Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

skkn một vài kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi góp phần giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 31 trường tiểu học trần bình trọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.28 KB, 16 trang )








SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TỔ
CHỨC CÁC TRÒ CHƠI GÓP PHẦN GIÁO DỤC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH LỚP 3/1
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN BÌNH TRỌNG
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay tình trạng ô nhiễm môi trường đã và đang diễn ra ở qui mô
rộng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của cư dân trên Trái đất.
Mỗi năm thế giới có hơn 2,2 triệu người chết vì các bệnh tật do nguồn nước
bị ô nhiễm và vệ sinh môi trường kém gây ra. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ
sống còn, là việc làm cấp bách vì thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Đây
còn là vấn đề khoa học có tính xã hội sâu sắc gắn liền với cuộc đấu tranh xóa
đói giảm nghèo của từng nước và của cả nhân loại. Vấn đề bảo vệ môi trường
đang được các quốc gia trên toàn thế giới cùng chung tay thực hiện.
Trong những giải pháp bảo vệ môi trường của các quốc gia, giáo dục là
giải pháp hàng đầu, bởi lẽ một trong những nguyên nhân cơ bản góp phần
gây hủy hoại môi trường là sự thiếu hiểu biết của con người. Chính vì vậy
việc triển khai giáo dục bảo vệ môi trường cần phải được triển khai cho mọi
người ngay từ thưở ấu thơ cho đến tuổi trưởng thành nhằm trang bị những
hiểu biết về môi trường và rèn các kĩ năng, hành vi bảo vệ môi trường.
Giáo dục bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững là một
trong các nhiệm vụ quan trọng được Đảng và nhà nước ta dành cho mối quan
tâm đặc biệt. Ngày 15/11/ 2004, Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số


41/NQ-TƯ về tăng cường công tác Bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Ngày 17/10/2001, Thủ tướng chính
phủ ban hành Quyết định số 1363/QĐ-TTg phê duyệt đề án “ Đưa các nội
dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và ngày
2/12/2003 ban hành Quyết định số 256/QĐ- TTg phê duyệt chiến lược bảo vệ
môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 tạo cơ sở
vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, ngày 31/1/ 2005 Bộ
trưởng Bộ GD & ĐT đã ra chỉ thị số 02/2005/CT- BGD &ĐT về tăng cường
công tác giáo dục bảo vệ môi trường xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giáo
dục phổ thông từ nay đến năm 2010 là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ
năng về môi trường bằng các hình thức phù hợp qua các môn học và hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp.
Năm học 2009 -2010 là năm học tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40/2008/
CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc phát động phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường
phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. Đây là một cuộc phát động lớn của ngành
thông qua cuộc phát động hình thành ở học sinh có thái độ hành vi ứng xử
phù hợp, thể hiện tình yêu thương thân thiện với mọi người và môi trường
xung quanh.
Sau khi được dự lớp tập huấn về giáo dục bảo vệ môi trường (BVMT)
cho học sinh tiểu học, tôi được biết để thực hiện tốt và có hiệu quả mục tiêu,
nội dung giáo dục BVMT trong trường Tiểu học trong điều kiện hiện nay,
con đường tốt nhất là:
- Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục môi trường qua các môn học.
- Đưa giáo dục BVMT trở thành một nội dung của hoạt động NGLL.
- Quan tâm tới môi trường địa phương, thiết thực cải thiện môi trường
địa phương, hình thành và phát triển thói quen ứng xử thân thiện với môi
trường.
Giáo dục BVMT là một nội dung giáo dục trong trường Tiểu học. Do

