Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đánh giá thực trạng công tác an toàn lao động - môi trường nhà xưởng tại công ty TNHH DISEN Việt Nam và đề xuất giải pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 89 trang )

Đồ án tốt nghiệp

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ở nước ta, công nghiệp là ngành kinh tế then chốt trong sự nghiệp cơng
nghiệp hố - hiện đại hố. Đây là ngành kinh tế có giá trị tổng sản lượng liên tục
tăng và có đóng góp lớn cho GDP nước ta. Đặc biệt là trong những năm gần đây,
ngành công nghiệp đã có những bước tiến vượt bậc. Sự phát triển của các ngành
công nghiệp kèm theo sự phát sinh các vấn đề về môi trường như ô nhiễm nước
thải, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất,… do các doanh nghiệp chưa chú trọng đến
vấn đề bảo vệ môi trường, chưa đầu tư các trang thiết bị xử lý hoặc các thiết bị đã
cũ kỹ. Sản xuất công nghiệp rất đa dạng, hơn nửa số doanh nghiệp có thiết bị cũ,
điều kiện lao động còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sự cố cho người lao động. Tuy
nhiên cũng có nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều công nghệ mới, với máy móc vật
tư rất đa dạng về chủng loại, nên các nhân tố có thể gây ra tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp cho người lao động ngày càng gia tăng. Cho nên, việc thực hiện những
biện pháp nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho người lao động trong các doanh nghiệp là
một yêu cầu rất cấp thiết.
Để khắc phục các vấn đề ô nhiễm môi trường cũng như tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp thì các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn,
thông tư, nghị định về môi trường cũng như an toàn vệ sinh lao động nhằm hạn chế
thiệt hại về mơi trường, tính mạng, sức khỏe của người lao động.
Trong các ngành công nghiệp ở nước ta thì may mặc là một trong những
ngành cơng nghiệp nhẹ và Công ty TNHH Dinsen Việt Nam là một trong những
công ty chuyên gia công hàng may mặc được thành lập từ năm 2005 theo giấy phép
số 999/GP-HCM do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp. Cơng ty chun
gia cơng quần áo thể thao cho tập đồn adidas và thị trường tiêu thụ là các nước
Châu Á, Châu Âu. Tuy là ngành công nghiệp nhẹ nhưng các vấn đề như nước thải,

1



Đồ án tốt nghiệp

chất thải rắn, chất thải y tế, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động,… vẫn đang là vấn
đề nan giải của doanh nghiệp mặc dù công ty luôn tuân thủ các quy định về môi
trường cũng như an tồn vệ sinh lao động. Chính vì vậy, đề tài “ Đánh giá thực
trạng cơng tác an tồn lao động – môi trường nhà xưởng tại công ty TNHH Dinsen
Việt Nam và đề xuất giải pháp quản lý” được thực hiện nhằm đánh giá hoạt động
bảo vệ môi trường - an toàn lao động và đề xuất các giải pháp cải thiện.
2. Tình hình nghiên cứu:
- Thống kê các vụ và nguyên nhân gây TNLĐ của các năm để đưa ra các giải
pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế các trường hợp tương tự xảy ra
- Tổ chức các buổi hội nghị về Mơi trường
- Hồn thiện các văn bản pháp luật về Mơi trường và An tồn lao động
- Tổ chức các buổi tuyên truyền cũng như giáo dục về Môi trường
- Tổ chức các cuộc thi, các buổi lễ phát động về Mơi trường và An tồn vệ
sinh lao động.
3. Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng công tác ATLĐ – MT nhà xưởng tại Công ty TNHH
Dinsen Việt Nam và đề xuất giải pháp quản lý.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
-

Tổng quan về môi trường và an tồn lao động

-

Tổng quan về cơng ty

-


Hiện trạng vệ sinh mơi trường và an tồn lao động tại cơng ty

-

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
-

Phương pháp thực địa: quan sát, đo đạc các yếu tố vi khí hậu, lấy mẫu nước

thải, khí thải phân tích để có biện pháp khắc phục nếu kết quả vượt tiêu chuẩn cho

2


Đồ án tốt nghiệp

phép. Chụp lại hình ảnh các vụ TNLĐ để làm cảnh báo nhằm hạn chế các trường
hợp tương tự xảy ra
-

Phương pháp tổng hợp tài liệu: thu thập tài liệu trong và ngồi nước, biên

dịch, lấy thơng tin trên mạng, phỏng vấn công nhân để làm cơ sở cho các báo cáo
cũng như biên soạn các tài liệu huấn luyện, các nội quy về an toàn vệ sinh lao động
và môi trường làm việc
-


