1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG
SỬ DỤNG NGỮ LIỆU TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 9
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN VĨNH CỬU TỈNH ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN TỨ
Nghệ An, tháng 9 năm 2012
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những mục tiêu của đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ
thơng được nêu trong chỉ thị số 14/2001/CT-TTCP ngày 11-6-2001 của Thủ
tướng Chính phủ là “Đổi mới phương pháp dạy và học phát huy tư duy sáng tạo
và năng lực tự học của học sinh”. Theo tinh thần đó, mơn Ngữ Văn trong SGK
bậc THCS được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp gồm ba nội dung Văn Tiếng Việt - Làm Văn. Trong đó nội dung dạy học tiếng Việt lại giữ một vai trị
đặc biệt quan trọng, góp phần cung cấp tri thức, rèn kĩ năng, giáo dục nhân cách
cho HS trong hoạt động sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.
Mục tiêu giáo dục - đào tạo là xây dựng con người Việt Nam phát triển
tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành
với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. (Luật Giáo dục 2005, bổ sung năm 2009). Giáo dục
không chỉ đơn thuần là lĩnh vực văn hóa mà cịn là sức mạnh của một quốc gia,
một dân tộc. Hồ Chủ tịch đã từng nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Một
nền kinh tế nào cũng gắn liền với tri thức, văn minh của xã hội, gắn liền với
trình độ dân trí, vào chất lượng của nền giáo dục – đào tạo.
Đất nước ta đang trên đà hội nhập, phát triển cùng với quốc tế trên mọi
lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Chúng ta cũng biết một đất nước muốn phát
triển mạnh, bền vững, lâu dài thì cần được quan tâm và đầu tư đúng mức cho
ngành giáo dục vì đây là nền tảng vững chắc cho mỗi con người, mỗi quốc gia
trong mọi thời đại, vì “giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Nhận thấy
được vai trò quan trọng ấy, trong những năm gần đây ngành giáo dục nước ta đã
có những đổi mới cơ bản và tồn diện, trong đó có sự đổi mới về nội dung,
chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học,.... Có thể nói việc đổi mới
phương pháp dạy học đã giúp cho học sinh tiếp thu bài tốt hơn vì các em có
3
được hứng thú và được hoạt động nhiều hơn, phát huy được tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong các giờ học.
Quan niệm “Tiên học lễ, hậu học văn” không chỉ tồn tại trong xã hội
trước đây mà nó cịn có giá trị trong xã hội hiện đại ngày nay. Một xã hội dù
phát triển thế nào đi chăng nữa thì cũng phải hướng con người đến cái “Chân,
thiện, mĩ”, đến cách làm người. Bác Hồ từng nói “Người có tài mà khơng có đức
là vơ dụng, có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó”. Do vậy một xã
hội phát triển khơng thể thiếu những con người có đức, có tài – một trong những
kết quả có được từ giáo dục - đào tạo. Đảng và nhà nước ta đã đặt giáo dục làm
quốc sách hàng đầu. Giáo dục mang nặng trên vai trọng trách đào tạo những
người có tài, có ích cho tổ quốc. Một trong những nhiệm vụ của việc dạy học
tiếng Việt trong nhà trường phổ thông là hướng tới mục tiêu đó. Song song đó là
vấn đề bảo vệ bản sắc dân tộc và sự giàu đẹp trong sáng của tiếng Việt mà Bác
Hồ đã nói “Người Việt Nam phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”.
Trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông, Tiếng Việt là một môn
học hoặc nội dung dạy học, giữ vai trị vơ cùng quan trọng trong hệ thống
trường phổ thông. Với tư cách là một môn học độc lập, Tiếng Việt có nhiệm vụ
cung cấp cho học sinh những tri thức về ngôn ngữ học và hệ thống tiếng Việt,
cùng với những quy tắc hoạt động và sản phẩm của nó được sử dụng trong hoạt
động giao tiếp. Mặt khác, vì tiếng nói là cơng cụ của tư duy nên tiếng Việt còn
đảm nhận thêm một chức năng khác – chức năng trang bị cho học sinh công cụ
để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường. Tư duy vượt
trội và giao tiếp thành công phụ thuộc rất lớn vào khả năng sử dụng ngơn ngữ
của mỗi cá nhân.
Với vị trí và vai trò đặc biệt như vậy, mục tiêu của hoạt động dạy học
tiếng Việt ở trường phổ thông cần phải được xác định một cách chính xác và đầy
đủ. Báo cáo đề dẫn của Viện Khoa học Giáo dục trình bày tại Hội thảo “Dạy học
tiếng Việt trong nhà trường phổ thông đầu thế kỷ 21” (2000) đã khẳng định rõ
mục tiêu hàng đầu của việc dạy học tiếng Việt trong nhà trường là giúp cho học
sinh có năng lực sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, hình thành và rèn luyện năng
4
lực giao tiếp, thể hiện rõ trong việc sử dụng tốt 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc,
viết. Mục tiêu như vậy là đúng và phù hợp với xu thế dạy tiếng mẹ đẻ của các
nước trên thế giới trong thế kỷ XXI. Để có thể sử dụng tốt ngôn ngữ trong giao
tiếp, học sinh không chỉ được trang bị các tri thức về hệ thống ngôn ngữ như
những hiểu biết về các đơn vị và các quy tắc thuộc các bình diện của ngơn ngữ
như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, v.v… mà còn phải được trang bị cả những tri
thức về sự sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. Việc dạy học tiếng Việt trong thời
gian qua đã đạt được nhiều thành tựu nhất định nhưng vẫn cịn khơng ít hạn chế
cả về mặt nội dung và phương pháp. Chương trình Tiếng Việt SGK nghiêng và
nặng về mặt lý thuyết, ít thực hành, luyện tập điều đó dẫn đến việc khả năng
dùng từ của HS ngày càng yếu. Về mặt phương pháp dù chúng ta đã cải tiến và
áp dụng nhưng vẫn chưa thoát khỏi cách dạy truyền thống, một chiều, GV vẫn là
người truyền thụ kiến thức, HS ghi chép thụ động. Chúng ta cứ xoay quanh câu
hỏi “phải gì để kích thích sự học tập của HS? sử dụng phương pháp nào đem lại
hiệu quả cao trong dạy ?”. Đổi mới phương pháp dạy học là lựa chọn những
phương pháp tối ưu cho những bài học cụ thể, là quá trình sử dụng tổng hợp các
cách thức, các thao tác để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của giờ học, trong đó có
vấn đề lựa chọn và sử dụng ngữ liệu dạy học.
