, biết cảm thông và chia sẻ với chồng, có ước

mơ chính đáng, không màng danh lợi.)
Vũ Nương khi xa chồng
? Khi Trương Sinh đi lính, ở nhà đã xảy ra những biến cố nào? Vũ Nương đã xử lý ra sao? Qua đó, em
thấy nàng có những phẩm chất gì?
- Thiếu người chăm sóc việc nhà, nàng thay chồng quán xuyến  đảm đang, tháo vát.
- Sinh con trai, thay chồng nuôi dạy con  người mẹ hiền, thay chồng làm cha của con mình.
- Mẹ chồng ốm, hết lòng chăm sóc; mẹ chồng mất, lo tang ma chu đáo là nàng dâu hiếu thảo.
- Nàng luôn sống trong nỗi nhớ mong dài theo năm tháng
- Tất cả những việc làm ấy xuất phát từ nguyên nhân nào? (Hết lòng yêu chồng)
-lưu ý lời của bà mẹ nói với nàng
Trong ba năm dài xa chồng, Vũ nương đã tỏ ra là người phụ nữ tảo tần đảm đang. Nàng thay chồng
quán xuyến mọi việc trong nhà, phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạy con thơ. Một biến cố lớn nhất là mẹ
chồng qua đời. Nàng đã thay chồng lo ma chay chu đáo như đối với mẹ đẻ ra mình. Có thể nói Vũ
nương đã thực hiện rất tốt thiên chức của người phụ nữ: là nàng dâu hiếu thảo, người mẹ hiền, người
vợ đảm đang chung thủy và rất yêu chồng.
Vũ Nương khi bị oan
? Vũ nương đã phản ứng như thế nào khi bị chồng nghi oan? Nàng đã lên tiếng mấy lần? Mỗi lần có ý
nghiã như thế nào? Hs thảo luận và trình bày
-Nàng đã lên tiếng ba lần với mục đích để minh oan cho mình.
- Lần 1 : Phân trần để chồng hiểu rõ lòng mình: thân phận của mình, tình nghĩa vợ chồng, tấm lòng
thủy chung, cầu xin chồng đừng nghi oan cho mình.

Hết lòng hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có
nguy cơ tan vỡ.
- Lần 2 : Đau đớn thất vọng khi không hiểu vì sao bị mắng, bị đánh. Hạnh phúc gia đình, niềm khao
khát và vun đắp bấy lâu nay đã sụp đổ. Tình yêu tan vỡ, cả nỗi đau chờ chồng đến thành hóa đá cũng
không thể làm lại được nữa

Thất vọng, tuyệt vọng vì cách đối xử thô bạo, thiếu tin tưởng, không
tình cảm của chồng.Cảm thấy danh dự bị xúc phạm…

- Lần 3 : Tuyệt vọng đến cùng cực, không thể cứu vãn được hạnh phúc gia đình, than thở cùng trời đất,
tự trẫm mình

Hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự.
? Qua những sự việc này, em nhận xét gì về tính cách của Vũ Nương? ( Đó là người phụ nữ rất quý
trọng và hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gia đình, có lòng tự trọng cao)
chốt vấn đề: Hãy khái quát lại vẻ đẹp của Vũ Nương
Vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam
Người con gái đẹp người đẹp nết ấy đáng ra phải được hưởng một cuộc đời hạnh phúc, nhưng cuộc đời
nàng lại là một bi kịch.
Theo em nguyên nhân nào dẫn tới cái chết của Vũ Nương?
? Cuộc hôn nhân của VN và TS có xuất phát từ tình yêu?
Trang 24
? Qua nhưng cách cư xử của TS em có nhân xét gì về con người này? Thái độ của em như thế nào
trước nhưng cư xử ấy?
? Đặt câu chuyện vào trong hoàn cảnh ra đời của nó em hãy lí giải tại sao VN lại tự tử?
-Chốt: Dẫn tới cái chết của VN là cả một chuỗi tình huống đẩy đến sự tuyệt vọng: Cuộc hôn nhân
mang tính chất mua bán không bình đẳng giữa kẻ giàu và người nghèo đã cho TS một cái thế rất cao
đối với vợ trong một xã hội gia trưởng phong kiến bênh vực nhà giàu và người đàn ông. Cộng với cá
tính hồ đồ vũ phu của một kẻ thất học không biết phân biệt phải trái, bất chấp lời giãi bày của vợ của
hành xóm, chỉ tin vào một đứa trẻ lên ba…=> Mâu thuẫn gia đình tới chỗ không thể hàn gắn nổi, xã
hội không bênh vực người phụ nữ, đứng về phía kẻ giàu…VN đành chấp nhân cái chết.
? Vậy phải chăng cái chết của VN thực sự là bị bức tử chứ không phải là tự tử?
Chốt: Nàng không hề muốn chết (lời than) nhưng nàng hoàn toàn không còn gì: Gia đình tan vỡ,tình
yêu bị phụ bạc, bao công sức vun đắp cho hạnh phúc bị phủ nhận, danh dự bị bôi nhọ, xã hội không
bênh vực => Dẫn tới nỗi tuyệt vọng không lối thoát, chỉ còn một con đường duy nhất để giải thoát, để
minh chứng là cái chết => Bức tử
? Tác giả muốn nói gì qua bi kịch của VN?
-Tố cáo: Xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia
đình.Những luật lệ hà khắc bất công đối với người phụ nữ.

? Niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệtcủa người phụ nữ trong xh pk xưa
?Nếu em là Vũ Nương, em sẽ xử sự như thế nào? Em có đồng tình với cách xử lý của Vũ nương không
? Hs thảo luận và trình bày- GV liên hệ thực tế xã hội ngày nay giáo dục tư tưởng.
Trong chuyện cổ tích Vợ chàng Trương câu chuyên kết thúc ở đây, nhưng bàn tay tài hoa của Nguyễn
Dữ đã sáng tạo thêm một cuộc đời mới cho nhân vật của mình với những màu sắc lung linh, kì ảo …
? Sống nơi Thuỷ cung dù sung sướng an nhàn nhưng VN vẫn mang tâm sự gì? Qua những tâm sự ấy ta
hiểu thêm gì về nàng?
- Nhớ quê hương, chồng con, đau đáu được trả lại danh dự (Không thể gửi hình ẩn bóng ….tìm về có
ngày.) => Giầu lòng tự trong, luôn khát khao hạnh phúc gia đình và tấm lòng bao dung nhân hậu.
? Em có nhận xét gí về cách kết thúc truyện?
- Kết thúc có hậu thể hiện ước mơ về sự công bằng.
? Ý nghĩa của chi tiết kì ảo cuối cùng khi VN trở về và biến mất mãi mãi?
- Cảnh đẹp rực rỡ nhưng mờ ảo mơ hồ không có thực => Tất cả chỉ là ảo ảnh, chỉ là một chút an ủi cho
người bạc mệnh. Thực sự nàng đã chết mãi mãi không thể hưởng hạnh phúc nơi trần thế. Hạnh phúc
thực sự cả đời nàng khao khát vĩnh viễn không được hưởng. Cuộc đời nàng mãi là một bi kịch: Khi
sống thì bị bức tử. Chết rồi dù được minh oan thì lại không thể trở về…=>Tăng giá trị tố cáo, khẳng
định niềm cảm thương.
Một trái tim dễ rung động trước những đau khổ của cuộc đời, của con người như Nguyễn Dữ có lẽ đã
từng rung lên trước bao nhiêu số phận oan khuất trong xã hội đương thời. Với cuộc đời đầy bi kịch của
Vũ nương, trái tim ấy đã đúc kết thành một tác phẩm mà tiếng vang của nó còn vọng mãi đến hôm nay.
Đó là tiếng nói nhân đạo bênh vực cho hạnh phúc chính đáng của người phụ nữ trong một xã hội vốn
đã ngược đãi họ. Đó là tiếng nói của những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội đương thời mà nhà
văn đã cất lên thay cho họ.