Phương pháp so sánh: đối chiếu giữa hiện trạng của công ty và quy định

của nhà nước xem công ty đã thực hiện được những vấn đề nào và còn hạn chế
những vấn đề nào từ đó đưa ra biện pháp để hồn thiện các vấn đề cịn thiếu sót
hoặc chưa thực hiện được
-

Phương pháp đánh giá: dựa vào các số liệu, tài liệu thu thập được và hiện

trạng để đánh giá tình hình thực hiện và mức độ tuân thủ các quy định của nhà nước
-

Phương pháp dự báo: từ số liệu thu thập được cũng như tình hình thực tế

của cơng ty qua các năm để đưa ra dự báo, kế hoạch cho những năm tiếp theo
-

Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: hỏi ý kiến của các chuyên gia Môi

trường, chuyên gia An tồn lao động để thực hiện cơng tác mơi trường, an tồn lao
động có hệ thống và hiệu quả hơn.
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng công tác ATLĐ và MT mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Nó
giúp cho cơng ty nhận thực rõ các nội dung ATLĐ và MT đã đạt được và cịn thiếu
sót. Từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện nhằm đem lại giá trị nhân văn và kinh tế.
Xây dựng kế hoạch BHLĐ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức. Nó
giúp cho các nhà quản lý của cơng ty kiểm sốt, tập trung vào các mục tiêu đưa ra,
đạt kết quả tốt nhất và tạo hiệu quả kinh tế cao. Sau cùng là bảo vệ sức khỏe, tính
mạng NLĐ, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo sự phát triển bền vững của công
ty.


3


Đồ án tốt nghiệp

7. Kết cấu của đồ án:
Đồ án gồm 4 chương với những nội dung:
Chương 1: Tổng quan về công tác Môi trường – Vệ sinh – An toàn lao động
trong sản xuất
Chương 2: Tổng quan và hiện trạng nhà xưởng của công ty TNHH Dinsen
Việt Nam
Chương 3: Đánh giá hiện trạng Môi trường – Vệ sinh và An toàn lao động của
nhà xưởng
Chương 4: Đề xuất giải pháp quản lý Môi trường – Vệ sinh và An toàn lao
động của nhà xưởng

4


Đồ án tốt nghiệp

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC MƠI TRƢỜNG – VỆ SINH
– AN TỒN LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT
1.1.

Một số khái niệm về công tác Môi trƣờng

 Mơi trường: là một khái niệm phức tạp, có phạm vi rộng. Có thể hiểu mơi
trường là tập hợp tất cả các thành phần vật chất bao quanh ta, được hình thành do

quá trình tự nhiên hoặc được tạo ra bởi con người, có khả năng tác động đến sự tồn
tại và phát triển của sinh vật. Môi trường được chia làm 2 loại là môi trường tự
nhiên và môi trường nhân tạo

 Hệ thống cấp - thoát nước: là tổ hợp các cơng trình có chức năng thu, xử lý
vận chuyển và điều hòa phân phối nước

 Chất thải rắn bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt
động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng khơng cịn hữu ích hoặc khi
con người không muốn sử dụng nữa

 Chất thải nguy hại là những chất có độc tính, ăn mịn, gây kích thích, hoạt
tính, có thể cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho con người và động vật (định nghĩa của
Philipine)

 Ơ nhiễm khơng khí là hiện tượng làm cho khơng khí sạch thay đổi thành
phần và tính chất trước bất cứ một nguyên nhân nào đó; có nguy cơ gây tác hại đến
sức khỏe con người, động vật và thực vật, vật liệu và môi trường xung quanh,... ở
quy mô lớn hay nhỏ

 Tiếng ồn là âm thanh khơng có giá trị, khơng phù hợp với mong muốn của
người nghe. Có thể là một âm thanh hay đối với người này nhưng lại gây bực mình
đối với người khác (điều này còn phụ thuộc trạng thái, tâm lý của người tiếp nhận

5


Đồ án tốt nghiệp

âm thanh). Tiếng ồn là một dạng ô nhiễm vật ly rất phổ biến ở các khu vực đô thị

(do hoạt động của sinh hoạt, vui chơi giải trí), khu vực giao thơng (do các loại
phương tiện giao thông vận tải), tại các khu vực sản xuất cơng nghiệp (do may móc,
động cơ máy nổ, tiếng rít khí của đường ống cơng nghệ) và hoạt động qn sự (bắn
súng, nổ mìn)

