Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng con người việt nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.53 KB, 32 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Con người là vấn đề cần quan tâm của mọi ngành khoa học, bất cứ thời kì
phát triển nào cũng hướng về con người và quay trở lại con người. Việc giải quyết
nội dung xung quanh vấn đề con người là tiêu chí phân biệt tính chất tiến bộ hay
không tiến bộ của quá trình phát triển kinh tế. Môn khoa học kinh tế chính trị
nghiên cứu con người như một yếu tố hệ thống vì con người vừa mang tính tự
nhiên, vừa mang tính xã hội và nhân văn, vừa là chủ thể vừa là khách thể của quá
trình lịch sử.
Theo học thuyết của Mác đã khẳng định vai trò cải tạo thế giới, sứ mệnh lịch
sử của con người. Trong tư tưởng khoa học và cách mạng ấy, con người vừa là mục
tiêu vừa là động lực phát triển của lịch sử. Bản chất nhân đạo mục tiêu cao cả,
thước đo nhân văn của sự phát triển và xã hội là phát triển vì con người. C.Mac còn
khẳng định rằng để có một nền kinh tế phát triển cao - một nền văn hoá tiên tiến -
một nền kỹ thuật hiện đại - một nền giáo dục phát triển cần phải có con người phát
triển toàn diện. Việc tạo ra những thành tựu kinh tế xã hội đó không những là điều
kiện để làm tăng thêm nền sản xuất xã hội, mà còn là điều kiện duy nhất để tạo ra
những con người phát triển toàn diện.
Trên bình diện thực tiễn, nhờ những thành tựu đạt được trong quá trình đổi
mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đang bước vào giai đọan đẩy mạnh
công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhằm đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu
trở thành một nước công nghiệp hiện đại có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu
kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với tính chất và trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất.
Để tiếp tục đổi mới, thực hiện thắng lợi công ngiệp hóa hiện đại hoá tại đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, thứ IX Đảng ta đã coi vấn đề chiến lược phát
triển con người Việt Nam được đặt lên quan tâm hàng đầu và cơ bản trong sự
nghiệp xây dựng CNXH. Thật vậy chỉ có những con người có phẩm chất mới trở
1
thành nguồn lực đáp ứng nhu cầu của quá trình xây dựng công nghiệp hoá hiện đại
hoá. Muốn vậy thì tăng trưởng kinh tế phải gắn với cải thiện đời sống nhân dân,
nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và đồng bộ kết hợp với


đào tạo kiến thức, nghề nghiệp đạo đức nhằm hình thành một lực lượng giỏi về
chuyên môn, nghiệp vụ có tác phong công nghiệp, năng suất, chất lượng, hiệu quả
cao, có ý thức phấn dấu vì sự phồn vinh của tổ quốc.
Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà vấn đề xây dựng con người Việt nam
hiên đại, phát triển toàn diện để phát huy vai trò của họ trong sự nghiệp công
nghiệp hoá hiện đại hoá vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn cả về phương diện nhận
thức lẫn tổ chức thực tiễn. Nếu không khắc phục được nhưng khó khăn đó thì sự
nghiệp công nghiệp hoá sẽ khó đi tới đích.
Để góp phần giải quyết vấn đề nêu trên trong khuôn khổ có hạn em xin nêu
ra một số thưc trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng và đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệo hoá hiện đại hoá đất nước ta.
Kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự nhận
xét giúp đỡ của thầy giáo.
Em xin chân thành cảm ơn thầy!
2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
PHẦN I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN

I. Quan điểm về công nghiệp hóa hiện đại hóa
Trước đây chúng ta cho rằng công nghiêp hoá (CNH) là quá trình trang bị kỹ
thuật hiện đại cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thay thế lao động thủ công bằng
lao động cơ khí hoá, biến một nước kén phát triển thanh một nước có cơ cấu công
nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Theo quan niệm của liên hợp quốc, CNH là một quá trình phát triển kinh tế
trong đó một bộ phận nguồn lực quốc gia ngày càng lớn được huy động để xây
dựng cơ cấu kinh tế nhiều nghành công nghiệp hiện đại để chế tạo ra tư liệu sản
xuất, hàng tiêu dùng, có khả năng đảm bảo một nhịp đọ tăn trưởng cao trong toàn
bộ nền kinh tế và đảm bảo nền kinh tế xã hội.
Các quan niệm nói trên dù cách diễn đạt có thể khác nhau nhưng đều có

nhưng nội dung chung đó là: kỹ thuật, công nghệ hiện đại, cơ cấu kinh tế theo
hướng hiện đại, nền kinh tế đạt trình độ phát triển.
Kết hợp quan điểm truyền thống với quan điểm hiện đại và vận dụng vào
đièu kiện cụ thể của Việt Nam, Hội ngị lần thứ VII ban chấp hành Trung Ương
Đảng khoá VII đã đưa ra quan điểm mới về công nghiêp hoá hiện đại hoá (CNH-
HĐH) và đây cũng là quan điểm được sử sung một cách phổ biến ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay. Theo tư tương này CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản
toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ
sử dụng lao động thủ công là chính sách sử dụng một cách phổ biến sức lao động
cùng với công nghệ phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát
triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nnghệ tạo ra năng suất lao động
xã hội cao.
3

Quan điểm này về cơ bản, đã phản ánh được phạm vi rộng lớn của quá trình
CNH-HĐH, chỉ ra được cái cốt lõi của sự nghiệp cách mạng này,gắn được CNH
với HĐH xác định được vai trò của công nghệ và khoa học - công nghệ trong giai
đoạn hiện nay .
“Hiện đại hoá” với đúng nghĩa của nó là làm cho một cái gì đó mang tinhd
chất của thời đại ngày nay. Hhiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là làm cho kỹ thuật
và công nghệ sản xuất cũng như cơ cấu kinh tế kỹ thuật được hiện đại hoá. Như
vậy HĐH là khái niệm có phạm vi rộng lớn, là quá trình cải biến xã hội cổ truyền
thành một xã hội hiện đại, có trình độ văn minh cao hơn,thể hiện không chỉ ở nền
kinh tế phát triển với nhịp độ tăng tổng ssản phẩm tính theo đầu người, mà còn ở
đời sống chính trị, văn hoá, tinh thần của xã hội.
Cuộc cách mạng khoa hoc và công nghệ hiện đại, có trình độ văn minh cao
hơn, thể hiện không chỉ ở nền kinh tế phát triển với nhịp độ tổng sản phẩm tính
theo đầu người, mà còn ở đời sống chính trị, văn hoá, tinh thần của xã hội .
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang đưa tới sự thay đổi
triệt để về chất trong kỹ thuật và công nghệ hiện đại đang đưa tới sự thay đổi triệt