Nhân vật Quang Trung – Nguyễn Huệ:
1. Tác giả:
- Ngô Gia Văn Phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, Huyện Thanh
Oai, tỉnh Hà Tây. Hai tác giả chính là Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du
- Họ đều là những trung thần của nhà Lê.
2. Tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”.

Trang 25
- Ra đời khoảng đầu thế kỷ XIX, khi chế độ Phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, vua Lê bất
tài, cầu viện ngoại bang, bán rẻ đất nước.
- Viết theo thể loại Chí là một thể văn xuôi cổ vừa có tính văn học, vừa có tính lịch sử ; bằng chữ Hán
theo thể chương hồi, gồm 17 hồi.
- “Hoàng Lê nhất thống chí” được xem là quyển tiểu thuyết lịch sử. Nó thể hiện những biến động của
nước ta khoảng ba mươi năm cuối thế kỷ XVIII và mấy năm đầu thế kỷ XIX.
- Viết, theo lối chương hồi,
3. Hồi thứ 14.
- Kể lại chuyện Vua Quang Trung đại phá quân Thanh, Lê Chiêu Thống trốn ra nước ngoài.
- Bố cục: Ba phần
- “Từ đầu… Năm Mậu thân”.
=>Vua Quang Trung chuẩn bị tiến quân.
- “Vua Quang Trung tự mình… kéo vào thành.”
=>Cuộc hành binh thần tốc và chiến thắng lẫy lừng.
- Phần còn lại.
=>Số phận bọn bán nước và cướp nước.
1. Hình ảnh Vua Quang Trung.
- Sử dụng chi tiết cụ thể, có thật, miêu tả sinh động.
- Vua Quang Trung là người mạnh mẽ quyết đoán; nhà lãnh đạo, chính trị, ngoại giao, có trí tuệ sáng
suốt, có tầm nhìn xa trông rộng, tài dụng binh như thần, sâu sắc và tâm lý, có lòng yêu nước thương
dân, văn võ song toàn Là người anh hùng dân tộc.
2. Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước.
a, Bọn cướp nước.
Kiêu căng, chủ quan, tướng lo ăn chơi, quân vô kỷ luật. Thực chất là một bọn xâm lăng tham lam
nhưng tinh thần hèn yếu, tự chuốc lấy thất bại thảm hại.
b, Những kẻ bán nước
Thực chất là những kẻ bất tài, tham quyền cố vị, tham sống sợ chết, nhục nhã cầu cạnh ngoại bang, bán
nước, tự đưa mình đến kết cục bi thảm.
* . Nghệ thuật:

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và miêu tả.
- Kể chuyện theo trình tự thời gian.
- Miêu tả cụ thể, chân thực.
- Xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập.
- Hình tượng đẹp, mang tính sử thi về người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
- Số phận bi đát của những kẻ bán nước và cướp nước.
- Bức tranh hiện thực về một giai đoạn lịch sử đau thương mà anh dũng của dân tộc.
- Quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc sâu sắc của các tác giả.
Phân tích hình ảnh Vua Quang Trung.
?Nổi bật trong hồi thứ 14 là nhân vật nào? (Vua Quang Trung).
?Khi được tin cấp báo về việc quân Thanh đã kéo vào Thăng Long, Nguyễn Huệ đã có phản ứng và
những hành động nào? Qua đó em nhận xét gì về ông?
- Ngày 22 tháng 11năm Mậu Thân, Tôn Sĩ Nghị chiếm Thăng Long.
- Ngày 24 tháng 12, Nguyễn Huệ được tin cấp báo, nóng giận, họp tướng sĩ, định cầm quân đi ngay 
mạnh mẽ, quyết đoán
-Nhưng lại nghe theo lời khuyên của mọi người,lên ngôi Hoàng Đế cho chính vị hiệu, hạ lệnh xuất
quân. Biết nghe theo ý kiến đúng.

×