Đồ án tốt nghiệp. Hoàng Thị Ngọc – Lớp SPKT – Điện – K49.
LỜI NÓI ĐẦU
Sau quá trình được học tập và đào tạo về chuyên ngành sư phạm kỹ
thuật điện tại khoa Sư Phạm Kỹ Thuật trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội,
em nhận thấy: Để nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghề
thì trong quá trình giảng dạy chương trình bồi dưỡng chứng chỉ sư phạm
dạy nghề hoặc đào tạo cử nhân sư phạm kỹ thuật cần phải trang bị cho
những người giáo viên tương lai nội dung học phần: “Phương pháp dạy học
chuyên ngành”. Mặt khác, xuất phát từ thực tế là nội dung học phần:
“Phương pháp dạy học chuyên ngành điện” tại các trường, các cơ sở, các
trung tâm đào tạo giáo viên dạy nghề nói chung và khoa Sư Phạm Kỹ Thuật
trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội nói riêng chưa được xây dựng hợp lý
nên trong phạm vi đề tài tốt nghiệp của mình em đã thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu, đề xuất xây dựng nội dung học phần: “Phương pháp dạy học
chuyên ngành điện” cho khoa Sư Phạm Kỹ Thuật trường Đại Học Bách
Khoa Hà Nội”.
Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp của mình, em đã nhận được
sự chỉ bảo và hướng dẫn rất tận tình của cô giáo hướng dẫn: TS.Lê Thanh
Nhu. Em xin chân thành cảm ơn cô!
Hà Nội, ngày tháng năm 2008.
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Ngọc
Trang 1
Đồ án tốt nghiệp. Hoàng Thị Ngọc – Lớp SPKT – Điện – K49.
Trang 2
Đồ án tốt nghiệp. Hoàng Thị Ngọc – Lớp SPKT – Điện – K49.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Định hướng đổi mới đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật.
Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
và công nghệ phát triển mạnh mẽ. Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế với khu
vực và quốc tế đang được coi là xu thế tất yếu khách quan. Trong đó, sự
cạnh tranh giữa các quốc gia trong lĩnh vực kinh tế ngày càng quyết liệt,
gay gắt hơn và lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia nào có nguồn nhân
lực chất lượng cao. Đối với Việt Nam, việc phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao đang được coi là vấn đề quan trọng, chìa khóa để phát triển nền
kinh tế, một yếu tố cơ bản trong việc thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, đảm bảo sự tăng trưởng của kinh tế và phát triển bền vững của
đất nước, tạo sức cạnh tranh trên thị trường lao động trong nước, khu vực
và quốc tế.
Mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 được xác định
là phải: “Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng
nhân lực khoa học – công nghệ trình độ cao, trực tiếp góp phần nâng cao
sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo ở các trình
độ vào năm 2010 đạt 40% ”. Đối với công tác dạy nghề, nội dung của
chiến lược này cũng đã xác định rõ rằng phải: “Đặc biệt nâng cao chất
lượng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao
động hiện đại. Gắn đào tạo với sử dụng, với việc làm trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu của khu công
nghiệp, khu chế xuất, các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động,
Trang 3
Đồ án tốt nghiệp. Hoàng Thị Ngọc – Lớp SPKT – Điện – K49.
chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ
có trình độ cao”.
Để đạt được mục tiêu trên, tổng cục dạy nghề, các trường và các cơ sở
dạy nghề đã không ngừng chú trọng chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ nâng
cao trình độ chuyên môn mà còn hết sức chú trọng tới việc tổ chức bồi
dưỡng, đào tạo và nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy
kỹ thuật, đề ra định hướng đổi mới trong việc đào tạo giáo viên dạy kỹ
thuật. Cụ thể như sau:
1.1.1. Mục tiêu đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật.
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức và trách nhiệm công dân, có
bản lĩnh, độc lập, tự chủ, nghị lực sáng tạo và tinh thần đổi mới, có tiềm
lực để không ngừng hoàn thiện trình độ ban đầu, có sức khỏe, đáp ứng
yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình
độ và ngành đào tạo, biết sử dụng, vận hành các máy móc thiết bị
chuyên ngành, thiết bị thí nghiệm, thiết bị kiểm tra.
- Có kỹ năng giao tiếp, năng lực đánh giá sinh viên và kỹ năng ứng dụng
công nghệ thông tin vào hoạt động chuyên môn.
