LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC THIỆP
SVTH : Nguyễn Thị Thùy Dung Trang 1
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, đời sống của người dân không
ngừng được nâng cao, từ đó mà nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng được chú
trọng. Song song với sự phát triển của ngành dược, vấn đề nước thải trong ngành
dược trở thành mối quan tâm lo ngại của các cơ quan quản lý môi trường, của người
dân và của toàn xã hội, vì trong quá trình hoạt động của nhà máy sản xuất thuốc
không thể tránh khỏi các nguồn phát sinh ra những chất thải cần phải được kiểm
soát, quản lý và xử lý tốt để không gây ô nhiễm cho nguồn tiếp nhận, cho môi
trường. Bởi vậy vấn đề trang bị các hệ thống xử lý nước thải đảm bảo đầu ra đúng
theo quy định của nhà nước là một vấn đề cấp bách của ngành y tế và các ngành có
liên quan, cần phải thực hiện nhanh chóng để góp phần vào công tác bảo vệ môi
trường sống trong sạch
Cùng với việc nâng cấp, thay đổi trang thiết bị hiện đại để đạt được các tiêu
chuẩn quốc tế về “thực hành tốt sản xuất thuốc” nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu các
sản phẩm dược và hợp tác với các nước trên thế giới. Để được cấp phép hoạt động,
xí nghiệp dược phẩm 2/9 cần phải có một hệ thống xử lý nước thải sản xuất hoạt
động hiệu quả với nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn môi trường yêu cầu
1.2.Mục tiêu
Nghiên cứu, thiết kế qui trình xử lý nước thải công ty cổ phần dược phẩm 2/9
công suất 150m
3
/ngày đêm, đề xuất phương án xử lý nước thải đạt loại B theo
QCVN 24-2009 để bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng
1.3.Đối tượng nghiên cứu
Công nghệ xử lý nước thải dược phẩm của công ty cổ phần dược phẩm 2/9,
KCN Cát Lái, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC THIỆP
SVTH : Nguyễn Thị Thùy Dung Trang 2
1.4.Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
Chỉ nghiên cứu nước thải có liên quan đến hoạt động trong phân xưởng sản
xuất Non-β-Lactam và thuốc nước ống uống
1.5. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1 khảo sát quy mô nhà máy
Nội dung 2 tổng quan về các công nghệ xử lý nước thải
Nội dung 3 đề xuất các phương án xử lý nước thải , so sánh và lựa chọn công
nghệ phù hợp nhất.
Nội dung 4 tính toán thiết kế hệ thống xử lý.
Nội dung 5 kết luận, kiến nghị
1.6.Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp điều tra khảo sát thực nghiệm, thu thập số liệu
- Khảo sát thực tế, thu thập các số liệu liên quan đến công ty dược 2/9.
- Khảo sát khu vực đặt hệ thống xử lý.
1.6.2 Phương pháp đánh giá
Để đánh giá các số liệu thu thập được, chọn lựa những số liệu đáng tin cậy
phục vụ cho nghiên cứu.
1.6.3 Phương pháp so sánh
Để so sánh và lựa chọn các công nghệ phù hợp nhất.
So sánh và chọn lựa các thông số thiết kế phù hợp với các quy chuẩn, tiêu
chuẩn cho phép.
1.6.4 Phương pháp tính toán
Để tính toán các công trình đơn vị, tính toán các chi phí của hệ thống.
1.6.5 Phương pháp đồ họa
Sử dụng phần mềm Autocad để trình bày các mô hình, công nghệ đề xuất
trong hệ thống xử lý.
1.6.6 Phương pháp tham khảo ý kiến của cán bộ hướng dẫn, của chuyên gia
Để đưa ra các thông tin chính xác và lựa chọn công nghệ phù hợp.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC THIỆP
SVTH : Nguyễn Thị Thùy Dung Trang 3
1.6.7 Phương pháp tham khảo tài liệu
Để bổ sung các kiến thức cần thiết trong quá trình thực hiện đề tài.
1.7. Kế hoạch nghiên cứu
Thời gian thực hiện 3 tháng (12 tuần)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC THIỆP
SVTH : Nguyễn Thị Thùy Dung Trang 4
CHƯƠNG 2 – GIỚI THIỆU CƠNG TY
2.1. Giới thiệu chung về cơng ty
Cơng ty cổ phần dược phẩm 2/9 được thành lập theo quyết định số 736/TT,
ngày 15-06-2001. Trụ sở chính: 299/22 Lý Thường Kiệt, P15, Quận 11, Tp.HCM.
Cơng ty được cấp giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc GMP, GLP, GSP
qua các năm 2006, 2008, 2010
2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và chức năng sản xuất kinh doanh
2.2.1. Mục tiêu
Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc
phát triển sản xuất và kinh doanh dược phẩm, góp phần cung cấp thuốc phòng
và trò bệnh cho nhân dân: đồng thời nhằm nâng cao hiệu quả đạt được mục tiêu
tối đa các khoản lợi nhuận, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn đònh cho người
lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách nhà nước và
không ngừng phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.
2.2.2. Chức năng sản xuất kinh doanh của Công ty
Dược phẩm các loại: thuốc viên nén, viên bao, viên nang, thuốc bột, thuốc
cốm, thuốc nước, thuốc mỡ, cù là, dầu xoa, ống uống…
Gia công sản xuất dược phẩm, bao bì.
Tham gia xuất nhập khẩu theo yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Liên kết kinh tế: với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần
kinh tế trong nước và hợp tác kinh tế với nước ngoài.
2.3. Sản phẩm chủ yếu của Công ty thuộc các mặt hàng sau đây
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC THIỆP
SVTH : Nguyễn Thị Thùy Dung Trang 5
Thuốc viên (viên nén, viên nang, viên bao): Thường xuyên qua các năm sản
xuất từ 250 triệu đến 300 triệu viên
Thuốc ống (ống tiêm, ống uống): Thường xuyên qua các năm sản xuất trên
30.000 lít.
Thuốc nước: Thường xuyên qua các năm sản xuất từ 15.000 đến 20.000 lít.
