Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

skkn Một số kinh nghiệm phối hợp giữa BGH với hội cha mẹ học sinh hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.18 KB, 10 trang )

PHÒNG GD QUẬN TÂN BÌNH
Trường THCS Nguyễn Gia Thiều
Hiệu Trưởng : Nguyễn Văn Vượng
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT VÀI KINH NGHIỆM PHỐI HP
GIỮA BAN GIÁM HIỆU VÀ BAN ĐẠI DIỆN HỘI CHA MẸ HỌC SINH
ĐẶT VẤN ĐỀ :
Nghò quyết trung ương 2 xác đònh “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” giáo
dục là sự nghiệp của toàn Đảng , toàn dân đã khẳng đònh tầm quan trọng
của giáo dục và trách nhiệm của mọi người trong sự nghiệp giáo dục.
Trường học giữ vai trò trung tâm trong việc giáo dục vì thế để nâng cao
chất lượng đào tạo đòi hỏi giữa nhà trường, gia đình và xã hội phải có
mối liên hệ chặt chẽ, khắng khít. Mối quan hệ hữu cơ này đảm bảo được
hiệu quả giáo dục đặc biệt trong thời kỳ kinh tế mở cửa và hội nhập.
Hơn 20 năm đổi mới, thành tựu kinh tế do tác động của nền kinh tế thò
trường đem lại cũng gắn liền với một bộ phận không nhỏ dân cư ít quan
tâm hơn đến việc giáo dục con cái cho dù số gia đình đông con ngày
càng giảm, điều kiện chăm sóc ngày càng tốt hơn. Điều đó xuất phát từ
sự chăm chút lo cho kinh tế gia đình ngày càng phát triển mà quên di
chất lượng giáo dục con trẻ. Có không ít con em gia đình cán bộ rơi vào
cảnh nghiện ngập, tù tội, có không ít con em những gia đình kinh tế khá
giả ăn chơi sa đọa, tiêu tiền như nước từ những đồng tiền kiếm được của
bố mẹ. Sự sao lãng trong việc chăm sóc con cái đã dẫn đến một bộ phận
thanh thiếu niên đua đòi, học thói trưởng giả gây những bức xúc cho các
bậc cha mẹ.
Nhà trường trong nhiệm vụ của mình dù cố gắn đến mấy cũng không
thoát khỏi những ảnh hưởng của xã hội tác động, chưa kể giáo dục lý
tưởng chưa được thanh thiếu niên quan tâm đúng mức đã dẫn đến chất
lượng thực của giáo dục bò bỏ ngỏ trong một thời gian dài. Không thể phủ
đònh những nổ lực của ngành giáo dục Việt nam trong thời gian qua, đặc
biệt giai đoạn khắc phục hậu quả sau chiến tranh, xây dựng nhiều trường


lớp thực hiện phổ cập giáo dục . nhưng tình trạng “Trống đánh xuôi
1
kèn thổi ngược” sự tréo ngoe chồng chéo trong cơ cấu, tổ chức các
ngành, có cả giáo dục đã dẫn đến giáo dục Việt Nam, thực chất càng tụt
hậu mặc dù đã đi sau các nước tiên tiến hàng thế hệ.
Việc khuyến khích tham gia công tác xã hội, tự nguyện đóng góp sức
mình cho con người, xã hội Việt Nam có lúc mang tính thời vụ, chưa đáp
ứng được yêu cầu xây dựng môi trường “ cho lớp trẻ trong xã hội, chưa
gắn hocï với hành, học đi đôi với làm”.
Thống kê của các tổ chức xã hội hàng năm đều thể hiện, số trẻ em nữ
mang thai, nạo phá thai ngày càng nhiều hơn, càng nhỏ tuổi hơn, số trẻ
em vò thành niên quậy phá, hung hăng, gây sự chỉ vì những chuyện nhỏ
nhặt càng không ít. Việc gắn kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội hơn
lúc nào hết cần được xác đònh một cách cụ thể và có những nguyên tắc
điều chỉnh nhất đònh, chấn chỉnh kòp thời không chỉ bằng những khẩu
hiệu suông.
Thực tiễn cho thấy sự phát triển kinh tế luôn đi trước sự phát triển văn
hoá xã hội mà lẽ ra sự phát triển kinh tế phải đồng bộ với sự phát triển
kinh tế xã hội.
Kinh tế đất nước đã đổi mới hơn 20 năm nay, việc duy trì từ các hương
ước ở một số làng quê, việc thực hiện các quy đònh pháp luật ngày càng
bò xem thường, thiếu kỷ cương. Luật gia đình – ngày gia đình dù có được
thông qua nhưng nhưng thực tế vẫn còn muộn so với yêu cầu.
Tầm quan trọng của sự gắn kết gia đình – nhà trường – xã hội quả thật
trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải có sự tổ chức tập trung, phải có sự
điều chỉnh kòp thời.
Xét về góc độ thực tiễn công tác, người viết chỉ muốn trình bày sự phối
hợp giữa phụ huynh và giáo viên – giữa ban đại diện CMHS nhà trường
với BGH và các tổ chức đoàn thể trường học, vì ở góc độ quan hệ phối
hợp giáo dục giữa gia đình và xã hội rộng lớn cần có sự chỉ đạo tập trung