 Các báo cáo giám sát mơi trường định kỳ
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ được thực hiện theo Công văn số
3105/TNMT-QLMT
 Đối tượng phải thực hiện chương trình giám sát mơi trường (quan trắc môi
trường): Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ tập trung (sau đây gọi tắt là cơ sở) đang hoạt động thuộc đối tượng phải lập
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo điều 3, Nghị định 21/2008/NĐ-CP) và
Bản cam kết bảo vệ môi trường (theo điều 24, Luật Bảo vệ mơi trường)
 Nội dung chương trình giám sát mơi trường
-

Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát

sinh từ hoạt động của cơ sở đến chất lượng môi trường
-

Theo dõi lưu lượng/ khôi lượng/ tần suất và định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân

tích các thơng số ơ nhiễm đặc trưng của chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động
của cơ sở (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung và
các chỉ tiêu khác); tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích tối thiểu 3 tháng/ lần
-

Định kỳ cơ sở phải đo đạc, lấy mẫu phân tích các thơng số liên quan đến


các nguồn tác động tiêu cực của môi trường xung quanh cơ sở (nước mặt, nước
ngầm, khơng khí, đất) – nếu tại khu vực của cơ sở khơng có trạm quan trắc chung
của cơ quan nhà nước ; tần suất đo đạc, lấy mẫu, phân tích tối thiểu 6 tháng/ lần

6


Đồ án tốt nghiệp

-

Theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố (nếu có liên quan): xói

mịn, trượt, sụt, lỡ, lún đất; xói lỡ bờ sơng, lịng suối, lòng hồ, đáy biể; thay đổi mực
nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động khác (nếu
tại khu vực của cơ sở khơng có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước); tần
suất đo đặc phù hợp với từng trường hợp cụ thể
 Báo cáo giám sát môi trường
Kết quả thực hiện chương trình giám sát mơi trường phải được hiện thơng qua
Báo cáo giám sát môi trường
-

Nội dung báo cáo giám sát môi trường: theo mẫu

-

Nơi gửi Báo cáo giám sát môi trường: Phịng quản lý mơi trường – Sở Tài

ngun và Mơi trường, phịng Tài ngun và Mơi trường - Ủy ban nhân dân cấp
huyện nơi đặt cơ sở và các cơ quan chức năng khác (theo yêu cầu cụ thể của cơ

quan quản lý nhà nước về môi trường)
-

Các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở

được xác định gây ô nhiễm mơi trường nhưng chưa hồn thành việc khắc phục ô
nhiễm phải lập và gửi Báo cáo giám sát môi trường định kỳ tối thiểu 6 tháng/ lần
(trừ trường hợp có yêu cầu cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường)

 Các hồ sơ môi trường 1 nhà máy cần có:
-

Đánh giá tác động mơi trường

-

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ

-

Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại

-

Chứng từ chất thải nguy hại

7


Đồ án tốt nghiệp


-

Hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại

-

Kết quả đo kiểm môi trường lao động hàng năm

-

Bản vẽ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp

 Quản lý môi trường trong nhà máy: là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý
xã hội; có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận hệ
thống và các kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề mơi trường có liên quan
đến con người; xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững.
Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp luật pháp, chính
sách, kinh tế, kỹ thuật, cơng nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục,... nhằm bảo vệ chất
lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của quốc gia. Các
biện pháp này đan xen, phối hợp và tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của
vấn đề đặt ra và quy mô thực hiện. Xét trên phương diện, tính chất quản lý thì quản
lý mơi trường được chia thành 3 nội dung chính đó là quản lý chất lượng môi
trường, quản lý kỹ thuật môi trường và quản lý kế hoạch mơi trường. Nhưng trong
q trình thực hiện các nội dung này phải đan xen, kết hợp lẫn nhau, không thể thực
hiện rời rạc từng nội dung.

 Kiểm sốt ơ nhiễm là hệ thống các giải pháp thực hiện “cuối đường ống”
thường sử dụng trong các hệ thống thiết bị sản xuất khi đầu ra môi trường không đạt
tiêu chuẩn quy định

1.2.

Một số khái niệm về công tác An toàn Vệ sinh Lao động

 Bảo hộ lao động là hệ thống các biện pháp về pháp luật, kinh tế, xã hội, kỹ

thuật, tổ chức và các biện pháp phòng ngừa khác để bảo vệ sức khỏe và khả năng
lao động của người lao động trong quá trình lao động.