để về chất tring kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Bởi vây quá trình công nghiệp hoá
ở nước ta có đặc điểm khác với quá trình CNH ở các nước đi trước. Một rất rõ ràng
là chuúng ta không thể thực hiện xong xuôi quá trình CNH với nội dung căn bản
ciư khí hoá các ngành sản xuất của nền kinh tế quốc dân rồi mới tiến hành hiện đại
hoá. Vả lại khi thực hiện cơ khí hoá cũng không thể sử dụng máy móc thiết bị lạc
hậu như sản xuất trước đây, mà phải sử dung kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên
tiến hiện nay. Với ý nghĩa đó CNH trong điều kiện hiện nay đã bao hàm những nội
dung của HĐH - CNH phải đi liền với HĐH.
II. Tại sao nước ta phải tiến hành CNH – HĐH
Mỗi một phương thức sản xuất có một cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng. Cơ
sơ vật chất kỹ thuật của một phương thưc sản xuất là hệ thống các yếu tố vật chất
4
của lực lượng sản xuất xã hội, phù hợp với trình độ kỹ thuật tương ứng mà lực
lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã
hội.
Về mặt logic, chủ nghĩa xã hội (CNXH) là giai đoạn đầu của một phương
thức mới cao hơn chủ nghĩa tư bản (CNTB) vì vậy nó đòi hỏi phải có một cơ sở vật
chất kỹ thuật mới cao hơn CNTB, tức là cơ sở vật chất kỹ thuật đó không chỉ là nền
đại công nghiệp cơ khí mà CNTB đã đạt được vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ
XIX. Cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH đòi hỏi phải hội tụ đủ yếu tố hiện đại của
cách mạng khoa học và công nghệ, yếu tố cơ cấu của một lực lựơng sản xuất ở
trình độ cao, yếu tố cơ cấu của một lực lượng sản xuất ở trình độ cao, yếu tố kế
hoạch để khắc phục cho tính vô chính phủ của nền kinh tế TBCN. Do vậy, có thể
hiểu cơ sở vật chất của CNXH sẽ là nền sản xuất lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế
hợp lý, có trình độ và xã hội hoá cao, dựa trên trình độ khoa học công nghệ hiện
đại, được hình thành có kế hoạch và thống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Tất cả các nước khi bước vào thời kì quá độ lên CNXH đều phải xây dựng cơ sở
vật chất cho CNXH. Đây là một quy luật kinh tế mang tính phổ biến, xuất phát từ
yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất. Nhưng chúng ta biết có hai loại quá độ lên CNXH:

quá độ tuần tự và quá độ tiến thẳng.
Những nước quá độ trình tự hay còn gọi là những nước quá độ từ CNTB lên
CNXH, mặc dù chưa có được cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH nhưng ít ra cũng
có những tiền đề vật chất là nền đại công nghiệp cơ khí do CNTB để lại. Vì vậy để
xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH những nước này chỉ cần tiếp tục đẩy
mạnh cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ, ứng dụng nó vào sản xuất,
tiến hành cuộc cách mạng XHCN về quan hệ sản xuất, phân bố và phát triển sản
xuất một cách đồng đều trong cả nước. Thực chất của quá trình này là biến những
tiền đề vật chất do CNTB để lại thành cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH ở trình độ
cao hơn. Những nước quá độ tiến thẳng lên CNXH bỏ qua CNTB như nước ta, sự
5
nghiệp xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH được thực hiện bằng con đường
CNH- HĐH
Như vậy, CNH- HĐH là một yếu tố khách quan. Mặt khác, nước ta đi lên
CNXH không qua giai đoạn phát triển TBCN nên thiếu đi cái “ cốt vật chất” của
một nền kinh tế phát triển, điểm xuất phát thấp, thực trạng kinh tế được biểu hiện ở
các mặt như : cơ cấu hạ tầng và xã hội kém, trình độ cơ sở vật chất và công nghệ
lạc hậu, kém khả năng cạnh tranh, sảnxuất phân tán, nhỏ lẻ, kĩ thuật thủ công mạng
nặng tính bảo thủ, phân công lao động chưa sâu sắc… Vì vậy, CNH- HĐH sẽ có
tác dụng khắc phục những yếu kém đó.
Trên phạm vi toàn thế giới, trong khu vực và ở nước ta hiện nay, CNH- HĐH
được xác định là giai đoạn phát triể tất yếu mà mỗi quốc gia sớm muộn cũng đều
phải trải qua, là hiện tượng có tính quy luật phổ biến trong tiến trình vận động và
phát triển của các nước , nhất là đối với các quốc gia đang phát triển muốn vươn
lên thanh những nước có trình độ phát triển cao. Vấn đề đặt ra đối vớí các nước này
là thực hiện CNH-HĐH như thế nào để có hiệu quả nhất, với thời gian ngắn nhất và
rút ngắn được khoảng cách so với cá nước phát triển.
III. Mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Tiến hành CNH-HĐH từ một nước kinh tế nông ngiệp lạc hậu, thu nhập
quốc dân tính theo đầu người còn rất thấp, trên 76% dân cư sống ở nông thôn với

ngồn sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, cơ cấu kinh tế lạc hậu nghiêng về sản
xuất nông nghiệp và công nghiệp truyền thống, tỷ lệ tích luỹ nội bộ thấp, lượng vốn
đầu tư trên đầu người còn thấp hơn. Trình độ công nghệ so với các nền kinh tế phát
triển còn khác biệt lớn. Cho nên tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá là giai
đoạn phát triển tất yếu mà mỗi quốc gia sớm muộn phải trải qua. Vấn đề đặt ra với
các nước náy là thực hiện thế nào để có hiệu quả nhất, với thời gian ngắn nhất rút
ngắn được khoảng cách so với các nước phát triển.
Có thể khái quát mục tiêu cơ bản của quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH ở
nước ta như sau:
6
+ Thứ nhất, phấn đấu trong vòng 15-20 năm tới, xây dựng nước ta trở thành
một nước công nghiệp, kinh tế mạnh, tăng trưởng nhanh và bền vững, tăng nhanh
tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, sao cho nó có thể chiếm 90% GDP- một cơ cấu
kinh tế mà các nước phát triển đạt được.
+ Thứ hai, xây dựng con người Việt Nam hiện đại, mà trước hết là đội ngũ
những người lao động có kỹ thuật, kỷ luật, có kỹ năng lao động thuần thục; trong
đó, cần phải nhanh chóng tạo ra một lực lượng trí thức đông về số lượng, mạnh về
chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đủ sức giải quyết những vấn đề đặt ra về sự phát
triển xã hội, thực hiện thành công sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH. Không ngừng
nâng cao năng suất lao động, tăng hàm lượng chất xám trong một đơn vị sản phẩm;
làm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua quan hệ đối ngoại và xuất khẩu.
+ Thứ ba, trên cơ sở xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ phấn đấu xây dựng
một nền dân chủ XHCN, tạo điều kiện cho mỗi công dân, mỗi tập thể đều được
bình đẳng đóng góp tài năng vào việc phát triển đất nước và hưởng thụ những giá
trị tương xứng với công sức của họ.
+ Thứ tư, trên cơ sở phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao lĩnh vực
dịch vụ, chúng ta cần nỗ lực xây dựng một xã hội hiện đại, năng động, có khả năng
“ tự đề kháng, tự điều tiết và tự phát triển”, “ tự thích nghi” để rồi vượt qua thử
thách, nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, từng bước phát triển kinh
tế tri thức, đủ sức cạnh tranh, xây dựng một xã hội hiện đại với một nền văn hoá

tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc- một nền văn minh cao thể hiện trên tất cả các lĩnh
vực, nâng cao trình độ dân trí, trình độ khoa học- công nghệ cho tất cả mọi tầng lớp
nhân dân; làm cho họ có lối sống, mức sống và khả năng hoạt động văn hoá và văn
minh của thời đại. Chúng ta không thể xây dựng thành công CNXH trên một nền
kinh tế nghèo nàn lạc hậu và cũng sẽ không thể có được một xã hội tốt đẹp, nếu
nhân dân ta chưa có được cuộc sống ấm no hạnh phúc và có trình độ văn hoá cao,
tay nghề vững, trình độ dân trí chưa cao.
7
IV. Những lý luận về con người và bản chất con người
Ngày nay chúng ta đều nhận thức được rằng con người là chủ thể của xã hội
Nói đến xã hội loài người ta hiểu đó là sản phẩm riêng có của con người
trong sự gắn kết của cộng đồng, trong những mối quan hệ đa dạng của họ. Xã hội
loài người là một kết cấu phức tạp, bao gồm những mối quan hệ đa dạng của con
người. Bản thân con người không chỉ là sản phẩm cao nhất trong sự phát triển lâu
dài của tự nhiên, mà còn là một thực thể xã hội phức tạp. Có thể nói rằng trong suốt
quá trình phát triển lâu dài của lịch sử tư tưởng nhân loại, con người bao giờ cũng
là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra
một định nghĩa rất độc đáo về con người: “Chữ người, nghiã hẹp là gia đình, anh
em, họ hàng, bầu bạn .Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người”.
Như vây Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đặt con người, mỗi cá nhân con người
trong mối quan hệ ba chiều: quan hệ với cộng đồng nhất định, trong đó mỗi người
là một thành viên; quan hệ với một chế độ xã hội nhất định, trong đó con người
được làm chủ hay bị áp bức, bóc lột; quan hệ với tự nhiên, mà con người là một bộ
phận không tách rời, nhưng lại luôn luôn “người hoá” tự nhiên trong những cộng
đồng xã hội nhất định bị quy định bởi những chế độ xã hội nhất định. Điều đó hoàn
toàn phù hợp với quan điểm về con người : “Con người không phải là một cái trừu
tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt . Trong tính hiện thực của nó, bản chất con
người là tổng những quan hệ xã hội”. Các quan hệ xã hội có nhiều loại, trong đó
quan hệ sản xuất đóng vai trò chi phối, quyết định các quan hệ xã hội khác, vì nó
xác định con người thuộc các giai tầng xã hội khác nhau.Vì vậy, nói đến bản chất

con người trong xã hội có giai cấp trước hết phải nói đến tính giai cấp của nó.
Nhưng bản chất không phải chỉ do quan hệ sản xuất tạo ra, cũng không thể quy bản
chất con người vào tính giai cấp của nó. Nếu quan hệ sản xuất thể hiện bản chất
tầng một của con người thì các quan hệ xã hội khác thể hiện bản chất tầng hai của
con người lại được thông qua bản chất tầng một, tạo nên những khác biệt giữa con
người với con người .
8
Để tìm ra những bản chất đích thực của con người, nhận thức đúng đời sống
hiện thực của con người, Các Mác khẳng định, cần phải nghiên cứu cụ thể đời sống
sinh hoạt hiện thực của con người. Do vậy vói các ông nhiệm vụ nhận thức của con
người cần phải được tiến hành trên cơ sở của quan niệm duy vật về lịch sử.
Dõi theo quá trình hình thành quan niệm về con người của các nhà sáng lập
chủ nghĩa Mác, chúng ta thấy chỉ khi đã ý thức một cách rõ ràng lịch sử nhân loại
là sự cải biến không ngừng “bản tính con người”rằng bản tính nội tại của con
người” bao giờ cũng là sản phẩm của lịch sử. Với cách đặt vấn đè như vậy, các ông
đã mang lại cho học thuyết về con người của mình moọt điểm mới về cơ bản :
Một là: con người là điểm xuất phát và sự giải phóng con người là mục tiêu
cao nhất mà nhất mà nhân loại cần đạt tới.
Hai là: Con người không phải là một tồn tại trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở
ngoài thế giới. Con người chính là thế giới những con người, là Nhà nước, là xã
hội.
Ba là: Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá
nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hoà những
quan hệ xã hội.
Những luận điểm trên đây là những luận điểm nổi tiếng, tiêu biểu nhất của
triết học Mác – Lênin về bản chất con người. Các Mác đã phê phán quan điểm duy
tâm khách quan của Hêghen về con người, khi Hêghen coi con người là hiện thân
của “ý niệm tuyệt đối”, nhận rõ tính chất siêu hình tring quan niệm của Phoiơbăc,
khi đồng nhất tính sinh học vào bản chất con người, tách con người ra khỏi đời
sống xã hội, hoa ftan bản chất con người vào bản chất tôn giáo, và do đó không

thấy hoạt động đích thực của con người là hoạt động thực tiễn.
Các Mác cho rằng bản thân con người bắt đầu từ sự phân biệt với súc vật
ngay khi con người bắt đàu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình. Để tồn
tại, con vật cũng kiếm sống, nhưng cách thức kiếm sống của chúng khác hẳn với
hoạt động sản xuất của người. Con vật chỉ sản xuất cái mà bản thân nó hoặc con nó
9
trực tiếp cần đến một cách phiến diện, trong khi con người sản xuất một cách toàn
diện, con vật sản xuất vì bị chi phối thể xcs trực tiếp còn con người sản xuất ngay
cả khi không bị nhu cầu đó ràng buộc. Con người bằng hoạt động lao động của
mình đã làm biến đổi bản chất tự nhiên và tạo ra bản chât xã hội của chính mình.
Con người không chỉ sống trương môi trường tự nhiên, mà còn sống trong môi
trường xã hội, nên tự nhiên và xã hội trong mỗi con người gắn bó khăng khít với
nhau. Yếu tố sinh học trong mỗi con ngưòi không chỉ tồn tại bên cạnh yếu tố xã
hội, mà chúng hoà quyện vào nhau và tồn tại trong yếu tố xã hội. Bản tính tự nhiên
con người được chuyển vào bản tính xã hội của con người và được cải biến ở trong
đó.
Theo quan điểm của triết học Mac-Lenin, hoạt động lao động sản xuất, hoạt
động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và thông qua những hoạt động này con người
cải tạo chính bản thân mình, làm cho con người ngày càng hoàn thiện. Chính những
hoạt động này chứ không phải là cái gì khác đã làm biến đổi mặt sinh học của con
người và làm cho chó mang tính người- tính xã hội. Con người là sản phẩm của sự
phát triển cao nhất của tự nhiên, con người gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, tự nhiên là
thân thể vô cơ của con người, và bằng hoạt động thực tiễn của mình, nhất là hoạt
động sản xuất con người đã biến thuộc tính tự nhiên của mình thành bản chất xã
hội. Chỉ trong xã hội, con người mới thể hiện bản chất của mình. Tự nhiên xã hội
thống nhất với nhau trong bản chất con người. Con người là một tổng thể tồn tại
bao gồm cả hai mặt tự nhiên và xã hội. Bằng hoạt động thực tiễn, con người hình
thành nên những phẩm chất đặc thù của nó, những phẩm chất mà không một loài
vật nào có được - phẩm chất xã hội. Từ đó ông cho rằng bản chất đặc thù của con
người là phẩm chất xã hội. Con người không phải là cái gì trừu tượng, mà là sản

