ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới và người tiêu dùng ngày càng ý thức hơn trong việc bảo vệ môi
trường sống. Họ hạn chế hoặc không sử dụng các sản phẩm mà trong quá trình sản
xuất chúng gây ô nhiễm môi trường. Những yêu cầu về môi trường đối với hàng
hóa là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều nước xuất khẩu. Yêu cầu đối với các
doanh nghiệp hiện nay là phải xây dựng một hệ thống quản lý môi trường
(HTQLMT) phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế để tìm sự thừa nhận trên thị trường
nước ngoài. Trong hoàn cảnh nổ lực quản lý môi trường đang cần thống nhất về
một hệ thống nhất định. Năm 1996, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đã ban hành bộ
tiêu chuẩn ISO 14000, trong đó tiêu chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn chứng nhận về
HTQLMT nhanh chóng và dễ dàng được chấp nhận. Có thể nói ISO 14001 như là
một giấy thông hành giúp các doanh nghiệp có thể quảng bá hình ảnh, thương hiệu
và thuận lợi trong quá trình thương thuyết, giao dịch. Qua hơn 10 năm áp dụng, ISO
14001 ngày càng được nhiều công ty áp dụng và đạt được giấy chứng nhận tính đến
cuối tháng 12/2010 trên thế giới có 250.972 chứng chỉ ISO 14001 được cấp ở 155
quốc gia và nền kinh tế [1].
Tại Việt Nam, do sự phát triển mạnh mẽ của công cuộc đô thị hóa và công
nghiệp hóa, do phải cạnh tranh trong đấu thầu với các công ty sản xuất vật liệu xây
dựng cũng như đấu thầu cung cấp vật liệu cho các công ty xây dựng nước ngoài,
hoạt động áp dụng và chứng nhận ISO 14001 trong ngành sản xuất và kinh doanh
vật liệu xây dựng diễn ra khá sớm và chiếm một tỷ lệ khá cao so với các ngành
hàng, sản phẩm khác. Với ISO 14001, các đơn vị được chứng nhận trong ngành sản
xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng chủ yếu là các công ty Xi măng.
Ngành sản xuất Xi măng ở nước ta đã được hình thành từ rất sớm. Bắt đầu là
việc khởi công xây dựng nhà máy Xi măng Hải Phòng vào năm 1889 là cái nôi đầu
tiên của ngành Xi măng Việt Nam, trải qua hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển
đội ngũ những người thợ sản xuất Xi măng Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Ngành
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 2
sản xuất Xi măng Việt Nam đã làm nên những thành tựu to lớn, đóng góp quan
trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước [2].
Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên là một đơn vị chủ lực của tổng Công ty Xi
măng Việt Nam tại miền Nam. Gần 40 năm qua, Công ty đã cung cấp cho thị
trường hơn 33 triệu tấn Xi măng các loại với chất lượng cao, ổn định phục vụ cho
các công trình trọng điểm. Được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất
lượng cao” trong nhiều năm liền và được nhiều huy chương vàng tại các buổi hội
chợ triển lãm Công Nghệ Quốc Tế [3]
Do nhu cầu mở rộng thị trường năm 2007 Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên
1 tiến hành lễ khởi công xây dựng Trạm Nghiền và Phân phối Xi măng Phía Nam
tại Phú Hữu, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh [3]. Tất cả mọi hoạt động sản xuất và kinh
doanh của Công ty đều trực tiếp hay gián tiếp tạo ra chất thải và làm ảnh hưởng đến
môi trường. Do đó vấn đề môi trường được Ban Giám Đốc Công ty ưu tiên hàng
đầu. Trong xu hướng cạnh tranh và hội nhập, trạm nghiền Phú Hữu (TNPH) đã
mạnh dạn nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn TCVN
ISO 14001:2010 nhằm không ngừng cải thiện môi trường và mang lại hình ảnh
thương hiệu xi măng thân thiện với môi trường.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đề tài “Nghiên cứu áp dụng hệ thống quản
lý môi trường theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010 cho chi nhánh công ty cổ
phần xi măng Hà Tiên – Trạm nghiền Phú Hữu” được thực hiện. Đề tài nhằm
góp phần nhỏ bé trong việc hỗ trợ công ty triển khai áp dụng, đồng thời tuyên
truyền áp dụng ISO 14001 cho các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra còn nâng cao
ý thức bảo vệ môi trường, ngăn chặn sự cạn kiệt tài nguyên và đảm bảo sức khỏe
cho người lao động.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn TCVN ISO
14001:2010 cho chi nhánh công ty cổ phần xi măng Hà Tiên – Trạm nghiền Phú
Hữu.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp luận
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 3
Một trong những yếu tố cạnh tranh hiện nay cần quan tâm đó là chứng tỏ cho
khách hàng và các bên hữu quan thấy được sự quan tâm đến môi trường của doanh
nghiệp. Họ có thể tìm thấy điều này khi áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 (TCVN ISO 14001:2010). Tuân thủ và đạt được giấy
chứng nhận TCVN ISO 14001:2010 là cách chứng minh nhanh nhất và thuyết phục
nhất.
Nắm bắt được vấn đề đó, TNPH chi nhánh công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1
đã mạnh dạn áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010 như một bước khởi đầu
cho doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh cải thiện hình ảnh thương hiệu thân thiện
hơn, xanh hơn trong cách nghĩ, cách nhìn của người dân thành phố.
