Đồ án tốt nghiệp
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rác thải đang là vấn đề bức xúc của nước ta hiện nay, mỗi năm có khoảng hơn
15 triệu tấn CTR phát sinh trên cả nước và theo dự báo thì tổng lượng CTR phát sinh
vẫn tiếp tục tăng lên nhanh chóng trong những năm tới đây đặt biệt là các đô thị lớn,
khu du lịch. Theo thống kê khoảng 80% tổng lượng chất thải phát sinh từ hộ gia đình,
nhà hàng, chợ, hộ kinh doanh; 17% từ các cơ sở công nghiệp và khoảng 1% là chất thải
nguy hại.
Với công nghệ xử lý CTR của Việt Nam nói chung và Tp. HCM nói riêng hiện
nay đa phần là xử lý bằng biện pháp chôn lấp, nhưng đó chỉ là biện pháp trước mắt. Vì
với tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ tăng dân số thì khoảng vài chục năm nửa sẽ không
còn đất dùng để cho việc chôn lấp. Và theo các chuyên gia môi trường việc chôn lấp
rác là một trong những nguyên nhân phát sinh hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ
trái đất và thay đổi khí hậu.
PLRTTN đã và đang được các nước tiên tiến áp dụng thành công, ưu điểm lớn
nhất của chương trình PLRTN là thực hiện dựa trên nguyên tắc từ cội nguồn bản chất
của vấn đề làm giảm thiểu khối lượng rác phát sinh và tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác xử lý rác (tái sinh, tái chế, làm phân bón,…), đây được coi là một chương trình tiên
tiến và hiệu quả nhất từ trước đến nay. Những năm vừa qua nướcViệt Nam cũng đang
trong quá trình thực hiện thí điểm chương trình này ở một số thành phố lớn trong nước
như Hà Nội, Tp HCM, Vũng Tàu, Long An… đã thu được những kết quả khả quan,
nhưng cũng lộ nhiều khuyết điểm vì thế mà việc PLRTTN thí điểm ở một số nơi cũng
dừng lại khi chương trình dừng lại.
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan 2
Đề tài luận văn “ Khảo sát – đánh giá hiện trạng quản lý CTR đô thị trên
địa bàn huyện Nhà Bè và đề xuất giải pháp PLRTTN” là đề tài có ý nghĩa quan
trọng trong việc quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý CTR nhằm đạt được mục tiêu
trong chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 – 2015 của Tp.HCM
hướng đến mục tiêu sẽ xử lý CTR làm phân compost 40%, phân loại tái chế 10%, đốt
phát điện 10% và CLHVS 40%.
Mục tiêu đề tài
Mục tiêu chính của đề tài là khảo sát đánh được hiện trạng quản lý chất thải rắn
đô thị trên địa bàn huyện Nhà Bè. Từ đó đề xuất giải pháp quản lý phân loại rác thải tại
nguồn nhằm giảm thiểu khối lượng rác phát sinh và tạo điều kiện cho công tác xử lý
rác.
Phạm vi đề tài
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chất thải rắn trên
địa bàn Huyện Nhà Bè.
Nội dung nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn ở huyện Nhà Bè Tp Hồ Chí Minh
- Đề xuất giải pháp phân loại rác thải tại nguồn.
Đối tượng nghiên cứu
- Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tại địa bàn huyện Nhà Bè
Tp Hồ Chí Minh.
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan 3
- Khảo sát hiện trạng CTR ở huyện Nhà Bè Tp Hồ Chí Minh bao gồm thị trấn
Nhà Bè và 6 xã: Phước Kiển, Phú Xuân, Phước Lộc, Hiệp Phước, Long
Thới, Nhơn Đức.
- Tìm hiểu chương trình phân loại CTR tại nguồn, đề xuất giải pháp phân loại
rác thải cho địa bàn.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu và tổng hợp thông tin.
- Khảo sát thực tế tại huyện để nắm rõ tình hình hoạt động quản lý CTR đô
thị thực hiện trên địa bàn huyện.
- Phương pháp phân tích và đánh giá.
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Tổng quan huyện Nhà Bè
1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Nhà Bè nằm về phía Nam các quận nội thành của thành phố HCM, phía
Bắc giáp với quận 7, phía Tây giáp với huyện Bình Chánh, phía Đông Nam giáp với
huyện Cần Giờ bởi sông Xoài Rạp, phía Tây Nam giáp với huyện Cần Giuộc của tỉnh
Long An.
Các đơn vị hành chính thuộc huyện Nhà Bè
1. Thị Trấn Nhà Bè
2. Xã Phú Xuân
3. Xã Long Thới
4. Xã Nhơn Đức
5. Xã Phước Kiến
6. Xã Hiệp Phước
7. Xã Phước Lộc
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan 5
Hình 1.1. Bản đồ huyện Nhà Bè
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan 6
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
- Huyện Nhà Bè thuộc vùng thấp trũng ở phía Nam – Tây Nam và Đông Nam
thành phố. Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1m và cao nhất là 2m, thấp nhất là
0,5m.
