Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn Một vài kinh nghiệm phát triển tư duy khai thác mở rộng kiến thức từ phương trình hóa học cho học sinh lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.33 KB, 22 trang )

TÊN ĐỀ TÀI: “Một vài kinh nghiệm phát triển tư duy khai thác mở rộng
kiến thức từ phương trình hoá học cho học sinh lớp 8”
GV: Phí Thò Bích Nguyệt
Trường THCS Nguyễn Văn Cừ
ĐẶT VẤN ĐỀ
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế kỷ XXI đòi hỏi ở mỗi con người phải có năng lực tự chủ và xét đoán
cao hơn, gắn bó sự tăng trưởng trách nhiệm cá nhân trong nỗ lực cộng đồng
nhằm đạt được mục đích chung, vì vậy giáo dục không thể coi nhẹ bất kỳ
tiềm năng nào của từng cá nhân: trí nhớ, lập luận, mỹ cảm, thể lực, kỹ năng
giao lưu, không để tiềm năng nào như một kho báu tiềm ẩn trong lòng mỗi
con người mà không được khám phá. Trong điều kiện cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại đã và đang tạo ra bước phát triển mới .Vì vậy để
bắt kòp sự phát triển nhanh chóng của khoa học kó thuật, con người phải có
đầy đủ kiến thức khoa học. Ngay từ bây giờ phải trang bò cho học sinh, những
người chủ tương lai của đất nước những kiến thức khoa học căn bản, có đầy
đủ khả năng tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước, phục vụ nhân dân.
Mỗi giáo viên cần phải truyền đạt cho học sinh những kiến thức trong sách
giáo khoa một cách vững chắc, chính xác giúp các em hiểu sâu, hiểu rõ hơn
bài học. Muốn vậy ngoài việc giảng dạy bài giáo viên còn cần phải tạo ra sự
hứng thú cho các em trong việc học tập, tạo điều kiện cho các em tham gia
xây dựng bài học một cách tích cực nhất. Vì thế mỗi giáo viên khi lên lớp
ngoài việc phải luôn tìm tòi suy nghó, tìm mọi cách, mọi biện pháp để nâng
cao chất lượng cho mỗi bài giảng giúp học sinh nắm vững kiến thức, giáo
viên còn cần phải tìm cách giúp học sinh thấy được cái hay cái đẹp, cái cần
thiết của kiến thức trong mỗi bài học bằng cách vận dụng bài học vào thực
tế, giải thích các hiện tượng liên quan gần gũi trong đời sống hằng ngày. Nội
dung học tập môn hoá học chứa đựng cả một kho tàng kiến thức sinh động,
phong phú, hấp dẫn, dễ kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh, tạo
điều kiện tốt cho việc hình thành động cơ, nhu cầu nhận thức cũng như hứng
thú học tập của học sinh để trang bò cho học sinh những kiến thức hoá học


một cách có hệ thống, tự giác và vững chắc.Tư tưởng cơ bản của việc đổi
mới phương pháp dạy học là “Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh
theo hướng tổ chức cho học sinh được tự lực, chủ động chiếm lónh tri thức
khoa học, xây dựng phương pháp tự học để học sinh có thể học suốt đời”
1
Hoá học là môn khoa học thực nghiệm nghiên cứu các chất, sự biến đổi và
ứng dụng của chúng . Bộ môn hóa học ở trường phổ thông có mục đích trang
bò cho học sinh hệ thống kiến thức hóa học cơ bản bao gồm các kiến thức hóa
học cơ bản về cấu tạo chất, các đònh luật hóa học cơ bản, các khái niệm, các
học thuyết phân loại các chất và tính chất của chất.Việc nắm vững các kiến
thức hóa học góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở
bậc phổ thông, chuẩn bò cho học sinh tham gia vào hoạt động sản xuất và xã
hội sau này.Đối với học sinh ở trường trung học cơ sở yêu cầu tối thiểu về
kiến thức hoá học sau khi học xong từng tiết, từng bài các em cần nắm vững
các khái niệm cơ bản của hoá học…Nhưng thực tế để nắm vững các kiến thức
trên không phải là đơn giản với học sinh. Vì đa số học sinh cho rằng môn hoá
học là môn tương đối khó và đặc biệt nếu các em không chú ý ngay từ những
kiến thức cơ bản đầu tiên, khi lên lớp các em bò mất gốc thì việc học tập càng
thêm khó. Môn hóa học được bắt đầu học ở lớp 8vì tính trừu tượng của nó
phải dựa trên những kiến thức đã học của toán học, vật lý, nên học sinh khó
tiếp thu vì kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học trước của các em còn yếu
và các em cho rằng môn hóa học là môn học phức tạp và khó khăn nên các
em chán học và không muốn học.Mà sự thật là như vậy, qua nhiều năm tôi
tiến hành khảo sát đầu năm lớp 9 với các khái niệm cơ bản như: nguyên tố
hoá học, nguyên tử, phân tử… đến cách lập phương trình hoá học…thì hầu như
thu được kết quả thấp,đạt khoảng 40% trên trung bình. Để nâng cao chất
lượng học tập môn hoá học, phương trình hóa học được xem như là một trong
những chìa khóa, công cụ cho việc dạy và học hóa học.
Phương trình hóa học nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức học trong
chương trình, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào đời sống, phương trình hóa

học là phương tiện phát triển tư duy cho học sinh. Bởi vậy khi lập được
phương trình hóa học,mở rộng kiến thức về phương trình hoá học thì học sinh
đã lónh hội được một lượng kiến thức lớn trong quá trình học môn hoá học8.
Kiến thức này luôn được củng cố, đào sâu và vận dụng thực tế giảng dạy hóa
học ở phổ thông. Nhưng vận dụng vào để lập phương trình hoá học, mở rộng
kiến thức về phương trình hoá học cũng còn có khoảng cách.
2
Để cuốn hút sự chú ý, lôi cuốn các em vào bài giảng đảm bảo cho học
sinh hiểu sâu nắm vững kiến thức hóa học cơ bản trong phương pháp học hóa
học là học sinh phải nắm vững cách lập phương trình hóa học, khai thác –mở
rộng kiến thức từ phương trình hoá học và được củng cố qua từng bài học,
nên bản thân tôi đã từng sử dụng việc lập phương trình,khai thác-mở rộng
kiến thức từ phương trình hoá học để củng cố, mở rộng kiến thức cho học
sinh. Chính vì vậy,đây là một vấn đề rất bức xúc đối với giáo viên vì một
năm qua mà những kiến thức cơ bản khởi đầu cho môn hoá học ở trường phổ
thông học sinh chưa nắm vững(nhất là kiến thức về phương trình hoá học).
Do đó trong quá trình giảng dạy chương trình hoá học lớp 8 tôi thấy mình
phải tìm ra cách nào đó để học sinh yêu bộ môn, hăng say học tập nghiên
cứu bộ môn và làm sao cho các em thi đua nhau học vững chắc kiến thức đã
học qua từng tiết, từng bài học. Chính vì vậy việc khai thác –mở rộng kiến
thức từ phương trình hoá học…rất bổ ích và lý thú đối với học sinh,nó giúp
học sinh nắm chắc kiến thức, hiểu sâu kiến thức và tạo động lực thúc đẩy học
sinh ham mê học tập. Vậy qua nhiều lần suy nghó,qua quá trình học hỏi đồng
nghiệp,với chút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy tôi mạnh dạn viết nên
một vài kinh nghiệm phát triển tư duy cho học sinh lớp 8 khai thác- mở rộng
kiến thức từ phương trình hoá học. Mong rằng qua đó giúp các em học sinh
tiến bộ hơn hoạt động học tập, với hy vọng góp phần nâng cao chất lượng
dạy học, giáo dục trong điều kiện hiện nay và trong tương lai.
II/ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
- Bằng phương pháp quan sát thực nghiệm sư phạm kết hợp với điều