đặc thù của nó, chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học đa dạng
như thảo luận nhóm, trò chơi, phương pháp dự án, đóng vai
Trong các phương pháp dạy học trên, trò chơi là phương pháp các em
học sinh thích tham gia nhất. Vì trò chơi là một hoạt động quen thuộc, gần
gũi với tất cả mọi người từ người lớn đến trẻ em. Cũng như lao động, học tập,
trò chơi là một loại hình hoạt động sống của con người. Trò chơi có ý nghĩa
đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh tiểu học. Trò chơi tạo tất cả những điều kiện
để trẻ thể hiện nhu cầu tự nhiên về hoạt động, tạo ra ở trẻ những rung động
thực tế và quan trọng cho cuộc sống. Trong khi chơi, trẻ em phản ánh hiện
thực xung quanh, đồng thời thể hiện thái độ nhất định đối với môi trường.
Đối với trẻ em, chơi có nghĩa là hoạt động, là khơi dậy trong mình những
cảm giác và ước mơ, là cố gắng để thực hiện những ước mơ đó, là cảm giác,
tri giác và phản ánh một cách sáng tạo thế giới vào trong tưởng tượng của
mình. Đúng như A.M. Go- rơ- ki đã nhận xét “ Trò chơi là con đường để trẻ
em nhận thức thế giới, là nơi chúng đang sống và là cái chúng nhận thấy cần
phải thay đổi.”
Tuy nhiên vì đây là năm học đầu tiên thực hiện việc giáo dục BVMT
cho học sinh tiểu học thông qua các môn học nên việc tổ chức trò chơi cho
học sinh khi giảng dạy còn nhiều hạn chế. Thực trạng này xuất phát từ những
nguyên nhân khách quan và chủ quan như: việc lựa chọn trò chơi, thời gian
chuẩn bị, thời gian tổ chức chơi, Điều này làm cho những người giáo viên
đứng lớp như tôi luôn trăn trở và suy nghĩ. Chính vì những lý do trên, tôi đã
mạnh dạn chọn đề tài : “Một vài kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi
góp phần giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 3/1 trường Tiểu học
Trần Bình Trọng”

B. PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI GÓP PHẦN GIÁO
DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN BÌNH
TRỌNG:

Yêu cầu mục đích giáo dục môi trường cho học sinh quá rộng nhưng
điều kiện thực tế để giáo dục lại còn quá hạn chế, nên việc thực hiện giáo dục
bảo vệ môi trường cho học sinh ở Trường tiểu học Trần Bình Trọng gặp
nhiều khó khăn:
- Kiến thức thức thực tế về môi trường của học sinh còn quá hạn hẹp.
- Nhận thức về bảo vệ môi trường trong quần chúng ở địa phương chưa
cao nên dẫn đến ý thức tự giác BVMT của học sinh còn hạn chế
- Do tâm sinh của lứa tuổi dễ nhớ nhưng chóng quên nên việc thực
hiện bảo vệ môi trường chưa được thường xuyên.
- Kế hoạch về bảo vệ môi trường giữa địa phương và nhà trường chưa
được thống nhất nên kết quá giáo dục chưa cao.
II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI
GÓP PHẦN GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:
1. Giáo viên phải nắm rõ mục đích, vai trò của trò chơi:
Hoạt động trò chơi thúc đẩy trẻ em:
- Nhận thức hiện thực môi trường xung quanh
- Hình thành những nhận thức nhất định về hành vi BVMT.
- Hình thành năng lực quan sát và đánh giá có phê phán những hành vi,
cử chỉ của người khác cũng như đặt nền móng cho những hành vi và thói
quen có lợi cho môi trường.
2. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung về giáo dục BVMT
cho học sinh Tiểu học để sưu tầm, thiết kế các trò chơi cho phù hợp:
2.1 Mục tiêu giáo dục BVMT cho học sinh tiểu học: Giáo dục bảo vệ
môi trường cho học sinh Tiểu học nhằm:
+ Làm cho học sinh bước đầu biết và hiểu:
- Các thành phần môi trường: đất, nước, không khí, ánh sáng, động vật,
thực vật và quan hệ giữa chúng.
- Mối quan hệ giữa con người và các thành phần môi trường.
- Ô nhiễm môi trường.
- Biện pháp BVMT xung quanh ( nhà ở, trường, lớp học, thôn xóm,

bản làng, phố phường, )
+ Làm cho học sinh bước đầu có khả năng:
- Tham gia các hoạt động BVMT phù hợp với lứa tuổi ( trồng, chăm
sóc cây; làm cho môi trường xanh - sạch- đẹp)
- Sống hòa hợp, gần gũi, thân thiện với tự nhiên.
- Sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác.
- Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường, lớp, quê hương, đất nước.
- Thân thiện với môi trường.
- Quan tâm đến môi trường xung quanh.
2.2 Nội dung giáo dục BVMT cho học sinh tiểu học:
Nội dung giáo dục BVMT trong trường Tiểu học được lồng ghép, tích
hợp trong các môn học và đưa vào nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp với khối lượng kiến thức phù hợp như sau:
- Môi trường xung quanh học sinh,
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường,
- Ý thức về BVMT,
- Kĩ năng về BVMT trong cuộc sống và hoạt động.
- Hình thành, phát triển và rèn luyện hành vi, thói quen, thái độ trong
BVMT.
2.3 Mục tiêu giáo dục BVMT trong hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Giáo dục BVMT trong hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm:
- Củng cố, khắc sâu, mở rộng những hiểu biết về các thành phần của
môi trường và mối quan hệ giữa chúng; mối quan hệ giữa con người và các
yếu tố môi trường; sự ô nhiễm môi trường và các biện pháp BVMT.
- Xác định trách nhiệm cá nhân trong việc góp phần BVMT ở nhà
trường và địa phương.
- Hình thành và phát triển tình cảm yêu quý, gần gũi, thân thiện với
thiên nhiên và môi trường xung quanh, quan tâm tới việc bảo vệ môi trường.
- Biết thực hiện nếp sống ngăn nắp, vệ sinh trên cơ sở phát huy vai trò
tự quản.