của nhiều cấp.
Nhiều năm các đơn vò tổ chức hoạt động theo luật giáo dục, điều lệ nhà
trường. Luật giáo dục, điều lệ nhà trường đã chỉnh sửa. Lấy ý kiến nhiều
lần trong nhân dân, những điều lệ hoạt động Hội CMHS tạm thời được
xây dựng từ năm 1992 đến nay chưa được sửa chữa, điều chỉnh cho phù
hợp với quy luật phát triển kinh tế xã hội. Từ thực tiễn đó, quá trình vận
dụng tạo sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường nội dung chủ yếu căn
cứ vào luật giáo dục và những văn bản quy phạm pháp luật khác, hoặc
trên cơ sở kinh nghiệm thực tế của các đơn vò.
2
Bài viết chỉ xin đề cập đến vai trò, chức năng phối hợp giữa gia đình và
nhà trường nội dung, trên cơ sở thực tế nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục
trong nhà trường.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
Theo luật giáo dục, nhiệm vụ của nhà trường là xây dựng thế hệ trẻ có
trí thức, hiểu biết xã hội, có kỹ năng sống, có lỷ tưởng , được giáo dục để
đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước.
Nhiệm vụ của nhà trường theo từng bậc học phải giải quyết những nội
dung mang tính kế thừa cho bậc học kế tiếp.
Ở bậc THCS, đó là cung cấp hiểu biết căn bản về khoa học xã hội, khoa
học tự nhiên, đònh hướng nghề nghiệp, hình thành các kỹ năng giao tiếp,
tổ chức, hoạt động tập thể. Bên cạnh việc rèn luyện đạo đức học tập làm
theo 5 điều Bác Hồ dạy, xây dựng lối sống lành mạnh, có lý tưởng phục
vụ xã hội, đất nước thực hiện học tập các bậc học nói chung cững nhắm
đến học để trở thành người lao động giỏi, có kỹ năng nghề nghiệp thành
thạo.
Xét về vai trò Hội CMHS được quy đònh tại điều 1 điều lệ tạm thời năm
1992 Hội CMHS là tổ chức của những người là cha mẹ có con đang theo
học trong các nhà trường và những người có nhiệt tâm với sự nghiệp giáo
dục thế hệ trẻ, tự nguyện tổ chức nhau lại để phối hợp hỗ trợ nhà trường,