Trong quá trình áp dụng TCVN ISO 14001:2010 tại TNPH để đạt hiệu quả
điều cần thiết là phải hiểu được yêu cầu các điều khoản, tuân thủ những điều nêu
trong tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010 và biết đánh giá được hiện trạng đạt được
thông qua các khóa đào tạo. Kết quả của các cuộc đánh giá sẽ tạo điều kiện cho quá
trình sửa đổi và cải tiến hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) của trạm nghiền
Phú Hữu. Với kinh nghiệm có được từ việc áp dụng ISO 14001 tại TNPH, người
nghiên cứu hy vọng với những kết quả nghiên cứu được trong đề tài sẽ góp phần
một phần nào giải quyết những khó khăn của các doanh nghiệp đã, đang và chuẩn bị
áp dụng TCVN ISO 14001:2010 sẽ dễ dàng hơn đạt được những hiệu quả kinh
doanh to lớn mà đáp ứng được các yêu cầu pháp luật về bảo vệ môi trường.
3.2 Phương pháp cụ thể
- Phương pháp thu thập thông tin: kế thừa chọn lọc các liệu có sẵn từ trạm
nghiền Phú Hữu, công ty xi măng Hà Tiên 1. Tài liệu liên quan đến hệ thống
quản lý môi trường, tiêu chuẩn về ISO 14001 (tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và
tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009). Từ sách, báo, thư viện, internet
- Tổng hợp, biên hộ các tài liệu đã có: báo cáo đánh giá tác động môi trường
của trạm nghiền Phú Hữu, tài liệu của trạm nghiền Phú Hữu, hướng dẫn sản xuất
sạch hơn – ngành xi măng, tài liệu giảng dạy môn Quản lý môi trường của Chế
Đình Lý, TCVN ISO 14001:2010 hệ thống quản lý môi trường – quy định và
hướng dẫn, tài liệu internet.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 4
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: tìm hiểu lý thuyết về bộ tiêu chuẩn ISO
14000 và tiêu chuẩn ISO 14001 thông qua sách, các đề tài và tài liệu tham khảo.
- Phương pháp khảo sát thực tế tại trạm nghiền Phú Hữu: tìm hiểu công nghệ,
quy trình sản xuất xi măng; khảo sát hiện trạng môi trường và quá trình áp dụng
ISO 14001 tại trạm nghiền Phú Hữu.
- Phương pháp so sánh: so sánh các số liệu về nồng độ nước thải với QCVN
14:2008/BTNMT. So sánh các số liệu về nồng độ bụi và các chất ô nhiễm không
khí với QCVN 05:2009/BTNMT và TCVN 7365:2003. So sánh nồng độ bụi
tổng tại ống xả nguồn thải trạm nghiền phú hữu với QCVN 23:2009/BTNMT.
So sánh các số liệu đo đạc về tiếng ồn với QCVN 26:2010/BTNMT. So sánh đối
chiếu với những cải tiến trong phiên bản mới và phiên bản cũ của ISO 14001.
- Phương pháp xác định khía cạnh môi trường: nhằm tìm ra những hoạt động
gây ra tác động đến môi trường, dựa trên một số yếu tố sau:
Tần suất xảy ra: Hàng ngày, hàng tuần, >1 tuần – 1 tháng, > 1 năm.
Khiếu nại từ cộng đồng, yêu cầu pháp luật
Tác động xấu đến sức khỏe, cảnh quan, ô nhiễm môi trường đất, nước, không
khí, suy giảm tài nguyên.
Mức độ ảnh hưởng: tiêu thụ tài nguyên, sự cố,…
Phạm vi ảnh hưởng.
Phương pháp xác định khía cạnh môi trường tại TNPH (Xem chi tiết chương 3).
- Phương pháp phỏng vấn, trao đổi ý kiến: dựa theo phiếu điều tra với các câu
hỏi và nội dung khảo sát về sự hiểu biết của cán bộ công nhân viên trong trạm
về tình hình áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 từ
đó xử lý kết quả thu được.
Phiếu điều tra: 100 phiếu, phát ngẫu nhiên cho tất cả phòng ban (5 phòng
ban) và phân xưởng (2 phân xưởng).
Nguyên tắc đặt câu hỏi: từ dễ đến khó, từ môi trường chung đến sự hiểu
biết về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.
Nội dung: tập trung vào sự quan tâm và hiểu biết về môi trường, tình hình
áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 14001, những thuận lợi khó
khăn khi Trạm áp dụng ISO 14001.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 5
Mục đích: thu thập ý kiến của cán bộ, công nhân viên trong trạm nhằm
đánh giá kết quả áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
TCVN ISO 14001:2010 tại TNPH
- Phương pháp trao đổi ý kiến với chuyên gia: tham gia khóa học nhận thức về
ISO 14001. Cụ thể, người nghiên cứu đã học lớp “ Diễn giải nhận thức về ISO
14001 và Đánh giá nội bộ’’, ngày 18/7 – 20/7/2012 tại Công ty SGS Việt Nam.
- Phần mềm được sử dụng: Words, Excel.
4. Nội dung nghiên cứu
- Giới thiệu sơ lược về bộ tiêu chuẩn ISO 14000, tiêu chuẩn ISO 14001 và Trạm
nghiền Phú Hữu trực thuộc công ty xi măng Hà Tiên 1.
- Hiện trạng môi trường và các biện pháp đang được áp dụng tại Trạm nghiền
Phú Hữu.
- Nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn TCVN ISO
14001:2010 tại trạm nghiền Phú Hữu. Đánh giá kết quả áp dụng TCVN ISO
14001:2010 tại trạm.
5. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống quản lý môi trường EMS và tiêu chuẩn ISO 14001.