phẩm của tự nhiên, của xã hội mang tính lịch sử cụ thể. Con người - đó là con
người hiện thực, con người cụ thể, cảm tính. Bản chất của con người được thể hiện
ra, tồn tại và phát triển trong lao động và sản xuất, trong hoạt động chinh phục tự
10
nhiên và đáu tranh giai cấp, cải tạo xã hội của con người do những mối quan hệ của
con người quy định.
Có thể nói rằng các ông đã thể hiện một cách nhìn mới, cách nhìn biện
chứng, khoa học về bản chất con người tạo nên một bước ngoặt mang tính cách
mạng trong lĩnh vực tư tưởng về con người. Cũng chính từ điều này mà chúng ta
hiểu được tại sao lại đặc biệt coi trọng vấn đề cải tạo con người cũ xây dựng con
người mới khi thực hiện công cuộc CNH-HĐH. Tính tất yêú đó là chính đáng bởi:
- Con người chủ thể sáng tạo của lịch sử.
- Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của quá trình đẩy mạnh CNH-
HĐH.
- Con người là mục tiêu & động lực đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH.
Con người có vai trò quyết định trong các nhân tố của sự phát triển đất nước
do năng lực sáng tao của bản thân nó - năng lực trí tuệ. Tất cả những gì thúc đẩy
con người hành động đều phải thông qua đầu óc của họ. Sức mạnh trí tuệ biểu hiện
ở trình độ phát triển khoa học - công nghệ. Cho nên nhân tố con người phải đặt
trong bối cảnh của thời đại khoa hoc công nghệ.

11
PHẦN II
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NGUỒN NHÂN LỰC VIỆTNAM
I. Thực trạng nguồn lực Việt Nam
1. Những vấn đề còn bất cập về nguồn nhân lực nước ta
Tài nguyên thiên nhiên, tiền vốn, nhân lực là những nguồn vật chất nội tại,
cơ bản cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Ngày nay, lợi thế so sánh của sự phát
triển nhanh chóng đang chuyển dần tố giàu tài nguyên, tiền vốn, giá nhân công rẻ
mạt sang lợi thế về trình dộ trí tuệ tri thức cao của con người. Chất xám trở thành

nguồn vốn và qúy giá là nhân tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển của mỗi
quốc gia. Sự giàu có về tri thức là thước đo trình độ phát triển giữa các nước.
Việt Nam là một trong những nước đông dân. Dân số trẻ, số người trong độ
tuổi 16 – 34 chiếm 60% trong tổng số 35,9 triêu người lao động, nguồn bổ sung
hàng năm là 3%- tức là khoảng 1,24 triệu người. Tỷ lệ người lớn biết chữ khá cao
88%, số năm đi học mỗi người dân là 5 năm, trình độ dân trí được xếp vào loại
trung bình khá trong khu vực.
Người Việt Nam có truyền thống cần cù, thông minh ham học hỏi, cầu tiến
bộ, có ý chí và tinh thần tự lực tự cường dân tộc, phát triển khá về thể lực trí ực có
tính cơ động cao, có thể tiếp thu nhanh kiến thức khoa học công nghệ hiện đại. Có
thể nói đây là mọt trong những lợi thế so sánh của ta trong quá trình hội nhập.
Nguồn nhân lực Việt Nam rất dồi dào, nhưng mới sử dụng hết 50% tiềm lực.
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị năm 1997 là 6,01% ở một số thành phố lớn tỷ lệ thất
nhiệp từ 7-8%; 27,65% lao động nông htôn thiếu việc làm. Trong đội ngũ thất
nghiệp 80% lại là thanh niên mà phần lớn chưa được đào tạo nghề. Tỷ lệ cán bộ có
trinhf dộ cao đẳng, đạihọc trở lên là 2,3% lực lượng lao động. Cơ cấu lao động ở
nước ta khá bất hợp lý: tỷ lệ lao động đã được đào tạo năm 97 là 16% trong đó tỷ lệ
lao động kỹ thuật trong tổng lượng lao động của kinh tế quốc dân là 45,6%, kinh tế
tập thể: 2,1%, kinh tế cá thể và tư nhân: 4,8%, số công nhân kỹ thuật làm việc trong
12
lĩnh vực sản xuất vật chất : 93%. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiếm 10% lao
động xã hội, nhưng chiếm 46% lao động kỹ thuật. Nông nghiệp chiếm 78% lao
động xã hội nhưng chỉ có 15% lao động kỹ thuật. Cán bộ độ đại học và trên đại học
làm việc trong lĩnh vực phi sản xuất chiếm tới 67,5%. Thành phố lớn là nơi tập
trung đông cán bộ có bằng đại học và trên đại học.
Hà Nội: 18,2%
TP Hồ Chí Minh: 14%
Trong khi Lai Châu: 0,27%
Kiên Giang: 0,4%
Vậy nguồn nhân lực nước ta là khá dồi dào nhưng do cơ cấu không hợp lý và

chứa đựng nhiều mâu thuẫn nội tại nên chất lượng nguồn nhân lực còn có nhiều
hạn chế. Đại hội Đảng lần thứ VIIIđã nhận định “ tình hình xã hội còn nhiều tiêu
cực và hiều vấn đề cần giải quyết:
- Một là: nguồn lực Việt Nam với xuất phát điểm thấp. Từ nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu, phong cách tư duy con người Việt Nam còn mang nặng tính chất
sản xuất nhỏ, thủ công lạc hậu. Sản xuất và quản lý bằng kinh nghiệm theokiểu trực
giác, lấy thâm niên công tác, vị thế nghề nghiệp và lòng trung thành để đánh giá kết
quả lao động và phân chia thu nhập. Lao động chưa được đào tạo và rèn luyện
trong môi trường sản xuất công nghiệp nên hiệu suất lao động không cao. Khi tiến
bộ khoa học hiện đại thâm nhập và chuyển giao vào Việt Nam thì mâu thuẫn giữa
trình độ hiện đại của trang thiết bị kỹ thuật công nghệ với trình độ lạc hậu của
người sử dụng xuất hiện. Người quản lý và người sử dụng có trình độ thấp hơn so
với công nghệ sản xuất thì không thể tiếp thu và càng không thể khai thác có hiệu
quả công nghệ nên làm giảm hiệu suất của vốn đầu tư.
- Hai là: Sự lạc hậu trong yếu tố trình độ của nguồn nhân lực Việt Nam so
với nguồn nhân lực thế giới. Cơ cấu lao động không đều, trình độ non kém, lạc hậu
về khoa học công nghệ, thiếu tác phong lao động kỹ thuật, thiếu hiểu biết về kinh tế
13
thị trường, ntính chịu trách nhiệm cá nhân thấp ảnh hưởng đến mức cạnh tranh của
nguồn nhân lực Việt Nam khi hoà nhập vào thị trường nhân lực thế giới.
- Ba là: Nguồn nhân lực Việt Nam hoạt trong nền kinh tế thị trường
theo định hướng XHCN. Định hướng XHCN chi phối sự vận động của nền
kinh tế thị trường nước ta. Sự phát triển nguồn nhân lực hướng tới mục tiêu tăng
trưởng, phát triển bền vững phải dựa trên tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế chính trị xã
hội.
2. Nguồn nhân lực trong quá trình CNH-HĐH dưới tác động của khoa
học kỹ thuật và những phương hướng giải quyết
Thực tiễn cho thấy sự phát triển kinh tế xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
nhiều điều kiện nhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào con người. Điều khẳng
định trên lại càng đúng với hoàn cảnh nước ta trong giai đoạn cách mạng đẩy mạnh

