Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Luận văn thạc sĩ thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công nghệ của ty cổ phần xuất nhập khẩu mỹ nghệ thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.83 KB, 68 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
--------- * * * --------

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
ĐỀ TÀI: “Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công nghệ của

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long. ”

Sinh viên thực hiện

: Lê Thị Thu Hương

Mã sinh viên

: TC 441598

Lớp

: Quản trị kinh doanh thương mại K44

Chuyên ngành

: Quản trị kinh doanh thương mại

Đơn vị thực tập


:

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mỹ
nghệ Thăng Long

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Phan Tố Uyên

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

SVTH : Lê Thị Thu Hương

Lớp : QTKD Thương Mại k44


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU MỸ NGHỆ THĂNG LONG.............................3
1.1. Khái quát về Công ty CP xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long....3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của cơng ty xuất nhập khẩu Mỹ
nghệ Thăng Long. JSC..............................................................................3
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty và quản lý của Công ty CP xuất nhập
khẩu mỹ nghệ Thăng Long.......................................................................5
1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty CP xuất nhập khẩu mỹ nghệ
Thăng Long...............................................................................................8
1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP xuất nhập khẩu mỹ

nghệ Thăng Long những năm gần đây......................................................9
1.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty cổ phần xuất nhập
khẩu mỹ nghệ Thăng Long từ năm 2009 đến 2015...................................9
1.2.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần xuất
nhập mỹ nghệ Thăng Long qua những năm gần đây..............................10
1.3. Sự cần thiết khách quan phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa tại
Cơng ty CP xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long................................12
1.3.1. Nhu cầu đối với hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới..................12
1.3.2. Tiềm năng của Việt Nam trong việc sản xuất và xuất khẩu hàng
thủ cơng mỹ nghệ....................................................................................13
1.3.3. Vai trị của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đối với nền kinh tế.
.................................................................................................................15
1.3.4. Vai trị của xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ đối với công ty cổ
phẩn XNK mỹ nghệ Thăng Long............................................................16

SVTH : Lê Thị Thu Hương

Lớp : QTKD Thương Mại k44


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG
MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU MỸ
NGHỆ THĂNG LONG.......................................................................18
2.1. Đặc điểm mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Công ty CP
xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long....................................................18
2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty CP xuất

nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long.............................................................20
2.2.1. Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty CP xuất
nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long theo mặt hàng.....................................20
2.2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần
xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long theo thị trường............................24
2.2.3. Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần
xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long theo các hình thức xuất khẩu......30
2.3. Một số biện pháp Công ty đã áp dụng nhằm thúc đẩy xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ thời gian qua.....................................................31
2.3.1. Các biện pháp liên quan đến tạo nguồn hàng xuất khẩu...............31
2.3.2. Các biện pháp liên quan đến hoạt động Marketing.......................32
2.4. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long..................33
2.4.1. Kết quả đạt được...........................................................................33
2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân..................................35

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY CP
XNK MỸ NGHỆ THĂNG LONG ....................................................40
3.1. Phương hướng phát triển của công ty CP XNK mỹ nghệ Thăng
Long đến năm 2020...................................................................................40

SVTH : Lê Thị Thu Hương

Lớp : QTKD Thương Mại k44


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên


3.2. Một số các giải pháp chủ yếu thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ tại Công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long đến
năm 2020....................................................................................................43
3.2.1. Tạo nguồn hàng xuất khẩu ổn định ..............................................43
3.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu.....................................44
3.2.3. Đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm xuất khẩu......................................45
3.2.4. Mở rộng thị trường xuất khẩu.......................................................46
3.2.5. Tăng cường các hoạt động Marketing...........................................47
3.2.6. Tăng cường đầu tư nhằm cải thiện công nghệ..............................50
3.2.7. Tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực..........51
3.2.8. Tăng cường huy động các nguồn vốn phục vụ cho hoạt động xuất
khẩu.........................................................................................................52
3.3. Một số kiến nghị đối với nhà nước....................................................54
3.3.1. Tăng mức ưu đãi trong sản xuất kinh doanh hàng thủ cơng mỹ
nghệ.........................................................................................................54
3.3.2. Chính sách đối với các làng nghề và đối với các nghệ nhân.........54
3.3.3. Tăng cường vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công
mỹ nghệ của công ty ..............................................................................55
3.3.4. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất
khẩu.........................................................................................................56
3.3.5. Đơn giản hoá các thủ tục xuất khẩu..............................................56
3.3.6. Những thay đổi về môi trường pháp lý.........................................56

