Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Đánh giá mô hình tiên lượng đái tháo đường thai kỳ của hiệp hội y học bào thai (fmf) trên thai phụ tại bệnh viện đại học y dược thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 111 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
---o0o---

TRẦN HUY PHAN

ĐÁNH GIÁ MƠ HÌNH TIÊN LƯỢNG
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ CỦA HIỆP HỘI
Y HỌC BÀO THAI (FMF) TRÊN THAI PHỤ TẠI
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ NỘI TRÚ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-NĂM 2020

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH


---o0o---

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
---o0o---

TRẦN HUY PHAN

ĐÁNH GIÁ MƠ HÌNH TIÊN LƯỢNG
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ CỦA HIỆP HỘI
Y HỌC BÀO THAI (FMF) TRÊN THAI PHỤ TẠI
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: SẢN PHỤ KHOA
MÃ SỐ: NT 62 72 13 01

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BS. TRẦN NHẬT THĂNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-NĂM 2020

.



.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.

Tác giả làm luận văn

TRẦN HUY PHAN

.


.

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT .................................................................. ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
MỤC TIÊU CHÍNH ....................................................................................................3
MỤC TIÊU PHỤ .........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN .......................................................................4

1.1 Đại cương về ĐTĐTK...........................................................................................4
1.1.1 Định nghĩa-Danh pháp ...........................................................................4
1.1.2 Tình hình dịch tễ ....................................................................................5
1.2 Sinh bệnh học ĐTĐTK .........................................................................................7
1.2.1 Biến đổi chuyển hóa Carbohydrate trong giai đoạn đầu thai kỳ ...........7
1.2.2 Biến đổi chuyển hóa Carbohydrate trong giai đoạn sau thai kỳ và hiện
tượng đề kháng Insulin ........................................................................................7
1.2.3 Yếu tố nguy cơ .....................................................................................10
1.2.4 Hậu quả của ĐTĐTK ...........................................................................12
1.3 Các công cụ tầm soát và chẩn đoán ĐTĐTK ......................................................17
1.3.1 Chiến lược tầm soát/chẩn đoán đại trà [8] ...........................................17
1.3.2 Chiến lược tầm sốt/chẩn đốn chọn lọc [8] .......................................18
1.3.3 Mơ hình đánh giá đa yếu tố tìm nhóm nguy cơ cao mắc ĐTĐTK ......19
1.4 Các biện pháp điều trị dự phòng ĐTĐTK ...........................................................24

.


.

1.4.1 Hoạt động thể chất ...............................................................................24
1.4.2 Thay đổi chế độ ăn ...............................................................................25
1.4.3 Metformin ............................................................................................26
1.4.4 Myo-inositol ........................................................................................26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................29
2.1 Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................29
2.2 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................29
2.2.1 Dân số mục tiêu ...................................................................................29
2.2.2 Dân số nghiên cứu ...............................................................................29
2.2.3 Dân số chọn mẫu .................................................................................29

2.2.4 Tiêu chuẩn chọn mẫu ...........................................................................29
2.2.5 Tiêu chuẩn loại trừ ...............................................................................30
2.2.6 Các biến số nghiên cứu ........................................................................30
2.2.7 Cỡ mẫu .................................................................................................33
2.3 Quy trình lấy mẫu................................................................................................34
2.3.1 Nhóm nghiên cứu.................................................................................34
2.3.2 Vai trị của tác giả trong nghiên cứu ....................................................34
2.3.3 Các bước tiến hành ..............................................................................35
2.4 Xử lý số liệu ........................................................................................................37
2.5 Vấn đề y đức .......................................................................................................38
2.6 Thời gian biểu thực hiện .....................................................................................38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................39
3.1 Đặc điểm dân số nghiên cứu ...............................................................................39
3.2 Đặc điểm tiền căn y khoa ....................................................................................42
3.3 Đặc điểm kết quả OGTT .....................................................................................45

.


.