Hiểu một cách đơn giản, ngữ liệu là vật liệu, tư liệu được sử dụng trong
dạy học ngơn ngữ. Ngữ liệu có vai trị quan trọng trong q trình dạy học, từ
thao tác giới thiệu bài học, đến thao tác phân tích hình thành khái niệm, vận
dụng thực hành, luyện lập. Thao tác nào cũng cần sử dụng ngữ liệu làm minh
họa. Việc sử dụng ngữ liệu không chỉ được sử dụng trong thời gian gần mà đã
được ông bà ta từ ngàn xưa vận dụng từ những điều của cuộc sống để khun
nhủ, răn dạy con cháu. Vì thế chúng ta khơng còn xa lạ với rất nhiều những câu
cao dao, tục ngữ, thành ngữ “cá không ăn muối cá ương / con cãi cha mẹ trăm
đường con hư” hay “ăn trông nồi ngồi trông hướng” hoặc “không thầy đố mày
làm nên”. Trong chương trình SGK Tiếng Việt trước đây, ngữ liệu cũng được sử
dụng trong các bài học và phần luyện tập thực hành. Chương trình SGK Ngữ
văn mới, tất cả các bài học đều minh họa ngữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
5
Vấn đề khai khai thác, lựa chọn, sử dụng ngữ liệu từ các nguồn khác nhau phải
đảm bảo nguyên tắc khoa học, nhưng phải phù hợp với đối tượng, tâm sinh lý và
môi trường cuộc sống cụ thể của học sinh. Dạy học tiếng Việt ở các trường
THCS nói chung và các trường THCS ở Vĩnh Cửu nói riêng, các tri thức về
tiếng Việt đều được GV khai thác thông qua phân tích ngữ liệu có sẵn trong sách
hoặc GV tự tìm tịi những ngữ liệu phù hợp với đối tượng học sinh để nâng cao
chất lượng, hiệu quả giờ học.
Như vậy, chúng ta thấy việc sử dụng ngữ liệu phù hợp với vùng miền, với
từng đối tượng học sinh sẽ góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao chất lượng,
hiệu quả dạy học tiếng Việt trong nhà trường THCS.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tơi lựa chọn vấn đề “Sử dụng ngữ
liệu trong dạy học tiếng Việt lớp 9 ở các trường THCS huyện Vĩnh Cửu, tỉnh
Đồng Nai” để nghiên cứu. Đề tài của chúng tôi hướng tới việc tìm hiểu việc sử
dụng các ngữ liệu dạy học Tiếng Việt, với mục đích có thể giúp GV lựa chọn
những ngữ liệu phù hợp với nội dung từng bài học ở các trường THCS huyện
Vĩnh Cửu, để tạo ra những giờ học hứng thú, hiệu quả, chất lượng hơn, giúp HS
tiếp thu bài học tốt hơn và có thể vận dụng hiệu quả trong hoạt động giao tiếp.
2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, làm rõ hơn việc sử
dụng ngữ liệu để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học tiếng Việt lớp 9 trường
trung học cơ sở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Các ngữ liệu có thể được sử dụng trong dạy
học tiếng Việt lớp 9 trường trung học cơ sở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Đối tượng nghiên cứu: Cách thức, phương pháp, quy trình sử dụng
ngữ liệu để cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành nhân cách cho học
sinh trong dạy học tiếng Việt lớp 9 trường trung học cơ sở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh
Đồng Nai.
6
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu: Xác định cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và nội
dung, phương pháp, quy trình sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng Việt 9
trường THCS huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Phạm vi nghiên cứu: Ngữ liệu trong chương trình tiếng Việt chính
khố mơn Ngữ Văn 9 ở trường THCS đang được sử dụng hiện hành. Phạm vi
khảo sát là các trường THCS thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai trong mấy
năm học gần đây.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng Việt lớp 9 ở Trường THCS
huyện Vĩnh Cửu có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn thì sẽ góp phần nâng
cao chất lượng dạy học mơn Ngữ văn, góp phần cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ
năng và giáo dục nhân cách cho học sinh.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu
chủ yếu sau đây:
Phương pháp nghiên cứu lý luận: nhằm tổng hợp, khái quát những
vấn đề lý luận liên quan đến việc dạy học tiếng Việt và việc sử dụng ngữ liệu
trong dạy học Tiếng Việt.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nhằm khảo sát, đánh giá thực
trạng dạy học Tiếng Việt nói chung cũng như việc sử dụng ngữ liệu trong dạy
học tiếng Việt ở lớp 9 các trường THCS huyện Vĩnh Cửu trong thời gian gần
đây.
Các phương pháp khác (thống kê, so sánh - đối chiếu,...): nhằm
phục vụ, hỗ trợ quá trình nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn, đề xuất biện
pháp sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng Việt 9 ở trường THCS.
7
7. Những đóng góp của luận văn
Góp phần làm cụ thể hóa những cơ sở lý luận của việc sử dụng ngữ liệu
trong dạy học tiếng Việt 9 ở trường trung học cơ sở. Khẳng định vai trò quan
trọng của ngữ liệu trong việc hình thành và rèn luyện năng lực sử dụng ngôn
ngữ trong giao tiếp cho học sinh trung học cơ sở. Đưa ra những kiến nghị để góp
phần vào việc xây dựng chương trình phân mơn Tiếng Việt ở trường trung học
cơ sở được hợp lý hơn cũng như tìm ra được những phương pháp giảng dạy hiệu
quả nhất giúp học sinh hình thành và rèn luyện năng lực giao tiếp.
Đánh giá, khảo sát thực trạng và nêu lên được những ưu điểm, tồn tại
trong việc sử dụng ngữ liệu trong dạy học học tiếng Việt 9 ở trường THCS
huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai hiện nay.
Đề xuất được những nội dung, phương pháp, quy trình sử dụng ngữ liệu
trong dạy học tiếng Việt ở trường THCS. Từ đó, thiết kế một số bài soạn giảng
vận dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng Việt chương trình ngữ văn 9 ở THCS
huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng
Việt lớp 9
Chương 2. Nội dung, hình thức và quy trình sử dụng ngữ liệu trong dạy
học tiếng Việt lớp 9 THCS ở huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai
Chương 3. Thiết kế một số ngữ liệu trong bài soạn dạy học tiếng Việt lớp
9 THCS ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
8
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGỮ LIỆU
TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 9 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Về việc nghiên cứu ngữ liệu trong dạy học tiếng Việt
Thuật ngữ “ngữ liệu” (corpur) trong ngành ngôn ngữ học được hiểu là
một tập hợp văn bản viết hoặc lời nói đã được văn bản hóa (hay phiên âm) được
dùng làm cơ sở cho việc phân tích và miêu tả ngơn ngữ. Mặc dù thuật ngữ ngôn
ngữ học ngữ liệu (corpur linguistics) và ngữ liệu (corpur) xuất hiện lần đầu tiên
những năm 1980 nhưng những nghiên cứu về ngôn ngữ dựa vào ngữ liệu đã có
lịch sử từ trước đó.
Ngữ liệu là tư liệu ngôn ngữ dùng để chứng minh, minh họa cho các đơn
vị tri thức. Việc nghiên cứu ngữ liệu trong dạy học đã được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm. Như cơng trình nghiên cứu của Đặng Đức Siêu về Ngữ liệu văn
học (1998), theo tác giả thì “Ngữ liệu văn học là loại sách công cụ dùng để tra
cứu” và “Được coi là ngữ liệu ở đây bao gồm các điển cố, từ ngữ, thành ngữ,
nhân danh, địa danh, danh ngơn, ... có ý nghĩa biểu trưng”.