tra tri thức trong việc giảng dạy hoá học lớp 8, góp phần nâng cao chất lượng
dạy học, giáo dục ở bậc trung học cơ sở.
- Đáp ứng được mục tiêu đào tạo là hình thành và phát triển toàn diện
nhân cách học sinh, tạo những tiền đề để các em trở thành Người lao động có
tri thức và tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo,
III/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Loại bài lập phương trình hoá học,khai thác- mở rộng kiến thức từ
phương trình hoá học của môn hoá học lớp 8 ở bậc trung học cơ sở.
IV/ ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU:
3
Là học sinh khối lớp 8 của Trường trung hoc cơ sở.Tư duy của các em ở
lứa tuổi này cũng bắt đầu phát triển từ giai đoạn nhận thức cảm tính, sang
nhận thức lý tính điều đó giáo viên phải có sự phê phán, phân tích, tổng hợp.
V/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp đọc tài liệu.
2. Phương pháp quan sát và soạn bài theo hướng tích cực hoá hoạt động
học tập.
3. Phương pháp trò chuyện và phương pháp tổng kết kinh nghiệm .
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
I/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Phương pháp dạy học: Là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của
người dạy và học trong quá trình dạy học. Đó là sự kết hợp hữu cơ và thống
nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy
học.Phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động của giáo viên và
học sinh trong quá trình dạy học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo và sự
hoạt động tích cực tự giác của học sinh, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy
học theo hướng của mục tiêu.
Chức năng của phương pháp: Phương pháp dạy học có chức năng nhận
thức, chức năng phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và chức năng giáo dục.

Thật vậy trong quá trình dạy học nhờ có sự lựa chọn, vận dụng hợp lý các
phương pháp dạy học, người học nắm vững hệ thống tri thức, kỹ năng kỹ xảo
ở mức độ từ thấp đến cao.Mặt khác phương pháp dạy học còn có khả năng
hình thành, phát triển những phẩm chất nhân cách tốt đẹp cho người học.
II/ HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học truyền thống:
- Nhóm phương pháp dùng lời
- Nhóm phương pháp trực quan
2. Một số phương pháp dạy học môn hoá học cần được chú ý trong đổi
mới phương pháp dạy học: Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn
hoá học cần chú trọng vận dụng các phương pháp dạy học đặc trưng của hoá
học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, phối hợp các
phương pháp dạy học theo lý luận dạy học hiện đại: Phương pháp quan sát,
tìm tòi; Phương pháp biểu diễn thí nghiệm nghiên cứu; phương pháp thực
hành thí nghiệm
III/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC HOÁ HỌC:
1. Soạn bài hoá học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh.
2. Quy trình thực hiện một tiết lên lớp và một số thủ thuật sư phạm:
4
- Kiểm tra sự chuẩn bò của học sinh: Việc kiểm tra sẽ giúp giáo viên có
thể chủ động thực hiện bài soạn, kòp thời bổ sung phần học sinh chuẩn bò
thiếu hoặc điều chỉnh hình thức hoạt động dạy học cho phù hợp. Cần động
viên những ưu điểm và nghiêm khắc nhắc nhở những thiếu sót để tạo cho
học sinh thói quen chuẩn bò đầy đủ đồ dùng học tập cho tiết học.
- Nêu vấn đề vào bài học: Nêu vấn đề hấp dẫn sẽ kích thích tính tò
mò, ham hiểu biết của học sinh, tạo ra cho các em nhu cầu muốn tìm tòi phát
hiện tri thức, từ đó học sinh sẽ tham gia tích cực, tự giác vào các hoạt động
học tập. Những vấn đề và câu hỏi do giáo viên nêu ra có tác dụng kích thích
học sinh hào hứng tham gia thảo luận, từ đó tìm ra tri thức của bài học.

- Hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập để tìm tòi tri
thức mới. Bằng lời giải thích ngắn gọn, giáo viên cần nêu rõ: Thứ tự các loại
hoạt động mà học sinh phải thực hiện, mục đích của hoạt động và yêu cầu
của sản phẩm cần đạt, hình thức tổ chức để thực hiện các hoạt động, cách bố
trí chỗ ngồi và thời gian thực hiện các hoạt động.
- Theo dõi, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập. Yêu
cầu cần đạt của việc theo dõi:
+ Bảo đảm cho học sinh được tự lực, chủ động hoạt động, tự bộc lộ khả
năng nhận thức cho dù có sai sót. Giáo viên chỉ gợi ý trong trường hợp học
sinh tỏ ra thật sự lúng túng hoặc đã đi lạc hướng.
+ Giáo viên cần bao quát lớp để nắm được trình độ nhận thức của học
sinh qua hoạt động học tập, sớm phát hiện những thắc mắc và những tình
huống mới nảy sinh để có thể chủ động khi tổng kết hoạt động.
- Hướng dẫn học sinh trao đổi thảo luận kết quả của các hoạt động học
tập. Giáo viên cần chú ý khi thực hiện:
+ Cần tạo điều kiện để học sinh phát biểu hết các loại ý kiến khác
nhau, đặc biệt ưu tiên cho các em yếu kém được phát biểu trước.
+ Bảo đảm sự công bằng cho mọi ý kiến tham gia trao đổi, ngay cả khi
ý kiến đó sai hoặc còn thiếu. Muốn vậy, giáo viên không nên vội vã phê
phán khi có ý kiến sai hoặc có kết luận khi có ý kiến đúng.
+ Cần hướng học sinh vào việc trao đổi kỹ những khía cạnh còn sai,
còn thiếu của các ý kiến và nắm được thái độ của học sinh với mỗi loại ý
kiến đó.
+ Giáo viên chỉ làm trọng tài của cuộc trao đổi sau khi học sinh đã bàn
bạc, thảo luận. Việc nhấn mạnh, tóm tắt ý kiến đúng của giáo viên cuối cùng
sẽ giúp học sinh tự sửa chữa những sai sót, hoàn thiện các kết luận trong
nhận thức của mình.
5
+ Những ý kiến đúng của học sinh và những ý kiến sáng tạo cần được
cho điểm đánh giá ngay trong và sau khi thảo luận. Đặc biệt cần khuyến