3.4 Đường cong ROC đánh giá mơ hình tiên lượng ĐTĐTK của Hiệp hội y học bào
thai (mơ hình FMF) ...................................................................................................46
3.5 Khảo sát các yếu tố liên quan đến ĐTĐTK ........................................................48
3.5.1 Mối liên quan giữa các yếu tố nền tảng của thai phụ và ĐTĐTK .......48
3.5.2 Mối liên quan giữa tiền căn sản khoa và ĐTĐTK ...............................51
3.5.3 Mối liên quan giữa tiền căn đái tháo đường trong gia đình và ĐTĐTK
...........................................................................................................................52
3.6 Phân tích hồi quy đa biến ....................................................................................54
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................56

4.1 Bàn luận về nghiên cứu .......................................................................................56
4.1.1 Lý do thực hiện nghiên cứu .................................................................56
4.1.2 Thiết kế nghiên cứu .............................................................................57
4.2 Bàn luận về đặc tính mẫu nghiên cứu .................................................................58
4.3 Bàn luận về kết quả nghiệm pháp dung nạp 75g Glucose (OGTT) ....................59
4.4 Bàn luận về ĐTĐTK và các yếu tố liên quan .....................................................61
4.4.1 Mối liên quan giữa tuổi và ĐTĐTK ....................................................61
4.4.2 Mối liên quan giữa cân nặng và ĐTĐTK ............................................62
4.4.3 Mối liên quan giữa phương pháp thụ thai và ĐTĐTK ........................63
4.4.4 Mối liên quan giữa nồng độ Ferritin ở tam cá nguyệt 1 và ĐTĐTK ...64
4.4.5 Mối liên quan giữa nồng độ PAPP-A ở tam các nguyệt 1 và ĐTĐTK
...........................................................................................................................65
4.4.6 Mối liên quan giữa tiền căn thai lưu ở TCN1 và ĐTĐTK ..................66
4.4.7 Mối liên quan giữa tiền căn ĐTĐTK và nguy cơ mắc ĐTĐTK lần này
...........................................................................................................................66
4.4.8 Mối liên quan giữa tiền căn sanh con to và ĐTĐTK ...........................67
4.4.9 Mối liên quan giữa tiền căn ĐTĐ trong gia đình và ĐTĐTK .............68

.


.

4.5 Bàn luận về mơ hình FMF ..................................................................................69
4.6 Xây dựng mơ hình sàng lọc sớm ĐTĐTK tại Việt Nam ....................................72
KẾT LUẬN ..............................................................................................................74
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


.


.

i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÊN VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

ACOG

The American
Gynecology

ADA

American Diabetes Association

AUROC

Area Under the Receiver Operating Characteristic

BMI

Body Mass Index

DIP


Diabetes In Pregnancy

ĐTĐ

Đái Tháo Đường

ĐTĐTK

Đái Tháo Đường Thai Kỳ

FIGO

The International Federation of Gynecology and
Obstetrics

FMF

Fetal Medicine Foudation

GDM

Gestation Diabetes Mellitus

GI

Glycemia Index

HIP


Hyperglycemia In Pregnancy

hPL

Human Placenta Lactogen

IRS-1

Insulin Receptor Substrate-1

NPDNG

Nghiệm pháp dung nạp glucose

OGTT

Oral Glucose Tolerance Test

TCN

Tam cá nguyệt

.

College

of

Obstetricians


and


.

ii

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT
TÊN TIẾNG ANH

TÊN TIẾNG VIỆT

ADA

Hiệp hội đái tháo đường hoa kỳ

ACOG

Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ

AUROC

Diện tích dưới đường cong

BMI

Chỉ số khối cơ thể

DIP


Đái tháo đường trong thai kỳ

FIGO

Hiệp hội sản phụ khoa quốc tế

FMF

Hiệp hội y học bào thai

GDM

Đái tháo đường thai kỳ

GI

Chỉ số Glucose huyết tương

HIP

Tăng đường huyết trong thai kỳ

OGTT

Nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống

.


.


iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Danh pháp các tình trạng tăng đường huyết trong thai kỳ..................……4
Sơ đồ 2.1 Các bước tiến hành nghiên cứu…………………………………………37
Sơ đồ 3.1 Tóm tắt quá trình thu thập mẫu………………………………………….39
Sơ đồ 4.1 Giả định về khả năng áp dụng của mơ hình FMF……………………….72

.