8


Đồ án tốt nghiệp

 An toàn vệ sinh lao động sẽ được sử dụng xuyên suốt trong đồ với ý nghĩa

hoà nhập quốc tế trên bước đường phát triển. Khi nhắc đến cụm từ ATVSLĐ là bao
hàm hai mảng: ATLĐ, vệ sinh lao động nhưng có một vài chỗ cần hiểu ln là chế
độ chính sách
 An tồn lao động là q trình lao động mà ở đó khơng xuất hiện các yếu tố

nguy hiểm gây chấn thương trong lao động.
 Vệ sinh lao động là quá trình lao động mà ở đó khơng xuất hiện các yếu tố

có hại tới tâm sinh lý người lao động.
 Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động hoặc liên quan

đến công việc, nhiệm vụ được giao do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài
làm chết người hoặc làm tổn thương, phá hủy chức năng hoạt động bình thường của
một bộ phận nào đó của cơ thể. Khi NLĐ bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập

vào cơ thể một lượng lớn chất độc có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc hủy
hoại chức năng nào đó của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và cũng được gọi là
tai nạn lao động.
 Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, tổ chức,

kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng
lao động, quá trình cơng nghệ, mơi trường lao động và sự sắp xếp bố trí chúng trong
khơng gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người
lao động tại chỗ làm việc tạo nên một điều kiện lao động nhất định cho con người
trong quá trình lao động.
 Nguyên nhân gây TNLĐ:
-

Thiết bị che chắn khơng đảm bảo an tồn

-

Thiếu thiết bị bảo hiểm hoặc thiết bị bảo hiểm bị hỏng, hay khơng hoạt

động chính xác

9


Đồ án tốt nghiệp

-

Bộ phận điều khiển máy bị hỏng


-

Vi phạm các tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình sử dụng máy an toàn

-

Vi phạm nội quy an toàn của xưởng, xí nghiệp

-

Điều kiện vệ sinh kém như: thiếu ánh sáng, thơng gió khơng tốt, ồn vượt

tiêu chuẩn cho phép,...
-

Mặt bằng nhà xưởng lộn xộn, giao thông trong xưởng không thuận lợi,...

-

Sắp xếp nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm thiếu gọn gàng ngăn

nắp,...
 Yếu tố nguy hiểm là yếu tố có thể tác động một cách đột ngột lên cơ thể

người lao động gây chấn thương, tai nạn lao động.
 Yếu tố có hại là yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động.
 Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề

nghiệp tác động tới NLĐ.
 Phương tiện bảo vệ cá nhân là các dụng cụ, phương tiện trang bị cho NLĐ


để ngăn ngừa tai nạn và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe khi làm việc.
 Ergonomic là một khoa học liên ngành được cấu tạo từ các khoa học về con

người để phù hợp với hệ thống thiết bị máy móc, sản phẩm và mơi trường trong khả
năng về trí tuệ, thể lực cũng như những hạn chế của con người.
 Công tác quản lý an toàn lao động trong nhà máy gồm 3 mục tiêu chính:
-

Tạo ra mơi trường an tồn

-

Tạo ra cơng việc an toàn

-

Tạo ra y thức về an toàn lao động trong cơng nhân

 Các ngun tắc an tồn lao động trong nhà máy

10


Đồ án tốt nghiệp

 An tồn điện:
- Chỉ có những người có chứng chỉ chun mơn mới được sửa chữa điện
- Khi phát hiện hỏng cần báo cho người có trách nhiệm xử lý
- Tay ướt không được sờ vào thiết bị điện

- Tất cả các cơng tắc cần có nắp đậy
- Không phun hoặc để rơi chất lỏng lên thiết bị điện như công tắc, mô tơ, tủ
phân phối điện
- Kiểm tra định kỳ độ an toàn của dây dẫn điện
- Khơng treo, móc đồ vật lên dây dẫn điện, dụng cụ điện
- Không để cho dây chạy vắt qua góc sắc hoặc máy có cạnh sắc, nhọn
- Khơng nối nhiều nhánh với dây đồng trục.
 An tồn hóa chất:
-

Cần phân loại, dán nhãn và bảo quản chất độc hại ở nơi quy định.

-

Không ăn uống, hút thuốc ở nơi làm việc

-

Sử dụng các dụng cụ bảo hộ (mặt nạ chống khí độc, áo chống hố chất,

găng tay...), dụng cụ phịng hộ
-

Những người khơng liên quan khơng được vào khu vực chứa chất độc.