- Hoạt động và các vấn đề môi trường của chi nhánh Công ty Cổ phần Xi
măng Hà Tiên 1 – Trạm nghiền Phú Hữu.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Do thời gian thực hiện đề tài hạn chế nên người nghiên cứu chỉ nghiên cứu áp
dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010 cho
Trạm nghiền Phú Hữu không áp dụng cho toàn công ty cổ phẩn xi măng Hà
Tiên 1.
- Thời gian thực hiện: từ 2/5/2012 – 21/7/2012.
7. Cấu trúc của đề tài
Toàn bộ nội dung chính của đề tài được chia thành 03 phần: mở đầu, 05 chương
nội dung và kết luận – kiến nghị.
- Mở đầu: đưa ra lý do chọn đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 6
- Chương 1: Giới thiệu về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001
Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và tiêu chuẩn ISO 14001, tình hình áp
dụng ISO 14001 hiện nay, tình hình sản xuất tiêu thụ xi măng hiện nay.
- Chương 2: Tổng quan về chi nhánh công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 –
Trạm nghiền Phú Hữu và khả năng áp dụng hệ thống quản lý môi trường
theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001 : 2010
Trình bày tổng quan về công ty, tình hình sản xuất, hiện trạng quản lý môi
trường tại công ty và khả năng áp dụng.
- Chương 3: Xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa tại trạm nghiền Phú
Hữu
Trình bày cách xác định khía cạnh môi trường, xác định khía cạnh môi
trường có ý nghĩa tại TNPH
- Chương 4: Triển khai áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
TCVN ISO 14001:2010 tại Trạm nghiền Phú Hữu.
Chương này trình bày nội dung và các yêu cầu cần thiết để xây dựng và áp
dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho TNPHS; Bước đầu triển khai
áp dụng ISO 14001 tại trạm nghiền Phú Hữu.
- Chương 5: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn TCVN
ISO 14001:2010 tại Trạm nghiền Phú Hữu
Chủ yếu trình bày sổ tay môi trường và các quy trình. Đánh giá quá trình áp
dụng ISO 14001 tại TNPH thông qua phát phiếu điều tra. Lợi ích mang lại
cho TNPH khi áp dụng ISO 14001.
- Kết luận và kiến nghị.
Tổng kết đề tài và đề nghị các giải pháp cải tiến HTQLMT theo tiêu chuẩn
TCVN ISO 14001:2010.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 7
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO
TIÊU CHUẨN ISO 14001
1.1 Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 14000
1.1.1 Lịch sử về ISO [4]
Tổ chức ISO (International Standard Organization) có trụ sở chính tại
Genever (Thụy Sĩ) là một tổ chức quốc tế lớn nhất về lĩnh vực tiêu chuẩn hóa.
Năm 1946: ISO được thành lập và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947.
Mục đích : Thúc đẩy việc tiêu chuẩn hóa để tạo điều kiện cho các hoạt động
trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện lợi hơn và đạt
được hiệu quả.
Đầu tiên ISO chỉ chuyên về các tiêu chuẩn sản xuất và sản phẩm kỹ thuật,
sau đó còn đưa ra các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng và hiện nay là
tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường. Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra
đều có tính chất tự nguyện.
Là một tổ chức Quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu
chuẩn quốc gia của 155 nước. Tại Việt Nam tổ chức tiêu chuẩn hóa là tổng cục
tiêu chẩn – đo lường – chất lượng, thuộc bộ khoa học – công nghệ và môi trường.
1.1.2 Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 [5]
Các tiêu chuẩn ISO 14000 được xây dựng trên nguyên tắc đơn giản: Việc
QLMT càng được cải thiện thì tác động đối với môi trường càng cải thiện, hiệu quả
càng cao và thu hồi vốn càng nhanh.
- Năm 1991: ISO lập ra nhóm hành động chiến lược về môi trường SAGE
(Strategic Action Group on the Environment) để đề xuất các tiêu chuẩn môi
trường quốc tế
- Năm 1992: SAGE đề nghị thành lập ủy ban kỹ thuật quản lý môi trường EMS
chung cho toàn cầu.
- Tháng 6/1993: Ủy ban kỹ thuật mới ISO /TC 207 họp lần đầu tiên. Vào lúc này
SAGE được giải thể.
- Năm 1996: Phiên bản đầu tiên của ISO 14000 ra đời.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 8
- Tháng 11/2004: ISO 14001 và ISO 14004 được ban hành lại thành ISO
14001:2004 và ISO 14004:2004
- Năm 2008: Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 nâng cấp lên ISO 9001:2008, điều này
dẫn đến trong tiêu chuẩn ISO 14001:2004 những nội dung có đề cập đến chữ
ISO 9001:2000 không còn phù hợp.
- Tháng 7/2009: tổ chức ISO đã tiến hành đính chính những nội dung trong tiêu
chuẩn ISO 14001:2004, tiêu chuẩn có mã hiệu mới là ISO
14001:2004/Cor.1:2009.
Bộ tiêu chuẩn này gồm 3 nhóm chính:
Nhóm kiểm toán và đánh giá môi trường.
Nhóm hướng dẫn hỗ trợ về sản phẩm.
Nhóm hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT).