ngành giáo dục trong sự phát triển giáo dục.
Hoạt động Hội có đònh hướng gắn liền với nhiệm vụ từng năm học mà
nhà trường đề ra. Hoạt động Hội vì thế là một tổ chức không thể tách rời
các tổ chức, đoàn thể khác trong nhà trường. Hội hoạt động mang tính tự
nguyện nên cần có sự tổ chức chặt chẽ nhằm tham mưu, góp ý cho nhà
trường trong việc giáo dục học sinh.
Xét ở 2 góc độ nhiệm vụ giáo dục của nhà trường theo điều lệ và nội
dung hoạt động của Hội CMHS cùng một mục tiêu nên trước hết cần
phải khẳng đònh phải có điều lệ Hội CMHS chính thức để hoạt động.
Để tránh tình trạng hoạt động Hội chung chung cần quy đònh rõ nhiệm vụ
cụ thể của Hội:
Cần khẳng đònh hội viên Hội CMHS là cha mẹ có con đang theo học tại
trường “và những người có nhiệt tâm với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ” .
Quyền tự ứng cử của CMHS (quy đònh).
Quy đònh thống nhất các ban cần có cho hoạt động Hội, cụ thể như:
Ban tổ chức và khánh tiết.
Ban công tác “xã hội hóa giáo dục”.
3
Ban thi đua và khen thưởng :
Ban chuyên môn :
Ban cơ sở vật chất :
Nhiệm vụ cụ thể của mỗi ban cần được quy đònh cụ thể để tránh trồng
chéo và có nội dung hoạt động cụ thể.
Quy đònh về hội phí : Cần khả thi, thực hiện được tuỳ theo vùng miền. Hội
phí cần được cụ thể hoá mức thu chi theo tỉ lệ nhất đònh, nhất là trong xu
hướng công lập hoá nhà trường, không tồn tại hệ bán công.
Quy đònh về chức danh và hoạt động của chi hội lớp: quy đònh nhiệm vụ cụ
thể trong việc vận động hocï sinh bỏ học ra lớp, giải quyết cùng giáo viên chủ
nhiệm – BGH những vấn đề liên quan đến chế độ, điều kiện, quyền lợi và
nghóa vụ của học sinh trong học tập.

Có con dấu hội theo hướng dẫn của tổ chức xã hội, hội, đoàn được thành lập
từ sự tự nguyện.
Trên thực tế có sự phân công, phân nhiệm cụ thể vào hoạt động của các ban
chuyên môn sẽ giúp BGH nhà trường phối hợp một cách chặt chẽ và kòp thời.
Cơ cấu thành viên của ban khánh tiết cần có những đại diện phụ huynh học
sinh là người có những quan hệ rộng, đương chức nhưng nhiệt tình, quen với
công việc tổ chức
Cơ cấu thành viên của ban chuyên môn cần có những nhà giáo hưu trí, hoặc
đương nhiệm, có năng lực chuyên môn am hiểu về giáo dục.
Cơ cấu thành viên của ban thi đua và khen thưởng cần có những mạnh
thường quân, có thời gian thu xếp cho công việc phối hợp BGH đánh giá chất
lượng giảng dạy và học tập để có đề xuất phù hợp.
Cơ cấu thành viên cơ sở vật chất, sửa chữa đòi hỏi những nhà chuyên môn
trong các lónh vực xây dựng để tham mưu, tư vấn theo dõi đánh giá quá trình
sửa chữa, xây dựng CSVC nhà trường đảm bảo chất lượng.
Cơ cấu thành viên ban vận động và tài chánh theo hướng “Xã hội hoá giáo
dục” đòi hỏi những phụ huynh có tâm huyết và có khả năng duy trì và phát
triển quỹ lâu dài trong nhiều nhiệm kỳ các quỹ học bổng, quỹ lương trợ giúp
đỡ giáo viên khó khăn, học sinh nghèo vượt khó trong mối quan hệ cùng tồn
tại phát triển, có lợi cho cả hai bên.
Khi có cơ cấu tổ chức đưa đến hoàn thiện và mang tính kế thừa bổ sung cho
từng năm học, hoạt động của hội và BGH phải kòp thời. Để phụ huynh học
sinh có thể tham gia đóng góp ý kiến cho trường, cần phải tạo nhiều điều
kiện thuận lợi.
4
Thông qua đòa chỉ Email của trường. BGH phải trực tiếp kiểm tra hằng ngày,
nhiều vấn đề cần phối hợp với BCH Hội – thì thông qua giải quyết ở thường
trực.
Thông qua hộp thư thoại 8827277 – phụ huynh có thể góp ý nhà trường sau
khi để lại tin nhắn và số điện thoại. Trong thực tế BCH đã ghi nhận góp ý