- Có khả năng tham gia một số hoạt động BVMT phù hợp với lứa tuổi.
2.4 Nội dung giáo dục BVMT qua hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Nội dung giáo dục BVMT qua hoạt động ngoài giờ lên lớp gồm những
vấn đề:
- Thành phần của môi trường xung quanh như: đất, nước, không khí,
ánh sáng mặt trời, sinh vật, nhà ở, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các
công trình công cộng, các khu di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
- Vai trò của môi trường đối với sức khỏe và cuộc sống của con người
và các vi sinh vật; tác động của con người đối với sự phát triển bền vững của
môi trường, vấn đề dân số và môi trường.
- Một số biểu hiện của ô nhiễm môi trường, các nguồn gây ô nhiễm
môi trường như: nước thải, phân bón, xe cộ,
- Những biện pháp BVMT, hạn chế ô nhiễm môi trường; hoạt động
BVMT và vai trò của học sinh Tiểu học; những quy định của nhà trường và
địa phương về BVMT.
3. Sưu tầm, thiết kế các trò chơi phù hợp với nội dung giáo dục
BVMT:
Dựa trên những mục tiêu và nội dung giáo dục BVMT cho học sinh
Tiểu học trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tôi đã sưu tầm và tự thiết kế
ra một số trò chơi góp phần giáo dục học sinh bảo vệ môi trường như sau:
Trò chơi 1: Thi kể tên các loài động vật, thực vật
a. Mục đích: Giúp học sinh củng cố, khắc sâu các kiến thức về đa dạng
sinh học.
b. Nội dung: Kể tên các loài động thực vật mà em biết.
c. Cách chơi: Giáo viên chia học sinh thành 2 nhóm ( hoặc 3, 4 nhóm)
giáo viên nêu 1 chữ cái, các nhóm phải kể tên các động vật, thực vật mà
nhóm biết bắt đầu bằng chữ cái đó.
Ví dụ: Giáo viên nêu chữ “S” học sinh các nhóm phải kể tên các động
vật hoặc thực vật có chữ cái đầu là “S”: sên, sấu, sáo, sóc, su su, su
hào, nhưng không được kể tên trùng với nhóm bạn, khi chỉ đến nhóm nào

mà không tìm được, giáo viên cho đếm từ 1 đến 5 như nhóm đó vẫn chưa tìm
ra coi như bị thua. Hoặc cũng có thể cho các nhóm ghi tên lên bảng nhóm và
đếm xem nhóm nào kể được nhiều tên động vật, thực vật hơn là nhóm đó
thắng.Trò chơi diễn ra trong 5 phút.
Các chữ cái giáo viên đưa ra từ dễ đến khó: S, C, Ch, K, Ô, Ê,
Trò chơi 2: Trời- Đất- Nước
a. Mục đích: Giúp học sinh củng cố, khắc sâu các kiến thức về đa
dạng sinh học.
b. Nội dung: Kể tên các con vật có ở trên trời, dưới đất, dưới nước.
c. Cách chơi: Giáo viên vừa đi vừa nói: Trời - đất - nước; nước - trời-
đất; đất- trời- nước, rồi chỉ vào bất cứ học sinh nào nói: đất hoặc trời hay là
nước thì học sinh đó phải kể nhanh ba con vật sống ở môi trường đó.
Ví dụ: Giáo viên chỉ vào một học sinh và hô “ đất”- học sinh đó phải
đáp nhanh: chó, gà, thỏ; “ trời”- học sinh đó phải đáp nhanh: chim, ong,
bướm; “ nước”- học sinh đó phải đáp nhanh: tôm, cua, cá. Học sinh nào nói
sai môi trường sống của con vật hay không nói được hoặc nói chậm sẽ bị
phạt. Trò chơi diễn ra trong 3 – 5 phút.
Trò chơi 3: Em là tuyên truyền viên
a. Mục đích: Giúp học sinh nắm vững được những việc nên làm, những
việc không nên làm đối với môi trường.
b. Nội dung: Với những động từ “ Hãy” và “ Đừng” học sinh nêu lên
được những việc cần làm và không nên làm đối với môi trường.
c. Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu 1 nhóm đặt câu
với động từ “ Hãy” để nêu lên những việc cần làm đối với môi trường, nhóm
kia đặt câu với động từ “ Đừng” để nêu lên những việc không nên làm đối
với môi trường.
Ví dụ: Nhóm với động từ “ Hãy”
- Hãy bảo vệ, chăm sóc cây xanh.
- Hãy giữ vệ sinh trường, lớp sạch đẹp.
- Hãy bảo vệ nguồn nước.

