Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ nội soi cắt vòi trứng có khối chửa bằng bơm bupivacain vào vết cắt và gây tê chỗ rạch da

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.52 MB, 103 trang )

NGUYN TH TUYT
ĐáNH GIá HIệU QUả GIảM ĐAU SAU Mổ NộI SOI
CắT VòI TRứNG Có KHốI CHửA BằNG BƠM
BUPIVACAIN
VàO VếT CắT Và GÂY TÊ CHỗ RạCH DA
Chuyờn ngnh: Gõy mờ hi sc
Mó s : 67.72.33.01
LUN VN BC S CHUYấN KHOA II
H NI 2011
B Y T
TRNG I HC Y H NI
1
Ngi hng dn khoa hc:
GS. Nguyn Th
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm
ơn:
• GS. Nguyễn Thụ - Chủ tịch hội Gây mê hồi sức Việt nam, nguyên
Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà nội, nguyên chủ nhiệm Bộ môn Gây mê hồi
sức trường Đại học Y Hà nội, người thầy mẫu mực, giàu tình yêu thương, đã
hết lòng dìu dắt tôi suốt quãng đời làm gây mê hồi sức và đã trực tiếp hướng
dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
• PGS. TS. Nguyễn Hữu Tú - Phó hiệu trưởng, Chủ nhiệm bộ môn Gây
mê hồi sức trường Đại học Y Hà nội, người thầy đã tận tình giúp đỡ tôi rất
nhiều trong thời gian tôi học chuyên khoa II và làm luận văn tốt nghiệp.
• TS. Bùi Ích Kim - Người thầy đã bảo ban dạy dỗ từ năm 1984 khi tôi
bắt đầu học chuyên ngành Gây mê hồi sức đên nay và cho tôi nhiều ý kiến
quý báu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
• GS. TS. Phan Đình Kỷ - Thầy đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý
báu để tôi hoàn thành bản luận văn này.
• PGS. TS. Nguyễn Quốc Kính ; PGS, TS. Trịnh văn Đồng – Những


người thầy đã dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
• PGS. TS. Công Quyết Thắng – Thầy đã đóng góp rất nhiều ý kiến
quý báu để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Các thầy các cô trong bộ môn Gây mê hồi sức, các thầy cô Khoa Sau
đại học trường Đại học Y Hà nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
- Ban Giám đốc và các đồng nghiệp khoa Gây mê hồi sức bệnh viện Phụ
Sản Hải phòng nơi tôi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
2
Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã hết lòng giúp tôi trưởng thành trong
cuộc sống, trong công việc và học tập.
Hà Nội Ngày 09 Tháng 11 Năm 2011

Nguyễn Thị Tuyết
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả số
liệu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình nào.

Hà nội Ngày 09 tháng 11 năm 2011
Nguyễn Thị Tuyết
3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau là một vấn đề lớn được cộng đồng đặc biệt quan tâm. Đau để lại
dấu ấn nặng nề lên tinh thần người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị.
Đau đớn làm cho người bệnh khó chịu, sợ hãi và có thể có hậu quả sinh lý
làm tăng phản ứng căng thẳng của cơ thể gây rối loạn nội tiết, chuyển hóa và
viêm, cuối cùng có thể góp phần làm rối loạn chức năng của nhiều cơ quan
quan trọng trong cơ thể như tim mạch, hô hấp, thần kinh, làm tăng thời gian
nằm viện và tử vong [32], [35], [68], [69].

Các loại phẫu thuật tuy khác nhau nhưng tất cả đều gây đau đớn. Hàng
triệu ca phẫu thuật được thực hiện hàng năm, đòi hỏi phải sử dụng thường
xuyên các phương pháp giảm đau ở các cấp độ khác nhau. Đau sau phẫu thuật
mang tính cấp thiết, nếu không được quan tâm thỏa đáng sẽ tăng nguy cơ trở
thành các cơn đau mãn tính. Giảm đau sau mổ vừa là vấn đề nhân đạo, vừa
nhằm giúp người bệnh sớm phục hồi các chức năng, giảm thiểu các biến
chứng, ổn định tinh thần. Do vậy, việc tìm kiếm các thuốc giảm đau và các
phương pháp giảm đau thích hợp luôn là mối quan tâm của các bác sĩ. Trong
suốt 2 thập kỷ qua, các kỹ thuật mới để hỗ trợ kiểm soát đau sau phẫu thuật đã
được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi [35], [42], [69].
Phẫu thuật nội soi đã cách mạng hóa phẫu thuật với nhiều ưu điểm vượt
trội: cải thiện kết quả thẩm mỹ và sự hài lòng của bệnh nhân, giảm mất máu,
giảm thời gian nằm viện, giảm đau đớn và giảm chi phí. Tuy nhiên, sau phẫu
thuật đau tiếp tục là một trong các phiền nạn ảnh hưởng khá nhiều lên người
bệnh [35], [39], [42], [57], [69]. Số lượng bệnh nhân được phẫu thuật nội soi
ngày càng nhiều đặc biệt là nội soi ổ bụng. Đau sau phẫu thuật nội soi ổ bụng
được đánh giá ở nức độ trung bình và có những nét đặc trưng riêng [38], [42].
4
Bupivacain là thuốc tê đã được sử dụng từ năm 1963, hiện nay đang
được dùng rộng rãi để gây tê vùng [5], [9]. Gần đây việc bơm bupivacain vào
ổ bụng kết hợp với gây tê tại điểm chọc trocar (ống soi) đã đem lại một số kết
quả giảm đau khá khả quan [43], [55], [56], [57], [60], [65] . Đây là một
phương pháp gây tê vùng để giảm đau được coi là đơn giản, có độ an toàn cao
và có hiệu quả đối với loại phẫu thuật đau vừa như mổ nội soi [42, 69, 75]. Một
số nghiên cứu cho thấy sau mổ nội soi ổ bụng với phương pháp giảm đau này,
đa số bệnh nhân không cần dùng thuốc giảm đau khác, hoặc lượng thuốc giảm
đau sau mổ khác được dùng giảm một cách đáng kể, đặc biệt là trong 6 giờ đầu
[16], [18], [43], [55], [56], [57], [60], [62], [65], [72]. Tại Việt nam năm 2006
cũng đã có tác giả nghiên cứu về vấn đề này [16], [18]. Tuy nhiên chưa thấy có
báo cáo nào về việc sử dụng phương pháp giảm đau này cho các bệnh nhân mổ