1.1.3 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 [5]
Hình 1.1. Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000
BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000
Đánh giá tổ chức
Đánh giá sản phẩm
Hệ thống
quản lý môi
trường
(EMS)
ISO 14001
ISO 14002
ISO 14004
Đánh giá
kết quả
hoạt động
môi trường
(EPE)
ISO 14031
ISO 14032
Kiểm toán
môi trường
(EA)
ISO 14010
ISO 14011
ISO 14012
ISO 14013
ISO 14014
ISO 14015
Đánh giá
vòng đời sản
phẩm (LCA)
ISO 14040
ISO 14041
ISO 14042
ISO 14043
Dán nhãn
môi trường
(EL)
ISO 14020
ISO 14021
ISO 14022
ISO 14023
ISO 14024
Tiêu chuẩn
về khía cạnh
môi trường
của sản
phẩm
(EAPS)
ISO 14060
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 9
Bảng 1.1. Các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường
Tiêu chuẩn
ISO
Tiêu đề
14001
Hệ thống quản lý môi trường – Quy định và hướng dẫn sử dụng
14002
Hướng dẫn hệ thống quản lý môi trường cho xí nghiệp vừa và nhỏ
14004
Hệ thống quản lý môi trường – hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ
thống và kỹ thuật hỗ trợ
14010
Hướng dẫn kiểm toán môi trường. Những nguyên tắc chung
14011
Hướng dẫn kiểm toán môi trường – các thủ tục kiểm toán – phần
1: kiểm toán hệ thống quản lý môi trường
14012
Hướng dẫn kiểm toán môi trường_Các chuẩn cứ về trình độ đối
với kiểm toán viên về HTQLMT
14013
Quản lý các chương trình kiểm toán môi trường
14014
Hướng dẫn tổng quan môi trường
14015
Hướng dẫn đánh giá nhãn hiệu môi trường
14020
Nhãn môi trường – những nguyên lý cơ bản
14021
Nhãn môi trường – tự khai báo – thuật ngữ và định nghĩa
14022
Nhãn môi trường – biểu tượng
14023
Nhãn môi trường – phương pháp thử và kiểm tra
14024
Nhãn môi trường – nguyên lý hướng dẫn, thực hành
14031
Hướng dẫn về đánh giá hoạt động môi trường
14032
Các chỉ thị môi trường công nghiệp cụ thể
14040
Đánh giá vòng đời sản phẩm – nguyên lý và tổ chức
14041
Đánh giá vòng đời sản phẩm – Mục tiêu và định nghĩa/phạm vi và
các phân tích kiểm kê
14042
Đánh giá vòng đời sản phẩm – đánh giá tác động
14043
Đánh giá vòng đời sản phẩm – đánh giá cải tiến
14050
Quản lý môi trường – Thuật ngữ và định nghĩa
14060
Hướng dẫn tiêu chuẩn khía cạnh môi trường của sản phẩm
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 10
1.2 Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
1.2.1 ISO 14001 là gì?[5]
Tiêu chuẩn ISO 14001 “Hệ thống quản lý môi trường – Định nghĩa và hướng
dẫn sử dụng” xác định tất cả các yếu tố then chốt của một hệ thống quản lý môi
trường và là tiêu chuẩn duy nhất trong bộ 14000 dùng để đánh giá cấp chứng nhận.
Tuy nhiên, một chứng nhận ISO cấp cho một tổ chức không đảm bảo rằng tổ chức
sẽ đạt chất lượng môi trường tốt tuyệt đối, bởi vì đôi lúc việc xảy ra bất trắc và tình
trạng khẩn cấp là không thể tránh khỏi. ISO 14001 đưa ra một cách tiếp cận có hệ
thống có thể tạo ra các kết quả môi trường được cải tiến liên tục, nhất quán và hợp
lý.
Các đặc điểm của tiêu chuẩn ISO 14001:
- Tự nguyện áp dụng.
- Áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt quy mô, lĩnh vực, địa điểm hoạt động.
- Khuôn khổ cho việc quản lý các khía cạnh và tác động môi trường đáng kể.
- Quản lý môi trường dựa trên cơ sở hệ thống.
- Huy động sự tham gia của mọi nhân viên trong tổ chức/doanh nghiệp từ thấp
đến cao, xác định rõ vai trò, trách nhiệm, lãnh đạo cam kết cung cấp nguồn lực
và hỗ trợ động viên.
1.2.2 Qúa trình thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001 [4]
CẢI TIẾN LIÊN TỤC
Xem xét của lãnh đạo
Kiểm soát và hành
động khắc phục
Thực hiện và điều hành
Chính sách môi trường
Lập kế hoạch
QLMT
Hình 1.2. Mô hình tiêu chuẩn ISO 14001
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 11
1.2.3 Yêu cầu của hệ thống quản lí môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 [6]
Chính sách môi trường
Lập kế hoạch
Khía cạnh môi trường
Yêu cầu về pháp luật và những yêu cầu khác
Mục tiêu, chỉ tiêu và (các) chương trình quản lý môi trường
Thực hiện và điều hành
Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn
Năng lực, đào tạo và nhận thức
Thông tin liên lạc
Hệ thống tài liệu
Kiểm soát tài liệu
Kiểm soát điều hành
Sự chuẩn bị sẵn sàng và đối phó các tình trạng khẩn cấp
Kiểm tra
Giám sát và đo
Đánh giá mức độ tuân thủ
Sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa
Kiểm soát hồ sơ
Đánh giá nội bộ môi trường
Xem xét của Ban lãnh đạo
1.3 Những điểm mới của phiên bản ISO 14001:2010 so với phiên bản ISO
14001:2005 [7]
Giống nhau: Nội dung của tiêu chuẩn, từ Chương 1 đến Chương 4 của TCVN
ISO 14001:2005 (ISO 14001:2004) và nội dung của phần hướng dẫn sử dụng
theo Phụ lục A được giữ nguyên không thay đổi.
Khác nhau: Chỉ có Phụ lục B và phần Mục lục các tài liệu tham khảo đã được
điều chỉnh lại để tương ứng và nhất quán với tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2008.