khích học sinh yếu kém mỗi khi có ý kiến đúng.
- Mỗi tiết học cần dành đủ thời gian cho các công việc kết luận của
bài, đánh giá cuối tiết học, chuẩn bò cho tiết học sau.
Việc kiểm tra cuối tiết giúp học sinh tự đánh giá được trình độ nhận
thức của mình đồng thời giáo viên phát hiện những khiếm khuyết để có thể
tiếp tục giúp các em bổ sung trong tiết sau hoặc những điểm giáo viên cần tự
khắc phục trong phương pháp dạy học.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG THCS HIỆN NAY
1/ Ưu điểm: Các giáo viên dạy môn ho học đã chú ý đến tính khoa học,
chính xác, tính thực tiễn của các kiến thức, nhất là đã cố gắng đảm bảo tính
hệ thống và khối lượng kiến thức đã được quy đònh trong sách giáo khoa. Gần
đây khi vấn đề đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra, Giáo viên ở nhiều
đòa phương đã có cố gắng cải tiến phương pháp: Chú ý sử dụng các thí
nghiệm, các phương tiện dạy học trong bài học, chú ý phát huy tính tích cực
của học sinh qua hệ thống câu hỏi đàm thoại, gợi mở dẫn dắt tư duy của học
sinh…
2/ Nhược điểm:
- Một số tiết dạy môn hoá học ít sử dụng thí nghiệm và các hoạt động
thực hành. Tình trạng phổ biến là giáo viên dạy chay với lời thuyết giảng
triền miên làm tiết học kém hấp dẫn, mất tính sinh động. Trực quan chỉ như
là một biện pháp để dạy học, dùng để minh họa chưa đáp ứng được bài dạy
hoặc giáo viên chưa phát huy được tính tích cực của học sinh qua các phương
tiện dạy học.
- Chỉ một số giáo viên trong các tiết thao giảng đã chú ý sử dụng
phương pháp đàm thoại với hệ thống câu hỏi dẫn dắt gợi mở. Về mặt hình
thức các giờ học đó có vẻ sinh động vì học sinh luôn luôn tích cực phát biểu ý
kiến. Xong thực chất đó vẫn chỉ là sự tích cực thụ động vì học sinh vẫn phụ
thuộc vào sự dẫn dắt của giáo viên qua hệ thống câu hỏi đưa ra. Đó chưa phải
là hoạt động chủ động, độc lập của học sinh nhằm phát hiện, tìm hiểu, giải

quyết những vấn đề đặt ra dựa trên các kiến thức cũ, trên kinh nghiệm cuộc
sống để đi đến kiến thức mới; chưa phải là vấn đề mà học sinh phát hiện khi
tiếp cận tri thức mới, chưa tạo ra cho học sinh nhu cầu bức xúc phải tự giải
đáp để nắm chắc kiến thức hơn.
- Trong dạy học môn hoá học, giáo viên mới chỉ quan tâm chủ yếu đến
quá trình dạy nên tâm thế của học sinh trong giờ học là chờ đón kiến thức do
6
giáo viên truyền thụ và chỉ quan tâm ghi nhớ những kiến thức nào cần phải
học thuộc. Học sinh hoàn toàn chưa có thói quen đón nhận những công việc,
các nhiệm vụ cần hoàn thành trong giờ học để tự tìm ra kiến thức mới.
- Vài năm gần đây giáo viên đã chú ý đến việc đổi mới phương pháp
dạy học theo tinh thần “lấy học sinh làm trung tâm”, tuy nhiên việc chuẩn bò
cho một tiết lên lớp còn hạn chế, phương tiện dạy học chưa đáp ứng được
mục tiêu của bài dạy. Phương pháp kiểm tra truyền thống cũng có nhiều ưu
điểm song nó tốn nhiều thời gian mà hạn chế kiến thức, chưa gây được hứng
thú cho học sinh khi kiểm tra.
CHƯƠNG III:
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
I/ MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM:
Trên cơ sở những lý luận đã đề xuất trong các phần trên và những
kinh nghiệm đã thực nghiệm sư phạm. Nghiên cứu để tìm ra phương pháp tối
ưu giúp cho việc giảng dạy đạt kết quả cao nhất qua đó bồi dưỡng thêm vào
vốn kiến thức của mình cùng với đồng nghiệp tổng kết đúc rút kinh nghiệm
hoàn chỉnh phương pháp giáo dục cho các năm tiếp theo đạt kết quả cao hơn.
II/ NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC NGHIỆM:
1.Nội dung:Hoà vào xu thế phát triển chung của xã hội thì nền giáo dục
hiện nay của Việt nam cũng đang trong thời kì cải cách, đổi mới phương pháp
được coi là vấn đề cấp bách đối với các nhà giáo dục nhằm đáp ứng sự phát
triển chung của xã hội.
Đối với tôi là một giáo vien trực tiếp giảng dạy trong nhà trường, tôi thấy