nội soi phụ khoa. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả của
phương pháp bơm bupivacain vào khoang phúc mạc kết hợp với gây tê chỗ
rạch da để giảm đau sau mổ nội soi cắt vòi trứng có khối chửa với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ nội soi cắt vòi trứng có khối
chửa bằng bơm bupivacain vào vết cắt có hoặc không phối hợp với gây tê
tại chỗ rạch da, so sánh với phương pháp giảm đau thông thường bằng
nefopam.
2. Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của phương pháp.
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. NHƯNG NÉT CHỦ YẾU VỀ SINH LÝ ĐAU VÀ CÁC ẢNH
HƯỞNG CỦA ĐAU LÊN CÁC CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ.
1.1.1. Khái niệm về đau
Đau là một khái niệm về cảm giác và xúc cảm khó chịu gây ra do các
tổn thương hiện có ở mô hoặc tiềm tàng hoặc được mô tả lại các tổn thương
đó. Có thể phân thành hai loại cơ chế phát sinh cảm giác đau: loại do kích
thích quá mức các ổ nhận cảm và loại do giảm ức chế còn gọi là loại đau do
đường vào bị cắt cụt [17]. Đau có thể từ tổn thương bản thể, tạng hoặc đau
thần kinh [35], [69], [79].
1.1.2. Đường dẫn truyền cảm giác đau.
Đường dẫn truyền cảm giác đau vận chuyển kích thích từ các ổ cảm thụ
ngoại biên qua các ổ nhận cảm đau trung gian lên vỏ não, trên đường đi luồng
thần kinh bị chi phối, ảnh hưởng mà biến đổi bởi nhiều tác nhân (xem hình
1.1) [17], [68].
a. Ổ nhận cảm đau.và các sợi hướng tâm.
Các ổ nhận cảm đau cũng gồm hai loại: loại nhận cảm cơ học có tiết diện
rộng (đường kính 1 – 2cm), tiếp xúc với các tận cùng của thần kinh Aδ ít có
myelin, tốc độ dẫn truyền nhanh vừa phải, nằm chủ yếu ở da tiếp nhận các tác
nhân chọc hay kẹp, gây ra phản ứng tự vệ. Cảm giác đau được tạo ra nhanh, dễ

xác định vị trí và thời gian, kết thúc khi kích thích chấm dứt. Loại nhận cảm cả
cơ học, nhiệt học hay hóa học với nhiều tác nhân kích thích ở da, cơ và các mô
bên trong như màng xương, thành động mạch, mặt khớp, màng não, có tiết diện
hẹp (0,5mm), tiếp xúc với các sợi thần kinh C không có myelin, tốc độ dẫn
6
truyền chậm, gây cảm giác đau chậm, khó xác định vị trí và thời điểm , có khả
năng kéo dài cả sau khi kích thích đã chấm dứt [17], [20].
Các kích thích phải vượt qua ngưỡng nhận cảm của ổ cảm thụ để tạo
cảm giác đau cấp và mãn. Các ổ cảm thụ không có khả năng thích nghi,
ngược lại khi bị kích thích liên tục, chúng càng hoạt hoá làm ngưỡng đau
ngày càng giảm gây ra "hiện tượng tăng cảm giác đau" [71]. Kích thích vùng
cạnh thương tổn có thể làm giảm cảm giác đau. Khi tổ chức bị thương tổn bởi
tác nhân lý, hóa sẽ sản sinh ra các chất gây đau (chất P, postaglandin E,
histamin, serotonin, bradikinin, các ion ) [17], [20], [82] chúng kích thích
hoặc làm giảm ngưỡng hoạt hoá của ổ thụ cảm, ngoài ra các ổ thụ cảm ở các
tạng còn bị kích thích bởi sức căng kéo, co thắt hay thiếu máu [20].
Hình 1.1. Sơ đồ dẫn truyền cảm giác đau
Các xung động đau được truyền từ các ổ thụ cảm đau theo các sợi Aα,
Aβ, Aδ (có myelin) về dây thần kinh thứ nhất (protoneuron) nằm trong các
hạch thần kinh với tốc độ 4-30 m/giây nếu là đau cấp, ngắn, kiểu châm chọc,
định vị được, xuất hiện nhanh sau 0,2 giây và theo các sợi C (không có
7
myelin) tốc độ 0,5 m/giây, với cảm giác đau lan tỏa, kiểu bỏng rát, kèm theo
phản ứng tâm lý, xuất hiện chậm sau 2 -3 giây [17], [23]. Các sợi hướng tâm
đi tiếp vào rễ sau tủy tiếp nối với các tế bào trung gian (interneuron).
b. Đường dẫn truyền từ tuỷ lên não.
Ở sừng sau tuỷ sống có nhiều lớp (chia bởi Rexed 1952), lớp I, II, V gồm
các neuron nhận cảm đặc biệt đáp ứng với các kích thích gây đau ở da dù là cơ
hay nhiệt học được vận chuyển bởi các sợi Aδ và C, cũng có thể nhận kích thích
từ tạng. Lớp V còn gọi là lớp neuron hội tụ nhận xung động qua các sợi hướng