Những thay đổi chính trong phiên bản mới
Trang iii, Bảng nội dung
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 12
Trong dòng áp chót, thay thế “Sự tương ứng giữa TCVN ISO 14001:2005 và
TCVN ISO 9001:2000” với “Sự tương ứng giữa TCVN ISO 14001:2010 và
TCVN ISO 9001:2008”.
Trang v, Giới thiệu đoạn, thứ sáu, dòng cuối cùng
Thay thế “TCVN ISO 9001:2000” được đổi thành “TCVN ISO 9001:2008”.
Trang 19, Phụ lục B, Bảng B.1 – Sự tương ứng giữa TCVN ISO 14001:2010 và
TCVN ISO 9001:2008: Thay thế toàn bộ bảng.
Trang 21, Phụ lục B, Bảng B.2 – Sự tương ứng giữa TCVN ISO 9001:2008 và
TCVN ISO 14001:2010: Thay thế toàn bộ bảng.
Trang 23, tài liệu tham khảo
Trong mục Tài liệu tham khảo: “TCVN ISO 9000:2000” được đổi thành “TCVN
ISO 9000:2007”; “TCVN ISO 9001:2000” được đổi thành “TCVN ISO
9001:2008” và “ISO 19011:2002” được đổi thành “TCVN ISO 19011:2003”.
1.4 Quy trình chuẩn bị ISO 14001 cho tổ chức, công ty [4]
Để dễ nhận thức các bước đi xây dựng HTQLMT, dưới đây tóm tắt các bước chính
trong quá trình xây dựng HTQLMT cho tổ chức, công ty theo cách tiếp cận tiêu
chuẩn ISO 14001
Hình 1.3. Các bước chính thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
Bước 1
Chuẩn bị và Lập kế hoạch tiến hành dự án
Bước 2
Xây dựng và lập văn bản HTQLMT
Bước 3
Thực hiện và theo dõi HTQLMT
Bước 4
Đánh giá và xem xét nội bộ
Bước 5
Đánh giá chứng nhận hệ thống
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 13
1.5 Lợi ích và khó khăn trong việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý môi
trường theo ISO 14001 [5]
1.5.1 Lợi ích
Những lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 bao gồm:
Về mặt thị trường:
Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng.
Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động
môi trường.
Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường
và cộng đồng xung quanh.
Về mặt kinh tế:
Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào.
Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng.
Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.
Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý.
Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên.
Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường.
Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường.
Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi
trường làm việc an toàn.
Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề
nghiệp.
Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra.
Về mặt quản lý rủi ro:
Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra.
Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm.
Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường.
Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:
Được sự đảm bảo của bên thứ ba.
Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.
Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 14
1.5.2 Khó khăn
Chi phí tăng
Áp dụng ISO phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn bao gồm chi phí: tư vấn,
thiết lập, áp dụng và duy trì hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 14001; chi phí chứng
nhận. Ngoài ra còn chi phí đầu tư cải thiện trang thiết bị, cơ sở vật chất và bồi
dưỡng nguồn nhân lực.
Thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước
Mặc dù có sự quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường nhưng cho tới nay,
Nhà nước, cơ quan quản lý chưa có chính sách gì cụ thể để hỗ trợ các tổ
chức/doanh nghiệp trong việc áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001.
Việc áp dụng ISO 14001 cho tới nay vẫn chịu áp lực chính là từ phía khách hàng
và các tổ chức/doanh nghiệp áp dụng ISO 14001 vẫn chưa được hưởng ưu đãi hay
chính sách khuyến khích nào. Tính hiệu quả trong công tác thực thi yêu cầu pháp
luật trong bảo vệ môi trường còn chưa cao dẫn tới nản lòng và thiệt thòi cho
những tổ chức quan tâm và đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.
Như vậy xuất hiện tình trạng nếu không thật sự cần thiết (không có yêu cầu
của khách hàng, để ký kết hợp đồng, thâm nhập thị trường nước ngoài, không…)
thì sẽ có những tổ chức sẽ không áp dụng ISO 14001. Việc áp dụng ISO 14001
mặc dù đem lại những lợi ích như đã trình bày ở trên nhưng kéo theo nó là những
khoản đầu tư nhất định.
Thiếu nguồn lực và kinh nghiệm thực hiện
Nhận thức về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 ở việt
nam còn hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Người tiêu dùng trong
nước vẫn chưa nhận thức nhiều về hệ thống quản lý môi trường nên áp lực đối với
các doanh nghiệp chưa nhiều. Vì vậy, nhu cầu chứng nhận hệ thống quản lý môi
trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 còn thấp
Hiện nay ở Việt Nam, đa số các doanh nghiệp đã đạt được chứng chỉ ISO
14001 phần lớn là các công ty liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài.
1.6 Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới và Việt Nam
1.6.1 Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 15
Theo kết quả điều tra thường niên tính đến cuối tháng 12 năm 2010, có ít nhất
250.972 chứng chỉ ISO 14001:2004 được cấp ở 155 quốc gia và các nền kinh tế.