Trong nghiên cứu về lý luận và phương pháp dạy học Văn và Tiếng Việt
ở các cấp học trong nhà trường phổ thông và cả ở cao đẳng và đại học, ngữ liệu
đã được nhiều tác giả nghiên cứu, tìm hiểu trong các chuyên luận, bài viết,... về
nội dung, chương trình, sách giáo khoa bộ môn.
Cũng bàn về vấn đề ngữ liệu phải kể đến cơng trình của tác giả Nguyễn
Văn Tứ với Ngữ liệu văn học dân gian trong dạy học Tiếng Việt (2004). Tác giả
đã khẳng định rằng “Ngữ liệu không chỉ là tư liệu nhằm phục vụ truyền tải nội
dung kiến thức, rèn luyện kỹ năng mà cịn có quan hệ mật thiết tới việc sử dụng
phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức dạy học, có tác động mạnh mẽ đến
nhận thức, tình cảm của học sinh, đến hoạt động dạy học của giáo viên”
[34,tr.7]. Nhiều tác giả cũng đã nghiên cứu vấn đề này như Đặng Đức Siêu với
“Ngữ liệu văn học”, Nguyễn Thanh Hùng với “Đọc và tiếp nhận văn chương”
(NXB Giáo dục, H. 2004),... Trong những năm gần đây, nhiều tác giả đã cho
9
xuất bản những tài liệu tham khảo, những tuyển tập sưu tầm biên soạn, những tư
liệu có thể phục vụ cho việc dạy học môn Tiếng Việt dưới dạng các sách về điển
cố văn học, từ điển thành ngữ - tục ngữ, từ điển từ nguyên, những giai thoại về
ngôn ngữ,... Trong các cơng trình ấy, các tác giả đã đề cập đến việc sử dụng
những tư liệu ấy như là một công cụ, như là những ngữ liệu phục vụ cho việc
giáo dục ngơn ngữ nói chung và dạy học tiếng Việt nói riêng.
Nhà ngơn ngữ học Lê Xn Thại trong bài viết về “Bồi dưỡng hứng thú
của học sinh đối với mơn Tiếng Việt” (Tạp chí Ngơn ngữ, số 4/1996) cũng đã đề
cập đến vấn đề sử dụng ngữ liệu trong việc dạy học tiếng Việt. Tác giả Lê Xuân
Thại cho rằng, một trong những nguyên nhân tạo nên hứng thú học tập của học
sinh đối với môn Tiếng Việt là việc lựa chọn, sử dụng ngữ liệu sao cho phù hợp,
hấp dẫn đối với tâm lý của các em.
Từ góc độ của những người làm chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ
văn ở trung học cơ sở, các nhà nghiên cứu như Nguyễn Khắc Phi, Lê A, Nguyễn
Quang Ninh, Đỗ Ngọc Thống,... cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, trong
đó đã đề cập đến việc sử dụng ngữ liệu trong dạy tiếng Việt ở trung học cơ sở.
Như vậy việc nghiên cứu ngữ liệu nói chung và ngữ liệu trong dạy học
tiếng Việt nói riêng đã được nhiều tác giả nghiên cứu từ rất lâu trước đó.
1.1.2. Về việc nghiên cứu ngữ liệu trong dạy học tiếng Việt ở trường
THCS và sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng Việt lớp 9 ở các trường THCS
huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Vấn đề ngữ liệu trong dạy học nói chung và ngữ liệu trong dạy học tiếng
Việt nói riêng đã được nhiều nhà giáo dục, nhiều nhà sư phạm, nhiều giáo viên
Ngữ Văn có tâm huyết đặc biệt chú trọng. Song song với nội dung bài học là
vấn đề phương pháp dạy học đạt hiệu qua, mà việc sử dụng ngữ liệu tương thích
góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Điều này đã được nhiều giáo viên có
kinh nghiệm áp dụng từ trước chứ khơng phải mới thời gian gần đây. Một ngữ
liệu có chất lượng phải phù hợp với nội dung tri thức bài học, ngắn gọn, tiết
kiệm thời gian, vừa sức với HS, thuận lợi cho việc sử dụng của giáo viên và phải
mang tính thẩm mĩ, tính giáo dục cao. Vì thế chúng ta không lạ với ngữ câu
10
châm ngôn, những câu chuyện ngụ ngôn, truyện cười, ... có tính chất khun
nhủ, răn dạy đã được ơng cha ta từ ngàn xưa vận dụng trong cuộc sống hàng
ngày, trong đó có việc dạy “lời ăn tiếng nói”, khuyên nhủ “lựa lời mà nói cho
vừa lịng nhau”.
Chính vì, cùng với việc nghiên cứu về việc sử dụng ngữ liệu trong dạy
học tiếng Việt nói chung, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về việc sử dụng ngữ
liệu trong dạy học tiếng Việt ở trung học cơ sở. Trong công trình “Ngữ liệu văn
học dân gian trong dạy học Tiếng Việt” đã nói ở trên, tác giả Nguyễn văn Tứ đã
có một khảo sát về việc sử dụng ngữ liệu dân gian trong sách giáo khoa Tiếng
Việt ở trung học cơ sở. Tác giả đã khẳng định rằng, sở dĩ những ngữ liệu dân
gian trong trong sách giáo khoa Tiếng Việt phát huy hiệu quả vì nó đáp ứng
những u cầu về tri thức, kỹ năng, nhân cách, phù hợp với đối tượng học sinh
trung học cơ sở, phù hợp với những thao tác dạy học của giáo viên.
Nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thống cũng đã có nhiều lý giải, phân tích về
mục tiêu, nội dung, cách thức sử dụng ngữ liệu trong dạy học môn Ngữ văn ở
trung học cơ sở ở 3 nội dung: đọc – hiểu, Tiếng Việt, tập làm văn.
Đặc biệt, nhiều giáo viên Ngữ văn đã có những bài viết, bài nghiên cứu,
những sáng kiến – kinh nghiệm,... về đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở
trung học cơ sở cũng đã đề cấp đến vấn đề sử dụng ngữ liệu trong một số khía
cạnh khác nhau.
Có thể nói, tất cả những nghiên cứu về việc sử dụng ngữ liệu trong dạy
học Tiếng Việt ở trường trung học cơ sở là những tư liệu quý giúp cho đội ngũ
giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc
dạy học môn Ngữ Văn hiện nay. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó chỉ đề cập đến
những vấn đề chung có tính chất định hướng cho tồn quốc, chưa có một cơng
trình nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng Việt
ở địa bàn tương tự như huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai.
