Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Chuyên đề thực tập phát triển thị trường kinh doanh điện thoại di động của công ty tnhh phát triển tm và xnk bình minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.88 KB, 67 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa TM & Kinh Tế Quốc Tế

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sự giáo dục và đào tạo của nhà trường cũng
như sự giảng dạy tận tình của các thầy cơ giáo đã dành cho chúng em trong
suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
Em xin đựoc gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn GS.TS
Hồng Đức Thân đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình làm bài
luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo cơng ty
đặc biệt là bà Hồng Kiều Oanh – Giám đốc công ty TNHH phát triển
Thương Mại và XNK Bình Minh đã tạo điều kiện thuận lợi để em có thể thực
tập tốt tại cơng ty.

SV: Phan Thị Hồng Nhung

Lớp: QTKD Thương Mại


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa TM & Kinh tế Quốc Tế

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI VÀ XNK BÌNH MINH.......................................................1
1.1 Đặc điểm thị trường kinh doanh điện thoại di động..........................1
1.1.1 Đặc điểm sản phẩm điện thoại di động.........................................1
1.1.2 Đặc điểm thị trường di động trên thế giới........................................4
1.1.3 Sự phát triển của thị trường kinh doanh điện thoại di động nước ta....6
1.2 Nội dung của phát triển thị trường kinh doanh điện thoại di động. 9
1.2.1 Sự cần thiết phải phát triển thị trường..............................................9
1.2.2 Phương hướng phát triển thị trường.................................................9
1.2.3. Nội dung phát triển thị trường.......................................................10
1.3 Đặc điểm của Công ty TNHH phát triển TM và XNK Bình Minh.12
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty..............................12
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của công ty TNHH phát
triển thương mại và XNK Bình Minh.....................................................14
1.3.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của cơng ty TNHH phát triển
TM và XNK Bình Minh.........................................................................16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG KINH DOANH ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA CÔNG TY
TNHH PHÁT TRIỂN TM VÀ XNK BÌNH MINH....................................21
2.1. Thực trạng kinh doanh của cơng ty TNHH phát triển TM và XNK
Bình Minh từ 2009 - 2012.........................................................................21
SV: Phan Thị Hồng Nhung

Lớp: QTKD Thương Mại


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa TM & Kinh tế Quốc Tế


2.1.1. Thực trạng các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
điện thoại của Công ty.............................................................................21
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009 – quý 1
2012.........................................................................................................23
2.2 Thực trạng phát triển thị trường kinh doanh điện thoại di động của
công ty TNHH phát triển TM và XNK Bình Minh................................27
2.2.1 Tình hình phát triển thị trường về sản phẩm..................................27
2.2.2. Tình hình phát triển thị trường theo khách hàng...........................30
2.2.3. Tình hình phát triển thị trường theo phạm vi địa lý......................31
2.2.4 Thực trạng chính sách giá bán sản phẩm của công ty...................33
2.2.5 Nghiên cứu biện pháp đã thực hiện để phát triển thị trường của
Công ty....................................................................................................35
2.3 Đánh giá hoạt động phát triển thị trường kinh doanh điện thoại của
công ty.........................................................................................................36
2.3.1 Thành tựu:......................................................................................36
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế...........................................37
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG KINH DOANH ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA CÔNG TY
TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU BÌNH
MINH..............................................................................................................40
3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh doanh của cơng ty
TNHH phát triển TM và XNK Bình Minh.............................................40
3.1.1 Cơ hội và thách thức trong kinh doanh..........................................40
3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh doanh và thị trường của công ty.............41
3.1.3 Phương hướng phát triển thị trường kinh doanh điện thoại di động
của công ty..............................................................................................42
3.2 Giải pháp phát triển thị trường kinh doanh điện thoại di động của
công ty TNHH phát triển TM và XNK Bình Minh................................43
SV: Phan Thị Hồng Nhung


Lớp: QTKD Thương Mại


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa TM & Kinh tế Quốc Tế

3.2.1. Tăng cường đầu tư nghiên cứu thị trường và khách hàng với nhu
cầu của họ................................................................................................43
3.2.2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh, chiến lược cạnh tranh
đối với các đối thủ cạnh tranh.................................................................44
3.2.3. Hoàn thiện chiến lược sản phẩm...................................................46
3.2.4. Xây dựng chính sách giá hợp lý, linh hoạt phù hợp với sự thay đổi
của thị trường nhằm thu hút khách hàng.................................................48
3.2.5. Chiến lược hoàn thiện các hoạt động xúc tiến thương mại...........50
3.2.6. Không ngừng tạo dựng và phát triển, quảng bá thương hiệu rộng rãi.51
3.2.7. Xây dựng và củng cố mối quan hệ mật thiết lâu dài với khách hàng....53
3.2.8. Thực hiện công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên.........54
KẾT LUẬN....................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................57