rằng cần phảie làm như thếù nào để lôi cuốn học sinh yêu thích môn học, từ
đó tạo ra cho học sinh cảm giác hứng thú, thích tìm tòi, khám phá để tìm ra
những kiến thức bí hiểm.
Để thực hiện được công việc đổi mới trong dạy học đó là phương pháp
học tập tích cực lấy học sinh làm trung tâm.Trong các giờ dạy ,phải làm sao
cuốn hút được học sinh tích cực làm việc,tái hiện được các kiến thức có liên
quan và phát hiện,tìm hiểu kiến thức mới. Muốn như vậy,giáo viên phải luôn
luôn đưa ra cáctình huống để học sinh suy nghó,giải quyết.Nhưng để tạo ra
cho học sinh một thói quen để tư duy lại những kiến thức đã học là vấn đềcốt
lõi để các em nắm chắc kiến thức bộ môn. Do vậy tôi đã lấy phương trình
7
hoá học làm trung tâm để phát triển tư duy và khai thác, mở rộng kiến thức
bộ môn. Vì theo tôi mỗi phương trình hoá họcchứa đựng rất nhiều kiến thức
và nhiều điều bí ẩn trong đó. Vì qua mỗi bài có liên quan đến phương trình
hoá học thể hiện ở các bài học trong chương 2,3,4,5,6 trong chương trình hoá
học lớp 8, các em lại tích luỹ thêm vốn kiến thức cho mình. Để kiến thức cũ
được thường xuyên tái hiện và để khai thác những kiến thức mới từ phương
trình hoá học, tôi đã tiến hành các bước như sau:
Bước1:Lập phương trình hoá học,phát hiện ra những kiến thức hoá học có
liên quan đến phương trình hoá học.
Bước 2: Trả lời những kiến thức hoá học có liên quan đêùn phương trình hoá
học.
Bước 3:Phát hiện ra những kiến thức từ phương trình hoá học.
Bước 4: Tự đặt ra những câu hỏi, bài tập từ phương trình hoá học và tự giải
quyết câu hỏi từ bài tập đó.
2. Biện pháp thực hiện
a.Bước 1:Lập phương trình hoá học, phát hiện ra những kiến thức hoá học
có liên quan đến phương tình hoá học.
Theo cấu tạo của Sgk bài “Phương trình hóa học” được học sau khi học
sinh đã học xong chương I: Chất – Nguyên tử – Phân tử và bài “Sự biến đổi

chất” “Phản ứng hóa học” “Đònh luật bảo toàn khối lượng” Như vậy để lập
được phương trình hóa học học sinh phải có những kiến thức cơ sở ban đầu về
chất, nguyên tử, phân tử và sự biến đổi của chất. Thấy được trong phản ứng
hóa học các nguyên tử được bảo toàn nên khối lượng của sản phẩm bằng
khối lượng các chất tham gia đây là cơ sở để học sinh cân bằng phương trình
và từ đây trở đi phương trình hóa học theo các em suốt chặng đường còn lại
trên con đường học vấn của các em có lập được phương trình được chính xác
thì học sinh mới tiếp thu được kiến thức hóa học và giải pháp tốt các bài toán
hóa. Lập phương trình hoá học là một việc khó với rất nhiều học sinh mà đối
với học sinh nếu không lập được phương trình hoá học thì coi như kiến thức
về môn hoá học bằng không,vấn đề này giáo viên đã giảng rất kỹ qua bài
8
16: Phương trình hoá học.Việc hướng dẫn lập phương trình trong suốt quá
trình dạy – học hóa học nhằm thực hiện các vấn đề sau:
- Đi từ dễ đến khó
- Đảm bảo tính tích cực và tự lực của học sinh.
- Đạt độ bền kiến thức và rèn kỹ năng vận dụng kiến thức.
- Thực hiện gắn liền việc dạy – học hóa với thực tiễn hàng ngày và
nền sản xuất, đặt biệt là sản xuất hóa học.
Hệ thống các phương trình hóa học phải được lựa chọn phù hợp với thời
gian có thể được của thầy và trò ở trên lớp cũng như ở nhà tránh gây mệt
mỏi, làm mất hứng thú của các em cần chú ý tới từng đối tượng, phải có kế
hoạch kiểm tra đánh giá học sinh.
Sau khi các em học xong bài “Phương trình hóa học” Các em nắm được
các bước lập phương trình hoá học:
Bước 1: Lập sơ đồ phản ứng.
Bước 2: Cân bằng nguyên tử của mỗi nguyên tố:tìm hệ số thich hợp đặt
trước các công thức.
Bước 3: Viết phương trình hóa học.
Và học sinh nghiên cứu kỹ chú ý giáo viên củng cố ngay bằng cách viết

vào sơ đồ yêu cầu học sinh cân bằng
Ví dụ: Na + O
2
> Na
2
O
Giáo viên đặt câu hỏi: Dựa vào nguyên tố nào để cân bằng? Học sinh
có thể hơi lúng túng, vì tỉ lệ các nguyên tử tương tự nhau. Giáo viên phải
hướng dẫn học sinh cách chọn nguyên tố để cân bằng. Đối với phương trình
này ta chọn oxi để cân bằng. Muốn cho 2 vế bằng nhau ta chọn hệ số bằng
cách tìm BCNN của nguyên tố ta chọn trong 2 vế (tg : 2; sp 1) = 2. Ta tìm hệ
số tương tự cách QĐMS ở đại số ta tìm thừa số phụ (hệ số cần tìm). Vậy hệ
số vế tham gia 2 : 2 = 1 nên ta không điền ở vế tham gia, vế sản phẩm 2 : 1 =
2 nên ta điền trước Na
2
O (hợp chất có nguyên tố ta lựa để cân bằng)
Na + O
2
> 2 Na
2
O. Xét nguyên tử Na ở 2 vế tham gia 1 vế sản phẩm
là 4 (hệ số 2 nhân chỉ số 2) vậy BCNN là 4 xét vế tham gia 4 : 1 = 4 vậy điền
4 vào trước Na ta được: 4 Na + O
2
 2Na
2
O
9
Vậy 2 vế đó cân bằng ta hoàn thành nét thành “”
Sau đó yêu cầu học sinh cân bằng phương trình ở mức cao hơn như

Fe
2
O
3
+ CO > Fe + CO
2
Giáo viên? Dựa vào nguyên tố nào để cân bằng phương trình trên, có
thể học sinh dưa vào phương trình trên trả lời dựa vào nguyên tố oxi để cân
bằng BCNN của chỉ số các chất chứa oxi {3, 1, 2} = 6. Vậy ta điền làm sao
để 2 vế có nguyên tử oxi. Học sinh dễ dàng lấy 6 : 2 = 3 điền 3 làm hệ số vào
sản phẩm chứa oxi (CO
2
) và 6 – 3 = 3 điền vào CO và 2 vào Fe.
Bước cuối cùng học sinh hoàn thành bằng cách nối cách nối các nét
khác lại để hoàn chỉnh phương trình:
Fe
2
O
3
+ 3CO  3CO
2
+ 2 Fe
Với phương trình: Fe
2
O
3
+ HCl > FeCl
2
+ FeCl
3

+ H
2
O
Tương tự dựa vào oxi (vì oxi có số nguyên tử cao mà 2 vế không bằng
nhau) BCNN {4, 1} = 4 điền 4 vào H
2
O
 Số nguyên tử H = 8  Điền 8 vào HCl và điền 2 vào FeCl
3
để 2 vế có
8Cl.
Fe
2
O
3
+ 8HCl  FeCl
2
+ 2FeCl
3
+ 4H
2
O
Đối với học sinh khá giỏi yêu cầu học sinh cân bằng sơ đồ:
FeS
2
+ O
2
> SO
2
+ Fe