Như vậy năm 2010 tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tăng lên 27.823 chứng chỉ ở 155
quốc gia và nền kinh tế so với năm 2009. Sự tăng trưởng này là 12% chứng chỉ so
với năm 2009
Bảng 1.2. Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới
Kết quả khảo sát
Tháng
12/2006
Tháng
12/2007
Tháng
12/2008
Tháng
12/2009
Tháng
12/2010
Toàn thế giới
128.211
154.572
188.815
223.149
250.972
Quốc gia phát triển
170.48
26.361
34.243
34.334
27.823
Số quốc gia và nền
kinh tế
140
148
155
159
155
(Nguồn:
Bảng 1.3. Danh sách 10 quốc gia có lượng chứng chỉ ISO 14001 nhiều nhất năm
2010
STT
Quốc gia
Số lượng
STT
Quốc gia
Số lượng
1
Trung Quốc
69.784
6
Hàn Quốc
9.681
2
Nhật Bản
35.016
7
Ru – ma – ni
7.418
3
Tây Ban Nha
18.347
8
Cộng hòa Séc
6.629
4
Ý
17.064
9
Đức
6.001
5
Vương Quốc Anh
14.346
10
Thụy Điển
4.622
(Nguồn:
1.6.2 Tình hình áp dụng ISO 14001 ở Việt Nam [5]
Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001 đã được cấp lần đầu tiên vào năm 1998,
tính đến tháng 12/ 2009, có 497 đơn vị được cấp chứng chỉ ISO 14001.
Thời gian đầu, tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là các công ty nước
ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản. Nhật Bản là quốc
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 16
gia đầu tư vào Việt Nam rất sớm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam. Với văn hóa bảo vệ môi trường và áp dụng ISO 14001 của
Công ty mẹ bên Nhật, các công ty con trong đó có công ty con ở Việt Nam cũng
phải xây dựng và áp dụng ISO 14001. Những doanh nghiệp này góp phần cùng với
các công ty lớn của Việt Nam như Xi măng Sài Sơn, Giày Thụy Khuê. Một số tập
đoàn lớn như Honda, Toyota, Panasonic, Canon, Yamaha… gây dựng phong trào áp
dụng ISO 14001 ở Việt Nam.
Các tổ chức trong nước cũng đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng trong
công tác bảo vệ môi trường, hầu hết các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty
xi măng như Xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hoàng Mai… cũng đều đã, đang và
trong quá trình xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.
Gần đây, một loạt khách sạn thành viên thuộc Tập đoàn Saigon Tourist cũng đã
được chứng nhận ISO 14001.
2
9
28
50
104
145
198
259
379
469
497
0
100
200
300
400
500
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Số DN Việt Nam được cấp giấy chứng nhận từ năm 1999 - 2009
(Nguồn: )
Hình 1.4. Số lượng chứng chỉ ISO 14001 được cấp tại Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay, chứng chỉ ISO 14001 cũng đã được cấp cho khá nhiều
tổ chức với các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khá đa dạng, trong đó các
ngành nghề như: Chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản, rượu bia giải khát…),
Điện tử, Hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), Vật liệu xây dựng, Du lịch -
Khách sạn đang chiếm tỷ lệ lớn.
Tuy nhiên, so với số lượng khoảng 6.000 doanh nghiệp đã được chứng nhận về
hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thì số lượng các doanh nghiệp áp dụng tiêu
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 17
chuẩn về quản lý môi trường còn rất nhỏ bé. Điều này cho thấy tại Việt Nam, các
doanh nghiệp/tổ chức vẫn chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề môi trường và bảo vệ
môi trường.
Một số cơ quan chứng nhận ISO 14000 ở Việt Nam (Phụ lục C)
1.6.3 Tình hình áp dụng ISO 14001 trong ngành xi măng
Tại Việt Nam, do sự phát triển mạnh mẽ của công cuộc đô thị hóa và công
nghiệp hóa, do phải cạnh tranh trong đấu thầu với các công ty sản xuất vật liệu xây
dựng cũng như đấu thầu cung cấp vật liệu cho các công ty xây dựng nước ngoài,
hoạt động áp dụng và chứng nhận ISO 9000, ISO 14000 trong ngành sản xuất và
kinh doanh vật liệu xây dựng diễn ra khá sớm.
Với ISO 14000, các đơn vị được chứng nhận trong ngành sản xuất và kinh
doanh vật liệu xây dựng chủ yếu là các công ty Xi măng.
Các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam ngày càng ý thức rõ ràng vị trí
của mình trong các vấn đề môi trường. Mục tiêu của của các doanh nghiệp là đạt
được các thành tích về bảo vệ môi trường trong các hoạt động của công ty mình,
nâng cao lợi thế cạnh tranh và quảng bá hình ảnh thương hiệu xi măng thân thiện
môi trường.
Nhà máy xi măng đầu tiên của Việt Nam được xây dựng ở Hải Phòng vào
ngày 25/12/1889 và đến nay, Việt nam đã có trên 100 công ty, chi nhánh, đơn vị
tham gia trực tiếp vào sản xuất và phục vụ sản xuất xi măng trong cả nước [2].
Nhưng hiện nay mới chỉ có khoảng 07 công ty áp dụng ISO 14001.