SV: Phan Thị Hồng Nhung

Lớp: QTKD Thương Mại


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa TM & Kinh tế Quốc Tế


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
QTKD

: Quản trị kinh doanh

TM

: Thương Mại

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

XNK

: Xuất nhập khẩu

SV: Phan Thị Hồng Nhung

Lớp: QTKD Thương Mại


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa TM & Kinh tế Quốc Tế

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Nhân sự của Công ty.......................................................................20
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009 - 201123

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh.................25
của Công ty giai đoạn 2009 – quý 1 năm 2012...............................................25
Bảng 2.3: Tình hình mở rộng danh mục hàng hố kinh doanh.......................28
của Cơng ty giai đoạn 2009 - 2012.................................................................28
Bảng 2.4: Doanh thu theo mặt hàng của công ty............................................29
Bảng 2.5: Doanh thu của một số khách hàng lớn............................................31
Bảng 2.6: Tình hình phát triển thị trường của Công ty theo phạm vi địa lý giai
đoạn 2009 - 2011.............................................................................................32

SV: Phan Thị Hồng Nhung

Lớp: QTKD Thương Mại


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa TM & Kinh tế Quốc Tế

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hiện nay, thị trường có vị trí vơ cùng quan trọng, là
trung tâm hoạt động của các hoạt động kinh doanh và là môi trường hoạt động
của các doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng vào thị
trường. Tuy nhiên, thị trường liên tục biến động, đầy bí ẩn và thay đổi khơng
ngừng nên đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên nghiên cứu thị trường để
điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp thích nghi với sự thay
đổi của thị trường.
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường là cuộc chạy đua khơng
có đích cuối cùng. Đặc biệt, Việt Nam đang ngày càng hội nhập toàn diện với
khu vực và thế giới, là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới
WTO. Nó sẽ tạo ra mn vàn các cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam phát

triển nhưng cũng đầy rẫy những thách thức, nguy cơ luôn rình rập. Các doanh
nghiệp Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh khơng chỉ của các doanh nghiệp trong
nước mà cịn các doanh nghiệp nước ngồi. Trong khi đó thị trường là mảnh
đất tồn tại và phát triển của mỗi một doanh nghiệp, thì buộc doanh nghiệp
phải chia sẻ thị trường với các doanh nghiệp khác. Do đó, trong điều kiện
cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc tìm ra giải pháp phát triển thị trường
kinh doanh là yêu cầu cấp bách để tồn tại, đứng vững và phát triển của mỗi
một doanh nghiệp. Vì vậy, phát triển thị trường vừa là mục tiêu vừa là
phương thức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Với tầm quan trọng của việc mở rộng và phát triển thị trường cùng với
tình hình thực tế về thị trường của Cơng ty hiện nay, do cịn hạn chế về kiến
thức và được sự hướng dẫn của thầy giáo – GS.TS Hồng Đức Thân cùng các
nhân viên phịng kinh doanh của Công ty nên tôi đã chọn đề tài: “Phát triển
thị trường kinh doanh điện thoại di động của công ty TNHH phát triển
TM và XNK Bình Minh”.
SV: Phan Thị Hồng Nhung

Lớp: QTKD Thương Mại


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa TM & Kinh tế Quốc Tế

Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm ra giải pháp phát triển thị
trường cho Công ty TNHH phát triển TM và XNK Bình Minh. Từ việc
nghiên cứu lý luận chung về thị trường và phát triển thị trường cùng với việc
phân tích thực trạng thị trường và phát triển thị trường của Công ty để đưa ra
biện pháp nhằm phát triển thị trường cho Công ty.
Chuyên đề chỉ tập trung vào việc nghiên cứu những vấn đề liên quan

đến thị trường và nội dung phát triển thị trường của Công ty.
Để nghiên cứu được thị trường của Công ty sử dụng hai phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu tại bàn: thu thập các thông tin qua các tài liệu
như sách báo, tạp chí, các bài luận văn và các loại tài liệu liên quan đến mặt
hàng mà Công ty đang kinh doanh.
Phương pháp nghiên cứu hiện trường: đến tận đơn vị thực tập trực tiếp
quan sát, thu thập các thông tin và số liệu ở Công ty.
Nội dung của chuyên đề gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển thị trường kinh doanh
của công ty TNHH phát triển Thương Mại và xuất nhập khẩu Bình Minh.
Chương 2: Thực trạng thị trường và phát triển thị trường kinh doanh
điện thoại di động của công ty TNHH phát triển Thương Mại và XNK Bình
Minh.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường kinh doanh
điện thoại di động của công ty TNHH phát triển Thương Mại và XNK Bình
Minh.

SV: Phan Thị Hồng Nhung

Lớp: QTKD Thương Mại


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa TM & Kinh tế Quốc Tế

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT
TRIỂN THỊ TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ XNK BÌNH MINH
1.1 Đặc điểm thị trường kinh doanh điện thoại di động.