.

iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tỷ lệ ĐTĐTK ở Việt Nam theo một số tác giả…………………………... 5
Bảng 1.2 Tỷ lệ ĐTĐTK của một số tác giả trên thế giới…………………………… 6
Bảng 1.3 Tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh có mẹ bị đái tháo đường khơng kiểm
sốt tốt đường huyết………………………………………………………………..15
Bảng 1.4 Một số mơ hình định nguy cơ ĐTĐTK………………………………….20
Bảng 1.5 So sánh hiệu quả sảng lọc ĐTĐTK của mô hình FMF với các mơ hình
trước đó…………………………………………………………………………….23
Bảng 1.6 Chỉ số GI của một số loại thức ăn….……...……………………………..25
Bảng 2.1 Tóm tắt các biến số trong nghiên cứu……………………………………32
Bảng 3.1 Phân bố đặc điểm mẫu nghiên cứu………………………………………40
Bảng 3.2 Đặc điểm tiền căn của mẫu nghiên cứu…………………………………42
Bảng 3.3 Tỷ lệ các hình thái ĐTĐTK……………………………………………...45
Bảng 3.4 Điểm cắt chỉ số nguy cơ ĐTĐTK của mô hình FMF………………...….46

Bảng 3.5 Giá trị tiên đốn của mơ hình FMF……………………………………...48
Bảng 3.6 Mối liên quan giữa các yếu tố nền tảng của thai phụ và ĐTĐTK……….48
Bảng 3.7 Mối liên quan giữa nhóm tuổi mẹ và ĐTĐTK…………………………..49
Bảng 3.8 Mối liên quan giữa BMI 11-13 tuần 6 ngày và ĐTĐTK………………...50
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa nồng độ Ferritin và PAPP-A với ĐTĐTK…...……..50
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa các yếu tố tiền căn sản khoa với ĐTĐTK…………51
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa tiền căn ĐTĐ trong gia đình và ĐTĐTK………….52
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa người thân thế hệ 1 bị ĐTĐ và ĐTĐTK…………..53
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa người thân thế hệ 2 bị ĐTĐ và ĐTĐTK…………..53

.


.

v

Bảng 3.14 Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố liên quan ĐTĐTK……………….54
Bảng 4.1 Kết quả chỉ số sinh hóa trong nghiên cứu của Aktun HL 2015………….60
Bảng 4.2 So sánh hiệu quả sàng lọc ĐTĐTK của mơ hình FMF với các mơ hình
trước đây…………………………………………………………………………...70
Bảng 4.3 Điểm cắt của mơ hình FMF và giá trị của nó.…………………………...71

.


.

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ ĐTĐTK trong nhóm trực hệ 1-2-3……………………………...44
Biều đồ 3.2 Kết quả nghiệm pháp dung nạp 75g Glucose đường uống (OGTT)….45
Biểu đồ 3.3 Mối liên quan giữa lớp tuổi và ĐTĐTK………………………………49

.


.

vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Phân tử Insulin …………………………………………………………….8
Hình 1.2 Đảo Langerhans………………………..………………………………….8
Hình 1.3 Thay đổi về nhu cầu Insulin trong thai kỳ bình thường và thai kỳ có đái
tháo đường thai kỳ…………...………………………………………………………9
Hình 1.4 Thai to ở thai phụ ĐTĐTK……………………………………………….12
Hình 1.5 Biến động đường huyết ở người có ĐTĐTK…………………………….13
Hình 1.6 Liệt Erb, kiểu liệt phổ biến nhất sau kẹt vai…………...…………………14
Hình 1.7 Liệt Klumpke…………………………………………………………….15
Hình 1.8 Mơ hình sàng lọc ĐTĐTK của FMF……………………………………..22
Hình 1.9 Cơ chế tác động của Myo-inositol……………………………………….26
Hình 2.1 Cách tính chỉ số nguy cơ theo mơ hình FMF…………………………….36
Hình 3.1 Đường cong ROC đánh giá mơ hình FMF……………………………….47

.