- Vận dụng kiến thức kỹ năng sư phạm, kiến thức và kỹ năng nghề, kỹ
năng sử dụng, thiết kế và chế tạo các đồ dùng dạy học để thực hiện
nhiệm vụ giảng dạy lý thuyết nghề và hướng dẫn thực hành thí nghiệm,
quản lý chất lượng một cách có hệ thống.
Trang 4
Đồ án tốt nghiệp. Hoàng Thị Ngọc – Lớp SPKT – Điện – K49.
- Tổ chức, hướng dẫn học sinh trong các hoạt động học tập, nghiên cứu
khoa học và sinh hoạt ngoại khóa, thiết lập mối quan hệ gắn bó với
công nghiệp trong quá trình đào tạo.
1.1.2. Mô hình của người giáo viên dạy kỹ thuật.
- Theo mục tiêu đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật, người giáo viên dạy kỹ
thuật “phải là hình ảnh sống của giáo dục đang phát triển chứ tuyệt
nhiên không phải là sản phẩm đã làm xong”. Bởi vậy, mô hình của
người giáo viên dạy kỹ thuật có thể được mô tả như sau:
Trang 5
Nhà
HĐ xã
hội
Nhà sư
phạm
Giáo
viên kỹ
thuật
Nhà kỹ
thuật
Nhà
NC
khoa
học
Nhà
quản lý
Đồ án tốt nghiệp. Hoàng Thị Ngọc – Lớp SPKT – Điện – K49.
- Người giáo viên dạy kỹ thuật là một nhà sư phạm có trình độ và khả
năng tổ chức, quản lý các hoạt động dạy học.
- Người giáo viên dạy kỹ thuật là một nhà kỹ thuật – công nghệ với trình
độ nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ của một ngành nghề đào tạo.
- Người giáo viên dạy kỹ thuật là một nhà nghiên cứu khoa học có khả
năng thực hiện và tham gia các hoạt động nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật,
đổi mới phương pháp nội dung đào tạo.
- Người giáo viên dạy kỹ thuật là một nhà quản lý có khả năng tổ chức và
quản lý các hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ của mình.
- Người giáo viên dạy kỹ thuật là một nhà hoạt động xã hội có hiểu biết
và tham gia, tổ chức các hoạt động xã hội và cộng đồng.
1.1.3. Phẩm chất của người giáo viên dạy kỹ thuật.
- Lòng yêu nghề. Đó là phẩm chất quan trọng, là tiêu chuẩn cần thiết đối
với mỗi người giáo viên. Thực tế cho thấy rằng bất luận làm nghề gì,
muốn có kết quả cao, trước tiên cần phải có lòng yêu nghề.
- Đạo đức chuẩn mực. Xã hội đòi hỏi người giáo viên phải có đạo đức
chuẩn mực, thái độ tận tâm thực hiện các nhiệm vụ của mình, yêu quý
học sinh, tận tụy với sự nghiệp sư phạm dạy nghề, tạo điều kiện cho
học sinh mạnh dạn phát huy sáng kiến và tiến hành nghiên cứu khoa
học.
- Uy tín đối với học sinh. Kết quả giáo dục phụ thuộc vào uy tín của
người giáo viên, có lương tâm đạo đức nghề nghiệp trong sáng, năng
Trang 6
Đồ án tốt nghiệp. Hoàng Thị Ngọc – Lớp SPKT – Điện – K49.
lực chuyên môn giỏi, nghiệp vụ sư phạm vững vàng. Đó là những yếu
tố quan trọng tạo nên uy tín của người giáo viên.
- Kỷ luật nghề nghiệp. Kỷ luật nghề nghiệp là một đòi hỏi của quá trình
sản xuất trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang
phát triển như vũ bão. Có kỷ luật nghề nghiệp mới đảm bảo an toàn
cho người và thiết bị vì sau này khi học sinh ra trường phải thực hiện
các quy trình sản xuất chặt chẽ. Muốn có được kỷ luật nghề nghiệp học
sinh cần phải được giáo dục ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
1.1.4. Năng lực của người giáo viên dạy kỹ thuật.
- Năng lực là yếu tố quyết định tạo nên nhân cách con người. Dạy học
các môn chuyên ngành kỹ thuật vừa mang tính chất chung của nghề dạy
học vừa có những đặc thù của chuyên môn kỹ thuật. Vì vậy, để hoàn
thành được nhiệm vụ của mình người giáo viên dạy kỹ thuật cần phải
có những năng lực cơ bản sau:
1.1.1.