- Nằm trong vùng gió mùa cận xích đạo, có nhiệt độ cao đều trong năm. Có hai
mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, mùa khô bắt đầu từ
tháng 12 tới tháng 4. Nhiệt độ trung bình 27
0
C, cao nhất lên tới 40
0
C, thấp nhất là
13,8
0
C. Lượng mưa trung bình tại huyện Nhà Bè là 1.098mm thấp hơn lượng mưa
trung bình của toàn thành phố.
- Huyện Nhà Bè nằm trong Thành phố Chí Minh, chịu ảnh hưởng bởi hai hướng
gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Đông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn
Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Bắc – Đông Bắc từ biển
Đông, tốc độ trung bình 2,4m, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng
Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7m/s. Có thể nói Thành
phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở
thành phố lên cao vào mùa mưa 80% và xuông thấp vào mùa khô 74%. Trung bình độ
ẩm không khí đạt bình quân/ năm là 79,5%.
1.1.3 Kinh tế xã hội
Huyện Nhà Bè có một hệ thống sông ngòi thuận lợi cho việc mở rộng mạng lưới
giao thông đường thủy đi khắp nơi, có điều kiện xây dựng các cảng nước sâu đủ sức
tiếp nhận các đoàn tàu có trọng tải lớn cập cảng. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và
nguồn nhân lực dồi dào, Nhà Bè đóng một vai trò quan trọng về mặt kinh tế. Bên cạnh
đó, Nhà Bè được xem là một vị trí có ý nghĩa đặt biệt về mặt chiến lược, bởi Nhà Bè
nằm án ngữ trên đoạn đường thủy huyết mạch từ biển Đông vào Sài Gòn, tiếp giáp với
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan 7
rừng Sác. Ở phía Tây Nhà Bè, con kênh Cây Khô trên tuyến đường thủy từ đồng bằng
Sông Cửu Long về thành phố Hồ Chí Minh.
1.1.3.1 Cơ cấu kinh tế
Mặc dù được xác định phát triển theo hướng Công nghiệp – Tiểu thủ công
nghiệp, Thương mại – Dịch vụ và Nông nghiệp. Nhưng trong những năm đầu thế kỷ 21
nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Huyện. Tuy nhiên,
trong tương lai không xa, nơi đây sẽ là một đô thị cảng sầm uất của thành phố.
Thị trấn Nhà Bè có hơn 307 cơ sở sản xuất kinh doanh (6 hợp tác xã, 12 công ty
trách nhiệm hữu hạn, 27 doanh nghiệp tư nhân, 262 cơ sở cá thể). Đây còn là nơi tổng
kho xăng dầu Nhà Bè và nhiều công ty nhiên liệu – sản phẩm hóa dầu đặt cơ sở, hàng
năm cung cấp 60% thị phần xăng dầu cho toàn bộ khu vực phía Nam.
Nông nghiệp
Những năm qua, mặc dù đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do nhường đất
cho việc xây dựng khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, đất xây dựng đô
thị… nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân của nghành nông nghiệp vẫn rất cao. Huyện
đã chuyển đổi mô hình trồng lúa một vụ năng suất kém sang mô hình sản xuất tổng
hợp. Trong đó, thành công nổi bật nhất là mô hình nuôi tôm sú. Giá trị sản xuất nông
nghiệp Nhà Bè mỗi năm tăng 36,16%.
Công nghiệp – Cảng – Tiểu thủ công nghiệp
Với lợi thế nằm trên hướng phát triển của thành phố về phía Đông Nam, trong
những năm qua, Nhà Bè được Trung ương và Thành phố đầu tư mạnh về hạ tầng kỹ
thuật và hạ tầng xã hội, cộng với nội lực và sự nổ lực vươn lên của toàn Đảng bộ, chính
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan 8
quyền và nhân dân huyện. Nhà Bè đã và đang trên đà phát triển nhanh chóng theo
hướng công nghiệp - đô thị cảng.
Nhà Bè có tổng diện tích tự nhiên là 100,41 km
2
chia theo đơn vị hành chính
gồm một thị trấn và sáu xã. Theo nội dung điều chỉnh quy hoạch Nhà Bè đang được
UBND TPHCM xem xét, các xã nông thôn sẽ bị thu hẹp lại nhường chỗ cho một số
khu đô thị mới như Nhơn Đức, Phước Kiển, khu dân cư đô thị dọc hai bên đường
Nguyễn Hữu Thọ, khu đô thị cảng Hiệp Phước.
Giá trị sản lượng của nghành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp không ngừng
tăng lên (mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 10 – 30%).
Năm 1997 sau chia tách, Nhà Bè còn lại một phần thị trấn và 6 xã nông thôn,
nghành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp rất kém phát triển. Từ những năm gần
đây, lĩnh vực này có bước phát triển trở lại, góp phần đưa nền kinh tế huyện chuyển
dịch theo hướng Công Nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp. Dịch vụ - Thương mại và Nông
nghiệp. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn do huyện quản lý bình quân hàng năm tăng
36,06%. Giá trị sản xuất công nghiệp trong 5 năm đạt 202.930 triệu đồng, bình quân
mỗi năm tăng 36,16%.