KẾT LUẬN........................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................59

SVTH : Lê Thị Thu Hương

Lớp : QTKD Thương Mại k44



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập
khẩu mỹ nghệ Thăng Long trong giai đoạn 2009 -2015............................10
Bảng 2.1: Bảng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long trong giai đoạn
2009 -2015.......................................................................................................21
Bảng 2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của
Công ty CP xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long giai đoạn 2009 đến
2015.................................................................................................................26
Bảng 2.3 : Kim ngạch xuất khẩu các hình thức xuất khẩu trực tiếp và
xuất khẩu ủy thác hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long giai đoạn 2009- 2015.............................30
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty CP xuất nhập Mỹ Nghệ Thăng Long:.......7

SVTH : Lê Thị Thu Hương

Lớp : QTKD Thương Mại k44


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

LỜI CẢM ƠN

Em xin trân thành cám ơn các quý thầy cô bộ môn Kinh Tế và Kinh
Doanh Thương Mại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng các thầy cô trên
Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Ban lãnh đạo công ty cổ phần xuất nhập
khẩu mỹ nghệ Thăng Long.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mỹ nghệ
Thăng Long em đã được các cán bộ nhân viên trong cơng ty tận tình giúp đỡ,
tạo điều kiện được tiếp cận với các nguồn tài liệu trong suốt thời gian em thực
tập để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng trân thành đến PGS.TS Phan Tố Uyên cô
đã trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và cung cấp những tài liệu, chỉ
bảo tận tình, góp ý kiến cho em trong suốt quá trình làm báo cáo thực tập.
Do thời gian thực tập ngắn, đặt biệt kiến thức còn hạn chế nên bài viết
khơng tránh khỏi thiếu sót,em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
thầy cơ,các anh chị trong công ty và bạn đọc.
Em xin trân thành cảm ơn!

SVTH : Lê Thị Thu Hương

Lớp : QTKD Thương Mại k44


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
Thực hiện chính sách mở cửa với phương chân đa dạng hóa, đa phương
hóa kinh tế đối ngoại hoạt động xuất nhập khẩu được coi là một lĩnh vực quan
trọng của nền kinh tế quốc dân.. Như đã biết dân tộc Việt Nam có truyền

thống trồng lúa nước lâu đời, hay nơng nghiệp nói chung. Vì vậy việc giữ gìn
và phát triển những làng nghề truyền thống như sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ cũng là tính cấp thiết. Việc sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ là ngành
hàng đang thu hút nhiều lao động, tận dụng được thế mạnh của các làng nghề
truyền thống góp phần đáng kể cho việc xóa đói giảm nghèo tăng trưởng kinh
tế ngành thủ công mỹ nghệ nói riêng và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói
chung .
Tuy nhiên, trong những năm qua hàng thủ cơng mỹ nghệ xuất khẩu ở
Việt Nam vẫn còn hạn chế tồn tại như: Năng lực cạnh tranh còn thấp, khủng
hoảng thừa, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là dạng thô hoặc chưa qua
chế biến nên giá trị xuất khẩu đạt hiệu quả chưa cao, công tác thu mua nhỏ lẻ
và mối liên hệ với các thương lái còn lỏng lẻo, sản xuất còn manh mún, nhỏ
lẻ…chưa xứng đáng với tiềm năng kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và con
người của nước ta. Vì thế, câu hỏi “Phải làm thế nào để thúc đẩy xuất nhập
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tương xứng với tiềm năng của nước ta”.
Xuất phát từ câu hỏi đó em đã mạnh dạn chọn đề tài thực tập: Thúc đẩy
xuất khẩu hàng thủ công nghệ của Công ty cổ phần xuất nhập mỹ nghệ
Thăng Long .
2. Mục tiêu nghiên cứu
Việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa đang là một bài tốn rất khó địi hỏi
mỗi doanh nghiệp cần phải quan tâm đến, đây là một vấn đề có ý nghĩa quan
trọng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp

SVTH : Lê Thị Thu Hương

1

Lớp : QTKD Thương Mại k44



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

cần phải có độ nhạy bén, linh hoạt trong quá trình hoạt động kinh doanh của
mình. Từ thực trạng của Cơng ty trong thời gian qua, đề tài đưa ra một số giải
pháp kiến nghị cnhằm đi sâu nghiên cứu, phân tích những hoạt động kinh
doanh xuất khẩu hàng của Công ty đến 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Cơng ty cổ
phần xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long
- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long từ năm 2009 -2015 và đề xuất giải
pháp đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Thống kê,
phân tích, dự báo, tổng hợp dựa trên những số liệu thu thập được từ kết quả
kinh doanh xuất khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng
Long.
5. Nội dung nhiên cứu
Ngoài phần mở đầu , kết luận và phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo
kết cấu chuyên đề chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát chung về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mỹ
nghệ Thăng Long và sự cần thiết phải thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa
tại Cơng ty cổ phần xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công
ty cổ phần xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng
Long.


SVTH : Lê Thị Thu Hương

2

Lớp : QTKD Thương Mại k44


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

1CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU MỸ NGHỆ THĂNG LONG.
1.1. Khái quát về Công ty CP xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty xuất nhập khẩu Mỹ
nghệ Thăng Long. JSC.
 Tên đăng ký : CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU MỸ
NGHỆ THĂNG LONG
 Tên tiếng Anh : THANG LONG ART ARTICLE EXPORT
IMPORT JOINT STOCK COMPANY
 Tên viết tắt : ARTEX THANG LONG.,JSC
 Địa chỉ : Số 164,Phố Tôn Đức Thắng, Phường Hàng Bột ,Quận
Đống Đa, Thành phố Hà Nội ,Việt Nam
 Điện thoại : 38237814/38431380

Fax: 8456731

 Webisitewww.atexthanglong.vn Emai:

Giấy phép kinh doanh số: SỐ GPKD : 0100106881 Cấp ngày 14/5/1997
tại Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội.
Vốn kinh doanh: 6.000.000.000 VNĐ (Sáu tỷ đồng).
Danh sách cổ đơng sáng lập
1. Ơng Tống Thành Nam
2. Bà Vũ Thị Hịa
3. Ơng Nguyễn Văn Bình
Người đại diện pháp luật:

610.000.000 VNĐ

chiếm 4,48%

2.200.000.000 VNĐ

chiếm 16,17%

3.321.000.000 VNĐ

chiếm 24,41%

Ơng Nguyễn Văn Bình

Ngồi cơng ty ở Hà Nội, công ty đang tiến hành đầu tư và mở rộng thị
trường kinh doanh vào thị trường phí Nam. Cơng ty đã thành lập thêm chi
nhánh lấy tên như sau:

SVTH : Lê Thị Thu Hương

3


Lớp : QTKD Thương Mại k44


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

Tên chi nhánh phía Nam: CHI NHÁNH CƠNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU MỸ NGHỆ THĂNG LONG (TP.HÀ NỘI)
Địa chỉ chi nhánh: 87/15 Đường TA 17A Khu phố 1 phường Thới
An, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
a) Giai đoạn từ khi hình thành 1989- đến năm 1990.
Xí nghiệp xuất nhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long được thành lập ngày
4/7/1989 trên cơ sở sát nhập xí nghiệp Mỹ nghệ Hà Nội và bộ phận sản xuất
phụ của Tổng công ty XNK Mỹ nghệ ( ARTEXPORT).
Có thể nói đây là thời kỳ hưng thịnh của công ty, với kim ngạch xuất
nhập khẩu tăng, cơng ty đã có lãi, cải thiện được đời sống của cán bộ cơng
nhân viên và góp phần đầu tư vào sản xuất.
b). Giai đoạn 1991-1995.
Đây là giai đoạn gặp nhiều khó khăn của cơng ty. Do sự biến động về
chính trị của các quốc gia Đơng Âu đã khiến cơng ty bị mất thị trường xuất
khẩu chính dẫn đến khủng hoảng đầu ra, thị trường khơng có, hoạt động kinh
doanh bị ngưng trệ.
c) Giai đoạn 1996- 1999.
Trong khoảng thời gian hai năm 1996-1997, công ty gặp nhiều thương
vụ gây thiệt hại về tài chính, cộng thêm với khoản lỗ 18 tỷ đồng làm cho tình
trang của cơng ty trở lên khủng hoảng rất nhiều. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu
hàng năm vẫn tăng nhưng do chi phí khá lớn nên công ty tiếp tục lỗ rất nhiều.
d). Giai đoạn từ năm 2000 đến nay.