Trang 7
Năng lực cần thiết của GVKT
NL chuyên môn
NL sư phạm NL xã hội
NL lý
thuyết
NL
phương
pháp
NL lý
luận dạy
học
NL
thực
hành
Đồ án tốt nghiệp. Hoàng Thị Ngọc – Lớp SPKT – Điện – K49.
1.1.2.
Những năng lực cơ bản này được thể hiện trên một số nội dung cụ thể
như sau:
- Đảm nhận nhiều chức năng khác hơn so với trước, có trách nhiệm nặng
hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục.
- Chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang việc tổ chức việc học
tập của học sinh, sử dụng đến mức tối đa những nguồn tri thức trong xã
hội.
- Coi trọng hơn việc cá biệt hóa trong học tập, thay đổi tính chất trong
quan hệ thầy trò.
- Sử dụng rộng rãi hơn những phương tiện dạy học hiện đại do yêu cầu
trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng cần thiết.
- Hợp tác rộng rãi, chặt chẽ hơn với các giáo viên trong cùng trường, thay
đổi cấu trúc trong mối quan hệ giữa các giáo viên với nhau.
=> Với yêu cầu đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật như trên đòi hỏi cần đổi
mới chương trình dạy học, nội dung và phương pháp dạy học, cũng như
một số quan điểm dạy học.
1.1.5. Một số quan điểm dạy học mới.
Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những
động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm
của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo nói chung, giáo viên dạy nghề
Trang 8
Đồ án tốt nghiệp. Hoàng Thị Ngọc – Lớp SPKT – Điện – K49.
nói riêng là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng. Để hoàn thành tốt sứ
mạng nói trên các nhà trường nói chung, các khoa, trường sư phạm kỹ thuật
nói riêng đã không ngừng xây dựng và phát triển những quan điểm dạy học
mới để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề.
Hiện nay, trong định hướng giáo dục kỹ thuật và dạy nghề có một số
định hướng đổi mới trong dạy học kỹ thuật được quan tâm, đó là:
- Định hướng vấn đề cần giải quyết – năng lực thực hiện công việc. Dạy
học theo quan điểm này, sau quá trình học người học thực hiện được tất
cả các hoạt động theo tiêu chuẩn mà nghề nghiệp yêu cầu.
- Định hướng trọn vẹn vấn đề - tích hợp nội dung. Dạy học theo quan
điểm này, đối với một nghề cụ thể thành phần lý thuyết và thực hành
thống nhất thành một chỉnh thể nhằm đạt được yêu cầu của mục tiêu
đào tạo.
- Định hướng làm được – theo nhịp độ người học. Đây là định hướng lấy
người học làm trung tâm, tích cực hóa người học. Dạy học theo quan
điểm này là dạy học hướng vào việc tích cực hóa quá trình học tập của
học sinh, trong đó kết quả hành động đã được thỏa thuận giữa giáo viên
và học sinh.
- Định hướng đánh giá liên tục hiệu quả - học tập không rủi ro.
- Định hướng cá nhân hoặc nhóm nhỏ người học.
- Định hướng lắp ghép phát triển.
Mỗi một quan điểm dạy học mới được áp dụng đều thể hiện những ưu,
khuyết điểm và những đặc trưng riêng. Không có quan điểm dạy học mới
nào là vạn năng và thường các quan điểm dạy học mới này được áp dụng
Trang 9
Đồ án tốt nghiệp. Hoàng Thị Ngọc – Lớp SPKT – Điện – K49.
đan xen vào nhau nhưng trong điều kiện thực tế hiện nay thì dạy học theo
năng lực thực hiện được ưu tiên hơn cả.
1.1.6. Đào tạo theo năng lực thực hiện.
1.1.6.1. Khái niệm “năng lực thực hiện”.
- Năng lực thực hiện là khả năng thực hiện được các hoạt động (nhiệm
vụ, công việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra đối với từng công việc
đó trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp. Năng lực thực hiện tích hợp
kiến thức, kỹ năng và thái độ.
- Đào tạo theo năng lực thực hiện dựa chủ yếu vào những quy định cho
một nghề và đào tạo theo các tiêu chuẩn đó chứ không dựa vào thời
gian.
