Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Đánh giá hiệu quả giảm đau của điện châm tại điểm kích hoạt trên bệnh nhân đau cổ gáy mạn tính tại bệnh viện y học cổ truyền thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 138 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÝ VÀ SỀNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA ĐIỆN CHÂM TẠI
ĐIỂM KÍCH HOẠT TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU CỔ GÁY
MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÝ VÀ SỀNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA ĐIỆN CHÂM TẠI
ĐIỂM KÍCH HOẠT TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU CỔ GÁY
MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: CK 62 72 60 01

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.BS. TRỊNH THỊ DIỆU THƢỜNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng
tơi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực,
khách quan và chƣa từng đƣợc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào
khác.
Tơi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng về sự cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2021
Tác giả luận văn

Lý Và Sềnh

.


.


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... i
Danh mục các hình ..................................................................................................... ii
Danh mục các bảng ................................................................................................... iii
Danh mục các sơ đồ ....................................................................................................v
Danh mục các biểu đồ .................................................................................................v
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Đau cổ gáy theo y học hiện đại ............................................................................4
1.2. Đau cổ gáy theo y học cổ truyền ..........................................................................8
1.3. Đại cƣơng về điểm kích hoạt .............................................................................11
1.4. Tƣơng quan giữa A thị huyệt và điểm kích hoạt................................................23
1.5. Một số thang điểm đánh giá trong đau cổ gáy ...................................................26
1.6. Các nghiên cứu có liên quan ..............................................................................28
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................33
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................33
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................33
2.3. Liệt kê và định nghĩa biến số .............................................................................35
2.4. Phƣơng pháp tiến hành .......................................................................................41
2.5. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu .............................................................47
2.6. Vấn đề y đức ......................................................................................................47
Chƣơng 3. KẾT QUẢ .............................................................................................48
3.1. Quá trình thu thập số liệu nghiên cứu ................................................................48
3.2. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ................................................................49
3.3. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................54
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ...........................................................................................72
4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ................................................................72
4.2. Hiệu quả giảm đau .............................................................................................79

4.3. Hiệu quả cải thiện biên độ vận động cột sống cổ...............................................88
4.4. Đánh giá về số lƣợng điểm kích hoạt .................................................................89

.


.

4.5. Biến cố bất lợi ....................................................................................................90
4.6. Số lƣợng Paracetamol sử dụng...........................................................................92
4.7. Đánh giá tuân thủ tập bài tập vận động chủ động cột sống cổ...........................93
4.8. Tính mới, tính ứng dụng ....................................................................................93
4.9. Hạn chế...............................................................................................................94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

Danh mục các chữ viết tắt
Tên viết tắt

Tên tiếng Anh

BĐVĐCSC
BMI


Tên tiếng Việt
Biên độ vận động cột sống cổ

Body Mass Index

Chỉ số khối cơ thể

BN

Bệnh nhân

CS

Cộng sự

CSC

Cột sống cổ

ĐC

Điện châm

MĐGĐ

Mức độ giảm đau

MPQ

McGill Pain Questionnaire


NC

Bảng câu hỏi đánh giá đau McGill
Nghiên cứu

NDI

Neck Disability Index

Chỉ số khuyết tật cổ

NSAID

Non-Steroidal Anti-Inflamatory

Thuốc kháng viêm không steroid

Drug

Phƣơng pháp

PP
QDSA

RCT

Questionnaire Douler Saint-

Bảng câu hỏi đánh giá đau Saint-


Antoine

Antoine

Randomized Controlled Trial

Thử nghiệm lâm sàng ngẫu
nhiên có đối chứng

THCSC

Thối hóa cột sống cổ

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TrP

Trigger Point

TVĐĐCSC
VAS

Điểm kích hoạt
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Visual Analog Scale


Thang điểm đánh giá đau dạng
nhìn

VLTL

Vật lý trị liệu

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại

.


i.

Danh mục các hình
Hình 1.1. Khu vực đau cổ gáy.....................................................................................4
Hình 1.2. Phức hợp TrP của một cơ ..........................................................................12
Hình 1.3. Sự tƣơng tác của hệ thống thần kinh trung ƣơng với một TrP (X). ..........13
Hình 1.4. Con đƣờng dẫn truyền liên quan đến châm cứu .......................................16
Hình 1.5. TrP và đau quy chiếu của cơ gối đầu ........................................................17
Hình 1.6. Các TrP của cơ thang ................................................................................18
Hình 1.7. TrP và đau quy chiếu của cơ thang ...........................................................19
Hình 1.8. TrP và đau quy chiếu của cơ ức địn chũm ...............................................19
Hình 1.9. TrP và đau quy chiếu của cơ bậc thang.....................................................20

Hình 1.10. TrP và đau quy chiếu của cơ nâng vai ....................................................21
Hình 1.11. TrP và đau quy chiếu của các cơ cạnh cột sống......................................22
Hình 1.12. TrP và đau quy chiếu của cơ dƣới chẩm .................................................23
Hình 2.1. Thƣớc đo biên độ vận động.......................................................................38
Hình 2.2. Bệnh nhân thực hiện điện châm tại TrP ....................................................44

.


.

i

Danh mục các bảng
Bảng 1.1. Dấu hiệu cờ đỏ trong đau cổ gáy ................................................................5
Bảng 1.2. Tƣơng quan giữa A thị huyệt và điểm kích hoạt ......................................25
Bảng 2.1. Biến phụ thuộc ..........................................................................................36
Bảng 2.2. Biên độ vận động cột sống cổ bình thƣờng ..............................................37
Bảng 2.3. Biến số kiểm soát ......................................................................................38
Bảng 2.4. Phƣơng huyệt nhóm điện châm trên kinh huyệt .......................................42
Bảng 3.1. Các đặc điểm chung ở hai nhóm...............................................................49
Bảng 3.2. Đặc điểm về điểm QDSA, VAS, NDI, số lƣợng TrP ở hai nhóm ............52
Bảng 3.3. Đặc điểm về tỷ lệ giới hạn vận động cột sống cổ ở hai nhóm ..................53
Bảng 3.4. Đặc điểm về biên độ vận động cột sống cổ ở hai nhóm ...........................53
Bảng 3.5. Điểm QDSA sau mỗi tuần điều trị ở nhóm TrP .......................................54
Bảng 3.6. Điểm QDSA sau mỗi tuần điều trị ở nhóm kinh huyệt ............................54
Bảng 3.7. So sánh tỷ lệ giảm đau theo thang điểm QDSA giữa hai nhóm ...............56
Bảng 3.8. Điểm VAS sau mỗi tuần điều trị ở nhóm TrP ..........................................57
Bảng 3.9. Điểm VAS sau mỗi tuần điều trị ở nhóm kinh huyệt ...............................57
Bảng 3.10. Điểm NDI sau mỗi tuần điều trị ở nhóm TrP .........................................59