Thương mại – Dịch vụ
Từ 1975 – 1985 Huyện đã xây dựng được một hệ thống thương nghiệp quốc
doanh và hợp tác xã đến nông thôn, đảm bảo lưu thông phân phối và phục vụ nhu cầu
đời sống nhân dân. Từ năm 1986 đến 1997 thương mại – dịch vụ của huyện gia tăng rất
nhanh theo hướng chuyển biến của cơ cấu thị trường. Sau năm 1997 mặc dù ở lĩnh vực
này gặp nhiều khó khăn nhưng sau vài năm ổn định và phát triển, đến nay có sự chuyển
biến tích cực. Giai đoạn 2001 – 2005, tổng mức thu hàng hóa và dịch vụ làm ra đạt
3.633.624 triệu đồng, bình quân mỗi năm tăng 37,97%.
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan 9
Với thế mạnh giáp biển, hoạt động kinh tế của Nhà Bè sẽ phát triển theo hướng
công nghiệp – cảng, thương mại và dịch vụ gắn liền với hệ thống cảng biển.
Nhà Bè cũng sẽ là nơi bố trí các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật quan trọng
của thành phố về phía Nam, đồng thời hình thành các khu dân cư đô thị, nông thôn là
nơi dự trữ đất phát triển của thành phố và một số chức năng đặt biệt của thành phố.
1.1.3.2 Xã hội
Đơn vị hành chính: Huyện Nhà Bè có 6 xã và 1 thị trấn
Đặc điểm dân số
Sau giải phóng, dân số Huyện Nhà Bè khoảng 63.029 người, diện tích 96,8km
2
.
Đến tháng 4/1997, sau khi chia tách Huyện, thì dân số Nhà Bè còn lại cũng tương
đương 63.000 dân với diện tích khoảng 10040 km
2
. Đến năm 1999, số liệu điều tra
thống nhất, dân số Nhà Bè là 63.450 người, trong đó có 32.015 là nữ. Năm 2002, dân
số Huyện tăng lên 67.688 người, trong đó nữ chiếm 37.773 người. Số người trong độ
tuổi lao động là 45.075 người; số người trong độ tuổi lao động có việc làm là 33.369
người, số người có nhu cầu lao động trên 1881 người. Theo thống kê năm 2010, dân số
toàn Huyện Nhà Bè là 104.449 người, mật độ dân cư phân bố trong toàn Huyện ở mức
1.040 người/km
2
.
Mức sống dân số
Số liệu thống kê đến năm 2004, chỉ tiêu bình quân 1 người 1 tháng là 473.160
đồng, bằng 1,18 lần so với năm 2001, các khoản chi tiêu ăn uống, vui chơi, giải trí và
một số vật phẩm tiêu dùng khác như thịt cá tăng.
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan 10
Thu nhập bình quân đầu người năm 2000 là 4,051 triệu đồng/người/năm lên 5,8
triệu đồng/người/năm vào năm 2004. Đến nay, Huyện đã hoàn thành chỉ tiêu XĐGN
theo chuẩn cũ, đưa 3321 hộ vượt nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 29% xuống và 0,25%.
Nhà ở
100% hộ dân tại Huyện có nhà ở (số liệu thống kê 2002), diện tích nhà ở bình
quân 60m
2
/hộ. Thực hiện phong trào xây dựng nhà tình nghĩa – nhà tình thương, từ
năm 1997 đến nay, đã xây dựng, trao tặng nhà tình nghĩa và nhà tình thương cho gia
đình chính sách và người dân nghèo.
Nguồn nước sinh hoạt
Có 93% số hộ dân sử dụng nước sinh hoạt, trong đó có 22,14% sử dụng nước
máy còn lại sử dụng nguồn nước từ các giếng khoan công nghiệp, các trạm cấp nước
tập trung và vận chuyển bằng xe đến cung cấp cho nhân dân.
Giao thông nông thôn
Những năm đầu sau tách Huyện, toàn địa bàn có chưa đầy 8km đường nhựa, các
trục đường chính chủ yếu là đất đỏ xuống cấp; đường liên xóm vừa thiếu vừa yếu. Đến
nay, toàn bộ các trục đường huyết mạch của Huyện đều được nâng cấp, mở rộng và
nhựa hóa. Hệ thống đường giao thông liên xóm, đường xương cá phát triển mạnh. Đến
nay Huyện đã thực hiện đan hóa được 318 tuyến đường, đạt 82% đường giao thông
nông thôn trên địa bàn được đan hóa. 100% cầu khỉ trên địa bàn được xóa và thay vào
đó bằng các cây cầu giàn thép.
Giáo dục – dạy nghề
Giáo dục có bước phát triển mạnh về quy mô và chất lượng. Đến nay, toàn
huyện có 28 trường, trong đó có 08 trường mầm non, 12 trường tiểu học (5.961 học
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan 11
sinh), 06 trường trung học cơ sở (5.084 học sinh) và 1 trường cấp 3, 01 trường Bồi
dưỡng giáo dục, 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Với tổng số 14.043 học sinh.