.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là tình trạng tăng đường huyết do thai kỳ gây
ra, liên quan đến sự đề kháng insulin ngoại vi tăng cao mà không được bù trừ tốt
[26]. Cùng với bệnh đái tháo đường type 2, ĐTĐTK cũng ngày càng gia tăng, có
thể liên quan tuổi mang thai mở rộng về hướng sau 35 tuổi, tình trạng thừa cân, béo
phì và ít vận động của cuộc sống đơ thị hóa. Tại Việt Nam, trong một số nghiên cứu
ở các vùng miền khác nhau, tỷ lệ ĐTĐTK tăng từ 3,9% vào năm 2004 [6] đến
20,3% vào năm 2012 [29] và 20,9% vào năm 2017 [3]. Vấn đề quan trọng nhất của
ĐTĐTK là khả năng gây ra các kết cục sản khoa bất lợi cho cả mẹ và con. Để
phòng tránh các kết cục bất lợi đó, điều kiện tiên quyết là phải phát hiện sớm
ĐTĐTK. Vì vậy, cần thực hiện một chương trình tầm sốt có hiệu quả.
Tại Việt Nam, theo “Hướng dẫn quốc gia về đái tháo đường thai kỳ năm 2018”
của Bộ y tế, tầm soát ĐTĐTK cho mọi thai phụ từ tuần lễ thứ 24-28 của tuổi thai
bằng nghiệm pháp dung nạp 75g Glucose, và thời điểm này được xem là thời điểm
tốt nhất cho phát hiện bất thường chuyển hóa Carbohydrate trong thai kỳ. Nghiệm
pháp này đồng thời cũng là tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐTK khi một trong ba chỉ số
vượt mức quy định. Nên đánh giá nguy cơ ĐTĐTK cho thai phụ ngay từ lần khám
thai đầu tiên, nếu thuộc nhóm nguy cơ cao, nên thực hiện nghiệm pháp dung nạp
75g Glucose ngay, nếu âm tính sẽ làm lại khi tuổi thai 24-28 tuần [8].
Năm 2013, hiệp hội y học bào thai (FMF) cũng cơng bố một mơ hình hồi quy đa
biến kết hợp các yếu tố nền tảng của mẹ (gồm các yếu tố: tuổi mẹ, chiều cao, cân
nặng, chủng tộc, phương pháp thụ thai, tiền căn đái tháo đường của người thân mức
độ 1-2-3, tiền căn ĐTĐTK trước đây, cân nặng lúc sanh lớn nhất ở các thai kỳ
trước, tuổi thai lúc sanh ở các thai kỳ trước) để sàng lọc vào thời điểm 11-13 tuần 6
ngày, nhằm phát hiện nhóm thai phụ có nguy cơ cao mắc ĐTĐTK [78].

.



.

2

Mơ hình này (gọi tắt sau đây là mơ hình FMF) sàng lọc một cách đại trà cho tất cả
các sản phụ đến khám thai ở thời điểm 11-13 tuần 6 ngày, từ đó mở ra cơ hội can
thiệp dự phịng (bằng thuốc và khơng thuốc) cho các thai phụ có nguy cơ hình thành
ĐTĐTK ở thời điểm nửa sau thai kỳ.
Tuy vậy, mơ hình này chưa được áp dụng và đánh giá hiệu quả tại Việt Nam,
nhất là khi nó được phát triển từ dân số có tỷ lệ người da trắng chiếm đa số và có
nguy cơ đề kháng Insulin khác với chủng tộc Châu Á cũng như chưa có cut-off
được đề xuất cho kết quả sàng lọc thật sự có hiệu quả. Mơ hình FMF có thể giúp
định ra nhóm thai phụ có nguy cơ cao và đặt tiền đề cho các nghiên cứu liên quan
đến can thiệp dự phịng trên nhóm đối tượng này.
Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Đánh giá mô hình tiên lượng đái
tháo đường thai kỳ của Hiệp hội Y học bào thai (FMF) trên thai phụ tại Bệnh viện
Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh” nhằm đánh giá và tìm ra cut-off phù hợp
cho sàng lọc các thai phụ có nguy cơ xuất hiện ĐTĐTK.

.