công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. So sánh các nguồn lực với tư cách là điều
kiện tiền đề phát triển đất nước và tiến hành CNH-HĐH thì nguồng nhân lực đóng
vai trò rất quan trọng. Do vậy bất cứ hơn nguồn lực nào khác thì nguồn nhân lực
chiếm vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Nhận
thức rõ điều đó Đảng ta đã xác định con người vừâ là mục tiêu vừa là động lưc của
sự phát triển xã hội bền vững. Đây là nguồn lực của mọi nguồn lực, là nhân tố quan
trọng vào bậc nhất đẻ đưa nứoc ta trở thành một nước công nghiệp phát triển.Vì thế
khai thác, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng góp tưc hiện
thành công nhiệ vụ đặt ra. Sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệ cùng
với đòi hỏi tăng trưởng kinh tế nhanh đang đặt ra những yêu cầu mới cho việc khai
thác và phát huy tiềm năng của con người. Quá trìng tìm kiếm những cách thức giải
pháp nhằm phát triển và sử dụng nguồn nhân lực này đang diễn ra ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới. Do đặc điểm kinh tế xã hội cho nên mõi nước đều có những
bước đi và giải pháp khác nhau trong từng thời điểm lịch sử cụ thể. Tuy nhiên gắn
với những tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ xu hướng phổ biến
14
của của sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH-HĐH đều mang những
nét chủ yếu sau:
1.2.1. Con người được coi là nguồn lực cơ bản để tăng trưởng và phát
triển kinh tế xã hội
Trong bất cứ hình thái kinh tế xã hội nào con người đều là nhân tố trung tâm
của quá trình sản xuất. Tuy nhỉên ở mỗi giai đoạn phát triển lịch sử nhận thức vai
trò của nhân tố con người đối với tăng trưởng và phát triển lại không hoàn toàn
giống nhau. Vào giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp, người ta cho rằng
điều kiện tự nhiên thuận lợi chính là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển.
Hướng yêu tiên tìm kiếm kiếm các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội thường
nhằm vào vào sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên. Quá trình phát triển mang
tính chất một cuộc tìm kiếm nhiều hơn.Vai trò của nhân tố con người bị che lấp bởi
các lợi thế vè điều kiện tự nhiên, tiến bộ kỹ thuật được coi như là chiếc gậy thần có
thể dựa vào đó để giải quyết mọi vấn đề xã hội. Với ý nghĩa đó công nghệ được coi

như là trung tâm. hướng ưu tiên tìm kiếm nguồn lực là ở công nghệ thuần tuý,
người ta sản xuất không chỉ để thoả mãn nhu cầu mà còn phải tạo ra nhu cầu để sản
xuất, đáp ứng được chất lượng phải cao hơn số lượng, hàm lượng trí tuệ trong sản
xuất ngày càng tăng, đầu vào vật chất ngày càng giảm…Tình hình đó phải khai
thác các nguồn lực có khả năng sáng tạo. Mô hình sản xuất lấy con người làm trung
tâm bắt đầu xuất hiện chiếm ưu thế và dần trở nên phổ biến. Hướng ưu tiên đầu tư
vào con người đã được nâng lên hàng “quốc sách hàng đầu”. Như vậy sự phát triển
về con người suy cho đến cùng cũng vẫn do sự phát triển về tiến bộ kỹ thuật quy
định. Nếu trước kia chính tiến bộ kỹ thuật đẩy con người xuống hàng thứ yếu thì
ngày nay cũng chính tiến bộ kỹ thuật lại đòi hỏi đặt con người vào vị trí trung tâm
của chiến lược phát triển.
1.2.2. Khai thác tiềm năng trí tuệ, phát huy năng lực sáng tạo trở thành
yêu cầu chủ yếu của chiến lược phát triển nguồn nhân lực
15
Cách mạng khoa học công nghệ hiện nay đã tác dộng và làm biến đổi mạnh
mẽ lao động xã hội tăng khoa học và công nghệ trọng của lao động trí tuệ, giảm bớt
các hoạt động chân tay, nhân lực làm cho lao động trí tuệ trở thành hoạt động cơ
bản của con người. Việc ứng dụng ngày càng rộng rãi tri thức vào sản xuất và tổ
chức lao động đã làm cho tri thức nhanh chóng trở thành yêú tố sản xuất quan trọng
nhất, thành nguồn lực kinh tế cơ bản và chủ yếu. Rõ ràng trí tuệ đã trở thành động
lực cho tương lai nhân loại. Với ý nghĩa đó, khai thác phát huy tiềm năng trí tuệ đã
trở thành nét đặc trưng và là yêu cầu cơ bản nhất của sự phát triển nguồn nhân lực
trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay. Những đổi mới trong
tổ chức, quản lý sản xuất, trong hệ thống giaó dục, đào tạo, những cải tiến về công
nghệ, về chế định tiền lương … ở hầu hết các nước đều nhắm tới mục tiêu đó. Để
khai thác được tiềm năng trí tuệ của người lao động đòi hỏi phải giảm dần các xung
đột xã hội, dân trí hoá đời sống xã hội, thu hút ngày càng rộng rãi người lao động
tham gia vào quá trình quản lý và sản xuất, tổ chức đối thoại và hợp tác giữa người
lao động và cán bộ quản lý, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người lao động,
mở rộng quyền của người lao động ở nơi sản xuất … nhằm nâng cao tính tích cực

sáng tạo của họ.
1.2.3. Ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực
Lịch sử phát triển kinh tế ở các nước cho thấy không một nước giàu có nào
đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trước khi đạt mức phổ cập giáo dục phổ thông. Nhiều
nước sử dụng công nghệ ngoại nhập tiên tiến trong khi tiềm lực khoa học công
nghệ của đất nước còn non yếu thiếu các chuyên gia về khoa học- công nghệ - quản
lý, thiếu đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân lành nghề, đã phải từng chịu những
hậu quả khá nặng nề. Vì vậy giáo dục và đào tạo được nhìn nhận không chỉ là động
lực phát triển mà còn là một trong những xu hướng ưu tiên trong các chiến lược
phát triển.
16
1.2.4. Chuyển hướng từ sử dụng đại trà sang tổ chức quản lý và sử dụng
linh hoạt nguồn nhân lực
Sự tác động ngày càng mạnh của tiến bộ kỹ thuật đến tình trạng thất nghiệp
và thiếu việc làm đã tạo ra áp lực lớn đối với nhà nước và buộc nhà nước phải đứng
ra điều tiết quan hệ cung cầu của lao động. Để làm được như vậy các biện pháp
thường được sử dụng là hạ thấp tỷ lệ sinh đẻ, giảm số thanh niên tìm việc làm bằng
cách mở rộng chương trình giáo dục phổ thông, dạy nghề, đào tạo đại học đào tạo
lại, khuyến khích về hưu trước tuổi, hạn chế nhập cư, khuyến khích di cư, mở rộng
xuất khẩu lao động. Việc sử dụng linh hoạt nguồn lao động phải dựa trên tính cơ
động cao của người lao động
II. Những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu
cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Sự hình thành, phát triển con người bởi tác động bởi hàng loạt yếu tố như
môi trường xã hội, giáp dục, cơ chế, chính sách xã hội …Trên cơ sở nghiên cứư
những vấn đề lý luận và thực tiễn của chiến lược CNH-HĐH, những xu hướng vận
động và phát triển mới của tình hình trong nước và quốc tế tác động đến sự lựa
chọn công ngihiệp hoá thích hợp cho Việt Nam trong những đầu thế kỷ XXI Đảng
ta đã đưa ra một số giải pháp sau :