Những mặt hàng như mây tre đan, gốm sứ, sơn mài, gỗ mỹ nghệ, cói
đay, thổ cẩm đã dần chiếm lĩnh lại thị trường như trước đây. Thị trường của
công ty cũng khá phát triển trong những năm gần đây, những thị trường khó
tính như: EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, và đặc biệt là các thị trường mới và cũng
khó tính như: Mỹ, Canada, Braxin… cũng đã tiếp cận hàng hóa của cơng ty

SVTH : Lê Thị Thu Hương

4

Lớp : QTKD Thương Mại k44


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

và dần chấp nhận chất lượng hàng hóa của cơng ty trong gần bốn năm qua mà
khơng có một khoản khiếu nại và từ chối thanh toán nào.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty và quản lý của Công ty CP xuất nhập
khẩu mỹ nghệ Thăng Long.
- Ban giám đốc: Đứng đầu là Tổng Giám Đốc cơng ty, chịu trách nhiệm
tồn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước pháp luật và bộ
chủ quản. Tổng giám đốc công ty là người hoạch định chiến lược, lập kế
hoạch kinh doanh, đồng thời là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của
cơng ty. Bên cạnh đó, Tổng Giám Đốc được sự hỗ trợ đắc lực của Phó Tổng
Giám đốc. Phó Tổng Giám Đốc là người tham mưu cho Tổng Giám đốc trong
công tác hàng ngày, đồng thời thay mặt cho Tổng Giám Đốc những lúc cần
thiết.
- Các bộ phận quản lý:

+ Phịng tài chính kế hoạch: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nghiệp
vụ hạch toán vốn, xử lý và cung cấp các thơng tin về tình hình sử dụng vốn,
tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty cho các bộ phận quản lý cấp trên và
các bộ phận có liên quan. Phịng cịn có chức năng tham mưu cho Tổng Giám
đốc xét duyệt các phương án kinh doanh, hướng dẫn giúp đỡ các phòng ban
theo dõi các hoạt động kinh doanh, đồng thời theo dõi việc hạch toán tổng
hợp về các hoạt động phát sinh trong cơng ty.
+ Phịng tổ chức hành chính: Có chức năng tổ chức quản lý, tuyển chọn
lao động, đào tạo đội ngũ cán bộ cơng nhân viên và nâng cao trình độ quản lý
của các bộ phận trong công ty. Tiếp nhận, vào sổ, chuyển đúng đối tượng
công văn giấy tờ thư từ đi đến và giữ bí mật cho cơng ty.
+ Phịng thị trường: Tiến hành cơng tác nghiên cứu thị trường, thực hiện
các hoạt động đón tiếp khách hàng trong và ngồi nước, bố trí việc tham gia
các hội chợ thương mại

SVTH : Lê Thị Thu Hương

5

Lớp : QTKD Thương Mại k44


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

- Các bộ phận kinh doanh:
+ Phòng kinh doanh 1 và phòng 3 : Chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu
về mặt hàng thêu ren
+ Phòng kinh doanh 2: Chuyên kinh doanh xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ

nghệ.
+ Phịng kinh doanh 4: Là phịng chun nhập khẩu và kinh doanh trong
nước, ngồi ra cịn thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thêu ren.
+ Phòng kinh doanh 5: Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tổng hợp.
+ Chi nhánh tại thành phố HCM: Thực hiện chức năng như 1 phòng kinh
doanh, trực tiếp tiến hành các hoạt động kinh doanh ở phía Nam như tổ chức
ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu, tổ chức tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu…
Trong từng phịng ban được phân bố nhân sự rất hợp lý với chức năng và
nhiệm vụ của mình, với hầu hết là có trình độ Đại học trở lên, 100% cán bộ
công nhân viên trong nghiệp vụ XNK là có trình độ đại học.
Tại cơng ty cổ phần xuất nhập khẩu Mỹ Nghệ Thăng Long, mỗi phòng
chức năng được coi như một đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập với chế độ
hạch toán riêng. Mỗi phịng có được bổ nhiệm một trưởng phịng và một phó
phịng điều hành mọi hoạt động kinh doanh của phịng mình.