tham mưu tốt của phụ huynh kòp thời để điều chỉnh.
Khuyến khích phụ huynh thông qua chi hội trưởng – chi hội phó đại diện phụ
huynh học sinh gặp trực tiếp BGH nhà trường trao đổi, kết luận những vấn đề
cần thông tin thêm cho phụ huynh hoặc sự điều chỉnh của nhà trường trong
kế hoạch nếu cần thiết.
Nguyên tắc phối hợp giữa BGH nhà trường với BCH hội CMHS và thông qua
Đại Hội CMHS . những việc BGH trường và thường trực Hội chủ động giải
quyết trên cơ sở kế hoạch đã được bàn bạc thống nhất trước đó.
Biện pháp phối hợp giữa Hội CMHS và nhà trường cần đảm bảo thời gian
tính và được công khai hoá.
Trong thời gian qua, bằng sự kết hợp giữa ban thường trực Hội CMHS và chi
Hội lớp đã thống nhất được những vấn đề.
Nguyên tắc thu chi :
Hội là người xây dựng kế hoạch thu chi có sự tham gia đóng góp ý kiến cụ
thể của nhà trường. Việc thu quỹ Hội trên cơ sở thống nhất của Đại Hội
CMHS lớp. Trong biên bản cần thể hiện nội dung và tỷ lệ nhất trí (in sẵn đề
mục) để tránh trường hợp thư ký ghi sót dẫn đến hình thức thông qua chiếu lệ
hoặc không thông qua. Trong thực tế với mưc thu Hội phí như hiện nay, việc
đóng góp của đại đa số phụ huynh là dễ dàng, tuy nhiên không loại trừ những
trường hợp khó khăn thật sự thì cũng không nên thu, cho dù đóng hội phí
cũng đồng thời thể hiện trách nhiệm của phụ huynh học sinh với nhà trường.
Kế hoạch thu chi phải đảm bảo tỷ lệ phù hợp mà thông thường phải đảm bảo
chi tỷ lệ do học sinh nhiều hơn cho hoạt động hỗ trợ phong trào của giáo viên
và quỹ Hội, do đại Hội CMHS quyết phải giao động từ 60%-70% (hoạt động
học sinh) 10%-20% cho hoạt động của giáo viên và chỉ cần 10% cho sửa chữa
nhỏ hoặc những hỗ trợ khác về cơ sở vật chất từ quỹ Hội.
Việc thu chi phải được ban thường trực công khai trong các phiên họp phụ
huynh học sinh, để đảm bảo sự giám sát của phụ huynh học sinh các lớp. Điều
cần quan tâm là việc công khai tài chánh phải vào thời điểm cuối năm học
như thế mới đảm bảo tính công khai cho tất cả phụ huynh học sinh kể cả khối

cuối cấp ra trường.
5
Trong kế hoạch thu chi cần dự phòng những phát sinh không lường trước và
cũng cần được công khai với phụ huynh như (tăng số HSG – tăng khen thưởng
nghèo, tăng hiếu kỷ, v,v,……).
Trong thu chi đảm bảo sự bàn bạc dân chủ tránh tình trạng thông tin chậm trễ,
phụ huynh học sinh dễ nảy sinh tư tưởng bò coi thường.
Hàng năm, Hội CMHS cần xây dựng quỹ khuyến học cho học sinh nghèo của
trường. Tuy nhiên không thực hiện vận động đại trà mà cần dựa trên sự tham
gia tích cực của các mạnh thường quân. Sự hỗ trợ của mạnh thường quân cho
mục đích chính đáng của nhà trường sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động cải thiện
điều kiện cơ sở vật chất nhà trường. Tất nhiên không thể để phụ huynh và
mạnh thường quân đó suy nghó bò lạm dụng, mà cần nhân rộng hoạt động này
cho nhiều người khác; đặc biệt là cựu học sinh của trường đã thành đạt, và các
đơn vò kinh doanh khác.
Các vò mạnh thường quân sẵn sàng tham gia nếu ban vận động và tài chánh
của Hội có mục đích rõ ràng, xuất phát từ lợi ích của nhà trường và của học
sinh. Mọi việc sử dụng quỹ khuyến học, trợ cấp học bổng, cải thiện điều kiện
cơ sở vật chất trường lớp cần được thực hiện với sự tham gia của các vò này.
Mạnh thường quân tặng HB thì chính MTQ sẽ trao tặng cho học sinh trong 1
buổi lễ tại sân trường. Mạnh thường quân tặng cơ sở vật chất có giá trò lớn thì
ngoài việc công khai thông tin, cần thực hiện bản ghi ơn cho công trình, cơ sở
vật chất được đóng góp. Việc trực tiếp thực hiện hoặc công khai sẽ tạo niềm
tin lớn cho mạnh thường quân vì mục đích rõ ràng đã được thực hiện.
Để có nguồn quỹ tương đối đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường đòi hỏi sự
phối hợp chặt chẽ giữa BGH và ban thường trực Hội và yêu cầu này phải được
thực hiện theo thứ tự ưu tiên.
Việc cấp bách làm trước, việc chưa cấp thiết thì chưa đề xuất, bàn bạc để đưa
vào hoạt động.
Trong tình hình hiện nay khi học sinh công lập còn phải đóng góp từ 15 -16