-

Thật cẩn thận khi sử dụng các chất kiềm, axít

-


Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống

 An toàn làm việc trên cao
-

Khi leo cao phải đội nón bảo hộ

-

Thang leo phải đảm bảo an tồn và phải có người giữ thang bên dưới

11


Đồ án tốt nghiệp

-

Không được dụng xe nâng để nâng người

-

Vật kê phải đảm bảo an tồn, khơng bắp bênh

 An tồn vận hành máy móc, thiết bị
- Ngồi người phụ trách ra, không ai được khởi động, điều khiển máy;
- Trước khi khởi động máy phải kiểm tra thiết bị an tồn và vị trí đứng;
- Trước khi đi làm việc khác phải tắt máy, không để máy hoạt động khi khơng
có người điều khiển;

- Cần tắt cơng tắc nguồn khi bị mất điện;
- Khi muốn điều chỉnh máy, phải tắt động cơ và chờ cho tới khi máy dừng hẳn;
không dùng tay hoặc gậy để làm dừng máy;
- Khi vận hành máy cần sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, không mặc áo
quá dài, không quấn khăn quàng cổ, không đeo cà vạt, nhẫn, găng tay;
- Kiểm tra máy thường xuyên và kiểm tra trước khi vận hành;
- Trên máy hỏng cần treo biển ghi "máy hỏng".
- Tắt máy trước khi lau chùi và dùng dụng cụ chuyên dùng để lau chùi.
 Nội quy an toàn vệ sinh lao động của cơng ty:

 An tồn lao động
Cơng ty trang bị đầy đủ dụng cụ bảo vệ nhân viên, bảo đảm an toàn và vệ sinh
cho người lao động và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người lao động, định kỳ
kiểm tra sửa chữa các thiết bị máy móc, nhà xưởng, kho bãi và hàng năm tổ chức
khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.
 Vệ sinh lao động

12


Đồ án tốt nghiệp

Giữ gìn thiết bị máy móc được phân công. Không xả rác, viết, vẽ lên tường,
khạc nhổ, phóng uế bừa bãi trong cơng ty và nơi làm việc. Thu dọn nguyên liệu, phế
liệu, sản phẩm để đúng nơi quy định, đảm bảo an toàn khi sản xuất
Phải có ý thức tiết kiệm vật liệu và cố gắng sử dụng vật liệu tái sinh tuần hoàn.
Mọi vật phế thải phải được phân loại như: giấy, túi nilong, ống chỉ, thùng giấy, bán
thành phẩm,... Sau khi phân loại bộ phận nào cịn sử dụng được phải trả về kho,
khơng sử dụng được thì giao cho người xử lý phế thải.
 An tồn PCCC

Mọi người lao động có nghĩa vụ thực hiện tốt nội quy về phòng cháy chữa
cháy:
-

Trước khi tan ca phải thu dọn sắp xếp công cụ, vật liệu, sản phẩm gọn gàng

đúng nơi quy định; không để ở lối đi, lối thoát hiểm, nơi để dụng cụ phịng cháy
chữa cháy
-

Cấm để hàng hóa, vật tư, sản phẩm ở nơi có bảng điện, lối thốt hiểm

-

Cấm tự ý thay đổi vị trí và sử dụng phương tiện phịng cháy chữa cháy,

phương tiện sơ cấp cứu vào mục đích khác
-

Khi phát hiện cháy, nổ và các hiện tượng cháy, nổ và các hiện tượng nguy

hiểm phải xử lý khẩn cấp và thông báo ngay cho người phụ trách hoặc cán bộ quản
lý biết giải quyết
-