Hệ thống trường lớp được xây dựng khang trang, trang thiết bị học tập đáp ứng được
yêu cầu. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học đạt cao hơn mức bình quân chung của
Thành phố. Hiệu suất đào tạo tiểu học đạt 94,5%; Trung học cơ sở đạt 83,4%. Mặt
bằng học vấn đạt lớp 5,19.
Dạy nghề: Năm 2002, Trung tâm Dạy nghề được chính thức đưa vào hoạt động,
đã liên kết với các trường đại học, cao đẳng và Trường trung học kỹ thuật nghiệp vụ
Nguyễn Hữu Cảnh, đào tạo nghề ngắn hạn cho 3.879 người và dài hạn 136 người. Cơ
cấu lao động đã có bước chuyển dịch theo định hướng phát triển kinh tế. Từ một huyện
thuần nông, đến nay lao động trong lĩnh vực công nghiệp đã chiếm 35,73%, lao động
dịch vụ thương mại chiếm 46,27% và lao động nông nghiệp chỉ còn 98%. Hầu hết mỗi
hộ gia đình đã có 1 lao động làm việc trong lĩnh vực phi công nghiệp.
Y tế
Mặc dù sau tách Huyện hoạt động y tế gặp những khó khăn nhất định nhưng đến
nay đã có bước phát triển đủ sức đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. 7/7
xã - thị trấn có trạm y tế, trong đó 100% trạm có bác sĩ, trang thiết bị được trang bị cơ
bản đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu. Trung tâm y tế được xây dựng
đạt chuẩn vừa đưa vào sử dụng trong năm 2005. Bình quân có 5,02 y bác sĩ/vạn dân và
khoảng 7,83 giường/vạn dân.
Đời sống văn hóa cơ sở
Đã có những chuyển biến thiết thực các nhiệm vụ phát triển văn hóa gắn liền
các phong trào, chương trình hành động phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đến
nay, toàn Huyện đã xây dựng được 16/30 ấp, khu phố đạt chuẩn văn hóa; 11 khu dân
cư xuất sắc, 3 khu dân cư tiên tiến. Số gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa và gương
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan 12
người tốt việc tốt xuất hiện ngày càng nhiều. Số người tham gia luyện tập thể thao
thường xuyên đạt 7,8% dân số.
1.2 Tổng quan về chất thải rắn
1.2.1 Khái niệm
Có nhiều khái niệm nêu rõ về chất thải rắn. Nhìn chung có hai khái niệm về chất
thải rắn có thể chấp nhận được về tính logic của nó, đó là:
_ Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt
động kinh tế - xã hội của mình (các hoạt động sản xuất, đời sống và duy trì sự tồn tại
của cộng đồng…), trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ hoạt động
sản xuất và hoạt động sống.
_ Chất thải rắn đô thị được định nghĩa là: Vật chất mà con người tạo ra ban đầu
vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó.
Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn
nhận như một thứ mà thành phố có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy. Theo quan điểm
này thì chất thải rắn đô thị có các đặc trưng sau:
+ Bị vứt bỏ trong khu đô thị
+ Thành phố có trách nhiệm thu gom
1.2.2 Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị
Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn đô thị bao gồm:
- Từ các khu dân cư: phát sinh từ các hộ gia đình thành phần này bao gồm: Thực
phẩm, giấy, cacton, plastic, gỗ, thủy tinh, các kim loại khác… ngoài ra còn có một số
các chất thải độc hại như sơn, dầu nhớt…
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan 13
- Đường phố: Lượng CTR này phát sinh từ hoạt động vệ sinh hè phố, khu vui
chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan. Lượng CTR này chủ yếu do người đi đường và các
hộ dân sống hai bên đường xả thải. Thành phần của chúng có thể gồm các loại như:
cành cây, lá cây, giấy vụn, bao nilon, xác động vật chết.
- Từ các trung tâm thương mại: Phát sinh từ các hoạt động buôn bán của các
chợ, cửa hàng bách hóa, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, văn phòng… Các loại chất thải
phát sinh từ khu thương mại bao gồm giấy, carton, nhựa, thực phẩm, thủy tinh…
- Từ các công sở, trường học, công trình công cộng: Lượng CTR này cũng có
thành phần giống như CTR từ các trung tâm thương mại nhưng chiếm số lượng ít hơn.
- Từ các hoạt động xây dựng đô thị: Lượng CTR này chủ yếu là các xà bần từ
các công trình xây dựng và làm đường giao thông. Bao gồm các loại chất thải như gỗ,
thép, bê tông, gạch, ngói, thạch cao.
- Từ bệnh viện: Bao gồm CTRSH và CTR y tế phát sinh trong các hoạt động
khám, chữa bệnh trong các bệnh viện, các trạm y tế, các cơ sở tư nhân… CTR y tế có
thành phần phức tạp bao gồm các loại bệnh phẩm, kim tiêm, chai lọ chứa thuốc, các
loại thuốc quá hạn sữ dụng có khả năng lây nhiễm và nguy cơ truyền bệnh rất cao nên
cần được phân loại và thu gom hợp lý.
