Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

De cuong on tap nganh To chuc va quan ly VT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.99 KB, 3 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TPHCM
***
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI CAO HỌC
MÔN: TOÁN CAO CẤP B
(dành cho chuyên ngành Tổ chức và quản lý vận tải)
Nội dung bao gồm một số phần Cơ bản thuộc chương trình Đại học của các học phần Toán cao cấp
A1, A2 và Quy hoạch tuyến tính.
Phần I: Tích phân và chuỗi, Bài toán cực trị
1. Một số khái niệm về vi phân, tích phân hàm 1 biến.
2. hàm nhiều biến, khái niệm đạo hàm riêng, vi phân toàn phần hàm 2 biến.
3. Cực trị của hàm 2 biến (cực trị có điều kiện).
4. Chuỗi số, sự hội tụ, phân kỳ và sự phân loại chuỗi.
5. Xác định tính hội tụ của chuỗi dương theo:
- Các tiêu chuẩn hội tụ D’Alembert, Cauchy, tiêu chuẩn hội tụ theo tích phân, hoặc.
- Các định lý so sánh bằng bất đẳng thức hoặc bằng giới hạn.
6. Chuỗi lũy thừa, Xác định bán kính hội tụ và tập hội tụ.
Phần II: Phương trình vi phân
1. Khái niệm chung về phương trình vi phân. Nghiệm riêng và Nghiệm tổng quát, Nghiệm kỳ dị
2. Phương trình vi phân tuyến tính cấp 1.
3. Phương trình vi phân tuyến tính cấp 2 với hệ số bằng số.
4. Phương pháp biến thiên hằng số Lagrange, phương pháp chồng chất nghiệm.
Phần III Đại số tuyến tính, Quy hoạch tuyến tính
1. Các khái niệm cơ bản về Ma trận, Định thức, Hệ phương trình tuyến tính.
2. Giải phương trình tuyến tính, Thuật toán Gauss-Jordan.
3. Thuật toán đơn hình giải bài toán Quy hoạch tuyến tính.
4. Bài toán vắn tắt. Các phương pháp cơ bản để xác định phương án xuất phát cho bài toán vận tải.
Thuật toán thế vị giải bài toán vận tải.
Các mẫu bài tập thuộc nội dung đã nêu.
Tài liệu tham khảo:
(1) Toán cao cấp A1, A2 của Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đình, Nguyễn Hồ Quỳnh. NXB Giáo dục,
2001.


(2) Bài tập toán cao cấp A1, A2 của Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đình, Nguyễn Hồ Quỳnh. NXB Giáo
dục, 2001.
(3) Quy hoạch tuyến tính Đặng Hân, ĐHKT TP.HCM.
(4) Quy hoạch tuyến tính, Phan Quốc Khánh, Trần Huệ Nương, NXB GD, 2003.
Thực hiện từ kỳ thi cao học năm 2009
Soạn thảo bởi khoa Cơ bản ĐH GTVT TP.HCM
Đại học GTVT TPHCM
ĐỀ CƯƠNG THI TUYỂN SINH CAO HỌC
Môn: KINH TẾ HỌC
KINH TẾ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Đường cầu, đường cung, tối đa hóa lợi nhuận, hạch toán GDP, lạm phát, ngân hàng và cung
tiền, tỉ giá hối đoái, tổng cung-tổng cầu và chính sách kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế Harrold-
Dormar.
Ôn tập các khái niệm cơ bản của kinh tế học vi mô hiện đại như luật cung cầu, cơ chế thị
trường, hành vi của người tiêu dùng, hành vi của nhf sản xuất và các kiến thức vĩ mô như chu kỳ kinh
tế, GDP, GNP, tổng cung, tổng cầu nhằm giúp cho học viên hiểu một cách cơ bản về các chính sách lớn
của nhà nước tong điều tiết nền kinh tế .
A. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ HỌC
I. Kinh tế học, kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô:
1. Khái niệm
2. Hai nền tảng của kinh tế học
3. khả năng sản xuất của nền kinh tế
4. 5 câu hỏi cơ bản của kinh tế học
5. Phân loại các nền kinh tế
6. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
II. Kinh tế thị trường:
1. Đặc điểm của kinh tế thị trường
2. Cung và cầu
3. Cơ chế giá và điểm trung bình của thị trường
B. KINH TẾ HỌC VI MÔ