.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU CHÍNH

Xác định ngưỡng nguy cơ (cut-off) ĐTĐTK của mơ hình FMF trong dân số thai
phụ khám thai tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

MỤC TIÊU PHỤ
Xác định tỷ lệ ĐTĐTK tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và
các yếu tố nguy cơ.

.


.

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN Y VĂN
Đại cương về ĐTĐTK
1.1.1 Định nghĩa-Danh pháp
Đái tháo đường là nhóm những rối loạn chuyển hóa khơng đồng nhất bao gồm:
tăng Glucose huyết tương và rối loạn dung nạp Glucose do thiếu Insulin hoặc giảm
tác dụng của Insulin hoặc cả hai [30].
Đái tháo đường type 1 còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc Insulin do sự phá hủy
tế bào beta đảo tụy dẫn đến sự thiếu Insulin tuyệt đối. Hai nhóm ngun nhân chính
của đái tháo đường type 1 là tự miễn và không do tự miễn [30]
Đái tháo đường type 2 còn gọi là đái tháo đường không phụ thuộc Insulin, đặc
trưng bởi sự đề kháng Insulin dẫn đến sự thiếu Insulin tương đối của cơ thể [40].

Tăng đường huyết trong thai kỳ
(Hyperglycemia In Preganacy - HIP)
Đái tháo đường trong thai kỳ
(Diabetes in Pregnancy)


Đái tháo đường thai kỳ (Gestational
Diabetes Melitus)

Đã được biết trước/đã được
chẩn đốn trước có thai

Được chẩn đốn lần đầu tiên trong
khi đang mang thai

Type 1

Type 2

Type 1

Type 2

Sơ đồ 1.1 Danh pháp các tình trạng tăng đường huyết trong thai kỳ.
Nguồn: FIGO, Working Group in HIP. 2018

.


.

5

Tăng đường huyết trong thai kỳ (Hyperglycemia In Pregnancy-HIP) là thuật ngữ
mà Hiệp hội các nhà sản phụ khoa thế giới (FIGO) đã đồng thuận với các hiệp hội

về đái tháo đường khác, dùng để chỉ các biến động tăng đường huyết trong thai kỳ.
Theo FIGO, HIP được phân thành đái tháo đường trong thai kỳ (Diabetes in
Pregnancy) tức là đái tháo đường đã có từ trước mang thai và đái tháo đường thai
kỳ (Gestational Diabetes Melitus-GDM) tức là đái tháo đường gây ra bởi tình trạng
có thai, hệ quả của sự đề kháng Insulin xuất hiện trong thai kỳ và khơng được bù trừ
tốt [26].

1.1.2 Tình hình dịch tễ
Tỷ lệ ĐTĐTK thay đổi từ 1% - 14% trong các nghiên cứu tầm soát dịch tễ học
khác nhau ở các quốc gia trên thế giới.
Bảng 1.1 Tỷ lệ ĐTĐTK ở Việt Nam theo một số tác giả
Tác giả

Năm

Đối tượng

Địa điểm

NPDNG

Tỷ lệ (%)

Ngơ Thị Kim

1997-

Cộng đồng,

Quận 4, TP.


50g-1 giờ

3,9

Phụng [6]

1999

sốt đại trà

HCM

75g-2 giờ
WHO

Tơ Thị Minh

2007-

BV, tầm

Nguyệt [4]

2008

sốt nhóm

BV Từ Dũ


50g-1 giờ

10,69

75g-2 giờ

nguy cơ
WHO
Phạm Minh Khơi

2009-

BV, tầm

BV Hùng

50g-1 giờ

Ngun [2]

2010

sốt nhóm

Vương

75g-2 giờ

nguy cơ
Carpenter và

Counstan

.

13,8


.