1.1.1 Đặc điểm sản phẩm điện thoại di động.
Điện thoại di động, hay còn gọi là điện thoại cầm tay, là thiết bị viễn
thơngliên lạc có thể sử dụng trong không gian rộng, phụ thuộc vào nơi phủ
sóng của nhà cung cấp dịch vụ. Chất lượng sóng phụ thuộc vào thiết bị mạng
và phần nào địa hình nơi sử dụng máy chứ ít khi bị giới hạn về không gian.
Tại thời kỳ phát triển hiện nay điện thoại di động là một thiết bị không thể
thiếu trong cuộc sống.
Thiết bị viễn thông này sử dụng được nhờ khả năng thu phát sóng.
Ngày nay, ngồi chức năng thực hiện và nhận cuộc gọi, điện thoại di động
còn được tích hợp các chức năng khác như: nhắn tin, duyệt web, nghe nhạc,
chụp ảnh, quay phim, xem truyền hình…
Điện thoại di động ngày nay đã trở nên rất phổ biến và trở thành
một món hàng phổ thơng hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, nhờ chi phí sản xuất
điện thoại ngày càng rẻ và nhu cầu về điện thoại lớn ở nhiều mức khác nhau
với từng đối tượng khách hàng, nên điện thoại di động có nhiều dịng khác
nhau và khó phân loại hơn trước, vì vậy xin chia sẻ với các bạn một cách để
phân chia cách dòng điện thoại di động, dựa vào tính năng của điện thoại là
chủ yếu. Điện thoại di động có thể chia thành những phân cấp sau đây.


Dumpphone

Đồng nghĩa với thế hệ điện thoại đầu tiên, là những điện thoại mà có ít
hoặc hầu như khơng có các tính năng, đặc điểm như các điện thoại cao cấp:
có màn hình nhỏ hơn và ít màu sắc màn hình; bên cạnh đó là thiếu nhiều tính

SV: Phan Thị Hồng Nhung

1


Lớp: QTKD Thương Mại


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa TM & Kinh tế Quốc Tế

năng như duyệt Email hay lướt web, khả năng kết nối wireless, lưu trữ dữ
liệu, camera video mp3 player. Dĩ nhiên là khơng có hệ điều hành di động
Đặc biệt, đặc điểm quan trọng nhất của Dumbphone để so sánh với các
dịng khác đó là điện thoại khơng có khả năng cung cấp môi trường để bên
thứ 3 phát triển các ứng dụng trên môi trường dumbphone kể cả java. Đây là
dịng điện thoại giá rẻ nhất và lại có lượng tiêu thụ vô cùng lớn do dựa vào
nhu cầu đơn giản của khách hàng và giá thành sản phẩm. Tuy nhiên vì thế mà
lợi nhuận của nó mang lại cho các nhà sản xuất là khơng lớn, thậm chí là
khơng bằng doanh thu của hệ điều hành di động mang lại. Chiếc Nokia 1200
là sản phẩm tiêu biểu cho dòng này.


Featurephone

Featuephone là cụm từ dùng để đề cập các loại điện thoại di động giá rẻ
và thiếu các chức năng như là các smartphone (sẽ đề cập sau đây), nhưng có
nhiều tính năng ưu việt hơn dumbphone. Cụm từ này trước đây ban đầu được
dùng cho các điện thoại di động có những chức năng mà cải tiến và khơng
chạy trên các điện thoại thơng thường như dumbphone, vì thế, tại thời gian đó
giữa smart phone và feature phone khơng có sự loại trừ lẫn nhau. Bạn có thể
gọi một chiếc Nokia 5200 được bán vào tháng 9 năm 2006 là 1 chiếc
smartphone khơng có vấn đề gì cả:D.
Tuy nhiên, bởi vì cơng nghệ điện thoại di động ngày càng cao

cấp hơn, các điện thoại giá rẻ này được xếp vào mục là feature phone, và từ
năm 2007, các khái niệm smart phone và feature phone được sử dụng riêng
biệt với nhau nhằm phân loại rõ các dòng điện thoại cao cấp hơn, có chạy hệ
điều hành.
Như đã nói ở trên, các feature phone có thể chạy ứng dụng của bên thứ
3 thông qua nền tảng java Me hay là BREW. Tuy nhiên, các feature phone có
ít các chương trình cao cấp API’s và khơng có khả năng chạy được các phần
mềm mà hiển nhiên chạy trên các nền tảng smartphone. Các chuyên gia phân
SV: Phan Thị Hồng Nhung