Định kỳ công ty sẽ tổ chức cho cán bộ - công nhân viên diễn tập phòng

cháy chữa cháy
 Nội quy 6S


 Phân khu vật phẩm cần hoặc không cần dùng

13


Đồ án tốt nghiệp

- Nơi làm việc hoặc bàn làm việc không được đặt những văn kiện, báo biểu,
vật phẩm, công cụ v.v… không liên quan đến công việc đang làm
- Các văn kiện và dữ liệu trên bảng công bố, bảng hiển thị phải thay mới
đúng lúc; các văn kiện hoặc vật phẩm quá hạn phải thanh lý kịp thời; các loại vật
phẩm phải phân loại chỗ để
 Nơi để vật phẩm định vị, định lượng
- Các loại file để tài liệu phải có hiển thị tiêu đề rõ ràng
- Các vật dụng khi sử dụng xong phải để về vị trí cũ và phải có dán tiêu đề
nơi để vật dụng
- Tư liệu, vật dụng, văn kiện phải để đúng vị trí quy định
 Vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc dễ thấy và khó thấy, đồng thời duy trì sạch sẽ
gọn gàng
- Mỗi ngày phải dành thời gian ít nhất 10 phút để làm vệ sinh, cuối tuần hoặc
nghỉ phép dài hạn phải tiến hành tổng vệ sinh
- Tất cả các dụng cụ làm việc phải sạch sẽ
- Lối đi, hành lang, cửa chính, cửa sổ, trần nhà,… đều phải sạch sẽ
 Duy trì đồng thời thực hiện triệt để phân loại, sắp xếp, sạch sẽ
- Tất cả nơi làm việc phải có sơ đồ và người phụ trách
- Các đơn vị phải tuyên truyền, chỉ đạo, đơn đốc, duy trì thực hiện quy định
6S
 Duy trì thói quen tốt, tuân thủ qui tắc

14



Đồ án tốt nghiệp

- Tuyên truyền định kỳ về quy định 7S
- Trang phục phải gọn gàng, đeo đúng thẻ, đeo bao tay khi làm việc,…
- Không được đùa giỡn, ngủ gục, nghe nhạc,… trong lúc làm việc
- Giờ nghỉ trưa và xuống ca phải tắt điện, máy tính
 Làm việc an tồn
- Tn thủ đúng quy trình thao tác
- Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân khi thao tác
- Khơng để hàng hóa hoặc ngồi làm việc trên lối thốt hiểm
- Tn thủ quy tắc an tồn máy móc, an tồn điện, an tồn hóa chất
- Tn thủ quy tắc an toàn PCCC

15


Đồ án tốt nghiệp

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VÀ HIỆN TRẠNG NHÀ XƢỞNG CỦA CƠNG
TY TNHH DINSEN VIỆT NAM
2.1. Thơng tin chung
Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Dinsen Việt Nam
Lĩnh vực kinh doanh: Gia công hàng may mặc
Loại hình kinh doanh: Sản xuất
Địa chỉ văn phịng: D10/89Q Quốc lộ 1A, phường Tân Tạo, quận Bình Tân,
thành phố Hồ Chí Minh (nằm trong khn viên cơng ty Cổ phần trách nhiệm hữu
hạn Pouyuen Việt Nam)
Điện thoại: 08.37541356

Fax: 08.37541355
Tổng diện tích: 16.984 m2
Tổng số lao động: 3.572 người
2.2. Q trình thành lập và phát triển
Công ty TNHH Dinsen Việt Nam được thành lập vào năm 2005 theo giấy
phép số 999/GP-HCM do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Tổng giám đốc: ông Lai Hui Huang, Quốc tịch: Đài Loan
2.3. Sản phẩm & thị trƣờng tiêu thụ
Mục tiêu và phạm vi kinh doanh của công ty là sản xuất và gia công các loại
sản phẩm may mặc (quần áo thể thao)
Thị trường tiêu thụ: các nước Châu Á và Châu Âu

16


Đồ án tốt nghiệp

2.4. Quy trình cơng nghệ sản xuất & nguyên, nhiên liệu sử dụng
2.4.1. Nguyên, nhiên, phụ liệu sử dụng
Bảng 2.1: Nhu cầu nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ cho sản xuất của công ty
Tên nguyên,

Khối lượng sử

nhiên, phụ liệu

dụng/ tháng

1


Vải

2

Đơn vị tính

Đơn vị cung cấp

625.185

yard

Đài Loan

Chỉ

27.786

cuộn

3

Bao bì PE

755.144

cái

Cơng ty TNHH Hồnh Tín


4

Phấn tẩy

24

chai

Cơng Ty TNHH Tung Shing

STT

Cơng ty LD Coats Phong
Phú

Cơng ty TNHH Vận Tải
5

Dầu DO

26.400

lít

Thương Mại Và Dịch Vụ
Đồng Lực

Nguồn: Công ty TNHH Dinsen Việt Nam

17



Đồ án tốt nghiệp

2.4.2. Quy trình cơng nghệ
Ngun phụ liệu
Kiểm tra vải
(Kho)

Cắt
Ép/ In

Kiểm tra bán
thành phẩm
May
Kiểm tra chất
lượng sản phẩm
Ủi
Đóng gói
Đóng thùng

Thành phẩm

18


Đồ án tốt nghiệp

Hình 2.1: Quy trình cơng nghệ sản xuất của công ty
Thuyết minh công nghệ: Nguyên phụ liệu được nhập vào kho. Bộ phận duyệt