6

Tác giả

Năm

Đối tượng

Lê Thị Minh Phú

2012-

BV,

[5]

2013

soát đại trà

Tri Phương


ADA 2012

Trần Sơn Thạch

2012

Cộng đồng,

Thành phố

75g-2 giờ

tầm sốt đại

Hồ Chí

ADA2012-

trà

Minh

IADPSG

[39]

Địa điểm

tầm BV Nguyễn


NPDNG

Tỷ lệ (%)

75g-2 giờ

8,4

Trương T. Ái Hòa

2016-

BV, tầm

BV Quận 2,

75g-2 giờ

[3]

2017

soát đại trà

TP. HCM

ADA 2015

Bảng 1.2 Tỷ lệ ĐTĐTK của một số tác giả trên thế giới

Năm

Tác giả

NPDNG

Tiêu chuẩn

Tỷ lệ (%)

chẩn đoán
Yang H [70]

2002

50g-1 giờ

ADA

4,3

50g-1 giờ

Carpenter và

4,8

100g-3 giờ

Counstan


50g-1 giờ

Carpenter và

100g-3 giờ

Counstan

50g-1 giờ

Carpenter và

100g-3 giờ

Counstan

75g-2 giờ
Keshavarz M [46]

2005

Hossein-Nezhad A [40] 2007

Karcaaltincaba D [44]

.

2012


4,7

3,17

6,1-20,3

18,9


.

7

Các nghiên cứu trên cho thấy, tỷ lệ mắc ĐTĐTK trong các nghiên cứu có sự khác
biệt. Sự khác biệt này có thể là do đặc điểm dân số, độ lớn của quần thể nghiên cứu,
phương pháp tầm soát, tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau. Nhưng tất cả các nghiên
cứu trên cùng chỉ ra thực trạng gia tăng tỷ lệ ĐTĐTK trong thời gian gần đây. Điều
này đòi hỏi chúng ta cần có một chiến lược sàng lọc/tầm sốt thật tốt mới có thể
kiểm sốt hữu hiệu được tình trạng này.

Sinh bệnh học ĐTĐTK
1.2.1 Biến đổi chuyển hóa Carbohydrate trong giai đoạn đầu thai kỳ
Từ lúc bắt đầu thai kỳ cho đến lúc 22 tuần tuổi thai, nồng độ Estrogen và
Progesterone tăng cao gây tăng sinh tế bào beta đảo tụy, dẫn đến tăng tiết Insulin.
Tăng tiết Insulin dẫn đến tăng dự trữ Glucose trong gan, giảm ly giải Glycogen
thành Glucose, tăng sử dụng Glucose ngoại biên, gây giảm đường huyết.
Thêm vào đó, hiện tượng thiếu hụt chất dinh dưỡng giai đoạn đầu thai kỳ do
nghén hay do sự tiêu thụ chất của bào thai cũng làm cho thai phụ thường ở trong
trạng thái giảm đường huyết.
Vì tất cả những lý do trên, vào đầu thai kỳ, nhu cầu Insulin của thai phụ giảm.

Tuy nhiên, cơ chế chính xác vẫn chưa được biết rõ. Ngay cả những thai phụ dung
nạp đường bình thường cũng có những thay đổi rõ rệt trên tất cả mọi phương diện
của q trình chuyển hóa đường ngay từ tam cá nguyệt đầu tiên [17].

1.2.2 Biến đổi chuyển hóa Carbohydrate trong giai đoạn sau thai kỳ và
hiện tượng đề kháng Insulin
Insulin là một hormone polypeptide với 51 aminoacid, gồm 2 chuỗi A và B gắn
kết với nhau bằng cầu nối disulfide. Insulin được tiết ra từ tế bào beta đảo tụy [35].
Trong thai kỳ, nói đến Insulin gần như đồng nghĩa với nói đến chuyển hóa
Carbohydrate.

.


.

8

Đề kháng Insulin được coi là tiền triệu của ĐTĐ nói chung và ĐTĐTK nói riêng.
Tình trạng đề kháng Insulin kéo theo phản ứng tăng hoạt động của tế bào beta đảo
tụy dẫn đến sự mất bù của dòng phản hồi Insulin-Glucose trong cơ thể, gây ra ĐTĐ,
ĐTĐTK cũng như các bệnh lý tim mạch khác.

Hình 1.1 Phân tử Insulin
Nguồn: Previews.123rf.com

Hình 1.2 Đảo Langerhans
Nguồn: Wonderwhizkids.com

.



.