tâm Aα, Aβ, Aδ và C đến từ da, cơ, phủ tạng. Các neuron ở sừng sau tủy sống gửi
các xung động lên thể lưới ở hành tủy, lên cầu não và đồi thị vùng bên. Đa số
đường đi lên mượn cột trước bên của tủy sống [17], [32].
Sợi trục của tế bào thần kinh thứ 2 bắt chéo sang cột trắng trước bên
đối diện và dẫn truyền cảm giác đau từ tuỷ lên não theo nhiều đường:
 Bó gai thị: Các sợi tập hợp lại thành hai bó nhỏ giữ vai trò chủ yếu
trong dẫn truyền cảm giác nhiệt và đau.
 Bó Lemnis gồm những sợi Aα dừng lại ở hành tủy, mang cảm giác
xúc giác tinh tế, cảm giác bản thể sâu ở xương, khớp, cơ, tham gia
nhiều vào việc kiểm soát đau hơn là dẫn truyền đau. Bó ngoài Lemnis
gồm các sợi Aδ và C được tạo ra từ hai bó nhỏ: cựu gai thị và tân gai
thị, mang cảm giác xúc giác thô, nhiệt, đau đớn [17].
 Ngoài ra còn các bó gai cầu, gai lưới, gai nhân đơn, bó sau synap.
c. Các trung tâm trên tủy.
 Hành tủy: Thể lưới của hành tủy giữ vai trò tạo lập cảm giác đau.
Các neuron này bị kích thích mạnh bởi các kích thích đau ở da, ở tạng
dẫn đến từ sợi Aδ và C. Đường hướng tâm đến từ lớp I,V, VI của tủy,
8
còn đường ly tâm đi lên nhân tế bào khổng lồ của thể lưới hành tủy,
lên đồi thị và đi xuống lớp V, VIII, X cùng bên. Nó tham gia vào phản
ứng tâm lý, vận động, thần kinh thực vật của quá trình đau. Cấu tạo
lưới khi bị kích thích còn có tác dụng hoạt hoá "đánh thức" vỏ não
làm tăng hoạt động của hệ thần kinh đáp ứng với đau nên người bị
đau thường không ngủ được [20].
 Cầu và trung não: Tham gia vào phản ứng tâm lý đối với đau
tương tự như ở thể lưới của hành tủy.
 Đồi thị: Chỉ có 1/10-1/4 số sợi dẫn truyền cảm giác đau chậm là
tận cùng ở đồi thị còn phần lớn tận cùng ở các nhân tại các cấu tạo
lưới ở thân não, vùng mái của não giữa, vùng chất xám quanh ống
Sylvius, tại các vùng này có vai trò quan trọng đánh giá kiểu đau. Bó

tân gai thị tận cùng ở đồi thị bên nhất là ở nhân bụng sau bên, đi lên từ
lớp I và V, tham gia vào việc tạo lập cảm giác đau phân biệt được và
đi lên vỏ não. Bó cựu gai thị tận cùng ở đồi thị giữa. một số sợi kết
thúc ở nhân giữa bên và nhân gần giữa. Các neuron này đáp ứng với
các kích thích đau có trừng tiếp nhận phân tán, gửi xung động lên vỏ
não vùng vận động, tiền vận động, trán hố mắt, là vùng giữ vai trò
thiết lập phản ứng vận động và tâm lý khi đau [17], [20].
 Vỏ não: Tế bào thần kinh thứ 3 mang xung động từ đồi thị vùng
nền não về vùng cảm giác đau của vỏ não. Cảm giác đau được tiếp
nhận một cách có ý thức cả về nhận thức lẫn thái độ ứng xử. Vùng
tiếp nhận bó tân gai thị chịu trách nhiệm về nhận thức và phân tích
cảm giác đau từ vị trí tiếp nhận, bản chất, cường độ, nguyên nhân.
Vùng tiếp nhận bó cựu gai thị chịu trách nhiệm về thay đổi thái độ
ứng xử trước một cơn đau. Do vậy đau không chỉ là phản ứng thực thể
mà còn mở rộng đến cả đời sống tinh thần [17], [20].
9
1.1.3. Những yếu tố làm thay đổi ngưỡng đau
 Yếu tố tâm lý: là yếu tố rất quan trọng tuy không phải là cảm giác thực
thụ, nhưng chúng ảnh hưởng và tác động sâu sắc vào cảm nhận đau,
làm thay đổi đáp ứng của mỗi cá thể với sự đau đớn. Một số trạng thái
tinh thần, xúc cảm hay quá trình tâm lý làm tăng hoặc giảm cảm nhận
đau [37], [69].
 Ngưỡng đau có thể tăng trên 35% khi đãng trí đơn thuần, nếu ám thị
hoặc thôi miên có thể làm tăng ngưỡng đau đến mức mà nhiều cảm
giác đau phổ biến không nhận thấy được.
 Những yếu tố thể chất:
o Tuổi: người già chịu đau tốt hơn người trẻ. Collin J. cho rằng
ngưỡng đau tăng cùng với tuổi và nhu cầu dùng thuốc giảm đau
thường giảm ở người trên 40 tuổi [37].
o Giới: ngưỡng đau của hai giới là khác nhau. Nam giới có nhịp

sinh học với kích thích nhiệt, có ngưỡng đau tăng lên và giảm
xuống 6 giờ một lần, cao nhất vào lúc 8 giờ sáng, thấp nhất vào
lúc 6 giờ tối. Nữ giới không có nhịp sinh học hàng ngày nên có
ngưỡng đau ổn định suốt cả ngày [37].
 Yếu tố thần kinh:
o Những thay đổi trên da có khả năng làm thay đổi sự nhạy cảm
với các kích thích đau.
o Thuốc an thần có thể làm dịu cơn đau trong các chấn thương bề
mặt [37].
o Khi kích thích thần kinh giao cảm làm tăng ngưỡng cảm thụ cơ
học trên bề mặt da hơn so với ngưỡng kích thích sờ nắn [37].
10
1.1.4. Hiện tượng tăng cảm giác đau
 Cường độ kích thích nhỏ nhất có thể gây được cảm giác
đau gọi là ngưỡng đau [19], [20], [32], [38].
 Ngưỡng đau giữa các cá thể ít có sự khác nhau. Nhưng
phản ứng với cảm giác đau lại rất khác nhau giữa các cá thể và các chủng tộc
[19], [35].
 Cường độ kích thích càng mạnh, thời gian xuất hiện cảm
giác đau càng ngắn, còn cường độ kích thích nhẹ cần thời gian dài mới tạo ra
cảm giác đau [19], [35].
 Thương tổn được nhận cảm từ nội tạng phức tạp hơn ở
ngoài da. Những tổn thương thực thể là nguyên nhân chủ yếu gây nên đau
nặng như đau do chấn thương hay phẫu thuật. Các tác nhân này kích thích
mạnh và kéo dài tại các ổ nhận cảm vùng thương tổn làm ngưỡng đau ngày
càng giảm gây ra hiện tượng tăng cảm giác đau [19],[71].
 Vùng bị tổn thương tạo nên những xung động dẫn tới phản
ứng dây truyền gây nên hiện tượng tăng cảm giác đau kéo dài ở hệ thần kinh
trung ương. Vùng tổn thương càng lớn đau càng nặng.
1.1.5. Nguyên nhân gây đau sau phẫu thuật.