Nhóm với động từ “ Đừng”
- Đừng vứt rác bừa bãi.
- Đừng giết hại những loài vật có ích.
- Đừng phá rừng đầu nguồn.
Nhóm nào có nhiều câu hơn và đúng nội dung thì nhóm đó thắng. Trò
chơi diễn ra trong 5 -7 phút.
Trò chơi 5: Thử đoán xem
a. Mục đích: Giúp HS nhận biết một số loài thực vật xung quanh các
em.
b. Nội dung: Với những quả quen thuộc giúp học sinh nhận biết tên
loài cây.
c. Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành những nhóm nhỏ, mỗi nhóm cử
1 em, em được cử sẽ bị bịt mắt bằng khăn. Giáo viên lần lượt đặt vào tay mỗi
em những quả đã chuẩn bị sẵn. Học sinh dùng tay sờ, mũi ngửi để xác định
quả đó là tên gì, ai đoán xong thì giơ ra và hô to. Trò chơi diễn ra khoảng 7
phút, đội nào đoán không được sẽ loại dần, đội đoán đúng nhiều nhất sẽ thắng
cuộc.
Trò chơi 6: Đoán tên các loài vật
a. Mục đích: Giúp học sinh biết tên một số loài vật xung quanh các em
qua một số biểu hiện của chúng.
b. Nội dung: Với những biểu hiện đoán tên loài vật.
c. Cách chơi: Giáo viên chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm cử 1 đại diện
ra làm động tác hoặc nêu những đặc điểm, biểu hiện của con vật mà giáo viên
đưa ra, nhóm kia phải đoán tên con vật được miêu tả.
Ví dụ: Nhóm đố: Cùng họ với hổ, khắc tinh của loài chuột là:
Nhóm trả lời: Con mèo
Hoặc: Nhóm đố: Con gì tám cẳng hai càng?
Nhóm trả lời: Con cua.
Nếu nhóm nào không đoán ra tên con vật sau 30 giây thì nhóm đó thua.
Thời gian chơi khoảng 10 phút.

Trò chơi 7: Ai biết nhiều hơn
a. Mục đích: Giúp học sinh biết quan sát và nhận xét, sắp xếp các con
vật theo một đặc điểm nhất định
b. Nội dung: Kể tên các loài vật theo một đặc điểm cho trước.
c. Cách chơi: Có thể chơi với từng cá nhân hoặc chia lớp thành các
nhóm, mỗi nhóm thảo luận và cử một em tham gia. Học sinh ghi tên loài vật
theo các đặc điểm mà giáo viên đưa ra.
+ Những con vật nào có hai chân? Những con vật nào có bốn chân
hoặc có nhiều chân?
+ Con vật nào có hai cánh? Con vật nào có bốn cánh?
+ Những con vật nào có sừng?
+ Những con vật nào bắt muỗi, bắt sâu hại cây trồng, bắt chuột?
+ Những loại cá nào thuộc cá nước ngọt? Loại cá nào thuộc cá nước
mặn?
+ Những con vật nào đẻ trứng? Những con vật nào đẻ con?
+ Những con vật nào có ích? Những con vật nào có hại?
Học sinh ghi đúng tên mỗi con vật ghi 1 điểm, sai lỗi chính tả trừ 0,5
điểm, viết chữ sạch đẹp cộng thêm 1 điểm trong lượt chơi. Trò chơi diễn ra
trong 5-7 phút.
Có thể sử dụng trò chơi này để thi tìm hiểu về các loại cây có củ,
quả,
Trò chơi 9: Thi hùng biện về bảo vệ môi trường
a. Mục đích: Giúp học sinh nêu lên những quan điểm của bản thân
mình về các vấn đề môi trường.
b. Nội dung: Hùng biện về những nội dung liên quan đếm bảo vệ môi
trường.
c. Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm cử đại
diện lên bốc câu hỏi, các nhóm thảo luận nội dung câu hỏi và cử người lên
trình bày.
Mỗi nhóm cử 1 đại diện làm ban giám khảo để chấm xem ai trả lời