- Từ các hoạt động công nghiệp: Lượng CTR này được phát sinh từ các hoạt
động sản xuất của các xí nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp như các nhà máy sản
xuất vật liệu xây dựng, hàng dệt may, nhà máy hóa chất, nhà máy lọc dầu, nhà máy chế
biến thực phẩm. Thành phần của chúng chứa thành phần độc hại lớn.
1.2.3 Phân loại CTR đô thị
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan 14
Phân loại CTR có thể dựa vào nguồn gốc phát sinh, đặc tính chất thải, mục đích
quản lý… Hiện nay ở nước ta và nhiều nước trên thế giới CTR được phân loại theo:
công nghệ xử lý và bản chất nguồn tạo thành.
1.2.3.1 Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý
Nguồn gốc CTR có thể khác nhau ở nơi này và nơi khác, khác nhau về số lượng,
về kích thước, phân bố về không gian. Trong nhiều trường hợp thống kê, người ta
thường phân loại CTR thành 2 loại chính: chất thải công cộng và chất thải sinh hoạt. Ở
các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, tỷ lệ chất thải sinh hoạt thường
cao hơn chất thải nông nghiệp.
Theo công nghệ quản lý và xử lý CTR được phân loại nêu trong bảng bảng 1.1
Bảng 1.1. Phân loại theo công nghệ xử lý
STT
Thành phần
Định nghĩa
Ví dụ
1
Các chất cháy
được: giấy, hàng
dệt, rác thải, cỏ,
rơm, gỗ, củi, da và
cao su
Các vật liệu làm từ giấy
Các túi giấy, mảnh bia
Có nguồn gốc từ sợi
Vải, len
Các chất thải ra từ đồ ăn, thực
phẩm
Các rau quả, thực
phẩm
Các vật liệu và các sản phẩm được
chế tạo từ gỗ, tre…
Đồ dùng hư, bàn ghế,
vỏ dừa
Các vật liệu và các sản phẩm từ
chất dẻo.
Phim cuộn, túi chất
dẻo, lọ dẻo, chất dẻo,
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan 15
bịch nylon…
Các vật liệu và các sản phẩm từ
thuộc da và cao su
Túi xách da, vỏ ruột
xe…
2
Các chất không
cháy được: kim
loại săt, kim loại
không phải sắt,
thủy tinh đá và
sành sứ
Các loại vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ sắt
Hàng rào, dao, nắp
lọ…
Các vật liệu không bị nam châm
hút
Vỏ hộp nhôm, đồ
đựng bằng kim loại.
Các vật liệu và sản phẩm chế tạo
từ thủy tinh
Chai lọ, đồ dùng bằng
thủy tinh, bóng đèn…
Các vật liệu không cháy khác
Vỏ chai, ốc, gạch đá,
gốm sứ…
3
Các chất hỗn hợp
Tất cả các loại vật liệu không
phân loại ở phần 1 đều thuộc loại
này
Đá, đất, cát…
(Nguồn. Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản, Lê Văn Nãi, nhà xuất bản Khoa
học kỹ thuật, 1999)
1.2.3.2 Phân loại theo bản chất nguồn tạo thành
Theo bản chất nguồn tạo thành, CTR có các loại như sau:
- Chất thải thực phẩm: Là những chất thải có nguồn gốc từ thực phẩm, nông
phẩm, hoa quả trong quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản bị hư hại thải ra
ngoài. Tính chất đặc trưng của rác thực phẩm là quá trình lên men cao, nhất là trong
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan 16
điều kiện độ ẩm không khí 85% - 90%, nhiệt độ 30
0
– 35
0
C, quá trình này gây mùi thối
nồng nặc và phát tán vào không khí nhiều bào tử, nấm bệnh.
- Chất thải khác: Bao gồm chất cháy được và chất không cháy được, sinh ra từ
các hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại… Các chất cháy được như giấy,
carton, plastic, vải, cao su, da, gỗ… và chất không cháy được như thủy tinh, vỏ hộp
kim loại…
- Tro xỉ: Vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm, lá… ở các hộ gia
đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp…
- Chất thải xây dựng: Đây là chất thải rắn từ quá trình xây dựng, sửa chữa nhà,
đập phá công trình xây dựng tạo ra các xà bần, bê tông…
- Chất thải đặc biệt: Được liệt vào loại rác này có rác thu gom từ việc quét
đường, rác từ thùng rác công cộng, xác động vật, xe ô tô phế thải…
- Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm: Chất thải này có từ hệ thống xử lý
nước, từ nước thải, từ các nhà máy xử lý chất thải công nghiệp. Thành phần chất thải
này đa dạng và phụ thuộc vào bản chất của quá trình xử lý. Chất thải này thường là
chất thải dạng rắn hoặc bùn (nước chiếm 25 – 95 %).
- Chất thải nông nghiệp: Vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp như gốc
rơm, rạ, cây trồng, chăn nuôi. Hiện nay chất thải này chưa được quản lý tốt ngay ở các
nước phát triển vì đặc điểm phân tán về số lượng và khả năng tổ chức thu gom.
- Chất thải nguy hại: Bao gồm chất thải hóa chất, sinh học dễ cháy, dễ nổ hoặc
mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động thực
vật. Những chất này thường xuất hiện ở thể lỏng, khí và rắn. Đối với chất thải loại này
việc thu gom, xử lý phải hết sức cẩn thận.