Thuốc cốm bột: Thường xuyên qua các năm sản xuất trên 80.000 kg.
Dầu cao: Thường xuyên qua các năm sản xuất từ 10 triệu đến 30 triệu hộp
Thuốc mỡ: Thường xuyên qua các năm sản xuất 1.500 kg.
2.4 Quy trình sản xuất đang áp dụng
2.4.1 Quy trình sản xuất thuốc viên – cốm bột
Hình 2.1: Quy trình sản xuất thuốc viên cốm bột
Thuyết minh quy trình sản xuất
a. Pha chế
Kiểm tra nguyên phụ liệu
Cân, đong đúng số lượng các thành phần trong công thức
Rây, xay nguyên phụ liệu thô, tạo hạt, bột có kích thước yêu cầu
Rây,
xay
ngun
liệu
Trộn
ướt
Trộn
khơ
Sấy khơ
Xát hạt
khơ
Thuốc
bột
Thuốc
cốm
Vơ
nang
Dập
viên
Đóng
Gói
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC THIỆP
SVTH : Nguyễn Thị Thùy Dung Trang 6
Pha chế áp dụng phương pháp xát hạt ướt, xát hạt ướt thành sợi cốm hoặc
hạt, rồi sấy đến khi đạt độ ẩm quy đònh, rồi xát hạt khô giúp hạt có kích thước
thích hợp để dập viên, đem trộn khô tạo thành hỗn hợp đồng nhất
Pha chế phương pháp tạo hạt khô, pha chế áp dụng phương pháp dập thẳng
b. Đóng gói
Bột thuốc sau khi trộn khô đem dập viên, vô nang, bao đường, bao phim,
rồi ép vỉ hoặc đóng chai tạo sản phẩm.
2.4.2 Quy trình sản xuất thuốc nước ống uống
Hình 2.2:Quy trình sản xuất thuốc nước ống uống
Thuyết minh quy trình sản xuất
Sau khi cân nguyên liệu, hòa tan các chất có trong công thức ( có thể hòa
tan ở nhiệt độ thường hay nhiệt độ cao ) phối hợp các thành phần trong công thức
thành một hỗn hợp đồng nhất
Đóng, hàn ống hay đóng chai, ống thủy tinh, chai thủy tinh được rửa ngoài
và rửa trong, phải đáp ứng các tiêu chuẩn trơ về mặt hóa học, bền vật lý, trong
suốt, kinh tế
Đóng thuốc vào ống hay đóng thuốc vào chai, dùng máy đóng thuốc vào
ống, những khay thuốc đã đóng ống đều phải đưa qua rửa đầu ống trước khi hàn,
tất cả các ống thuốc đã đóng thuốc vào và rửa sạch đầu ống được đưa qua khâu
hàn
Kiểm
tra bao
bì
Cân
ngun
liệu
Súc
ống
Sấy
ống
Pha
nóng
Pha
Nguội
Soi
ống
Hấp tiệt
trùng
Đóng
gói
Đóng
ống
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC THIỆP
SVTH : Nguyễn Thị Thùy Dung Trang 7
Tiệt trùng: bằng phương pháp hấp
Soi: để loại bỏ những ống bò đen đầu, có cặn miểng hoặc cặn cơ học
Dán nhãn vô hộp đóng thùng
2.5 Điều kiện tự nhiên
2.5.1 Vị trí địa lý:
Vị trí tiếp giáp của doanh nghiệp: Phía tây nam giáp công ty bao bì Tân Vónh
Hưng, phía đông bắc giáp Công ty Cổ phần dược phẩm 3/2, phía tây bắc giáp
khu dân cư, phía đông nam giáp đường C.
Diện tích khuôn viên của DN :12.412 m
2
.
2.5.2 Mô tả đặc điểm, tính chất của hạ tầng kỹ thuật của KCN/KCX mà
công ty đang hoạt động:
Hệ thống giao thông: Đường nội bộ của KCN Cát Lái Quận 2, trục lộ chính
là đường Nguyễn Thò Đònh.
Hệ thống cấp nước sinh hoạt của KCN Cát Lái.
Hệ thống thoát nước gồm hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước
thải tập trung của KCN.
2.5.3Đặc điểm khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt
Lượng mưa trung bình/năm: 1800mm
Nhiệt độ trung bình/năm: 26.9
o
C
Bốc hơi nước trung bình/năm: 1100 – 1200 mm
2.6 Tình hình mơi trường
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC THIỆP
SVTH : Nguyễn Thị Thùy Dung Trang 8
2.6.1 Nước thải
Dựa vào tính chất và mục đích sử dụng, nước thải của nhà máy được chia ra
ba loại: nước mưa; nước thải sinh hoạt thải ra từ nhà ăn, nhà bếp, nhà vệ sinh;
nước thải từ hoạt động sản xuất.
- Nước mưa
Nước mưa sinh ra do lượng nước mưa rơi trên mặt bằng khu vực nhà máy.
Chất lượng nước mưa khi chảy đến hệ thống thoát nước phụ thuộc vào độ trong
sạch của khí quyển tại khu vực đang xét và đặc điểm của mặt bằng rửa trôi.
Thông thường, nước mưa sẽ thốt vào hệ thống tách riêng với hệ thống thốt nước
thải
- Nước thải sinh hoạt từ nhà ăn, nhà vệ sinh
Là loại nước sau khi sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt, ăn uống, tắm rửa, vệ
sinh từ các nhà làm việc, khu vệ sinh, nhà ăn của công nhân viên hoạt động
trong nhà máy, có thể gây ô nhiễm bởi các chất hữu cơ dạng lơ lửng và hòa tan,
chứa các loại vi trùng. Loại nước thải này cần thiết phải tiến hành xử lý để đạt
các tiêu chuẩn qui đònh trước khi xả vào hệ thống thoát nước thải
- Nước thải từ hoạt động sản xuất
Là nước thải từ các quá trình công nghệ sản xuất. Theo các sơ đồ quy trình
sản xuất của nhà máy, nước thải sản xuất chỉ phát sinh chủ yếu từ quá trình rửa
các dụng cụ và thiết bò sản xuất, nước rửa các bao bì nguyên liệu hóa chất… Đặc
tính nước thải của dòng thải này là chứa các hợp chất hữu cơ hòa tan, các hóa
chất dư thừa (acid, kiềm, alcol…) và các vi khuẩn. Ba thông số đặc trưng cho mức
độ ô nhiễm của nhóm nước thải này là BOD, COD, SS .