 Tại vị trí phẫu thuật tổn thương da và các mô khác nhau cùng với các
kích thích nhiệt, hóa học và các thao tác phẫu thuật, sự co kéo các cấu trúc cơ
thể gây ra những thay đổi về thể dịch, xuất hiện các chất viêm như:
prostaglandin typ E, chất P, bradykinin,…gây thoát mạch phù nề, làm giảm
ngưỡng hoạt hóa của các ổ cảm thụ đau [19], [20], [69]. Các chất gây đau tích
lũy, hoạt hóa các sợi Aδ và C gây nhiều luồng xung động tới vùng sừng sau
của tủy tạo nên những nhận cảm đặc trưng của vùng bị tổn thương, trong đó
cảm giác đau chỉ là một phần trong các biểu hiện lâm sàng và không hằng
định [68].
11
 Trong phẫu thuật ổ bụng, sự hoạt hóa các ổ thụ cảm liên quan đặc biệt
tới sự giật kéo, co thắt và sự căng của cơ trơn ở tạng rỗng. Luồng nhận cảm
tổn thương này mượn đường của thần kinh giao cảm nên thường không chính
xác, kém khu trú và có tính lan tỏa [68].
1.1.6. Ảnh hưởng của đau sau phẫu thuật ổ bụng đối với bệnh nhân
 Trên tim mạch: Đau làm tăng tiết catecholamine gây mạch nhanh,
huyết áp tăng, tăng sức cản ngoại biên, tăng công cơ tim, tăng tiêu thụ oxy cơ
tim dẫn đến dễ gây thiếu máu cơ tim do mất cân bằng cung cầu về oxy của cơ
tim. Ngoài ra đau còn làm thay đổi phân phối máu đến các cơ quan, dễ gây tắc
tĩnh mạch sâu do bệnh nhân không dám vận động sớm [90], [93].
 Trên hô hấp: Đau làm cho bệnh nhân không dám thở sâu, thở nhanh
nông, thể tích khí lưu thông thấp. Bệnh nhân không dám vận động, nằm yên
một tư thế dẫn đến hậu quả là làm giảm thông khí ở một số vùng phổi gây rối
loạn tỷ số thông khí tưới máu. Đau làm bệnh nhân ho khạc không hiệu quả,
gây ứ đọng đờm dãi góp phần làm tăng công hô hấp và gây mệt cơ hô hấp.
Hậu quả cuối cùng là thiếu oxy máu, huyết khối phổi, nhiễm trùng phổi và
xẹp phổi [69], [94].
 Trên tiêu hoá: Đau làm giảm nhu động dạ dày ruột, kéo dài thời gian
làm rỗng dạ dày đẫn đến làm chậm trung tiện và lâu phục hồi chức năng ống
tiêu hóa [32].

 Trên tiết niệu: Bí tiểu có thể do các phản ứng căng thẳng gia tăng [69]
 Thần kinh nội tiết: Đau gây ra các đáp ứng stress làm rối loạn chuyển
hóa và nội tiết dẫn đến tăng đường máu, tăng ứ đọng muối và nước, hoạt hoá
fibrinogen và tiểu cầu, tăng dị hoá proteine nên chậm liền vết mổ, gây suy
giảm miễn dịch, dễ nhiễm trùng sau mổ, tăng thời gian nằm viện và tử vong
[32], [68], [69], [94].
 Tâm thần: Lo lắng, sợ hãi, mất ngủ, rối loạn chức năng nhận thức, trầm
cảm góp phần thiếu oxy máu sau phẫu thuật [35].
12
1.1.7. Cơ chế gây đau sau phẫu thuật nội soi ổ bụng
Đau sau phẫu thuật được đặc trưng bởi tổn thương do rạch da và các mô
khác nhau, việc áp dụng các kích thích nhiệt , hóa học lên phẫu trường, thời
gian phẫu thuật, việc co kéo và các thao tác trên cấu trúc cơ thể, cùng với tình
trạng căng thẳng tinh thần của người bệnh. Đau sau phẫu thuật nội soi ổ bụng
còn có thêm giả thiết: do CO
2
được đưa vào ổ bụng với một số lượng lớn, khí
CO
2
vào kết hợp với H
2
O tạo thành H
2
CO
3
, chính axít này kích thích phúc
mạc gây nên hiện tượng viêm dẫn tới cảm giác đau [43], [104]. Đồng thời các
vết cắt, đốt trong ổ bụng làm tổn thương các màng bao bọc chung quanh nội
tạng gây nên đau thứ phát khu trú rõ rệt [13], [42], [69].
Mặt khác, sự tồn dư của khí CO

2
ở vòm hoành sau mổ cũng là nguồn
gốc của đau hai vai sau phẫu thuật nội soi ổ bụng. Tuy nhiên, bệnh nhân
thường đau vai trái hơn vì vòm hoành phải được bảo vệ tốt hơn do có gan che
chắn. Cảm giác đau vai thường kéo dài trên 24 giờ. Một số nghiên cứu xác
nhận, khí tồn dư trong khoang phúc mạc có thể quan sát được trên X-quang
cho tới ngày thứ ba sau mổ [42], [70], [99]
1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐAU SAU MỔ
1.2.1. Tâm sinh lý và cơ địa bệnh nhân
 Sự lo lắng, sợ hãi làm tăng cường độ đau [35], [69], [71], [90].
 Nguồn gốc xã hội, trình độ văn hoá, nhận thức giáo dục và môi trường
tại nơi điều trị là những nhân tố chủ yếu có khả năng làm ảnh hưởng đến nhận
thức đau [35], [90].
 Người trẻ hút thuốc lá nhiều đòi hỏi lượng morphine để giảm đau nhiều
hơn [68], [69].
 Tình trạng trầm cảm trước mổ: rối loạn giấc ngủ, ám ảnh bệnh tật,
không chỉ liên quan đến đau mãn mà còn liên quan đến đau cấp sau mổ [32].
13
1.2.2. Ảnh hưởng của phẫu thuật
 Loại phẫu thuật: lồng ngực, bụng trên là đau nhiều nhất, tiếp theo là
thận, cột sống và xương, khớp [90, 94], phẫu thuật nội soi đau ít hơn, nội soi
phụ khoa ít đau hơn nội soi cắt túi mật [64].
 Vị trí, phạm vi và thời gian phẫu thuật ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ
đau sau mổ [32, 69].
 Tính chất đường rạch ở bụng: đường rạch ngang hoặc chéo đau hơn
đường rạch thẳng [32].
1.2.3. Các ảnh hưởng khác
 Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ: chuẩn bị tốt về tâm lý, an thần trước mổ
và giải thích về diễn biến đau sau mổ làm tăng khả năng chịu đau.
 Biến chứng của cuộc phẫu thuật và gây mê.