Từng nhiều năm dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS huyện Vĩnh
Cửu, tỉnh Đồng Nai, chúng tôi thấy rằng, bên cạnh những vấn đề chung của
chương trình và sách giáo khoa cả nước, mỗi địa phương, mỗi vùng dân cư có
11
những đặc trưng riêng về kinh tế - văn hóa – xã hội, về phong tục, tập qn,
tiếng nói.... Vì vậy, sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng Việt cũng phải được cụ
thể hóa để phù hợp với đặc điểm trên của môi trường sinh sống của học sinh.
Đối với học sinh THCS huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai cũng vậy. Ví dụ: học
sinh Hà Nội yêu cầu phân biệt l/n, học sinh Nghệ Tĩnh cần phân biệt dấu thanh
(huyền, nặng, ngã, hỏi,...), nhưng học sinh ở Vĩnh Cửu bên cạnh phân biệt l/n,
dấu thanh còn phải phân biệt tr/ch, gi/d bởi vì dân số Vĩnh Cửu là dân nhập cư
tứ xứ. Nếu như trong quá trình dạy học, giáo viên biết lựa chọn, bổ sung những
ngữ liệu phù hợp với đối tượng học sinh lớp 9 ở huyện Vĩnh Cửu, chắc chắn
hiệu quả của việc tiếp thu tri thức, rèn luyện kỹ năng, giáo dục nhân cách sẽ
được nâng cao.
Tuy nhiên, vấn đề sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng Việt lớp 9 cho
học sinh THCS huyện Vĩnh Cửu chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, đầy
đủ, ngồi một số chi tiết khơng đáng kể trong một số sáng kiến kinh nghiệm dạy
học Ngữ Văn của một vài giáo viên ở huyện Vĩnh Cửu.
1.2. Một số khái niệm liện quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Hoạt động dạy học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông
1.2.1.1. Hoạt động dạy học
Khái niệm “hoạt động dạy học” bao gồm “hoạt động dạy của thầy” và
“hoạt động học của trò”.
* Hoạt động dạy của thầy
Hiểu một cách chung nhất, đó là q trình truyền thụ tri thức, rèn luyện kỹ
năng, giáo dục nhân cách thể hiện qua nội dung môn học được thực hiện bằng
những phương pháp, cách thức trong một môi trường giáo dục cụ thể.
Thầy là người tổ chức và điều khiển hoạt động học tập của học sinh trong
nhà trường, là chủ thể của việc giảng dạy. Trong điều kiện dạy học trước đây,
khi mà việc tiếp cận các nguồn thơng tin cịn khó khăn và hiếm hoi, người thầy
đóng vai trị đại diện cho nguồn tri thức, cho quan điểm tuyệt đối đúng... Ngày
nay, tình hình cung cấp thơng tin thay đổi hẳn; theo đó, vai trò của người thầy
cũng thay đổi. Chỉ cho người học hướng tiếp nhận nguồn thông tin phù hợp với
12
mục đích, với nội dung dạy học; nêu quan điểm riêng của thầy như một sự khơi
gợi, giúp học sinh suy nghĩ, tìm tịi, khám phá tri thức mới,.... đó là nhiệm vụ rất
mới mẻ của người thầy hiện nay. Hoạt động của người thầy thể hiện ở tất cả các
quá trình từ chuẩn bị bài học, điều khiển tổ chức giờ học, tổ chức kiểm tra, đánh
giá chất lượng học tập của học sinh.
* Hoạt động học của trị
Đó là quá trình tiếp thu tri thức, rèn luyện kỹ năng, giáo dục kỹ năng
thông qua một hoặc nhiều môn học trong một môi trường giáo dục cụ thể.
Trong quan điểm dạy học hiện đại, học trò giữ tư cách là người thụ
hưởng, tiếp nhận tích cực, chủ động của tiến trình dạy học.
- HS chuẩn bị tâm thế học tập bao gồm việc học bài, làm bài tập ở nhà,
xem trước những vấn đề của bài mới.
- Lĩnh hội tri thức dưới sự hướng dẫn của thầy, chủ động khám phá nguồn
tri trức mới.
- Luyện tập thực hành, củng cố tri thức bài học, hình thành kĩ năng sau bài
học và vận dụng vào thực tế cuộc sống.
1.2.1.2. Hoạt động dạy học tiếng Việt lớp 9 ở các trường THCS
Hoạt động dạy học tiếng Việt là một hoạt động giáo dục học sinh thơng
qua mơn học Tiếng Việt. Đó là quá trình hoạt động tương tác giữa người dạy và
người học, trong đó giáo viên cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng
Việt cho học sinh theo một chương trình, nội dung được quy định, nhằm góp
phần hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt cho học sinh, góp
phần phát triển nhân cách thông qua hoạt động ngôn ngữ.
Trong dạy học môn Tiếng Việt người thầy lại càng đóng vai trị quan
trọng, khơng chỉ cung cấp tri thức mà hướng dẫn HS tìm ra tri thức ấy một cách
chủ động, sáng tạo. GV phải khơi gợi, kích thích hứng thú học tập của HS để
các em chủ động lĩnh hội tri thức mới. Để làm được điều đó GV phải có sự gia
cơng ngay từ khâu chủ bị ở nhà, GV phải nắm được mục tiêu, nội dung bài học,
dự kiến được các tình huống học tập để lựa chọn ngữ liệu phù hợp, vừa sức với
13
trình độ kiến thức của HS và phải tiết kiệm được thời gian. Song song đó, là các
hoạt động trên lớp cũng cần chẩn bị kĩ lưỡng như:
Hoạt động khởi động: kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới. Đây là hoạt
động cũng khơng kém phần quan trọng. Bởi vì tất cả các đơn vị tri thức đều các
gắn bó mật thiết với nhau, các đơn vi kiến thức sau là sự tiếp nối, phát triển nâng
cao của các đơn vị tri thức qua các tiết học, qua các khối lớp. Việc kiểm tra bài
cũ là hoạt động có thể trực tiếp hay gián tiếp nhắc lại các kiến thức. Điều đó
giúp HS tạo được một tâm thế hưng phấn dễ dàng hình dung và tiếp nhận các
đơn vị tri thức mới.
Hoạt động truyền thụ và tiếp nhận tri thức mới là hoạt động qua trọng.
Bởi vì qua hoạt động này các kiến thức của bài học sẽ được định hình, khắc sâu
trong trí óc của HS.
Hoạt động luyện tập, củng cố tri thức. Qua hoạt động này HS sẽ hình
thành những kỹ năng mới, cũng cố nâng cao những đơn vị tri thức mới.
Hoạt động dạy học tiếng Việt cho học sinh lớp 9 ở huyện Vĩnh Cửu là
một quá trình dạy học tiếng Việt theo chương trình đã quy định cho đối tượng
học sinh lớp 9 với những đặc điểm tri thức, tâm lý riêng, ở một địa bàn của một
huyện miền núi có những đặc điểm riêng biệt về kinh tế - xã hội.
