Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Khảo sát thay đổi thể tích tồn lưu dạ dày của dung dịch maltodextrin 12,5% uống trước gây mê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.31 KB, 74 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---oOo---

PHẠM ANH KIỆT

KHẢO SÁT THAY ĐỔI THỂ TÍCH TỒN LƯU DẠ DÀY
CỦA DUNG DỊCH MALTODEXTRIN 12,5%
UỐNG TRƯỚC GÂY MÊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---oOo---


PHẠM ANH KIỆT

KHẢO SÁT THAY ĐỔI THỂ TÍCH TỒN LƯU DẠ DÀY
CỦA DUNG DỊCH MALTODEXTRIN 12,5%
UỐNG TRƯỚC GÂY MÊ

CHUYÊN NGÀNH: GÂY MÊ HỒI SỨC
Mã số: 8720102

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.BS. LÊ VĂN CHUNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kì cơng trình
nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm 2021

PHẠM ANH KIỆT

.



.

MỤC LỤC
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT .......................................................... i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ iv
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4
Sinh lý làm trống dạ dày ......................................................................................4
Maltodextrin và sự làm trống dạ dày ...................................................................8
Chương trình hồi phục sớm sau phẫu thuật .........................................................9

Rò miệng nối ở phẫu thuật đường tiêu hóa ........................................................11
Ứng dụng siêu âm dạ dày ...................................................................................12
Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước .............................................20

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 24
Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................24

Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................24
Phương pháp chọn mẫu ......................................................................................25
Tiến hành nghiên cứu .........................................................................................26
Biến số nghiên cứu .............................................................................................27
Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................29
Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................29
Y đức ..................................................................................................................30


.


.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 32
Đặc điểm của dân số mẫu...................................................................................32
Thể tích dạ dày trước khi uống và 2 giờ sau khi uống dung dịch maltodextrin
12,5%.........................................................................................................................33

Cảm giác không thoải mái của người bệnh ........................................................35

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 37
Đặc điểm dân số nghiên cứu ..............................................................................37

Ảnh hưởng của dung dịch maltodextrin 12,5% lên thể tích tồn lưu dạ dày ......39
Ảnh hưởng của dung dịch maltodextrin 12,5% lên mức độ khát, mức độ đói của
người bệnh .................................................................................................................46
Ưu điểm và giới hạn của nghiên cứu .................................................................51

KẾT LUẬN .................................................................................................... 52
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu thu thập số liệu
Phụ lục 2: Bản thông tin dành cho người tham gia nghiên cứu và chấp thuận
tham gia nghiên cứu
Phụ lục 3: Giấy xác nhận danh sách người bệnh tham gia nghiên cứu
Phụ lục 4: Chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Đại

học Y dược TP. Hồ Chí Minh
Phụ lục 5: Kết luận Hội đồng đánh giá luận văn Thạc sĩ
Phụ lục 6: Bản nhận xét luận văn Thạc sĩ (Phản biện 1, phản biện 2)

.


.

Phụ lục 7: Giấy xác nhận đã bổ sung, sữa chữa luận văn theo ý kiến Hội đồng
chấm luận văn Thạc sĩ

.


.

i

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ASA

American Society of
Anesthesiologists


Hiệp hội Gây mê hồi
sức Hoa Kỳ

BMI

Body Mass Index

Chỉ số khối cơ thể

CSA

Cross – sectional area

Diện tích mặt phẳng cắt
ngang

DE

Dextrose Equivalent

Đương lượng dextrose

ERAS

Enhanced recovery after surgery Phục hồi sớm sau phẫu
thuật

GV


Gastric volume

Thể tích dạ dày

MRI

Magnetic resonance imaging

Cộng hưởng từ

SpO2

Oxygen saturation measured by
pulse oximetry

Độ bão hòa oxy đo
bằng phương pháp
mạch nẩy

VAS

Visual Analogue Scale

Thang điểm đánh giá
bằng mắt

.


.


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu ......................................... 32

.


.

iii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tốc độ thoát dịch sau 1 lần uống 600 ml dịch ............................. 7
Biểu đồ 2.1: Lưu đồ nghiên cứu...................................................................... 31
Biểu đồ 3.1: CSA trước và 2 giờ sau khi uống maltodextrin .......................... 33
Biểu đồ 3.2: Thể tích dày trước và 2 giờ sau khi uống maltodextrin ............. 34
Biểu đồ 3.3: Mức độ khát trước và 2 giờ sau khi uống maltodextrin ............. 35
Biểu đồ 3.4: Mức độ đói trước và 2 giờ sau khi uống maltodextrin ............... 36

.