vật tư sẽ kiểm tra chất lượng. Sau khi kiểm tra xong, nguyên liệu sẽ được chuyển
qua khâu cắt để cắt thành các bán thành phẩm, tổ ép nhận các bán thành phẩm này
về ép/in. Tiếp đến, Tổ phối hàng nhận về kiểm tra bán thành phẩm xong sẽ phân
phối hàng xuống chuyền may. Khi ra sản phẩm, bộ phận Kiểm hóa nhận hàng để
kiểm tra chất lượng sản phẩm, sản phẩm nào đạt tiêu chuẩn sẽ đem giao cho Tổ ủi
để ủi và bộ phận Đóng gói nhận sản phẩm về đóng gói, đóng thùng và cuối cùng là
giao hàng cho phịng Scan chờ ngày xuất hàng. Những sản phẩm bị lỗi sẽ bị trả về
cho chuyền may tái chế sau đó được kiểm tra lại khi nào đạt chất lượng mới được
giao cho phòng Scan.
Sản phẩm của nhà máy là quần áo thể thao với thương hiệu adidas

Hình 2.2. Sản phẩm của công ty
Thị trường tiêu thụ sản phẩm là các nước Châu Á và Châu Âu
19


Đồ án tốt nghiệp

CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG – VỆ SINH VÀ
AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA NHÀ XƢỞNG
3.1.

Chất lƣợng lao động

3.1.1. Lực lượng lao động phân theo giới tính
Bảng 3.1: Lực lượng lao động phân theo giới tính
Giới tính/ Thành phần

Số người


Tổng số

3.572

Nữ

2.595

72,65

Nam

977

27,35

Tham gia trực tiếp sản xuất

2.676

74,92

Tham gia gián tiếp sản xuất

896

25,08

Tỷ lệ (%)


Nguồn: Công ty TNHH Dinsen Việt Nam
Lao động nữ chiếm hơn 70% trên tổng số lao động. Đây là sự đặc thù của
ngành vì nó địi hỏi sự tỉ mỉ, khéo tay và chính xác. Lao động nữ sản xuất chính
trong khâu may, đóng gói, kiểm hóa; cịn lao động nam chủ yếu làm trong khâu ủi,
vận chuyển và vận hành máy móc thiết bị.

20


Đồ án tốt nghiệp

3.1.2. Lực lượng lao động phân theo độ tuổi
Bảng 3.2: Lực lượng lao động phân theo độ tuổi
Độ tuổi

Số người

Tỷ lệ (%)

18 – 25

2.291

64,14

26 – 35

990

27,72


36 – 45

271

7,59

46 – 55

20

0,56

Nguồn: Công ty TNHH Dinsen Việt Nam
Lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ tương đối cao, độ tuổi từ:
- 18 - 25 chiếm 64,14%: Ưu điểm là có sức khoẻ tốt, nhanh nhạy, trực giác tốt,
tháo vát trong công việc và nắm bắt thông tin nhanh.
- 26 - 35 và 36 - 45 chiếm 35,30%: Đây là độ tuổi có ý thức trách nhiệm cao,
có kinh nghiệm và hoàn thiện về tay nghề. Đồng thời, họ cũng dễ sinh ra sự chủ
quan, cố chấp, đơi khi có sự dễ dãi về chấp hành quy trình và nội quy của cơ sở.
- 46 - 55 chiếm 0,56%: Độ tuổi có nhiều kinh nghiệm, nhiều kiến thức tích luỹ
và sự dày dạn bởi tuổi đời cũng như tuổi nghề. Song họ hạn chế về việc tiếp thu
kiến thức mới, sức khỏe kém và có phần thiếu sự nhanh nhạy.

21


Đồ án tốt nghiệp

3.1.3. Lực lượng lao động phân theo trình độ văn hóa

Bảng 3.3: Lực lượng lao động phân theo trình độ văn hố
Trình độ văn hố

Số người

Tỷ lệ (%)