2
O
3
Học sinh gặp lúng túng giáo viên hướng dẫn học sinh cách chọn nguyên
tố để cân bằng, như vậy không nhất thiết phải chọn nguyên tố có số nguyên
tử cao mà 2 vế không bằng nhau mà phải chọn nguyên tố mà dễ cân bằng
nhất. Vậy đối với phương trình này ta nên chọn nguyên tố nào?
Các em có thể chọn nguyên tố Fe để cân vằng vậy BCNNN (1,2) là: 2.
Nếu cân bằng cho 2 vế thì số oxi ở 2 vế lẻ gây khó khăn cho các em ở lứa
tuổi này, nên ta dùng số liền sau của BCNN (1,2) là 4; 4 : 1 = 4 điền vào FeS
2
và 4 : 2 = 2  Điền vào 2Fe
2
O
3
ta thấy vế tg có 8 S nên điền 8 vào S ở Sp
8SO
2
.
Tính tổng số oxi ở SP: (8.2) + (2.3) = 22 điền 11O
2
(22 : 2 = 11)
Ta được: 4 FeS
2
+ 11O
2
 4SO
2
+ 2Fe
2

O
3
Hoặc cân bằng phương trình:
10
t
0
t
0
t
0
t
0
t
0
Fe + H
2
SO
4 đặc
 Fe
2
(SO
4
)
3
+ SO
2
+ H
2
O
Học sinh bỡ ngỡ vì sản phẩm có nhóm SO

4
giáo viên gợi ý nhóm
nguyên tử cũng được xem như là 1 nguyên tố tương tự như lập CTHH. Và
yêu cầu học sinh chọn nguyên tố để cân bằng. Học sinh dựa vào kiến thức đã
có sẵn sẽ chọn nhóm SO
4
để cân bằng BCNN (1, 3, 1) = 3 nhưng sản phẩm có
2 hợp chất chứa S nên lấy số liền sau của BCNN là 6: Điền cho H
2
SO
4
bằng
cách 6 : 1 = 6  Điền hệ số 6 cho H
2
SO
4
và điền 3 cho SO
2
và vế tham gia có
12H vì sản phẩm phải điền hệ số 6 cho H
2
O và điền 2 Fe ở vế tham gia ta
được PT đã cân bằng:
2Fe + 6H
2
SO
4 đặc
 Fe
2
(SO

4
)
3
+ 3SO
2
+ 6H
2
O
Tương tự yêu cầu học sinh cân bằng phương trình
Fe
2
(SO
4
)
3
+ NaOH > Fe(OH)
3
+ Na
2
SO
4
Yêu cầu học sinh nhận xét về tham gia sản phẩm có điểm gì đặc biệt
Học sinh: - Vế tham gia có 3 nhóm SO
4
sp’ 1 nhóm SO
4
- Vế tham gia có 1 nhóm OH sp’ 3 nhóm OH
? Ta nên chọn nhóm nào để cân bằng?
Học sinh có thể chọn 1 trong 2 nhóm cân bằng
Giáo viên có thể phân tích chọn SO

4
(vì dễ cân bằng hơn giúp học sinh
có cách phán đoán tốt hơn khi cân bằng phương trình và sau này vận dụng
vào cuộc sống nên chọn con đường đi ngắn nhất để vươn tới thành công trong
công việc).
Vậy ở đây BCNN (3, 1) = 3 điền 3 vào vế sp’, sp’ có 6Na  điền vế
tham gia 6 NaOH, điền 2 vào Fe(OH)
3
.
Vậy nhóm nguyên tử cùng được xem như là 1 nguyên tố trong quá trình
chọn nguyên tố để cân bằng phương trình.
Sơ đồ: P + O
2
> P
2
O
5

Cân bằng oxi trước:nên bắt đầu từ những nguyên tố mà số nguyên tử nhiều
và không bằng nhau ở 2 vế:“ đặt 5vào trước O
2
(5O
2
) và đặt 2 vào trước
P
2
O
5
(2P
2

O
5
)”
(chú ý:có thể đảo: O
2
P
2
O
5
)
Cân bằng phot pho:thêm 4 vào trướcP(4P)
11
t
o
Phương trình hoá học: : 4P +5 O
2

0
t
→
2 P
2
O
5
Từ bài luyện tập 3 trở đi qua từng bài giáo viên rèn thêm về kỹ năng
lập phương trình. Học sinh sẽ có cách nhìn khái quát và việc cân bằng
phương trình sẽ diễn ra 1 cách dễ dàng và cơ bản nhất là những bài toán tính
theo phương trình. Giáo viên hướng dẫn bằng cách gợi ý học sinh xác đònh
chất tham gia là những chất nào? Sản phẩm có những chất nào để học sinh
lập phương trình. Ví dụ bài số 4a/75 giáo viên đặt câu hỏi.

Chất tham gia là chất nào? Sản phẩm là những chất nào? Vò trí của chất
tham gia? Sản phẩm là những chất nào? Vò trí của nó? Từ đó học sinh viết
được:
CO + O
2
> CO
2
Và dễ dàng điền số và cân bằng bằng cách tìm BCNN (1;2) = 2 vế tham
gia có 2 hợp chất chứa oxi nên tìm số liền sau BCNN của nó là 4 và cân
bằng:
2CO+O
2

0
t
→
2CO
2
Với chương trình hóa học 8 để lập phương trình học sinh cần xác đònh
chất tham gia và sản phẩm để lập phương trình là chính và có thể lập được
vài phương trình đơn giản dựa vào đònh nghóa của phản ứng hóa hợp, phản
ứng thế, phản ứng phân hủy, sự oxi hóa của 1 chất, phản ứng oxi hóa khi dựa
vào sự cho nhận oxi.
Ví dụ: Dựa vào đònh nghóa phản ứng hóa hợp và sự oxi hóa của 1 chất,
yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng giữa nhôm và oxi, học sinh dễ
dàng viết:
Sơ đồ: Al + O
2
> Al
2

O
3
Và cân bằng dựa vào nguyên tố oxi tìm BCNN (3, 2) = 6; 6 : 3 = 2 điền
2 vào vế sản phẩm 6 : 2 = 3 điền 3 vào O
2
sản phẩm là 4 nguyên tử nhôm vậy
điền 4 vào Al tham gia:
4Al + 3O
2