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan 17
1.2.4 Thành phần của CTR
Thành phần của CTR mô tả các thành phần riêng biệt mà từ đó tạo nên các dòng
chất thải, mối quan hệ giữa các thành phần này được biểu diễn theo % khối lượng.
Thành phần CTR có thể là thành phần riêng biệt hoặc thành phần hóa học.
Bảng 1.2 Thành phần CTR từ nhiều nguồn khác nhau
STT
Thành phần
Phần trăm khối lượng (%)
Hộ gia
đình
Nhà trường
Nhà hàng
Khách sạn
Rác chợ
1
Rác thực phẩm
61 – 96,6
23,5 – 7,5
79,5 - 100
20,2 - 100
2
Giấy
1 – 19,7
1,5 – 27,5
0 – 2,8
0 – 11,4
3
Carton
0 – 4,6
0
0 – 0,5
0 – 4,9
4
Vỏ sò, ốc, cua
0
0
0
0 – 10,1
5
Nhựa
0 – 10,8
3,5 – 18,9
0 – 6,0
0 – 7,6
6
Tre, rơm rạ
0
0
0
0 – 7,6
7
Thủy tinh
0 – 25
1,3 – 2,5
0 - 1
0 – 4,9
8
Nilon
0 – 36,6
8,5 -34,4
0 – 5,3
0 – 6,5
9
Gỗ
0 – 7,2
0 – 20,2
0
0 – 5,3
10
Lon đồ hộp
0 – 10,2
0 - 4
0 – 1,5
0 – 2,1
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan 18
11
Tro
0
0
0
0 – 2,3
12
Vải
0 – 14,2
1 – 3,8
0
0,5 – 8,1
13
Da
0
0 – 4,2
0
0 – 1,6
14
Sành sứ
0 – 10,5
0
0 – 1,3
0 – 1,5
15
Cao su mềm
0
0
0
0 – 5,6
16
Cao su cứng
0 – 2,8
0
0
0 – 4,2
17
Kim loại màu
0 – 3,3
0
0
0 – 5,9
18
Xà bần
0 – 9,3
0
0
0 – 4
19
Styrofoam
0 – 1,3
1 - 2
0 – 2,1
0 – 6,3
(Nguồn: CITENCO – CENTEMA, 2002)
Bảng 1.2: Cho thấy trong thành phần riêng biệt của CTRSH, chất thải thực
phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là giấy, nylon, nhựa… tro và da có giá trị thấp nhất.
Bảng 1.3 .Bảng hàm lượng C, H, O trong CTR
STT
Thành phần
Tính theo phần trăm khối lượng
Carbon
Hydro
Oxy
Nitơ
Tro
Lưu
huỳnh
1
Thực phẩm
48,00
6,40
37,50
2,60
5,00
0,40
2
Giấy
3,50
6,00
44,00
0,30
6,00
0,20
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan 19
3
Carton
4,40
5,90
44,60
0,30
5,00
0,20
4
Plastic
60,00
7,20
22,80
-
10,00
-
5
Vải
55,00
6,60
31,20
4,60
2,45
0,15
6
Cao su
78,00
10,00
-
2,00
10,00
-
7
Da
60,00
8,00
11,60
10,00
10,00
0,40
8
Rác làm
vườn
47,80
6,00
38,00
3,40
4,50
0,30
9
Gỗ
49,50
6,00
42,70
0,20
1,50
0,10
10
Bụi, tro, gạch
26,30
3,00
2,00
0,50
68,00
0,20
(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, 2001)
Bảng 1.3 cho thấy thành phần carbon là cao nhất, tùy theo mỗi loại chất thải
CTR mà thành phần của nó cũng thay đổi. Thành phần này được sử dụng để xác định
nhiệt lượng của CTR.
1.2.5 Tính chất của CTR
1.2.5.1 Tính chất vật lý
- Khối lượng riêng: Là khối lượng CTR trên một đơn vị thể tích (kg/m
3
). Khối
lượng riêng của CTR rất khác nhau nó tùy thuộc vào phương pháp lưu trữ, vị trí địa lý,
các thời điểm trong năm, các quá trình đầm nén. Thông thường khối lượng riêng của
CTR ở các xe ép rác dao động từ 200 – 500 kg/m
3
. Khối lượng riêng của CTR đóng vai
trò quan trọng trong việc lựa chọn thiết bị thu gom và phương pháp xử lý.
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan 20
- Độ ẩm: Là tỷ số giữa lượng nước có trong một lượng chất thải và khối lượng
chất thải đó.
Ví dụ: Độ ẩm của thực phẩm thừa: 70%; giấy: 60%; gỗ: 20%; nhựa: 2%.
- Kích thước và sự phân bố: Kích thước và sự phân bố các thành phần có trong
CTR đóng vai trò quan trọng đối với quá trình thu gom phế liệu, nhất là khi sử dụng
phương pháp cơ học như sàn quay và các thiết bị phân loại từ tính.