2

Lớp: QTKD Thương Mại


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa TM & Kinh tế Quốc Tế

tích cho rằng, với việc giá cả các điện thoại smartphone đang giảm mạnh (đặc
biệt là sự xuất hiện và phổ biến của hệ điều hành mở Android- Google) thì
dần dần smartphone sẽ chiếm lĩnh được thị trường của feature phones trong
thời gian rất ngắn do tính năng vượt trội mà nó mang lại cho khách hàng so
với feature phone.
 Smartphone
Trước khi nói về smartphone thì dịng PDA: Personal digital assistant:
là các thiết bị cầm tay khơng có khả năng thực hiện các chức năng của 1
dumbphone như gọi điện nhắn tin, nhưng có khả năng kết nối internet
wireless để duyệt web và email, định vị tồn cầu, đồng bộ hóa dữ liệu với
máy tính cá nhân thơng qua cổng usb hoặc wireless. Giống như một chiếc

máy tính cầm tay, dùng để quản lý danh bạ, các thiết bị, công việc. Dùng để
lưu trữ các địa chỉ, lịch, danh sách công việc phải làm và tạo ghi chú. Đó là
bao gồm các ứng dụng để quản lý các thông tin cá nhân. Các PDA mới nhất
hiện nay đơi khi có chức năng nghe gọi điện nhắn tin hay tích hợp các mp3
player. Khái niệm PDA được sử dụng lần đầu tiên vào ngày 7 tháng 1 năm
1992 do CEO của Apple Computer.
Quay lại smartphone, các nhà sản xuất khơng có định nghĩa chính xác
nhưng có thể hiểu khái niệm 1 smartphone như sau:
Smartphone là một dòng điện thoại di động cao cấp mà cung cấp rất
nhiều các tính năng vượt trội và kết nối hơn so với các điện thoại thông
thường. Nó như là một sự kết hợp giữa các PDA và Feature phone.
Bên cạnh đó đặc điểm cơ bản nhất của nó là có khả năng chạy hồn hảo
một hệ điều hành di động như iOs, Windows Phone (Windows mobile),
Android, BlackBerry OS, Nokia Symbian, và các nền tảng khác như Maemo,
Bada, Meego etc. Vì thế nó bao gồm tất cả các tính năng của các dịng điện
thoại trước và làm tốt hơn thế, nhờ hệ điều hành, các smartphone có thể chạy
đa nhiệm và hoạt động như một pc thực thụ.
SV: Phan Thị Hồng Nhung

3

Lớp: QTKD Thương Mại


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa TM & Kinh tế Quốc Tế

Smartphone hiển nhiên dễ dàng chạy các ứng dụng của bên thứ 3,
API’s, và có thể nói các smartphone là các máy tính cá nhân cầm tay.

1.1.2 Đặc điểm thị trường di động trên thế giới.
Triển lãm di động lớn nhất thế giới đang bước vào ngày cuối cùng, gần
như tất cả những thiết bị xuất sắc nhất đều đã lộ diện và cho chúng ta thấy
được xu hướng chung của làng di động thế giới trong năm 2012.Chắc chắn
trong năm 2012, nhiều thiết bị nữa sẽ được trang bị các vi xử lý 4 nhân mạnh
mẽ nhằm mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho người dùng cùng khả năng
xử lý mượt mà các ứng dụng nặng như game 3D, chỉnh sửa hình ảnh, biên tập
video ngay trên chiếc tablet hay smartphone nhỏ bé. Khơng như thị trường
máy tính thơng thường chỉ là cuộc đua không cân sức giữa Intel và AMD,
"sân chơi" của thiết bị di động hấp dẫn hơn nhiều khi có sự tham gia của hàng
loạt các hãng sản xuất như với Terga 3, Huawei với KV32, với Snapdragon
S4, Samsung với Exynos, và thậm chí là cả Intel cũng không thể ngồi yên với
Atom Z2580 và Z2000. Tuy vậy, thực tế cho thấy, không phải cứ sở hữu cấu
hình cực “khủng” thì đó sẽ là thiết bị được ưa chuộng nhất, người dùng còn
rất quan tâm đến thiết kế, trải nghiệm thực tế khi sử dụng và nhất là sự hỗ trợ
tận tình từ nhà sản xuất. Minh chứng rõ rệt nhất chính là iPhone hay iPad, tuy
khơng có cấu hình q mạnh mẽ nhưng nhờ sự tối ưu ngay từ hệ điều hành
iOS, các thao tác luôn mượt mà bắt mắt, ứng dụng khởi động cực nhanh, hiện
tượng giật, lag gần như không bao giờ xảy ra và trên hết là thiết kế hồn hảo.
- Màn hình HD kích thước giúp hình ảnh sắc nét và chi tiết hơn
Gần như tất các mẫu smartphone gây chú ý tại MWC 2012 năm nay
đều sở hữu kích thước màn hình cực lớn, từ 4.7 inch của HTC One X, LG
Optimus 4X HD hay 4.5 inch của Huawei Ascend D Quad... cho đến những
chiếc smartphone lai tablet với kích cỡ màn hình từ 5 inch đến 5.3 inch của
LG Optimus Vu, Samsung Galaxy Note và Panasonic Eluga Power. Tất cả