1.2.2. Ngữ liệu và ngữ liệu trong dạy học Tiếng Việt
1.2.2.1. Ngữ liệu
Ngữ liệu là tư liệu ngôn ngữ dùng được dùng làm căn cứ để nghiên cứu
ngôn ngữ và dạy tiếng. Ngữ liệu là đơn vị ngôn ngữ chứa đựng đặc trưng khái
niệm cần xây dựng, được lựa chọn để phân tích thiết lập khái niệm, quy tắc ngôn
ngữ. “Trong dạy học tiếng mẹ đẻ, ngữ liệu còn được gọi bằng những cái tên
khác như ví dụ, dẫn chứng, minh họa, tư liệu, dẫn liệu, cứ liệu, văn bản,.. Ngữ
liệu có thể được trích dẫn, khai thác, lựa chọn từ nhiều nguồn khác nhau tùy
thuộc vào mục đích, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể của q trình dạy
học. Đó là những ngữ liệu được trích dẫn từ văn học viết, văn học dân gian, ngữ
liệu do người dạy tự đặt hoặc được huy động từ nhiều nguồn khác nhau” [49,
trang 9].
14
Ví dụ 1: Ngữ liệu minh họa cho tiết Liên kết câu và liên kết đoạn văn được
lấy từ văn bản đã học tiết trước trong nội dung chương trình “Tác phẩm nghệ
thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ
không những ghi lại cái đã có rồi mà cịn muốn nói đến một điều gì mới mẽ.
Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần
của mình góp vào đời sống chung quanh”. (Nguyễn Đình Thi – Tiếng nói của
văn nghệ).
Ví dụ 2: Ngữ liệu minh họa cho tiết Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội
tâm trong văn bản tự sự
“Có người hỏi:
- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?...
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹm miệng, cười nhạt một tiếng,
vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào...
Ơng lão cứ vờ vờ đứng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xơn xao
của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh
lảnh của người đàn bà cho con bú:
- Cha mẹ tiên sư chúng nó! Đói khổ ăn cắp, ăn trộm bắt được người ta còn
thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cho mỗi đứa một nhát!
Ơng Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ơng thống nghĩ đến mụ chủ nhà.
Về đến nhà, Ông Hai nằm vật ra giường mấy đứa trẻ thấy hơm nay bố có
vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm, chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ơng lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ
con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?
Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ơng lãonắm chặt hai tay lai rít lên:
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống
Việt gian để nhục nhã thế này?
(Kim Lân, Làng)
15
Như vậy, ngữ liệu không chỉ được sử dụng cho phân môn Tiếng Việt mà
cho tất cả các môn học, cho tất cả các đơn vị kiến thức được giảng dạy trong nhà
trường.
1.2.2.2. Ngữ liệu trong dạy học tiếng Việt
Là phương tiện giao tiếp, tư duy quan trọng nhất nên tiếng Việt từ lâu đã
trở thành chất liệu của sáng tạo nghệ thuật để tạo nên những sáng tác văn học
dân gian, văn chương bác học. Với sự trưởng thành của dân tộc Việt Nam và
tiếng Việt, văn học Việt Nam đã phát triển và đạt tới những thành tựu rực rỡ với
nhiều thể loại đa dạng. Là một ngôn ngữ giàu âm thanh, giàu thanh điệu, phong
phú về mặt từ vựng và phong cách diễn đạt, đủ sức thể hiện những khái niệm,
tình cảm, cảm xúc tinh vi, phức tạp nhất, tiếng Việt đã tỏ rõ sức mạnh và sự tinh
tế, uyển chuyển trong hoạt động nghệ thuật. Trong dạy học ngữ liệu tiếng Việt
đóng vai trị quan trọng để hình thành các tri thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp
và khả năng thực hành, luyện tập cho HS. Một thuận lợi cho GV là hệ thống các
đơn vị tri thức đi từ thấp đến cao, các lớp dưới đơn giản và lên cao chuyên sâu
hơn. Đi kèm một đơn vị tri thức trong chương trình SGK thường là một hoặc
nhiều ngữ liệu song song. Thống kê số lượng ngữ liệu được sử dụng cho môn
tiếng Việt lớp 9 là 48 lượt cho cả phần từ vựng, ngữ pháp, họat động giao tiếp,
trong đó chưa kể đến phần ôn tập, tổng kết về từ vựng, tổng kết về ngữ pháp và
luyện tập sau mỗi bài học. Mỗi một khái niệm, một chức năng, một thành phần
nào đó của câu muốn HS hiểu bao giờ cũng minh họa bằng một hoặc nhiều ngữ
liệu đi kèm.
Ví dụ 1: Để hình thành khái niệm về “Phương châm về chất” SGK ngữ
văn 9 tập 1 đã đưa ra ngữ liệu sau
QUẢ BÍ KHỔNG LỒ
Hai anh cùng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy quả bí to, kêu
lên :
- Chà! quả bí kia to thật!
Anh bạn có tình hay nói khoác, cười mà bảo rằng:
16
- Thế thì lấy gì làm to! Tơi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có
một lần, tơi tận mắt trơng thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa!
Anh kia nói ngay:
- Thế thì lấy gì làm lạ! Tơi cịn nhớ có một bận tơi cịn trơng thấy cái nồi
đồng to bằng cả cái đình làng ta!
Anh nói khốc ngạc nhiên hỏi:
- Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to vậy?
Anh kia giải thích:
- Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.
Anh nói khốc biết bạn chế nhạo mình bèn nói lảng sang chuyện khác.
(Theo: Truyện cười dân gian)
Dạy tiếng Việt là dạy cho HS ngơn ngữ nói và viết. Việc sử dụng ngữ liệu
trong dạy học tiếng Việt được xem là cần thiết. Tất cả mọi nội dung bài học đều
dùng ngữ liệu minh họa. Ngữ liệu được sử dụng cũng hết sức đa dạng, phong
phú bao gồm những sác tác văn vần, văn xuôi, hay những ngữ liệu văn học dân
gian như ca dao, tục ngữ, truyện cười, giai thoại ngơn ngữ, ... Mục đích là đảm
bảo thực hiện yêu cầu của bài học.
Ví dụ 2: Để hình thành các tri thức về “Sự biến đổi và phát triển nghĩa của
từ ngữ” SGK ngữ văn 9 tập 1 đã đưa ra các ngữ liệu sau:
1. VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Đã khách khơng nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu.
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu?
(Phan Bội Châu)
2. Gần xa nơ nức yến anh,
17
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử gian nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
- Ngày xn em hãy cịn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
- Được lời như cởi tấm lòng,
Giở kim thoa với khăn hồng trao tay.
- Cũng nhà hành viện xưa nay,
Cũng phường bán thịt cũng tay bn người.
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Như vậy ngữ liệu trong dạy học nói chung và trong dạy học tiếng Việt nói
riêng được coi là những đơn vị ngôn ngữ mẫu, chuẩn xác, chứa đựng đặc trưng
khái niệm cần tìm. Vì thế ngữ liệu được lựa chọn phải ngắn gọn, chứa đựng
nhiều nội dung lý thuyết cần cho bài học nhưng cũng không q dễ hoặc q
khó đối với HS và q trình phân tích. Bên cạnh đó, cũng đảm bảo tính thẩm mĩ,
tính giáo dục.