- Khả năng giữ nước thực tế: Là toàn bộ khối lượng nước có thể giữ lại trong
mẫu chất thải dưới tác dụng của trọng lực. Khả năng giữ nước của CTR là một chỉ tiêu
quan trọng trong việc tính toán, xác định lượng nước rò rỉ trong bãi rác. Khả năng giữ
nước thực tế thay đổi phụ thuộc vào lực nén và trạng thái phân hủy của CTR (không
nén) từ các khu dân cư và thương mại dao động trong khoảng 50 – 60 %.
Chuyển hóa lý học
- Phân loại: Quá trình này để tách riêng các thành phần CTR nhằm chuyển chất
thải từ dạng hổn hợp thành dạng tương đối đồng nhất để thu hồi các thành phần có thể
tái sinh, tái sử dụng của CTR đô thị. Ngoài ra có thể tách những thành phần CTNH và
thành phần có khả năng thu hồi năng lượng.
- Giảm thể tích cơ học: Phương pháp nén, ép thường được sử dụng giảm thể tích
chất thải, thường được sử dụng những xe gom có lắp bộ phận ép nhằm làm tăng khối
lượng rác thu gom trong một chuyến. Giấy, carton, nhựa, lon nhôm, lon thiếc thu gom
từ CTR thường được đóng kiện để giảm thể tích chứa, chi phí xử lý và vận chuyển.
Đồng thời sử dụng biện pháp này sẽ tăng thời gian sử dụng BCL.
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan 21
- Giảm kích thước cơ học: Nhằm giảm chất thải có kích thước đồng nhất và nhỏ
hơn kích thước ban đầu. Trong một số trường hợp thể tích chất thải sau khi giảm kích
thước ban đầu sẽ lớn hơn thể tích ban đầu.
1.2.5.2 Tính chất hóa học
- Chất hữu cơ: Chất hữu cơ được xác định bằng cách lấy mẫu rác đã làm phân
tích xác định độ ẩm, đem đốt ở 950
0
C trong thời gian 1 giơ, phần bay hơi đi là phần
chất hữu cơ hay còn gọi là tổn thất khi nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong
khoảng 40 – 60% giá trị trung bình là 53%.
- Chất tro: Chất tro là thành phần còn lại sau khi đốt ở nhiệt độ 950
0
C, tứ là các
chất trơ dư hay chất vô cơ. Chất vô cơ (%) = 100(%) – Chất hữu cơ (%).
- Hàm lượng cacbon cố định: Hàm lượng carbon cố định là lượng carbon còn
lại sau khi đã loại bỏ các chất có thể bay hơi khi nung ở 950
0
C, hàm lượng này thường
chiếm khoảng 5 – 12%, giá trị trung bình là 7%.
- Nhiệt trị: Nhiệt trị là giá trị tạo thành khi đốt CTR, giá trị nhiệt trị được xác
định theo công thức Dulong:
Btu/Ib = 145C + 610 (H
2
– 1/8O
2
) + 40S + 10N
Trong đó: C: Carbon, % trọng lượng
H
2
: Hydro, % trọng lượng
O
2
: Oxy, % trọng lượng
S: Lưu huỳnh, % trọng lượng
N: Nitơ, % trọng lượng
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan 22
Chuyển hóa hóa học
- Đốt: Là phả ứng hóa học giữa oxy với thành phần hữu cơ trong chất thải, sinh
ra các hợp chất thải bị oxy hóa cùng với sự phát sáng và tỏa nhiệt.
Chất hữu cơ + không khí (dư) CO
2
+ NO
2
+ không khí (dư) + NH
3
+ SO
2
+ NO
x
+
tro + nhiệt
Lượng không khí dư nhằm đảm bảo quá trình đốt xảy ra hoàn toàn. Sản phẩm
cuối cùng của quá trình đốt cháy CTRĐT bao gồm phí nóng chứa CO
2
, H
2
O, không khí
dư và không khí chát còn lại. Trong thực tế ngoài những thành phần này cón có một
lượng nhỏ các khí NH
3
; SO
2
; NO
x
và các khí vi lượng tùy thuộc vào bản chất của chất
thải.
- Nhiệt phân: Hầu hết các chất hữu cơ đều không bền với quá trình nung nóng.
Chúng có thể bị phân hủy qua các phản ứng bởi nhiệt độ và ngưng tụ trong điều kiện
không có oxy tạo thành những thành phần dạng rắn, lỏng, khí.
- Khí hóa: Quá trình bao gồm quá trình đốt cháy một phần nhiên liệu C để thu
nguyên liệu cháy và khí CO, H
2
và một số nguyên tố hydrocarbon trong đó có CH
4
.
1.2.5.3 Tính chất sinh học
- Sự hình thành mùi: Mùi hôi có thể phát sinh khi CTR được lưu trữ trong
khoảng thời gian dài ở vị trí thu gom, trạm trung chuyển, bãi chôn lấp, ở những vùng
khí hậu nóng ẩm thì tốc độ phát sinh mùi thường cao hơn. Sự hình thành mùi hôi là kết
quả phân hủy yếm khí khi các thành phần hữu cơ có trong rác đô thị.