Bảng 3.11. Điểm NDI sau mỗi tuần điều trị ở nhóm kinh huyệt ..............................59
Bảng 3.12. So sánh mức độ cải thiện biên độ gập cổ giữa hai nhóm .......................61
Bảng 3.13. So sánh mức độ cải thiện biên độ duỗi cổ giữa hai nhóm ......................61
Bảng 3.14. So sánh mức độ cải thiện biên độ nghiêng phải giữa hai nhóm .............62
Bảng 3.15. So sánh mức độ cải thiện biên độ nghiêng trái giữa hai nhóm ...............62
Bảng 3.16. So sánh mức độ cải thiện biên độ xoay phải giữa hai nhóm ..................63
Bảng 3.17. So sánh mức độ cải thiện biên độ xoay trái giữa hai nhóm ....................63
Bảng 3.18. So sánh tỷ lệ cải thiện biên độ gập cổ giữa hai nhóm ............................64
Bảng 3.19. So sánh tỷ lệ cải thiện biên độ duỗi cổ giữa hai nhóm ...........................64
Bảng 3.20. So sánh tỷ lệ cải thiện biên độ nghiêng phải giữa hai nhóm ..................65
Bảng 3.21. So sánh tỷ lệ cải thiện biên độ nghiêng trái giữa hai nhóm ....................65
Bảng 3.22. So sánh tỷ lệ cải thiện biên độ xoay phải giữa hai nhóm .......................66

.


.

Bảng 3.23. So sánh tỷ lệ cải thiện biên độ xoay trái giữa hai nhóm .........................66
Bảng 3.24. Số lƣợng TrP sau mỗi tuần điều trị ở nhóm TrP ....................................67
Bảng 3.25. Số lƣợng TrP sau mỗi tuần điều trị ở nhóm kinh huyệt .........................68
Bảng 3.27. So sánh biến cố bất lợi giữa hai nhóm ....................................................69
Bảng 3.28. So sánh tỷ lệ có sử dụng Paracetamol giữa hai nhóm ............................69
Bảng 3.29. So sánh số viên Paracetamol sử dụng giữa hai nhóm.............................69
Bảng 3.30. So sánh số lần tập vận động chủ động cột sống cổ giữa hai nhóm ........71
Bảng 4.1. Đối sánh mức độ giảm điểm QDSA của các nghiên cứu .........................81
Bảng 4.2. Tỷ lệ giảm đau theo thang điểm QDSA của các nghiên cứu ....................82
Bảng 4.3. Đối sánh mức độ giảm điểm VAS của các nghiên cứu ............................85
Bảng 4.4. Đối sánh mức độ giảm điểm NDI của các nghiên cứu .............................87
Bảng 4.5. Đối sánh mức độ cải thiện biên độ vận động cột sống cổ ........................88


.


.

Danh mục các sơ đồ
Sơ đồ 2.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu ...............................................................46
Sơ đồ 3.1. Quá trình thu thập số liệu nghiên cứu ......................................................49

Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Mức độ giảm đau theo thang điểm QDS ...........................................55
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ giảm đau theo thang điểm QDS ...............................................56
Biểu đồ 3.3. Mức độ giảm đau theo thang điểm V S ..............................................58
Biểu đồ 3.4. Mức độ giảm đau theo thang điểm NDI ...............................................60
Biểu đồ 3.5. Mức độ giảm số lƣợng TrP ...................................................................69

.


.

MỞ ĐẦU
Đau cổ gáy là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tàn tật và gia
tăng gánh nặng kinh tế xã hội [59], [61]. Một thống kê gần đây ghi nhận tỷ lệ đau cổ
gáy chiếm khoảng 30 - 50% dân số chung [57], 30% trong số đó sẽ tiến triển thành
đau cổ gáy mạn tính [36]. Tƣơng tự ở Việt Nam, tại Bệnh viện Y học cổ truyền
thành phố Hồ Chí Minh, các số liệu thống kê trong năm 2019 cho thấy, đau cổ gáy
là một trong những than phiền thƣờng gặp, chiếm tỷ lệ 26,8% tổng số bệnh nhân
đến khám và điều trị [18].

Các phƣơng pháp điều trị đau cổ gáy mạn tính theo y học hiện đại hiện đang
đƣợc sử dụng bao gồm thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm không
steroid, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, tiêm tủy sống...[27], [52], [90]. Trong
đó, nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm khơng steroid là nhóm thuốc thƣờng đƣợc sử
dụng nhiều nhất, sử dụng lâu dài các nhóm thuốc này làm tăng nguy cơ tác dụng
phụ trên tim mạch, tiêu hóa, thận… và ảnh hƣởng đến khả năng dung nạp điều trị
của bệnh nhân [28], [55].
Cùng với y học hiện đại, y học cổ truyền tham gia vào việc điều trị đau cổ
gáy mạn tính bằng nhiều phƣơng pháp, trong đó điện châm là một phƣơng pháp
không dùng thuốc với ƣu thế là an toàn, đã đƣợc chứng minh hiệu quả giảm đau qua
nhiều nghiên cứu, góp phần cải thiện chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân [52],
[54], [87]. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, các phƣơng pháp điều trị tác
động vào điểm đau tại chỗ trong cơ (điểm kích hoạt - Trigger point), có những điểm
tƣơng đồng với A thị huyệt của y học cổ truyền nhƣng có vị trí cụ thể (trong cơ)
ngày càng đƣợc quan tâm nghiên cứu [9], [105]. Kết quả nghiên cứu bƣớc đầu của
tác giả Itoh và cộng sự năm 2007 cho thấy phƣơng pháp châm cứu tại các điểm kích
hoạt khơng chỉ mang lại hiệu quả giảm đau tốt hơn so với phƣơng pháp châm cứu
trên kinh huyệt trong điều trị đau cổ gáy mạn tính, mà cịn giúp làm giảm số lƣợng
huyệt can thiệp, góp phần giảm mức độ xâm lấn cho bệnh nhân [62]. Tuy nhiên
nghiên cứu của tác giả Itoh còn tồn tại một số nhƣợc điểm nhƣ: cỡ mẫu nhỏ (40
bệnh nhân chia 4 nhóm nghiên cứu) và khơng tính cỡ mẫu. Do đó, trong nghiên cứu

.