1. Nâng cao trình độ dân trí, khoa học, công nghệ. Tiếp tục đổi mới sự
nghiệp giáo dục & đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH
Giáo dục đào tạo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội
nói chung và CNH-HĐH nói riêng. Giáo dục đào tạo có ảnh hưởng lớn đến thể lực,
trí lực và đạo đức con người. Nó có tác dụng trực tiếp đến việc nâng cao trình độ
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Việt Nam ta trong thời
kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH, sự nghiệp giáo dục - đào tạo đang đứng trước những yêu
cầu mới, cao hơn. Vì vậy Đảng ta yêu cầu : “ nâng cao dân trí, đào tạo lại đội ngũ
lao động có trình độ học vấn tiểu học, trung học và đội ngũ cán bộ đông đảo phục
vụ các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng”Hơn nữa phải coi
17
việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt
Nam hiện đại là nhân tố thành công của CNH-HĐH. Tuy nhiên thực trạng về nganh
giáo dục nước nhà vẫn tồn tại nhiều yếu kém cho nên cần phải đề ra những giải
pháp cụ thể sau:
- Phải kiên quyết và nhanh chóng tăng nguồn đầu tư ngân sách hơn nữa cho
giáo dục đào tạo. Mặc dù nước ta đang còn nhiều khoa khăn về kinh tế - xã hội
nhưng không thể để mưcs đầu tư cho giáo dục dưới 15% tổng chi ngân sách nhà
nước. Đồng thời phải phân bổ nguồn ngân sách ấy một cách hợp lý cho việc đào
tạo, bồi dưỡng giáo viên, đào tạo cán bộ chi một số ngành trọng điểm, bồi dưỡng
nhân tài. Phải phâm bố hợp lý cho các cấp học, bậc học, cho các vùng, thực hiện
công bằng cho giáo dục, người nghèo được cộng đồng giúp đỡ, đảm bảo cho người
giỏi hát triển tài năng. Mở rộng hệ thống giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học, các
trường…trong đó các trường công lập phải là nòng cốt. Nhà nước phải thống nhất
nội dung chương trình, quản lý tốt các thể loại văn bằng, chứng chỉ …, tạo mọi
điều kiện cho mọi người lựa chọn các hình thức học phù hợp như đào tạo từ xa tập
trung hoặc không tập trung …Từng bước hiện đại hoá quá trình giáo dục và xây
dựng hệ chuẩn đánh giá kết quả học tập.
- Thực hiện xã hội hoá giáo dục – đào tạo. Đầu tư cho giáo dục đào tạo
không phải chỉ là việc của nhà nước mà là của toàn đảng, toàn dân, toàn xã hội. Từ

nhận thức đúng về sự đầu tư cho giáo dục cần xây dựng ý thức chăm lo, đóng góp
vào sự nghiệ giáo dục cho quần chúng nhân dân lao động. Cần kết hợp giữa gia
đình, nhà trường và xã hội trong phát triển giáo dục đào tạo
- Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Đẩy mạnh hơn
nữa công tác dạy nghề đào tạo nhiều công nhân kỹ thuật, trang bị nhiều kiến thức
cho lao động và biện pháp cực kỳ quan trọng để nâng cai trình độ tay nghề là cần
có các loại hình, hệ đào tạo thích hợp như thông qua các trường lớp chính quy dài
hạn và ngắn hạn ở thành thị và đặc biệt ở nông thôn nghiên cưú và sửa đổi các chế
18
độ chính sách đối với người dạy và người học, thực hiện xã hội hoá ở mức độ cần
thiết đối cới các loại hình đào tạo.
- Giáo dục phải được phải được phát triển cả về quy mô và chất lượng Trong
đó yếu tố đóng vai trò quyết định đến chất lượng đào tạo là đội ngũ giáo viên. Vấn
đề là còn phải khắc phục tình trạnh giáo viên vừa thiếu vừa yếu về năng lực như
hiện nay. Để khắc phục tình trạng đó và để giáo viên có đủ đức đủ tài thì cần phải
có những chính sách lương hợp lý để giáo viên đủ sống bằng nhgề của mình, cuyên
tâm vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy, bồi dưỡng & chuẩn hoá đội ngũ giáo
viên ở tất cả các ngành học, kết hợp với việc giảng dạy với việc nghiên cứu khoa
học, có chính sách khuyến khích những người giỏi vào các trường sư phạm và các
cơ quan nghên cứu.
- Giáo dục đào tạo cần đổi mới cả về nội dung lẫn phương pháp. Đó là giáo
dục và đào tạo phải phù hợp với yêu cầu CNH- HĐH ở nước ta hiện nay. Giáo dục
phải khuyến khích mọi người học độc lập suy nghĩ, nhằm nâng cao năng lực tư duy
bản lĩnh con người Việt Nam. Con người Việt Nam qua đào tạo phải là con người
năng động sáng tạo, có tinh thần nhân văn cao cả. Giáo dục phải gắn liền với thực
tiễn, phải nâng cao năng lực nắm bắt và giải quyết những vấn đề thực tiễn đất nước
đặt ra. Trong giáo dục và đào tạo không chỉ chú ý về chuyên môn, mà chúng ta còn
phải tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng- đạo đức, lòng yêu nước, chủ
nghĩa Mác - Lê nin, đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù
hợp với từng lứa tuổi và với từng bậc học. Coi trọng hơn nữa các môn khoa học xã