- Bốn loại kỹ năng chủ yếu trong năng lực thực hiện là:
+ Kỹ năng thực hiện công việc cụ thể, riêng biệt.
+ Kỹ năng quản lý các công việc.
+ Kỹ năng quản lý các sự cố.
+ Kỹ năng hoạt động trong môi trường làm việc.
Kèm theo đó là các kỹ năng cốt lõi mà bất cứ người lao động nào cũng
phải có trong năng lực thực hiện của mình: Kỹ năng thông tin, kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động, kỹ năng hợp
tác, kỹ năng sử dụng toán học, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng sử dụng
công nghệ.
1.6.1.2. Đặc điểm đào tạo nghề theo năng lực thực hiện.
- Định hướng đầu ra:
+ Có khả năng làm được gì (liên quan tới nội dung chương trình đào tạo).
Trang 10
Đồ án tốt nghiệp. Hoàng Thị Ngọc – Lớp SPKT – Điện – K49.
+ Có thể làm tốt như mong đợi (liên quan tới việc đánh giá kết quả học
tập của người học).
- Các thành phần chủ yếu:
+ Dạy và học các năng lực thực hiện.
+ Đánh giá, xác nhận các năng lực thực hiện.
- Tổ chức, quản lý quá trình học:
+ Người học được coi là hoàn thành chương trình đào tạo khi đã chứng tỏ
là thông thạo tất cả các năng lực thực hiện đã xác định trong chương trình
đào tạo, không phụ thuộc vào thời lượng thực học.
+ Người học có thể học theo khả năng và nhịp độ riêng và không phụ
thuộc vào người khác. Do vậy, có thể vào học và kết thúc việc học ở những
thời điểm khác nhau.
+ Hồ sơ học tập của người học được ghi chép, lưu trữ. Người học được
phép chuyển tiếp hoặc ra khỏi chương trình mà không cần học lại những
năng lực thực hiện mà họ đã thông thạo, được công nhận và tích lũy bằng
các tín chỉ.
+ Mức độ đạt được trong sự đào tạo theo năng lực thực hiện, tốc độ học
tập. . . là các chỉ tiêu phân loại chính đối với người học.
1.6.1.3. Các đặc trưng cơ bản phân biệt giữa đào tạo theo năng lực
thực hiện và đào tạo theo truyền thống.
Đặc trưng Đào tạo theo năng lực
thực hiện
Đào tạo theo truyền
thống
Người học học cái
gì?
- Theo các kết quả
riêng biệt, được trình
- Theo sách giáo
khoa, tài liệu tham
Trang 11
Đồ án tốt nghiệp. Hoàng Thị Ngọc – Lớp SPKT – Điện – K49.
bày chính xác (năng
lực thực hiện hoặc
công việc then chốt
để làm việc thành
công).
- Những năng lực thực
hiện đó được xác
định sẵn và được mô
tả chính xác về cái
mà người học sẽ có
khả năng làm gì khi
học xong chương
trình.
khảo.
- Người học không
biết chính xác họ
sẽ học cái gì trong
mỗi phần của
chương trình.
- Chương trình đào
tạo thường được
xây dựng theo các
môn học, chương,
mục… giáo viên
tập trung bao quát
tài liệu.
Trang 12
Đồ án tốt nghiệp. Hoàng Thị Ngọc – Lớp SPKT – Điện – K49.
Người học học
như thế nào?
- Cung cấp cho người
học các hoạt động
học tập. Tài liệu học
tập được thiết kế cẩn
thận. Kết hợp
phương tiện giúp
người học thông thạo
công việc.
- Tài liệu được tổ chức
sao cho mỗi người
học có thể dừng lại,
làm lại, nhanh lên
hoặc chậm lại khi
cần theo nhịp độ cá
nhân.
- Có thông tin phản
hồi thường xuyên
giúp người học điều
chỉnh, sửa chữa việc
thực hiện của mình.
- Dựa vào hoạt động
của giáo viên là
chủ yếu, giáo viên
truyền đạt qua
trình diễn, diễn
giảng.
- Người học ít có cơ
hội kiểm tra quá
trình và không gian
giờ học.
- Thường ít có thông
tin phản hồi đều
đặn trong quá trình
dạy học.
Trang 13
Đồ án tốt nghiệp. Hoàng Thị Ngọc – Lớp SPKT – Điện – K49.