 Công tác chăm sóc bệnh nhân sau mổ.
 Phương pháp giảm đau sau mổ.
 Liều lượng các thuốc giảm đau họ morphine, thuốc mê sử dụng trong
mổ cũng ảnh hưởng đến cường độ đau sau mổ [94].
1.2.4. Dự phòng đau sau mổ
Hiện nay dự phòng đau ‘Preemptive analgesia’ đang được thế giới quan
tâm, rất nhiều nơi đã thực hiện đúng mức. Dụ phòng đau tức là thực hiện
giảm đau trước khi xuất hiện kích thích gây đau, làm giảm mức độ đau và
giảm lượng thuốc giảm đau dùng cho bệnh nhân sau mổ so với trường hợp
can thiệp giảm đau khi đau đã xảy ra. Do vậy phải dùng sớm từ trước mổ
hoặc trong mổ mới phát huy được tác dụng dự phòng đau của thuốc [35],
[42], [69], [78].
Các thuốc được chứng minh có tác dụng dự phòng đau hiện nay có họ
opioid, thuốc ức chế receptor NMDA (N. Methyl. D. Asparate), thuốc chống
viêm giảm đau phi- steroid (NSAID) và thuốc tê [35], [42], [69].
14
1.3. SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẪU, SINH LÝ CỦA PHÚC MẠC VÀ
KHOANG PHÚC MẠC CÓ LIÊN QUAN
Bụng là một trong hai khoang lớn nhất của cơ thể. Trong ổ bụng chứa
hầu hết các tạng thuộc hệ tiêu hóa, tiết niệu sinh dục. Ổ phúc mạc nằm trong ổ
bụng nhưng không chứa đựng tất cả các tạng kể trên, chủ yếu bao bọc các
tạng thuộc hệ tiêu hóa [1].
Phúc mạc là một thanh mạc che phủ tất cả các thành của ổ bụng, bao bọc
tất cả các tạng thuộc hệ tiêu hóa kể cả bó mạch và thần kinh của tạng đó và
che phủ phía trước hoặc trên các tạng thuộc hệ tiết niệu và sinh dục [1].
Phúc mạc có hai lá: lá thành và lá tạng và nhiều nếp. Các nếp phúc
mạc bao phủ các cuống mạch và thần kinh. Nếp phúc mạc gồm: Mạc treo,
mạc nối, mạc chằng hay dây chằng và mạc dính .
Giữa hai lá và các nếp phúc mạc có một khoang gọi là ổ phúc mạc, đó là
một khoang ảo. Chỉ khi nào trong khoang chứa dịch (nước, máu, mủ) mới trở

thành một khoang thực.
Phúc mạc được tạo bởi các tế bào biểu mô lát đơn mỏng dẹt, lợp lên
thành trong của cơ thể và lợp mặt ngoài các tạng, bao giờ cũng hơi ướt, nhẵn,
bóng, cho phép các tạng chuyển động dễ dàng, không bị cọ xát mạnh vào
nhau và vào thành cơ thể, vì thế còn được gọi là biểu mô trượt. Biểu mô
không chứa những mạch máu. Sự trao đổi dinh dưỡng giữa biểu mô với mô
liên kết được thực hiện qua màng đáy bằng cách khuếch tán, thẩm thấu…[3].
Phúc mạc có chức năng như một hàng rào bảo vệ các tạng và giảm bớt
ma sát giữa các tạng. Có khả năng thấm hút lớn và có diện tích rộng nên hấp
thu được thuốc là cơ sở để tiến hành thẩm phân phúc mạc. Có tính dính, đặc
biệt là mạc nối lớn . Có vai trò chống nhiễm khuẩn, khu trú ổ viêm không cho
lan rộng và có khả năng dự trữ mỡ .
15
1.4. TÍNH CHẤT DƯỢC LÝ CỦA NEFOPAM
Cấu trúc hóa học của nefopam: 5 methyl -1- phenyl- 1,3,4,6 – tetrahydro
– 2,5 benzoxazocine
Nefopam là thuốc giảm đau trung ương không phải opioid của nhóm hóa
chất các benzoxazocine, được phát triển vào đầu những năm 1970 và được sử
dụng rộng rãi ở các nước châu Âu để làm giảm các cơn đau trung bình đến
trầm trọng, thay thế cho opioid. Nefopam còn có tác dụng chống run có thể do
các thuốc dùng trong phẫu thuật gây nên. Liều 30 - 120mg có hiệu quả giảm
đau hơn aspirin nhưng tỷ lệ tác dụng phụ lớn hơn như chóng mặt, ra mồ hôi,
buồn nôn đặc biệt ở liều cao. Liều giảm đau thông thường đường uống 30mg
có tác dụng trong 4 - 6 giờ; Tiêm bắp, tĩnh mạch 10 - 20mg hoặc truyền tĩnh
mạch chậm 30 -40mg cho 4 - 6giờ. Chế phẩm dạng ống 20mg và viêm 30mg.
Nefopam giảm đau kém hơn nửa so với opioid hoặc oxycodone nhưng có xu
hướng giảm các tác dụng phụ, giảm ức chế hô hấp và ít khả năng lạm dụng
thuốc, do đó là thuốc thay thế hoặc để phối hợp giảm liều opioid. Cơ chế tác
dụng của nefopam chưa được hiểu rõ, mặc dù ức chế sự tái hấp thu serotonin,
dopamine và noradrenaline được cho là liên quan đến tác dụng giảm đau của