.

này chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu trên cỡ mẫu đủ lớn để đánh giá hiệu quả giảm
đau của phƣơng pháp điện châm tại điểm kích hoạt so với phƣơng pháp điện châm
trên kinh huyệt trên bệnh nhân đau cổ gáy mạn tính.


.


.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Phƣơng pháp điện châm tại điểm kích hoạt có làm giảm đau tốt hơn so với
phƣơng pháp điện châm trên kinh huyệt trên bệnh nhân đau cổ gáy mạn tính khơng?

MỤC TIÊU TỔNG QT
Đánh giá hiệu quả giảm đau của phƣơng pháp điện châm tại điểm kích hoạt
so với phƣơng pháp điện châm trên kinh huyệt trên bệnh nhân đau cổ gáy mạn tính
sau 4 tuần điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh.

MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Xác định tỷ lệ giảm đau theo thang điểm QDSA của phƣơng pháp điện châm
tại điểm kích hoạt và phƣơng pháp điện châm trên kinh huyệt trên bệnh nhân
đau cổ gáy mạn tính sau 4 tuần điều trị.
2. Xác định mức độ giảm đau theo các thang điểm: QDSA, VAS, NDI của
phƣơng pháp điện châm tại điểm kích hoạt và phƣơng pháp điện châm trên
kinh huyệt trên bệnh nhân đau cổ gáy mạn tính sau 4 tuần điều trị.
3. Xác định mức độ cải thiện biên độ vận động cột sống cổ của phƣơng pháp
điện châm tại điểm kích hoạt và phƣơng pháp điện châm trên kinh huyệt trên
bệnh nhân đau cổ gáy mạn tính sau 4 tuần điều trị.
4. Xác định mức độ giảm số lƣợng điểm kích hoạt của phƣơng pháp điện châm
tại điểm kích hoạt và phƣơng pháp điện châm trên kinh huyệt trên bệnh nhân
đau cổ gáy mạn tính sau 4 tuần điều trị.
5. Xác định tỷ lệ bệnh nhân gặp biến cố bất lợi (nếu có) của phƣơng pháp điện
châm tại điểm kích hoạt và phƣơng pháp điện châm trên kinh huyệt trên bệnh

nhân đau cổ gáy mạn tính trong 4 tuần điều trị.

.


.

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đau cổ gáy theo y học hiện đại
1.1.1. Định nghĩa
Theo Hiệp hội nghiên cứu (NC) đau quốc tế (International Association for
the Study of Pain): Đau cổ gáy là các cơn đau nằm trong khu vực đƣợc giới hạn trên
bởi đƣờng cong chẩm trên, giới hạn dƣới bởi đƣờng thẳng ngang qua mỏm gai đốt
sống ngực 1 và giới hạn hai bên bởi thành bên của cổ [77].

Hình 1.1. Khu vực đau cổ gáy
Đau cổ gáy đƣợc phân loại theo nhiều cách. Nếu phân chia theo mốc giải
phẫu, đau cổ gáy đƣợc chia thành đau cột sống cổ (CSC) trên và đau CSC dƣới, với
mốc phân chia là mặt phẳng ngang đi qua trung điểm của đoạn thẳng nối từ ụ chẩm
đến mỏm gai đốt sống ngực 1 [77]. Nếu phân chia theo mốc thời gian, đau cổ gáy
đƣợc chia thành đau cấp và đau mạn, trong đó đau cổ gáy kéo dài từ 3 tháng trở lên
đƣợc xem là đau mạn tính [47], [77].
1.1.2. Lâm sàng và điều trị
Điều quan trọng khi khám lâm sàng bệnh nhân (BN) đau cổ gáy là phát hiện
đƣợc đau cổ gáy do các bệnh lý nghiêm trọng khác cũng nhƣ các bệnh lý không liên
quan đến cơ xƣơng khớp. Các triệu chứng cơ năng và thực thể làm tăng khả năng
nghĩ về một tình trạng nghiêm trọng hơn các rối loạn cơ xƣơng thông thƣờng, nhƣ
chấn thƣơng tủy sống, nhiễm trùng, khối u, hoặc bệnh tim mạch... đƣợc gọi là dấu
hiệu cờ đỏ trong đau cổ gáy (red flags) [40], [96]


.


.

Bảng 1.1. Dấu hiệu cờ đỏ trong đau cổ gáy
Dấu hiệu cờ đỏ

Triệu chứng liên quan

Bệnh lý nghĩ đến

Chấn thƣơng vùng Rối loạn tri giác, giảm nhận Gãy

sống,

tổn

thức, đau đầu, dấu thần kinh thƣơng tủy sống, đứt dây

cổ

định vị.
Viêm

cột

khớp

chằng


dạng Dễ mệt mỏi, bất thƣờng dáng Trật khớp đội - trục
đi, giới hạn vận động cổ, vẹo

thấp.