Khi nào người học
chuyển sang công
việc khác?
- Cung cấp cho người
học có đủ thời gian
cho phép để thông
thạo hoàn toàn một
công việc trước khi
được phép chuyển
sang công việc khác.
- Đòi hỏi cả lớp
hoàn thành công
việc cùng một thời
gian. Lúc đó có thể
sớm hoặc quá
muộn đối với từng
cá nhân người học.
1.2. Lý luận dạy học chuyên ngành kỹ thuật.
1.2.1. Mục tiêu dạy học.
- Mục tiêu dạy học là trạng thái phát triển nhân cách dự kiến dựa trên yêu
cầu phát triển của xã hội mà người học cần đạt tới sau quá trình học tập,
nghiên cứu.
- Mục tiêu dạy học là cơ sở định hướng cho toàn bộ hoạt động tổ chức và
quản lý đào tạo ở mọi loại hình và phương thức đào tạo, là cơ sở để
thiết kế nội dung chương trình đào tạo cho các ngành nghề cụ thể phù
hợp với từng loại hình trường và hệ đào tạo trong hệ thống giáo dục
quốc dân. Đồng thời, mục tiêu dạy học còn là tiêu chuẩn cho việc kiểm
tra, đánh giá toàn bộ quá trình dạy học từ vấn đề tổ chức cho đến chất
lượng đào tạo.
Trang 14
Đồ án tốt nghiệp. Hoàng Thị Ngọc – Lớp SPKT – Điện – K49.
1.2.2. Nội dung dạy học.
- Nội dung dạy học là hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và các giá trị
tinh thần và đạo đức mà việc lĩnh hội chúng đảm bảo sự phát triển toàn
diện của nhân cách và sự xác lập nghề nghiệp của người tốt nghiệp.
1.2.3. Phương pháp dạy học.
- Phương pháp dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động của Thầy và Trò
trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của Thầy nhằm làm
Trò tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức khoa học nhằm đạt tới
mục tiêu dạy học.
1.2.4. Vị trí và tầm quan trọng của mục tiêu, nội dung, phương pháp
dạy học.
Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học là những yếu tố có vị trí và vai
trò đặc biệt quan trọng trong một quá trình dạy học nói chung và trong quá
trình dạy học các môn chuyên ngành kỹ thuật nói riêng. Cụ thể là:
- Đối với người học:
+ Biết mình phải học gì? Làm được việc gì?
+ Lựa chọn phương pháp học tập thích hợp.
+ Tự đánh giá kết quả học tập của bản thân, từ đó có những điều chỉnh
thích hợp.
- Đối với người dạy:
+ Xác định được nội dung dạy học (dạy cái gì? Dạy ở mức độ nào?) .
+ Lựa chọn được phương thức dạy học thích hợp để tổ chức quá trình dạy
học tối ưu.
Trang 15
Đồ án tốt nghiệp. Hoàng Thị Ngọc – Lớp SPKT – Điện – K49.
+ Tự đánh giá được kết quả giảng dạy và có những điều chỉnh hợp lý hoạt
động giảng dạy của mình.
+ Làm căn cứ để đánh giá chính xác kết quả của người học.
- Đối với nhà trường:
+ Có căn cứ để xây dựng danh mục ngành đào tạo, chương trình đào tạo,
kế hoạch đào tạo, chương trình môn học.
+ Tổ chức và tiến hành đánh giá được chất lượng đào tạo của từng ngành
học.
+ Cải tiến quá trình đào tạo cho phù hợp hơn với nhu cầu thực tiễn của xã
hội và xu hướng phát triển chung của khu vực và thế giới.
- Đối với xã hội:
+ Có thể đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao (đáp ứng được các yêu
cầu đặt ra).
+ Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.
1.2.5. Đặc điểm của lý luận dạy học chuyên ngành kỹ thuật.
- Lý luận dạy học chuyên ngành kỹ thuật là lý luận dạy học ứng dụng cho
một môn học, ngành học, gắn liền với mục tiêu, nội dung, phương pháp
của ngành cụ thể, kiểm chứng bổ sung chi tiết hơn các vấn đề mà lý
luận dạy học đại cương nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của lý luận dạy học chuyên ngành kỹ thuật là dạy
và học các môn chuyên ngành kỹ thuật.