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC THIỆP
SVTH : Nguyễn Thị Thùy Dung Trang 9
2.6.2 Không khí
- Khí thải
Do đặc điểm công nghệ sản xuất và loại sản phẩm của dự án đòi hỏi độ vô
trùng cao nên hầu hết các phân xưởng sản xuất của nhà máy đều trang bò hệ
thống lọc không khí. Công trình được xây dựng bằng cách áp dụng các giải pháp
xây dựng tiên tiến với việc sử dụng các thiết bò và vật liệu chuyên dùng đặc biệt.
Mỗi khu vực, mỗi phòng đều có chế độ riêng về nhiệt độ, độ ẩm. Các phòng bào
chế hoàn toàn vô trùng, khơng khí dẫn vào được khử nhiễm và qua các bộ lọc vi
khuẩn. Tóm lại, với các giải pháp kết cấu xây dựng trên nên trong các phân
xưởng sản xuất luôn luôn thoáng mát và đã được khử trùng tốt nên không gây ô
nhiễm không khí
-Bụi thải
Do đặc điểm công nghệ sản xuất (quy trình sản xuất kín) và máy móc thiết
bò trong dây chuyền hiện đại , hoạt động của dự án nhìn chung không phát sinh
bụi. Tuy nhiên, trong dây chuyền sản xuất thuốc viên nang và viên nén, bụi có
khả năng phát sinh tại các công đoạn cấp phát nguyên liệu, tạo hạt, pha trộn.
Công ty đã đầu tư hệ thống hút và khử bụi cho toàn bộ dây chuyền. Do đó nồng
độ bụi trong khu vực sản xuất không ảnh hưởng gì đáng kể đối với công nhân
cũng như môi trường xung quanh.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC THIỆP
SVTH : Nguyễn Thị Thùy Dung Trang 10
2.6.3 Chất thải rắn
Rác sinh hoạt (thực phẩm, rau quả dư thừa, bọc nilon, giấy, lon, chai…): sinh
ra do các hoạt động sinh hoạt của CBCNV trong nhà máy. Chất thải rắn sinh hoạt
chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sẽ được thu gom xử lý đúng quy đònh đảm
bảo cảnh quan, không gây mùi thối, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất: bao gồm các loại bao bì nilon,
giấy đối với nguyên liệu sau khi sử dụng xong, thùng nhựa, can, chai, lọ đựng hóa
chất
Chất thải nguy hại đều được để trong khu vực biệt trữ có mái che, và đònh kỳ
đem xử lý với đơn vò có chức năng
2.7 Nước thải và lưu lượng nước thải
2.7.1 Nước thải sinh hoạt:
Lượng nước dùng cho nhu cầu sinh hoạt của cơng nhân tham gia sản xuất
trong các phân xưởng thuộc doanh nghiệp là khoảng 350 người.
Bảng 2.1: Lưu lượng nước thải sinh họat
Nước dùng cho cơng
nhân tắm rửa vệ sinh
Nước dùng cho nhu cầu
ăn uống
Tổng nước thải sinh
họat
Q
sh
vs
=
350
1000
người x 45
lít/người.ca = 15.75
m
3
/ ngày
Q
sh
NA
= 350 người * 25 l
/ người = 8.75 m
3
/ ngày
Q
sh
= 15.75 + 8.75 =
24.5 m
3
/ ngày
Nước thải từ các hoạt
động sinh hoạt của cơng
nhân trong xưởng có lưu
lượng khoảng: 30 m
3
/
ngày.đêm
Nguồn : Cơng ty dược phẩm 2.9
Trong đó :
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC THIỆP
SVTH : Nguyễn Thị Thùy Dung Trang 11
Tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt của công nhân được tính theo TCXD33-
2006 Bộ Xây dựng, theo bảng III - 5 điều 3.7:
- Lao động trong phân xưởng thuộc phân xưởng nóng. Do vậy lượng nước
dùng cho tắm rửa vệ sinh của công nhân là 45 lít/người.ca
- Nước dùng cho nhu cầu ăn uống, chuẩn bị bữa ăn của công nhân tại
xưởng 1 người /1 bữa ăn là 25 lít.
2.7.2 Nước thải sản xuất.
Nước thải sản xuất phát sinh chủ yếu do khâu vệ sinh máy móc thiết bị, nhà
xưởng. Thành phần nước thải khá đa dạng do mỗi khâu sản xuất và mỗi một sản
phẩm đều có đặc tính riêng. Lưu lượng nước thải sản xuất 120 m
3
/ ngày. Thành
phần ô nhiễm chủ yếu là chất hữu cơ ( COD, BOD), chất rắn lơ lững (SS).