các loại phí được sự chấp thuận của bên Sở Giáo Dục và sở tài chánh cũng
như UBND Quận đã vào nhiều khoản, khó nhớ thì việc huy động đại trà của
BCH Hội CMHS sẽ dễ dẫn đến bức xúc của phụ huynh học sinh, vì thế cho dù
có nhu cầu cấp bách cũng không nên huy động đại trà nhất là sự nhiệt tình
quá đáng của nhiều vò trong BTT Hội CMHS có khả năng tài chánh.
Việc đóng góp các khoản đầu năm cho dù được sự chấp thuận của ngành (từ
sở – phòng) cũng như khoản thu (học phí + cơ sở vật chất) cần được niêm yết,
trích dẫn số công văn cho phép để phụ huynh được biết, từ đó không mang
cảm giác phải nộp nhiều khoản mà các khoản thu này không chính đáng. Việc
tổ chức thu phải đảm bảo nguyên tắc thu từng tháng trừ trường hợp tự nguyện
đóng đủ cho học kỳ hoặc cả năm.
6
BGH nhà trường cần phối hợp chặt chẽ ban thường trực Hội CMHS để đảm
bảo thông tin đến đầy đủ với phụ huynh trước các kỳ họp và chính chi hội
phụ huynh học sinh các lớp cũng nắm được đầy đủ thông tin để cùng nhà
trường giải thích kòp thời.
Phối hợp về chuyên môn :
Phụ huynh học sinh là người đề xuất kiến nghò, BGH là người quản lý về mặt
nhà nước mọi hoạt động toàn diện của nhà trường cho nên để đảm bảo chất
lượng phối hợp giáo dục học sinh, BGH nhà trường cần phải thực sự cầu thò
lắng nghe và giải quyết kòp thời đảm bảo hiệu quả hoạt động nhưng cũng
không để phụ huynh can thiệp sâu vào chuyên môn.
Thông tin của phụ huynh về dạy thêm – học thêm mang tính ép buộc, thông
tin về điều kiện học tập của lớp. Về phương pháp giảng dạy của giáo viên và
những vấn đề khác chắc chắn cũng xuất phát từ con em, vì thế để phụ huynh
có được thông tin chính xác, cần liên hệ kòp thời với Hội những vấn đề cần
triển khai. BCH Hội sẽ là người nghiên cứu, cùng bàn bạc với nhà trường và
sẽ đứng về phía trường nếu chủ chương đó là đứng đắn. Mặt khác BGH trường
cần chủ động triển khai với học sinh toàn trường, đặc biệt với cán bộ lớp trong
các kỳ họp đònh kỳ với BGH chắc chắn sẽ giải toả được những gút mắt không