1.2.3. Phương pháp, biện pháp và quy trình dạy học tiếng Việt
1.2.3.1. Khái niệm phương pháp và biện pháp
Theo cách hiểu thông thường, phương pháp là cách thức thực hiện một
hoạt động của con người trong nhận thức hoặc thực tiễn xã hội để đạt được một
mục đích nào đó.
Phương pháp dạy học tiếng Việt thuộc trong khái niệm về phương pháp
giáo dục. Vấn đề này, tại khoản 2, Điều 28, Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ
sung năm 2009) đã quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
18
Để hiểu về phương pháp dạy học ta cần hiểu về bản chất của phương pháp
nhận thức khoa học, bởi nó là nguồn gốc, là xuất phát điểm của phương pháp
dạy học. Phương pháp theo tiếng Hy Lạp (method) có nghĩa là theo con đường,
nhằm đạt tới một mục đích nào đó. Phương pháp cũng có thể được hiểu là cách
thức của hành vi nhằm đạt tới mục đích nhất định; phương pháp còn được coi là
những quy tắc, một hệ thống thao tác xác định mà nhờ nó chúng ta đạt tới một
mục đích xác định. Hêghen nói: Phương pháp là “ý thức của sự tự vận động bên
trong của nội dung”. Chúng ta có thể tổng hợp những quan niệm nêu trên về
phương pháp để có được cách hiểu về phương pháp như sau: “Phương pháp là
cách thức, là con đường, là phương tiện nhằm giúp con người đạt tới những mục
đích nhất định trong nhận thức và trong thực tiễn”.
Vậy phương pháp dạy học là gì? Có nhiều quan niệm cho rằng: “Phương
pháp dạy học là cách thức làm việc giữa thầy giáo và học sinh, nhờ đó mà học
sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo, hình thành thế giới quan và phát
triển năng lực”. Lại có quan niệm coi phương pháp dạy học là “những hình thức
kết hợp hoạt động của giáo viên và học sinh hướng vào việc đạt mục đích nào”.
Từ đó những quan niệm đó, chúng ta kết luận: phương pháp dạy học tiếng Việt
là cách thức làm việc của thầy giáo và học sinh nhằm làm cho học sinh chủ động
chiếm lĩnh tri thức, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo tiếng Việt. Phương pháp dạy
tiếng không chỉ vấn đề “dạy cái gì” mà cịn cần giải quyết vấn đề “dạy như thế
nào” và “tại sao lại dạy và học như thế”.
Tóm lại, phương pháp dạy học tiếng Việt được hiểu là cách thức hoạt
động dạy - học của giáo viên và học sinh nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ dạy
học (làm cho học sinh nắm được tri thức, rèn luyện được kĩ năng, hoàn thiện
được nhân cách).
Trong nghiên cứu và thực tiễn, khái niệm “biện pháp” nhiều lúc cũng
được sử dụng như khái niệm phương pháp. Tuy nhiên, phần lớn, khái niệm biện
pháp được dùng với nghĩa hẹp hơn so với khái niệm phương pháp. Vì vậy, có
thể hiểu biện pháp là cách thức nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể thuộc về một
phương pháp nào đó.
19
1.2.3.2. Một số phương pháp dạy học thường được sử dụng trong dạy học
tiếng Việt
Trong quá trình dạy học tiếng Việt chúng ta không thể bỏ qua các phương
pháp dạy học sau:
- Phương pháp thơng báo - giải thích: Đây là một phương pháp dạy học
truyền thống, cịn có tên gọi là phương pháp truyền thụ (transmission). Phương
pháp này từng đóng vai trị và có đóng góp đáng kể cho giáo dục trong nhiều thế
kỉ. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, phương pháp này trở nên bất lực
trước một khối lượng tri thức khổng lồ cần chuyển tải đến người học. Đây cũng
là phương pháp được sử dụng để phân tích ngữ liệu trong dạy học tiếng Việt.
Tuy vậy, trong vài điều kiện cụ thể của môi trường giáo dục, của đối
tượng giáo dục...như học sinh cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở chẳng hạn,
phương pháp thơng báo giải thích vẫn mang lại hiệu quả tốt. Hiện nay, không
phải bất cứ đâu và bất cứ ai cũng có thể tiếp cận được nguồn thơng tin khổng lồ
của nhân loại. Hơn nữa, người thầy có kinh nghiệm tham khảo tài liệu, lựa chọn,
tổng kết một nội dung thuộc một phạm vi tri thức nào đó cũng là điều tốt, vừa
tiết kiệm thời gian, vừa khắc phục được tình trạng thiếu điều kiện tiếp cận thơng
tin của người học.
- Phương pháp quan sát - phân tích ngơn ngữ: Viện sĩ A.V Chêcucchép đã
định nghĩa phương pháp phân tích ngơn ngữ là phương pháp “học sinh dưới sự
chỉ dẫn của thầy giáo vạch ra những hiện tượng ngôn ngữ từ các tài liệu cho
trước, quy các hiện tượng đó vào một phạm trù nhất định và chỉ rõ những đặc
trưng của chúng”. Như vậy thực chất của phương pháp này là từ việc quan sát,
phân tích các hiện tượng ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, phong cách
để tìm ra dấu hiệu đặc trưng. Với tư cách là một phương pháp dạy học, quan sát
- phân tích ngơn ngữ nhằm đến mục đích chủ yếu là giúp học sinh đúc rút tri
thức ngôn ngữ và tri thức sử dụng ngôn ngữ. Phương pháp này bao gồm các
biện pháp phối hợp với nhau: phân tích ngữ pháp và ngữ nghĩa lôgic, sử dụng hệ
thống câu hỏi gợi tìm, tổng hợp quy nạp bài học và thực hành củng cố. Phương
pháp này xuất phát từ các đơn vị ngôn ngữ cụ thể, đặc biệt là các ngôn bản, dắt
20
dẫn người học đến những đặc điểm khái quát hoặc đến các qui luật hoạt động
của ngôn ngữ. Việc phân tích nội dung, ý nghĩa của ngữ liệu để minh họa cho tri
thức, kỹ năng tiếng Việt chính là vận dụng phương pháp này.
- Phương pháp rèn luyện theo mẫu: Mô phỏng, bắt chước theo kinh
nghiệm giao tiếp gắn liền với q trình hình thành và phát triển ngơn ngữ của
con người. Phương pháp rèn luyện theo mẫu là phương pháp mà thầy giáo chọn
và giới thiệu các mẫu hoạt động ngơn ngữ rồi hướng học sinh phân tích để hiểu
và nắm vững cơ chế của chúng và bắt chước mẫu đó một cách sáng tạo vào lời
nói của mình. Ví dụ, đưa các mẫu văn bản để dạy học học sinh về các văn bản
nhật dụng ở trung học cơ sở là sử dụng phương pháp này. Phương pháp rèn
luyện theo mẫu có thể được áp dụng theo các bước sau đây:
Bước 1: Cung cấp mẫu lời nói hoặc hành động lời nói.