hội và nhân văn, nhất là tiếng Việt, lịch sử dân tộc, địa lý và văn hoá Việt Nam.
“Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
Cải tiến việc giảng dạy và học tập các bộ môn khoa học Mác- Lê nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy
nghề”.
- Tăng cường sự lãnh của Đảng đối với giáo dục- đào tạo, thống nhất từ trên
xuống dưới, mọi cấp, mọi ngành, mọi cơ sở giáo dục và từ dưới lên cầm kịp thời
19
rút kinh nghiệm hoạt động thự tiễn dể báo cáo tình hình, đề xuất ý kiến với cấp trên
để báo cáo tình hình, đề xuất ý kiến với cấp trên nhằm bổ sung, điều chỉnh các chủ
trương, biện pháp để thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng. Việc ban hành
luật giáo dục( 12/1998) là hết sức đúng đắn nhằm thể chế hoá đường lối, chủ
trương củ Đảng và nhà nước giáo dục, đáp ứng nhu cầu bức xúc của giáo dục- đào
tạo trong giai đoạn hiện nay. Luật giáo dục được ban hành là một hành lang pháp lí,
đảm bảo cho hoạt động giáo dục đào tạo ổn định cả về qui mô, chất lượng, hiệu
quả, góp phần đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nguồn nhân lực con
người Việt Nam hiện đại có chất lượng cao trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước
2. Xây dựng con người kết hợp với quá trình đổi mới kinh tế xã hội
Việc xây dựng con người Việt Nam không thể tách rời công cuộc đổi mới
kinh tế xã hội đang diễn ra. Văn hoá xã hội tuy có những tiến bộ song do hội nhạp
kinh tế thời mở cửa mà chúng ta khôbg quả lý tốt sẽ bị du nhập những căn hoá xấu
ở phương tây làm mai một bản chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Thế hệ trẻ
phân hoá về đạo đức, nếo sống khá rõ rệt. Một bộ phận thì tu chí học hành để chuẩn
bị lập thân, lập nghiệp.Nhưng không ít một số thanh niên khác thì bị tha hoá về đạo
đức và trở thành gánh nặng cho xã hội. Thanh niên chính là chủ nhân của đất nước-
là nguồn lao động chủ yếu cho nên vấn đề xây dựng lối sống đạo đức trở thành
thiết yếu trong công cuộc CNH-HĐH. Sau đây là một số biện pháp xây dựng lối
sống đạo đức & chuẩn giá trị xã hội nhằm nâng cao chất lượng nhân lực nước ta :
* Tiếp phát huy các thành quả đã đạt được trong những năm qua, trước hết

nhằm cải thiện và nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho nhân dân lao động, nhất là
vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
* Triển khai tích cực, cụ thể và có hiệu quả hơn cuộc vận động xaay dựng “
nếp sống văn minh gia đình văn hoá”, thực hiện các quy ước về việc cưới, việc
tang, lễ hội và qui ước làng văn hoá( hay hương ước mới)… Đây là những cuộc
vận động đã có bề rộng và chiều sâu nhất định, do đó có tiền đề dể làm tốt hơn,
20
nhằm thực hiện cuộc vận động “toàn dân xaay dựng đời sống văn hoá” ở cơ sở do
họi nghị lần thứ 5 BCH TW khoá VIII phát động. Đối tượng chủ yếu để xây dựng
đạo đức, lối sống là thanh niên , sinh viên, học sinh, nhất là cán bộ, đảng viên.
Những người cao tuổi, chủ yếu là đội ngũ cán bộ hưu trí caanf được khích lệ và lôi
cuốn vào việc xây dựng đạo đức, lối sống có văn hoá.
* Khuyến nghị các địa phương xây dựng các chương trình, hành động thể cố
trọng tâm, trọng điểm, nhằm bảo tồn phong tục tập quán và các giá trị truyền thống
ở địa phương, nhất là các vùng nông thôn
* Khuyến nghị các địa phương xây dựng và hoàn thiện từng bước qui ước về
việc cưới, việc tang, lễ hội, nếp sống văn minh trong gia đình và nơi công cộng, để
trên cơ sở đó từng bước hình thành các chuẩn giá trị xã hội mới thích ứng với công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở
cơ sở.
* Đồng thời với việc “Xây tốt” ngành văn hoá thông tin cần phối hợp với các
ngàng và đoàn thể có liên quan, tiến hành các pháp “chống tốt” đối với các sản
phẩm độc hại về mặt tinh thần- văn hoá, như tài liệu, phim ảnh, đồ chơi trẻ em có
tính kích thích bạo lực, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh chống các hiện tượng sa đoạ
về đạo đức, lối sống nhất là tại các đô thị.
Để thực hiện được phương hướng và nhiệm vụ trên đây tinh thần chung là:
* Xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội mới luôn luôn phải gắn
liền với cội rễ dân tộc và tư tưởng đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa của
Đảng và nhân dân lao động cả nước ta.
* Quá trình lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội mới trongđiều kiện,

CNH-HĐH, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa phải
luôn luôn hướng vào mục tiêu phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc và phát triển con người toàn diện
* Mặt khác cần chủ động phòng chống lối sống thực dụng, sự băng hoại đạo
đức, sự đảo lộn các thang bậc giá trị xã hội, sự phá hoại phong tục tập quán truyền
21
thống và cách mạng vì vậy chúng ta cần kiện toàn ban chỉ đạo nếp sống văn minh
từ trung ương đén cơ sở. Xây dựng hội đồng phong tục tập quán để giám định và
định hướng việc chấn hưng phong tục tập quán cổ truyềnvà xây dựng phong tục tập
quán mới. Tập trung các chủ đềvà giáo dục lẽ sống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội,
giáo dục lòng nhân ái, tinh thần lao động cần cù, tinh thần dân chủ và tự lập tự
cường, hoà nhập khu vực và quốc tế để đứng vững trong xu thế toàn cầu hoá
* Kết hợp nâng cao đời sống vật chất với đời sống tinh thần cho nhân dân.
* Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với việc giải quyết tốt vấn đề công bằng
xã hội. Công bằng không phải chỉ là mục tiêu cần đạt tới mà nó còn là cơ sở, là
điều kiện cho mọi người phát triển tài năng của mình. Trong quá trình chuyển sang
kinh tế thị trường đương nhiên có sự phân hoá giàu nghèo, gây nên mất bình đẳng
do nhiều yếu tố như chính sách không hợp lý, pháp luật thiếu đồng bộ và không
nghiêm minh, quản lý nhà nước có nhiều sơ hở …Chính vì vậy để giải quyết vấn đề
này chúng ta cần giải quyết một cách đồng bộ bằng hàng loạt các giải pháp liên
quan đến chính sách, pháp luật và cơ chế quản lý.
* Đẩy mạnh nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đểt
làm được điều này chúng ta phải không ngừng nâng cao trình độ của mình để có
thể sáng tạo, tiếp thu kỹ thuật mới, công nghệ mới phương pháp quản lý mới.
* Đẩy lùi tệ nạn xã hội, xây dựng ban chuyên trách chống văn hoá đồi trụy
và các hình thức văn hoá liên ngành. Gải quyết vấn đề việc làm thật tốt, giảm tỷ lệ
thất nghiệp xuống mức thấp nhất.
3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
Ngày nay thách thức lớn nhất có tính cơ bản và lâu dài mà quá trình CNH-