0
t
→
2Al
2
O
3
Để viết đúng phương trình hóa học yếu tố công thức hóa học đóng vai
trò không nhỏ. Do đó để có 1 công thức đúng giáo viên cần gợi ý học sinh
12
t
0
nắm được nó thuộc loại hợp chất nào? Thành phần của nó ra sao? Một công
thức hóa học chỉ đúng khi nào?
Vậy trong khi lập phương trình hóa học cần chú ý đến chất tham gia và
chất tạo thành dựa trên tính chất hóa học của chất ngành hóa học nghiên cứu
về chất và sự biến đổi của chất, chất và sự biến đổi của chất được xem xét cả
về mặt đònh tính và đònh lượng. Nếu thiếu hiểu biết hóa học thì không thể lập
đúng phương trình hóa học được. Do đó sự thống nhất giữa 2 mặt đònh tính va
đònh lượng của các hiện tượng hóa học là cơ sở phương pháp luận của việc

lập phương trình hóa học để giải 1 bài toán hóa học bất kỳ nào? Kinh nghiệm
rút ra từ thực tế giảng dạy hóa học ở trường phổ thông đã chỉ rõ rằng. Khi
học sinh lập đúng phương trình hóa học thì kết quả học tập bộ môn đạt từ khá
trở lên.
Từ phương trình hoá học, giáo viên hướng dẫn cho các em phát hiện ra
những kiến thức đã học có liên quan đến phương trình hoá học. Nhũng kiến
thức này phụ thuôïc vào trình tự số tiết được dạy trong chương trình,vì qua
mỗi kiến thức từ phương trình hoá học lại được bổ sung thêm do vậy tới thời
điểm nào thì học sinh phát hiện ra những kiến thức đã học tới thời điểm đó.
Càng về sau, thì học sinh lại tiếp tục được bổ sung thêm những kiến thức đã
biết và đến cuối năm, tập hợp lại những vấn đề cơ bản cần biết từ phương
trình hoá học để làm nội dung các em tự ôn tập.
Các phương trình hoá học trên được giao cho học sinh vào thời điểm
kiểm tra bài cũ hoặc củng cố trong từng tiết học. Nhiệm vụ của học sinh hãy
liệt kê những kiến thức đã học có liên quan đến phương trình hoá học và
thông qua kết quả đạt được của mình vào thời gian thích hợp nào đó như đầu
giờ của các tiết học dươiù sự điều khiển của giáo viên. Và sau đây là kết quả
tập hợp được về những điều đã biết có liên quan đến phương trình hoá học
của học sinh như sau: đònh nghóa về phương trình hoá học,cách lập phương
trình hoá học,ý nghóa của phương trình hoá học, đònh nghóa về phản ứng hoá
học, phân biệt các chất tham gia phản ứng, chất tạo thành sau phản ứng, đònh
luật bảo toàn khối lượng, công thức hoá học(đơn chất, hợp chất), cách xác
đònh hoá trò của các nguyên tố trong hợp chất,quy tắc hoá trò, lập công thức
13
hoá học, ý nghóa của công thức hoá học,khái niệm nguyên tố hoá học,
nguyên tử, phân tử, chất…
Sau khi nghe và thống kê ý kiến của các em đã có nhiều cố gắng để tìm ra
kiến thức có liên quan đến phương trình hoá học và giáo viên tiếp tục gợi ý
thêm như :Nhìn vào công thức hoá học và các hệ số của công thức hoá học
trả lời câu hỏi:Những công thức hoá học trên gợi cho các em biết thêm điều

gì?
Học sinh trả lời: công thức Fe
2
O
3
cho ta biết 1 mol Fe
2
O
3
có khối lượng
mol là:M=56.2+16.3=160 gam
3CO
2
cho ta biết đây là 3 mol CO
2
và có tổng khối lượng mol là:M=3.
(12+16.2)=132 gam
ĐKTC 3 mol CO
2
chiếm thể tích là:
V
2
CO
=3.22,4l=67,2lít
Và như vậy,từ phương trình hoá học,các em còn biết thêm về mol nguyên tử,
phân tử,thể tích mol của chất khí, cách tính khối lượng mol…
b.Bước 2:Trả lời những kiến thức đã học có liên quan đến phương trình hoá
học.
Với những kiến thức đã biết có liên quan đến phương trình hoá họcvừa
kể trên,nhiệm vụ của học sinh là tiếp tục ôn tập nắm rõ các kiến thức đã học

để giờ sau giáo viên tiếp tục kiểm tra bằng cách nhắc đến kiến thức nào thì
học sinh trả lời những kiến thức đó. Và cứ như vậy, tuỳ vào lượng thời gian
thích hợp để giáo viên kiểm tra ,đánh giá. Bằng cách này đãù giúp học sinh có
ý thức tự ôn bài rõ rệt và kiến thức đã học của chương trình được em thường
xuyên nhắc lại trước lớp. Sau đây là những ví dụ về hình thức kiểm tra.
Ví dụ1 :Phát biểu những điều đã biết về lập phương trình hoá học.
Với câu hỏi này, học sinh phải trả lời được cách lập phương trình hoá học
phải qua 3 bước như đã nêu ở trên.
Ví dụ 2:Nêu những điều đã biết về đònh luật bảo toàn khối lượng.
Học sinh cần nêu được nội dung đònh luật bảo toàn khối lượng: “Trong một
phản ứng hoá học,tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng
của các chất tham gia phản ứng”
14
Lập phương trình hoá học dựa vào đònh luật bảo toàn khối lượng.
Nếu học sinh trả lời thì viết nội dung đònh luật bảo toàn khối lượng thành
biểu thức và áp dụng viết biểu thức đối với từng phản ứng hoá học
VD:A + B

C + D
-Biểu thức chung:m
A
+m
B
=m
c
+m
D
-Phương trình hoá học của nhóm 1 là P
2
O

5
+3H
2
O -> 2H
3
PO
4
-p dụng đònh luật ta có:m
2 5
P O
+m
2
H O
= m
3 4
H PO
Ví dụ 3:Những điều đã biết về nguyên tố hoá học.
Chẳng hạn đối với phương trình hoá học của nhóm 2là:
H
2
+CuO
0
t
→
H
2
O + Cu
Học sinh biết được phương trình hoá học :
Ví dụ : với phương trình:H
2