.

iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tư thế khảo sát siêu âm dạ dày ....................................................... 13

Hình 1.2: Hình ảnh siêu âm của hang vị dạ dày trống .................................... 15
Hình 1.3: Hình ảnh siêu âm của hang vị dạ dày trống .................................... 15
Hình 1.4: Hình ảnh siêu âm của dạ dày chứa thức ăn đặc .............................. 16
Hình 1.5: Hình ảnh siêu âm của dạ dày chứa thức ăn đặc “giai đoạn sau” .... 16
Hình 1.6: Hình ảnh siêu âm của dạ dày chứa dịch trong ................................ 17
Hình 1.7: Hình ảnh siêu âm của dạ dày chứa dịch trong trộn với bọt khí ...... 18
Hình 1.8: Phương pháp đo diện tích mặt phẳng cắt ngang hang vị ................ 19
Hình 2.1: Thang điểm VAS 100- mm ............................................................. 29

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Người bệnh cần nhịn ăn uống trước khi gây mê cho phẫu thuật là bắt buộc
nhằm tránh biến chứng trào ngược dịch dạ dày- thực quản và viêm phổi hít, là
biến chứng có nguy cơ gây tử vong cao sau phẫu thuật, liên quan đến 9% các
trường hợp tử vong do gây mê [33]. Do đó, từ lâu người bệnh đã được chỉ định
nhịn ăn uống qua đêm trước phẫu thuật chương trình, việc nhịn ăn uống kéo
dài trước phẫu thuật gây ra nhiều bất lợi, thường gây ra tăng cảm giác khát,
tăng cảm giác đói, tăng tình trạng dị hóa, đề kháng insulin và chậm hồi phục
sau phẫu thuật [9].
Theo Hiệp hội gây mê Hoa Kỳ cho phép người bệnh uống dịch trong (nước
trắng, nước trái cây khơng bã, nước uống có ga, trà, cà phê đen) đến 2 giờ trước
khi gây mê [5]. Trên thực tế, bữa ăn cuối thường vào buổi chiều ngày trước
phẫu thuật và có thể thay đổi lịch trình phẫu thuật, người bệnh thường nhịn ăn
uống lâu hơn, có thể lên đến 10- 15 giờ. Theo khuyến cáo của ERAS, cho phép

người bệnh phẫu thuật chương trình uống maltodextrin đến 2 giờ trước gây mê
[20], [48]. Maltodextrin không kéo dài thời gian làm trống dạ dày, cũng không
ảnh hưởng lên độ acid dạ dày và có thể sử dụng ở người bệnh phẫu thuật chương
trình mà khơng tăng nguy cơ hít sặc [13], [24], [39]. Uống dung dịch
maltodextrin trước phẫu thuật có nhiều lợi ích cho người bệnh như giảm cảm
giác khát, giảm đề kháng insulin, phục hồi chức năng ruột sớm hơn và rút ngắn
thời gian nằm viện [9], [37]. Tiêu chuẩn để đánh giá thể tích tồn lưu dạ dày có
nguy cơ hít sặc vẫn cịn bàn cãi, theo nghiên cứu của Perlas năm 2018 chọn
ngưỡng thể tích chẩn đốn dạ dày đầy là trên 1,5 ml/kg [41].
Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh được tính an tồn, hiệu quả
khi uống dung dịch maltodextrin 12,5% 2 giờ trước gây mê, thể tích tồn lưu dạ
dày trong các nghiên cứu được khảo sát bằng nhiều phương pháp khác nhau

.


.