Bệnh lý viêm khớp cổ, động tác thiếu khéo léo, co
cột sống (viêm cột cứng, giảm cảm giác, triệu
sống

dính

khớp, chứng của neuron vận động cao

viêm khớp vảy nến).
Hội chứng Down.
Triệu chứng gợi ý Sụt cân, sốt không rõ nguyên Ung thƣ di căn, nhiễm
nhân, chán ăn, tiền căn bản trùng, bệnh khớp hệ

bệnh lý toàn thân

thân hoặc gia đình có khối u ác thống
tính, đau và cứng khớp lan tỏa,
kết quả xét nghiệm máu bất
thƣờng
Triệu chứng gợi ý Sốt, dấu cổ gƣợng, sợ ánh sáng, Áp xe ngoài màng cứng,
tăng bạch cầu

nhiễm trùng


viêm thân sống đĩa đệm,
viêm màng não

Tổn thƣơng neuron Dấu Hoffmann, dấu Babinski, Chèn ép tủy, bệnh lý hủy
vận động trung ƣơng tăng phản xạ, co cứng, tiêu tiểu myelin
không tự chủ, rối loạn sinh dục
Đồng

thời

ngực+



đau Nơn ói, đau lan đến phần trên Nhồi máu cơ tim
mồ giữa cánh tay trái

hôi+thở ngắn
Nguyên nhân gây đau cổ gáy thƣờng đƣợc chia thành hai nhóm: Đau kiểu
thần kinh và đau kiểu cơ học. Phân loại ngun nhân đau cổ gáy rất quan trọng vì
nó ảnh hƣởng tới việc đánh giá, chẩn đoán và đƣa đến các thái độ điều trị khác nhau
[39].

.


.

1.1.2.1. Đau kiểu cơ học
Đau cân cơ: Là nguyên nhân phổ biến của đau cổ gáy, có liên quan đến sự

tăng nhạy cảm cục bộ hoặc lan tỏa các khu vực nằm trong một hoặc nhiều cơ.
Nguyên nhân chƣa đƣợc hiểu rõ, đau có thể xuất hiện thứ phát do mất cân bằng sinh
- cơ học, chấn thƣơng, căng thẳng hoặc do các bất thƣờng về nội tiết. Cơ bị đau giải
phóng q mức nồng độ acetylcholine, dẫn đến vịng bệnh lý bao gồm các rối loạn
chức năng tấm tận cùng vận động, co thắt cơ kéo dài, thiếu máu cục bộ, rút ngắn
sarcomere và giải phóng các hóa chất trung gian gây viêm. Một đặc điểm nổi bật
của đau cân cơ là sự hiện diện của các điểm kích hoạt (Trigger point - TrP) [39], là
điểm dễ bị kích thích nằm trong cơ, có liên quan đến một nốt tăng cảm sờ thấy đƣợc
trong dải cơ kéo căng, điểm này trở nên đau khi ấn và gây ra cơn đau quy chiếu đặc
hiệu [93].
Điều trị đau cân cơ là điều trị đa mô thức, bao gồm: điều chỉnh sự mất thăng
bằng tƣ thế và cấu trúc nền tảng, vật lý trị liệu (VLTL), dùng thuốc, tâm lý trị liệu.
Khi các phƣơng pháp (pp) điều trị bảo tồn thất bại, có thể sử dụng pp phong bế TrP
(tiêm một lƣợng thuốc nhỏ vào TrP). Cơ chế tác dụng của pp này bao gồm: sự phá
vỡ các bất thƣờng của dải cơ kéo căng về mặt cơ học, ức chế vòng phản hồi thụ cảm
đau, tăng nồng độ endorphin cục bộ và giải phóng kali tế bào nhằm ngăn cản dẫn
truyền thần kinh [39].
Đau khớp liên mấu cột sống cổ (facet join pain): Tỷ lệ đau khớp liên mấu
CSC chiếm 40 - 55% ở các BN đau cổ gáy có hoặc khơng có tình trạng chấn thƣơng
cổ kèm theo. Các yếu tố giúp nghĩ đến đau cổ gáy do nguyên nhân tại khớp liên
mấu CSC bao gồm: tiền căn chấn thƣơng cổ do va chạm, khởi phát âm thầm, đau
dọc CSC, đau quy chiếu đến vùng chẩm, vai hoặc lƣng giữa, giảm biên độ vận động
cổ, tăng cảm đau cạnh cột sống, khơng có dấu tổn thƣơng thần kinh. Điều trị đau
khớp liên mấu CSC bằng tiêm nội khớp với corticoid hoặc phong bế thần kinh chi
phối với sóng cao tần [39].
Đau do đĩa đệm cột sống cổ: Hơn 70% dân số có thối hóa đĩa đệm ở tuổi
40 và tỷ lệ này tăng lên hơn 85% ở tuổi 60. Mặt khác, thối hóa đĩa đệm góp phần

.



.

làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Các yếu tố giúp nghĩ đến đau cổ gáy do nguyên
nhân tại đĩa đệm CSC bao gồm: tuổi cao, các vận động cổ lặp đi lặp lại, đau dọc
CSC, đau vai, đau cánh tay khơng lan, dấu hiệu tiền đình, giảm biên độ vận động cổ
(duỗi > gập, nghiêng bên > xoay), tăng cảm đau đƣờng giữa cổ. Hình ảnh x quang
có giảm chiều cao đĩa đệm, hình ảnh MRI có thể thấy rách hoặc nứt vịng xơ. Điều
trị chính là phẫu thuật thay đĩa đệm, một số pp điều trị khác bao gồm: phong bế tại
đĩa đệm và phong bế ngoài màng cứng, đốt nhiệt, tuy nhiên hiệu quả của các pp này
chƣa thống nhất [39].
Các đau cổ gáy không đặc hiệu khác: Thuật ngữ này dùng để chỉ các đau cổ
gáy kiểu cơ học, nhƣng lại khơng có triệu chứng hoặc dấu hiệu lâm sàng của tổn
thƣơng cấu trúc (đĩa đệm, khớp liên mấu, cân cơ...). Do khơng tìm đƣợc nguyên
nhân đặc hiệu, việc điều trị chủ yếu sử dụng các pp không dùng thuốc, thuốc dãn cơ
hoặc các thuốc kháng viêm khơng steroid (Non-Steroidal Anti-Inflamatory Drug NSAID) bơi ngồi da [39].
1.1.2.2. Đau kiểu thần kinh
Chèn ép rễ thần kinh: Dịch tễ học ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh lý rễ cổ do lồi
đĩa đệm hoặc thối hóa cột sống cổ (THCSC) hoặc do cả hai dao động từ 1 - 3,5
ngƣời trên mỗi 1.000 dân mỗi năm, đặc biệt tăng cao từ sau 60 tuổi và khơng có sự
khác biệt giữa hai giới. Các rễ thƣờng bị ảnh hƣởng nhất là C7 (45 - 60%), C6 (20 25%) và C5 (khoảng 10%). Các cytokines và các hóa chất trung gian gây viêm đóng
vai trị quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của đau do chèn ép rễ cổ. Trên lâm sàng,
chèn ép rễ cổ do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (TVĐĐCSC) có thể khởi phát cấp
tính, trong khi chèn ép rễ cổ do THCSC thƣờng khởi phát âm thầm. Triệu chứng cơ
năng bao gồm: đau cổ gáy, tê, rối loạn cảm giác và yếu cơ chi trên theo phân bố rễ
thần kinh. Khám lâm sàng có thể ghi nhận Spurling's test (+) (độ nhạy 40 - 60%, độ
đặc hiệu 85 - 95%), nghiệm pháp dạng vai (+) (độ nhạy 40 - 50%, độ đặc hiệu 80 90%), nghiệm pháp kéo dãn cổ (+) (độ nhạy 40 - 50%, độ đặc hiệu 90%). Về cận
lâm sàng, MRI CSC (tỷ lệ dƣơng tính giả 45%, tỷ lệ âm tính giả 26%) và điện cơ
(độ nhạy 50 - 71%, độ đặc hiệu 56 - 85%) thƣờng đƣợc dùng để đánh giá tình trạng