Trong xu hướng hiện nay, ngành xi măng cung đang nhiều hơn cầu nên để
quảng bá hình ảnh thương hiệu xi măng của mình áp dụng hệ thống quản lý môi
trường nói chung, tiêu chuẩn ISO 14001 nói riêng đã trở thành những công cụ quản
lý hữu hiệu và không thể thiếu trong quá trình phát triển và hội nhập của một số
doanh nghiệp sản xuất xi măng có tên tuổi ở Việt Nam.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 18
Bảng 1.4. Danh sách một số doanh nghiệp sản xuất xi măng áp dụng ISO 14001
STT
Tên công ty được
chứng nhận
Tỉnh
thành
Tổ chức
chứng
nhận
Tiêu chuẩn
ISO áp
dụng
Ngày cấp
1
Công ty xi măng
Hoàng Thạch
Hải
Dương
Quacert
(Việt Nam)
TUV (Đức)
14001:1996
9/2002
2
Công ty xi măng
Chinfon
Hải
Phòng
Quacert
14001:1996
2003
3
Công ty CP xi
măng Hoàng Mai
Nghệ An
Quacert
14001:1996
8/2004
4
Công ty CP xi
măng Tây Đô
Cần Thơ
Quacert
14001:2004
8/5/2009
5
Công ty CP xi
măng Cẩm Phả
Quảng
Ninh
Quacert
14001:2004/
Cor.1:2009
8/2/2010
6
Công ty xi măng
Hạ Long
Quảng
Ninh
Quacert
14001:2004/
Cor.1:2009
1/10/2010
7
Công ty TNHH 1
thành viên Vicem
Tam Điệp
Ninh
Bình
Quacert
14001:2004/
Cor.1:2009
19/04/2011
(Nguồn: google.com.vn)
1.7 Tình hình sản xuất – tiêu thụ xi măng trên thế giới và Việt Nam [8]
Xi măng là vật liệu xây dựng cơ bản rất quan trọng, sử dụng trong các chương
trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
1.7.1 Trên thế giới
Nhu cầu tiêu thụ xi măng trên toàn cầu không ngừng tăng. Từ năm 1950 đến
nay, sản lượng xi măng liên tục tăng cùng với sự phát triển trong công nghệ sản
xuất xi măng. Lượng xi măng tiêu thụ năm 2005 trên toàn thế giới là 2.283 triệu tấn
và đến năm 2010 đã lên tới 3.294 triệu tấn (Hình 1.5)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 19
Hình 1.5. Tiêu thụ xi măng trên thế giới
1.7.2 Tại Việt Nam
Tại Việt Nam xi măng là một trong những ngành công nghiệp cơ bản và
được hình thành sớm nhất ở Việt Nam, cùng với ngành dệt may, than, đường sắt.
Nhà máy xi măng đầu tiên của Việt Nam được xây dựng ở Hải Phòng vào ngày
25/12/1889 và đến nay, Việt nam đã có trên 100 công ty, đơn vị tham gia trực tiếp
vào sản xuất và phục vụ sản xuất xi măng trong cả nước.
Do nguồn nguyên liệu sản xuất xi măng ở phía Bắc dồi dào nên hầu hết các
nhà máy tập trung nhiều ở khu vực này.
Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) cung cấp gần 40% xi măng toàn
quốc với các doanh nghiệp lớn như Hà Tiên 1, 2, Xi măng Hoàng Thạch, Xi măng
Hải Phòng và hơn 33 đơn vị gồm công ty con, công ty cổ phần, liên doanh do tổng
công ty nắm quyền chi phối. Các doanh nghiệp xi măng nhỏ và liên doanh cung cấp
khoảng 31% và 29% xi măng trên thị trường.
Từ năm 2008, công nghiệp sản xuất xi măng tăng mạnh do sản lượng xi
măng sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ (Hình 1.6)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 20
(Nguồn: theo báo cáo tổng kết năm 2008 và 2009 của tổng công ty xi măng Việt
Nam gửi thủ tướng chính phủ)
Hình 1.6. Tiêu thụ và sản lượng xi măng Việt Nam từ 1998 – 2009
Năm 2008, ngành công nghiệp xi măng trong nước sản xuất được 38,6 triệu
tấn, mức tiêu thụ trong nước là 40,19 triệu tấn, nhập khẩu là 3,6 triệu tấn.
Năm 2009, cả nước sản xuất được 43,5 triệu tấn, tiêu thụ trong nước là 45,5
triệu tấn, nhập khẩu là 3,2 triệu tấn.
Đến năm 2010, năng lực sản xuất xi măng đã vượt nhu cầu. Theo số liệu của
Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), cả nước hiện có 105 nhà máy sản xuất xi
măng sản xuất ở mức 52 triệu tấn. Trong khi đó, nhu cầu xi măng của cả nước chỉ
vào khoảng 49 triệu tấn. Điều này có nghĩa là lượng xi măng dư thừa trong năm nay
sẽ ở mức 3 triệu tấn.
Hiện nay ngành xi măng Việt Nam đã cung cấp đủ xi măng cho thị trường nội
địa và bắt đầu mở sang thị trường xuất khẩu. Một số doanh nghiệp đã xuất khẩu sản
phẩm xi măng và clinker sang Singapore và một số nước châu Phi.
1.7.3 Tác nhân gây ô nhiễm của ngành sản xuất xi măng
Sản xuất xi măng thuộc ngành công nghiệp nặng tiêu thụ nhiều tài nguyên (đá
vôi, đất sét,…), năng lượng (điện, nhiệt…), và phát sinh bụi, tiếng ồn và nhiệt thải
cao. Các chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất xi măng chủ yếu là khí thải (bụi,
NO
x
, SO
x
, CO
2
, CO,…) là các vấn đề môi trường chính được quan tâm trong quá
trình sản xuất xi măng. Các phát thải này đều có tác động tiêu cực tới môi trường.
Còn vấn đề nước thải và chất thải không đáng kể.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 21
Trong khi đó, sức ép từ cộng đồng, chính phủ, các quy định luật pháp ngày
càng chặt chẽ và nhất là ý thức người tiêu dùng về sự thay đổi môi trường đối với
cuộc sống của họ nên họ nhạy cảm hơn trong việc lựa chọn sản phẩm công nghiệp.