Tổng lưu lượng nước thải = Q
sinh hoạt
+ Qs
ản xuất
= 30 + 120 = 150 m
3
/ngày đêm
Vậy ta chọn lưu lượng để thiết kế 150m
3
/ngày đêm
2.8 Kết luận
Công ty dược phẩm 2/9 có nguồn nước thải bỏ ra hệ thống xử lý nước thải tập
trung của khu công nghiệp Cát Lái nên công ty cần trang bị hệ thống xử lý nước
thải công suất 150 m
3
/ngày đêm để nước thải đầu ra đạt lọai B theo QCVN 24-2009
CHƯƠNG 3 – ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC THIỆP
SVTH : Nguyễn Thị Thùy Dung Trang 12
3.1 Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải
3.1.1 Phương pháp xử lý cơ học
Phương pháp xử lý cơ học được sử dụng để tách các chất không hoà tan và
một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Trong nước thải thường có các tạp
chất rắn cỡ khác nhau bị cuốn theo như rơm, cỏ, bao bì,… ngoài ra còn có các loại
hạt lơ lửng ở dạng huyền phù rất khó lắng. Tuỳ theo kích cỡ các hạt huyền phù
được chia thành các hạt chất lơ lửng có thể lắng được, hạt chất rắn keo được khử
bằng đông tụ. Các loại tạp chất trên dùng các phương pháp xử lý cơ học là thích hợp
(trừ hạt dạng chất rắn keo)
Song chắn rác: nhằm giữ lại các vật thô như giẻ, giấy, rác… ở trước song chắn
rác. Song được làm bằng sắt tròn hoặc vuông (sắt tròn được = 8 - 10mm) thanh nọ
cách thanh kia 1 khoảng 60 -100 mm để chắn vật thô và 10 – 25 mm để chắn vật
nhỏ hơn, đặt nghiêng theo dòng chảy 1 góc 60 - 75
0
. Vận tốc dòng chảy thường lấy
0,8 - 1m/s để tránh lắng cát.
Lắng cát: dựa vào nguyên lý trọng lực, dòng nước thải được cho chảy qua
“bẫy cát”. Bẫy cát là các loại bể, hố, giếng cho nước thải chảy vào theo nhiều cách
khác nhau. Nước qua bể lắng dưới tác dụng của trọng lực cát nặng sẽ lắng xuống
đáy và kéo theo một phần chất đông tụ.
Các loại bể lắng: ngoài lắng cát, sỏi trong quá trình xử lý cần phải lắng các
loại hạt lơ lửng, các loại bùn (kể cả bùn hoạt tính)… nhằm làm cho nước trong.
Nguyên lý làm việc của các loại bể này đều dựa trên cơ sở trọng lực. Bể lắng
thường được bố trí theo dòng chảy có hình nằm ngang hoặc thẳng đứng. Bể lắng
ngang trong xử lý nước thải công nghiệp có thể là một bậc hoặc nhiều bậc.
Lọc cơ học: lọc được dùng trong xử lý nước thải để tách các tạp chất phân tán
nhỏ khỏi nước mà bể lắng không lắng được. Vật liệu lọc dạng hạt là cát thạch anh,
than gầy (anthracit), than cốc, sỏi, đá nghiền, thậm chí cả than nâu, than bùn hay
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC THIỆP
SVTH : Nguyễn Thị Thùy Dung Trang 13
than gỗ. Trong xử lý nước thải thường dùng thiết bị lọc chậm, lọc nhanh, lọc kín,
lọc hở. Ngoài ra còn dùng các loại lọc ép khung bản, lọc quay chân không, các máy
vi lọc hiện đại. Đặc biệt là đã cải tiến các thiết bị lọc trước đây thuần tuý là lọc cơ
học thành lọc sinh học, trong đó vai trò của màng sinh học được phát huy nhiều
hơn.
3.1.2 Phương pháp xử lý hoá học
Bản chất của phương pháp xử lý hoá học là đưa vào nước thải các chất phản
ứng nào đó để gây tác động tới các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học và tạo cặn lắng
hoặc tạo dạng chất hoà tan nhưng không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường.
Trung hoà: dùng để đưa môi trường nước thải có chứa các axit vô cơ hoặc
kiềm về trạng thái trung tính pH = 6,5 - 8,5. Phương pháp này có thể thực hiện
bằng nhiều cách: trộn lẫn nước thải chứa axit và chứa kiềm; bổ sung thêm các tác
nhân hoá học; lọc nước qua lớp vật liệu lọc có tác dụng trung hoà; hấp phụ nước
thải chứa axit bằng nước thải chứa kiềm.
Keo tụ: dùng để làm trong và khử màu nước thải bằng cách dùng các chất keo
tụ (phèn) và các chất trợ keo tụ để liên kết các chất rắn ở dạng lơ lửng và keo có
trong nước thải thành những bông có kích thước lớn hơn, trong quá trình lắng cơ
học chỉ lắng được các hạt chất rắn huyền phù có kích thước >10
-2
mm, còn các hạt
nhỏ ở dạng keo không thể lắng được. Ta có thể làm tăng kích thước các hạt nhờ tác
dụng tương hỗ giữa các hạt phân tán liên kết vào các tập hợp hạt để có thể lắng
được. Muốn vậy cần trước hết là trung hoà điện tích giữa chúng, tiếp theo là liên kết
chúng lại với nhau. Quá trình trung hoà điện tích các hạt là quá trình đông tụ, còn
quá trình tạo thành các bông cặn lớn từ các hạt nhỏ là quá trình keo tụ.
Ozon hoá: là phương pháp xử lý nước thải có chứa chất hữu cơ dạng hoà tan
và dạng keo bằng Ozon. Ozon dễ dàng nhường Oxi nguyên tử cho các tạp chất hữu
cơ.
Phương pháp điện hoá học: thực chất là phá huỷ các tạp chất độc hại có trong
nước thải bằng cách Oxi hoá điện hoá trên cực anot hoặc dùng để phục hồi các chất
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC THIỆP
SVTH : Nguyễn Thị Thùy Dung Trang 14
quý. Thông thường hai nhiệm vụ phân huỷ chất độc hại và thu hồi chất quý được
thực hiện đồng thời.
Khử khuẩn: dùng các hoá chất có tính độc hại đối với vi sinh vật, tảo, động vật
nguyên sinh, giun, sán để làm sạch nứơc đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh để đổ vào
nguồn hoặc tái sử dụng. Khử khuẩn hay sát khuẩn có thể dùng hoá chất hoặc các tác
nhân vật lý như Ozon, tia tử ngoại Hoá chất dùng để khử khuẩn phải đảm bảo có
tính độc đối với vi sinh vật trong thời gian nhất định sau đó phải được phân huỷ
hoặc bay hơi không còn dư lượng gây độc cho người sử dụng hoặc vào các mục
đích sử dụng khác.
