Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

thực trạng và giải pháp phát triển thị trường rau quả của nông nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.47 KB, 87 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề Phát triển nông nghiệp nông thôn là một trong những được nhiều
quốc gia trên thế giới quan tâm, bởi đây không phải chỉ là phát triển kinh tế một
cách đơn thuần mà còn là một vấn đề xã hội rất quan trọng. Việt Nam là nước có tỉ
lệ lao động và dân cư trong khu vực nông nghiệp nông thôn lên tới 76% do vậy
phát triển nông nghiệp nông thôn được Đảng và nhà nước coi là một trong những
vấn đề hàng đầu hiện nay. Mặt khác nền công nghiệp Việt Nam từ lâu đời nay có
lợi thế về sản xuất rau xanh, cây ăn quả các loại,với số dân gần 80 triệu người một
thị trường lớn đang chào đón, chưa kể thị trường trong khu vực và thế giới đòi hỏi
ngày càng nhiều về số lượng và chất lượng rau quả, theo tính toán trồng rau quả có
hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa từ 4-5 lần cá biệt có nơi cao gấp 10 lần, tuy
nhiên phần lớn rau quả hiện nay có năng suất thấp và không ổn định sản lượng
không xứng với tiềm năng, trong khi đó thị trường đã và đang tiêu thụ lại hạn hẹp
vì vậy vấn đề đặt ra là hiện nay là phải có biện pháp để phát triển thị trường tiêu
thụ rau quả của nông nghiệp Việt Nam
.
Đề tài” Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường rau quả của nông
nghiệp Việt Nam “ sẽ trình bày về thực trạng thị trường rau quả của Việt Nam
hiện nay và đề ra một số biện pháp thúc đẩy tiêu thụ rau quả của Việt Nam. Hy
vọng trong tương lai không xa đề án này cùng hàng loạt các dự án về nông nghiệp
nói chung và phát triển thị trường rau quả nói riêng sẽ thức dậy tiềm năng sản
xuất hàng hoá (rau quả) trong từng vùng của cả nước và tiềm năng tiêu dùng rau
quả Việt Nam ngày càng được mở rộng trong nước trong khu vực và trên thế giới,
khi đó rau quả sẽ khẳng định vai trò hơn nữa trong sản xuất nông nghiệp Vn và
rau quả Việt Nam sẽ khẳng định được vị trí của mình trên thị trường thế giới.

NỘI DUNG
Chương I : Thực trạng của thị trường rau quả của Việt Nam
I- Nguồn cung cấp
1. Nguồn sản xuất trong nước
1.1 sản xuất rau


Diện tích trồng rau của Việt Nam liên tục tăng trong vòng hơn 10 năm qua.
Năm 1991 là 346.000 ha rau, năm 1995 là 377.000 ha và đạt 452.900 ha năm
2000. Như vậy trong giai đoạn 1991-2000 diện tích trồng rau đã tăng khoảng
22,05%. Trong những năm gần đây,do áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong
công tác giống và kỉ thuật canh tác năng suất rau không ngừng tăng và đạt 131,4
tạ/ha vào năm 2000.
Tình hình sản xuất rau quả của Việt Nam
Năm Diện tích Năng suất Sản lượng
1998 411.700 127,7 5236,9
1999 459.100 126,2 5792,2
2000 452.900 131,4 5952,1
2001 532.693 116,15 6187,3
Nguồn cung cấp rau của Việt Nam phân bố khá đều, miền Bắc có diện tích trồng
rau chiếm trên 50% tổng diện tích trồng rau cả nước,tuy nhiên năng suất trồng rau
ở miền Bắc thấp hơn ở miền Nam, do miền Nam trồng được nhiều loại rau ăn, lại
có năng suất cao hơn. Các vùng trồng rau lớn bao gồm đồng bằng sông Hồng, khu
vực đồng bằng sông Cửu Long, vùng duyên hải miền trung. Chủng loại rau tương
đối phong phú, có tới trên 70 loại,trong đó có khoảng 40 loại rau chính, tuy nhiên
với gần 80% số dân sống ở nông thôn và miền núi,nên nhiều loại rau chủ yếu được
sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của gia đình, vi vậy giá trị thương mại
không được xác định. Sản lượng và giá trị sản xuất rau được hình thành chủ yếu
tại hai vùng chính:
-Vùng rau chuyên canh ven thành phố và khu vực công nghiệp.Diện tích chiếm
khoảng 43% tổng diện tích rau các loại với chủng loại phong phú, năng suất cao
sản phẩm thu được chủ yếu cung cấp cho tiêu dùng nội địa .
- Vùng rau luân canh với hai vụ lúa: la vùng sản xuất hàng hoá có lợi thế cạnh
tranh cao về thời điểm thu hoạch (vụ đông)và khả năng mở rộng diện tích , nhưng
không ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Sản xuất rau làm nguyên liệu cho chế
biến và cung cấp hàng hoá cho xuất khẩu được tập trung vào vụ đông tại đồng
bằng sông Hồng và vùng rau quả chuyên canh Đà Lạt.

Trong hệ thống trồng rau của cả nước, sản xuất rau ở đồng bằng sông Hồng đóng
vai trò quan trọng. Năm 2001 sản lượng rau đậu của vùng đạt 2.120.000 tấn cung
cấp cho nhu cầu tiêu dùng của 17,3 tr người trongvùng và các vùng khác, ngoài ra
còn cung cấp một phần cho xuất khẩu. Chủng loại rau của đồng bằng sông Hồng
rất phong phú (có nguồn gốc ôn đới, á nhiệt đới…)có giá trị dinh dưỡng và dược
lý cao, được trồng nhiều vào vụ đông nằm giữa hai vụ lúa, vì thế tiềm năng được
mở rộng diện tích rau nhất là rau vụ đông còn rất lớn.Nếu giải quyết được đầu ra
của sản phẩm cho vùng này có thể mở rộng diện tích rau thêm hàng chục vạn ha.
Trong tám vùng sinh thái của cả nước, diện tích rau của đồng bằng sông Hồng
chiếm từ 24,38 27.38%. Năng suất rau cao hơn năng suất rau bình quân của cả
nước từ 15.9  26,3%. Sản lượng rau của đồng bằng sông Hồng chiếm tới 28,25
 39,49 % sản lượng rau của toàn quốc.
Đà Lạt được coi là một nền nông nghiệp đặc sản chuyên sản xuất các loại rau
phù hợp với đất đai thời tiết khí hậu ôn đới trong vùng nhiệt đới chung của cả
nước .Hiện tại Đà Lạt sản xuất rau theo hướng sạch, sử dụng các giống cây trồng
ngắn ngày, chống chịu dược với sâu bệnh bón phân hợp lý và áp dụng kĩ thuật
IPM .Nên năng suất và chất lượng nông sản được nâng cao.Năng suất bình quân
của rau Đà Lạt năm 2000 đạt 260 tạ/ha (tăng 1,25 lần so với năm 1996 - 1997) .
Chủng loại cây rau được sản xuất khá đa dạng.Cải bắp, cải thảo, lơ…
Các loại rau ăn củ, quả. Sản lượng thu hoạch rau năm 2000 đạt khoảng 163.660
tấn rau các loại ,so với năm 1996 đạt 165,85% cung cấp nhu cầu tiêu dùng cho
thành phố Hồ Chí Minh (60%), vùng duyên hải miền trung, vùng biển Tây Nam
Bộ, Vũng Tàu …(30%) và xuất khẩu sang các nước Singpore, HôngKông, Đài
Loan…
1.2 Sản xuất quả
Từ năm 1992 đến nay diện tích trồng cây ăn quả của cả nước không ngừng
được tăng lên, bình quân 9,2%/năm. Năm 1992 diện tích là 260.900 ha, năm 1997
là 425200 và năm 2000 là khoảng 544700 ha. Hiện nay sản lượng cây ăn quả đạt
trên 4 triệu tấn /năm trong đó sản lượng vải, nhãn ,chôm chôm trên 8000 tấn tăng
30% cam, chanh, quýt đạt trên 500 ngàn tấn tăng 15% so với năm 1999.v.v…

Năng suất tăng qua các năm : chối 40tấn/ha, cam 35tấn/ha, xoài 30tấn/ha…
Diện tích trồng cây ăn quả ở nước ta phân bố không đồng đều theo vùng, trồng
nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng 60% diện tích trồng cây ăn
quả cả nước, ít nhất là ở tây nguyên chỉ khoảng 3% diện tích cây ăn quả cả nước.
Việt Nam là nước có khí hậu ôn đới bắc bán cầu, nhiệt đới ẩm gió mùa nên thiên
nhiên rất phong phú đa dạng có nhiều loại cây ăn quả ngon được thế giới ưa
chuộng như: xoài, dứa, măng cụt,sầu riêng…Do đặc điểm đất đai khí hậu khác
nhau nên mỗi miền có ưu thế riêng về trồng cây ăn quả. Miền Bắc trồng vải, nhãn,
chuối, mận, mơ, một số loại quả có múi, miền Trung trồng thanh long, dứa, miền
Nam trồng xoài, dứa, chuối, cam, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, một số
loại quả có múi khác với vùng quả truyền thống ta có:
-Miền núi và trung du phía bắc: quả chủ yếu là mơ,mận, đào (Lào Cai, Sơn
La),xoài(Sơn La),vải(Quảng Ninh, Hà Bắc). Cam quýt ( Hà Giang, Tuyên Quang,
Yên Bái, Lạng Sơn, Hoà Bình ),chuối (Vĩnh Phúc, Yên Bái ) dứa ( Lạng Sơn,Lào
Cai )
-Đồng bằng sông Hồng: chuối, vải, nhãn,dứa, hồng xiêm,
-Khu 4 cũ : cam, quýt,bưởi, (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Thừa Thiên Huế ).
-Duyên hải miền trung : thanh long (Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà…)
dưa hấu ( Quảng Nam, Đà Nẵng…) xoài (Nha Trang ) nho (Ninh Thuận) dứa
(Quảng Nam Đà Nẵng)
-Tây Nguyên : các loại xoài, chôm chôm (Đà Lạt) bơ (Đắc Lắc)
-Đông Nam Bộ : chuối,xoài, chôm chôm , sầu riêng,măng cụt, và các loại quả
nhiệt đới khác (Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu) bưởi (Biên
Hoà).
-Đồng Bằng Sông Cửu Long : chuối (các tỉnh) dứa (Kiên Giang, Minh Hải,
Tiền Giang), na (Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Vĩnh Long ) nhãn (Tiền Giang)
dưa hấu (Tiền Giang và các tỉnh) và nhiều loại cây ăn trái khác
* Vùng quả cho chế biến
Cả nước mới chỉ hình thành 1 số vùng chuyên canh với khối lượng hàng

hoá chưa lớn như : vùng bưởi Năm Roi ở Vĩnh Long, vùng xoài cát Hoà Lộc ở
Tiền Giang, vùng thanh long ở Bình Thuận, vùng vải Thiều ở Lục Ngạn Hà Bắc,
vùng dứa ở Tiền Giang, Long An. Kiên Giang, Ninh Bình…Tổng diện tích
khoảng 70.000 ha với sản lượng mới đạt 2tr tấn/năm. Các vùng chuyên canh được
hình thành với xu hướng ngày càng được mở rộng và tăng nhanh do trồng cây ăn
quả mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa,sản phẩm của các khu vực chuyên
canh này chủ yếu dùng cho chế biến và xuất khẩu.
2. Nguồn nhập khẩu
Rau quả không chỉ được sản xuất chế biến trong nước mà còn được nhập khẩu
từ các nước trên thế giới : rau quả tươi từ Trung Quốc, Mĩ, Inđônêxia , nho dưa táo
,dừa ,lê, quýt… và rau quả chế biến từ Trung Quốc Thái Lan.Việc nhập khẩu rau
quả chủ yếu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước
ví dụ : hoa quả được nhập khẩu một lượng lớn từ Trung Quốc thông qua cửa
khẩu các tỉnh biên giới phía Bắc theo đường mậu biên, tiểu ngạch thậm chí nhập
lậu. Một số loại rau quả được nhập về để phục phụ cho sản xuất chế biến ví dụ:
Nhập khẩu dừa từ Inđônêxia về sản xuất cơm dừa và các sản phẩm khác từ
dừa.Năm 2000 Việt Nam nhập 2000 tấn hạt giống rau (80trUSD), năm 1999 VN
nhập 2,13triệu USD rau quả chế biến từ Mĩ.
II-Sản phẩm rau quả
1.Rau quả không qua chế biến
Sản phẩm rau quả không qua chế biến chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng
trong nước vì thời gian sản phẩm còn tươi không lâu như rau quả chế biến nên
thường đáp ứng nhu cầu tại chỗ hoặc một số vùng lân cận, nhất là với các sản
phẩm rau: cải bắp, su hào, súp lơ… chất lượng rau quả chưa cao,một số loại chưa
làm người tiêu dùng yên tâm vì trong quá trình trồng rau quả bảo đảm về vấn đề
an toàn khi dùng thuốc trừ sâu dễ gây ra ngộ độc, tuy nhiên hiện nay các địa
phương đã đẩy mạnh việc trồng rau hữu cơ, rau an toàn vừa an toàn cho người tiêu
dùng, cho môi trường lại có giá trị kinh tế cao: cải bắp, cải xanh, cải ngọt, đậu đũa,
dưa chuột. Ngoài tiêu dùng trong nước ta còn xuất khẩu các sản phẩm như dừa
trái,thanh long, bưởi…sang nước ngoài bởi các sản phẩm này có chất lượng tương

đối tốt, mùi vị thơm ngon nên được các thị trường nước ngoài ưa chuộng.
VD: mỗi năm Bến Tre xuất khẩu hơn 50tr trái dừa
2-Rau quả qua chế biến
Rau quả thực sự có giá trị cao khi đã được chế biến ở nước ta lực lượng chế
biến rau quả hộp chủ yếu là 17 doanh nghiệp gồm 12 nhà máy đồ hộp với tổng
công suất thiết kế 70.000 tấn/năm và 5 nhà máy đông lạnh với tổng công suất thiết
kế là 20.000 tấn/năm, những năm cao nhất các nhà máy trên đã sản xuất được
30.000 tấn đồ hộp rau quả, 20.000 tấn dứa đông lạnh và khoảng 2000 tấn purê quả.
Rau quả chế biến Việt Nam hình thành từ những năm 1954 đến nay là sản phẩm
của các nhóm công nghệ chủ yếu:
- sơ chế, làm sạch và phân phối rau quả cho các bếp ăn gia đình: thông thường
nhặt bỏ phần lá già, lá sâu, lá úa,gọt vỏ,cắt miếng, trần trong thuốc sát trùng
được phép sử dụng, làm ráo nước, đóng túi PE, bảo quản mát.
- Đông lạnh: tất cả các loại rau quả đều có thể sắt miếng cho vào bao bì thích
hợp, bảo quản đông lạnh trong thời gian dài và vận chuyển đi xa.
- Sấy khô: sấy bằng không khí nóng với các sản phẩm đặc trưng là chuối,táo,
mận, nhãn, vải…Chiên trong dầu:với các sản phẩm đặc trưng là đậu côve,
mít, chuối, dứa…Sấy thăng hoa áp lực cao dùng đối với hầu hết các loại rau
quả .
- Rau quả hộp các loại: dứa,vải, nhãn, dưa chuột…
- Nước uống tươi đóng chai, lon, hộp giấy hoặc trong thùng can, hộp lớn để dễ
vận chuyển, bảo quản, sau mới đưa vào sử dụng cho gia đình hoặc công việc
đông người…
- Nước quả cô đặc: thường là dứa, lạc tiên, cam, bưởi, táo,lê, đào… dược cô
đặc tới nồng độ cao, dùng làm nguyên liệu cho việc pha chế các loại nước
uống trái cây khác.
- Sản phẩm muối: có 2 loại muối là muối mặn và muối chua dùng cho rau,
hành, kiệu, chanh, cà, ngô, dưa chuột.
Các sản phẩm này đã đang và cố gắng thoả mãn nhu cầu tiêu dùng bằng
chủng loại,chất lượng, và giá cả, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh quốc gia quốc tế để

tạo dựng chỗ đứng của mình trên thị trường trong nước và quốc tế.
III-Thực trạng tiêu thụ và điều kiện phát triển
1.Tiêu thụ
1.1Tiêu thụ trong nước
Việt Nam với 80tr dân cộng với trên 2triệu khách nước ngoài là thị trường
tiêu thụ rau quả lớn, bình quân đầu người về tiêu dùng các loại rau quả là
40kg/người /năm về tiêu dùng các loại rau quả là 76kg/người/năm, khối lượng sản
xuất ra đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu trong nước, cả nước tiêu thụ khoảng 80%
lượng rau quả sản xuất ra và lượng rau quả tương đối lớn nhập từ nước ngoài. Thị
trường rau quả nội địa ( sản phẩm chế biến và sản phẩm tươi ) trên thực tế mới
hình thành ở nước ta do sự xuất hiện của những sản phẩm từ nước ngoài vào. Sự
xâm nhập này tạo ra nhân tố kích thích làm cho hoa quả được xem là hàng hoá
thật sự . Đã hình thành thị trường nội tiêu thụ một cách tự phát:Rau quả được sản
xuất để đáp ứng nhu cầu ở địa phương được bán trực tiếp trên thị trường qua hệ
thống các chợ nhỏ khắp cả nước. Rau quả ở các vùng chuyên canh được vận
chuyển từ Bắc vào Nam ( vải, nhãn…) và từ Nam ra Bắc (xoài , dừa, chôm
chôm…) qua thương lái thu mua rồi phân phối cho các cửa hàng chợ nhỏ , chợ
lớn. Rau quả chế biến được đưa ra thị trường qua các hệ thống cửa hàng , siêu thị
khắp cả nước. Rau quả nhập khẩu ( táo , lê, nho…) thông qua các hợp đồng ngoại
thương của các doanh nghiệp nhập khẩu rau quả được bán tại các siêu thị , cửa
hàng , chợ.
Hiện nay nhu cầu về rau quả an toàn, rau quả hữu cơ là rất lớn: rau quả an
toàn là loại rau quả có sử dụng hoá chất để phòng chống dịch hại nhưng so với sản
xuất rau thường khối lượng hoá chất sử dụng rất ít , thích hợp cho giai đoạn phát
triển của cây , tình hình bệnh . Rau quả hữu cơ là loại rau quả không có hoá chất
nào được sử dụng để bón hay diệt trừ sâu bọ chỉ dùng những sản phẩm tự nhiên
như phân xanh được dùng để bón , đồng sunphat được dùng để trừ nấm . Chính vì
thế mà rau quả hữu cơ , rau quả an toàn đã đem lại sự yên tâm về sức khoẻ , về
chất lượng cho người tiêu dùng nhưng loại rau quả này chưa được nhân rộng , hiện
nay mới chỉ có một số địa phương thực hiện việc trồng rau quả hữu cơ , rau quả an

toàn như: Hà Nội , Hà Tây , Đà Lạt , Đồng Nai,…Ngay như ở Hà Nội rau an toàn
rau hữu cơ chỉ chiếm khoảng 2% tổng rau tiêu thụ trong thành phố với một vài nhà
cung cấp ( chủ yếu có 3 hợp tác xã ở ngoại thành Hà Nội cung cấp rau an toàn , 2
hợp tác xã ở Hà Nội và Hà Tây cung cấp rau hữu cơ ) cùng với một vài điểm tiêu
thụ ( 22 cửa hàng và quầy bán rau, 13 siêu thị ).Các sản phẩm rau quả an toàn,rau
quả hữu cơ bán trên thị trường nội địa nhìn chung chưa có một thông tin chỉ dẫn
nào về nguồn gốc của rau quả hay cách thức sản xuất rau quả, điều này có thể gây
nghi ngờ cho người tiêu dùng.Sản phẩm bán không được đóng gói và không có
nhãn mác, ngoại trừ một số trường hợp như rau từ công ty Golden Garden từ Đà
Lạt.Thay vì xuất hiện trên sản phẩm, các thông tin về chỉ dẫn chất lượng rau quả
được dán ở cửa hàng bán.Ví dụ :ở Hà Nội điều này sẽ không tạo ra nghi ngờ trong
trường hợp đối với rau hữu cơ vì cửa hàng của công ty Hà Nội Organics là nơi duy
nhất bán sản phẩm này.Các cửa hàng và siêu thị bán rau an toàn có các thông tin
chỉ dẫn về ra an toàn, nhưng có vẻ như rau bán ở các địa điểm này không được sản
xuất theo quy trình giành cho rau an toàn: vào các mùa mưa, những cửa hàng này
có thể lấy rau từ Đà Lạt(và những nguồn khác của công ty Golden Garden.)Tại
những cửa hàng bán lẻ rau của HTX Vân Trì và rau từ Đà Lạt, nơi sản xuất rau
được chỉ dẫn rõ.Và duy nhất chỉ có công ty Hà Nội Organics có sự kiểm soát từ
bên ngoài và chứng nhận quá trình sản xuất tuân theo những tiêu chuẩn quốc tế
của sản xuất rau hữu cơ do Tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ Thái Lan cấp.
Công ty đã cử nhân viên kiểm tra đột xuất quy trình sản xuất tại các điểm sản xuất
của nông dân .Trong những kênh tiêu thụ và sản xuất rau an toàn, kiểm tra chất
lượng hầu hết được thực hiện nội bộ và không chính thức, do chính những người
nông dân tiến hành hoặc do cán bộ của dự án như trong trường hợp của ADDA.Từ
năm 1996 tới năm 2001, sở khoa học công nghệ Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận
cho các hợp tác xã tham gia vào chương trình sản xuất rau an toàn nhưng hiện tại
việc này không thực hiện nữa, còn việc kiểm tra độ an toàn của rau bằng cách thu
thập mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm là rất ngoại lệ Công ty Golden
Garden đã trình bày một số kết quả phân tích của Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn nhưng điều đó chỉ được thự hiện duy nhất một lần năm 1997.

Như vây việc tiêu thụ rau quả trên thị trường nội địa đã có những khởi sắc
nhưng quá nhỏ bé về độ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Cơ cấu tiêu dùng rau
của Việt Nam hiện nay là : rau ăn lá – 54% , ăn quả 26% , củ 8% bắp thân hoa
–6% .Đây là cơ cấu chưa phù hợp với xu hướng tiêu dùng rau quả của thế giới.
1.1.Xuất khẩu
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam từ trước đến nay chia làm 2 thời kỳ : năm
1990 trở về trước và từ năm 1991 đến nay.
1.1.1.Thời kỳ 1990 trở về trước :
Trước những năm 1990 rau quả của Việt nam chủ yếu xuất khẩu vào thị
trường Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu thuộc khối SEV. Thời kỳ này có
nhiều thuận lợi : chất lượng sản phẩm yêu cầu ở mức tương đối, không khắt khe
nên các doanh nghiệp chủ yếu tập trung lo sản xuất, thu gom, không phải lo tìm
kiếm thị trường. Xuất khẩu rau quả của Việt Nam chủ yếu theo hiệp định và ngành
hàng này được cung ứng hỗ trợ nhiều loại vật tư quan trọng phục vụ sản xuất như
phân bón, thuốc trừ sâu bệnh,… Trong xuất khẩu có đội tàu chuyên dùng của Liên
Xô bảo đảm việc vận tải đường biển với giá bao cấp nên chi phí vận chuyển, bốc
dỡ, lưu kho, lưu bãi rất thấp. Trong giai đoạn từ năm 1981 dến năm 1989 xuất
khẩu rau quả của Vệt Nam sang các nước này tăng lên đáng kể. Xuất khẩu năm
1986 đạt trên 18.000 tấn rau tươi và trên 3.000 tấn rau chế biến các loại. Theo báo
cáo của FAO trong các năm từ 1987 dến 1989 xuất khẩu rau tươi của Việt Nam
đạt trung bình 10.000 tấn / năm. Năm 1990 khi không còn thị trường này khối
lượng rau quả xuất khẩu giảm xuống chỉ còn 3.000 tấn / năm trong đó rau chỉ còn
500 tấn / năm.
1.1.2. Thời kỳ 1991 đến nay .
Năm 1990 do không còn thị trường chủ yếu nên xuất khẩu rau quả của nước
ta bị giảm mạnh : kim ngạch xuất khẩu ( tính theo triệu USD ) năm 1991 đạt 33,2 ,
năm 1992 là 23,6 và năm 1994 xuống còn 20,8.
Sau 4 năm khủng hoảng thị trường các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả đã
dần thích nghi với cơ chế mới, đã tổ chức lại sản xuất theo yêu cầu mới, tiến hành
tìm kiếm thị trường, khách hàng mới và đến năm 1995 xuất khẩu đạt 56,1 triệu

USD.
Những năm gần đây xuất khẩu rau quả có những bước phát triển mới. Năm
1998 do có nhiều biến động về kinh tế ở các nước châu Á nên xuất khẩu giảm so
với năm 1997, chỉ đạt 33,68 triệu USD, còn năm 1999 đạt gấp đôi năm 1998. Năm
2000 kim ngạch xuất khẩu đạt 205 triệu USD tăng 91% so với năm 1997 ( nếu kể
cả xuất khẩu hạt tiêu đạt 37.00 tấn với tổng trị giá 144 triệu USD thì tổng kim
ngạch xuất khẩu rau quả đạt 344 triệu USD ) . Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu rau
quả xấp xỉ 330 triệu USD . Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu rau quả là 200 triệu
USD , năm 2003 còn 152 triệu USD chỉ bằng 76% năm 2002 do lượng xuất khẩu
vào thị trường Trung Quốc giảm. Mặt khác lượng xuất khẩu rau quả của nước ta
mớ chiếm khoảng 15  20 % giá trị sản lượng và chủ yếu là xuất khẩu các loại
trái cây. Rau tươi xuất khẩu hiện nay chiếm khoảng 10  15 % kim ngạch xuất
khẩu rau quả . Những loại rau tươi xuất khẩu gần đây là : cải bắp, đậu quả, hành
tỏi. khoai tây, một số loại gia vị ( xuất khẩu theo đường hàng không ) và nhiều loại
rau quả cắt thái sẵn đóng bao nhỏ ướp lạnh xuất khẩu thẳng tới các siêu thị. Ngoài
ra còn phải kể đến : nấm, cà chua, khoai lang, khoai mỡ, su su, dưa chuột, mướp
đắng, ngô rau, đậu rau, cải xanh, cải bó xôi, bí đỏ vỏ xanh, măng, đậu nành
lông. . .hầu như tất cả các loại rau dược xuất khẩu dưới dạng tươi , chỉ một phần
nhỏ dưới dạng sơ chế ( muối đóng hộp, sấy khô . . ). Theo số liệu của tổng cục
thống kê :năm 1997 kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt khoảng 69,88
triệu USD trong đó tới 43,77 triệu USD là từ rau quả tươi còn lại là rau quả chế
biến, bảo quản đông lạnh và sấy khô. Năm 1998 xuất khẩu giảm mạnh kim ngạch
xuất khẩu chỉ đạt 33 triệu USD, bằng 55 % so với năm 1997. Năm 1999 xuất khẩu
rau quả đã tăng trở lại, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 70 triệu USD trong đó 73 %
là rau quả tươi, rau bảo quản đông lạnh và sấy khô, 27% là rau chế biến đóng hộp,
lọ các loại. Các loại rau quả xuất khẩu chính của Việt Nam hiện nay là : dưa chuột,
cà chua, cà rốt, hành, ngô rau, đậu rau. . .Trong đó dưa chuột và cà chua có nhiều
triển vọng vì chúng có thị trường xuấ khẩu tương đối ổn định.
Trong những năm gần đây thị trường xuất khẩu rau quả được mở rộng . Các mặt
hàng rau quả của nước ta hiện nay đã có mặt trên 50 nước và vùng lãnh thổ, trong

đó chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Australia, Singapore, Hàn Quốc, Mỹ. .
Thị trường ở các khu vực khác chiếm tỉ trọng rất nhỏ : thị trường Nga và Đông Âu
tuy được khôi phục đối với một nhóm sản phẩm thuộc nhóm hàng này nhưng tỉ
trọng rất nhỏ : năm 1998 chiếm 1,18 % tương đương 1,22/104,2 triệu USD thị
trường Tây Nam Á , Châu Phi chiếm 1,16 % tương đương 1,22/104,2 triệu USDứo
với năm 1998.
Năm 1999 số thị trường rau quả của Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu
khoảng 10 triệu USD còn rất ít. một số thị trường như : Trung Quốc đạt 36,5 triệu
USD , Đài Loan – 11,9 triệu USD , Hàn Quốc – 10 triệu USD , Nhật Bản –9,3
triệu USD và Lào 9,2 triệu USD chủ yếu là đổi hàng. Hiện nay xuất khẩu hoa quả
sang Trung Quốc đang tăn mạnh , chỉ từ 1 15/1/2004 đã có trên 250 tấn hoa quả
của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc , chủ yếu là 2 mặt hàng nhãn và
thanh long được chuyển từ Miền Nam ra, lượng hoa quả của Việt Nam được xuất
khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu tăng mạnh mặc dù phía Trung Quốc đã bãi
bỏ chính sách ưu đãi 50% thuế nhập khẩu và thuế VAT cho hàng hoa quả ( đã gây
khó khăn không ít cho các doanh nghiệp kinh doanh tiểu ngạch sang Trung Quốc
2 năm nay tiểu ngạch sang Trung Quốc giảm mạnh, kim ngạch xuất khẩu năm
2003 chỉ bằng 50% năm 2002 và còn thấp rất nhiều so với 14,47 triệu USD trong
năm 2001 ) Việt Nam nhập qua đường biên mậu dịch ở các cửa khẩu trừ cửa khẩu
Lào Cai. Năm 2003 Việt Nam xuất khẩu rau quả sang Nga hơn 8 triệu USD , trong
2 tháng đầu năm 2004 kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Nga đạt hơn 2
triệu USD bằng 25% kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2003 theo các chuyên gia
thương mại với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nga như
hiện nay dự báo kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Nga năm 2004 ước đạt 12 triệu
USD . Lượng rau quả xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia ngày càng tăng cả
về số lượng lẫn trị giá. Năm 2001 Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia 2,3 triệu
USD rau quả các loại . Năm 2002 đạt gần 4,5 tỷ USD tăng 95 % . Thời gian này
lượng rau quả xuất khẩu sang Campuchia ngày càng tăng với nhiều chủng loại trái
cây, rau củ quả các loại như thanh long, chôm chôm, nhãn, hành củ, bắp cải . .
.Trong thời gian tới xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Campuchia

có thể sẽ tăng cả về số lượng và kim ngạch xuất khẩu ( do thị trường Campuchia
không quá khắt khe về chất lượng cũng như chủng loại ). Tuy nhiên cần lưu ý việc
Campuchia gia nhập WTO vào tháng 9 năm 2003 như vậy chính sách quản lý về
xuất nhập khẩu cũng sẽ có những thay đổi ( tương tự như trường hợp thị trường
Trung Quốc thời gian qua ). Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá vào thị trường
này cần theo dõi sát thông tin để tránh rơi vào thế bị động.
Trong tiêu thụ nông sản nói chung và trái cây nói riêng đã hình thành khá rõ vai
trò của doanh nghiệp tư nhân, của thương lái trong mùa xuất khẩu trái cây tươi còn
doanh nghiệp nhà nước chủ yếu lo chế biến đóng hộp. Thực tế trong 9 năm qua
phần lớn lượng rau quả xuất khẩu của Việt Nam đều do doanh nghiệp tư nhân đảm
trách. Ví dụ : 80% lượng trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc do tư nhân thực
hiện , 90% lượng hàng rau quả của Việt Nam vào thị trường thế giới phải sử dụng
công ty trung gian , điều này phù hợp với tình hình của Việt Nam hiện nay : kinh
tế Việt Nam đang phát triển nhanh sẽ tạo ra rất nhiều sản phẩm mới nhãn mác mới
và cần nhiều thị trường tiêu thụ mới, bản thân các doanh nghiệp không thể tự tìm
và đủ sức quảng bá sản phẩm vào những thị trường mới này . Bằng uy tín mối
quan hệ bạn hàng sẵn có các công ty trung gian sẽ làm thay các doanh nghiệp
những việc này để đưa nhanh sản phẩm vào thị trường mới , thị trường khó tính.
Theo tổng công ty rau quả Việt Nam dự kiến kim ngạch xuất khẩu rau quả của
cả nước trong năm 2004 đạt 146 triệu USD tăng 5,3 % so với năm 2003 , tổng
công ty đang nhanh chóng triển khai các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào các
thị trường chủ yếu như Trung Quốc , Đài Loan , Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ.
2. Điều kiện phát triển .
2.1 Thị trường trong nước.
Dân số nước ta là 82 triệu vào năm 2000 và 95 triệu vào năm 2010 tỷ lệ đô thị
hoá tăng từ 25% 35% . Cùng với việc tăng dân số lượng khách du lịch quốc tế
đến Việt Nam không ngừng tăng lên ( năm 2000 khoảng 3 triệu người, năm 2010
khoảng 8 triệu người ).
Theo chiến lược phát triển nông nghiệp và dự báo của viện dinh dưỡng quốc
gia, từ nay đến năm 2010 lượng tiêu thụ bình quân đầu người sẽ đạt khoảng 80-

90kg rau, 60-70kg quả, khối lượng rau quả tiêu dùng cả nước từ 7,6-8.6 triêụ
tấn,khối lượng quả tiêu dùng của cả nước khoảng 5,7-6,7triêụ tấn. Hiện nay GDP
của ta khoảng 500 USD /người/năm dự báo mức tăng trưởng GDP nước ta từ nay
đến năm 2010 sẽ đạt từ 7-8%/năm, chất lượng đời sống kinh tế văn hoá không
ngừng được tăng nâng cao vì vậy nhu cầu rau quả sạch có chất lượng cao tăng
nhanh, nhất là ở các khu vực dân cư tập trung đông (đô thị,khu công nghiệp, khu
dich vụ,khu du lịch…)mặt khác thu nhập của người dân tăng lên, khả năng thanh
toán cũng được nâng cao, giá cả các loại rau quả được hình thành trên thị trường
hiện nay là có lợi cho người trồng rau quả, điều này sẽ thúc đẩy sản xuất rau quả
phát triển, họ sẽ đầu tư công nghệ, giống… vào quá trình sản xuất từ cải tạo
đất,gieo trồng…đến thu hoạch để nâng cao năng suất chất lượngvà số luợng sản
phẩm rau quả .
Dự kiến nhu cầu sẽ tăng theo các hướng sau:
- nhu cầu tiêu thụ rau quả tươi sẽ tăng nhanh, nhiều loại rau quả sẽ được giao
lưu giữa 2 miền Nam Bắc và các nước trên thế giới làm phong phú thị trường đặc
biệt người tiêu dùng sẽ ưu tiên dùng những loại rau quả an toàn, rau quả hữu cơ.
- Các loại nước giải khát từ quả thiên nhiên sẽ được tiêu thụ ngày càng nhiều
do có hương vị tự nhiên và có tác dụng bồi dưỡng sức khoẻ. Cần nâng cao sản
lượng, chất lượng và giá cả phù hợp để thay dần các đồ uống công nghiệp, sử
dụng hương liệu pha chế.
- Sự biến đổi đời sống xă hội theo hướng công nghiệp kéo theo sự tiêu dùng
các loại rau quả chế biến đóng hộp, đóng lọ ngày càng tăng.
2.2 Một số thị trường xuất khẩu tiềm năng
2.2.1 Dự báo thị trường rau quả thế giới
Theo dự báo của tổ chức nông lương thế giới (FAO) trong thời kỳ từ 2001
đến 2010 nhu cầu rau quả thế giới tăng nhanh vì tôc độ tăng dân số thê giới tăng
1,5%/năm, đến năm 2005 đạt 6,5 tỷ người, năm 2010 đạt 7 tỷ người tôc độ phat
triển kinh tế thế giới tăng 3-4%/năm, tốc độ phát triển thương mại tăng 6-7%/năm,
nhu cầu tiêu thụ rau quả 3,6%/năm, trong khi tốc độ tăng sản lượng rau quả chỉ đạt
2,8%/năm.

Trình dộ phát triển về dân trí và xă hội ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi cơ
cấu bữa ăn, người dân sẽ giảm tiêu dùng các loại thức ăn nhiều chất béo, chất tinh
bột mà tăng tiêu dùng các loại rau quả, rượu, bia và nước giải khát. Nhu cầu tiêu
dùng rau quả sạch, có chất lượng cao ngày càng tăng do đời sống của nhân dân các
nước không ngừng được cải thiện.
Trong những năm qua, số lượng rau quả nhập khẩu tăng bình quân 1,8%/năm.
Theo dự báo của FAO, với tốc độ này dến năm 2010 số lượng rau nhập khẩu toàn
thế giới sẽ đạt khoảng 1,7 triệu tấn. Các nước nhập khẩu chủ yếu là Pháp, Đức,
Canada khoảng trên 155 ngần tấn mỗi nước: Anh, Hoa kỳ, Bỉ, Hồng Kong,
Singapo khoảng trên 120 ngàn tấn mỗi nước: Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống
nhất và Belaruf khoảng 50 ngàn tấn mỗi nước.
Đến năm 2010 số lượng rau xuất khẩu trên thế giới khoảng 1,8 triệu tấn. Cac
nước xuất khẩu rau quả chủ yếu là: Trung Quóc 609 ngàn tấn: Hoa Kỳ trên 244
ngàn tấn; Italia và Hà Lan trên 140 ngàn tấn mỗi nước. Dự báo năm 2010 giá xuất
khẩu rau tươi (theo giá USD năm 2001) khoảng 526 USD/ tấn giá nhập khẩu rau
tươi khoảng 703 USD/tấn.
Dựa trên tốc độ tăng về nhu cầu xuất khẩu trái cây trong các năm gần đây, dự
báo các thị trường nhập khẩu trái cây nhiều nhất đến năm 2010 là :
- Chuối: theo nhận định của các nhà chuyên môn , thương mại chuối thế giới
trung bình tăng 1,5 % / năm trong thời kỳ 2001—2010 nhịp độ thương mại có
phần giảm xuống so với những thập kỷ trước do nhu cầu nhập khẩu của các nước
công nghiệp giảm. Dự đoán các nước công nghệ : Anh, Mỹ, Bỉ ,Nhật Bản , Đức và
Trung Quốc… vẫn sẽ là thị trường nhập chuối lớn, đến năm 2010 sẽ chiếm khoảng
81 % khối lượng nhập khẩu của thế giới, các nước Đông Âu, Nga và SNG sẽ tăng
nhanh hơn những năm qua, tỷ lệ nhập khẩu của các nước này trên thị trường trên
thế giới tăng nhanh hơn những năm qua, tỷ lệ nhập khẩu của các nước naỳ trên thị
trường thế giới tăng từ 2% năm 1998 lên 15% năm 2010. Nhập khẩu chuối của
Nga, các nước SNG và khu vực Đông Âu cũ sẽ tăng nhanh nhất , do những biến
động trong hệ thống kinh tế, nhập khẩu chuối cũng sẽ gia tăng ở các nước Trung
Đông và Trung Quốc . Xu thế nhập khẩu chuối của EU sẽ tiếp tục tăng trong thời

gian tới nhưng với tốc độ không cao như trước . Nhu cầu nhập khẩu chuối của Hoa
kỳ sẽ tiếp tục tăng tuy với nhịp độ thấp do mức tiêu dùng bình quân đầu người đã
cao ( khoảng 11,2kg/ người/ năm) và nhịp độ tăng dân số thấp ( 0,7%/năm) . Tóm
lại, nhập khẩu chuối trên thế giới sẽ tăng từ 7,9triệu tấn năm 1995 lên 10 triệu tấn
năm 2005, bình quân mỗi năm tăng 1,5% so với 2,3% của thập kỷ trước.
- Dứa: sản lượng dứa toàn thế giới là 11,5 triệu tấn . Tổng lượng dứa nhập khẩu
hàng năm trên thị trường thế giới dao động khoảng 700- 850 ngàn tấn với trị giá
450-500 triệu USD . Năm 1998 nước nhập khẩu dứa tươi chủ yếu la` : Hoa kỳ 253
ngàn tấn trị giá 103 triệu USD ; Pháp 140 ngàn tấn trị giá 95 triệu USD; Nhật Bản
100 ngàn tấn trị giá 45 triệu USD giá nhập khẩu bình quân 588 USD/ tấn .
- Xoài : sản lượng toàn thế giới là 19 triệu tấn. Tổng lượng xoài nhập khẩu hàng
năm trên thị trường thế giới là 351 ngàn tấn ( năm 1998) với trị giá tăng từ 405
triệu USD lên 445 triệu USD . Năm 1998 các thị trường nhập khẩu xoài tươi chủ
yếu là: Hoa Kỳ 197 ngàn tấn trị giá 147 triệu USD ; Hồng Kông 40 ngàn tấn trị giá
43 triệu USD ; Hà Lan 31 ngàn tấn trị giá 41 triệu USD … giá nhập khẩu bình
quân là 974 USD/ tấn.
- Dừa: năm 1998 tổng lượng dừa quả nhập khẩu trên thị trường thế giới khoảng
22 ngàn tấn với trị giá 82 triệu USD . Những nước nhập khẩu chủ yếu là : Trung
Quốc 85,5 ngàn tấn trị giá 22,9 triệu USD ; Hoa kỳ 23,4 ngàn tấn trị giá 10,6 triệu
USD ; Hồng kông 16,4 ngàn tấn trị giá 8,8 triệu USD ; Singapore 10,874 tấn trị
giá 1,9 triệu USD ; Hà Lan 8,502 tấn trị giá 3 triệu USD … giá xuất khẩu bình
quân trên thị trường thế giới là 291 triệu USD / tấn , giá nhập khẩu bình quân 370
USD / tấn .
- Dưa hấu: tổng lượng dưa hấu quả nhập khẩu hàng năm trên thế giới khoảng
1,3 – 1,6 triệu tấn , với trị giá khoảng 415-518 triệu USD . Năm 1998 , các nước
nhập khẩu chủ yếu là : Hoa Kỳ 220 ngàn tấn trị giá 62 triệu USD ; Đức 165 ngàn
tấn trị giá 70 triệu USD ; Canada 452 ngàn tấn trị giá 122 triệu USD ; Pháp , Ý ,
Côoet , Hồng Kông, Singapore và tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất , BaLan …
giá nhập khẩu bình quân trên thế giới 332 USD/ tấn , giá xuất khẩu bình quân 252
USD/ tấn .

- Do nhu cầu về các loại trái cây tăng ổn định phù hợp với khả năng sản xuất của
các nước sản xuất , việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thâm canh
trái cây giúp đạt năng suất cao nên giá trái cây hầu như không tăng đột biến trong
những năm tới

2.2.2 . Thị trường khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
. Đây là khu vực thị trường rất rộng lớn và gần Việt Nam . Nằm trong khu vực
này gồm một số nước phát triển và rất nhiều nước đang phát triển . Nhiều nước có
hàng rau quả xuất khẩu nhưng cũng nhiều nước có nhu cầu nhập khẩu rau quả .
2.2.2.1. Thị trường Trung Quốc
Trung Quốc là một thị trường lớn đông dân nhất1.273.111.290 (7/2001) và
nằm bên cạnh Việt Nam. Nhiều chuyên gia trên thế giới nhận xét về Trung Quốc
những năm gần đây cho rằng: với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay cao hơn
mức tăng trưởng bình quân trên thế giới, nền kinh tế Trung Quốc có thể trở thành
một nền kinh tế lớn nhất hành tinh,vượt cả Mĩ. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu
của Trung Quốc từ năm 1990-2000 đạt 15%/năm, nhanh gấp 2 lần mức tăng
trưởng xuất nhập khẩu bình quân thế giới (6,8%). Trung Quốc là một trong những
nước sản xuất rau quả hàng đầu thế giới, tổng sản lượng rau Trung Quốc cao gấp 4
lần so với Mĩ đạt khoảng 405tr tấn/năm chủ yếu là khoai tây, khoai lang, cải bắp,
dưa chuôt,cà tím, hành tỏi va rau diếp. Sản lưọng quả hàng năm đạt khoảng 62tr
tấn cao gấp đôi Mĩ, nhưng loại quả chính là táo( 21tr tấn) bưởi chùm( 8tr tấn)
chuối(4tr tấn) và nho (3tr tấn). Trung Quốc xuất khẩu rau và quả và sản xuất dưói
1% tổng sản lượng rau quả thế giới , sản lượng rau quả lại tăng nhanh nhưng rau
quả của Trung Quốc chủ yếu được tiêu thụ ở nội địa, theo dự đoán trong vòng 5
năm tới sản lượng rau quả Trung Quốc mới vượt nhu cầu trong nước. Mặt khác
ngành rau quả Trung Quốc cũng có một số một số yếu điểm, chẳng hạn như chỉ
một số ít loại rau quả được sản xuất trên quy mô lớn vì mục đích xuất khẩu, ngoài
ra cho đến nay ngành này vẫn chưa đưa ra một tiêu chuẩn nào về sản lượng, việc
marketing và đón gói chưa được chuẩn hoá, chất lượng sản phẩm còn chưa rõ
ràng. Chính vì vậy mà hiện nay Trung Quốc vẫn thường xuyên nhập khẩu rau quả

từ các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam-nước láng giềng của Trung Quốc .
Mức nhập khẩu rau quả của Trung Quốc trong các năm gần đây khoảng 300-
400tr USD/năm.Năm 2000,trong những mặt hàng nhập khẩu chính của Trung
Quốc thì 7,6% là mặt hàng hoa quả. Đây cũng chính là thị trường mà Việt Nam
xuất khẩu được nhiều rau quả nhất hiện nay, năm 1999 Việt Nam xuất khẩu được
35,7tr USD rau quả chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả, năm 2000 chỉ
riêng 10 tháng đầu năm đã xuất được 85,9tr USD chiếm 53,1% tổng kim ngạch
xuất khẩu rau quả của cả nước.
Hiện nay Trung Quốc đang nhập khẩu chủ yếu rau quả tươi và chế biến của
Việt Nam theo con đường biên mậu ( mậu dịch biên giới ) dọc theo 3 tỉnh có biên
giới chung với Việt Nam như Quảng Đông, Quảng Tây,Vân Nam. Tuy số lượng
nhập khẩu này còn ít, nhưng nếu mở rộng hình thức xuất nhập khẩu theo con
đường chính ngạch chắc chắn trao đổi buôn bán rau quả giữa hai nước sẽ tăng lên
nhanh chóng và ổn định hơn. Trong việc xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc
quan trọng là cách tiếp cận thị trường :
- Do vị trí địa lý thuận lợi, chi phí vận chuyển thấp, yêu cầu về quy cách, kiểm
dịch thực vật, thực phẩm không quá khắt khe, đối tượng tiêu dùng lại rất đa dạng,
nhiều mặt hàng không được chấp nhận ở các thị trường khó tinh có thể chuyển
hướng bán sang thị trường Trung Quốc bởi sự dễ tính của thị trườg này.Trướcmắt
chúng ta khai thác thế mạnh theo con đường biên mậu, sau đó xuất khẩu theo con
đường chính ngạch.
- Xây dựng các kho ngoại quan ( chủ yếu là các kho lạnh nhằm bảo quản hàng
hoá tránh hư hỏng ) ở các tỉnh biên giới Việt Nam –Trung Quốc để chủ động hơn
trong xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc .
- Tổ chức khai thác và cung cấp thông tin về thị trường (tiền thương mại ) và
các doanh nghiệp Trung Quốc kinh doanh mặt hàng rau quả đểcác doanh nghiệp
Việt Nam chon lựa đối tác thích hợp. Vì Trung Quốc là nước có kim ngạch xuất
khẩu rau quả gấp 10 lần nhập khẩu nên đây cũng là trở ngại và thách thức lớn đối
việc trao đổi buôn bán của các doanh nghiệp Việt Nam.
* Chính sách thuế và phi thuế của Trung Quốc

Trung Quốc áp dụng các mức thuế nhập khẩu tương đối cao và chính sách thuế
quan khá chặt chẽ. Thuế suất trung bình đối với rau khoảng 70%(thuế suất MFN
tương ứng là 13%), trừ một số mặt hàng như nấm, măng, hành khô hoạc sơ chế có
thuế suất cao hơn khoảng 80-90%(nhưng thuế suất MNF vẫn là 13%) các loại hạt
giống rau có thuấ suất MNF khoảng từ 0-8%, các loại đậu, lạc thuế MNF khoảng
30%, hiện nay Trung Quốc đã xoá bỏ thuế ưu đãi 50% cho thuế nhập khẩu và thuế
VAT cho hàng hoa quả nhập qua các cửa khẩu trừ cửa khẩu Lào Cai.
Về chính sách phi thuế, Trung Quốc đang áp dụng chủ yếu các hình thức hạn
ngạch hoặc chế độ đăng kí đặc định nhập khẩu. Trên thực tế chính sách phi thuế
của Trung Quốc hiện nay không cản trở lớn đến sự xâm nhập thị trường của các
nước mà cản trở lớn nhất vẫn là mức thuế nhập khẩu đối với rau quả còn cao.
Vì vậy chúng ta phải tận dụng các lợi thế, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và
các điều kiện pháp lý trên cơ sở các thông lệ quốc tế thì chắc chắn Trung Quốc sẽ
là một trong những thị trường chiến lược quan trọng của ta.
2.2.2.2- Thị trường Hông Kông.
Hồng Kông là một khu tự trị của Trung Quốc có nhu cầu tiêu dùng về rau quả
khá lớn.Nhu cầu tiêu dùng trực tiếp vào loại khá,nhưng quan trọng hơn đây là thị
trường trung gian để xuất khẩu tiếp sang các nước thứ ba.Những mặt hàng chủ yếu
được Hồng Kông nhập khẩu là: Bí xanh, dưa chuột tươi…Để đáp ứng được các
yêu cầu và tập quán buôn bán của các mặt hàng rau quả tại Hồng Kông, các nước
có hàng xuất khẩuphải chú ý ngay từ khâu sản xuất, phải thành lập các vùng
chuyên canh để đảm bảo chất lượng cao và sự ổn định, chấp nhận tập quán buôn
bán của các thương nhân Hồng Kông đang áp dụng với các đối tác gửi hàng
bán,chuyển trả tiền hàng trên cơ sở khấu trừ 8% hoa hồng và phần hư hỏng do
người gửi bán phải chịu. Năm 1999 Việt Nam xuất sang thị trường này khoảng
2,5triệu USD và năm 2000 là 3,2triệu USD rau quả. Hồng Kông không phải là thị
trường quá “khó tính” nhưng vì là khu tự trị thuộc Trung Quốc nên thị trường
nhập khẩu chính của Hồng Kông vẫn là Trung Quốc, việc trao đổi buôn bán giữa
Trung Quốc lục địa với đặc khu này rất thuận tiện. Đây là một thách thức đối với
các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Tuy nhiên các doanh nghiệp

Việt Nam vẫn có thể vươn tới thị trường này với những mặt hàng rau và gia vị
như: Bí xanh, ớt, gừng, tỏi, giềng, nghệ vì Hồng Kông là thị trường trung gian
nhiều hơn, mặt khác vị trí địa lý không quá cách xa. Cách thâm nhập vào thị
trường này là liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp Trung Quốc lục địa, các
doanh nghiệp Hồng Kông để tiến hành sản xuất,chế biến, bảo quản và tiêu thụ rau
tại Hồng Kông. Hơn nữa đây là thị trường tự do, không thuế quan , do đó sức
mạnh cạnh tranh là phương tiện chủ yếu để hàng hoá có thể xâm nhập và tiêu thụ
được trên thị trường này
.
2.2.2.3 Thị trường Nhật Bản
Đối với Việt Nam ,Nhật Bản vẫn là một thị trường chủ yếu.Mặc dù đây là một
thị trường “khó tính” đặc biệt là các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chất
lượng và mẫu mã, nhưng Việt Nam vẫn có thể xuất khẩu sang thị trường này các
sản phẩm: cải bắp,dưa chuột, khoai tây, đậu quả các loại, măng tây, măng ta, cà
chua, nấm,hạt tiêu, ớt, gừng,nghệ, tỏi. Hiện nay tuy Nhật Bản nhập rau của ta chưa
nhiều (năm 1999 là 9,31trUSD, 10 tháng đầu năm 2000 là 8,9tr USD và cả năm là
9,7tr USD nhưng đây vẫn là thị trường tiềm năng lớn của ta. Hàng năm Nhật Bản
tiêu dùng khoảng 16 triệu tấn rau quả ,nhập khẩu khoảng 602000 tấn chủ yếu từ
Mỹ, Austalia, Nam Phi, Thái Lan năm 1998 Nhật Bản nhập khẩu rau quả tươi tới
1298,6tr USD. Người Nhật Bản thích ăn rau quả trong nước sản xuất và giá
thường cao hơn từ 2-3 lần giá rau nhập khẩu.Vào những thời kì giáp hạt giá rau ở
Nhạt Bản rất cao. Dù vậy nếu biết khai thác triệt để các sản phẩm rau quả nhiệt đới
Việt Nam có thể đạt kim ngạch lên tới 100-150trUSD/năm, tương đương với số
lượng xuất khẩu của Thái Lan vào thị trường này.
Vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp làm nhiệm vụ xuất khẩu rau quả
của Việt Nam là cách tiếp cận thị trường “khó tính” này như thế nào. Điều mà các
doanh nghiệp cần quan tâm thực hiện là:
- Các doanh nghiệp Việt Nam phải mở rộng công tác tiếp thị, xúc tiến thương
mại để cho khách hàng Nhật Bản yên tâm với các sản phẩm rau quả của Việt Nam
đang lưu thông trên thị trường : đây là những sản phẩm đã qua công tác kiểm dịch

theo luật an toàn thực vật và vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản, vì thói quen ăn
uống của người Nhật Bản là ăn các sản phẩm rau quả tươi. Để tiếp cận thị trường
một cách toàn diện các doanh nghiệp Việt Nam nên mở các công ty con hoặc các
văn phòng đại diện tại Nhật Bản.
- Các doanh nghiệp khi muốn thâm nhập vào thị trường Nhật Bản cũng như các
thị trường khác cần nắm vững chính sách thuế và phi thuế. Đặc biệt với thị trường
Nhật Bản cần quan tâm nhiều đến luật an toàn thực phẩm vàvệ sinh thực phẩm.
- Khi các doanh nghiệp Việt Nam kí kết hợp đồng với các doanh nghiệp bán lẻ,
các siêu thị phải xây dựng mối quan hệ bạn hàng tốt đẹp. Các doanh nghiệp Việt
Nam nên cung ứng rau quả của mình cho các công ty xí nghiệp chế biến, vì các tổ
chức này quan tâm nhiều đến yếu tố giá thành, giá rẻ họ dễ chấp nhận hơn là
nguồn gốc suất xứ của các loại rau quả nhập khẩu này.
- Các doanh nghiệp phải nâng sức cạnh tranh của các sản phẩm chào bán bằng
cách nâng cao độ an toàn của rau quả: hạn chế sử dụng các chế phẩm hoá học
trong bảo vệ thực vật và bảo quản chế biến, nếu có, tất cả phải nằm dưới ngưỡng
cho phép. Điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý là nên lựa chọn thời
điểm giao hàng thích hợp, như rau quả trái vụ-giáp vụ rau quả của Nhật Bản. Lúc
này các sản phẩm sẽ có giá trị bán cao hơn rât nhiều.
- Một hình thức có tính khả thi cao là các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm các
đối tác của Nhật Bản để tiến hành sản xuất, bảo quản, chế biến từ hạt giống và các
quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản theo các công nghệ của Nhật Bản để phù
hợp vốithí quen, tập quán ăn uống của người Nhật Bản .
- Một điều quan trọng không thể bỏ qua đó là khâu bao bì đóng gói sản phẩm.
Các doanh nghiệp khi xuất sang Nhật Bản cần đóng gói sản phẩm của mình với
cùng một kích thước, chất liệu và kiểu dáng bao bì giống nhau. Bộ nông lâm ngư
nghiệp Nhật Bản đã đưa ra tiêu chuẩn 26 mặt hàng để việc phân phối hàng hoácó
hiệu quả. Khi xếp hàng vào bao bì không nên để có khoảng trống, tránh sự va
chạm trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ làm hư hỏng sản phẩm.
* Chính sách thuế và phi thuế quan
Hệ thống thuế quan của Nhật Bản tương đối phức tạp bao gồm nhiều loại

thuế suất khác nhau. Thuế MNF của Nhật Bản thường thương cao hơn thuế phổ
thông 3-5%,thuế GSP khá thấp thường dưới 5%hoạc khôngcó nhưng chỉ áp dụng
với một số ít mặt hàng.Nhật Bản áp dụng thuế MNF nhập khẩu bình quân đối với
rau quả từ 5-20%. Hệ thống phi thuế quan của Nhật Bản cũng rất chặt chẽ, chủ
yếu là các quy định về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh kiểm dịch. Đối với mặt
hàng rau, quả được áp dụng theo các biện pháp sau:
- Giấy phép và hạn ngạch nhập khẩu: những mặt hàng nhập khẩu theo hạn
ngạch nếu đáp ứng được các yêu cầu cần thiết sẽ được cấp giấy hạn ngạch có giá
trị trong vòng 4 tháng. Ngoài ra, khi nhập khẩu phải xin thêm giấy phép nhập khẩu
tại một ngân hàng ngoại thương được chỉ định.
- Hàng rau quả muốn nhập khẩu vào Nhật Bản phải được cấp giấy chứng nhận
chất lượng theo các tiêu chuẩn của hệ thống JAS và cứng nhận của cơ quan về bảo
vệ sinh thái(Ecomark). Các giấy chứng nhận này phải do các phòng thí nghiệm
của Nhật Bản cấp hoặc nếu cơ quan kiểm định nước khác cấp thì phải tuân thủ các
quy trình kiểm định sản phẩm của Nhật Bản. Những thủ tục giấy phép này nhìn
chung thường tốn kém và mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến thời hạn giao hàng.
- Rau quả tươi sống vào thị trường Nhật Bản còn phải tuân thủ luật Bảo vệ
cây trồng và luật Vệ sinh thực phẩm.Thời gian làm thủ tục nhập khẩu các hàng rau
quả tươi sống thường lâu dài và không rõ ràng. Theo đánh giá của nhiều chuyên
gia, các tiêu chuẩn của Nhật Bản về độ phân giải thuốc trừ sâu trong rau quả tươi,
phụ gia thực phẩm,dư lượng thuốc trừ sâu… thường rất cao, thậm chí cao hơn cả
EU, Hoa Kì và các tiêu chuẩn quốc tế.

2.2.2.4 Thị trường Đài Loan.
Đài Loan là thị trường nhiều tiềm năng với thị hiếu đa dạng,không đòi hỏi
cao về chất lượng và là thị trường trung gian cho rất nhiều loại sản phẩm trước khi
chuyển sang nước thứ ba như thị trường châu Âu, Mĩ, Đông Á.Tuy nhiên Đài
Loan không phải là thị trường dễ thâm nhập do vùng lãnh thổ này chủ trương duy
trì các tập quán thị trường trong nước và buôn bán với các bạn hàng truyền
thống.Mặt khác Đài Loan chủ yếu áp dụng hạn ngạch và giấy phép, nước này

thưcj hiện chính sách phân biệt trong nhập khẩu, từ nhập khẩu từ một số nước nhất
định. Điểm khó trong chính sách phi thuế của Đài Loan là các biện pháp hạn chế
chỉ được quy định một cách chung chung mà không chi tiết hoá từng mặt hàng cụ
thể như nhiều nước khác dẫn đến sự không minh bạch khi áp dụng. Tuy vậy trong
thời gian tới Đài Loan vẫn là một trong những thị trường chính của Việt Nam. Mặt
hàng rau gồm: Cải bắp, dưa chuột,khoai tây, đậu quả các loại, cà rốt, măng tây,
măng ta,cà chua,nấm. Nhóm gia vị gồm: hạt tiêu, gừng, ớt, nghệ, giềng, tỏi. Lượng
rau quả của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này thời gian qua cũng khá cao,
năm 1999 là 11,9tr USD; 10 tháng đầu năm 2000 là 15,57tr USD.
Để thâm nhập và đi sâu mở rộng thị trường này :
- Các doanh nghiệp Việt Nam cần liên doanh với các doanh nghiệp nhập khẩu
Đài Loan để tiến hành sản xuất bảo quản chế biến và tiêu thụ trên thị trường Đài
Loan .
- Các tuỳ viên thương mại, các cơ quan nghiên cứu về thị trường như phòng
thương mại và công nghiệp Việt Nam cần cung cấp các thông tin về thị trường, về
các doanh nghiệp nhập khẩu rau quả của Đài Loan để các doanh nghiệp Việt Nam
nghiên cứu,chọn lựa các đối tác phù hợp với mình để tiến hành kinh doanh.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm
quốc tế tại Đài Loan, nghiên cứu kỹ nhu cầu thị hiếu và văn hoá ảm thực của họ để
kinh doanh đúng hướng. Nhanh chóng tiếp cận, mở rộng công tác tiếp thị xúc tiến
thương mại và tìm đối tác kiên doanh, liên kết.
2.2.2.5- Thị trường khối ASEAN.
Việt Nam là thành viên của khối này, nhất là hiện nay khi hiệp định AFTA có
hiệu lực vào năm 2006 việc mở rộng quan hệ buôn bán giữa các nước thành viên
sẽ rất thuận lợi. Mỗi nước trong khối đều có thể phát huy được các lợi thế của
mình để thúc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường của nhau.
Những năm qua các nước thuộc khối ASEAN nhập khá lớn rau quả của Việt
Nam. Cơ cấu chủng loại rau quả nhập của các nước thuộc khối này có nhiều điểm
tương đồng, tuy vậy cũng có những điểm khác nhau nhất định về chủng loại, chất
lượng, giá cả, thời vụ thu hoạch… nên vẫn có thể khai thác thị trường của nhau.

Thị trường này sẽ còn mở rộng hơn đối với Việt Nam khi hiệp định AFTA có hiệu
lực, có thể tăng kim ngạch xuất khẩu lên gấp đôi trong những năm tới nếu chúng
ta làm tốt công tác tiếp thị và xúc tiến thương mại.
2.2.2.5.1Thị trường Singapore
Trong khối thị trường ASEAN , thị trường có ý nghĩa quan trọng nhất đối với
rau quả Việt Nam là thị trường Singapore. Đây là quốc đảo ít dân nhưng có lợi thế
to lớn về điều kiện tự nhiên là nơi ra vào của thuyền bè thế giới, bốc xếp, lưu
chuyển hàng hoá ra thế giới vì vậy mà Singapore từ lâu luôn là địa bàn xuât-nhập
khẩu trung chuyển hàng hoá quan trọng của Việt Nam.
* Đặc điểm thị trường:
Hàng năm Singapore nhập 1,2-1,35 triệu tấn rau, quả các loại với giá trị
khoảng550-600 triệu USD.Trong đó rau quả tươi chiếm khoảng 80%, rau quả khô
và chế biến chiếm khoảng 20%.Hàng năm sản xuất trong nưóa chỉ đáp ứng được
khoảng 15000-18000 tấn rau quả. Nhu cầu của người dân Singapre về chất lượng
rau quả nhập khẩu rất cao với tập quán tiêu dùng rau quả tươi là chủ yếu. Đối với
rau quả chế biến, sínapore nhập khẩu chủ yếu từ các nước có nền công nghiệp
thực phẩm phát triển cao như Tây ÂU, Mĩ với chất lượng tin cậy và đảm bảo vệ
sinh công nghiệp.
Singapore là thị trường có dung lượng trung bình, nguồn cung cấp rau quả
tươi, khô và chế biến chủ yếu là nguồn nhập khẩu, mức tiêu dùng bình quân đầu
người khá cao: 175-185 kg/năm.
Những năm qua nhu cầu tiêu thu jcác sản phẩm có nguồn gốc rau quả của
người dân Singapore tăng lên nhanh chóng : năm 1997 mức tiêu dùng rau tươi là
72,8 kg/người và tăng lên 78kg/người vào năm 1999.Ngoài ra, một phần quan
trọng làm nguyên liệu cho các xí nghiệp chế biến thực phẩm, nước giải khát phục
vụ tiêu dùng nội địa và một phần để tái xuất khẩu.
Nhập khẩu rau quả của Singapore không chỉ để phục vụ cho 4 triệu dân trong
nước mà còn đáp ứng cho khoảng 10 triệu lượt khach du lịch/năm và trên 120000
lượt tàu thuyền/năm qua lại các cảng của Singapore và cho cả những mục đích
khác.

×