SV: Phan Thị Hồng Nhung

4


Lớp: QTKD Thương Mại


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa TM & Kinh tế Quốc Tế

đều sở hữu độ phân giải HD 1280 x 720 cùng mật độ điểm ảnh từ 300dpi trở
lên giúp mang lại hình ảnh cực kỳ sắc nét, chi tiết. Về phía tablet, màn hình
Full HD cũng đã bắt đầu phổ biến với 2 đại diện gồm Asus Transformer Pad
Infinity và Huawei MediaPad 10.1. Tuy nhiên, nếu đúng như những thơng tin
rị rỉ về iPad 3 sắp ra mắt thì các thiết bị này sẽ một lần nữa phải “bái phục”
trước khả năng của Apple với màn hình iPad 3 kích thước 9.7 inch độ phân
giải lên tới… 2048 x 1536 pixel.
Cuộc chiến di động đang diễn ra vô cùng hấp dẫn.Thật thú vị khi chứng
kiến sự thay đổi ngôi vị từng ngày trong cuộc đua của các hãng di động.
Trong quá khứ, Nokia, Motorola và Sony Ericsson đã từng là những “ơng
hồng”, nhưng hiện nay những cái tên như HTC, Samsung, Apple lại được
nhắc đến nhiều hơn bao giờ hết. Sẽ chẳng có gì đảm bảo, ngơi vị của các hãng
di động sẽ được giữ mãi theo thời gian, bởi chỉ cần một chiến lược sai lầm
hay không bắt kịp xu thế của thị trường, họ sẽ bị đào thải không thương tiếc.
Huawei, ZTE, ASUS hay Panasonic đều là những cái tên còn rất mới mẻ trên
thị trường smartphone nhưng cơ hội để họ vượt lên và chiếm lấy ví trị đứng
đầu là hồn tồn có thể.
Đến năm 2011 Nokia vẫn là nhà cung cấp điện thoại hàng đầu thế giới
Số điện thoại được tiêu thụ trên toàn cầu của quý 4/2011 đã tăng 11% đạt 445
triệu chiếc, trong số đó có 155 thiết bị là smartphone. Và mặc dù báo cáo tài
chính quý 4/2011 của Nokia lỗ 1,25 tỉ USD nhưng theo số liệu mà Strategy
Analytics đưa ra thì Nokia vẫn đứng đầu danh sách các hãng có số điện thoại
bán ra nhiều nhất trên toàn cầu với tổng cộng 113,5 triệu thiết bị được tiêu

thụ, tiếp đến là Samsung với 95 triệu thiết bị. Chỉ duy nhất một dòng
smartphone với ba model nhưng Apple đã đứng ở vị trí thứ 3 với tổng cộng
37 triệu thiết bị.

SV: Phan Thị Hồng Nhung

5

Lớp: QTKD Thương Mại


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa TM & Kinh tế Quốc Tế

Nokia cũng là nhà cung cấp hàng đầu trong cả năm 2011 khi đạt 417,1
triệu điện thoại trên toàn cầu, tiếp đến là Samsung với 327,4 triệu thiết bị,
đứng ở vị trí thứ 3 là Apple đã bán được 93 triệu chiếc iPhone.
Nhà phân tích Tom Kang của Strategy Analytics cho biết. “Apple đã
bán được 93 triệu thiết bị cầm tay trên tồn thế giới vào năm 2011, gần gấp
đơi số lượng so với năm trước. Trong năm thứ 5 này, Apple có thể xuất
xưởng hơn 100 triệu thiết bị. Trung Quốc đang trở thành một thị trường quan
trọng đối với Apple trong năm nay và chúng tôi hi vọng thị phần của Apple sẽ
phát triển nhanh chóng trong năm 2012, mặc dù có rất nhiều đối thủ đang có
xu hướng sản xuất những sản phẩm “nhái” sản phẩm của Apple.
1.1.3 Sự phát triển của thị trường kinh doanh điện thoại di động nước ta.
Năm 2009, ước tính có gần 12 triệu chiếc điện thoại di động đã được
tiêu thụ trên thị trường Việt Nam. Trong số đó, phân khúc máy có giá dưới 2
triệu đồng chiếm 60%, máy 5-10 triệu đồng chiếm 8% về số lượng nhưng đến
25% về doanh thu, còn phân khúc máy trên 10 triệu đồng tuy chỉ chiếm gần

1% về số lượng nhưng lại hơn 10% về doanh thu.
Thị trường điện thoại di động năm 2009 dù tăng trưởng chậm lại nhưng
vẫn tăng 20% so với năm 2008. Dự báo năm nay mức tăng trưởng toàn thị
trường đạt hơn 30% và sẽ có những xu hướng phân hóa rõ nét hơn trong các
phân khúc sản phẩm.
Các cuộc khảo sát tại các chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn cho thấy từ năm
2009, các dòng điện thoại xuất xứ từ Trung Quốc đã tăng nhanh thị phần,
chiếm đến 30% so với mức 10% hồi năm 2008. Đây là yếu tố lớn tác động
đến thị trường trong năm qua, làm thay đổi thị phần của nhiều nhà cung cấp.
Do sự xuất hiện của dòng sản phẩm này mà các hãng đã liên tục điều
chỉnh giá bán để cạnh tranh, đặc biệt ở phân khúc lớn nhất của thị trường – có
mức giá dưới 2 triệu đồng. Tuy nhiên từ đầu năm đến nay, phân khúc này đã