2

như xạ hình dạ dày, cộng hưởng từ dạ dày, hút dịch dạ dày qua ống thông dạ
dày, hút dịch dạ dày bằng nội soi dạ dày. Hiện nay siêu âm hang vị dạ dày đang
được quan tâm nhiều hơn trong các nghiên cứu khảo sát thể tích dạ dày, có thể
khảo sát định tính thành phần trong dạ dày và định lượng thể tích dạ dày, với
các ưu thế như khơng xâm lấn, tiện lợi, có thể thực hiện lặp lại nhiều lần. Năm
2019, các tác giả Lý Huyển Hòa [2], Đỗ Nguyễn Trọng Nhân [4] và Tạ Thị
Thúy Hằng [1] đã sử dụng siêu âm hang vị dạ dày nghiên cứu và chứng minh
được sự an toàn của uống dung dịch maltodextrin 2 giờ trước gây mê. Tuy
nhiên, các nghiên cứu về uống maltodextrin trước phẫu thuật chưa khảo sát
được sự thay đổi thể tích tồn lưu dạ dày theo thời gian trên cùng một người

bệnh ở các phẫu thuật có cắt nối trên đường tiêu hóa. Vì vậy, với câu hỏi nghiên
cứu “Người bệnh trước khi gây mê cho phẫu thuật đại trực tràng được uống
400 ml dung dịch maltodextrin 12,5% có làm tăng thể tích tồn lưu dạ dày tại
thời điểm 2 giờ sau khi uống so với thời điểm trước khi uống hay không”.
Chúng tôi đưa ra giả thuyết “Thể tích tồn lưu dạ dày sẽ không tăng sau 2 giờ
uống 400 ml maltodextrin 12,5% so với trước khi uống ở người bệnh trước khi
gây mê cho phẫu thuật đại trực tràng”.

.


.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. So sánh thể tích tồn lưu dạ dày tại thời điểm trước và 2 giờ sau khi uống
400 ml dung dịch maltodextrin 12,5% dưới siêu âm ở người bệnh trước
khi gây mê cho phẫu thuật cắt đại trực tràng.
2. Xác định mức độ đói, mức độ khát tại thời điểm trước và 2 giờ sau khi
uống 400 ml dung dịch maltodextrin 12,5% ở người bệnh trước khi gây
mê cho phẫu thuật cắt đại trực tràng.

.


.

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Sinh lý làm trống dạ dày
Dạ dày là một túi cơ rỗng, là phần giãn nở của hệ tiêu hóa có chức năng chứa
đựng thức ăn của cơ thể. Thức ăn trong dạ dày sau đó được phân giải cơ học và
hóa học cho đến khi trở thành dưỡng trấp, dưỡng trấp được đưa từ từ xuống tá
tràng để phù hợp với khả năng tiêu hóa và hấp thu ở ruột.
Về mặt chức năng, dạ dày được chia thành ba phần: đáy vị, thân vị và hang
vị. Chỗ nối giữa thực quản và dạ dày là tâm vị, chỗ nối giữa dạ dày và tá tràng
là mơn vị, có cơ vịng mơn vị.
Chức năng chứa đựng thức ăn
Ở trạng thái nghỉ, dạ dày chứa khoảng 50 ml chất dịch, khi thức ăn vào đến
dạ dày, các thụ thể căng bị kích thích, gây phản xạ dây X làm giảm trương lực
cơ ở đáy vị và thân vị, gọi là giãn tiếp nhận. Thành dạ dày phình dần ra phía
ngồi giúp chứa nhiều thức ăn hơn, thức ăn được xếp thành vòng tròn đồng tâm
trong thân và đáy dạ dày, thức ăn mới nằm ở giữa, thức ăn cũ nằm sát thành dạ
dày. Do đó, dạ dày có thể giãn ra chứa tới 1,5 lít mà áp suất dạ dày lúc này chưa
tăng.
Co bóp nhu động và cử động nhào trộn thức ăn
Khi dạ dày đã đầy thức ăn, ở phần giữa thân vị xuất hiện các sóng nhu động,
tần số khoảng 3- 4 lần mỗi phút, nhu động di chuyển về phía mơn vị, càng đến
gần môn vị càng trở nên mạnh hơn để đẩy thức ăn qua cơ thắt môn vị. Tuy
nhiên, mỗi lần cơ này chỉ cho đi qua vài mililit dưỡng trấp và phần lớn thức ăn
lại bị đẩy ngược lên thân vị, thức ăn bị vỡ thành các mảnh nhỏ và được nhào
trộn kỹ với dịch vị.

.


.