SVTH : Lê Thị Thu Hương

6

Lớp : QTKD Thương Mại k44


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty CP xuất nhập Mỹ Nghệ Thăng Long:
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


BAN KIỂM SỐT

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHĨ TỔNG
GIÁM ĐỐC

CHI NHÁNH
TẠI TP. HCM

PHỊNG
T. CHỨC
H. CHÍNH

PHỊNG KINH
DOANH 1
PHỊNG KINH
DOANH 2

PHỊNG
T. CHÍNH
K. HOẠCH

PHỊNG KINH
DOANH 3
PHỊNG KINH
DOANH 4

PHÒNG

THỊ
TRƯỜNG

PHÒNG KINH
DOANH 5

: Quan hệ theo dõi và giám sát
: Quan hệ quản lý và chỉ đạo trực tiếp
: Quan hệ hướng dẫn, phối hợp và trao đổi thông tin

SVTH : Lê Thị Thu Hương

7

Lớp : QTKD Thương Mại k44


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty CP xuất nhập khẩu mỹ nghệ
Thăng Long.
- Chức năng của công ty
Là một công ty cổ phần có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài sản, có con
dấu riêng, thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập nên hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty đảm bảo không làm trái pháp luật. Cơng ty thực
hiện viện kinh doanh của mình theo Luật Thương Mại Việt Nam, chịu trách
nhiệm về hành vi và nguồn vốn nhà nước cấp.
+ Tổ chức tiêu thụ mặt hàng nhập khẩu, gồm các mặt hàng phục vụ tiêu

dùng như nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ sản xuất, gia công chế biến hàng
xuất khẩu của công ty và các ngành sản xuất khác trong nước.
+ Tổ chức hàng thêu xuất khẩu tại công ty
+ Nhận xuất khẩu và nhập khẩu ủy thác cho các doanh nghiệp trong nước và
quốc tế, tham gia liên doanh liên kết các mặt hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước
- Nhiệm vụ của công ty
+ Thực hiện hoạt động kinh doanh an tồn và có lãi, đảm bảo thu nhập
nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong cơng ty.
+

Nghiên cứu thị trường nhằm đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh.

+

Kinh doanh hiệu quả đi đôi với việc thực hiện đúng các quy định của

pháp luật.
+

Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và các mặt

hàng do công ty sản xuất , gia công , chế biến hoặc liên doanh liên kết,hợp tác
đầu tư với các tổ chức trong và ngoài nước để sản xuất hàng xuất khẩu.
+

Luôn chú trọng thực hiện mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký

với các tổ chức trong và ngồi nước đồng thời bảo vệ mơi trường, giữ gìn an
ninh chính trị trật tự an tồn xã hội theo quy định của pháp luật cũng được coi
là nhiện vụ xuyên suốt trong quá trình hoạt động của công ty.


SVTH : Lê Thị Thu Hương

8

Lớp : QTKD Thương Mại k44


Chuyên đề tốt nghiệp

+

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

Mở rộng và phát triển mối quan hệ với bạn bè quốc tế, đáp ứng tốt

nhu cầu tiêu dùng sản xuất trong nước và quốc tế.
Trên đây là các chức năng nhiệm vụ cơ bản của Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long đặt ra nhằm xây dựng kế hoạch, định hướng
rõ ràng phục vụ cho hoạt động kinh doanh để đạt được hiệu quả đem về
doanh thu và lợi nhuận cao.
1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP xuất nhập khẩu mỹ
nghệ Thăng Long những năm gần đây.
1.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty cổ phần xuất nhập
khẩu mỹ nghệ Thăng Long từ năm 2009 đến 2015.
Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam mặc dù chiếm được nhiều ưu thế
trong xuất khẩu, nhưng vấn đề đặt ra bây giờ là làm thế nào để chiếm giữ thị
trường xuất khẩu. Công ty luôn hướng tới mục tiêu là công ty thương mại
hàng đầu Việt Nam, năng động, cung cấp sản phẩm phong phú, kênh phân
phối đa dạng, công nghệ hiện đại, kinh doanh an toàn, hiệu quả, tăng trưởng

bền vững , đội ngủ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và chun mơn cao.
Khi đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Thơng thường, kết
quả này đem lại cho chúng ta cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trên thị trường rồi từ đó phân tích, đánh giá xem doanh doanh
nghiệp kinh doanh có hiệu quả hay khơng. Qua đó, chúng ta sẽ nhìn nhận rõ
những ưu,nhược điểm, những hạn chế còn tồn tại cũng như nguyên nhân của
chúng trong kinh doanh. Trên cơ sở đó ta có thể đưa ra các giải pháp để giải
quyết những vấn đề còn tồn tại và phát triển hơn nữa các mặt thành công của
doanh nghiệp.
Trước hết chúng ta cùng xem xét tổng quan tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty trong những năm gần đây, từ năm 2009 đến năm 2014 để

SVTH : Lê Thị Thu Hương

9

Lớp : QTKD Thương Mại k44


Chun đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Tố Un

có cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cũng như
những thành công, tồn tại, hạn chế và các ngun nhân của nó.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP xuất nhập khẩu
mỹ nghệ Thăng Long được phản ánh từ năm 2009 đến năm 2015 qua bảng
tổng hợp sau:
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xuất
nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long trong giai đoạn 2009 -2015.

Kim ngạch

Nộp ngân

Lợi nhuận

XNK

sách

(Tỷ đồng)

(triệu USD)

(Tỷ đồng)

2009

59,300

55,70

2010

72,035

2011

Năm


Tổng

Thu nhập

doanh thu (Triệu/người/
(Tỷ đồng)

tháng)

6,25

922

3,35

65,60

11,25

1.521

3,67

46,771

45,75

6,85

1.111


4,25

2012

32,373

34,35

6,95

1.016

4,60

2013

40,937

41,60

7,20

1.169

5,10

2014

49,139


50,35

8,60

1.747

6,10

2015

59,239

60,23

9,40

2.245

7,20

Nguồn: Báo cáo của Phịng Tài chính Kế tốn cơng ty
1.2.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của cơng ty cổ phần xuất nhập
mỹ nghệ Thăng Long qua những năm gần đây.
Công ty CP XNK mỹ nghệ Thăng Long với những bước thăng trầm phát
triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta có những lúc tưởng như
không thể tồn tại được, cho đến nay với rất nhiều sự cố gắng công ty đã đạt
được những thành tựu to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Trong những năm gần đây, cơng ty đã thực hiện việc kinh doanh liên tiếp có
lãi, đảm bảo nộp cho Ngân sách nhà nước, nâng cao thu nhập của cán bộ công


SVTH : Lê Thị Thu Hương

10

Lớp : QTKD Thương Mại k44


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

nhân viên, cải thiện được đời sống của họ và chiếm lĩnh được vị thế nhất định
trên thị trường.
Về doanh thu: Theo số liệu bảng 1 cho ta thấy doanh thu của Công ty
trăng trưởng tương đối đều au các năm 2009- 2015 với tốc độ tăng trưởng
trung bình. Năm 2010 doanh thu là 1.521 tỷ đồng tăng 65% so với năm 2009,
năm 2010 doanh thu là 1.111 tỷ đồng giảm 27% so với năm 2010, năm 2012
doanh thu 1.016 tỷ đồng giảm 9% so với năm 2011, năm 2013 doanh thu là
1.169 tỷ đồng tăng 15% so với năm 2012.Doanh thu năm 2011 chỉ còn là
1.111 tỷ đồng đã giảm 27% so với năm 2010.Sang năm 2012, do giai đoạn
này công ty đang tiến hành sắp xếp lại tổ chức và ổn định nhân sự dẫn đến sự
xáo trộn trong kinh doanh nên doanh thu giảm sút còn 1.116 tỷ đồng giảm 9%
so với 2011.Năm 2013,sau khi ổn định lại tổ chức và kinh doanh con số này
tăng nhẹ lên 1.169 tỷ đồng. Đây là một tín hiệu lạc quan cho việc kinh doanh
của công ty. Năm 2014 là năm đột biến của công ty đã tăng lên một con số ấn
tượng từ trước đến nay chưa bao giờ đạt được đến là 1.747 tỷ đồng tăng
49,49% so với năm 2013 và tăng 98,9% so với năm 2009. Trong năm 2015 là
năm đánh dấu mức tăng trưởng nhanh với con số vượt lên các năm trước đó là
2.245 tỷ đồng tăng 49,8% so với năm 2009. Sự tăng trưởng này là kết quả của