SV: Phan Thị Hồng Nhung

6

Lớp: QTKD Thương Mại


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa TM & Kinh tế Quốc Tế

bước vào mức tăng bão hịa, hiện vẫn duy trì ở mức 30% nhưng đã có những
điều chỉnh về giá cả, đồng thời chưa có nhiều sản phẩm đột phá trên thị
trường so với năm ngoái.
Sự đột phá của kênh sản phẩm này trong năm 2009 đã lấn vào thị phần
của các thương hiệu lớn như Nokia, Samsung, Sony Ericsson và Motorola.
Hai thương hiệu được ghi nhận có tăng trưởng về thị phần trong năm qua là

LG và HTC. Đây cũng là hai thương hiệu được xem có sức cạnh tranh tốt trên
thị trường trong năm nay.
Theo ông Đinh Anh Huân, Giám đốc kinh doanh của Công ty cổ phần
Thế Giới Di Động, các kênh phân phối như của Thế Giới Di Động hay Viễn
Thông A chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, có mức doanh thu trung bình
cao, nếu so với mức chung của thị trường chính thống thì doanh thu trung
bình của một điện thoại trong năm qua ước tính dưới 2 triệu đồng.
Các dịng điện thoại giá rẻ chiếm tỷ trọng lớn, máy dưới 2 triệu đồng
chiếm khoảng 60% số lượng bán ra trên toàn hệ thống. Các dịng máy hai sim
hai sóng có chức năng quay phim, chụp hình và hỗ trợ thẻ nhớ được tiêu thụ
nhanh đã giúp thúc đẩy khu vực sản phẩm này. Theo ông Huân, trong năm
nay các sản phẩm mang thương hiệu từ Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng góp tỷ lệ
đáng kể cho thị trường ở phân khúc này.
Từ đầu năm đến nay dù chưa có sự thay đổi mang tính xu hướng giữa
các dịng sản phẩm và thương hiệu nhưng đã có sự bứt phá ở hai phân khúc
chính, máy có mức giá 2-4 triệu đồng và máy trên 10 triệu đồng. Đây sẽ là hai
phân khúc có mức tăng nhanh về số lượng trong năm nay bởi khách hàng
ngày càng có xu hướng sử dụng máy có cấu hình mạnh hơn. Thêm vào đó, sự
ra đời của các mạng 3G đang hứa hẹn tác động lên xu hướng sử dụng điện
thoại mới.
Mặc dù các dịch vụ về 3G chưa làm khách hàng hài lòng nhưng thị
phần của nhóm thiết bị mang cơng nghệ này đang tăng lên. Trên thị trường
SV: Phan Thị Hồng Nhung

7

Lớp: QTKD Thương Mại


Chuyên đề tốt nghiệp


Khoa TM & Kinh tế Quốc Tế

hiện có gần 50 mẫu điện thoại 3G của các hãng như Samsung, HTC, Nokia,
Sony Ericsson, LG... Hồi giữa năm ngoái, một điện thoại có tích hợp chip 3G
được bán với giá khoảng 5 triệu đồng. Hiện nay dẫn đầu về mức tiêu thụ
trong nhóm này có thể kể đến Samsung B3210, Nokia E63…Thị trường cũng
chứng kiến nỗ lực của VinaPhone kết hợp với đối tác tung ra mẫu máy Alo
1280 tích hợp gói dịch vụ 3G giá 1,6 triệu đồng. Nokia là hãng đầu tiên cho ra
mắt điện thoại 3G giá rẻ 2730 với giá hơn 2,1 triệu đồng, sau đó đã nhanh
chóng giảm xuống và nay cịn dưới 1,9 triệu đồng. Dù cịn nhiều điểm hạn
chế như máy có màn hình nhỏ, tốc độ xử lý chậm, hạn chế trong các ứng dụng
văn phịng… nhưng việc ngày càng có nhiều sản phẩm 3G giá rẻ sẽ tạo thành
kênh giúp phổ biến dịch vụ 3G đến phân khúc tiêu dùng có thu nhập thấp.
Theo bà Hồng Ngọc Vy, Tổng giám đốc Cơng ty Viễn Thơng A, năm
2009 các dịng máy 3G chỉ chiếm khoảng 10% số lượng máy bán ra tại chuỗi
cửa hàng này, năm nay cơng ty dự đốn sẽ tăng lên trên 30%. Mức dự đoán
này dựa vào yếu tố mạng 3G sẽ ngày càng ổn định và dịch vụ đa dạng hơn,
trong khi nhiều nhà sản xuất đang nhắm tung ra nhiều sản phẩm 3G giá
rẻ.Bên cạnh đó, kể từ giữa năm 2009, các dịng điện thoại thơng minh, điện
thoại màn hình cảm ứng, kết nối Wi-Fi và 3G hỗ trợ nhiều tính năng đã hấp
dẫn thị trường. Dịng máy có mức giá từ 5 triệu đến 10 triệu đồng ngày càng
rộng và có nhiều sự chọn lựa, dù chỉ chiếm khoảng 8% số lượng bán ra nhưng
đã mang lại khoảng 28% doanh thu.Nhưng cạnh tranh mạnh mẽ nhất hiện nay
là dịng máy “siêu cấp” có mức giá trên 10 triệu đồng. Đây là những sản
phẩm đặc thù, kén chọn khách hàng nhưng làm nên thương hiệu và mang lại
doanh thu lớn cho các hãng. Từ đầu năm đến nay, các hãng đều vào cuộc
bằng việc tung ra những “sản phẩm đỉnh” và có chiến lược khuếch trương
thương hiệu trên thị trường. Đặc biệt là sau khi iPhone xuất hiện chính thức
tại Việt Nam, diễn biến thương trường càng mạnh mẽ hơn, hứa hẹn cuộc cạnh