3.1.3 Phương pháp xử lý hoá lý
Phương pháp xử lý hoá lý dựa trên cơ sở ứng dụng các quá trình: hấp phụ,
tuyển nổi, trao đổi ion, tách bằng màng, trưng bay hơi, trích ly, cô đặc, khử hoạt
tính phóng xạ, khử khí, khử mùi, khử muối
Hấp phụ: dùng để tách các khí hữu cơ và khí hoà tan khỏi nước thải bằng cách
tập trung những chất đó trên bề mặt chất rắn (chất hấp phụ) hoặc bằng cách tương
tác giữa các chất bẳn hoà tan với các chất rắn (hấp phụ hoá học)
Trích ly: dùng để tách các chất bẩn hoà tan ra khỏi nước thải bằng cách bổ sung
một chất dung môi không hoà tan vào nước nhưng độ hoà tan của chất bẩn trong
dung môi cao hơn trong nước.
Chưng bay hơi: là chưng nước thải để các chất hoà tan trong đó cùng bay hơi
lên theo hơi nước. Khi ngưng tụ, hơi nước và chất bẩn dễ bay hơi sẽ hình thành các
lớp riêng biệt và do đó dễ dàng tách các chất bẩn ra.
Tuyển nổi: phương pháp tuyển nổi dựa trên nguyên tắc các phần tử phân tán
trong nước có khả năng tự lắng kém nhưng có khả năng kết dính vào các bọt khí nổi
lên trên bề mặt nước. Sau đó người ta tách các bọt khí cùng các phần tử dính ra khỏi
mặt nứơc, thực chất đây là quá trình tách bọt hoặc làn đặc bọt. Trong một số trường
hợp quá trình này cũng được dùng để tách các chất hoà tan như các chất hoạt động
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC THIỆP
SVTH : Nguyễn Thị Thùy Dung Trang 15
bề mặt. Quá trình tuyển nổi được thực hiện nhờ thổi không khí vào trong nứơc thải,
các bọt khí dính các hạt lơ lửng và nổi lên trên mặt nước.
Trao đổi ion: là phương pháp thu hồ các cation và anion bằng các chất trao đổi
ion (ionit). Các chất trao đổi ion là các chất rắn trong thiên nhiên hoặc vật liệu nhựa
nhân tạo. Chúng không hoà tan trong nước và trong dung môi hữu cơ, có khả năng
trao đổi ion.
Tách bằng màng: là phương pháp tách các chất tan khỏi các hạt keo bằng cách
dùng các màng bán thấm. Đó là các màng xốp đặc biệt không cho các hạt keo đi
qua.
3.1.4 Phương pháp xử lý sinh học
Người ta sử dụng phương pháp sinh học để làm sạch nước thải khỏi các hợp
chất hữu cơ và một số chất vô cơ như H
2
S, các sunfit, amoniac, nitơ… Phương pháp
này dựa trên cơ sở sử dụng hoạt động của vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng
hoại sinh có trong nước thải, để phân huỷ các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong nước
thải. Các vi sinh vật sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số chất khoáng làm chất
dinh dưỡng và tạo năng lượng. Kết quả là các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn được
khoáng hóa và trở thành các chất vô cơ, các chất khí đơn giản và nước. Trong quá
trình dinh dưỡng, chúng sử dụng các chất dinh dưỡng để tái tạo tế bào, sinh trưởng
và sinh sản nên sinh khối, đồng thời có thể làm sạch các chất hữu cơ hòa tan hoặc
các hạt keo phân tán nhỏ
Nguyên lý chung của quá trình oxy hóa sinh hóa: thực hiện quá trình oxy hóa
sinh hóa các hợp chất hữu cơ hòa tan, các chất keo và phân tán nhỏ trong nước thải
cần được di chuyển vào bên trong tế bào của vi sinh vật, tóm lại qua trình xử lý sinh
học gồm các giai đoạn sau
- Chuyển các hợp chất ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt của tế bao vi sinh vật do
khuếch tán đối lưu và phân tử.
- Di chuyển chất từ bề mặt ngoài tế bao qua màng bán thấm bằng khuếch tán
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC THIỆP
SVTH : Nguyễn Thị Thùy Dung Trang 16
do sự chênh lệch nồng độ các chất ở bên trong và bên ngoài tế bào
- Quá trình chuyển hóa các chất ở trong tế bào vi sinh vật với sự sản sinh năng
lượng và quá trình tổng hợp các chất mới của tế bào với sự hấp thụ năng lượng.
3.1.4.1. Các công trình xử lý sinh học nước thải trong điều kiện tự nhiên
Cơ sở của phương pháp này là dựa trện khả năng tự làm sạch của đất và nguồn
nước. Việc xử lý nước thải trên cánh đồng tưới, bải lọc diễn ra do kết quả tổ hợp
của các quá trình hóa lý và sinh hóa phức tạp. Thực chất là khi cho nước thải thấm
qua lớp đất bề mặt thì cặn được giữ lại ở đấy, nhờ có oxy và vi khuẩn hiếu khí mà
quá trình oxy hóa được diễn ra. Thực tế cho thay rằng quá trình xử lý nước thải qua
lớp đất bề mặt diễn ra ở độ sâu tới 1,5m. Cho nên cánh đồng tưới, bải lọc thường
được xây dựng ở những nơi có mực nước ngầm thấp hơn 1,5m tính đến mặt đất.
Như vậy người ta để xây dựng cánh đồng tưới phải tuân theo hai mục đích: Vệ sinh
và kinh tế nông nghiệp. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh và trứng
giun sán, vì vậy, khi xây dựng và quản lý cánh đồng tưới phải tuân theo
những yêu cầu về vệ sinh nhất định. Có hai loại :
- Cánh đồng tưới tự nhiên
Trong nước thải sinh hoat có chứa các chất dinh dưỡng cho cây trồng như :
đạm, kali, lân… hàm lượng của chúng phụ thuộc vào tiêu chuẩn thải nước.
Nước thải trước khi đưa lên cánh đồng tưới, bãi lọc cần phải xử lý sơ bộ trước.