cần thiết.
Liên quan đến chất lượng giáo dục học sinh, vai trò của ban thường trực Hội,
chi hội lớp rất quan trọng. Chi hội lớp trực tiếp làm việc với gia đình học sinh
cá biệt. Chắc chắn sẽ có những tác động không nhỏ. Chi hội lớp cùng đòa
phương vận động học sinh bỏ học trở lại lớp trong nhiều trường hợp hiệu quả
không kém tác động của chính quyền đòa phương.
Đại diện chi hội lớp cần được chọn ít nhất 3 thành viên. (1 trưởng – 1 phó – 1
thư ký) để đảm bảo mọi cuộc họp của ban thường trực Hội và BGH trường đều
có mặt đầy đủ ít nhất một thành viên cùng dự.
Chi hội lớp cần được thông tin đầy đủ về số điện thoại của từng phụ huynh để
tiện liên lạc cũng như ban thường trực Hội cũng có đầy đủ số điện thoại của
chi hội lớp. Việc thông tin này thông qua cung cấp của nhà trường.
Những vấn đề khác :
Tham quan phải có thư báo của nhà trường.
Thu chi : phải có biên lai.
Sinh hoạt tập thể:phải có chữ ký xác nhận của giáo viên đoàn thể,giờ đi, về.
Chuyên cần : có đơn – phụ huynh xin phép – học sinh không đến trường, nhà
trường liên lạc qua điện thoại.
Ý thức học tập:thông qua sổ liên lạc-sổ báo bài có xác nhận của phụ huynh.
7
Nếu chi hội là cầu nối giữa phụ huynh học sinh với giáo viên chủ nhiệm
thì ban thường trực là cầu nối giữa các phụ huynh học sinh toàn trường
với BGH. Việc xây dựng chế độ sinh hoạt đònh kỳ và không đònh kỳ sẽ
tạo cơ hội để phụ huynh nghe thông tin và phản ánh thông tin một cách
kòp thời. Để biện pháp phối hợp đạt hiệu quả cao.
BGH cần tổ chức nắm bắt thông tin kòp thời qua nhiều hệ thống (hộp thư điều
em muốn nói)- hộp thư thoại – cán bộ lớp – lòch tiếp phụ huynh học sinh mà
không cần chờ đến cuối học kỳ hoặc tổng kết thì sự việc giải quyết sẽ chậm.
BGH cần có chính kiến trong việc giải quyết thấu tình đạt lý mọi đề xuất của
phụ huynh học sinh, tránh tình trạng “Phủ bênh phủ, huyện bênh huyện”.

Việc xử lý kòp thời, đúng đắn sẽ tạo niềm tin nơi phụ huynh học sinh từ đó
đóng góp phần chấn chỉnh những tồn tại trong nhà trường.
Giáo viên chủ nhiệm cần tôn trọng ý kiến của phụ huynh, kòp thời thông tin
cho BGH về những góp ý vơi nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm phải có trách
nhiệm thông tin đầy đủ về hoạt động của trường cho phụ huynh.
GVCN cần thực hiện tốt vai trò tham mưu cho phụ huynh học sinh trong việc
học tập của con em và cần phụ huynh thống nhất những vấn đề cần phối
hợp : VD : Nội quy trường lớp.
NHỮNG THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯC :
Trong quá trình phối hợp giữa ban đại diện Hội CMHS và BGH trường
Nguyễn Gia Thiều.
Xây dựng kế hoạch :
Luôn có sự bàn bạc tập thể giữa ban đại diện trường và BGH kòp thời.
Mọi hoạt động của Hội đều được công khai – mọi chủ trương của trường
đều được phụ huynh quán triệt trong đầu năm học. Kế hoạch thực hiện
đạt kết quả tốt. Nội dung cụ thể mức chi cho học sinh hàng năm từ 70%
trở lên, nằhm chi cho co sở vật chất và hoạt động của giáo viên 30%.
Thông tin hai chiều :
BGH – GVCN – GT Ban đại diện CMHS – phụ huynh lớp
Giám thò liên lạc hằng ngày bằng
điện thoại khi có học sinh vắng và
những vấn đề khác.
Thông qua sổ liên lạc – sổ báo bài
(GVCN).
Thông qua hộp thư thoại.
Thông qua điện thoại GVCN – GVBM
được trường cung cấp đầu năm.
Thông qua tiếp xúc tại trường (GVCN)
Họp chi Hội lớp.
Họp ban thường trực Hội ghi nhận phản

