Chương I
1. Sự khác nhau cơ bản giữa hệ thống ngân hàng của nước ta trong cơ
chế kế hoạch hóa tập trung hiện nay (khác biệt giữa hệ thống NH 1 cấp và 2 cấp
ở VN)
TCPB Hệ thống NH 1 cấp Hệ thống NH 2 cấp
Tư cách
pháp lý
Hỗn hợp, vừa có tư cách
của cơ quan trực thuộc CP, vừa
có tư cách của NHTW, và tư
cách của NH trung gian.
Là cơ quan thuộc chính phủ
và là ngân hàng TW
Mô
hình tổ chức
tổ chức của Ngân hàng
Quốc gia Việt Nam bao gồm: ở
trung ương, chi nhánh liên khu,
chi nhánh ở tỉnh và chi nhánh ở
nước ngoài. Các chi nhánh
không có tư cách pháp nhân,
hoạt động với tư cách là cơ
quan cấp dưới đại diện của
Ngân hàng quốc gia Việt Nam.
Mô hình tổ chức Ngân hàng
nhà nước Việt Nam bao gồm 2
cấp: Ngân hàng nhà nước Việt
Nam và các ngân hàng chuyên
doanh trực thuộc.
Chức
năng của
NHNN
Chức năng của ngân hàng
bao gồm: phát hành giấy bạc,
điều hoà sự lưu hành tiền tệ,
quản lý ngân sách quốc gia; huy
động vốn trong nhân dân, điều
hòa, mở rộng tín dụng; quản lý
ngoại tệ và thanh toán các
khoản giao dịch với nước
ngoài…
Ngân hàng nhà nước
Việt Nam thực hiện đồng thời
chức năng quản lý ngoại hối và
trực tiếp thực hiện hoạt động
giao dịch ngoại tệ
Ngân hàng nhà nước Việt
Nam chỉ đảm nhận vai trò là cơ
quan quản lý nhà nước trong lĩnh
vực tiền tệ và hoạt động ngân
hàng. Các nghiệp vụ ngân hàng
sẽ do hệ thống các tổ chức tín
dụng trung gian tiến hành. Các
ngân hàng thương mại và những
tổ chức tín dụng trung gian được
pháp lệnh trao quyền tự chủ kinh
doanh, tự chịu trách nhiệm về
hoạt động kinh doanh của mình
Ngân hàng nhà nước
Việt Nam chỉ thực hiện chức
năng quản lý ngoại hối mà không
còn trực tiếp thực hiện hoạt động
giao dịch ngoại tệ
2. Hd ngân hàng là gj? Sự khác biệt cb giữa hđ NH với hđ kd khác
* "Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân
hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, và sử dụng số tiền này để cấp tín
dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. (theo điều 9 Luật Ngân hàng và điều 20
khoản 7 luật TCDN)
* Sự khác biệt cb giữa hđ NH với hđ kd khác
TCPB HĐ ngân hàng HĐ kinh doanh khác
Đối
tượng
tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng Hàng hóa, tài sản…
Nội dung nhận tiền gửi, và sử dụng số
tiền này để cấp tín dụng và cung
ứng các dịch vụ thanh toán”
Ko có HĐ này
Chủ thể
thực hiện
Phải là các ngân hàng, hoặc
các tổ chức tín dụng, được nhà
nước cho phép hoạt động
Không bắt buộc phải là
NH và TCTD
3. Tại sao hđ NH lại có pl riêng điều chỉnh:
Lĩnh vực Ngân hàng là nơi tích tụ và điều hòa nhiều loại nguồn vốn là nơi thực
hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao và liên quan đến nhiều
lợi ích của nhiều loại chủ thể trong nền kinh tế. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động
Ngân hàng và phát huy vai trò tích cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội, đòi
hỏi Nhà nước cùng đồng bộ những biện pháp trong đó có sử dụng pháp luật
4. Vai trò NN trong lĩnh vực NH:
Có 5 vai trò:
1. Nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
2. Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ quản lý và duy trì trật tự cho các
hoạt động Ngân hàng trong nền kinh tế
3. Nhà nước thành lập và sử dụng hệ thống Ngân hàng, TCTD Nhà nước giữ
vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân
4. Nhà nước kích thích sự phát triển của các hệ thống Ngân hàng, TCTD
Nhà nước tạo môi trường kinh tế, môi trường pháp lý.
Cụ thể:
1. Nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
- Chính sách tiền tệ quốc gia có ảnh hưởng to lớn đối với quá trình và ổn định kinh
tế - xã hội. Do đó việc hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
phải theo có chế độ và trật tự chặt chẽ. Ở Việt Nam , Luật Ngân hàng 1997 quy định
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ quyền hạng xây dựng dự án tiền tệ
quốc gia để trình chính phủ xem xét trình Quốc Hội quý định và TC thực hiện chính
sách này.
- Điều 2, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định: "Chính sách tiền tệ quốc
gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định
giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
đảm bảo quốc phòng an ninh và nâng cao đời sống nhân dân".
2. Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ quản lý và duy trì trật tự cho
các hoạt động Ngân hàng trong nền kinh tế
Lĩnh vực Ngân hàng là nơi tích tụ và điều hòa nhiều loại nguồn vốn là nơi thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia. Lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao và liên quan đến nhiều lợi
ích của nhiều loại chủ thể trong nền kinh tế. Đảm bảo an toàn cho hoạt động Ngân
hàng và phát huy vai trò tích cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội, đòi hỏi Nhà
nước cùng đồng bộ những biện pháp trong đó có sử dụng pháp luật. Thể hiện trên
các mặt:
+ Ban hành các văn bản pháp luật quy định các điều kiện hoạt động Ngân hàng;
điều kiện trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của TCTD
và giấy phép hoạt động Ngân hàng của các tổ chức khác quy định nhiệm vụ và
quyền hạng quản lý nhàn nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ...
+ Nhà nước cùng pháp luật làm công cụ để xây dựng hệ thống Ngân hàng,
TCTD phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách của
Nhà nước về xây dựng các loại hình TCTD ghi nhận ở điều 4 Luật các TCTD:
12/12/1997.
1/ Thống nhất quản lý với mọi hoạt động Ngân hàng, xây dựng các tổ chức
tín dụng hiện đại, đủ sức đáp ứng đủ nhu cầu vốn và dịch vụ Ngân hàng cho nền
kinh tế và dân cư, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, đảm bảo an toàn
hệ thống TCTD, bảo vệ lợi ích hành pháp của người gửi tiền.
2/ Đầu tư vốn và nguồn lực khác để phát triển các TCTD Nhà nước tạo điều
kiện cho các tổ chức này giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trên thương trường tiền tệ.
3/ Phát triển các Ngân hàng chính sách hoạt động không những mục đích lợi
nhuận phục vụ nghĩa vụ và các chính sách khác nhằm thực hiện chính sách kinh tế -
xã hội của Nhà nước.
4/ Bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hành pháp khác trong hoạt động
của các TCTD hợp tác nhằm tạo điều kiện cho người lao động tương trợ nhau trong
sản xuất và đời sống.
5/ Xử dụng các Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và
nông dân với chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất và các điều kiện vay vốn.
+ Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ bảo đảm an toàn cho các hoạt động kinh
doanh Ngân hàng trong nền kinh tế vì hoạt động kinh doanh Ngân hàng còn tiềm ẩn
những rủi ro cao: Nhà nước ban hành các quy định nhằm hạn chế và kiểm soát hoạt
động kinh doanh Ngân hàng. Ví dụ: Điều 79 Luật các TCTD: Tổng dư nợ cho vay
đối với 1 khách hàng không vượt quá 15% vốn của TCTD trừ tổng hợp đối với các
khoản cho vay từ các nguồn vốn ủy thác của chính phủ, của các tổ chức, cá nhân
hay trường hợp vay là các TCTD khác.
+ Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ ngăn ngừa, giải quyết các tranh
chấp phát sinh trong lĩnh vực Ngân hàng: Quy định về trình tự, thủ tục, cơ quan có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp... góp phần trong việc bảo vệ quyền lợi của các tổ
chức, cá nhân tham gia các quan hệ xã hội trong lĩnh vực Ngân hàng trong nền kinh
tế.
3. Nhà nước thành lập và sử dụng hệ thống Ngân hàng, TCTD Nhà nước
giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân
Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMQD, Ngân hàng đầu tư phát triển, Ngân
hàng chính sách và các loại hình TCTD khác. Hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ
Nhà nước giao nên các Ngân hàng, TCTD Nhà nước đóng vai trò là công cụ của
Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, tín dụng Ngân hàng của Nhà nước
và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
- Vai trò chủ đạo thể hiện: Hệ thống Ngân hàng, CTCD Nhà nước hoạt động trên
tất cả các lĩnh vực Ngân hàng với quy mô hoạt động rộng nên có ảnh hưởng sâu sắc
đối với nền kinh tế và có tác động chi phối đối với hoạt động Ngân hàng của các
thành phần kinh tế khác.
4. Nhà nước kích thích sự phát triển của các hệ thống Ngân hàng, TCTD
Nhà nước tạo môi trường kinh tế, môi trường pháp lý.
Thực hiện các tác động trực tiếp bằng chính sách thu hút đầu tư, chính sách ưu
đãi thức.
5. NH điều chỉnh những nhóm quan hệ nào
Đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể được hình dung khái quát là
các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước cũng như các quan hệ
xã hội nảy sinh từ hoạt động lưu thông tiền tệ, tín dụng, ngân hàng của các tổ chức
tín dụng và các chủ thể khác tham gia vào lĩnh vực ngân hàng. Như vậy, đối tượng
điều chỉnh của luật ngân hàng bao gồm hai nhóm:
-Các quan hệ quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.
-Các quan hệ về tổ chức và hoạt động kinh doanh ngân hàng của các tổ chức
tín dụng và những chủ thể khác có tham gia vào lĩnh vực này.
Căn cứ vào nội dung điều chỉnh các quan hệ pháp luật ngân hàng, đối tượng
điều chỉnh của luật ngân hàng có thể được phân biệt thành những nhóm quan hệ xã
hội như sau:
-Nhóm các quan hệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
-Nhóm các quan hệ tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng
-Nhóm các quan hệ kinh doanh ngân hàng của các tổ chức khác, tuy không
phải là tổ chức tín dụng nhưng được phép thực hiện một số hoạt động thuộc lĩnh
vực ngân hàng.
6. Doanh nghiệp A ký hợp đồng cho doanh nghiệp B vay tiền, trong hợp đồng có
khỏa thuận B phải trả lãi cho A lãi suất 1% /tháng. Số tiền A cho B vay . Hđ này
có tranh chấp. TA giải quyết theo hướng tuyên hđ vay vốn trên vô hiệu. DN A ko
có chức năng kd tiền tệ (ko được NHNN cấp giấy phép hđ NH). QĐ of anh chị về
vđề trên
HĐ trên ko vô hiệu nếu xét trên góc độ LDS đây là hợp đồng vay tài sản
giữa DN A với DN B có đối tượng là tiền. Hơn nữa, theo quy định của LNHNN chỉ
điều chỉnh hoạt động của NHNN và Luật các tổ chức tín dụng chỉ điều chỉnh hoạt
động của các tổ chức tín dụng và chỉ điều chỉnh các tổ chức ko phải là tổ chức tín
dụng nếu các tổ chức này có các hoạt động ngân hang. . Trong tình huống này, DN
A cho HN B vay tiền chưa phải là một hoạt động ngân hang.
7. A cho B vay tiền luật NH có điều chỉnh ko?
Ko. Vì:
Theo quy định hiện hành đối tượng điều chỉnh của LNHNN là NHNN. Đối
tượng điều chỉnh của luật các tổ chức tín dụng là các tổ chức tín dụng và các tổ
chức khác có hoạt động ngân hang. Như vậy, Luật NH chỉ điều chỉnh hoạt động của
các tổ chức được cấp giấy phép hoạt động ngân hang…
A cho B vay tiền, đây là hoạt động của cá nhân, ko phải hoạt động ngân hang,
chỉ mang t/c dân sự thông thường nên ko thuộc đối tượng điều chỉnh của LNH
8. Dịch vụ cầm đồ có là đối tượng điều chỉnh của LNH hay ko?
Luật ngân hàng là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh và quy định về
địa vị pháp lý của ngân hàng trung ương và của các tổ chức tín dụng; các quan hệ xã
hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước và các quan hệ giao dịch có liên quan
đến hoạt động lưu thông tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, các hoạt động ngân hàng và
các dịch vụ ngân hàng của các tổ chức tín dụng và những chủ thể khác trong lĩnh
vực ngân hàng và thị trường tiền tệ.
Đối tượng điều chỉnh của LNH bao gồm:
-Nhóm các quan hệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
-Nhóm các quan hệ tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng
-Nhóm các quan hệ kinh doanh ngân hàng của các tổ chức khác, tuy không
phải là tổ chức tín dụng nhưng được phép thực hiện một số hoạt động thuộc lĩnh
vực ngân hàng
Do đó, để xét dịch vụ cầm đồ có là đối tượng điều chỉnh của LNH hay ko ta
cần xét xem dịch vụ cầm đồ có phải là hoạt động ngân hàng hay ko, và hoạt động
này có đủ điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động ngân hàng hay ko.
Thứ nhất, về dịch vụ ngân hàng có phải là hoạt động ngân hàng hay không.
Theo khoản 8 điều 20 LTCTD, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ
và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền
này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Còn dịch vụ cầm đồ là một loại hình dịch vụ cầm vàng, bạc, đồ trang sức quý
và các vật dụng khác. Người cầm sẽ được nhận một tờ biên lai chứng nhận đồ từ
người được cầm., có thể coi như đây là hoạt động Thế chấp các vật có giá trị để vay
tiền và trả lãi trong một thời gian, nếu hết hạn mà ko trả tiền vay và lãi thì tài sản đó
thuộc sở hữu của người nhận cầm đồ. Theo đó có thể thấy, dịch vụ ngân hàng ko có
các đặc điểm của hoat động ngân hàng mà chỉ mang tình chất là như một hoạt động
cầm cố để vay tiền theo dân sự. Do đó dịch vụ cầm đồ ko là đối tượng điều chỉnh
của LNH.