Cánh đồng tưới và bãi lọc được xây dựng tại những nơi đất cát, đất á cát… tuy
nhiên cũng có thể xây dựng ở những nơi á sét. Cánh đồng tưới và bãi lọc là những
ô được san bằng hoặc dốc không đáng kể và ngăn cách bằng những bơ đất, nước
thải được vào các ô nhờ hệ thống đường ống trong các ô phân phối. Kích thước của
các ô phụ thuộc vào địa hình, tính chất của đất đai và phương pháp canh
tác
Từ lâu người ta đã nghĩ tới việc sử dụng các chất thải phân bón có chứa trong
nước thải, không chỉ bằng cách tưới lên những cánh đồng công cộng, mà còn tưới
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC THIỆP
SVTH : Nguyễn Thị Thùy Dung Trang 17
lên những cánh đồng nông nghiệp thuộc nông trường và những vùng ngoại ô đô
thị… Tùy theo chế độ tưới nước mà người ta phân ra: cánh đồng tưới thu nhận
nước thải quanh năm và thu nhận nước thải theo mùa. Chọn loại nào là tùy thuộc
vào đặc điểm thoát nước của vùng và loại cây trồng hiện có. Trước khi thải vào
cánh đồng, nước thải cần phải được xử lý sơ bộ. Tiêu chuẩn tưới nước lên cánh
đồng nông nghiệp lấy thấp hơn tiêu chuẩn tưới nước lên cánh đồng công cộng.
Hiệu suất xử lý nước thải trên cánh đồng tưới đạt rất cao
- Hồ sinh học
Hồ sinh học là hồ chứa không lớn lắm, dùng để xử lý nước thải bằng sinh học
chủ yếu dựa vào quá trình tự làm sạch của hồ. Trong cac công trình sinh học tự
nhiên thì hồ sinh học được áp dụng rộng rãi nhiều hơn hết. Ngoài việc xử lý nước
thải hồ sinh học còn còn có thể đem lại những lợi ích sau: Nuôi trồng thủy sản;
Nguồn nước để tưới cho cây trồng; Điều hòa dòng chảy nước mưa trong hệ thống
thoát nước thải đô thị. Căn cứ vào đặc tính tồn tại và tuần hoàn của các vi sinh và
cơ chế xử lý mà người ta phân ra ba loại hồ :
- Hồ kỵ khí: Dùng để lắng và phân hủy cặn bằng phương pháp sinh hóa tự
nhiên dựa trên cơ sở sống và hoạt động của các vi sinh vật kỵ khí, loại hồ này
thường được sử dụng để xử lý nước thải công nghiệp có độ nhiễm bẩn lớn
- Hồ tùy tiện: Trong loại hồ này thường xảy ra hai quá trình song song: quá
trình oxy hóa hiếu khí và quá trình oxy hóa kỵ khí. Nguồn oxy cung cấp cho quá
trình chủ yếu là oxy do khí trời khuếch tán qua mặt nước và oxy do sự quang hợp
của rong tảo, quá trình này chỉ đạt hiệu quả ở lớp nước phía trên độ sâu khoảng
1m. Quá trình phân hủy kỵ khí lớp bùn ở đáy hồ phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ.
Chiều sâu của hồ có ảnh hưởng lớn tới sự xáo trộn, tới các quá trình oxy hóa và
phân hủy trong hồ. Chiều sâu của hồ tùy tiện thường lấy trong khoảng 0,9 ÷ 1,5 m
- Hồ hiếu khí: Quá trình oxy hóa các chất hữu cơ nhờ các vi sinh vật hiếu khí.
Người ta thường phân loại hồ này thành hai nhóm: hồ lm thoáng tự nhiên và hồ
làm thoáng nhân tạo. Hồ làm thoáng tự nhiên là loại hồ được cung cấp oxy chủ yếu
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC THIỆP
SVTH : Nguyễn Thị Thùy Dung Trang 18
nhờ q trình khuếch tán tự nhiên. Để đảm bảo ánh sáng có thể xun qua, chiều
sâu của hồ khoảng 30 ÷ 40 cm. Thời gian lưu nước trong hồ khoảng 3 ÷ 12 ngày.
Hồ hiếu khí làm thống nhân tạo, là loại hồ được cung cầp oxy bằng các thiết bị
thổi khí nhân tạo, hoặc máy khuấy cơ học. Chiều sâu của hồ có thể từ 2 ÷ 4,5 m
3.1.4.2. Xử lý sinh học hiếu khí nước thải trong điều kiện nhân tạo
Xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí trong điều kiện nhận tạo dựa trên
nhu cầu oxy cần cung cấp cho vi sinh vật hiếu khí trong nước thải hoạt động và
phát triển, q trình này của vi sinh vật gồm cả hai q trình
Dinh dưỡng sử dụng lại các chất hữu cơ, các nguồn nitơ và phốt pho cùng
những ion kim loại khác với mức độ vi lượng để xây dựng tế bào mới, phát triển
tăng sinh khối.
Phân hủy các chất hữu cơ còn lại thành CO2 và nước.
Cả hai q trình dinh dưỡng và oxy hóa của vi sinh vật có trong nước thải đều
cần oxy. Để đáp ứng được nhu cầu oxy, người ta thường phải khuấy đảo, hoặc sục
khí vào trong khối nước.
- Bể sinh học hiếu khí
Bể Aeroten là bể phản ứng sinh học hiếu khí. Q trình hoạt động sống của
quần thể vi sinh vật trong bể thực chất là q trình ni vi sinh vật trong các bình
phản ứng sinh học hay các bình lên men thu sinh khối. Các chất lơ lửng trong nước
thải hay các giá thể cố định là nơi cư ngụ cho các vi sinh vật sinh sản và phát triển.
Khi xử lý nước thải ở bể aeroten được gọi là q trình xử lý với sinh trưởng lơ
lửng của quần thể vi sinh vật. Các bơng cặn tồn tại trong bể chính là bùn hoạt tính.