5

Sự đẩy thức ăn ra khỏi dạ dày
Thức ăn được đẩy ra khỏi dạ dày chỉ khi các hạt trong dưỡng trấp đã đủ nhỏ,
đường kính < 2 mm, để có thể đi qua lỗ cơ thắt mơn vị. Do đó, thức ăn lỏng ra
khỏi dạ dày nhanh hơn nhiều so với thức ăn đặc.
Các co bóp nhu động vùng hang vị: sóng nhu động hang vị thường yếu, chỉ
có vai trị nhào trộn thức ăn ở mơn vị. Khi thức ăn ở trong dạ dày khoảng 1 giờ,
các cử động này trở nên rất mạnh và đẩy thức ăn xuống tá tràng, mỗi sóng nhu
động đẩy 2- 7 ml dưỡng trấp đi vào tá tràng.
Vai trò của cơ thắt mơn vị: cơ vịng mơn vị ln ở trạng thái co trương lực
nhẹ nên môn vị chỉ mở đủ cho nước và các chất bán lỏng đi qua, các chất có
kích thước lớn hay ở thể rắn sẽ bị giữ lại.
Điều hòa hoạt động đẩy thức ăn ra khỏi dạ dày
Tốc độ làm trống dạ dày được điều hòa bởi các tín hiệu từ cả dạ dày và tá
tràng, tuy nhiên tín hiệu từ tá tràng mạnh hơn rất nhiều, kiểm soát lượng dưỡng
trấp vào tá tràng với tốc độ khơng lớn hơn tốc độ tiêu hóa và hấp thu dưỡng
trấp ở ruột non.
1.1.4.1 Tín hiệu từ dạ dày
Tín hiệu thần kinh: khi thức ăn làm căng thành dạ dày, dây X và hệ thần kinh
ruột bị kích thích gây ra phản xạ tăng nhu động mơn vị, thể tích bữa ăn càng
lớn, nhu động môn vị càng mạnh.
Gastrin: được bài tiết bởi niêm mạc mơn vị khi bị kích thích bởi các sản
phẩm tiêu hóa protein và tình trạng căng thành môn vị, gastrin làm tăng nhu
động thân vị và môn vị.

.


.


6

1.1.4.2 Tín hiệu từ tá tràng
Các phản xạ ruột- dạ dày ức chế mạnh nhu động môn vị và làm tăng trương
lực cơ thắt môn vị, các phản xạ này được kích thích bởi sự căng thành tá tràng,
dưỡng trấp ưu trương, dưỡng trấp acid, sản phẩm tiêu hóa protein. Các phản xạ
này thực hiện qua ba đường: (1) trực tiếp từ tá tràng đến dạ dày qua hệ thần
kinh ruột trong thành ống tiêu hóa, (2) qua các sợi giao cảm đến hạch giao cảm
trước cột sống rồi theo các dây thần kinh giao cảm ức chế đến dạ dày, (3) qua
các dây cảm giác của dây X đến hành não rồi ức chế các tín hiệu kích thích của
dây X đến dạ dày.
Các hormon của tá tràng: cholecystokinin được bài tiết khi mỡ và sản phẩm
tiêu hóa protein kích thích niêm mạc tá tràng và hỗng tràng, chúng ức chế cạnh
tranh với gastrin để làm giảm cường độ nhu động vùng hang vị. Secretin được
bài tiết khi acid kích thích niêm mạc tá tràng và hỗng tràng, có tác dụng làm
giảm nhu động hang vị. Peptid ức chế dạ dày liều cao cũng ức chế co bóp dạ
dày [3].
Các yếu tố ảnh hưởng lên sự làm trống dạ dày
1.1.5.1 Thể tích dạ dày
Dạ dày như một túi chứa, có thể giãn ra để chứa thức ăn trong khi vẫn duy
trì áp lực tương đối thấp trong dạ dày, sự thoát dịch dạ dày xảy ra lập tức sau
khi uống nước, gồm 2 pha là pha nhanh và pha chậm thể hiện qua đường cong
làm trống dạ dày (biểu đồ 1.1), cho thấy tầm quan trọng của tổng thể tích dạ
dày đối với tốc độ thốt dịch. Tăng thể tích dạ dày gây tăng áp lực trong dạ dày
và gây kích thích thụ thể căng trong niêm mạc dạ dày, tăng áp lực vùng hang
vị dạ dày làm tăng tốc độ thoát dịch dạ dày [51].

.



.