thuốc và có thể có tác động thông qua thụ thể histamin H
3
và glutamate. Gần
đây người ta đã tìm thấy nefopam hoạt động như một chất chặn kênh điện áp
natri, điều này có thể là một phần hoặc hoàn toàn ảnh hưởng đến tác dụng
chống đau của nó. Tỷ lệ tử vong do quá liều và quen dùng thuốc cũng được
báo cáo ít hơn so với các thuốc giảm đau opioid [From the free encyclopedia
Vikipedia].
1.5 TÍNH CHẤT DƯỢC LÝ CỦA BUPIVACAIN
1.5.1. Cấu trúc hoá học
Bupivacain là một thuốc tê tại chỗ nhóm amino amid là dẫn chất của
mepivacain bằng cách thay nhánh butyl vào nhóm methyl trên nhân piperidin,
pKa = 8.1, hệ số phân bố giữa n-heptan và nước là 3 và tỷ lệ gắn vào protein
là 95 % [5].
16
1.5.2. Hoạt tính tại chỗ
• Hoạt tính trong ống nghiệm
Bupivacain là một thuốc tê tại chỗ mạnh gấp 4 lần so với lidocain, mặc
dù thông thường với các thuốc tê độ mạnh và tác dụng không đi cùng nhau
nhưng bupivacain lại có tác dụng dài gấp 5 lần so với lidocain. pKa của
bupivacain cao hơn nhiều so với lidocain, điều đó giải thích thời gian chờ tác
dụng của nó dài là do ở pH sinh lý thuốc bị chuyển sang dạng ion hóa khuếch
tán hơn. Bupivacain tạo ra một ức chế thần kinh không đồng đều đặc trưng
bằng ức chế cảm giác có thể phối hợp hoặc không phối hợp với ức chế vận
động [5], [ 9].
• Hoạt tính trong cơ thể sống
Bupivacain mạnh gấp 4 lần lidocain nên liều lượng thuốc có thể giảm đi
cùng tỷ lệ dù là loại kỹ thuật tê nào. Theo đường gây tê ngoài màng cứng với
liều lượng tương đương bupivacain có tác dụng ức chế cảm giấc ở mức độ
giống với lidocain nhưng thời gian chờ dài hơn và thời gian tác dụng cũng

gấp 2 - 3 lần so với lidocain. Ức chế vận động rất ít ở đậm độ thuốc 0,25 %,
trung bình ở đậm độ 0,5 % và ức chế vận động nhiều ở đậm độ 0,75 %.
Bupvacain dược dùng để gây tê tủy sống ở đậm độ 0,5 % trong dung dịch
đẳng trương hoặc ưu trương. Thời gian ức chế cảm giác đau dài 2 đến 3 giờ
nhưng ức chế vận động thì hạn chế [5], [9].
1.5.3. Dược động học
a. Các chỉ số dược động học
Các chỉ số dược động học là do Tucker đo được sau khi tiêm bupivacain
vào tĩnh mạch. Sự phân bố bupivacain xảy ra nhanh và tuân theo mô hình 3
khoang: nửa thời gian phân bố (T/2α) là 0,45 giờ, nửa thời gian vận chuyển
17
(T/2α) là 0,3 giờ. Hệ số đào thải huyết tương của nó phụ thuộc chủ yếu vào
chức năng gan là 0,47 l/phút, mức này tương đương với hệ số phân tích của
gan là 0,38. Hệ số này giảm đi ở tuổi trên 50, Thể tích phân bố ở tính trạng ổn
định (V
Dss
) là chỉ số động học tính được là 72 - 31 lít. Tỷ lệ gắn vào protein
của bupivacain là rất cao 95 %, và chủ yếu gắn vào axít ở 1-glycoprotein bằng
các liên kết có ái tính cao và có thể bão hòa. Tỷ lệ gắn vào albumin ít hơn với
ái tính kém hơn [5], [9].
Chuyển hóa của bupivacain xảy ra ở gan và các cytochrom P450, tùy
theo từng cá thể có các chất chuyển hóa khác nhau được tạo ra. Gần như toàn
bộ số bupivacain được chuyển hóa trước khi được đào thải theo nước tiểu,
quá trình chuyển hóa khá phức tạp khử butyl để tạo ra các dẫn chất xylidic
[5], [9].
b. Độc tính
Dù được dùng theo con đường nào bupivacain cũng được hấp thu vào tuần
hoàn rồi được chuyển hóa tại gan và thải chủ yếu qua thận. Như các thuốc tê
nhóm amide bupivacain sử dụng kéo dài gây ngộ độc thàn kinh trước tim mạch,
nhưng khi sử dụng gây tê một liều và trên trẻ em có thể độc với tim trước.

• Độc tính toàn thân của bupivacain không chỉ phụ thuộc vào đậm độ
thuốc trong huyết tương mà còn vào thời gian để đạt tới đậm độ đó. Ngưỡng
độc của bupivacain cũng bị hạ thấp đi khi có toan hô hấp và chuyển hóa, ưu
thán , thiếu oxy, thiếu máu nặng. Toan máu làm tăng máu lên não, giảm tỷ lệ
gắn với protein của thuốc, làm tăng tỷ lệ các phân tử thuốc tự do là dạng
thuốc duy nhất có thể ngấm được vào các nhu mô của hệ thần kinh trung
ương [5], [9].
18
• Độc tính trên thần kinh trung ương: Ngưỡng độc trên hệ thần kinh
trung ương của bupivacain là rất thấp. Các biểu hiện đầu tiên như chóng mặt,
tê bì môi, vị mặn kim loại, buồn ngủ xuất hiện ở đậm độ thuốc trong huyết
tương là 1.6 mcg/ml còn co giật xảy ra ở đậm độ cao hơn 4 mcg/1 ml [5], [9].
• Độc tính trên tim: bupivacain có độc tính trên tim mạnh hơn lidocain
10-15 lần, gây nên sốc tim với nhịp quá chậm hoặc loạn nhịp thất. Tác dụng
chủ yếu của bupivacain trên điện thế hoạt động là ức chế sự chạy vào nhanh
của ion natri, mà chính sự di chuyển của natri là yếu tố cơ bản tạo ra sự khử
cực của tổ chức dẫn truyền và các tế bào của thất. Bupivacain gắn rất nhanh
vào các kênh natri vào lúc mà các kênh này chưa hoạt động. Thời gian gắn
vào kênh sẽ rất lâu do ái tính cao của thuốc tê, thuốc này gây ức chế kênh
natri tăng lên khi nhịp tim tăng lên. Sự ức chế kênh natri làm giảm tốc độ xuất
hiện giai đoạn 0 của điện thế hoạt động và làm rối loạn dẫn truyền thần kinh
và sự khử cực của các tế bào của thất. Các rối loạn này dễ dàng dẫn tới rối
loạn dẫn truyền và loạn nhịp thất như nhịp nhanh thất và rung thất. Ngoài ảnh
hưởng tới dòng ion natri, nó còn làm rối loạn các dòng trao đổi khác như calci
và kali.
Bupivacain còn làm giảm tính co bóp của cơ tim. Song song với việc ức
chế dòng ion calci qua màng tế bào, nó còn ức chế sự giải phóng calci từ hệ
thống lưới nguyên sinh chất cũng như sự chuyển hóa của tế bào cơ tim.
Một số yếu tố khác cũng làm nặng thêm độc tính trên tim của bupivacain.
Khi tiêm thuốc này vào nhân đơn độc của não, gây nhịp chậm tim, tụt huyết áp và