.


.

chèn ép rễ cổ. Điều trị bảo tồn bằng các thuốc giảm đau (NS ID, opioid,
Gabapentin, Pregabalin, thuốc chống trầm cảm), VLTL, phong bế thần kinh ngoài
màng cứng qua lỗ liên hợp và điều trị phẫu thuật [39].
Hẹp ống sống: Dịch tễ học ghi nhận tỷ lệ hẹp ống sống trung tâm có triệu
chứng (đƣờng kính ống sống dƣới 10 mm) ƣớc tính khoảng 1 trên 100.000 dân và
tăng đáng kể từ sau 50 tuổi. Nguyên nhân gây hẹp ống sống rất đa dạng, bao gồm:
nguyên nhân bẩm sinh (hội chứng ống sống ngắn), thối hóa (thối hóa đĩa đệm, phì
đại khớp liên mấu, phì đại dây chằng, gai xƣơng), biến chứng sau mổ, chấn thƣơng,
bệnh chuyển hóa (bệnh Paget), nhóm bệnh lý khớp cột sống (viêm cột sống dính
khớp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp phản ứng). Ở ngƣời trƣởng thành, thối hóa
cột sống là ngun nhân thƣờng gặp nhất. Không giống nhƣ đau kiểu rễ trong
TVĐĐCSC, triệu chứng thần kinh trong hẹp ống sống xảy ra ở nhiều mức độ khác
nhau. Khi có tình trạng chèn ép tủy, các triệu chứng bao gồm: rối loạn thăng bằng,
rối loạn dáng đi, mất khéo léo, tiêu tiểu không tự chủ. Khám lâm sàng có thể ghi
nhận dấu L'hemitte (độ nhạy < 20%, độ đặc hiệu > 90%), dấu Hoffmann (độ nhạy
50 - 80%, độ đặc hiệu 78%), dấu Babinski (độ nhạy 10 - 75%, độ đặc hiệu > 90%).
Điều trị chủ yếu bằng cách phong bế thần kinh ngoài màng cứng [39].
1.2. Đau cổ gáy theo y học cổ truyền
Đau cổ gáy theo y học cổ truyền (YHCT) đƣợc mô tả trong phạm vi chứng
tý, cân tý, cảnh kiên thống… [104]
1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Can Thận bất túc, tinh huyết suy kém [104]: Do tiên thiên Thận khí bất túc,
hoặc lớn tuổi Thận khí suy, hoặc bệnh lâu ngày ảnh hƣởng đến Thận. Thận tàng
tinh, chủ cốt tủy, Thận tinh sung túc thì xƣơng cốt mới đƣợc ni dƣỡng đầy đủ,
cứng cáp có lực. Ngƣợc lại, nếu Thận tinh bất túc, nguồn nuôi cốt tủy không đủ, có

thể gây ra các chứng nhƣ CSC bị thối hóa, xƣơng dễ gãy. Mặt khác, Thận tàng
tinh, tinh sinh tủy, não là bể của tủy. Thận tinh sung túc, thì tủy mới sinh ra, nhờ đó
não đƣợc ni dƣỡng. Nếu Thận tinh bất túc, não mất ni dƣỡng, có thể phát sinh
chứng chóng mặt gặp trong bệnh động mạch đốt sống cổ. Bên cạnh đó, tinh huyết

.


.

đồng nguyên, Thận tinh hƣ suy có thể ảnh hƣởng đến Can huyết. Can chủ cân, do
đó nếu Can huyết hƣ, cân mất nuôi dƣỡng, sinh các chứng cứng cổ, vận động cổ
khó khăn, dễ bị sái cổ.
Khí huyết hƣ suy [104]: Do lớn tuổi thể chất suy yếu, hoặc bẩm sinh cơ thể
yếu, khí huyết khơng đủ, hoặc bệnh lâu ngày ảnh hƣởng đến khí huyết, hoặc Tỳ Vị
hƣ, nguồn sinh huyết không đủ, hoặc thiếu dinh dƣỡng, hoặc do mất máu quá nhiều,
hoặc do tiên thiên Thận tinh bất túc. Khí huyết hƣ, vệ khí suy, vùng cổ gáy mất đi
phòng vệ, ngoại tà nhƣ phong, hàn, thấp thừa cơ xâm nhập, ảnh hƣởng đến vận
hành khí huyết vùng cổ gáy, bất thơng tắc thống, từ đó phát sinh các chứng đau, tê,
nhức.
Ẩm thực thất điều, đờm thấp nội sinh [104]: Ăn uống không điều độ lâu ngày
làm ảnh hƣởng chức năng vận hóa thủy cốc, thủy thấp của Tỳ, thủy cốc tích tụ sinh
ra các sản vật bệnh lý nhƣ đàm, thấp. Đàm thấp ứ trệ ở vùng cổ gáy, làm tắc trở vận
hành của khí huyết trong kinh lạc, sinh các chứng đau, tê, nhức, hoa mắt chóng mặt.
Ngoại nhân [104]: Do ngoại tà phong, hàn, thấp xâm nhập. Sống lâu trong
môi trƣờng ẩm ƣớt, hoặc đang đổ mồ hơi mà gặp gió, hoặc nhiệt độ giảm đột ngột,
hoặc quạt gió quá lớn... khiến phong, hàn, thấp tà thừa cơ xâm nhập cơ thể, ảnh
hƣởng lƣu thơng khí huyết vùng cổ gáy, sinh các chứng đau khó chịu ở cổ, vai, tay,
lƣng trên…
Chấn thƣơng [104]: Cổ gáy có biên độ vận động rất lớn, do đó dễ bị chấn