+CuO
0
t
→
H
2
O + Cu
Học sinh viết được phương trình hoá học nhóm mình có ba nguyên tố hoá học
là H,Cu,O trong đó H và O là nguyên tố phi kim và còn Cu là nguyên tố kim
loại và nếu biết được nguyên tử khối của H bằng 1; Cu bằng 64; O bằng 16
thì càng tốt.Và cuối cùng quan trọng nhất là nắm được đònh nghóa về nguyên
tố hoá học: “Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại,có
cùng số Prôton trong hạt nhân”.
Cứ như vậy những nội dung kiến thức đã học có liên quan đến phương trình
hoá học được học sinh phát hiện và bổ sung hoàn chỉnh,đây cũng chính là
điều rất cần thiết để các em thường xuyên ôn lại kiến thức cũ một cách hào
hứng,sôi nổi,nhớ lâu,không bò nhàm chán.Vì các nhóm học sinh phải luôn
luôn thi đua với nhau.
c.Bước 3:Phát hiện ra những kiến thức mới từ phương trình hoá học.
Đây là một bước tương đối khó đối với học sinh,với bước này giáo viên
hướng dẫn cho các em hướng tư duy , tìm và khai thác các kiến thức mới từ
phương trình hoá học như:Các em so sánh các chất trong phương trình hoá
học xem chúng giống nhau ở điểm nào,khác nhau ở điểm nào,chúng thuộc
đơn chất hay hợp chất; tìm sự khác nhau về thành phần giữa các hợp chất… và
tiếp tục khai thác xem những chất đó có những tính chất vật lí,hoá học nào?
ứng dụng?Cách điều chế. . .và mối quan hệ giữa các chất , từ đó hình thành
15
cho các em dạng toán thực hiện dãy biến hoá; hoàn thành phương trình phản
ứng; nhận biết các chất bằng phương pháp hoá học;phương trình hoá học đó
thuộc loại phản ứng hoá học nào. . .

Để thực hiện thành công bước này, giáo viên cung cấp cho các em , gợi ý
cho các em nhớ lại những đặc điểm về tính chất vật lí như trạng thái, màu sắc
,mùi vò, tính tan trong nước,nhiệt độ nóng chảy,nhiệt độ sôi, nhiệt độ đông
đặc, tỉ khối,tính dẻo,độ cứng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt. . .và các đặc điểm về
tính chất hoá học của chất đó với các chất khác.
Vì kiến thức mới rất rộng và nhiều như vậy, giáo viên căn cứ vào thời gian
xem chương trình đã thực hiện tới đâu và đề ra những kiến thức mới mà các
em cần biết từ phương trình hoá học trong các bài tới hoặc chương tới.Ví dụ
sau khi kết thúc kì I bắt đầu chương trình kì II với chương IV là Oxi – Không
khí.
Vậy các em khai thác xem các phương trình hoá học đã cho, phương trình
hoá học nào liên quan đến đơn chất khí O
2
, phát hiện xem O
2
có những tính
chất hoá họcgì?ng dụng và điều chế ra sao? Những hợp chất thành phần
gồm hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi thuộc loại hợp chất gì?
Những phản ứng có liên quan đến tính chất hoá học của O
2
thuộc loại phản
ứng gì? và để giải quyết được vấn đề đó các em sẽ được học ở các bài sau
với những nội dung cụ thể, với cách tung ra vấn đề như vậy giáo viên đã
hướng dẫn các em có thói quen tự nghiên cứu tài liệu, tự chuẩn bò kiến thức
để học bài mới rất chủ động.
d.Bước 4. Tự đặt ra câu hỏi, bài tập từ phương trình hoá học và tự giải quyết
câu hỏi và bài tập đó.
Đây là một bước rất khó đối với các em học sinh nhưng lại có ý nghóa rất
lớn, nó giúp cho các em nắm vững cách làm các bài toán tính theo phương
trình hoá học. Để làm thành công bước này giáo viên phải có những biện

pháp hướng dẫn cho các em nắm chắc các vấn đề sau:
-Nắm chắc các bước tính theo phương trình hoá học.
-Nắm vững cách tính khối lượng mol.
-Nắm vững các công thức tính khối lượng chất.
16
m = n . M; số mol chất: n =
m
M
; thể tích chất khí ở ĐKTC: V = 22,4 .n
-Nắm vững được các bài toán mẫu, những bài đã được chữa. . .
-Vận dụng các đề mẫu đó, các em thay thế các số liệu sao cho phù hợp để
được bài toán mới hoặc tính nốt các chất tham gia và các sản phẩm mà đề
bài không có. . .
Để thành công bước này thì các thành viên trong nhóm phải có sự cộng tác
chặt chẽ với nhau và làm thành thạo cách đổi từ khối lượng ra số mol và
ngược lại … các thành viên trong nhóm phải nắm chắc cách tính theo phương
trình hoá học. Nếu các nhóm hoặc cá nhân mà làm được bước này thì thật
tuyệt vời, vì làm được điều này là các em đã nắm rất chắc kiến thức về tính
theo phương trình hoá học.
Ví dụ:Khi nhiệt phân Fe(OH)
3
thu được Fe
2
O
3
và H
2
O.
a)Em hãy lập phương trình hoá học?
b)Hãy tính khối lượng Fe

2
O
3
thu được khi nhiệt phân 321 gam Fe(OH)
3
?
Bài làm
Tìm số mol Fe(OH)
3
tham gia phản ứng:
n
3
( )Fe OH
=
3
3
( )
( )
Fe OH
Fe OH
m
M
=
321
107
=3(mol)
a)Lập phương trình hoá học:
2Fe(OH)
3


0
t
→
Fe
2
O
3
+ 3H
2
O
Tìm số mol Fe
2
O
3
thu được.
Theo phương trình hoá học ta có 2 mol Fe(OH)
3
tham gia phản ứng thu được 1
mol Fe
2
O
3.
Vậy 3 mol Fe(OH)
3
tham gia phản ứng thu được n mol Fe
2
O
3.
n
2 3

Fe O
=
3.1
2
=1,5(mol)
Tìm khối lượng Fe
2
O
3
thu được:
m
2 3
Fe O
=n
2 3
Fe O
.M
2 3
Fe O
=1.5.160=240( gam).
Sau đó giáo viên giới thiệu cho các em cách ra đề toán mới dựa vào phương
trình hoá học trên.
17
*Thay số liệu 321 gam Fe(OH)
3
bằng các số liệu khác để chọn được số liệu
phù hợp tính toán không bò lệch nhiều thì các em phải tính được
M
3
( )Fe OH