Từ những thực tế trên, đòi hỏi ngành xi măng phải tìm được giải pháp quản lý phù
hợp để nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất xi măng đảm bảo được chất
lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường. Áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo
tiêu chuẩn ISO 14001 sẽ góp phần cải thiện chất lượng môi trường làm việc, tinh
thần người lao động, hình ảnh của công ty cũng như mối quan hệ với khách hàng,
chính quyền và cộng đồng địa phương.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 22
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG
HÀ TIÊN 1 – TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN
TCVN ISO 14001 : 2010
2.1 Vài nét về công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 (XMHT1) [3]
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần XMHT1, tiền thân là nhà máy Xi măng Hà Tiên đươc khởi
công xây dựng năm 1960 và chính thức đưa vào hoạt động 21/03/1964, thiết bị
do hãng VENOT – PIC (Pháp) cung cấp. Nhà máy chính thức đưa vào hoạt
động với công suất ban đầu là 240.000 tấn clinker/năm tại Kiên Lương,
280.000 tấn xi măng/năm tại Nhà máy Thủ Đức.
Đến ngày 01/01/1993 Phát triển thành Công ty Xi măng Hà Tiên 1 (Thủ Đức)
và Công ty Xi măng Hà Tiên 2 (Kiên Lương), cả 2 trực thuộc tổng công ty Xi
măng Việt Nam.
30/12/2003: Lễ động thổ dự án nhà máy Xi măng Bình Phước, tổng công suất
2,2 triệu tấn/năm.
06/02/2007 Chính thức chuyển thành Công ty cổ phần XMHT1.
29/3/2007: Lễ khởi công xây dựng Trạm Nghiền và Phân phối Xi măng Phía
Nam tại Phú Hữu, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh. Đi vào sử dụng 20/07/2009
thành lập trạm nghiền Phú Hữu.
11/2007: Công ty Xi măng Hà Tiên 1 chào đón tấn Xi măng thứ 33.333.333.
Với con số này Hà Tiên 1 được công nhận là Công ty có số lượng Xi măng bán
ra nhiều nhất trên thị trường phía Nam.
29/12/2009: Sáp nhập Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 2 vào Công ty Cổ
phần Xi măng Hà Tiên 1, đánh dấu bước khởi đầu của một giai đoạn phát triển
mới của Công ty. Sau khi sát nhập, doanh nghiệp sẽ có tên mới là Công ty Cổ
phần Xi măng Vicem Hà Tiên. Trụ sở chính của Công ty: 360 Bến Chương
Dương, Phường Cầu Kho, Quận 1, Tp.HCM.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 23
Hiện nay công ty hoạt động trong môi trường sạch và xanh với công suất thiết
kế 7.300.000 tấn xi măng/năm với 2 Nhà máy và 4 Trạm nghiền.
Nhà máy xi măng Bình Phước, địa chỉ: Xã Thanh Lương, Huyện Bình
Long, Tỉnh Bình Phước.
Nhà máy xi măng Kiên Lương, địa chỉ: Quốc Lộ 80, Thị trấn Kiên
Lương, Tỉnh Kiên Giang.
Trạm nghiền Thủ Đức, địa chỉ: Km 8, Xa lộ Hà Nội, Phường Trường
Thọ, Quận Thủ Đức – TPHCM.
Trạm nghiền Long An, địa chỉ: Khu Công nghiệp Long Định, Huyện Bến
Lức, Tỉnh Long An
Trạm nghiền Phú Hữu, địa chỉ: phường Phú Hữu, quận 9 - TPHCM.
Trạm nghiền Xi măng Cam Ranh, địa chỉ: Thôn Hòn Quy - xã Cam Thịnh
Đông - Tp.Cam ranh - Tỉnh Khánh Hòa.
2.1.2 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự toàn công ty
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 24
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần XMHT1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 25
2.1.3 Các sản phẩm chính của công ty
Các chủng loại xi măng đều mang nhãn hiệu kỳ lân xanh.
Các sản phẩm mới: vữa xây, vữa tô, gạch lát tự chèn, gạch block
2.2 Giới thiệu về trạm nghiền Phú Hữu [3]
2.2.1 Địa điểm xây dựng
Tên cơ sở sản xuất: Chi nhánh Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 – Trạm
nghiền Phú Hữu (Tên ban đầu: Dự án xây dựng Trạm tiếp nhận, nghiền và
phân phối Xi măng phía Nam).
Địa điểm: Tổ 8, Khu phố 4, Phường Phú Hữu, Quận 9, TP.HCM.
ĐT: (08) 3731 7990 Fax: (08) 3731.7991
Giám đốc: Ông. Triệu Quốc Khải
Vị trí địa lý:
Hướng Bắc giáp với công ty sửa chữa tàu biển.
Hướng Đông Nam tiếp giáp với bờ hạ lưu sông Đồng Nai.
Hướng Tây Bắc và Tây Nam tiếp giáp đất Nông nghiệp.
Ngày 29/03/2007 Công ty Cổ phần XMHT1 khởi công xây dựng Trạm nghiền
Phú Hữu với diện tích 20 ha tại Tổ 8, Khu phố 4, Phường Phú Hữu, Quận 9
TP.HCM
20/07/2009: Trạm nghiền Phú Hữu đi vào sử dụng.
Công suất thiết kế: 2.400.000 tấn Xi măng PCB/năm, bao gồm cầu cảng tiếp
nhận tàu có trọng tải 20.000DWT.
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận tại TNPH
Sơ đồ tổ chức của TNPH theo Hình 2.2
Chức năng của các phòng ban
Phân xưởng xi măng (PXXM)
Sản xuất Xi măng theo chính sách chất lượng của Công ty và quy định của
Nhà nước, bao gồm từ tiếp nhận nguyên liệu, phụ gia, nghiền cho đến khi xuất Xi
măng, giao sản phẩm cho khách hàng.
Đáp ứng các phân công khác của Giám đốc Trạm