Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Luận văn Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại viễn thông Lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.99 KB, 68 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Bất cứ một tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người
hay là nguồn nhân lực của nó. Đối với các doanh nghiệp thì con người chính là vốn
lớn nhất và quý giá nhất.
Cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường hiện nay thì vai trò
của nguồn nhân lực còn quan trọng hơn cả, nên các tổ chức muốn tồn tại và phát
triển cần phải cải tổ tổ chức của mình theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ và năng động.
Nhưng để có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh thì doanh
nghiệp cần phải duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức.
Ngay từ khi mới thành lập, Viễn Thông Lạng Sơn đã nhận thức được vai trò
to lớn của công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và coi đây là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt quá trình hoạt động của công ty. Công ty đã
đề ra các chiến lược nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực để thực hiện được
mục tiêu của doanh nghiệp.
Sau một thời gian thực tập tại Viễn Thông Lạng Sơn, được sự quan tâm, giúp
đỡ chỉ bảo của các cô chú, anh chị trong công ty cùng sự hướng dẫn tận tình của cô
giáo – Th.s Nguyễn Thu Thủy, em đã quyết định lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công
tác đào tạo nguồn nhân lực tại Viễn Thông Lạng Sơn” làm chuyên đề tốt nghiệp
cho mình.
Cấu trúc chuyên đề gồm 3 chương :
Chương I : Khái quát về Viễn Thông Lạng Sơn
Chương II : Thực trạng công tác đào tạo nhân lực tại Viễn Thông Lạng Sơn
Chương III : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nhân lực
tại Viễn Thông Lạng Sơn.
Với thời gian thực tập không nhiều, bản thân với kinh nghiệm và trình độ
còn rất nhiều hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên bài viết của em
không tránh khỏi có nhiều sai lầm và thiếu sót. Do vậy, em rất mong nhận được sự
đóng góp chân thành của thầy cô và bạn đọc để chuyên đề của em được hoàn thiện
hơn, vững chắc trong lí luận, thiết thực trong thực tiễn.
Em xin cảm ơn cô giáo – Th.s Nguyễn Thu Thủy đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo và giúp đỡ em hoàn thiện chuyên đề này.


Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VTLS Viễn Thông Lạng Sơn
CBCNV Cán bộ công nhân viên
GĐ Giám Đốc
XDCB Xây dựng cơ bản
VT-CNTT Viễn Thông - Công nghệ thông tin
VNĐ Việt Nam Đồng
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ VIỄN THÔNG LẠNG SƠN
1.1. Quá trình ra đời và phát triển của Viễn Thông Lạng Sơn:
Tập đoàn Bưu Chính – Viễn Thông Việt Nam (VNPT) là tập đoàn số 1 về
lĩnh vực Bưu Chính – Viễn Thông – Công nghệ thông tin tại Việt Nam. Tập đoàn
Bưu Chính được thành lập theo quyết định số 265/QĐ – TTg ngày 17/11/2006 của
Thủ tướng Chính phủ nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam.
Tập đoàn Bưu Chính – Viễn Thông Việt Nam, tiền thân là Bưu Điện Việt
Nam, nguyện một lòng trung thành, tận tâm với Đảng, với Tổ quốc, nguyện đem
mọi sức lực, tài trí để xây dựng đất nước, phục vụ nhân dân. Đó là truyền thống anh
hùng tốt đẹp mà Tập đoàn Bưu Chính – Viễn Thông Việt Nam đã xây dựng nên.
Viễn Thông Lạng Sơn là đơn vị thành viên của Tập đoàn Bưu Chính – Viễn Thông
Việt Nam tự hào được thừa hưởng truyền thống anh hùng đó và không ngừng phát
triển các giá trị cốt lõi.
Viễn Thông Lạng Sơn (VNPT Lạng Sơn) được tách ra từ Bưu Điện Lạng
Sơn theo quyết định số 648/QĐ – TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Tập đoàn
Bưu Chính – Viễn Thông Việt Nam.
Viễn Thông Lạng Sơn đảm nhận cung cấp các dịch vụ Viễn Thông và công
nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Các ngành nghề kinh doanh của Viễn Thông Lạng Sơn bao gồm :
- Kinh doanh các dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin
- Kinh doanh các dịch vụ truyền thông

- Kinh doanh các dịch vụ viễn thông đường trục
- Kinh doanh các dịch vụ quảng cáo
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông
công nghệ thông tin
- Tư vấn, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông – công nghệ thông tin
- Cho thuê văn phòng.
Triết lý kinh doanh của công ty :
Giá trị mang tính Nhân văn: Giá trị tốt đẹp nhất mà Viễn thông Lạng Sơn
hướng tới là phục vụ khách hàng với chất lượng tốt nhất, mang lại lợi ích cho đối
tác, phát triển vì lợi ích của cộng đồng. Tất cả “Vì con người, hướng tới con người
và giữa những con người”.
Giá trị mang tính Kết nối: Viễn thông Lạng Sơn nỗ lực ứng dụng có hiệu quả
công nghệ Viễn thông và Công nghệ thông tin tiên tiến với đội ngũ cán bộ nhân
viên có trình độ cao để mang con người đến gần nhau hơn, vượt mọi không gian và
thời gian, cùng trải nghiệm chia sẻ Cảm xúc – Thành công – Tri thức.
Giá trị mang tính Việt Nam: Với truyền thống hơn 60 năm hình thành và
phát triển, với vai trò là nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông Tin học hàng đầu trên địa
bàn tỉnh, Viễn Thông Lạng Sơn tự hào và vinh dự luôn là người tiên phong sẵn sàng
đáp ứng mọi nhu cầu thông tin liên lạc của địa phương. Biến những giấc mơ nhỏ
thành hiện thực lớn, Viễn Thông Lạng Sơn đang nỗ lực không ngừng nhằm góp sức
cùng xã hội hướng đến một cuộc sống đích thực.
1.2. Cơ cấu tổ chức phòng ban
2.1.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Viễn Thông Lạng Sơn (VTLS) bao gồm : 8 phòng ban
chức năng (trong đó có 7 Phòng và 1 Ban) và 7 trung tâm trực thuộc.
Ban Giám Đốc công ty gồm có :
- Giám Đốc : ông Nguyễn Đình Văn
- Phó Giám Đốc : ông Nguyễn Văn Lý.
*Các đơn vị sản xuất :
- Trung tâm Viễn Thông 1

- Trung tâm Viễn Thông 2
- Trung tâm Viễn Thông 3
- Trung tâm Viễn Thông 4
- Trung tâm Viễn Thông 5
- Trung tâm dịch vụ khách hàng
- Trung tâm tin học.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của VTLS được bố trí theo mô hình trực tuyến –
chức năng. Đứng đầu là Giám Đốc (GĐ) (ông Nguyễn Đình Văn) – người có quyền
hành cao nhất công ty, chịu trách nhiệm ra quyết định và chỉ đạo mọi hoạt động của
công ty; Phó GĐ (ông Nguyễn Văn Lý) hỗ trợ cho GĐ điều hành mặt kĩ thuật và
kinh doanh toàn công ty. Với bộ máy tổ chức được bố trí theo mô hình trên thì bộ
máy của công ty VTLS vừa phát huy được năng lực chuyên môn của các phòng ban
lại vừa đảm bảo được quyền chỉ huy từ người quản lý xuyên suốt hệ thống trực
tuyến của bộ máy tổ chức.
Hình 1.1. Cơ cấu tổ chức các phòng ban
(Nguồn : Phòng tổ chức)
Quyền chỉ huy của người quản lý được thể hiện như sau : Quyền quyết định
đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc về GĐ, GĐ được giúp sức, tham
mưu từ các phòng chức năng hay tư vấn viên trong việc nghiên cứu, bàn bạc tìm
giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp trong công ty. Các phòng chức năng có
trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến, tuy nhiên không có quyền
ra mệnh lệnh cho các trung tâm sản xuất.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
2.1.2.1. Phòng tổ chức
Phòng tổ chức cán bộ - lao động do Trưởng phòng phụ trách chung, có Phó
phòng giúp việc quản lý điều hành. Phòng tổ chức có chức năng tham mưu, giúp
GĐ quản lý, điều hành và thừa lệnh GĐ điều hành về các lĩnh vực : Tổ chức cán bộ,
đào tạo, lao động, tiền lương – chính sách xã hội, bảo hộ lao động, bảo vệ nội bộ, tự
Trung
tâm tin

học
Phòng ban chức năng
Ban
triển
khai
dự án
Ban Giám Đốc
Phòng
Đầu

Phòng
Hành
Chính
Trung
tâm
điều
hành
viễn
thông
Phòng
Quản lý
Mạng -
dịch vụ
Phòng
Kế
Toán
Phòng
Kinh
Doanh
Trung

tâm
viễn
thông 2
Trung
tâm
viễn
thông 3
Trung
tâm
viễn
thông 4
Trung
tâm
viễn
thông 5
Trung
tâm
dịch vụ
khách
hàng
Phòng
Tổ
Chức
Trung
tâm
viễn
thông 1
vệ cơ quan, bảo vệ an toàn mạng lưới và an ninh trong hoạt động Viễn thông – Tin
học, bảo vệ bí mật, phòng cháy chữa cháy, phòng nổ trong toàn VTLS.
2.1.2.2. Phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh không có trưởng phòng và phó phòng mà chỉ có Quyền
trưởng phòng. Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu, giúp GĐ quản lý và thừa
lệnh GĐ VTLS để tổ chức, điều hành quản lý xây dựng và triển khai kế hoạch sản
xuất kinh doanh, định mức kinh tế - kĩ thuật, mua sắm vật tư, ấn phẩm, thiết bị phục
vụ sản xuất kinh doanh.
2.1.2.3. Phòng kế toán
Phòng kế toán có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp GĐ quản lý, điều
hành và thừa lệnh GĐ điều hành toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính, hạch
toán kinh tế trong VTLS theo quy định của Luật kế toán, Luật thống kê, chuẩn mực
kế toán và các quy định hiện hành của Nhà nước, của Tập đoàn Bưu Chính – Viễn
Thông Việt Nam và VTLS.
2.1.2.4. Phòng quản lý mạng – dịch vụ
Phòng quản lý mạng – dịch vụ có Tổ 119 (nhận báo hỏng và điều hành xử lý
thuê bao). Tổ 119 có tổ trưởng phụ trách. Phòng quản lý mạng – dịch vụ có chức
năng tham mưu, giúp GĐ quản lý, điều hành và thừa lệnh GĐ VTLS điều hành
trong mọi lĩnh vực tổ chức – quản lý, khai thác, kinh doanh mạng lưới và các dịch
vụ Viễn Thông, tin học của VTLS.
2.1.2.5. Phòng đầu tư
Phòng Đầu tư – Xây dựng cơ bản (XDCB) không có trưởng phòng mà do
phó phòng phụ trách. Phòng đầu tư – XDCB có chức năng tổng hợp xây dựng quy
hoạch tổng thể, kế hoạch hàng năm về công tác đầu tư phát triển mạng lưới Viễn
Thông – Tin học; thẩm định đầu tư theo đúng thẩm quyền của GĐ VTLS; đánh giá
chất lượng và hiệu quả đầu tư.
2.1.2.6. Phòng hành chính
Phòng hành chính có trưởng phòng chịu trách nhiệm trước GĐ VTLS về kết
quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ làm việc. Phòng có
chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp GĐ VTLS quản lý, điều hành và thừa lệnh
GĐ VTLS điều hành công tác thuộc lĩnh vực hành chính, quản trị, y tế cơ quan.
2.1.2.7. Trung tâm điều hành Viễn thông
Trung tâm điều hành Viễn Thông là đơn vị trực thuộc VTLS, có trưởng trung

tâm, phó trung tâm và các chuyên viên điều hành chuyên trách được tổ chức thành 2
nhóm : nhóm OMC và nhóm Bảo dưỡng. Trung tâm có chức năng, nhiệm vụ tham
mưu giúp GĐ công ty quản lý, điều hành và thừa lệnh GĐ điều hành các công việc
thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ - tin học, tổ chức quản lý, khai thác hệ thống, kế
hoạch, quy hoạch phát triển mạng lưới viễn thông, tin học của công ty.
2.1.2.8. Ban triển khai dự án
Ban triển khai dự án gồm tổ thầu và tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu, do Phó
ban thực hiện nghiệp vụ chuyên môn được phân công. Ban triển khai dự án có chức
năng, nhiệm vụ quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt; Tổ chức thi công, theo dõi, kiểm tra, giám sát, chủ trì
nghiệm thu, bàn giao các công trình, dự án đã hoàn thành; Lập hồ sơ thanh, quyết
toán dự án, công trình theo đúng các quy định của Nhà nước, của Bưu Chính – Viễn
Thông Việt Nam và VTLS về lĩnh vực công tác được giao.
1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Viễn Thông Lạng Sơn
1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh
1.3.1.1. Vốn đầu tư của Viễn Thông Lạng Sơn
Bảng 1.1. Vốn đầu tư của công ty giai đoạn 2006 – 2010
(Đơn vị : Triệu VNĐ)
Năm
Quỹ đầu tư phát triển
tại đơn vị
Vốn khấu hao
tài sản cố định
Tổng
2006 11.143 31.057 45.200
2007 11.813 34.962 46.775
2008 6.408 28.031 34.439
2009 4.486 25.049 29.535
2010 4.213 22.427 26.640


Vốn đầu tư của công ty chủ yếu huy động từ nguồn Quỹ đầu tư phát triển tại
đơn vị và vốn khấu hao tài sản cố định.
Nhìn chung trong giai đoạn từ 2006 – 2010 vốn đầu tư của VTLS giảm đi
qua các năm. Năm 2010 tổng vốn đầu tư giảm 41% so với năm 2006. Đó là do
những năm đầu công ty cần sử dụng Quỹ đầu tư vào việc xây dựng mới thêm cơ sở
hạ tầng, mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng cũ (VD : mở rộng tổng đài VKX –
19840), lắp đặt các trang thiết bị hiện đại để phục vụ công tác an ninh – bảo vệ
trong công ty (VD : thiết bị lọc vân tay). Do đó khi cơ sở hạ tầng và các trang thiết
bị đã hoàn thiện từ năm trước thì năm sau công ty không cần phải chi nhiều vốn đầu
tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng thêm nữa.
VTLS sử dụng vốn đầu tư chủ yếu vào xây mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng
cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đầu năm 2010 VTLS đã triển khai 2 dự án xây
dựng nhà Viễn Thông Tràng Định (đang hoàn thiện) và nhà Viễn Thông Đình Lập
(đang chuẩn bị đổ sàn tầng 2); đã mua 2 xe bán tải phục vụ công tác điều hành sản
xuất kinh doanh.
VTLS đầu tư cho các dự án mạng MAN-E là 6,454 tỷ đồng. Hiện nay đã thi
công xong và nghiệm thu các tuyến Hữu Lũng – Vân Nham, chuẩn bị nghiệm thu
cho các tuyến Hữu Lũng – TP Lạng Sơn – Tràng Định và TP Lạng Sơn – Đình Lập.
Các dự án băng rộng, ADSL, FTTX có tổng vốn phân cấp là 11,76 tỷ đồng.
VTLS đã nghiệm thu xong dự án 15 trạm MSAL thuộc các huyện, mua 6 bộ Switch L2
và thiết bị CPE. Ngoài ra VTLS còn cho xây dựng mạng ngoại vi cho các trạm MSAN.
Công ty đã sử dụng vốn đầu tư vào các công trình như đầu tư cáp quang đến
50% các xã trong tỉnh, đầu tư cáp gốc, kéo cáp ngọn đến các điểm dân cư, bổ sung số
tổng đài phục vụ kịp thời cho việc phát triển dịch vụ điện thoại cố định và mạng
ADSL.
Bảng 1.2. Số lượng gói thầu Viễn Thông Lạng Sơn đạt được trong
giai đoạn 2007-2010
Năm 2007 2008 2009 2010
Đấu thầu rộng rãi 01 gói thầu 02 gói thầu 05 gói thầu 6 gói thầu
Chỉ định thầu 46 gói thầu 52 gói thầu 117 gói thầu 122 gói thầu

Chào hàng cạnh tranh 09 gói thầu 15 gói thầu 27 gói thầu 31 gói thầu
Mua sắm trực tiếp 01 gói thầu 02 gói thầu 0 gói thầu 0 gói thầu
Tổng giá trị gói thầu
phê duyệt trước thuế
VAT
18.211.116.398
(VNĐ)
33.287.678.213
(VNĐ)
54.955.150.718
(VNĐ)
70.231.150.238
(VNĐ)
Tổng giá trị trúng
thầu trước thuế VAT
16.481.311.401
(VNĐ)
27.923.112.724
(VNĐ)
45.565.176.946
(VNĐ)
55.582.912.201
(VNĐ)
Tổng giá trị chênh
lệch trước thuế VAT
1.729.804.997
(VNĐ)
5.364.565.489
(VNĐ)
9.389.973.722

(VNĐ)
14.648.238.030
(VNĐ)
(Nguồn : Phòng đầu tư)
Có thể đánh giá tình hình hoạt động đầu tư tại Viễn Thông Lạng Sơn ngày
càng được chú trọng hơn qua các năm. Cụ thể là sau 4 năm tổng giá trị gói thầu phê
duyệt trước thuế VAT đã tăng hơn 52 tỉ đồng, tăng gần 300% so với năm 2007,
tổng giá trị trúng thầu trước thuế VAT đã tăng 39,102 tỉ đồng, tăng gần 240% so
với năm 2007
1.3.1.2. Doanh thu hoạt động kinh doanh của Viễn Thông Lạng Sơn
Dưới đây là bảng doanh thu hoạt động kinh doanh của Viễn Thông Lạng Sơn
giai đoạn 2007 – 2010 :
Bảng 1.3. Doanh thu của VTLS
(Đơn vị :tỷ VNĐ)
Năm 2007 2008 2009 2010
Doanh thu dịch vụ cố định 45,289 46,119 42,143 32,235
Doanh thu dịch vụ Gphone 0 3,656 17,213 18,049
Doanh thu dịch vụ di động trả sau 16,378 25,340 45,628 77,567
Doanh thu dịch vụ Internet 9,283 10,013 15,022 14,014
Doanh thu các dịch vụ khác 6,012 6,197 5,427 5,823
Doanh thu VTCI 9,123 11,991 13,324 16,291
Doanh thu cước kết nối 0,532 0,656 5,084 6,091
Tổng 86,617 103,316 143,841 170,070
Nhìn chung doanh thu hàng năm của VTLS tăng qua các năm trong giai đoạn
2007 – 2010. Đó là do những hiệu quả trong hoạt động xúc tiến bán hàng, phát triển
thuê bao điện thoại, mở rộng thị trường. Tuy nhiên doanh thu tăng không đồng đều
đối với mỗi sản phẩm dịch vụ của công ty. Mảng dịch vụ cố định năm 2010 có
doanh thu bị giảm đi 28,82% so với năm 2007 do nhu cầu sử dụng điện thoại cố
định tại các gia đình giảm đi, chỉ lưu động thị trường điện thoại cố định chủ yếu
trong các cơ quan, phân xưởng. Tuy nhiên doanh thu dịch vụ di động trả sau năm

2010 tăng lên đáng kể (tăng 373,6% so với năm 2007, tăng 200% so với năm 2008
và tăng 70% so với năm 2009). Do đó đây là thị trường lớn mà VTLS cần tập trung
đầu tư hiệu quả.
Bảng 1.4. Số lượng thuê bao giai đoạn 2007-2010
(Đơn vị : thuê bao)
Năm 2007 2008 2009 2010
Thuê bao cố định 8.113 5.469 3.799 3.500
Thuê bao di động 902 1.012 1.213 3.835
Thuê bao G-phone - 1.600 7.723 12.662
Thuê bao MegaVNN 2.065 3.256 4.012 8.350
Tổng 11.080 11.337 16.756 28.347
Số thuê bao mà VTLS phát triển vào năm 2010 đã tăng 17.267 thuê bao so
với năm 2007, và tăng gần 156% so với năm 2007. Có thể thấy thị trường tiêu thụ
của công ty vẫn không ngừng được mở rộng qua các năm, tuy nhiên mặt bằng
chung thì thị trường phát triển không đồng đều. Trong khi thuê bao di động ngày
càng tăng lên thì thuê bao cố định lại giảm đi do các gia đình cắt bỏ điện thoại cố
định ngày càng nhiều, và mỗi cá nhân lại tăng nhu cầu về điện thoại di động, thống
kê trung bình mỗi người đều có từ 1 đến 2 số điện thoại di động.
1.3.1.3. Năng suất lao động
Với điều kiện hội nhập nền kinh tế quốc tế như hiện nay thì cường độ cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngành Viễn Thông ngày càng gay gắt
hơn, vì vậy để tồn tại và phát triển VTLS đã rất chú trọng đến việc nâng cao năng suất,
hiệu suất, chú trọng đến chất lượng hơn là số lượng, trong đó quan trọng nhất là nâng
cao năng suất lao động. Nâng cao năng suất lao động có nghĩa là nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của con người, đối với các doanh nghiệp sản xuất thì năng suất lao
động được hiểu là số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời
gian, hay là lượng thời gian lao động hao phí trên một đơn vị sản phẩm. Với doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ như VTLS, Ban lãnh đạo công ty đánh giá
năng suất lao động dựa trên số doanh thu bình quân tạo ra bởi một nhân viên.
Bởi VTLS đánh giá được rằng việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng

năng suất lao động có ý nghĩa quyết định sự sống còn và phát triển của công ty nên
công ty luôn đề cao thúc đẩy tinh thần hăng hái làm việc bằng những yếu tố tác
động đến tinh thần của CBCNV do vậy năng suất lao động của công ty có chiều
hướng tăng lên rõ rệt như hình sau :
Hình 1.2. Biểu đồ năng suất lao động giai đoạn 2007-2010
(Đơn vị : triệu VNĐ)

Trong quá trình phát triển từ năm 2007 đến năm 2010, năng suất lao động
của VTLS đã tăng gấp hơn 2 lần từ 208,716 triệu đồng năm 2007 đến 458,409 triệu
đồng năm 2010. Như vậy trong 4 năm thì VTLS đã có những dấu hiệu rất khả thi,
đánh giá được khả năng sản xuất của người lao động đã tăng lên nhanh chóng, với
hiệu suất tăng hơn 2 lần và năng suất lao động tăng lên 249,693 triệu đồng/người.
Tuy tỉ lệ phần trăm tăng là cao nhưng so với các doanh nghiệp Viễn Thông trong
nước khác thì mức tăng năng suất lao động của VTLS vẫn trong diện trung bình và
cần có những biện pháp để tăng cao hơn nữa.
1.3.2. Đánh giá các kết quả hoạt động khác
1.3.2.1. Các hoạt động xã hội
Ngay từ những năm đầu hoạt động VTLS luôn trú trọng đến công tác từ
thiện, tham gia nhiệt tình các hoạt động xã hội của tỉnh :
- Viễn Thông Lạng Sơn luôn tổ chức hoạt động quyên góp, từ thiện hàng
năm qua các cuộc vận động của Nhà nước cũng như của địa phương. Trong năm
2010 công ty đã ủng hộ cho các phong trào từ thiện của Tỉnh Lạng Sơn là 103,1
triệu đồng; ủng hộ vào các chương trình phát động của Công đoàn Bưu điện Việt
Nam là 38,5 triệu đồng.
- VTLS tổ chức công tác thăm hỏi tặng quà các gia đình chính sách, cán bộ
hưu trí và thăm hỏi cán bộ công nhân viên (CBCNV) khi có việc hiếu hỷ với sự
tham gia nhiệt tình của Ban lãnh đạo, CBCNV. Trong năm công ty thực hiện trợ cấp
cho CBCNV đang công tác 16 triệu đồng, tổ chức gặp mặt, tặng quà cho cán bộ hưu
trí nhân dịp ngày truyền thống Ngành với số tiền 19 triệu đồng.
- VTLS luôn quan tâm, chăm sóc và thực hiện tốt các chế độ chính sách đối

với người lao động, cán bộ công nhân viên chức, thực hiện tốt phương châm:
“Chăm sóc đội ngũ hiện tại, chuẩn bị tốt cho tương lai, sống nghĩa tình với người đi
trước, giữ gìn, vun đắp truyền thống nghĩa tình”.
- Hàng năm VTLS tổ chức khen thưởng cho con cháu CBCNV có thành tích
cao trong học tập. Năm 2010 khen thưởng với số tiền là 31 triệu đồng. Ngoài ra
khen thưởng cho các học sinh, sinh viên khó khăn, có thành tích cao trong học tập
của Tỉnh.
- Công tác Bảo Hiểm lao động, An toàn vệ sinh thực phẩm, Phòng chống
chữa cháy, phong trào”Xanh-Sạch-Đẹp” đạt 98/100 điểm, được các đơn vị kiểm tra
đánh giá cao.
- Để bảo vệ bí mật Quốc gia, VTLS luôn thắt chặt công tác bảo vệ an toàn
mạng lưới, bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật Nhà nước; quốc phòng an ninh
đều thực hiện tốt đáp ứng yêu cầu.
1.3.2.1. Công tác thi đua khen thưởng
Với truyền thống quý báu của ngành, VTLS luôn đề cao công tác thi đua tại
cơ quan, nhằm tạo động lực lao động, thỏa mãn nhu cầu tinh thần, nâng cao tinh
thần làm việc của cán bộ công nhân viên. Hàng năm VTLS tổ chức ngày hội thể dục
– thể thao với các bộ môn như tennis, cầu lông, bóng bàn, kéo co….và hội thi nấu
ăn cho các CBCNV nữ. Công ty cũng cho xây dựng nhà thi đấu, sân bóng, sân
tennis để phục vụ cho hoạt động thể dục – thể thao của CBCNV.
Năm 2010 là năm kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước, của ngành : 80
năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh, 35 năm ngày giải phóng miền Nam, 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, năm
diễn ra Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ VIII và Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt
Nam; Kỷ niệm 65 năm truyền thống ngành Bưu điện, 63 năm thành lập Công đoàn
Bưu điện Việt Nam. Do đó VTLS đã mở ra rất nhiều các phong trào thi đua.
Để tạo đà thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Ngay từ đầu
năm VTLS chỉ đạo đơn vị thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, ký kết giao
ước thi đua 90 ngày đêm phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ yêu, kế hoạch
SXKD năm 2010, phát động các phong trào thi đua thường xuyên, thi đua chuyên

đề, với các chỉ tiêu thi đua cụ thể, thiết thực như các phong trào “Lao động giỏi, lao
động sáng tạp”, “Đóng góp nhỏ, hiệu quả lớn”, thi đua “Chăm sóc khách hàng”,
phong trào “Cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất”…., phong trào “Văn minh người
Bưu điện”…; Triển khai xây dựng các chương trình khuyễn mãi cước Vinaphone,
MegaVNN chào hè…; Phối hợp triển khai ký kết hợp tác với các Sở, bạn, ngành
trong tỉnh đạt kết quả tốt. Các phong trào thi đua đã trở thành “Công việc hàng
ngày” trong toàn đơn vị và là những biện pháp giúp đơn vị hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao.
1.4. Các đặc điểm kinh tế kĩ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến công tác đào tạo
nhân lực tại Viễn Thông Lạng Sơn
1.4.1. Ngành nghề kinh doanh của Viễn Thông Lạng Sơn
VTLS đảm nhận cung cấp các dịch vụ Viễn Thông và Công nghệ thông tin
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Một số dịch vụ chính của VTLS như :
- Dịch vụ điện thoại cố định và các dịch vụ gia tăng trên mạng cố định
- Dịch vụ điện thoại di động VinaPhone, điện thoại cố định không dây
Gphone.
- Dịch vụ thuê kênh riêng, truyền số liệu
- Dịch vụ Interner VNN (1260, 1268, 1269, Mega VNN)
- Các sản phẩm và dịch vụ tin học, giải pháp tích hợp
- Cá dịch vụ tư vấn, thiết kế, thực hiện và bảo trì chuyên ngành Viễn thông
Tin học.
Với chức năng thực hiện các nhiệm vụ như: tổ chức, quản lý kinh doanh,
cung cấp các dịch vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ truyền thông,
dịch vụ quảng cáo, dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ tư vấn chăm sóc khách hàng…
Có thể thấy Viễn Thông là một ngành nghề trong đó có nhiều những hoạt động
phức tạp đan xen và có liên quan mật thiết đến nhau, đòi hỏi nhiều yêu cầu về trình
độ chuyên môn. Đối với mỗi vị trí công việc khác nhau thì VTLS cũng đặt ra những
yêu cầu kiến thức khác nhau. Cụ thể là:
Đối với cán bộ cấp cao trong công ty cần có những yêu cầu kiến thức về
những mặt sau :

- Lý luận chính trị vững vàng
- Kiến thức quản lý vĩ mô
- Kiến thức kinh tê vĩ mô
- Hệ thống chính sách Viễn Thông và nghiệp vụ quản lý
- Luật pháp liên quan đến ngành viễn thông
- Kiểm tra, kiểm soát, dự báo
- Ngoại ngữ, tin học…
Đối với các cán bộ khác:
- Kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ
- Kiến thức về kinh tế, luật pháp có liên quan
- Ngoại ngữ, tin học.
Từ khi thành lập cho đến nay, chiến lược sản xuất kinh doanh của VTLS
luôn thay đổi, làm cho đội ngũ CBCNV phải rất linh hoạt để thích nghi. CBCNV
phải thường xuyên trau dồi kiến thức để đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ mục
tiêu mới và đòi hỏi của thị trường. Kiến thức có được căn bản dựa vào sự nỗ lực của
bản thân, ngoài ra còn do quá trình tác động từ bên ngoài. Do vậy bên cạnh sự tự
hoàn thiện chất lượng bản thân của mỗi lao động, công ty cũng cần có các chương
trình đào tạo thích hợp để nâng cao năng lực làm việc cho nhân viên. Điều này là
một trong những nguyên nhân khiến công ty cần thường xuyên tổ chức các chương
trình đào tạo cho CBCNV để nâng cao chất lượng lao động và thích nghi với những
đổi mới của thị trường.
1.4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực của tỉnh Lạng Sơn
Thị trường hoạt động kinh doanh của VTLS là toàn bộ tỉnh Lạng Sơn. Đặc
điểm của tỉnh Lạng Sơn như sau : Tỉnh Lạng Sơn với diện tích 8.187,3 Km2 với 10
huyện, 01 thành phố trực thuộc tỉnh, với 226 xã, phường (Trong đó có 44 xã vùng
2; 45 xã vùng 3); có 5 huyện biên giới; 21 xã biên giới với chiều dài đường biên là
253 km; Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới với 86% là đồi và núi đá cao, có
địa hình phức tạp, đất rộng, dân cư phân bố không đều, giao thông đi lại khó khăn,
một số vùng sâu, vùng xa trình độ dân trí còn thấp; Dân số 731.887 người: Trong đó
85% là người dân tộc Tày, Nùng, Dao… chủ yếu sinh sống ở các thung lũng, dọc

các bờ sông suối, sườn đồi và núi; Về phát triển kinh tế gồm thương mại, du lịch
nhưng chủ yếu là nông-lâm nghiệp, vì vậy trình độ chuyên môn kỹ thuật của người
dân trong tỉnh còn yếu kém. Tuy nhiên số lao động trong tỉnh làm việc trong công
ty chiếm tỉ lệ khá cao, do vậy công ty cần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng
và chuyên môn của CBCNV.
Những năm gần đây tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
toàn cầu tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu, tác động tiêu cực đến tất cả các
lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực Viễn Thông – Công Nghệ Thông Tin (VT-CNTT),
đã làm giảm nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân, ảnh hưởng đến việc đầu tư
trang thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình SXKD…do đó kinh doanh tại
thị trường Lạng Sơn càng ngày càng khó khăn.
Kinh doanh VT-CNTT tại Lạng Sơn có cường độ cạnh tranh ngày càng gay
gắt và khốc liệt do có nhiều doanh nghiệp khác tham gia vào ngành nghề này, thị
phần bị chia sẻ như Mobiphone, Viettel, Điện lực, Beeline Do vậy để có thể tồn
tai vững chãi và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh này thì VTLS cần phải tập
trung nguồn lực vào công tác đào tạo và phát triển nhân lực nhằm nâng cao khả
năng và trình độ nghề nghiệp của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có
hiệu quả cao nhất.
1.4.3. Khách hàng
Có thể thấy đối thủ cạnh tranh của VNPT Lạng Sơn là những đối thủ cạnh
tranh lớn và rất đáng ghờm như Mobiphone, Viettel, Viễn Thông Điện Lực, ngoài
ra còn có những đối thủ khác như Beeline, HP, Sfone….Do đó khách hàng sẽ có rất
nhiều sự lựa chọn, điều này khiến cho sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng dịch vụ
Viễn Thông tại Lạng Sơn khá gay gắt. Tuy nhu cầu về thuê bao di động ở Lạng Sơn
ngày càng tăng nhưng thực tế sẽ bão hòa trong vài năm tới, do đó việc mở rộng thị
phần sẽ rất khó khăn. Vì vậy để có thể cạnh tranh được với các đối thủ của mình,
VNPT Lạng Sơn cần phải có những chính sách chăm sóc khách hàng tốt để giữ
chân được những khách hàng trung thành, lâu năm.
Để làm được điều này VTLS cần phải có một đội ngũ CBCNV thạo chuyên
môn nghiệp vụ, hiểu tâm lí và thị hiếu khách hàng để có thể chăm sóc khách hàng

một cách tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hơn
cả sự mong đợi của họ.
Do vậy khách hàng cũng là một trong những nhân tốt ảnh hưởng đến sự định
hướng đào tạo của công ty, yêu cầu và kì vọng của khách hàng ngày càng tăng lên
nên chất lượng nhân lực của VTLS cũng phải tăng lên với tốc độ nhanh hơn.
1.4.4. Công tác tuyển chọn lao động
Công tác tuyển dụng lao động được thực hiện bởi VTLS thực chất là những
người tuyển dụng sẽ đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh, dựa vào các yêu cầu
của công việc nhằm lựa chọn ra những ứng viên có đủ tiêu chuẩn, kiến thức nghiệp
vụ và có phẩm chất nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu công việc. VTLS đã xác định rõ
yêu cầu và các tiêu chuẩn cần thiết đối với từng vị trí công việc cụ thể để tìm được
những người phù hợp trong số những ứng viên thi tuyển. Công tác này cũng giúp cho
các ứng viên có thể lựa chọn ra vị trí công việc phù hợp nhất với bản thân, đúng
ngành nghề chuyên môn được đào tạo, giúp họ hoàn thành tốt công việc trong tương
lai, phát huy năng lực bản thân và có những cơ hội phát triển về sau này.
Đối tượng được dự tuyển vào VTLS là công dân Việt Nam tuổi từ 18 đến 40,
có lý lịch rõ ràng, có đầy đủ các văn bằng chứng chỉ phù hợp với yêu cầu của công
ty đề ra, có đủ sức khỏe theo quy định. Công tác tuyển dụng được VTLS thực hiện
quy củ ngay từ đầu nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo sau này của
công ty : bởi mỗi CBCNV được tuyển dụng đã đáp ứng được về cơ bản những kiến
thức và kĩ năng ban đầu do đó quá trình đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện dễ dàng
hơn với chất lượng cao hơn. Do vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của công
ty sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu mà công ty đã đề ra không chỉ ở mặt số lượng
mà quan trọng hơn là những kết quả về mặt chất lượng khi công tác tuyển chọn
được làm cẩn thận ngay từ đầu.
1.4.5. Công tác đánh giá thực hiện công việc
Căn cứ vào những quy định chung của Nhà nước về tiêu chuẩn, yêu cầu của
từng ngạch công chức, kết hợp với đặc điểm công việc, điều kiện làm việc cụ thể,
công ty VTLS đã xây dựng được một hệ thống các chuẩn mực, tiêu chuẩn và yêu
cầu cho từng vị trí làm việc. Đây được coi là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả

thực hiện công việc cho từng CBCNV.
Tại mỗi một đơn vị trực thuộc, người quản lý theo dõi tiến độ thực hiện công
việc của các cán bộ ở đơn vị mình. Mỗi tháng, quý, phòng Hành chính xây dựng
bản báo cáo tình hình hoạt động của các phòng ban, đơn vị cùng với thành tích và
những sai sót trong khi làm việc của các cá nhân trong phòng để có biện pháp
thưởng phạt thích hợp. Cuối năm, các đơn vị trực thuộc, các phòng ban thực hiện
đánh giá, xếp loại CBCNV và kiến nghị lên ban lãnh đạo để khen- phạt hợp lý. Cuối
năm Ban lãnh đạo công ty cũng thực hiện quy hoạch cán bộ. Sự công bằng, khách
quan trong công tác đánh giá của người quản lý đã góp phần thiết lập trật tự, kỉ
cương, đảm bảo thực hiện quy chế, tạo ra phong cách làm việc nghiêm túc, phát
triển văn hóa công ty và góp phần vào hiệu quả chung của công ty.
Thực tế cho thấy công tác đánh giá thực hiện công việc nếu được tiến hành
thường xuyên và công bằng sẽ đem lại những thuận lợi cho công tác đào tạo nhân
lực như sau:
- Kết quả đánh giá sự thực hiện công việc cho thấy hiệu quả làm việc của
mỗi cán bộ, ai làm tốt, ai làm chưa tốt và chưa tốt ở điểm nào, từ đó công ty có kế
hoạch đào tạo với những cán bộ chưa làm tốt nhiệm vụ để đào tạo có chọn lọc và
tránh lãng phí trong đào tạo.
- Việc đánh giá công khai, công bằng đã tạo ra sự cạnh tranh ngầm trong
nội bộ nhân viên, giúp CBCNV trong công ty có động lực phấn đấu trong công
việc, do đó tinh thần tích cực tham gia các chương trình đào tạo để tìm được cơ hội
thăng tiến cho bản thân.
1.4.6. Cơ sở đào tạo
Với mỗi một chương trình đào tạo cụ thể thì VTLS lại tổ chức đào tạo và bồi
dưỡng tại những cơ sở đào tạo khác nhau. Thông thường với các lớp đào tạo dành
cho người lao động mới hoặc đào tạo kiến thức cơ bản thì được mở ngay tại các
phòng họp trong công ty, họ sẽ học được các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công
việc trước mắt và công việc tương lai thông qua người phát ngôn của công ty. Chi
phí đào tạo ngay tại cơ sở trong công ty là thấp, bố trí tổ chức đơn giản, có thể tiết
kiệm được phần nào chi phí cho công tác đào tạo do giảng viên thường là cán bộ

trong công ty, việc đi lại của CBCNV cũng không gặp khó khăn. Hơn nữa sau khi
kết thúc buổi học thì nhân viên có thể quay về phòng làm việc và tiếp tục công việc
của mình, tránh gây lãng phí thời gian và nguồn lưc.
Đối với các lớp đào tạo chuyên sâu về kỹ năng thì VTLS thường tổ chức đào
tạo ở cơ sở ngoài tại các trường đào tạo chính quy ở các tỉnh lân cận như Hà Nội,
Bắc Ninh, Thái Nguyên…và các tỉnh khác thuộc vùng miền khác như Đà Nẵng, TP
Hồ Chí Minh, thậm chí cả nước ngoài như Pháp, Tây Ban Nha…Chi phí đào tạo tại
cơ sở ngoài là rất cao bởi có rất nhiều khoản chi phí phụ kèm theo (ngoài những
khoản chính như lương cho giảng viên, trợ giảng, lương cho nhân viên đi học…)
như tiền đi lại, ăn uống, sinh hoạt cho nhân viên. Ngoài ra công việc tại công ty
cũng bị ảnh hưởng do thiếu nhân viên. Tuy nhiên đào tạo tại cơ sở ngoài lại tiết
kiệm nếu công ty cử nhiều người đi học và học viên sẽ được trang bị đầy đủ những
kiến thức mới về lý thuyết cũng như thực hành, khi kết thúc khóa học với kiến thức
mới mẻ và nâng cao của mình, các học viên sẽ triển khai với đồng nghiệp tại công
ty, do đó chất lượng công việc sẽ được nâng cao hơn.
1.4.7. Nguồn cung cấp nhân lực cho Viễn Thông Lạng Sơn
Các trường đào tạo chuyên ngành Viễn Thông cũng là một trong những nhân
tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân lực tại VTLS. Bởi đầu ra của trường chính
là nguồn cung lao động dồi dào cho ngành Viễn Thông. Sau khi ra trường sẽ có một
lượng lớn sinh viên tìm việc, và họ sẽ ưu tiên lựa chọn những công ty, doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực, chuyên ngành họ được đào tạo tại trường và đó chính là
các công ty, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Viễn Thông. Họ đã được trang bị
những kiến thức nền tảng về ngành Viễn Thông trong khi học tập tại trường, do đó
khâu tuyển dụng và đào tạo sẽ được đơn giản đi đáng kể. Họ là những sinh viên trẻ,
năng động, đầy sáng tạo và có tinh thần làm việc cao, do đó chất lượng đầu ra của
các trường đào tạo chuyên ngành Viễn Thông cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến
công tác đào tạo nhân lực của VTLS.
Cụ thể các trường Đại học, Cao Đẳng đào tạo ngành Điện tử Viễn Thông
hiện nay như : Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa TP
Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), ĐH Giao

thông Vận tải TPHCM, Học viện Bưu chính Viễn Thông….
Sinh viên tại các trường nêu trên sẽ được học những kiến thức chuyên ngành có
liên quan đến Điện tử - Viễn thông, ngoài ra còn học các kiến thức cơ bản về Tin học,
Điện tử, Viễn Thông (Kỹ thuật video truyền hình, Xử lý số tín hiệu, Thông tin số) do
đó tạo thuận lợi cho các phương pháp và hình thức đào tạo sau này của công ty.
Trên thực tế VTLS liên kết chặt chẽ nhiều hơn cả với Học viện công nghệ
Bưu Chính Viễn Thông cơ sở phía Bắc. Trường vừa là cơ sở đào tạo cho CBCNV
của VTLS, lại vừa là nguồn cung cấp lao động mới có chất lượng, uy tín cho VTLS.
Với chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao hiện nay VTLS sẽ có một nguồn cung
nhân lực uy tín và chất lượng cao.
(Phụ lục 1 : Chỉ tiêu tuyển sinh của Học viện công nghệ Bưu Chính Viễn
Thông năm 2011)



CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA
VIỄN THÔNG LẠNG SƠN
2.1. Đặc điểm lao động tại Viễn Thông Lạng Sơn
2.1.1. Quy mô nhân lực
Quy mô nhân lực tại VTLS nhìn chung giảm đi qua các năm trong giai đoạn
2007-2010.
Năm 2008 số lao động tại VTLS là 416 người, giảm đi 4 người so với năm
2007, tương ứng là giảm 0,95%. Đến năm 2009 số lao động chỉ còn 374, giảm đi 42
người so với năm 2008, tương ứng là 10,1%, đây là năm thứ 2 sau khi chia tách
giữa Viễn Thông và Bưu Chính Lạng Sơn, bộ máy quản lý đã dần hoàn thiện và
công ty đã có chính sách tinh giảm nhân lực. Năm 2010 có 371 người, giảm đi 3
người so với năm 2009, tương ứng là giảm 0,8% so với năm 2009.
Bảng 2.1. Quy mô nguồn nhân lực của Viễn Thông Lạng Sơn trong
giai đoạn 2007 -2010

Năm 2007 2008 2009 2010
2008/2007 2009/2008 2010/2009
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
Chênh
lệch
Tỷ lệ
(%)
Tổng
số lao
động
420 416 374 371 -4 - 0,95 -42 - 10,10 -3 -0,8
(Nguồn : Phòng tổ chức)
Số lượng nhân lực tại VTLS có chiều hướng giảm đi qua các năm. Tuy nhiên
tỷ lệ giảm đi là thấp nên không có gì đáng lo ngại. Thực chất của việc giảm số
lượng nhân viên không phải do nhân viên muốn bỏ việc hay kết quả hoạt động kinh
doanh thua kém nên công ty phải cắt giảm nhân lực, mà bởi công ty muốn tinh giảm
nhân lực, lấy chất lượng nhân lực làm trọng tâm hơn là số lượng.
2.1.2. Cơ cấu nhân lực
Cơ cấu nhân lực của VTLS được xác định theo 2 đối tượng :
- Giới tính
- Độ tuổi lao động
Nhìn chung cơ cấu nhân lực của VTLS không đồng đều thể hiện giữa tỉ lệ
nam và nữ chênh lệch nhau khá lớn hay tỉ lệ cán bộ trong từng độ tuổi khác nhau

cũng khác nhau.
VTLS cần phải phân tích sự chênh lệch này để có những phương pháp đào tạo
cho đúng đắn, bởi mỗi giới tính lại có tâm sinh lý khác nhau, cách tiếp cận vấn đề khác
nhau. Mỗi một độ tuổi lại có bề dày kinh nghiệm và nhận thức, lối sống khác nhau. Đặc
điểm cụ thể về cơ cấu nhân lực tại VTLS được thể hiện thông qua bảng sau :
Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo giới tính của Viễn Thông Lạng Sơn
giai đoạn 2007 – 2010
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số lượng
(người)
Tỉ trọng
(%)
Số
lượng
(người)
Tỉ
trọng
(%)
Số
lượng
(người)
Tỉ
trọng
(%)
Số
lượng
(người)
Tỉ
trọng

(%)
Nam 325 77,38 325 78,12 292 78,07 275 74,12
Nữ 95 22,62 91 21,88 82 21,93 96 25,88
Tổng 420 100 416 100 374 100 371 100
(Nguồn : phòng Tổ chức)
Tỉ trọng lao động nam – nữ tại Viễn Thông Lạng Sơn là không đồng đều.
Nói chung nhân viên nam chiếm tỉ lệ cao hơn gấp 3 lần tỉ lệ nhân viên nữ. Năm
2007 tỉ lệ nhân viên nam là 77,38%, hơn gấp 3 lần tỉ lệ nhân viên nữ là 22,62%. Và
tỉ lệ này gần như tương đương qua các năm trong giai đoạn 2007-2010. Dựa vào tỉ
trọng lao động mà VTLS cũng đã phân công lao động một cách hợp lí dựa theo thể
lực, tài lực, trí lực của người lao động.
Trong những năm gần đây, đội ngũ CBCNV tại VTLS đang dần được trẻ
hóa. Số CB-CNV dưới 30 tuổi chiếm trên 20%, đây là đội ngũ cán bộ trẻ, năng
động, nhiệt tình trong công việc, đây là dấu hiệu đáng mừng bởi những người trẻ
tuổi có óc sáng tạo và nhiệt huyết với công việc rất cao. Số CB-CNV từ 30 tuổi đến
55 tuổi chiếm tỷ lệ lớn, đây là đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm lâu năm trong nghề,
là lực lượng nòng cốt của công ty do vậy đảm bảo được số lượng nhân viên trung
thành và hiểu tận tường về công việc của công ty. Với tỷ lệ cán bộ 56-65 tuổi giảm
dần qua các năm, chiếm khoảng 16% vào cuối năm 2010, đó cũng là do VTLS có
chính sách vận động người lao động trên 55 tuổi về nghỉ hưu sớm do muốn tinh
giảm nhân lưc. Vì tỷ lệ lao động lớn tuổi sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp thu máy
móc công nghệ mới và ảnh hưởng đến năng suất lao động mà ngành Viễn Thông lại
là ngành đòi hỏi phải thay đổi công nghệ để tiếp cận mới với những công nghệ
mới., do đó độ tuổi của CBCNV trong ngành cao sẽ hạn chế khả năng tiếp thu trong
đào tạo. Lực lượng CBCNV có xu hướng trẻ hóa cũng là do thu nhập của công ty
khá là cao so với các ngành khác, điều kiện làm việc cũng như đãi ngộ tốt nên hấp
dẫn trong việc thu hút lao động.
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo độ tuổi của Viễn Thông Lạng Sơn
giai đoạn 2007-2010
Năm

Dưới 30 30-45 45-55 56-65
Số
lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
2007 95 22,62 120 28,57 110 26,19 95 22,62
2008 96 23,08 122 29,33 108 25,96 90 21,63
2009 86 23,00 125 33,42 95 25,40 68 18,18
2010 90 24,26 130 35,04 92 24,80 59 15,90
(Nguồn : Phòng Tổ chức)

Có thể thấy VTLS đã có được một thuận lợi lớn cho sự phát triển của công ty
cùng với đội ngũ lao động ổn định, vừa có những người trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết
trong công việc vừa có những người trung và cao tuổi có dày dặn kinh nghiệm. Đặc
điểm cơ cấu tuổi lao động này cũng có ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân lực
của công ty. Cụ thể là với tỷ lệ người lao động dưới 30 tuổi và từ 30-45 tuổi luôn
chiếm tỷ lệ trên 50% nên đó là điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo nhân lực
của công ty bởi những người trẻ tuổi là những người nắm bắt những cái mới rất
nhanh nhạy và dễ dàng theo kịp với cái mới, dẫn đến việc học tập được thực hiện
nhanh và hiệu quả cao hơn trong quá trình đào tạo cũng như làm việc sau này.
2.1.3. Chất lượng nhân lực
Trong giai đoạn 2007-2010 VTLS đã đặt ra yêu cầu về trình độ tin học với
CBCNV, trình độ ngoại ngữ của nhân viên tại VTLS được thể hiện qua bảng sau :
Bảng 2.4. Trình độ ngoại ngữ của Cán bộ công nhân viên tại
Viễn Thông Lạng Sơn giai đoạn 2007-2010.
Năm
Trình độ ngoại ngữ
Chứng chỉ
(người)
Tỷ lệ
(%)
Cơ sở
(người)
Tỷ lệ
(%)
2007 30 7,14 172 40,95
2008 43 10,34 189 45,43
2009 49 13,10 192 51,34
2010 62 16,71 220 59,30
(Nguồn : Phòng Tổ chức)
Có thể thấy tỉ lệ CBCNV có trình độ ngoại ngữ tại VTLS chiếm tỉ lệ khá cao

và tăng lên qua các năm. Năm 2007 số cán bộ có trình độ ngoại ngữ là 202 người
chiếm tỉ lệ 48,09% lao động công ty. Năm 2008 đã tăng lên đến 232 người chiếm tỉ
lệ 55,77%. Đến năm 2009 vẫn tiếp tục tăng lên đến 241 người và chiếm tỉ lệ
64,44% số lao động công ty. Năm 2010 tăng lên đến 282 người và chiếm tỉ lệ lên
đến 76,01%. Đây là kết quả đáng mừng đối với chất lượng nhân lực tại VTLS, do
công ty đã có chiến lược ngay từ khâu tuyển dụng đến khâu đào tạo bồi dưỡng
nguồn nhân lực.
Cơ cấu lao động theo trình độ tại Viễn Thông Lạng Sơn được thể hiện qua
bảng sau :
Bảng 2.5. Cơ cấu lao động theo trình độ tại Viễn Thông Lạng Sơn
giai đoạn 2007-2010
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số
lượng
(người)
Tỉ trọng
(%)
Số
lượng
(người)
Tỉ
trọng
(%)
Số
lượng
(người)
Tỉ
trọng
(%)