Cấp 1

1606

44,95

Cấp 2

869

24,33

Cấp 3

385

10,78

Nguồn: Công ty TNHH Dinsen Việt Nam
Người lao động với trình độ văn hố cấp 1, cấp 2 và cấp 3 chiếm 80,06% tổng
số lao động. Họ đều chưa được đào tạo chuyên môn nên khi vào làm việc phải đào
tạo từ đầu. Ngồi ra cịn hạn chế về khả năng nắm bắt công nghệ, sự hiểu biết về vai
trị của an tồn vệ sinh lao động. Nhưng thay vào đó, họ sẽ thơng thạo dần cơng

việc trong quá trình lao động.
3.1.4. Lực lượng lao động phân theo trình độ chun mơn
Bảng 3.4: Lực lượng lao động phân theo trình độ chun mơn
Trình độ chun mơn

Số người

Tỷ lệ (%)

Trung cấp

371

10,39

Cao đẳng

234

6,55

Đại học

107

3,00

Nguồn: Công ty TNHH Dinsen Việt Nam

22



Đồ án tốt nghiệp

Đây là lực lượng lao động thuộc khối quản lý, chiếm tỷ lệ 19,94%. Tuy nhiên, trình
độ chuyên môn về công nghệ, công việc liên quan đến sản xuất chiếm tỷ lệ thấp.
3.1.5. Phân loại sức khỏe
Bảng 3.5: Kết quả khám sức khoẻ định kỳ năm 2011
Loại sức khỏe

Số người

Tỷ lệ (%)

I

437

12,23

II

935

26,18

III

698


19,54

IV

559

15,65

V

327

9,15

Nguồn: Công ty TNHH Dinsen Việt Nam
Cơng ty đã tiến hành khám sức khoẻ cho tồn thể NLĐ trong công ty làm việc
đủ 1 năm trở lên, chiếm 82,75% tổng lao động. Do đặc thù của ngành may mặc nên
NLĐ làm việc thường xuyên tiếp xúc với mơi trường bụi, tiếng ồn. Vì vậy, NLĐ có
sức khoẻ loại III, IV, V là do mắc các bệnh về tai - mũi - họng, hơ hấp. Ngồi ra còn
ảnh hưởng bởi tuổi tác như bệnh về mắt và chỉ số mất sức nhai của NLĐ. Tóm lại,
cơng ty đã khơng ngừng cố gắng hồn thiện cơng tác tổ chức quản lý, chế độ chính
sách, cải thiện mơi trường lao động cũng như sắp xếp công việc phù hợp cho NLĐ.

23


Đồ án tốt nghiệp

Đồng thời công ty đã tổ chức khám bệnh điếc nghề nghiệp cho NLĐ làm việc
ở phòng Tẩy hàng, phịng Cắt viền và khám nhiễm độc hóa chất cho NLĐ làm việc

ở phòng Tẩy hàng. Do những NLĐ làm việc ở các phòng này đều sử dụng các
PTBVCN nên chưa có trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp.

3.2.

Tình hình áp dụng văn bản pháp luật về An tồn lao động & Môi

trƣờng
Bảng 3.6: Các văn bản pháp luật đang được vận dụng tại công ty
Cấp ban hành/
Dạng văn bản

Số hiệu văn

Thời gian ban hành

Nội dung áp dụng

1994 (đã được sửa đổi,

Luật lao động - quan hệ lao

bổ sung năm 2007)

động, chế độ chính sách

bản

Luật


Quốc hội

2001

2005

Phịng cháy chữa cháy trong
sản xuất
Bảo vệ môi trường - chống ô
nhiễm môi trường sản xuất
Thời gian làm việc, thời

31/12/1994 (đã được
Nghị định

195/CP

sửa đổi, bổ sung theo
109/CP/27/12/2002)

24

gian nghỉ ngơi


Đồ án tốt nghiệp

Cấp ban hành/
Dạng văn bản


Số hiệu văn

Thời gian ban hành

Nội dung áp dụng

20/01/1995 (đã được

Quy định về ATVSLĐ

bản

06/CP

sửa đổi, bổ sung theo
110/CP/27/12/2002)
59/2007/NĐC
P

09/04/2007

Quản lý chất thải rắn

Xử phạt hành chính về hành
47/2010/CP

06/05/2010

vi vi phạm pháp luật lao
động


Thơng tư

10/1998/TT/B
LĐTBXH

28/05/1998

29/12/2005 (Sửa đổi bổ
37/2005/TT/B

PTBVCN
Huấn luyện về ATVSLĐ

sung theo

LĐTBXH

Thực hiện chế độ trang bị

41/2011/TT/BLĐTBX
H)

12/2006/TTBYT
05/2009/TTBYT
16/2009/TT-

1/11/2006

17/06/2009


07/10/2009

25

Hướng dẫn khám bệnh nghề
nghiệp
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc
gia về nước sinh hoạt
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc


×