CHƯƠNG I: HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
I. Mô hình hữu ích
1. Khái niệm
2. Hàm TU, MU
3. Các giả định khi nghiên cứu hành vi người tiêu dùng hợp lý
4. Điều kiện để người tioêu dùng hợp lý đạt được TU max
II. Mô hình hàm nhu cầu và hệ số co dãn của nhu cầu
1. Hàm nhu cầu
2. Hệ số co dãn theo giá Ep
a. Tính Eo
b. Mối quan hệ giữa Ep và tổng doanh thu
3. Hệ số co dãn theo thu nhập
4. Hệ số co dãn chéo
CHƯƠNG 2: HÀNH VI CỦA NHÀ SẢN XUẤT
I. Hàm sản xuất
1. Khái niệm
2. Ngắn hạn và dài hạn/ YTSXCĐ và YTSXBĐ
3. Hàm sản xuất trong ngắn hạn
4. Hàm sản xuất trong dài hạn – Sản lượng theo qui mô
II. Hàm chi phí
1. Hàm chi phí trong ngắn hạn
a. TFC, TVC, TC
b. AFC, AVC, AC, MC
2. Hàm chi phí trong dài hạn
a. LRAC
b. Tính kinh tế nhờ qui mô
III. Mục tiêu của doanh nghiệp
CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG
I. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
1. Phân loại thị trường

2. Đường cầu của XN CTHH
3. Điều kiện XN CTHH đạt lợi nhuận lớn nhất
4. Đường cung của XN CTHH
II. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
1. Thị trường cạnh tranh độc quyền
- Đường cầu của XN CTĐQ
- Điều kiện XN TCĐQ đạt lợi nhuận lớn nhất
2. Thị trường cạnh tranh nhóm
- Rào cản
- Mô hình đường cầu gãy
III. Thị trường độc quyền
1. Rào cản
2. Điều kiện XN ĐQ đạt lợ nhuận lớn nhất
3. So sánh thị trường CTHH và ĐQ
4. Kiểm soát độc quyền
C. KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG TÀI KHOẢN THU NHẬP QUỐC GIA VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN
1. Tổng sản phẩm quốc dân/quốc nội
2. Đo lường GNP/GDP theo khảo hướng tiêu dùng
3. Đo lường GNP/GDP theo khảo hướng thu nhập
CHƯƠNG 2: LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP
1. Tổng quan về chu kỳ kinh tế
2. Thất nghiệp
3. Lạm phát
CHƯƠNG 3: TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU, CÁC LÝ THUYẾT VỀ VIỆC LÀM CỦA TRƯỜNG PHÁI
KEYNES VÀ TRƯỜNG PHÁI HỌC CỔ ĐIỂN
1. Đường tổng cầu
2. Đường tổng cung
3. Tiêu dùng và tiết kiệm
4. đầu tư

CHƯƠNG 4: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
1. Sản lượng quân bình trong mô hình keynes
2. Chính sách tài chính
CHƯƠNG 5: TIỀN TỆ VÀ NGÂN HÀNG VÀ CÁC CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1. Tiền & chức năng của tiền
2. Cung tiền
3. Cầu tiền
4. Ngân hàng và bản cân đối tài sản của ngân hàng thương mại
5. Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Kinh tế học I, II Samuelsson P.A-NXB Viện quan hệ Quốc tế 1989
[2] Kinh tế học I, II Begg.Fisher, Dornbucsh-NXB Giáo dục 1992
[3] Giáo trình kinh tế học Vi mô và Vĩ mô – Bộ GD&ĐT, NXB Giáo dục 1995./

×