7

Một

Thể tích dạ dày (ml)

Pha giảm nhanh

liều
bolus

Tốc độ thốt dịch giảm khi
thể tích dạ dày giảm

Thời gian (phút)
Biểu đồ 1.1: Tốc độ thoát dịch sau 1 lần uống 600 ml dịch
Nguồn: Leiper và cộng sự [31].
1.1.5.2 Tỷ trọng năng lượng
Tốc độ làm trống dạ dày của nước trắng rất nhanh, trong khi các dung dịch
có chứa thành phần năng lượng thì tốc độ làm trống chậm hơn, dung dịch với
hàm lượng carbohydrate ≤ 2,5% có tốc độ làm trống dạ dày tương đương với
nước trắng, dung dịch với hàm lượng carbohydrate ≥ 6% làm giảm tốc độ làm
trống dạ dày [58]. Tăng thành phần carbohydrate trong dung dịch làm giảm tốc
độ làm trống dạ dày, tỷ lệ với tỷ trọng năng lượng.
1.1.5.3 Độ thẩm thấu
Sự thay thế đường đa cho đường đơn được sử dụng để làm giảm độ thẩm
thấu của dung dịch trong khi vẫn duy trì tổng hàm lượng carbohydrate. Các

nghiên cứu đã tìm thấy rất ít hoặc khơng có sự khác biệt đối với tốc độ làm
trống dạ dày của các dung dịch đường đơn so với đường đa có cùng mức năng

.


.

8

lượng, mặc dù khác biệt lớn về độ thẩm thấu, do các phân tử đường đa bị thủy
phân trước khi tiếp xúc với thụ thể thẩm thấu ở ruột non, do đó độ thẩm thấu
của các dung dịch có cùng mức năng lượng là như nhau tại nơi tiếp xúc với các
thụ thể thẩm thấu [14]. Tỷ trọng năng lượng của dung dịch có ảnh hưởng lớn
hơn độ thẩm thấu đối với tốc độ làm trống dạ dày. Tuy nhiên, ở tỷ trọng năng
lượng cao, việc thay thế đường đa cho đường đơn có thể làm tăng tốc độ làm
trống dạ dày [59].
Maltodextrin và sự làm trống dạ dày
Mặc dù nhịn qua đêm là một phần trong nhịp sinh học ngày đêm bình thường
của con người, thay đổi chuyển hóa cơ thể với giảm dự trữ glycogen và nồng
độ insulin nền thấp lại không lý tưởng cho người bệnh chuẩn bị trải qua sang
chấn phẫu thuật. Phản ứng của cơ thể đối với phẫu thuật và nhịn đói kéo dài
bằng cách phóng thích hormon stress (glucagon, cortisol, catecholamines) và
chất gây viêm (cytokines), dẫn đến tăng tiêu thụ glycogen dự trữ, tăng sản xuất
glucose thông qua tân tạo đường và đề kháng insulin ở mơ ngoại vi, có thể kéo
dài đến nhiều tuần sau phẫu thuật. Tình trạng dị hóa và đề kháng insulin dẫn
đến kết cục bất lợi sau phẫu thuật, bằng cách uống dung dịch chứa carbohydrate
trước phẫu thuật giúp giải phóng insulin, chuyển hóa cơ thể thay đổi từ trạng
thái nhịn ăn chuyển sang trạng thái dự trữ năng lượng, giúp cải thiện đề kháng
insulin sau phẫu thuật. Lượng carbohydrate đủ để có thể kích thích giải phóng

insulin tới một mức như sau một bữa ăn thông thường là 50 gam [29]. Dung
dịch carbohydrate uống trước phẫu thuật chứa đường đa (maltodextrin) được
sử dụng trong nhiều nghiên cứu.
Theo phân loại FDA, maltodextrin là phân tử đường đa, ít ngọt, cơng thức
(C6H10O5)nH2O, là sản phẩm thủy phân khơng hồn tồn của tinh bột bởi enzym
hoặc acid, sau đó được tinh chế và phun khô, dưới dạng bột màu trắng. Hầu hết

.


.

9

maltodextrin đều tan hồn tồn trong nước, có giá trị năng lượng khoảng 4
kcal/gam, được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, thức uống
và dược phẩm.
Maltodextrin bao gồm các đơn vị D- glucose liên kết với nhau chủ yếu bởi
các cầu nối α (1- 4) glycosidic, có đương lượng dextrose (DE) từ 3- 20. Đương
lượng dextrose (DE) tương ứng với lượng đường khử (gam), dưới dạng
dextrose trong 100 gam sản phẩm. Trong khi glucose được hấp thu ngay khi
đến đoạn đầu ruột non, maltodextrin cần được tiêu hóa bởi α- amylase của tuyến
nước bọt và tuyến tụy thành maltose, một đường đôi với 2 đơn vị D- glucose
liên kết với nhau, maltose sau đó tiếp tục được phân cắt thành glucose bởi
maltase ở bờ bàn chải ruột non. Do sự khác nhau về tiêu hóa và hấp thu, so với
glucose, maltodextrin có lẽ cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và hấp thu, dẫn
đến đáp ứng tăng đường huyết thấp hơn, tuy nhiên sự tiêu hóa của maltodextrin
xảy ra với tốc độ cao, dẫn đến tốc độ hấp thu của dung dịch maltodextrin khơng
có sự khác biệt so với dung dịch glucose [25].
Tốc độ làm trống dạ dày của dung dịch maltodextrin nhanh hơn khi so với

dung dịch glucose hoặc dung dịch đường đơn khác cùng tỷ trọng năng lượng
do độ thẩm thấu thấp hơn của maltodextrin làm giảm tiết dịch dạ dày, ít kích
hoạt các thụ thể thẩm thấu ở ruột non, góp phần làm tăng tốc độ làm trống dạ
dày của dung dịch maltodextrin [39].
Chương trình hồi phục sớm sau phẫu thuật
Từ những năm 1990, chương trình hồi phục sớm sau phẫu thuật ERAS đã
được bắt đầu khởi xướng bởi Henrik Kehlet và bắt đầu ở các nước Châu Âu và
Hoa Kỳ [8], [27]. Dựa trên y học chứng cứ, với sự tham gia của nhiều chuyên
khoa, tiếp cận đa mô thức, ERAS bao gồm 4 thành phần là trước nhập viện,
trước phẫu thuật, trong phẫu thuật và sau phẫu thuật với mục tiêu giảm đáp ứng

.


.

10

stress chu phẫu, duy trì chức năng sinh lý sau phẫu thuật và thúc đẩy hồi phục
sau phẫu thuật, rút ngắn thời gian nằm viện [20]. Điểm then chốt của ERAS
gồm tối ưu hóa dinh dưỡng và dịch truyền, giảm lưu các ống thơng, tối ưu hóa
kiểm sốt đau, vận động sớm. Năm 2005, hướng dẫn đầu tiên được công bố
cho phẫu thuật đại trực tràng [17], sau đó ngày càng nhiều các nghiên cứu và
bằng chứng liên tục được cập nhật và phát triển.
Nhiều thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đã chứng minh rằng uống dịch trong
không chứa cồn là an toàn cho đến 2 giờ trước gây mê [5], [13]. Uống
maltodextrin 12,5% 800 ml vào đêm trước phẫu thuật và 400 ml 2- 3 giờ trước
gây mê làm giảm đáp ứng dị hóa do phẫu thuật và nhịn kéo dài, maltodextrin
cũng cải thiện cảm giác thoải mái trước phẫu thuật, giảm đề kháng insulin sau
phẫu thuật, duy trì khối cơ và sức cơ tốt hơn [38]. Năm 2018, trong một thử

nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên ở 880 người bệnh trải qua phẫu thuật bụng chương
trình, nhóm uống maltodextrin giúp giảm nhu cầu insulin và ít tăng đường huyết
sau phẫu thuật (> 180 mg/dl) so với nhóm uống giả dược [21].
Năm 2014, trong một tổng quan Cochrane, với 27 thử nghiệm lâm sàng bao
gồm 1976 người tham gia, được thực hiện ở Châu Âu, Trung Quốc, Brazil,
Canada và New Zealand ở các người bệnh trải qua các phẫu thuật bụng chương
trình, phẫu thuật chỉnh hình, phẫu thuật tim và phẫu thuật cắt tuyến giáp [49].
Tổng thể, thời gian nằm viện ở nhóm uống maltodextrin trước gây mê giảm
nhẹ so với nhóm uống giả dược hoặc nhóm chứng (-0,3 ngày, khoảng tin cậy
95% là -0,56 đến -0,04 ngày), người bệnh trải qua phẫu thuật bụng giảm thời
gian nằm viện nhiều hơn (-1,66 ngày, khoảng tin cậy 95% là -2,97 đến -0,34
ngày).
Người bệnh phẫu thuật chương trình khơng có yếu tố nguy cơ chậm làm
trống dạ dày được khuyến cáo mạnh uống dịch trong, bao gồm cả maltodextrin

.



×