- Lý luận dạy học chuyên ngành kỹ thuật có các nhiệm vụ sau:
+ Xác định những kiến thức cần thiết, phương pháp của ngành, của môn
học để quy định các mục tiêu dạy học.
Trang 16
Đồ án tốt nghiệp. Hoàng Thị Ngọc – Lớp SPKT – Điện – K49.
+ Đưa ra các mô hình để xác định nội dung, phương pháp và cách thức tổ
chức cho hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
+ Kiểm tra và cập nhật thường xuyên nội dung dạy học sao cho phù hợp
với kiến thức mới nhất của môn, của khoa học chuyên ngành.
- Lý luận dạy học chuyên ngành kỹ thuật có mục đích trang bị cơ sở lý
luận của môn học và hướng dẫn phương pháp giảng dạy các môn kỹ
thuật cho giáo viên các trường dạy nghề.
1.2.6. Tầm quan trọng của học phần: “Phương pháp dạy học chuyên
ngành”.
Học phần: “Phương pháp dạy học chuyên ngành” là một học phần quan
trọng góp phần trang bị kiến thức cơ bản và hình thành kỹ năng ban đầu về
hoạt động phương pháp dạy học chuyên ngành trong việc đào tạo giáo viên
dạy chuyên ngành kỹ thuật. Học phần này có thể coi là bước chuyển hóa từ
phương pháp dạy học chung vào phương pháp dạy học các môn chuyên
ngành kỹ thuật cụ thể. Với những nhiệm vụ căn bản là nhằm giúp cho
người học có kỹ năng phân tích chương trình, nội dung các môn học kỹ
thuật, hiểu được phương pháp khoa học của môn học, từ đó làm cơ sở cho
việc tổ chức quá trình dạy học bao gồm các bước lên lớp và cả quá trình
phát triển của nội dung bên trong. Việc lĩnh hội được những đặc điểm căn
bản của môn học kỹ thuật cho phép giáo viên lựa chọn phương pháp và
phương tiện dạy học hợp lý, tối ưu hóa hệ dạy học, hướng vào việc tổ chức
và chiếm lĩnh tri thức và các kỹ năng nghề một cách có hiệu quả nhất.
Đồng thời, nó đưa ra các hướng dẫn cho việc dạy và học các nội dung căn
bản của chương trình, đặc biệt là các nội dung khó.
Trang 17
Đồ án tốt nghiệp. Hoàng Thị Ngọc – Lớp SPKT – Điện – K49.
1.2.7. Thực trạng việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy học phần:
“Phương pháp dạy học chuyên ngành”.
Kinh tế tri thức cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế trong
giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi đất nước ta cần
có một lực lượng lớn lao động với chất lượng và trình độ cao. Điều đó đặt
ra cho giáo dục nói chung và dạy nghề nói riêng những trọng trách to lớn.
Một trong những vấn đề mấu chốt, có vai trò quyết định chất lượng đào tạo
nghề là chất lượng đội ngũ giáo viên dạy kỹ thuật, dạy nghề. Chính vì vậy,
nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên dạy nghề là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu của các trường sư phạm kỹ thuật hoặc các khoa sư phạm kỹ thuật
trong các trường đại học kỹ thuật. Nói đến chất lượng đào tạo trước hết
phải nói tới chương trình đào tạo. Muốn đạt tới mục tiêu đào tạo thì chương
trình đào tạo được cấu trúc phải phản ánh được mục tiêu ấy. Đối với đào
tạo giáo viên nói chung và đào tạo giáo viên dạy nghề nói riêng thì học
phần: “Phương pháp dạy học chuyên ngành” là một nội dung quan trọng
góp phần hình thành năng lực cụ thể của người giáo viên nói chung và
người giáo viên dạy kỹ thuật, dạy nghề nói riêng. Phương pháp dạy học
chuyên ngành cũng là một tiêu chí để đánh giá chất lượng của giáo viên
dạy chuyên ngành kỹ thuật. Vì vậy, để góp phần nâng cao năng lực sư
phạm cho người giáo viên, chúng ta cần biết cách nhìn nhận, phân tích,
đánh giá đúng mức thực tế đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nói
chung và việc thực hiện nhiệm vụ dạy học chuyên ngành nói riêng trong
thời gian qua để từ đó tìm ra hướng khắc phục, giải quyết và cải tiến công
tác giảng dạy học phần: “Phương pháp dạy học chuyên ngành” sao cho
hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Trang 18
Đồ án tốt nghiệp. Hoàng Thị Ngọc – Lớp SPKT – Điện – K49.