tranh mạnh nhất trong năm nay sẽ thuộc về phân khúc này.
SV: Phan Thị Hồng Nhung

8

Lớp: QTKD Thương Mại


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa TM & Kinh tế Quốc Tế

Cuộc chiến này cịn là cách để giành “tín đồ” của các hệ điều hành khác
nhau như iPhone, Windows Mobile, Android, Symbian… Cùng với sự xuất
hiện đều đặn của các dòng máy của HTC thì mới đây nhất là sự trình làng đầy
ấn tượng của Xperia X10 của Sony Ericsson, Milestone của Motorola, N900
của Nokia và dự kiến sắp tới là Samsung phiên bản Wave hay Galaxy S.
1.2 Nội dung của phát triển thị trường kinh doanh điện thoại di động.
1.2.1 Sự cần thiết phải phát triển thị trường
Thị trường là mảnh đất tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp.
Trong khi đó, các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh ngày
càng nhiều tất yếu sẽ nảy sinh cạnh tranh, thị trường được chia sẻ cho nhiều
doanh nghiệp. Vì vậy, để có thể tìm được một chỗ đứng vững chắc cho mình
trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay các doanh nghiệp
phải không ngừng nỗ lực hết mình tìm kiếm cơ hội mở rộng và phát triển thị
trường. Có mở rộng và phát triển thị trường mới giúp doanh nghiệp tăng
doanh thu, lợi nhuận để từ đó có khả năng đầu tư mở rộng quy mô kinh
doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao uy tín của doanh nghiệp
trên thị trường. Vì vậy, mở rộng và phát triển thị trường là con đường duy
nhất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển một cách bền vững trong cơ chế thị

trường cạnh tranhgay gắt.
1.2.2 Phương hướng phát triển thị trường
Phát triển thị trường theo chiều rộng: tức là việc mở rộng thị trường
theo phạm vi địa lý, tăng quy mô sản xuất kinh doanh, thêm nhiều chủng loại
sản phẩm, tăng số lượng khách hàng.
Phát triển thị trường theo chiều sâu: nâng cao chất lượng hiệu quả của
thị trường. Có thể phát triển thị trường bằng các hình thức sau:
Thâm nhập sâu vào thị trường: là việc doanh nghiệp tìm cách tăng việc
tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ hiện tại trên các thị trường hiện tại. Doanh nghiệp
SV: Phan Thị Hồng Nhung

9

Lớp: QTKD Thương Mại


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa TM & Kinh tế Quốc Tế

có thể thực hiện bằng cách tăng sức mua của khách hàng, tìm kiếm lơi kéo
khách hàng mới trên thị trường hiện tại, …
Mở rộng thị trường: là tìm cách tăng mức tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ mà
doanh nghiệp đang kinh doanh bằng con đường thâm nhập vào những thị
trường mới. Bằng cách mở rộng mảng lưới bán hàng, phát triển kênh tiêu thụ,
tìm ra các giá trị sử dụng mới của sản phẩm,…
Cải tiến hàng hố: là tìm cách tăng mức tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ bằng
cách tạo ra những hàng hoá mới hay đã được cải tiến cho thị trường hiện tại
của doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và có các

điều kiện thuận lợi, có năng lực về tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật,…thì có
thể phát triển thị trường theo hướng kết hợp phát triển theo chiều rộng và phát
triển theo chiều sâu để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
1.2.3. Nội dung phát triển thị trường
Thị trường của một doanh nghiệp thương mại được mơ tả bởi 3 tiêu
thức đó là sản phẩm, phạm vi địa lý, khách hàng và nhu cầu của họ. Vì vậy
nội dung phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mại bao gồm:
- Phát triển sản phẩm
Phát triển sản phẩm là đưa thêm ngày càng nhiều sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ phục vụ khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu muôn màu muôn
vẻ của thị trường. Đặc biệt là đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ cung ứng cho khách hàng.
Đổi mới sản phẩm kinh doanh, dịch vụ phục vụ khách hàng là mục tiêu
kinh doanh của các doanh nghiệp. Nó xuất phát từ quy luật thứ nhất của kinh
tế thị trường, đó là: ai có sản phẩm mới, dịch vụ mới mà tung ra thị trường
đầu tiên thì người đó được quyền thu được lợi nhuận lớn nhất trong kinh
doanh. Điều đó địi hỏi các doanh nghiệp phải ln ln cải tiến, đổi mới mặt