nhiều năm kiên trì, phấn đấu của Ban lãnh đạo và nhân viên công ty rất được
hoan nghênh.
Về lợi nhuận: Từ bảng 1 ta thấy được lợi nhuận của Cơng ty tăng đều
qua các năm trung bình tăng 8%-16%. Đặc biệt trong các năm 2010 là năm
tăng đột biến từ 6,25 tỷ đồng lên 11,25 tỷ đồng tăng 81,30% so với năm
trước. Năm 2011 và 2012 thì lợi nhuận lại trở về mức bình thường là 6,85 và
6,95 tỷ đồng.Nhìn chung các năm sau vượt năm trước và tăng trưởng đều qua
các năm đến năm 2014 là 8,60 tỷ đồng tăng 38,21% so với năm 2009. Sự
thành công trong kinh doanh của Cơng ty đều có sự đóng góp to lớn từ hoạt

SVTH : Lê Thị Thu Hương

11

Lớp : QTKD Thương Mại k44


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

động xuất khẩu , đặt biệt là hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty năm 2010 là 72,035 tăng 21,5% so
với năm 2009.Các năm sau đó có xu hướng giảm và giữ ổn định. Trong giai
đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới như hiện nay thì những con số trên cũng
sngs tỏ sự cố gắng đến từ ban lãnh đạo và tồn bộ cơng nhân viên trong công
ty. Đến năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 49,139 triệu USD
tăng 20,08% so với năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực trong hoạt động kinh
doanh của công ty. Năm 2015 kim ngạch xuất khẩu là 59,139 triệu USD tăng
20,9% so với năm 2014 con số này cho thấy việc lỗ lực của bộ phận kinh

doanh và tồn bộ nhân viên trong cơng ty đã được bù đắp với doanh thu của
năm 2015 đáng để phát huy mang đến thành công cho doanh nghiệp.
Về thu nhập của cán bộ công nhân viên: Kết quả kinh doanh của công ty
ngày cáng ổn định và có xu hướng tăng dần. Doanh thu tăng làm cho thu nhập
của cán bộ công nhân viên cũng ổn định và ngày càng tăng lên.Thu nhập bình
quân đầu người của cán bộ công nhân viên trong Công ty nhận được năm sau
đều cao hơn năm trước. Đặc biệt sự tăng trưởng này không chỉ thể hiện qua
con số tuyệt đối 7,2 triệu đồng/tháng so với năm 2015 so với năm 3,35 triệu
đồng năm 2009 mà còn cả tốc độ tăng. Tính từ năm 2009 đến năm 2015 tốc
độ tăng là 86%. Có thể nói đây là một kết quả đáng hoan nghênh của Công ty
cổ phần xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long bởi nhân tố con người chính là
một yếu tố then chốt cho bất cứ doanh nghiệp nào muốn đi tới thành công.
1.3. Sự cần thiết khách quan phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa tại
Cơng ty CP xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long.
1.3.1. Nhu cầu đối với hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới.
Trong thời gian gần đây thị trường nước ngoài của một số mặt hàng
truyền thống ngày càng mở rộng do xu hướng tiêu dùng mở rộng và có tiềm
năng rất lớn như gốm sứ, gỗ,mây tre đan, thêu ren, thổ cẩm làm tăng kim