Bùn hoạt tính là loại bùn xốp chứa nhiều vi sinh vật có khả năng oxy hóa và
khống hóa các chất hữu cơ chứa trong nước thải. Trong q trình xử lý hiếu khí
trong bể aeroten, các vi sinh vật sinh trưởng ở dạng huyền phù, q trình làm sạch
trong bể diễn ra theo mức dòng chảy qua hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính được
sục khí. Việc sục khí ở đây đảm bảo các u cầu: làm cho nước được bảo hòa oxy
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC THIỆP
SVTH : Nguyễn Thị Thùy Dung Trang 19
và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lững.
- Lọc sinh học
Bể lọc sinh học là một thiết bị phản ứng sinh học trong đó các vi sinh vật sinh
trưởng cố định trên lớp màng bám trên lớp vật liệu lọc. Nước thải được tưới từ trên
xuống qua lớp vật liệu lọc bằng đá hoặc các lớp vật liệu khác, tạo ra lớp màng nhớt
gọi là màng sinh học, phủ lên bề mặt lớp vật liệu đệm, vì vậy người ta còn gọi loại
bể này là bể lọc nhỏ giọt
3.1.4.3. Xử lý nước thải bằng sinh học kỵ khí
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí do một quần thể vi
sinh vật hoạt động không cần sự có mặt của oxy khong khí, sản phẩm cuối cùng là
một hỗn hợp khí CH4, CO2, N2, H2S… trong đó có tới 65% là CH4. Người ta có
thể coi quá trình lên men mêtan gồm ba pha: pha đầu là pha phân hủy, pha thứ hai là
pha chuyển hóa axít, pha thứ ba là pha kiềm (mêtan hóa)
3.2 Đề xuất công nghệ để xử lý nước thải
3.2.1 Cơ sở đề xuất công nghệ xử lý nước thải
3.2.1.1 Lưu lượng nước thải
Lưu lượng trung bình ngày đêm:
Q
tb
ngđ
= 150 m
3
/ngđ
Lưu lượng trung bình giây:
Q
tb
s
=
150
86400
= 1,736 x 10
-3
(m
3
/s) = 1,736 l/s
Lưu lượng cực đại theo giây:
Q
max
s
= Q
tb
s
.k
c
max = 1,736 x 10
-3
x 2,5 = 0,004 m
3
/s = 4 l/s
Lưu lượng cực tiểu theo giây:
Q
min
s
= Q
tb
s
k
c
min = 1,736 x 10
-3
x 0,38 = 0,65968 x 10
-3
m
3
/s = 0,65968 l/s
Kc: hệ số không điều hòa chung ( (l/s) chọn K
c
max= 2,5, K
c
min=
0,38); (theo bảng 2, mục 4.1.2 TCVN 7957:2008)
Bảng 3.1 Hệ số không điều hoà K
c
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC THIỆP
SVTH : Nguyễn Thị Thùy Dung Trang 20
Lưu lượng trung bình
(lít/s)
5
10
20
50
100
300
500
1000
5000
K
c
max
2,5
2,1
1,9
1,7
1,6
1,55
1,5
1,47
1,44
K
c
min
0,38
0,45
0,5
0,55
0,59
0,62
0,66
0,69
0,71
Nguồn : Bảng 2, mục 4.1.2 TCVN 7957:2008
Hệ số không điều hòa giờ
k
h
max=
maxc
ngay
k
k
=
2,5
1,2
=2,08
k
h
min=
minc
ngay
k
k
=
0,38
1,2
=0,32
Lưu lượng trung bình giờ
Q
tb
h
=
150
24
= 6,25
(m
3
/h)
Lưu lượng cực đại theo giờ
Q
max
h
= Q
tb
h
.k
c
max = 6,25 x 2,08 = 13 m
3
/h
Lưu lượng cực tiểu theo giờ
Q
min
h
= Q
tb
h
k
c
min =6,25 x 0,32 = 2 m
3
/h
3.2.1.2 Thành phần nước thải và tiêu chuẩn xả thải
Bảng 3.2 : Thành phần nước thải và tiêu chuẩn xả thải
STT
Thông số
ĐVT
Chỉ tiêu thiết
kế
Tiêu chuẩn
QCVN 24 – 2009
Cột B
1
pH
-
4 – 10
5.5 – 9
2
BOD
mg/l
950
50
3
COD
mg/l
1176
100
4
SS
mg/l
480
100
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC THIỆP
SVTH : Nguyễn Thị Thùy Dung Trang 21
5
N tổng
mg/l
6,7 – 9,5
30
6
P tổng
mg/l
1,3 – 2,1
6
7
Coliform
MPN/100ml
20000
5000
Nguồn: công ty dược phẩm 2/9
3.2.1.3 Mức độ cần thiết phải xử lý
Để lựa chọn phương pháp và công nghệ xử lý nước thải thích hợp đảm bảo
hiệu quả xử lý đạt tiêu chuẩn xả ra môi trường loại B theo QCVN
24:2009/BTNMT, với các yêu cầu cơ bản như sau:
- Hàm lượng chất lơ lửng (TSS) : không vượt quá 100 (mg/l).
- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD
5
) : không vượt quá 50 (mg/l).
- Nhu cầu oxy hoá học (COD) : không vượt quá 100 (mg/l)
Mức độ cần thiết xử lý nước thải tính theo chất rắn lơ lửng tính theo công thức
480 100
100% 100%
480
tc
tc
Cm
D x x
C
79,16 %
Trong đó:
m: Hàm lượng chất lơ lửng của nước thải sau xử lý cho phép xả vào nguồn
nước, m = 100 (mg/l).
:Hàm lượng chất lơ lửng trong hỗn hợp nước thải, = 480 (mg/l).
Mức độ cần thiết phải xử lý nước thải tính theo BOD
5
950 50
100% 100%
950
tc t
tc
LL
D x x
L
94,74 %
Trong đó:
:Hàm lượng BOD
5
của nước thải sau xử lý cho phép xả vào nguồn nước,
L
t
= 50 (mg/l).
: Hàm lượng BOD
5
trong hỗn hợp nước thải, = 950(mg/l).
Nhận xét: kết quả tính toán về mức độ cần thiết phải xử lý nước thải cho thấy
cần phải xử lý bằng phương pháp sinh học hoàn toàn.