loạn nhịp thất. Người ta kết luận rằng hoạt hóa hệ thần kinh thực vật cũng làm
tăng độc tính trên tim do ức chế các tế bào thần kinh hệ GABA. Thiếu oxy và toan
làm tăng độc tính của bupivacain. Tăng kali, hạ natri và tụt nhiệt độ cũng làm tăng
tác dụng độc với tim của bupivacain và đa số tai biến về tim đều xảy ra trong sản
khoa có thể do progesterone gây ra [5], [9].
19
1.5.4. Tác dụng dược lý
a. Tác dụng toàn thân:
Ngộ độc toàn thân chỉ xuất hiện khi thuốc tê thấm được vào vòng tuần
hoàn với nồng độ hiệu dụng [9]
• Tác dụng ức chế thần kinh trung ương: xuất hiện sớm nhất với trung
tâm ức chế gây nên các dấu hiệu kích thích: bồn chồn, lo âu, run cơ, cơn co
giật, mất định hướng,
• Ức chế dẫn truyền thần kinh - cơ gây nhược cơ, liệt hô hấp,
• Làm giãn cơ trơn do tác dụng liệt hạch và tác dụng trực tiếp lên cơ trơn.
• Trên tim mạch: do tác dụng làm ổn định màng, thuốc tê làm giảm tính
kích thích, giảm dẫn truyền và giảm lực co bóp cơ tim. Có thể gây nhịp chậm,
QRS rãn rộng, loạn nhịp, thậm chí rung thất và ngừng tim. Trên mạch: gây
giãn mạch, hạ huyết áp.
• Trên máu: liều cao tích tụ chất chuyển hóa gây oxy hóa.
b. Tác dụng tại chỗ:
• Đặc điểm gây tê: thời gian khởi tê chậm, tác dụng gây tê lâu, cường
độ gây tê mạnh [9].
• Thuốc tê tác dụng trên tất cả các sợi thần kinh trung ương và thần
kinh thực vật lần lượt từ sợi nhỏ đến sợi to tùy theo nồng độ của thuốc. Thứ tự
mất cảm giác là: đau, lạnh, nóng, xúc giác nông rồi đến xúc giác sâu. Khi hết
thuốc, tác dụng phục hồi theo chiều ngược lại.
• Gây tê bề mặt bôi hoặc thấm thuốc tại chỗ: dung dịch (0,1 % - 1 %).
• Gây tê tiêm thấm dưới da để thuốc ngấm được vào tận cùng thần
kinh: dung dịch (0,1 % - 1 %).

20
1.5.5 Chỉ định và chống chỉ định
a Chỉ định
• Gây tê bề mặt [9].
• Gây tê thân thần kinh.
• Gây tê vùng (ngoài màng cứng, tủy sống).
b Chống chỉ định:
• Rối loạn dẫn truyền cơ tim [9].
• Có dị ứng với thuốc.
1.5.6 Thận trọng khi dùng thuốc
• Dùng đúng tổng liều và chọn đúng nồng độ tối ưu [9].
• Tiêm đúng vào vùng cần gây tê. Không tiêm vào mạch máu hoặc trực
tiếp vào tỏ chức thần kinh.
• Ngừng ngay thuốc khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào.
1.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐAU SAU MỔ
1.6.1. Phương pháp khách quan
• Đo sự thay đổi các chỉ số sinh hóa máu: nồng độ hormone
(catecholamin, cortisol). Đây là phương pháp tốn kém, kết quả không chính
xác vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kết quả [89].
• Đo sự thay đổi các chỉ số hô hấp: khí máu, thể tích thở ra gắng sức
trong giây đầu tiên (FEV
1
), cung lượng đỉnh thở ra (PEFR), thể tích khí lưu
thông (Vt) [64].
21
• Tính lượng Morphin giảm đau mà bệnh nhân đó dùng tại các thời
điểm trong 24 giờ đầu sau mổ.
1.6.2. Phương pháp chủ quan
Cảm giác đau chủ quan được lượng giá một cách khách quan bằng các
thang điểm sau:

a. Đánh giá đau theo thang điểm đau bằng nhận hình đồng dạng
(Visual Analog Scale - VAS) [52], [87]
Thước đo độ đau VAS là một thước có 2 mặt dài 10 cm. Mặt quay về
phía bệnh nhân có các hình tượng biểu thị mức độ đau để bệnh nhân dễ dàng
so sánh. Mặt đối diện về phía thầy thuốc có chia thành 10 vạch. Bệnh nhân
được yêu cầu và định vị con trỏ trên thước tương ứng với mức độ đau của
mình. Khoảng cách từ chỗ bệnh nhân chỉ đến điểm 0 chính là điểm VAS (ở
mặt sau thước).
Hình tượng E (tương ứng 0 điểm): không đau.
Hình tượng D (tương ứng 1-3 điểm): đau ít.
Hình tượng C (tương ứng 4-6 điểm): đau vừa.
Hình tượng B (tương ứng 7-8 điểm): đau nhiều.
Hình tượng A (tương ứng 9-10 điểm): đau dữ dội.
22
Hình 1.2. Thước VAS
b. Thang điểm đau theo sự lượng giá và trả lời bằng số (Verbal
Numerical Rating Scale - VNRS) [52], [94]
Cách đánh giá này không cần thước, bệnh nhân được hướng dẫn thang
điểm đau (điểm 0 tương ứng với không đau, điểm 10 là đau nhất), rồi lượng
giá và trả lời bằng số tương ứng với mức đau của mình là bao nhiêu trong các
mức từ 0-10,
c. Thang điểm đau theo sự lượng giá bằng cách phân loại
(Categorical Rating Scale - CRS) [52]
Thầy thuốc đưa ra 6 mức độ đau và bệnh nhân được yêu cầu tự lượng giá
mức đau của mình theo các mức độ: không đau, đau nhẹ, đau vừa, rất đau,
đau dữ dội, đau rất dữ dội.
1.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM ĐAU SAU MỔ BẰNG BƠM
BUPIVACAIN VÀO KHOANG PHÚC MẠC VÀ GÂY TÊ CHỖ RẠCH
DA TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
23

Bupivacain là thuốc tê nhóm amino amid được dùng từ năm 1963. Đặc
điểm gây tê: thời gian khởi tê chậm, tác dụng gây tê dài hơn lidocain , cường
độ gây tê mạnh. Bupivacain được chỉ định để gây tê vùng, gây tê thân thần
kinh, đám rối thần kinh, gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng và gần đây
là gây tê khoang màng phổi và khoang phúc mạc [9], [42].
Sử dụng bupivacain để gây tê khoang phúc mạc đã được tiến hành vào
những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ trước và đã mang lại một số kết quả
nhất định.
Narchi P. Và cộng sự (1991) đã nghiên cứu 80 phụ nữ trẻ được nội soi
chẩn đoán, chia thành 4 nhóm: nhóm chứng không dùng gì, nhóm 2 dùng
nước muối sinh lý, nhóm 3 dùng lidocain 0,5% có pha adrenalin và nhóm 4
bupivacain 0,125% có adrenalin, mỗi nhóm 80ml bơm vào khoang phúc mạc
để giảm đau vai sau mổ nội soi. Các thông tin đau vai, đau bụng, nôn và buồn
nôn, yêu cầu thuốc giảm đau được theo dõi trong 48 giờ đầu. Kết quả cho
thấy yêu cầu giảm đau ở nhóm chứng và nhóm nước muối cao hơn 2 nhóm
can thiệp. Tác giả cho rằng bơm thuốc tê vào khoang phúc mạc là phương
pháp không xâm lấn, có hiệu quả giảm đau vai sau mổ nội soi [ 59].
Ali PB, Cotton BR và cộng sự (1998) đã nghiên cứu 60 bệnh nhân mở
bụng cắt bỏ tử cung, chia làm 3 nhóm: nhóm sử dụng nước muối, nhóm
bupivacain 0,2% và nhóm lidocain 0,8% có pha adrenalin. Mỗi nhóm đều
được bơm 50ml vào phúc mạc tiểu khung trước khi đóng bụng. Kết quả cho
thấy không có sự khác biệt về điểm đau trực quan ở 8, 12, 36 và 48 giờ sau
mổ cả lúc nghỉ và khi vận động, và không có sự khác biệt về lượng morphin
tiêu thụ ở cả 3 nhóm. Tác giả kết luận rằng việc đưa thuốc tê vào khoang phúc
mạc tiểu khung không làm giảm đau ở những bệnh nhân mổ cắt tử cung
đường bụng [28].
24
Andrei Golstein và cộng sự (2000) đã nghiên cứu 180 bệnh nhân sau mổ
nội soi phụ khoa chia làm 3 nhóm: nhóm nước muối, nhóm bupivacain 0,5%
và nhóm ropivacain 0,75% mỗi nhóm được bơm 20ml vào khoang phúc mạc

trước khi kết thúc cuộc mổ, nhận thấy nhóm được dùng thuốc có sự giảm đau
đáng kể so với nhóm dùng giả dược. Tỷ lệ bệnh nhân yêu cầu dùng thêm
thuốc giảm đau ít hơn: 10% ở nhóm R 15% ở nhóm bupivacain và 45% ở
nhóm nước muối. Lượng morphin đã dùng ở 2 nhóm nghiên cứu rất ít so với
nhóm giả dược và mức độ giảm đau của nhóm ropivacain tốt hơn nhóm
bupivacain [43].
Năm 2002 Ng A. Swami và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của
bupivacain đưa vào khoang phúc mạc và gây tê đường rạch da sau mở bụng
cắt bỏ tử cung trên 60 bệnh nhân chia làm 2 nhóm: nhóm giả dược và nhóm
bơm bupivacain 0,25% 30ml vào khoang phúc mạc và 20ml vào vết mổ trước khi
đóng bụng cho thấy mức độ giảm đau đáng kể ở nhóm bupivacain với P < 0,01 và
lượng morphin tiêu thụ đã giảm rất nhiều: 62mg ở nhóm giả dược – 44mg ở
nhóm bupivacain. Tác giả kết luận rằng sự kết hợp của bơm bupivacain vào
khoang phúc mạc và tê chỗ rạch da đã cung cấp sự giảm đau đáng kể trong 4
giờ đầu cho phẫu thuật cắt tử cung đường bụng [60]
Ashraf MN. Refaie (2005) đánh giá ảnh hưởng của bupivacain nhỏ giọt
vào khoang phúc mạc để giảm đau sau phẫu thuật nội soi chẩn đoán, nghiên
cứu được tiến hành trên 63 bệnh nhân nữ vô sinh: 32 người trong nhóm
bupivacain và 31 người trong nhóm nước muối sinh lý. Kết quả cho thấy mức
độ đau tại thời điểm 1, 2 và 3 giờ sau mổ của nhóm bupivacain thấp hơn đáng
kể với P < 0,05. Số bệnh nhân vận động được sau 2 giờ cũng cao hơn và thời
gian cần thuốc giảm đau lần đầu cũng lâu hơn có ý nghĩa P < 0,05. Tác giả kết
luận bupivacain nhỏ giọt vào khoang phúc mạc có lợi cho bệnh nhân phẫu
25

×