đúng và hay. Giáo viên làm trọng tài để đưa ra nhận xét cuối cùng. Nhóm nào
có nhiều lần thắng cuộc sẽ được khen thưởng.
Ví dụ:
+ Cần làm gì để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh- sạch-
đẹp?
+ Để có một môi trường sống trong lành chúng ta cần phải làm gì?
+ Cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?
+ Nêu những biện pháp bảo vệ rừng?
+ Em hãy nêu những hiểu biết của mình về tình trạng môi trường hiện
nay?
+ Hãy đề ra những biện pháp nhằm góp phần bảo vệ môi trường?
+ Nếu sau này em trở thành chủ tịch phường, em sẽ có những biện
pháp gì để góp phần bảo vệ môi trường của phường nhà?
Trò chơi 10: Loài vật quanh ta
a. Mục đích: Giúp học sinh khái quát được các loài vật có ý nghĩa nhất
định trong đời sống con người, gắn bó mật thiết với đời sống con người
b. Nội dung: HS kể tên loài vật mình biết và phân tích tác dụng của
chúng.
c. Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thi
kể tên các con vật trong nhà và nêu lợi ích của chúng.
Ví dụ: Chó giữ nhà, Mèo bắt chuột
Nhóm nào kể được nhiều con vật và nêu lợi ích đúng là nhóm đó
thắng. Trò chơi diễn ra trong 5 phút.
Trò chơi 12: Thi làm hướng dẫn viên du lịch
a. Mục đích: Giúp học sinh giới thiệu những cảnh đẹp của đất nước mà
em biết, chia sẻ kiến thức, sự hiểu biết đối với bạn bè, tự hào về các cảnh đẹp
của đất nước.
b. Nội dung: Học sinh giới thiệu những cảnh đẹp của đất nước mà em
biết.
c. Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử thảo luận và

cử đại diện lên giới thiệu cho cả lớp biết về một trong những cảnh đẹp của
đất nước.
Ví dụ: Giới thiệu về Danh thắng Ngũ Hành Sơn, bãi biển Non Nước,
Tháp Mỹ Sơn, Bà Nà, Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha,
Sau khi học sinh giới thiệu cho cả lớp nghe, GV hướng dẫn học sinh
nhận xét, bình chọn bạn làm hướng dẫn viên tốt nhất và cùng thảo luận các
câu hỏi:
+ Em có suy nghĩ gì sau khi nghe bạn giới thiệu về cảnh đẹp?
+ Em cần làm gì để cho các danh lam thắng cảnh đó ngày càng thêm
đẹp và thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước?
Nhóm nào có bạn được bình chọn nhiều nhất là nhóm thắng cuộc.
Trò chơi được thực hiện thay đổi luân phiên bạn làm hướng dẫn viên
để sao cho nhiều học sinh cùng được tham gia.
4. Tổ chức cho học sinh chơi:
Để đạt được kết quả tốt,GV có thể vận dụng các hình thức tổ chức trò
chơi như sau:
- Thông qua trò chơi học tập, lồng ghép nội dung Giáo dục bảo vệ môi
trường vào các tiết Hoạt động tập thể với nhiều hình thức như: múa hát tập
thể,tập bài hát dân ca, chơi các trò chơi dân gian.
- Sau mỗi trò chơi, GV hướng dẫn, gợi ý giúp HS tự rút ra được nội dung
giáo dục của trò chơi.
- Trò chơi được tổ chức lập lại nhiều lần kiến thức sẽ được củng cố, khắc
sâu Qua đó, ý thức về bảo vệ môi trường sẽ được hoàn thiện dần trong mỗi
HS.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau một thời gian tổ chức các trò chơi trên nhằm góp phần giáo dục
bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 3/1, bước đầu tôi đã thu được những kết
quả khả quan như sau:
- Học sinh đã hình thành ý thức bảo vệ môi trường.
- Nắm được các nôi dung bảo vệ môi trường.

- Học sinh đã được tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Ý thức giữ vệ sinh chung của học sinh đã được nâng cao.
- Học sinh tham gia nhiệt tình vào các buổi lao động do nhà trường tổ
chức, các ngày chủ nhật Xanh – sạch – đẹp.
- Học sinh tham gia chăm sóc cây xanh trong sân trường, trong lớp có
góc thực vật và được các em chăm sóc chu đáo.
- Vệ sinh sân trường, lớp học sạch sẽ.
Kết quả trên tuy vẫn còn hạn chế nhưng đã chứng tỏ được rằng, thông
qua các trò chơi, ý thức về bảo vệ môi trường của học sinh được nâng cao,
học sinh đã tích cực tự giác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà
trường cũng như địa phương tổ chức.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để thực hiện tốt việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh thông
qua các trò chơi trong tiết hoạt động tập thể đòi hỏi:
- Giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung giáo dục BVMT được dạy
lồng ghép trong các môn học và trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Giáo viên phải lựa chọn, sưu tầm, thiết kế các trò chơi cho phù hợp
với nội dung, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh để hướng các em vào
các hoạt động tích cực nhằm hình thành và nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường của các em.
- Giáo viên phải lựa chọn những vấn đề về môi trường phù hợp với
thực tế địa phương.
- Giáo viên phải nhận xét, đánh giá sau mỗi trò chơi để học sinh rút ra
những điều mình học tập được từ trò chơi.Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu
mến và bảo vệ thiên nhiên xung quanh các em.
















C. KẾT LUẬN
Tuy việc Tổ chức các trò chơi để góp phần Giáo dục bảo vệ môi trường
ở Trường Tiểu học Trần Bình Trọng đã đạt được những kết quả đáng kể,
song vì điều kiện thực tế còn hạn hẹp nên nội dung đề tài “ Một số kinh
nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi góp phần Giáo dục bảo vệ môi
trường ở Trường Tiểu học Trần Bình Trọng” trên đây vẫn còn nhiều khiếm
khuyết, quá trình thực hiện đề tài vẫn còn nhiều hạn chế. Rất mong nhận
được sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để đề
tài trên đây được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn !






















D. PHẦN PHỤ LỤC
MẪU PHIẾU KIỂM TRA THỰC NGHIỆM
Họ và tên:
Lớp: 3/1
Đánh dấu X vào ô trống trước ý em cho là đúng nhất
1. Môi trường xung quanh em bao gồm:
Đất đai, sông ngòi, nhà cửa, trường học, bệnh viện, đồng lúa,
Tất cả những gì xung quanh em.
Rừng núi, biển cả, dộng vật, thực vật, con người,
2. Để giữ vệ sinh nơi ở, em đã:
Quét dọn nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng đồ đạc.
Em chỉ quét nhà sạch mà không cần gọn gàng ngăn nắp.ư
Em chỉ giữ vệ sinh nơi nhà ở sạch còn các khu vực xung quanh cứ
để bẩn.
3. Để giữ vệ sinh trường lớp, em đã:
Làm vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
Làm vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi,
chăm sóc cây xanh trên sân trường.
Chỉ làm vệ sinh lớp mình sạch còn vứt rác ra xung quanh.
4. Khi thấy có bạn vứt rác bừa bãi, em sẽ:

Nhặt rác bỏ vào giỏ rác.
Khuyên bạn không nên vứt rác bừa bãi.
Khuyên bạn không nên vứt rác bừa bãi và nhặt rác bỏ vào giỏ rác.
5. Ở địa phương em, những yếu tố nào gây ảnh hưởng cho môi trường
Sự gia tăng dân số nhanh
Sự phát triển các ngành công nghiệp
Sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, phân hóa học.



MỤC LỤC












A. Mở đầu Trang 1
B. N
ội dung

Trang
4


I. Thực trạng việc tổ chức các trò chơi góp phần giáo dục bảo vệ
môi trường ở Trường Tiểu học Trần Bình Trọng
Trang 4
II. Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi góp
phần giáo dục bảo vệ môi trường:
Trang 4
III. Kết quả đạt được Trang 12
IV. Bài học kinh nghiệm Trang 13
C. Kết luận

Trang 14
D. Ph
ụ lục
Trang 15

×