3.2.1.4 Điều kiện mặt bằng nhỏ hẹp, mặt bằng nằm trong khu vực nội
thành là khu công nghiệp Cát Lái, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC THIỆP
SVTH : Nguyễn Thị Thùy Dung Trang 22
3.2.2 Phân tích lựa chọn công nghệ
Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý: khu xử lý nước thải tập trung ở khu công
nghiệp nên nước thải của nhà máy phải xử lý đạt loại B (QCVN 24-2009).
Diện tích xây dựng khu xử lý nhỏ nên không thể áp dụng các công nghệ xử lý
tự nhiên, mà chỉ sử dụng các công trình xử lý nhân tạo.
Xử lý cấp I:
Song chắn rác: sử dụng thanh có tiết diện hỗn hợp (cạnh vuông góc ở phía sau
và cạnh tròn ở phía trước hướng đối diện với dòng chảy).
Bể lắng: Với công suất thiết kế là 150 m
3
/ngđ thích hợp sử dụng bể lắng
đứng (vì các loại bể lắng khác như bể lắng ngang chỉ thích hợp với lưu lượng thải
cao hơn).
Xử lý cấp II:
Trong thành phần nước thải chứa các chất độc và tạp chất, nên ta xử lý bằng
phương pháp keo tụ tạo bông trước để loại bỏ các ion trái dấu và các tạp chất
Có tỉ số BOD/COD = 950/1176 = 0,8 ≥ 0,5 thích hợp để xử lý bằng
phương pháp sinh học.
Khử trùng:
Theo điều 9.11 TCVN 7957:2008, đối với nước thải của các công trình chứa
nhiều vi trùng gây bệnh thì phải có hệ thống khử trùng hoàn chỉnh. Khử trùng với
liều lượng clo là 3g/m
3
(điều 8.28.3 TCVN 7957:2008).
Xử lý bùn: Do công suất thiết kế của trạm xử lý nước thải tương đối nhỏ
(150m
3
/ngđ) nên ta sẽ lựa chọn công nghệ xử lý bùn bằng bể nén bùn để giảm thể
tích bùn và sau đó cho qua máy ép bùn để làm khô bùn.
3.3.3 Đề xuất công nghệ
Dựa trên việc phân tích lưu lượng, thành phần nước thải, yêu cầu mức độ xử
lý, điều kiện kinh tế, kĩ thuật đề xuất phương án xử lý nước thải như sau:
Phương án 1:
NƯỚC THẢI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC THIỆP
SVTH : Nguyễn Thị Thùy Dung Trang 23
Hình 3.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ phương án 1
Phương án 2: Sơ đồ dây chuyền công nghệ
BỂ ĐIỀU HOÀ
BỂ LẮNG 1
BỂ AROTEN
BỂ LẮNG 2
KHỬ TRÙNG
BỂ CHỨA
BÙN
BỂ LỌC
XẢ RA
Bùn
lắng
Bùn tuần
hoàn
BỂ TRUNG
GIAN
Bùn
lắng
BỂ TRỘN
BỂ TẠO BÔNG
NƯỚC THẢI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC THIỆP
SVTH : Nguyễn Thị Thùy Dung Trang 24
Hình 3.2 Sơ đồ dây chuyền công nghệ phương án 2
3.3 Thuyết minh phương án 1
BỂ LỌC SINHHỌC
(BỂ BIOPHIN)
BỂ CHỨA
BÙN
Bùn
lắng
Bùn
lắng
BỂ ĐIỀU HOÀ
BỂ LẮNG 1
BỂ LẮNG 2
KHỬ TRÙNG
BỂ LỌC
XẢ RA
BỂ TRUNG
GIAN
BỂ TRỘN
BỂ TẠO BÔNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.NGUYỄN NGỌC THIỆP
SVTH : Nguyễn Thị Thùy Dung Trang 25
3.3.1. Song chắn rác
Nước thải từ các phân xưởng sản xuất của Công Ty phải chạy theo mạng lưới
thoát nước thải chảy đến trạm xử lý. Tại đây, nước thải được tiếp nhận, chảy qua
song chắn rác thô, song chắn rác thô có tác dụng rất đáng kể trong việc loại bỏ sơ bộ
các loại tập chất có kích thước lớn như bao ni lông, dây thun, vỏ hộp, các vụn phế
phẩm to…Các tạp chất này là tác nhân chính gây tắc nghẽn đường ống, mương dẫn
hoặc hư hỏng bơm.Rác tích tụ phía trước song chắn rác sẽ được vớt định kỳ bằng
kẹp hoặc cào thủ công, sau đó thu gom lại và đưa đến thùng rác của Công Ty
3.3.2. Bể điều hoà
Điều hoà lưu lượng dùng để duy trì dòng thải vào gần như không đổi, khắc
phục những vấn đề vận hành do sự dao động lưu lượng nước thải gây ra và nâng
cao hiệu suất của các quá trình ở cuối dây chuyền xử lý
Lưu lượng và chất lượng nước thải từ hệ thống thu gom chảy về nhà máy xử
lý thường xuyên dao động, do đó bể điều hòa có tác dụng ổn định lưu lượng và chất
lượng dòng khắc phục những vấn đề vận hành do sự dao động lưu lượng nước thải
gây ra và nâng cao hiệu suất các quá trình xử lý sau.
Bể có máy nén khí cung cấp oxy để tạo ra sự xáo trộn hoàn toàn và tránh gây
mùi hôi thối
3.3.3. Bể trộn và bể keo tụ tạo bông
Sử dụng các tác nhân dạng keo để khử keo trái dấu , khử các ion trái dấu ,
khử các tạp chất lắng tồn tại ở dạng hạt nhỏ lơ lửng trong nước, tạo các hạt rắn và
qua bể lắng 1 để lắng xuống
3.3.4. Bể Sinh Học Hiếu Khí (Aeroten)
Mục đích: Bể có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước. Trong bể
Aeroten diễn ra quá trình oxy hóa sinh hóa chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong
nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Aeroten có hệ thống
sụ khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxy, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh
vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu