Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Nghiên cứu hỗ trợ giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực hạt nhân thông qua việc học từ xa và ứng dụng công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.9 KB, 3 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CỤC NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
----------------------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
ĐỀ XUẤT NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KH&CN NĂM 2013
1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu hỗ trợ giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực hạt nhân
thông qua việc học từ xa và ứng dụng công nghệ thông tin
2. Tính cấp thiết của nhiệm vụ:
Hiện tại Việt Nam đang tiến hành các công việc chuẩn bị cần thiết để khởi công Dự
án điện hạt nhân Ninh Thuận vào năm 2014. Để bảo đảm Dự án được tiến hành hiệu
quả, đúng tiến độ với mức độ an toàn cao nhất, Việt Nam cần xây dựng được một cơ sở
hạ tầng hạt nhân quốc gia toàn diện, đầy đủ, đề cập được đến tất cả các nội dung của cơ
sở hạ tầng từ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đến việc phát triển nguồn nhân lực
hay công tác chuẩn bị sẵn sàng ứng phó sự cố.
Ngày 18/8/2010, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 1558/QĐ-TTg phê duyệt
Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử”
trong đó nêu ra các mục tiêu chính cho công tác phát triển nhân lực trong lĩnh vực năng
lượng nguyên tử, đặc biệt là nhân lực cho chương trình phát triển điện hạt nhân. Hiện tại
các cơ sở giáo dục đào tạo tại Việt Nam, bao gồm 05 trường đại học và 01 trung tâm đào
tạo của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đang tích cực triển khai chương trình này.
Tuy nhiên theo đánh giá của IAEA, công tác đào tạo nhân lực hạt nhân của Việt Nam
còn gặp nhiều khó khăn đội ngũ giảng dạy, giáo trình, giáo án, trang thiết bị giảng dạy-
nghiên cứu và chất lượng sinh viên. Mặt khác các cơ quan nghiên cứu và đào tạo không
nằm tập trung mà phân bổ ở cả hai miền Bắc-Nam cũng là một trở ngại cho việc đầu tư
xây dựng một chương trình đào tạo nhân lực hạt nhân hiệu quả.
Một trong những giải pháp để bước đầu khắc phục các khó khăn này là áp dụng công
nghệ thông tin để triển khai việc đào tạo từ xa trong lĩnh vực hạt nhân. Theo đó các cơ
sở giáo dục có thể tận dụng đội ngũ chuyên gia Việt Nam và quốc tế, giảm chi phí đào
tạo (vì không phải mời chuyên gia trực tiếp giảng dạy), tiết kiệm thời gian (do hình thức


đào tạo từ xa sẽ giúp việc điều chỉnh lịch giảng dạy được dễ dàng hơn). Hiện tại ở Việt
Nam hình thức đào tạo từ xa này vẫn chưa được áp dụng cho lĩnh vực đào tạo nhân lực
hạt nhân.
Hiện tại IAEA cũng đã khuyến cáo Việt Nam áp dụng mô hình giảng dạy này và đã
quyết định hỗ trợ Việt Nam triển khai dự án hợp tác hỗ trợ kỹ thuật mã số RAS 0064 về
“Hỗ trợ giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực hạt nhân thông qua việc học từ xa hay các
phương thức khác sử dụng công nghệ thông tin (ICT)”. Đây là Dự án kéo dài 04 năm
(2012-2015) nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin để
đào tạo từ xa với các hình thức hỗ trợ như tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, lớp
tập huấn chuyên môn ngắn hạn, mời chuyên gia tư vấn, mua trang thiết bị, tham quan
khoa học, cấp học bổng thực tập chuyên môn, cơ quan được giao chủ trì Dự án này về
phía Việt Nam là Cục Năng lượng nguyên tử.
1
1
3. Mục tiêu:
Đề xuất giải pháp hỗ trợ và đưa ra lộ trình từng bước áp dụng công nghệ thông tin
trong đào tạo từ xa cho lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
4. Nội dung nghiên cứu chủ yếu:
- Cung cấp thông tin và quảng bá hình thức học từ xa cho các cán bộ, sinh viên tham
gia để khai thác các khóa đào tạo do các tổ chức, đơn vị hạt nhân ở nước ngoài cung cấp
(IAEA, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, châu Âu).
- Tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật để tổ chức khóa học từ xa tập trung có người hướng
dẫn cho cán bộ, sinh viên Việt Nam.
- Tổ chức biên soạn một số tài liệu giảng dạy ở mức căn bản cho cán bộ, sinh viên về
điện hạt nhân để làm cơ sở cho đào tạo từ xa do Việt Nam tổ chức.
5. Dự kiến sản phẩm:
- Báo cáo kết quả cung cấp thông tin và quảng bá hình thức học từ xa.
- Báo cáo về việc tổ chức học từ xa có người hướng dẫn cho cán bộ, sinh viên Việt
Nam.
- Một số tài liệu giảng dạy ở mức căn bản cho cán bộ, sinh viên về điện hạt nhân.

6. Khả năng và địa chỉ áp dụng:
Kết quả của nhiệm vụ này sẽ được sử dụng trực tiếp cho việc hoạch định chính sách
và xây dựng các kế hoạch, chương trình nhằm chuẩn bị nhân lực cần thiết cho chương
trình điện hạt nhân tại Việt Nam.
7. Nhu cầu kinh phí: 500 triệu đồng cho 02 năm 2013-2014.
Hà Nội, ngày tháng 03 năm 2012
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG PHỤ TRÁCH
Hoàng Anh Tuấn
2
2
- Đưa ra lộ trình từng bước áp dụng công nghệ thông tin trong đào tạo từ xa cho lĩnh
vực năng lượng nguyên tử
- Nghiên cứu giải pháp hỗ trợ.
- Hợp tác với IAEA và các quốc gia, tổ chức quốc tế khác trong việc chuyển giao tri
thức hạt nhân cho cán bộ Việt Nam thông qua đào tạo từ xa
- Hỗ trợ các cơ sở giáo dục - đào tạo hạt nhân xây dựng năng lực đào tạo từ xa thông
qua Dự án RAS 0064, hợp tác với Phòng Quản lý tri thức hạt nhân (NKM) của IAEA và
kết nối với mạng lưới giáo dục ANENT
3
3

×