SV: Phan Thị Hồng Nhung

10

Lớp: QTKD Thương Mại


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa TM & Kinh tế Quốc Tế

hàng kinh doanh của mình. Từ đó hình thành chính sách định giá bán ở doanh

nghiệp cho hai nhóm sản phẩm là sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới.
Đối với sản phẩm truyền thống chủ yếu được hướng vào khách hàng.
Kinh doanh nhóm sản phẩm này cần phải giữ giá và nâng cao chất lượng sản
phẩm để giữ khách hàng và thu hút khách hàng mới.
Đối với sản phẩm mới thì hướng vào lợi nhuận. Để làm được việc đó
cần phải giảm giá bán và giữ chất lượng hàng hoá.Nâng cao chất lượng sản
phẩm kinh doanh, dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Đó là xuất phát từ quy
luật thứ hai của kinh tế thị trường: ai có sản phẩm chất lượng cao, giá cả phải
chăng thì người đó là người chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy muốn xâm nhập,
chiếm lĩnh và mở rộng thị trường doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng
sản phẩm, dịch vụ.
- Phát triển thị trường về phạm vi địa lý: Phát triển thị trường về phạm
vi địa lý là mở rộng và phát triển thị trường theo lãnh thổ bằng các biện pháp
khác nhau.
Mở rộng mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp: mạng lưới bán hàng là
hệ thống các đại lý, cửa hàng, quầy hàng, điểm bán… của doanh nghiệp được
bố trí, sắp xếp liên kết với nhau trong hệ thống nhằm tiêu thụ hàng hố của
doanh nghiệp.Tại đầu mối giao thơng nơi tập trung dân cư có thể thành lập
trung tâm giao dịch hay cửa hàng giới thiệu sản phẩm nhằm phát triển thị
trường. Mặt khác, lựa chọn các kênh phân phối hợp lý.
- Phát triển thị trường về khách hàng:
Thị trường của doanh nghiệp thường là tập hợp các khách hàng rất đa
dạng và phong phú, khác nhau về lứa tuổi, giới tính, thu nhập,…và nhu cầu
của họ cũng rất đa dạng. Để thoả mãn những nhu cầu của mình họ cần những
sản phẩm khác nhau trong khi đó doanh nghiệp chỉ có thể đưa ra một hoặc
một số sản phẩm nào đó để thoả mãn những nhu cầu đó. Do đó để đáp ứng
một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp cần phân chia họ
SV: Phan Thị Hồng Nhung

11


Lớp: QTKD Thương Mại


Chuyên đề tốt nghiệp

Khoa TM & Kinh tế Quốc Tế

thành những nhóm khác nhau có những nét đặc trưng riêng. Để từ đó tìm ra
được thị trường trọng điểm - những nhóm khách hàng mà doanh nghiệp có
thể chinh phục. Có thể phân chia khách hàng theo các tiêu thức sau:
Căn cứ vào hành vi tiêu thụ: khách hàng là người tiêu thụ cuối cùng và
người tiêu thụ trung gian.
Căn cứ vào khối lượng hàng hoá mua: khách hàng mua với khối lượng
lớn và khách hàng mua với khối lượng nhỏ.
Căn cứ vào phạm vi địa lý: khách hàng trong nước và khách hàng ngoài
nước, khách hàng trong tỉnh và khách hàng ngoài tỉnh,…
Căn cứ vào mối quan hệ khách hàng với doanh nghiệp: khách hàng
truyền thống, khách hàng mới và khách hàng vãng lai.
- Phát triển khách hàng theo hai hướng cả về mặt số lượng và mặt chất
lượng.
Thứ nhất, phát triển khách hàng về mặt số lượng: tìm cách thu hút
khách hàng mới bằng marketing mạnh mẽ hơn nhằm lôi kéo khách hàng từ
các đối thủ cạnh tranh.
Thứ hai, phát triển khách hàng về mặt chất lượng: bằng cách tăng sức
mua của khách hàng thông qua tăng tần suất mua hàng và khối lượng mỗi lần
mua. Phải tạo mối quan hệ tốt với khách hàng để giữ chân khách hàng, thành
khách hàng truyền thống của doanh nghệp.
1.3 Đặc điểm của Công ty TNHH phát triển TM và XNK Bình Minh
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty



Giới thiệu về công ty

+) Tên Công ty: Công ty TNHH phát triển Thương Mại và XNK Bình
Minh
+) Địa chỉ Công ty: Số 57/ ngõ 306 Tây Sơn, Phường Ngã Tư Sở, Quận
Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

SV: Phan Thị Hồng Nhung

12

Lớp: QTKD Thương Mại



×