- Sự phát triển của ruồi: Vào mùa hè 5 những vùng có khí hậu nóng ẩm thì sự
sinh trưởng và phát triển của ruồi là vấn đề quan trọng cần được quan tâm tại nơi lưu
trữ CTR. Sự phát triển từ trứng thành ruồi khoãng 9 – 11 ngày tính từ ngày đẻ trứng,
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan 23
đời sống của ruồi nhặng từ khi còn trong trứng cho đến khi trưởng thành được mô tả
như sau:
Trứng phát triển: 8 – 12h
Giai đoạn đầu của ấu trùng: 20h
Giai đoạn hai của ấu trùng: 24h
Giai đoạn ba của ấu trùng: 3 ngày
Giai đoạn thành nhộng : 4 – 5 ngày.
- Giai đoạn phát triển của ấu trùng trong các thùng chứa rác đóng vai trò quan
trọng và chiếm khoảng 5 ngày trong đời sống của ruồi. Vậy nên thu gom CTR trong
thời gian này để các thùng lưu trữ rỗng nhằm hạn chế sự di chuyển của ấu trùng.
Chuyển hóa sinh học
- Quá trình phân hủy kị khí: Là quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ trong
CTRDT trong điều kiện khí xảy ra theo 3 bước:
+ Quá trình thủy phân các hợp chất có phân tử lượng lớn thành những chất thích
hợp là nguồn năng lượng.
+ Quá trình chuyển hóa các hợp chất sinh ra từ bước 1 thành các hợp chất có
năng lượng thấp hơn.
+ Chuyển đổi các hợp chất trung gian thành phần sản phẩm riêng lẻ, chủ yếu là
CH
4
và CO
2
.
Ưu điểm:
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan 24
+ Chi phí đầu tư thấp, sản phẩm phân hủy, phân hầm cầu, phân gia súc có hàm
lượng dinh dưỡng cao.
+ Thu hồi khí phục vụ cho sản xuất.
+ Trong quá trình ủ sẽ tồn tại một số loại vi sinh, vi khuẩn gây bệnh vì nhiệt độ
thấp. Khi ủ chất thải với khối lượng 1000 tấn/ngày mới có hiệu quả kinh tế.
Nhược điểm:
+ Thời gian phân hủy lâu 4 – 12 tháng.
+ Khí sinh ra có mùi hôi và khó chịu gây ảnh hưởng sức khỏe.
- Qua trình phân hủy hiếu khí: Dựa trên sự hoạt động của vi khuẩn hiếu khí có
mặt oxy. Thông thường sau 2 ngày nhiệt độ tăng khoảng 45
0
C, sau 6-7 ngày nhiệt độ
đạt từ 70-75
0
C. Đây là khoảng nhiệt thích hợp cho vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ.
Ưu điểm:
+ Chi phí thấp, sản phẩm phân hủy thấp, phân hầm cầu, phân gia súc có hàm
lượng dinh dưỡng cao.
+ Thu hồi khí đốt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
+ Chất thải phân hủy cho sinh hoạt và sản xuất.
+ Vi sinh vật gây bệnh bị chết nhanh do nhiệt độ ủ tăng
+ Mùi hôi bị khử do quá trình ủ.
Nhược điểm
+ Chi phí xử lý cao.
Đồ án tốt nghiệp
GVHD: Ths Lê Thị Vu Lan 25
+ Kỹ thuật khó, phức tạp
+ Trong quá trình vận hành cần duy trì một số đặc trưng cho quá trình
1.2.6 Tốc độ phát sinh CTR
1.2.6.1 Phương pháp dùng xác định khối lượng CTR
Xác định khối lượng CTR phát sinh và được thu gom là một trong những điểm
quan trọng của việc quản lý CTR. Các số liệu đánh giá thu nhập về tổng khối lượng
chất thải phát sinh cũng như khối lượng CTR được sử dụng nhằm:
- Hoạch định và đánh giá kết quả của quá trình thu hồi, tái sinh, tái chế.
- Thiết kế các phương tiện vận chuyển, thiết bị vận chuyển, xử lý CTR.
1.2.6.2 Đo thể tích và khối lượng
- Trong phương pháp này cả khối lượng hoặc thể tích của CTR đều được dùng
để đo đạc lượng CTR. Tuy nhiên phương pháp đo thể tích thường có sự sai số cao.
- Để tránh nhằm lẫn lượng CTR nên được biểu diễn dưới dạng khối lượng, khối
lượng là thông số biểu diễn chính xác nhất lượng CTR vì có thể cân trực tiếp mà không
cần kể đến mức độ nén ép. Biểu diễn bằng khối lượng cũng cần thiết trong tính toán
vận chuyển vì chất thải được phép chuyên chở trên đường quy định bởi giới hạn khối
lượng hơn là thể tích.
1.2.6.3 Phương pháp đếm tải
Phương pháp này dựa vào xe thu gom, đặc điểm và tính chất của nguồn chất thải
tương ứng (loại chất thải, thể tích ước lượng) được ghi nhận trong một thời gian dài.
Khối lượng chất thải phát sinh trong thời gian khảo sát (gọi là khối lượng đơn vị) sẽ