ánh của phụ huynh.
8
Thông qua Email của trường.
Thông qua cán bộ lớp, chi Hội.
Lòch tiếp phụ huynh hàng tuần
Việc sử dụng hộp thư thoại hoặc đòa chỉ email của trường để phản ánh
tình hình học tập, xe đưa rước, cơ sở vật chất, dạy thêm học thêm và góp
phần giúp BGH giải quyết kòp thời những bức xúc của phụ huynh. Đây là
phương tiện liên lạc hữu ích, kòp thời thay vì chờ đến phiên họp phụ
huynh.
Tham mưu tư vấn của phụ huynh học sinh :
Tham mưu về giờ giấc học tập, đưa rước, cải thiện điều kiện làm việc của đội
ngũ giáo viên và học tập của học sinh.
Tham mưu về trợ cấp học bổng cho học sinh nghèo, tặng thưởng xứng đáng cho
học sinh đạt thành tích cao (Thủ khoa: từ 1 – 2 triệu) khen thưởng học sinh đạt
điểm cao. Khi tuyển vào trường Lê Hồng Phong, Năng Khiếu, khen thưởng cho
học sinh tiến bộ nhất lớp và đạt hạnh kiểm tốt nhất lớp hàng tháng để duy trì sự
động viên, khuyến khích mọi đối tượng, kòp thời.
Tham mưu, giúp đỡ trường về cơ sở vật chất. Trong các năm qua Hội CMHS đã
hỗ trợ cụ thể như sau :
Năm học Nội dung Số tiền
2003 – 2004
Quỹ học bổng–Quỹ khen thưởng từ mạnh thường
quân. Cơ sở vật chất quạt một số phòng học.
82.000.000
2004 – 2005
Quỹ học bổng – Quỹ khen thưởng.
Vườn hoa – máy lạnh hội trường.
123.000.000
2005 – 2006

Quỹ học bổng – Quỹ khen thưởng.
Máy lạnh phòng giáo viên – phủ PU. Mặt bàn, tủ
đựng đồ dùng dạy học phòng thí nghiệm Lý-Hoá.
118.000.000
Việc mạnh thường quân tham gia đóng góp xuất phát từ sự tự nguyện,
góp phần tăng cường điều kiện cơ sở vật chất nhà trường. Điều cần lưu ý
là công khai và để phụ huynh trực tiếp tham gia sẽ tạo niềm tin cho phụ
huynh về việc đóng góp đúng mục đích.
Phụ huynh học sinh tín nhiệm về hoạt đông của ban đại diện CMHS trường và
chi Hội lớp cũng như tập thể sư phạm. Mối quan hệ phối hợp ngày càng chặt
chẽ, tâm huyết.
9
Đề xuất giải pháp:
Mặt tổ chức :
Chỉ nên ghi Hội CMHS là tổ chức của những người là cha mẹ có con đang
theo học trong các nhà trường, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông – bỏ cụm từ “ và
những ngøi có nhiệt tâm với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ” để tránh tình
trạng những hội viên không còn con học mà vẫn tham gia ban thường trực
Hội. Điều này dẫn đến tư cách đại diện nếu những vò này tham gia vào ban
đại diện toàn trường. Những người có nhiệt tâm với sự nghiệp giáo dục có
thể tham gia đóng góp cho sự nghiệp giáo dục bằng nhiều hình thức.
Nên tổ chức sinh hoạt giữa ban đại diện các trường trong cùng một quận,
huyện đònh kỳ 1 năm 2 lần để trao đổi rút kinh nghiệm hoạt động Hội CMHS
các trường và đònh hướng hoạt động lâu dài.
Tài chánh của hội :
Mức thu Hội phí thực sự cần thiết cho hoạt động của Hội theo từng
trường nên không thể cố đònh cho từng vùng, từng trường. Để tránh việc
thu không đủ chi hoặc thu quá khả năng cần co hướng dẫn cụ thể đảm
bảo :
Không áp đặt mức thu từ mọi phía.

Có chế độ miễn thu cho những gia đình xoá đói giảm nghèo.
Chỉ nên nêu nội dung chi : “cơ sở vật chất – học sinh – giáo viên” với hoạt
động hỗ trợ cho giáo viên có thể bao gồm cả chi cho hoạt động giảng dạy
nếu cần thiết, không nêu như điều lệ tạm thời hiện nay chỉ chi do giáo viên
bò ốm đau hoặc tai nạn rủi ro.
Điều này dẫn đến khả năng hoạt động thu chi bò hạn chế.
Trong việc quản lý tài chánh của Hội, cũng cần cụ thể hoá trách nhiệm
thủ quỹ của Hội (nên là người của trường thực hiện chi theo kế hoạch
Hội). Nếu chung chung sẽ dẫn đến tình trạng mỗi nơi vận dụng một khác
và có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Người viết
NGUYỄN VĂN VƯNG
10

×