thƣơng. Chấn thƣơng ở cổ gáy có 2 loại: chấn thƣơng trực tiếp do áp lực, vết cắt…
tác động vào vùng cổ, hoặc chấn thƣơng gián tiếp nhƣ nội thƣơng, sái cổ. Ngồi ra
cịn có chấn thƣơng sau phẫu thuật vùng cổ, hoặc chấn thƣơng có nguồn gốc từ các
hoạt động giải trí hằng ngày. Các chấn thƣơng vùng cổ, trƣớc gây tổn thƣơng bì phu
cơ nhục, kế đến là tổn thƣơng kinh lạc, hình thành khí huyết ứ trệ cục bộ.
1.2.2. Triệu chứng
1.2.2.1. Thể phong hàn thấp
Nguyên nhân thƣờng gặp là do lạnh, thƣờng vào mùa thu đông. Bệnh khởi
phát đột ngột, cổ, vai, lƣng, chi trên đau khó chịu, có cảm giác co thắt, cứng cổ gáy,

.


0.

cử động khó khăn hoặc khơng dám cử động, vùng cổ gáy sợ lạnh, gặp lạnh đau
tăng, giảm đau khi gặp nóng. Lƣỡi nhạt, rêu trắng mỏng, mạch phù khẩn [104].
1.2.2.2. Thể khí huyết ứ trệ
Đau cổ, vai, lƣng, lan 2 tay, đau căng cứng, dữ dội, cự án, không dám cử
động cổ do đau, có thể ảnh hƣởng đến giấc ngủ. Chất lƣỡi tím hoặc có điểm ứ
huyết, mạch huyền hoặc tế sáp [104].
1.2.2.3. Thể đàm thấp
Cổ gáy, lƣng, 2 tay đau, cảm giác nặng nề, cử động không có sức, q trình
bệnh tƣơng đối dài, dây dƣa khó dứt, kèm theo toàn thân nặng nề, lồng ngực đầy
tức. Lƣỡi nhợt, rêu lƣỡi trắng nhớt, mạch nhu tế [104].
1.2.2.4. Thể Can Thận âm hư
Cổ gáy, thắt lƣng đau, yếu khơng có sức, 2 tay đau âm ỉ, tê bì vô lực, kèm
theo đau lƣng mỏi gối, ù tai, nghe kém, ngũ tâm phiền nhiệt, tay chân lạnh. Lƣỡi
nhợt, rêu trắng mỏng, mạch trầm tế vơ lực [104].
1.2.2.5. Thể khí huyết hư suy

Đau cổ, vai, 2 tay, đau âm ỉ, tê bì 2 tay, khơng có sức, đau tăng khi hoạt
động, giảm khi nghỉ ngơi, kèm theo ngƣời mệt mỏi, chóng mặt, hay quên, hồi hộp,
đánh trống ngực, sắc mặt nhợt nhạt. Lƣỡi nhợt, rêu trắng mỏng, mạch tế vô lực
[104].

1.2.3. Điều trị
Các pp điều trị đƣợc chia thành điều trị không dùng thuốc và điều trị dùng
thuốc. Đối với điều trị không dùng thuốc nhƣ thể châm, nhĩ châm, cấy chỉ và xoa
bóp bấm huyệt là các pp thƣờng đƣợc sử dụng.
Trong thể châm, các huyệt thƣờng đƣợc sử dụng: Kiên tĩnh, Kiên trung du,
Hồn cốt, Phong trì, Thiên trụ, Đại chùy, Đại trữ, Kiên ngoại du, Thiên liêu, Ngự
cốt, Thiên tông, Thủ tam lý, Liệt khuyết, Trung chử, Hậu khê… [94]
Đối với nhĩ châm, các huyệt thƣờng đƣợc sử dụng: Can, Thận, Cổ, Đốt sống
cổ, có thể thêm các huyệt Vỏ não, Vai, Chẩm, Thần môn, Giao cảm, Nội tiết, Tâm,
Tỳ… tùy thuộc vào các triệu chứng kèm theo [101], [102].

.


1.

Huyệt thƣờng dùng trong cấy chỉ: Kiên tĩnh, Kiên ngoại du, Phong trì, Thiên
trụ, Thiên đỉnh, Hoa Đà giáp tích C5 - C7, Bỉnh phong, Đại trữ, Phong môn, Thiên
liêu…[68]
Trong xoa bóp bấm huyệt, sử dụng thủ thuật xoa, xát, miết, nhào cơ vai, gáy,
day, lăn, chặt, đấm vùng vai gáy. Vận động khớp cổ: kéo khớp cổ, quay cổ hai bên,
ngửa cổ ra trƣớc, sau và bấm tả các huyệt: Phong trì, Hoa Đà giáp tích C4 - C7,
Kiên tĩnh, Thiên tông, Ngoại quan, Hậu khê, Phong phủ, Đại chùy, Kiên ngung,
Khúc trì, Hợp cốc, A thị huyệt, Thiên trụ, Kiên trung du, Kiên trinh, Tiểu hải, Lạc
chẩm [3].