SVTH : Lê Thị Thu Hương

12

Lớp : QTKD Thương Mại k44


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên


ngạch khuất khẩu của nước ta đóng góp một nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho ngân
sách nhà nước. Đó là một thế mạnh của Việt Nam cần được phát huy và cần được
hỗ trợ để phát triển cho việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống. Mặt
khác việc sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ hàng mây tre đan không cần đầu tư
vốn ban đầu lớn, cơ sở vật chất của mặt hàng này khơng địi hỏi phải đầu tư nhiều,
lại tận dụng được những trang thiết bị thô sơ nhỏ nhẹ, tận dụng được nguồn
nguyên liệu trong nước tại chỗ khắc phục phần khó khăn là chúng đang thiếu vốn.
Hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan xuất khẩu phát triển thì với đơng đảo đội ngũ
tợ có tay nghề cũng phải nâng cao sản xuất ra nhiều sản phẩm đẹp đa dạng phong
phú về chủng loại và trở thành sản phẩm xuất khẩu có giá trị. Đặc biệt thông qua
việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mà nhiều nước trên thế giới có nhận thức
và hiểu biết thêm về Việt Nam về văn hóa và con người Việt Nam. Đây chính là
cơ hội để Việt Nam tự khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường quốc tế.
1.3.2. Tiềm năng của Việt Nam trong việc sản xuất và xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ.
* Tiềm năng về lao động.
Việt Nam là nước có nguồn lao động trẻ, rất dồi dào và có tri thức, có khả
năng tiếp thu nhanh thêm với cần cù, sáng tạo và có tính cộng đồng cao. Như vậy,
có thể nói tiềm năng về lao động là tiềm năng lớn của Việt Nam trong việc sản
xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Hiện nay, cơng ty có khoảng gần 120 cán bộ cơng
nhân viên với thu nhập bình qn là 6 triệu đồng/người. Ngồi ra, tất cả các cán
bộ công nhân viên của công ty đều được hưởng đầy đủ các khoản bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế cùng các chế độ đãi ngộ khác. Công ty cũng thường xuyên mở
các lớp bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ có năng lực ra nước ngoài
họp tập.

SVTH : Lê Thị Thu Hương

13


Lớp : QTKD Thương Mại k44


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Tố Uyên

* Tiềm năng về nguồn nguyên liệu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
Nguyên liệu để sản xuất ra hàng thủ công mỹ nghệ thường là những
nguyên liệu có được từ thiên nhiên như: đá, cói ,mây, tre, đất, cói… Đây là
một thuận lợi rất lớn để từ đó hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh
tranh của hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trên thị trường thế giới. Sản
phẩm của nước ta nói chung và của cơng ty nói riêng khi tham gia vào thị
trường quốc tế sẽ phải đối mặt với môi trường khốc liệt. Điều này tạo ra áp
lực đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới, cải tiến, tổ chức lại sản
xuất nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất với giá cả hơpj lý để
đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường thế giới.
* Tiềm năng sản xuất và tính bền vững.
- Các mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ khi đạt tới trình độ hồn mỹ thì có thể
phát triển rất tốt và có khả năng mở rộng quy mô và đứng vững trên thị
trường. Tiềm năng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam là điều
kiện tốt đối với việc xuất khẩu mặt hàng này của công ty cổ phần XNK mỹ
nghệ Thăng Long.
- Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần ổ định
và phát triển sản xuất. Trên lý thuyết sản xuất luôn gắn liền với tiêu dùng và
ngược lại, tiêu dùng sẽ quyết định. Muốn vậy phải có thị trường tiêu thụ ổ
định và rộng lớn, xuất khẩu chính là biện pháp tốt nhất để mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm.
* Tiềm năng thu ngoại tệ, dự trữ ngoại tệ để nâng cấp mở rộng hoạt
động kinh doanh .

Trong bối cảnh nước ta với xuất phát điểm thấp và cán cân thanh tốn
ngoại tệ ln bị thâm hụt như hiện nay thì việc tìm ra nguồn ngoại tệ lớn sẽ
rất khó khăn. Mặc dù các hoạt động mạng lại một lượng ngoại tệ không nhỏ

SVTH : Lê Thị Thu Hương

14

Lớp : QTKD Thương Mại k44



×