9

Trong giai đoạn sau của thai kỳ, có sự giảm nhạy cảm với Insulin ở ngoại biên.
Sự nhạy cảm với Insulin có thể giảm từ 33-78% trong giai đoạn muộn của thai kỳ.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do bánh nhau sản xuất các nội tiết tố hPL
(human Placenta Lactogen), cortisol, prolactin, estrogen và progesterone. Các
hormone này gây giảm q trình phosphpryl hóa IRS-1 (Insulin Receptor Substrate1) và gây đề kháng Insulin [17].
Thêm vào đó, thai kỳ là một tình trạng viêm ở mức độ thấp, hiện tượng này làm
gia tăng các yếu tố của quá trình viêm như CRP, IL6. Các yếu tố này làm tăng tình
trạng đề kháng Insulin do nó ảnh hưởng lên các dịng thác phản ứng sau khi Insulin
gắn vào các receptor [17].
Để đáp ứng lại tình trạng đề kháng Insulin như đã tình bày, tuyến tụy tăng sinh
để sản xuất Insulin bù trừ. Trong hầu hết thai phụ, quá trình sản xuất Insulin sẽ tăng
dần theo tuổi thai và đến cuối thai kỳ có thể tăng gấp 2-3 lần so với người khơng có
thai để đáp ứng đủ nhu cầu về Insulin [17].

Hình 1.3 Thay đổi về nhu cầu Insulin trong thai kỳ bình thường và thai kỳ có
ĐTĐTK
Nguồn: 4.bp.blogspot.com

.


.

10


Như đã trình bày, thai kỳ là yếu tố gây ra tình trạng đề kháng Insulin, hiện tượng
tăng hoạt để bù trừ của beta đảo tụy và rối loạn trong phản hồi của Insulin-Glucose
càng làm nặng thêm tình trạng này, từ đó tạo ra vịng xoắn bệnh lý của hiện tượng
đề kháng Insulin trong thai kỳ, gây ĐTĐTK [26]. Do đó, việc ghi nhận “thời kỳ cửa
sổ” của ĐTĐTK cũng đồng thời là cơ hội để tư vấn, can thiệp sớm trong chiến lược
giảm ĐTĐTK cũng như đái tháo đường type 2.

1.2.3 Yếu tố nguy cơ
Như đã trình bày, ĐTĐTK là tình trạng rối loạn biến dưỡng Carbohydrate do thai
kỳ gây ra nên mọi thai phụ đều có nguy cơ bị ĐTĐTK và là đối tượng của chương
trình tầm sốt [55], [60], [79]. Tuy nhiên, các đối tượng được liệt kê sau đây có
nguy cơ cao mắc ĐTĐTK [26]:
-

Béo phì: người béo phì có tình trạng đề kháng Insulin cao gây rối loạn chuyển
hóa Glucose, dễ tiến triển thành đái tháo đường. Hầu hết các nghiên cứu đều
nhận thấy tỷ lệ ĐTĐTK gia tăng ở nhóm phụ nữ có béo phì [30], [39], [69].

-

Chủng tộc: là một yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến ĐTĐTK, tần suất ĐTĐTK
có sự thay đổi lớn từ 3,1% đến 12,2% giữa các chủng tộc khác nhau [64],
[66]:
 Ở Mỹ, tần suất ĐTĐTK ở nhóm phụ nữ da đen, người Mỹ gốc Tây Ban
Nha, thổ dân, Châu Á cao hơn so với nhóm phụ nữ da trắng.
 Tại Úc, phụ nữ có nguồn gốc Trung Quốc hoặc Ấn Độ có tần suất
ĐTĐTK cao hơn so với phụ nữ có nguồn gốc Châu Âu hay Bắc Phi.
 Tại Châu Âu, tần suất ĐTĐTK gặp phổ biến hơn trong nhóm phụ nữ có
nguồn gốc Châu Á so với phụ nữ có nguồn gốc Châu Âu.

 Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy tần suất ĐTĐTK ngày càng gia tăng ở
nhóm phụ nữ Châu Á hay có nguồn gốc Châu Á, trong đó có Việt Nam.

.


×