Điều trị dùng thuốc, pháp trị và bài thuốc đƣợc chỉ định tùy theo thể bệnh
lâm sàng. Trong thể phong hàn thấp, pháp trị chủ yếu là khu phong trừ thấp, tán hàn
chỉ thống, có thể sử dụng bài Quyên tý thang gia giảm. Đối với thể khí huyết ứ trệ,
pháp trị chủ yếu là lý khí hoạt huyết, khử ứ chỉ thống, có thể sử dụng bài Thân
thống trục ứ thang gia giảm. Đối với thể đàm thấp, pháp trị chủ yếu là kiện Tỳ hóa
đờm, thƣ thơng lạc, có thể sử dụng bài Đạo đàm thang gia giảm. Thể Can Thận âm
hƣ, pháp trị chủ yếu là tƣ bổ Can Thận, thƣ cân hoạt lạc, có thể sử dụng bài Lục vị
địa hoàng hoàn gia giảm. Đối với thể khí huyết hƣ suy, pháp trị chủ yếu là bổ khí
dƣỡng huyết, vinh cân chỉ thống, có thể sử dụng bài Bát trân thang gia giảm [104].
1.3. Đại cƣơng về điểm kích hoạt
1.3.1. Định nghĩa
Điểm kích hoạt là một điểm dễ bị kích thích nằm trong cơ vân, có liên quan
đến một nốt tăng cảm sờ thấy đƣợc trong dải cơ kéo căng, điểm này trở nên đau khi
đè nén và gây ra cơn đau quy chiếu đặc hiệu, có tính nhạy cảm cao, rối loạn chức
năng vận động và các hiện tƣợng giao cảm.
Có 2 loại TrP là TrP hoạt động và TrP tiền ẩn. TrP hoạt động thƣờng gây ra
một than phiền đau trên lâm sàng mà BN sẽ nhận ra khi ấn lên chúng. TrP tiềm ẩn
có thể tạo ra các dấu hiệu đặc trƣng khác của một TrP bao gồm tăng sức căng cơ và
rút ngắn cơ, nhƣng không tạo ra đau tự phát. Cả TrP hoạt động và tiềm ẩn đều có
thể gây ra rối loạn chức năng vận động đáng kể [93].

.


2.

Hình 1.2. Phức hợp TrP của một cơ
(Chú thích: ATrP: TrP bám tận; CTrP: TrP trung tâm)

1.3.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

TrP là các nốt cứng nằm trong cơ, trở nên đau khi sờ nắn. Mặc dù hiện tại
chƣa có cơ chế rõ ràng cho sự hình thành TrP, phần lớn các giả thuyết cho rằng TrP
xuất phát từ sự co quá mức của các sarcomere - hậu quả của việc sử dụng cơ quá
mức hoặc chấn thƣơng cơ nhƣ khiêng vác nặng, các hoạt động lặp đi lặp lại kéo dài
trong sinh hoạt, lao động. Trong những trƣờng hợp này, môi trƣờng và tƣ thế làm
việc không phù hợp, yếu cơ do thiếu vận động và trạng thái mệt mỏi đƣợc cho là có
liên quan đến sự hình thành các TrP [63].
Hoạt động co cơ kéo dài dẫn đến rối loạn chuyển hóa và giảm lƣu lƣợng máu
có thể là trọng tâm của những thay đổi thứ cấp góp phần vào sự tồn tại của TrP. Bên
cạnh đó, các yếu tố đồng mắc nhƣ lão hóa, bệnh tật và stress góp phần làm tăng tỷ
lệ xuất hiện các TrP. Stress làm tăng tiết một số hormone và tăng kích thích thần
kinh giao cảm, dẫn đến sự gia tăng giải phóng acetylcholine tại tiếp hợp thần kinh
cơ, gây co cơ tại các đơn vị vận động liên quan đến TrP. Ngồi ra, TrP có thể phát
sinh thứ phát do thuốc nhƣ thuốc điều trị ung thƣ (Taxan và Pacilitaxil) gây ra đau
cân cơ [63].

.


3.

Với sự nghỉ ngơi đầy đủ và trong trƣờng hợp khơng có các yếu tố kéo dài,
TrP hoạt động có thể tự động trở lại trạng thái tiềm ẩn, các triệu chứng đau biến
mất, nhƣng thỉnh thoảng TrP bị hoạt hóa lại do khả năng chịu đựng căng thẳng của
cơ bắp bị vƣợt q, điều này có thể giải thích cho tiền sử tái phát các cơn đau tƣơng
tự trong khoảng vài năm [93].

Hình 1.3. Sự tương tác của hệ thống thần kinh trung ương với một TrP (X).
(Chú thích: Mũi tên A chạy từ TrP đến tủy sống tượng trưng cho các tác động cảm giác, tự
động và vận động. Mũi tên B từ tủy sống đến TrP bao gồm khả năng thích ứng tự động cường độ

kích hoạt TrP. Mũi tên C đến vùng quy chiếu đau tượng trưng cho sự xuất hiện của đau quy chiếu
và nhạy cảm đau ở các vị trí xa, một số đoạn thần kinh có thể được loại bỏ khỏi TrP. Mũi tên D
chứng minh ảnh hưởng của phun lạnh trong khu vực vùng quy chiếu tạo điều kiện giải phóng TrP.
Mũi tên E dấu hiệu tác động kích hoạt của các kích thích gián tiếp lên TrP. Mũi tên nét đứt F biểu
hiện tác động của các TrP lên chức năng nội tạng. Mũi tên dày G nhận biết sự tương tác TrP ở
mức trên gai. Nguồn: Bonica JJ, et al. (1976), New York: Raven Press[26])

1.3.3. Chẩn đốn điểm kích hoạt
1.3.3.1. Triệu chứng
Đau: Đau gây ra do TrP hoạt động thƣờng khó xác định vị trí, đau theo vùng
ở các mơ dƣới da, bao gồm cả cơ và khớp, hiếm khi có cơn đau khu trú rõ ràng trên
da. Đau cơ thƣờng gây đau quy chiếu cách xa TrP theo kiểu đặc trƣng của mỗi cơ,
đôi khi chỉ cảm thấy tê hoặc dị cảm thay vì đau [93].
Rối loạn chức năng: Ngoài các triệu chứng lâm sàng đƣợc tạo ra do các rối
loạn cảm giác của đau quy chiếu, các loạn cảm đau và các tăng cảm đau, cũng có
thể gặp các rối loạn chức năng tự động và vận động quan trọng trên lâm sàng.

.


4.

Rối loạn chức năng tự động gây ra do TrP bao gồm đổ mồ hôi bất thƣờng,
chảy nƣớc mắt, sổ mũi kéo dài, tiết nƣớc bọt quá mức và các hoạt động của cơ dựng
lông. Rối loạn nhận cảm liên quan gây ra do TrP bao gồm mất thăng bằng, chóng
mặt, ù tai và nhận thức trọng lƣợng của các vật nâng bị sai lệch.
Rối loạn chức năng vận động gây ra do TrP bao gồm co thắt các cơ khác, suy
yếu chức năng, mất sự phối hợp và giảm khả năng chịu đựng của cơ liên quan [93].
Rối loạn giấc ngủ: Rối loạn giấc ngủ có thể là một vấn đề đối với những
ngƣời mắc hội chứng TrP cân cơ. Các NC của Moldofsky cho thấy nhiều rối loạn

cảm giác, bao gồm đau, có thể làm rối loạn nghiêm trọng giấc ngủ. Ngƣợc lại, rối
loạn giấc ngủ này có thể làm tăng độ nhạy cảm đau vào ngày hôm sau. Do đó, đối
với những ngƣời có TrP hoạt động, tƣ thế ngủ rất quan trọng để tránh ảnh hƣởng
đến giấc ngủ một cách không cần thiết [93].
1.3.3.2. Xác định điểm kích hoạt
Dải cơ kéo căng (Taut band) [93]: Là một nhóm các sợi cơ kéo căng, bắt đầu
từ TrP đến điểm bám tận của cơ. Bằng cách ấn nhẹ nhàng ở bề mặt dọc theo chiều
của các sợi cơ, ngƣời khám có thể cảm nhận một nốt nhỏ tại TrP và một dải xơ hóa
nhƣ dây thừng kéo dài từ nốt này đến điểm bám tận mỗi đầu của các sợi cơ kéo
căng. Với các pp bất hoạt TrP hiệu quả, các dải này sẽ bớt kéo căng và thƣờng biến
mất, đôi khi ngay lập tức.
Nốt đau (Tender nodule) [93]: Sờ dọc theo dải cơ kéo căng sẽ phát hiện ra
một nốt nhỏ có đặc tính khu trú rõ, ấn rất đau, đây là đặc điểm của một TrP. Khi
kiểm tra sự nhạy cảm đau của điểm này, việc dời vị trí điểm đau trong vịng 2 cm đã
tạo ra sự giảm đáng kể ngƣỡng đau có ý nghĩa thống kê. Trên lâm sàng, sự dịch
chuyển 1 - 2 mm với lực nén tại TrP có thể giảm rõ rệt phản ứng đau.
Đau quy chiếu (Referred pain) [48]: Đau quy chiếu là cảm giác đau khởi
phát tại TrP và đau lan đến nơi khác, đau sâu, đau âm ỉ, ngứa ran hoặc đau rát.
Phản ứng co giật cục bộ (Local twitch response) [93]: Sờ nắn vào TrP (hoạt
động hoặc tiềm ẩn) thƣờng gây ra phản ứng co giật thoáng qua của các dải cơ kéo

.


5.

căng. Trong một NC, ngƣời ta ghi nhận khơng có sự khác biệt trong các phản ứng
co giật dù đƣợc gây ra bằng cách sờ nắn hay châm kim.
Giới hạn biên độ vận động (Limited range of motion) [93]: Cơ có TrP hoạt
động bị giới hạn biên độ vận động thụ động (kéo căng) vì đau. Cố gắng kéo căng

các cơ vƣợt quá giới hạn này sẽ tạo ra cơn đau nghiêm trọng hơn vì các sợi cơ liên
quan đã bị kéo căng trong một thời gian dài. Khi TrP bị bất hoạt và dải cơ kéo căng
đƣợc giải phóng thì biên độ vận động trở lại bình thƣờng.
1.3.3.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Xác định TrP dựa theo đồng thuận quốc tế của các chuyên gia về Hội chứng
đau cân cơ (Myofascial pain syndrome) năm 2018. Chẩn đoán xác định TrP khi có
≥ 2/3 tiêu chuẩn lâm sàng [48]:
 Một dải cơ kéo căng (Taut band).
 Một điểm tăng cảm đau (Hypersensitive spot) trong dải cơ kéo căng.
 Đau quy chiếu (Referred pain).
1.3.4. Điều trị điểm kích hoạt
Một số pp hiện đang đƣợc sử dụng để điều trị các TrP bao gồm xoa bóp, kéo
dãn cơ, châm cứu, phong bế, kích thích điện, điều trị bằng laser lạnh và siêu âm.
Phần lớn các pp trị liệu làm giảm cứng cơ, giảm đau và cải thiện q trình chuyển
hóa tại TrP đang bị căng cứng [63].
Cơ chế giảm đau của châm cứu trong điều trị TrP [24]:
Trong châm cứu, đầu tiên khi kim đi qua da và mô dƣới da, các sợi

δ sẽ bị

kích thích. Kumazawa và Perl [70] đã chỉ ra rằng ở loài linh trƣởng, các sợi thần
kinh δ chủ yếu hƣớng đến các tế bào Waldeyer - nằm ở bề mặt nông của sừng sau
tủy sống (Lamina I). Giữa Lamina I và II có những tế bào hình cuống rất nhỏ đƣợc
mô tả lần đầu tiên ở ngƣời bởi Abdel-Maguid và Bowsher [21]. Các tế bào hình
cuống này nhận kích thích trực tiếp từ sợi

δ và khi kích thích sợi

δ bằng kim sẽ


làm cho các tế bào này giải phóng enkephalin - một loại morphin nội sinh.
Enkephalin sau đó sẽ ức chế hoạt động của tế bào chất keo tủy sống đến các sợi
nhận cảm hƣớng tâm khơng có bao myelin nhỏ, chẳng hạn nhƣ các sợi kết nối với

.


×