HĐH đất nước phải đương đầu là cuộc cạnh tranh quốc tế quết liệt về phát triển
nguồn nhân lực (Human Resouce Development). Đặc biệt là chất lượng của con
người. Nói đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là nói đến nâng cao trí
lực (trình độ văn hoá, chuyên môn, kỹ thuật) nhằm giải quyết thành công những
22
vấn đề đặt ra. Chúng ta cần có một tỷ lệ thích đáng cho nghiên cứu triển khai khoa
học - công nghệ, tổ chức các dự án phát triển nhất là đối với nông nghiệp và nông
thôn. Mặt khác tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính đối với lĩnh vực khoa học và công
nghệ. Chẳng hạn cho vay với lãi suất thoả đáng, miễn giảm thuế lợi tức trong một
thời gian thích hợp cho doanh nghiệp có công nghệ mới, sản phẩm mới, hỗ trợ một
phần kinh phí cho đề tài nghiên cứu triển khai của doanh nghiệp, nhất là và với
nghiên cứu mang tính kỹ thuật- công nghệ, qua đó tạo điều kiện để doanh nghiệp
tiếp tục đầu tư kinh phí còn lại thực hiện đề tài, khuyến khích các doanh nghiệp làm
ăn có hiệu quả, khấu hao nhanh vào tài sản cố định để nhanh chóng đầu tư đổi mới
công nghệ và thiết bị. Theo một số nghiên cứu nếu các doanh nghiệp chỉ cần 1%
doanh thu đầu tư nghiên cứu công nghệ cho chính ngành mình thì hoạt động khoa
học- công nghệ sẽ có số vốn gấp 4 lần hiện nay. Hoàn thiện cơ chế quản lý thông
qua các biện pháp điều tiết vĩ mô thích hợp và các quy định về chuyển giao công
nghệ nước ngoài vào Việt Nam, tạo thị trường cho tiến bộ khoa học và công nghệ,
đồng thời có những giải pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ đảm bảo chuyển giao
được công nghệ tiên tiến. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở
rộng và hợp tác về khoa học và công nghệ với các nước. Tiếp cận trình độ thế giới
và từng bước giải quyết những vấn đề khoa học, công nghệ mà xã hội đặt ra thích
hợp với nhu cầu của thị trường, tiến tới phát triển công nghệ riêng của mình, làm
cơ sở cho việc sản xuất các mặt hàng đặc thù của quốc gia có sức mạnh cạnh tranh
mạnh mẽ trên thị trường quốc tế cũng như thị trường nội địa. Phát triển hoạt động
tư vấn và dịch vụ cho nghiên cứu phát triển khoa học. Lựa chọn công nghệ và kỹ
thuật thích hợp, đòi hỏi suất đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh có hiệu quả đáp ứng
nhiệm vụ có việc làm, xoá đói giảm nghèo và phục vụ phát triển vùng sâu vung xa
vùng khó khăn trong giai đoạn 2001- 2010.

Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hoá, động lực phát triển
kinh tế xã hội. Công nghiệp hoá đất nước phải dựa trên khoa học và công nghệ.
Song khoa học và công nghệ chỉ có thể đóng vai trò động lực khi có người tạo ra
23
nói, chuyển tải nó vào thực tiễn sản xuất vào hoạt động xã hội, biến nó thnàh năng
lực nội sinh. Điều đó đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có chất
lượng cao. Trong các văn kiện nghị quyết của Đảng ta luôn chỉ rõ việc đào tạo sử
dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có đủ sức, tài, kiện toàn hệ thống tổ
chức, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng các nguồn cung cấo thông tin,
từng bước hình thành một nền khoa học và công nghệ hiện đại của Việt Nam có
khả năng giải quyết nhãng vấn đề then chốt được đặt ra. Thật vậy vấn đề CNH-
HĐH không thể thành công nếu thiếu đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có
chất lượng cao. Chúng ta không thể nói đến CNH- HĐH trong thời đại văn minh trí
tuệ, thời đại cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức đang ngày càng có
vai trò to lớn mà lại thiếu cán bộ khoa học và công nghệ giỏi. Bởi lẽ đây là lực
lượng nòng cốt trong nguồn lực con người Việt Nam hiện đại mà chúng ta cần tạo
ra. Khi chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, số lượng cán bộ khoa học
của chúng ta không phải là quá ít, song so với các nước trong khu vực phát triển thì
đội ngũ cán bộ khoa học của chúng ta vẫn chưa đáng kể. Hơn nữa chất lượng đội
ngũ cán bộ đó không cao chúng ta chưa có nhiều cán bộ đầu ngành chưa có nhiều
chuyên gia giỏi, đặc biệt chuyên gia về công nghệ. Cơ cấu và việc phân bố đội nhũ
cán bộ khoa học và công nghệ của ta còn mất cân đối, bất hợp lý. Chính sách tiền
lương tiền thưởng cho cán bộ chưa cao. Cho nên để khắc phục những yếu kém đó
trước hết chúng ta phải tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ cán bộ khoa học và
công nghệ. Tạo diều kiện để những cán bộ khoa học và công nghệ tự nâng cao chất
lượng, trở thành những chuyên gia đầu ngành, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng
cao của sự nghiệp ciing nghiệp hoá đất nước. Đầu tư đúng mức và hợp lý cho công
tác nghiên cáu khoa học và đào tạo lại đội ngũ kỹ thuật, nâng cao cả đời sống vật
chất lẫn tinh thần cho đội ngũ làm \công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học,
công nghệ. Khi đất nước bước vài thế kỷ XXI, khi sự nghiệp khoa học và công

nghệ đòi hỏi tốc độ phát triển nhanh hơn htì tỷ lệ ngân sách nhà nước cho khoa học
và công nghệ cần phải > 2% Đối với cán bộ khoa học, ngoài nhu cầu vật chất ra
24
còn phải quan tâm đến lợi ích tinh thần - nhu cầu được thừa nhận rộng rãi, nhu cầu
khen thưởng, động viên kịp thời. Vì có hư vậymới tạo động lực thúc đẩy đội ngũ
cán bộ khoa học công nghệ sáng tạo, nâng cao chất lượng làm việc của họ. Còn vấn
đề đào tạo và đào tạo lại cũng rất cần thiết. Không thể đưa sự nghiệp CNH-HĐH
đất nước đến thành công nếu không thường xuyên đào tạo những người làm công
tác khoa học và công nghệ và ngày một nâng cao trìn độ nghề nghiệp cho những
người dã được đào tạo. Có thể nói trên cơ sở chỉ trên cơ sở vừa thường xuyên đào
tạo đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ, vừa đào tạoh lại những người được đào
tạo trêncơ sở những thành tựu khoa học và công nghệ mới, vừa tích cực trẻ hoá đội
ngũ cán bộ và công nghệ, thì trong giai đọan đẩy mạnh CNH-HĐH chúng ta mới
hy vọng một số lượng đông đảo mạnh về chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển
khoa học, tiếp nhận công nghệ mới, đổi mới công nghệ truyền thống và chuyển
dịch cơ cấu đội ngũ theo hướng “tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực
chủ yếu đẻ đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn”như nghị quyết Đại
hội IX đã khẳng định.
Việc xây dựng một chính sách hợp lý đối với đội ngũ cán bộ khoa học và
công nghệ là chính sách lương thoả đáng, chế độ thưởng phụ cấp và trợ cấp cho
những công trình giá trị của họ dể thu hút họ tham gia các hợ đồng nghiên cứu cơ
bản và ứng dụng triển khai. Chúng ta cũng cần phải xây dựng quy chế đảm bảo dân
chủ, phát huy tinh thần sáng tạo, tăng cường đaòan kết, ý thức trách nhiệm xã hội
của nhà khoa học trong hoạt động nghiên cứu và triển khai.
Những giải pháp cụ thể đề cập ở trên đượ coi như những giải pháp cần thiết
trong giai đoạn hiện nay để nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng đội ngũ cán
bộ khoa học và công nghệ nước ta lên ngang tầm đòi hỏi của sự nghiệp đẩy mạnh
CNH-HĐH đất nước.
4. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu quả hoạt động của nhà
nước trong quá trình phát triển nguồn nhân lực

25

×