Số
lượng
(người)
Tỉ
trọng
(%)
Cao học 5 1,19 5 1,20 6 1,60 10 2,69
Đại học 132 31,43 131 31,49 101 27,00 102 27,49
Cao đẳng 55 13,10 50 12,02 47 12,60 45 12,13
Trung cấp 63 15,00 60 14,42 55 14,70 48 12,94
Công nhân 165 39,28 170 40,87 160 42,78 160 43,13
Chưa qua
đào tạo
0 0 0 0 5 1,33 6 1,62
Tổng 420 100 416 100 374 100 371 100
(Nguồn : Phòng Tổ chức)
Trong 4 năm từ năm 2007 đến năm 2010 cơ cấu lao động theo trình độ của
Viễn Thông Lạng Sơn không thay đổi nhiều, công nhân kĩ thuật chiếm tỉ trọng lớn
nhất (năm 2007 lao động có trình độ công nhân là 165 người, chiếm 39,28%, năm
2008 tăng lên 5 người là 170 người, chiếm 40.87%, năm 2009 do có sự tinh giảm
nhân lực nên số lao động có trình độ công nhân chỉ còn 160 người, chiếm 42.78%,
đến năm 2010 chiếm 43,13%. Tuy vậy số lượng CBCNV có trình độ Đại Học và
Thạc sĩ cũng chiếm tỉ lệ khá cao (trên 30%), sau khi tinh giảm nhân lực vào năm
2009 thì tỉ lệ giảm đi nhưng vẫn đạt gần 30%. Điều này vẫn đảm bảo cho VTLS có
một đội ngũ cán bộ quản lý và các cán bộ chủ chốt với chất lượng cao, đảm bảo
hiệu quả quản lý và các hoạt động của công ty.
Trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay, để một doanh
nghiệp có được sức mạnh cạnh tranh trong thị trường nội địa và cả thị trường quốc
tế thì ngoài vấn đề nâng cao năng lực chuyên môn của lao động thì công ty cần phải
nâng cao cả các kiến thức bên ngoài kiến thức về kỹ năng, chuyên môn nghề nghiệp

của cán bộ công nhân viên như kiến thức tin học, Anh văn, chính trị pháp lý. Do đó
ngay trong khâu tuyển dụng, VTLS đã đưa ra những yêu cầu ban đầu về kiến thức
ngoài ngành này cho ứng viên thông qua chứng chỉ, giấy tờ ghi nhận, bằng cấp. Với
từng vị trí sẽ có những mức độ yêu cầu khác nhau.
(Phụ lục 2 : Trình độ nguồn nhân lực của Viễn Thông Lạng Sơn trong
năm 2010)
Thông qua những phân tích cụ thể trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm cơ
bản của nguồn nhân lực tại VTLS như sau:
• Quy mô nhân lực có xu hướng giảm đi theo các năm do yêu cầu công
việc. Số lượng nhân viên trong công ty giảm xuống cũng tạo điều kiện cho công ty
dễ dàng giám sát công tác đào tạo nhân lực hơn.
• Chất lượng lao động được cải thiện và nâng cao về trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ cùng với các kỹ năng bổ trợ khác như ngoại ngữ và Tin học. Điều này có
tác động lớn đến việc đào tạo nhân lực bởi chất lượng lao động tăng lên đồng nghĩa
với việc hiệu quả đào tạo nhân lực sẽ tăng lên.
• Số lượng cán bộ có trình độ Thạc sĩ, đại học và cao đẳng tăng dần qua
các năm và có tỷ lệ tương đối cao. Đây là một dấu hiệu tốt, là cơ sở cho công ty
phát triển các hình thức, phương pháp cũng như các chương trình đào tạo tiên tiến,
làm tiền đề cho công tác đào tạo diễn ra hiệu quả.
• Mặc dù vậy, cơ cấu nguồn nhân lực của VTLS vẫn còn một số vấn đề cần
quan tâm : tỷ lệ nhân viên nữ trong công ty khá thấp (chỉ bằng 1/3 nhân viên nam),
tỷ lệ người lao động cao tuổi vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn (gần 16%) … Điều này sẽ ảnh
hưởng đến công tác đào tạo của công ty do giới tính nam và nữ có tâm sinh lý khác
nhau, sẽ cần có những cách tiếp cận đào tạo khác nhau. Và những người lao động
cao tuổi thường có độ ì trong công việc, độ sáng tạo và thích ứng với những điều
kiện thay đổi nhanh chóng của môi trường thấp nên cũng sẽ có những ảnh hưởng
nhất định đối với công tác đào tạo nói chung.
Như vậy có thể đúc kết được rằng VTLS đã xây dựng cho mình một đội ngũ
nhân viên vững mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. VTLS không ngừng đào tạo
nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của CBCNV. Điều này sẽ giúp VTLS ngày càng

phát triển, tạo dựng được một vị trí vững chắc trên thị trường công nghệ thông tin
của tỉnh Lạng Sơn nói chung và trên cả nước nói chung.
Để công tác đào tạo nhân lực tại VTLS được thực hiện một cách có hiệu quả
cũng phải kể đến sự quan tâm sát sao của Ban lãnh đạo công ty. Do ngay từ những
năm đầu hoạt động, VTLS xác định nguồn nhân lực chính là chìa khóa đem lại
thành công cho công ty và cũng là lợi thế cạnh tranh, nên Ban lãnh đạo công ty đã
thực hiện các chính sách khuyến khích CBCNV cả về mặt vật chất và tinh thần
nhằm khuyến khích họ hoàn thành tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển
nhân lực. Có sự quan tâm chu đáo từ phía Ban lãnh đạo công ty nên tinh thần đội
ngũ CBCNV cũng tăng lên rõ rệt.
2.1.4. Thu nhập của người lao động
Viễn Thông Lạng Sơn có chính sách định mức lương cơ bản theo đúng quy
định mà nhà nước Việt Nam ban hành. Dưới đây là bảng tổng kết lương cơ bản của
CBCNV tại VTLS giai đoạn 2007 – 2010 :
Bảng 2.6. Thu nhập của người lao động tại Viễn Thông Lạng Sơn trong
giai đoạn 2007 - 2010
Lương
cơ bản
Trên 5 triệu đồng 3 triệu - 5 triệu đồng dưới 3 triệu đồng
Số lượng
(người)
tỉ trọng
(%)
Số lượng
(người)
tỉ trọng
(%)
Số lượng
(người)
Tỉ trọng

(%)
2007 10 2,38 185 44,05 225 53,57
2008 12 2,88 174 41,84 230 55,28
2009 14 3,74 138 36,90 222 59,36
2010 16 4,31 110 29,65 245 66,04
(Nguồn : Phòng tổ chức)
Dựa vào bảng tổng kết mức lương cơ bản của CBCNV tại Viễn Thông Lạng
Sơn có thể thấy số lượng CBCNV có mức thu nhập trên 5 triệu đồng tăng lên mỗi
năm. Năm 2007 số lượng cán bộ có mức lương trên 5 triệu đồng là 10 người chiếm
tỷ trọng 2,38% thì đến năm 2010 số lượng này đã tăng lên 6 người đạt 16 cán bộ,
chiếm tỷ trọng 4,31%. Tuy nhiên lượng lao động có mức thu nhập trung bình từ 3
triệu đồng đến 5 triệu đồng lại giảm xuống do có sự giản lược nhân viên từ năm
2008. Năm 2007 số lượng cán bộ có mức lương từ 3 triệu – 5 triệu đồng là 185
người chiếm tỷ trọng 44,05%, đến năm 2010 số lượng này đã giảm đi 75 người, chỉ
còn 110 người chiếm tỷ trọng 29,65%. Cán bộ có mức lương cơ bản dưới 3 triệu
đồng đã tăng lên. Năm 2007 số cán bộ có mức lương dưới 3 triệu đồng là 225 người
chiếm tỷ trọng 53,57%, đến năm 2010 số lượng này đã tăng lên 20 người đạt 245
người chiếm tỷ trọng 66,04%.
Tuy vậy có thể thấy với mức lương cơ bản như trên thì đã đáp ứng được khá
đầy đủ nhu cầu sinh hoạt của CBCNV tại VTLS bởi tỉnh Lạng Sơn có giá tiêu dùng
ở mức trung bình. Đến năm 2011 với chính sách tăng mức lương tối thiểu của nhà

×