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu theo một số yêu
cầu.
Bước 3: Học sinh mơ phỏng mẫu để tạo ra lời nói của mình.
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm.
- Phương pháp giao tiếp: Giao tiếp là chức năng trọng yếu của hoạt động
ngôn ngữ. Dạy học tiếng cho học sinh cũng là nhằm giúp các em có năng lực
tham gia vào hoạt động giao tiếp. Do đó, phương pháp giao tiếp lấy giao tiếp
làm phương thức dạy học vùa phù hợp với mục đích dạy học, lại vừa phù hợp
với nguyên tắc trực quan trong dạy học. Chỉ có dạy học trong môi trường giao
tiếp, học sinh mới dễ dàng tiếp cận mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành,
giữa cụ thể và khái quát, giữa kiến thức cục bộ và tổng quan về hệ thống ngôn
ngữ, giữa hệ thống ngơn ngữ và hoạt động lời nói.
Lấy giao tiếp làm phương thức dạy học, phương pháp giao tiếp mặc nhiên
thừa nhận vai trò trung tâm của người học theo quan điểm truyền động của giáo
dục học hiện đại. Theo đó, người học là chủ thể nhận thức của quá trình học tập;
thầy giáo có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, giúp đỡ người học theo phương
hướng và mục đích đã định. Vậy dạy học theo phương pháp giao tiếp, ta phải
21
làm thế nào? Tạo các tình huống dùng hoạt động ngơn ngữ có bối cảnh giao tiếp
thực nhằm kích thích nhu cầu giao tiếp và định hướng giao tiếp cho học sinh.
* Bao gồm các yếu tố ngôn ngữ trong ngữ cảnh (context): từ, cấu trúc
ngữ, cấu trúc câu, các yếu tố ngôn điệu, yếu tố tu từ, phong cách...
* Bao gồm các yếu tố phi ngôn ngữ trong bối cảnh (situation): người nói,
người nghe, khơng gian, thời gian, mục đích giao tiếp, ảnh hưởng của lịch sử xã hội đối với các thành viên giao tiếp và quan hệ giữa họ với nhau...
* Bao gồm đặc điểm tâm lí , đặc điểm văn hố dân tộc qua ngơn ngữ dân
tộc.
Hướng dẫn quan sát - phân tích tình huống dùng hoạt động ngơn ngữ có
bối cảnh giao tiếp thực:
* Dưới sự dẫn dắt theo định hướng bài học bằng hệ thống câu hỏi của
thầy giáo và qua hội thoại giữa thầy - trò, giữa trò - trò, học sinh cùng nhau nhận
thức qui tắc, qui luật hoạt động của các hiện tượng ngôn ngữ trong mối tương
quan với các yếu tố phi ngơn ngữ như đã nêu trên: ai nói, (viết)? ai nghe (đọc)?
về cái gì? trong hồn cảnh nào?...
* Theo đó, học sinh rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết bằng cách
xác định hướng và nhiệm vụ giao tiếp cho từng tình huống cụ thể.
* Có thể có nhiều hình thức tổ chức dạy học theo phương pháp giao tiếp
như dạy học chính khố, câu lạc bộ ứng xử theo tình huống giao tiếp, giải bài
tập trắc nghiệm tình huống...
Trên đây là các phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ phổ biến và cập nhật
nhất hiện nay. Trong thực tế ứng dụng, một tiết học có thể là một tiến trình tiếp
cận mục đích bằng nhiều phương pháp, biện pháp phối hợp với nhau. Bước dạy
kiến thức mới thường thiên về sử dụng phương pháp giao tiếp và thơng báo giải thích. Bước dạy bài ơn tập, thực hành củng cố thường sử dụng phương pháp
rèn luyện theo mẫu, phân tích ngơn ngữ. Tuy nhiên, nếu khơng áp dụng phương
pháp phân tích ngơn ngữ thì làm sao có thể giúp học sinh nhận thức bài học mới
theo phương pháp giao tiếp được.
22
1.2.3.3. Quy trình dạy học tiếng Việt
Theo nghĩa thơng thường, quy trình của một hoạt động là các bước, là thứ
tự triển khai các hoạt động cụ thể nhằm hoàn thành mục tiêu của một hoạt động
chung nào đó.
Quy trình dạy học tiếng Việt là sự mơ tả trình tự của tiến trình lên lớp hay
quy trình dạy học qua các bước.
Buớc 1: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, tạo tâm thế đi vào bài mới.
Bước 2: Bài mới, HS đọc ngữ liệu, tìm hiểu, phân tích ngữ liệu theo hệ
thống câu hỏi hay yêu cầu trong SGK.
Bước 3: Hình thành khái niệm và củng cố khái niệm bằng những ngữ liệu
mới vừa phân tích.
Bước 4: Luyện tập thực hành để củng cố, mở rộng kiến thức và kĩ năng.
Bài luyện tập thường sử dụng các ngữ liệu khác, đa dạng hơn ngữ liệu ban đầu,
hoặc đặt ra những yêu cầu luyện tập phong phú hơn.
1.2.3.4. Nội dung dạy học tiếng Việt
Nội dung dạy học tiếng Việt là toàn bộ những tri thức và kỹ năng được
cung cấp, rèn luyện cho học sinh nhằm hình thành, phát triển năng lực giao tiếp
cho học sinh, qua đó rèn luyện và phát triển nhân cách con người. Nội dung dạy
học tiếng Việt được cụ thể hóa theo từng cấp học, khối lớp, theo từng lớp và học
kỳ nhất định, nhằm đảm bảo tính khoa học, hệ thống, tính sư phạm của những
nội dung dạy học đó.
Ví dụ, nội dung tiếng Việt được áp dụng từ năm học 2000-2001 ở lớp 6
trong 11 tỉnh trong cả nước và từ năm học 2002-2003, áp dụng ở lớp 6 trên toàn
quốc, được xây dựng dựa trên một số điểm mới như:
* Tạo điều kiện để học sinh hồ nhập với xã hội, mơi trường của các em
đang học tập, hoà nhập với xã hội tương lai khi các em ra trường.
* Nội dung kế thừa thành tựu của môn Ngữ văn trước đây, kế thừa phát
huy những kết quả mà học sinh đạt được ở Tiểu học, tạo tiền đề chuẩn bị cho
việc tiếp nối với nội dung THPT đổi mới, vận dụng được những thành tựu của
giáo dục thế giới.
23
* Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung
chương trình, biên soạn sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy.
Vì vậy, kết cấu của nội dung dạy học tiếng Việt có mấy điểm lưu ý: (1)
Có 3 nội dung (VH,TV,TLV) nhưng sẽ khơng trình bày mục tiêu từng phân mơn
và cố gắng tìm ra sự đồng quy của 3 nội dung để thực hiện quan điểm tích hợp.
Giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ nhận việc giảng dạy các tri thức,
kĩ năng của từng nội dung. (2) Lấy 6 kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập
luận, thuyết minh và điều hành để rèn luyện 4 kĩ năng: nghe đọc nói viết. (3)
Lấy nội dung nhật dụng (văn bản nhật dụng) làm nội dung của 6 loại văn bản
trên để phù hợp với yêu cầu đào tạo, sự phát triển của xã hội. (4) Nội dung sẽ
được tổ chức theo 2 nguyên tắc: hàng ngang (1văn bản phục vụ cho 4 kĩ năng)
và đồng tâm (trục dọc - các văn bản phục vụ cho 1 kĩ năg). (5) Nội dung chia
việc giảng dạy Ngữ văn thành 2 vòng: lớp 6-7, lớp 8-9. (6) Nội dung kế thừa,
đổi mới so với nội dung trước đây. (7) Nội dung dạy học coi trọng cả nghe đọc
nói viết…. (8) Nội dung được cấu tạo tương ứng với đơn vị bài học, mỗi bài
gồm một số tiết.
1.3. Cơ sở lý luận của việc sử dụng ngữ liệu trong dạy học tiếng Việt
ở trường trung học cơ sở
1.3.1. Ngữ liệu và mối quan hệ với quy luật nhận thức biện chứng trong
hoạt động dạy học
Lênin khẳng định rằng: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng
nhất của con người”. Điều đó có nghĩa là ngôn ngữ không đơn thuần là phương
tiện giao tiếp mà còn là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, phương tiện giao
tiếp đặc trưng cho lồi người. Ngơn ngữ xuất hiện “Do yêu cầu, do sự cần thiết
thực sự thực của giao tiếp với người khác”. Vì ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp
trao đổi tư tưởng và các thành tựu văn hóa nên việc giảng dạy và học tập cần
gắn liền hoạt động giao tiếp và hình thành cho các em những tri thức về tiếng
Việt nói riêng và tri thức khoa học nói chung.
Nhận thức luận của Lênin chỉ rõ mọi sự vật, hiện tượng khách quan, trong
đó có tiến trình nắm vững tiếng mẹ đẻ của học sinh, đều tồn tại độc lập đối với ý
24
thức con người. Chúng được con người nhận thức theo cách từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng nhằm nắm vững các quy luật vận hành của nó để mà
có thể tác động một các tích cực, chủ động trở lại thế giới khách quan, cải tạo
thế giới khách quan, đem lại lợi ích cho con người. Nắm vững quy luật, nắm
vững tiếng mẹ đẻ của học sinh tức là chúng ta đã có thể làm chủ được cách thức,
phương pháp tác động vào tiến trình này.
Lí luận nhận thức Mác – Lênin chỉ ra con đường biện chứng của nhận
thức là theo các giai đoạn nhận thức cảm tính, nhận thức lí tính và hồn thành
bằng việc kiểm tra trong thực tiễn. Các giai đoạn nhận thức, đặc biệt là giai đoạn
nhận thức lí tính, khơng thể tách rời hoạt động ngơn ngữ. Nói cách khác, ngơn
ngữ là phương tiện của hoạt động nhận thức, được hoàn thiện và nâng cao trong
quá trình nhận thức. Giai đoạn thứ hai của nhận thức, dựa vào giai đoạn nhận
thức cảm tính, giai đoạn nhận thức gắn trực tiếp với hiện thực khách quan, nên
q trình chiếm lĩnh ngơn ngữ của từng cá nhân học sinh phải luôn luôn gắn liền
với hiện thực khách quan. Q trình nhận thức hồn thành bằng việc kiểm tra
các kết quả nhận thức trong thực tế. Bởi vậy việc giảng dạy các nội dung bài học
phải gắn liền với việc tổ chức sử dụng chúng trong thực tế xã hội và đời sống
của từng cá nhân học sinh. Chỉ có thơng qua thực tế các kĩ năng, kĩ xảo ngôn
ngữ của các em mới được hình thành và củng cố một cách vững chắc.
Khoa học đã chứng minh rằng, quá trình dạy học là q trình nhận thức.
Đó là sự phản ánh của các hiện tượng, các quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy,
nhưng là một phản ánh tích cực và có chọn lọc. Trong q trình nhận thức, chỉ
có những gì liên quan đến nhu cầu, đến hứng thú, đến hoạt động thực tại và sự
phát triển tương lai cá nhân mới được lựa chọn và phản ánh. Trong quá trình
nhận thức và học tập, ngữ liệu tác động đến thái độ nhận thức, hứng thú học tập
của học sinh, nó cịn có vai trị quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả tiếp
nhận tri thức và rèn luyện kĩ năng. Ngữ liệu cịn đóng vai trị là cầu nối giữa tri
thức và người học.
25
1.3.2. Ngữ liệu với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và con đường hình
thành kỹ năng ngơn ngữ của học sinh THCS
1.3.2.1. Ngữ liệu với hứng thú nhận thức của học sinh THCS trong quá
trình học tập
Luận ngữ viết: “Biết mà học khơng bằng thích mà học, thích mà học
khơng bằng say mà học”. Vậy niềm u thích say mê chính là động lực thúc
đẩy, ni dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của mỗi người. Vì thế
với vai trị tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của HS, hơn ai hết
việc phải tìm ra nhiều biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của
người học, gây niềm hứng thú say mê học tập ở các em chính là nhiệm vụ quan
trọng đối với mỗi người GV.
Luật Giáo dục, Điều 28 khoản 2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thơng
phải phát huy tích tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc
điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc
theo nhóm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.
Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra,
xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập cũng đã viết: “Hoạt động giáo dục chỉ đạt
hiệu quả cao khi tạo lập được môi trường sư phạm lành mạnh, bầu khơng khí
thân thiện, phát huy ngày càng cao vai trị tích cực, chủ động, sáng tạo của HS”.
Theo tâm lí học sư phạm, chất lượng nhận thức, học tập tùy thuộc vào
những những điều kiện bên ngoài (nội dung tri thức, phong cách giảng dạy của
giáo viên, phương pháp và phương tiện dạy học ...) và những điều kiện bên
trong (nhu cầu, động cơ, hứng thú học tập, kinh nghiệm, tri thức và trình độ phát
triển về kĩ năng...), đặc biệt là thái độ nhận thức, hứng thú học tập. Hứng thú là
một đặc trưng của tâm lí con người. Theo A.G.Gơvaliơp, đó là “thái độ đặc thù
của cá nhân đối với hiện tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong đời sống và do
sự hấp dẫn về mặt tình cảm của nó”. Khi học sinh đã có hứng thú đối với đối
tượng thì việc nhận thức, khám phá đối tượng sẽ trở thành một nhu cầu của cá
nhân. Đó là cơ sở để chúng ta có thể phát triển hứng thú cho học sinh nhờ những