=56 +(16+1).3=107 gam
Vậy các em có thể lấy 107 nhân hoặc chia với số nào đó sẽ ra được khối
lượng cần dùng để ra công thức như: 107 .1,5 hoặc 107:2
107 .2 hoặc 107:10
Sau đó dùng các kết quả tính được ở trên thay vào số 321 gam Fe(OH)
3
của đề bài trên ta sẽ có bài toán mới.
*Giữ nguyên đề trên nhưng tính khối lượng của H
2
O tạo thành.
*Hoặc các em có thể tính M
2 3
Fe O
= 56 . 2 + 16 . 3 =160 gam, rồi lấy số liệu
160 gam hoặc bội hoặc ước của 160 gam là sản phẩm tạo thành để tìm khối
lượng của Fe(OH)
3
đem nhiệt phân.
Ví dụ:Khi nhiệt phân Fe(OH)
3
ta thu được 320 gam Fe
2
O
3
và H
2
O.
a)Lập phương trình.
b)Tính khối lượng Fe(OH)
3

đem nhiệt phân.
*Với cách làm như vậy xung quanh một bài toán có phản ứng hoá học các
em có thể tự thay đổi số liệu, dữ kiện để ra được nhiều bài toán mới khác
nhau. Với phương pháp này giúp các em nắm rất vững về các dạng toán tính
theo phương trình hoá học. Ngoài ra giáo viên còn hướng dẫn cho các em làm
và ra những đề toán tính thành phần phần trăm các nguyên tố hoá học trong
hợp chất có hai hay nhiều nguyên tố.
Với những bước như trên cứ từng bài từng chương các kiến thức có liên quan
đến phương trình hoá học được bổ sung thêm những điều đã biết vào khối
kiến thức của mình và như vậy với mỗi phương trình hoá học lại gợi nhớ cho
các em những kiến thức đã được học và khám phá khai thác những kiến thức
mới, những bài toán mới.
Khi kết thúc chương IV: Hiđrô – Nước, giáo viên cùng học sinh thống nhất
lại những kiến thức có liên quan đến phương trình hoá học như sau:
*Những khái niệm, đònh nghóa, đònh luật cơ bản (như nguyên tố hoá học,
nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, công thức hoá học, qui tắc hoá trò,
phản ứng hoá học, đònh luật bảo toàn khối lượng, phương trình hoá học . . .)
18
*Nắm được cách tính khối lượng mol, công thức chuyển đổi giữa khối lượng,
thể tích, lượng chất. Nắm được các bước tính theo công thức hoá học, tính
theo phương trình hoá học.
*Những kiến thức về hai chất oxi và hiđrô (tính chất lí học, tính chất hoá
học, ứng dụng, điều chế . . .)
*Các đònh nghóa về các phản ứng hoá học, phân huỷ, oxi hoá khử, phản ứng
thế. Nhận biết được các phản ứng trên từ phương trình hoá học.
*Các khái niệm về oxit, axit, bazơ, muối (như đònh nghóa, công thức, tên gọi .
. .)
19
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Qua cách phát triển tư duy học sinh đề tài về khai thác, mở rộng kiến thức

từ phương trình hoá học tôi thấy rằng muốn làm cho hoạt động có hiệu quả
học sinh phải học tập có nề nếp tuân theo sự hướng dẫn chỉ đạo của thầy
giáo. Ví dụ sau khi học sinh đã được học về phương trình hoá học thì giáo
viên phải hướng dẫn và giao cho học sinh hoàn thành bước 1 là biết cách lập
phương trình hoá học và tìm ra các kiến thức đã học có liên quan đến phương
trình hoá học. Sau khi học sinh trình bày các kiến thức của mình giáo viên
thống nhất cho cả lớp, cá nhân học sinh có sổ riêng để ghi các phương trình
hoá học cùng với những điều đã biết về kiến thức có liên quan đến phương
trình hoá học mà các em đã được học. Sau đó giáo viên thống nhất ra nhiệm
vụ cho học sinh thực hiện các bước còn lại. Để làm tốt các bước này mỗi cá
nhân học sinh tự nghiên cứu, tự tìm hiểu các kiến thức rồi thống nhất với
nhóm mình, sau khi thống nhất thì mới ghi vào sổ của mình và trình bày các
nội dung khi giáo viên kiểm tra. Vì thời gian học trên lớp rất hạn hẹp do vậy
giáo viên giúp các em cách thức tiến hành các bước còn lại sao cho phù hợp
những bước nào làm trước,làm sau.Và giáo viên xen kẽ kiểm tra vào thời
gian 15 phút kiểm tra bài cũ của các tiết học, hoặc cho các em trình bày tranh
luận trong giờ học môn tự chọn ( với môn hoá).
Với sáng kiến kinh nghiệm trên tôi đã áp dụng trong năm học 2007-2008
với học sinh lớp 8 tôi đã tạo ra không khí học tập của bộ môn rất sôi nổi. Qua
đó giúp các em chòu khó ôn tập các kiến thức cũ lại hăng say tìm tòi kiến
thức mới, kết quả thu được:
*Về kiến thức:Đa số các em nắm chắc các kiến thức cơ bản của bộ môn điều
này đã được kiểm nghiệm qua các đề kiểm tra dưới nhiều hình thức khác
nhau.
20
*Về kó năng:Các em nắm vững và thành thạo các kó năng lập phương trình
hoá học, tính theo phương trình hoá học, kó năng hoạt động nhóm, kó năng tự
nghiên cứu bộ môn.
*Về tư tưởng:Tạo ra cho các em tư tưởng thoải mái khi học bộ môn, tạo ra
không khí sôi nổi, hào hứng ham mê học tập và nghiên cứu.

* Chất lượng học sinh đạt kết quả khả quan hơn năm học 2006-2007,80%
học sinh đạt trên trung bình, qua thăm dò thấy các em có kiến thức ,kó năng
học hoá tốt hơn, tỉ lệ học sinh yêu thích môn học cao hơn.
Khi thực hiện phương pháp phát triển tư duy học sinh thông qua việc khai
thác mở rộng kiến thức từ phương trình hoá học trong các giờ học chính khoá
hay tự chọn, tôi đã thấy các em không coi hoá học là môn khó nữa mà thấy
các em rất hứng thú với môn học.Với kết quả như vậy sau kì nghỉ hè các em
cứ phát huy được ý thức học tập như vậy kì thi khảo sát chất lượng bộ môn
hoá học ở đầu năm lớp 9 năm học 2008-2009 đạt được kết quả cao khoảng
80% học sinh đạt trung bình trở lên .Và đó là vốn kiến thức giúp các em học
tập tốt bộ môn hoá ở cấp THCS. Đây là hướng giải pháp của riêng bản thân
tôi nên không tránh khỏi những hạn chế. Vậy tôi rất kính mong q thầy cô,
đồng nghiệp có đóng góp ý kiến xây dựng để đề tài của tôi được vận dụng
vào thực tế có hiệu quả hơn, để rút kinh nghiệm giúp tôi càng vững vàng hơn
trong sự nghiệp trồng người.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
21
22

×