Trong những năm qua, ngành dạy nghề đã có chủ trương bồi dưỡng, đào
tạo nghiệp vụ sư phạm bậc 1, bậc 2 và chương trình đào tạo khung chứng
chỉ dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ sư phạm của đội ngũ
giáo viên dạy nghề. Nhờ có quá trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nên đã
giúp cho đội ngũ giáo viên dạy nghề khắc phục dần những yếu kém về
năng lực sư phạm.
Trong cả hai bộ chương trình bồi dưỡng và đào tạo đều có môn:
“Phương pháp dạy học chuyên ngành” với thời lượng 30 tiết (chương trình
bậc 2) và 45 tiết (chương trình đào tạo). “Phương pháp dạy học chuyên
ngành” là khoa học thuộc hệ thống các môn sư phạm kỹ thuật, được thực
hiện sau khi người học đã học xong các môn sư phạm học đại cương mà
nhất là môn lý luận dạy học. “Phương pháp dạy học chuyên ngành” nghiên
cứu quá trình dạy học kỹ thuật nghề nghiệp. Quá trình dạy học kỹ thuật
nghề nghiệp vừa mang đặc điểm chung của quá trình dạy học nói chung
vừa mang những nét đặc trưng riêng đối với từng môn học và ngành học.
“Phương pháp dạy học chuyên ngành” giúp giáo viên xác định những yếu
tố đặc trưng của quá trình dạy học kỹ thuật nghề nghiệp, vận dụng lý luận
dạy học nói chung, lý luận dạy học chuyên ngành nói riêng để hình thành,
phát triển kỹ năng dạy học các bài học lý thuyết cũng như thực hành nghề,
góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo trong các trường dạy nghề.
Về cấu trúc nội dung, chương trình môn học được thực hiện gồm hai
phần:
- Phần 1: Những vấn đề chung của: “Phương pháp dạy học chuyên
ngành” đề cập tới những khái niệm cơ bản về đào tạo nghề nghiệp và
những hướng dẫn chung về cách xây dựng và thực hiện các yếu tố cơ
Trang 19
Đồ án tốt nghiệp. Hoàng Thị Ngọc – Lớp SPKT – Điện – K49.
bản của quá trình dạy học kỹ thuật nghề nghiệp như: Mục tiêu dạy học,
nội dung dạy học, phương pháp dạy học…
- Phần 2: Phương pháp dạy học một số nội dung kỹ thuật nghề nghiệp đã
chỉ ra phương pháp cho việc dạy học lý thuyết nghề (dạy học khái niệm
kỹ thuật, dạy học cấu tạo kỹ thuật, dạy học nguyên lý kỹ thuật…) và
phương pháp dạy học thực hành nghề (dạy học kỹ năng nghề, quá trình
hướng dẫn thực hành nghề tại xưởng, trường, tại cơ sở sản xuất…).
Thực tế cho thấy rằng: Sau khi được học tập, bồi dưỡng môn học:
“Phương pháp dạy học chuyên ngành” cùng với các môn học khác trong
chương trình, phần lớn học viên đã định hướng được những công việc cơ
bản của người giáo viên dạy nghề. Họ đã biết soạn được những giáo án lý
thuyết nghề cũng như thực hành nghề theo đúng quy định, đồng thời đã tiến
hành thực hiện lên lớp với những bài đã soạn có hiệu quả.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện nhiệm
vụ giảng dạy môn: “Phương pháp dạy học chuyên ngành” cũng còn có
nhiều tồn tại:
- Nội dung môn học mới chỉ đề cập được đến những vấn đề lý luận chung
cho tất cả các bộ môn, các ngành và các đối tượng khác nhau. Chưa cụ
thể đối với từng môn, từng ngành, từng đối tượng học nghề. Trong khi
đó các lớp bồi dưỡng và đào tạo thường là những học viên thuộc nhiều
môn học, ngành học và ở những trình độ khác nhau. Vì vậy, chương
trình môn học như trên chưa phù hợp với đối tượng cụ thể và thiếu tính
khả thi. Nội dung bồi dưỡng và đào tạo vẫn chủ yếu là lý thuyết, rất ít
chú trọng tới thực hành giảng dạy.
Trang 20
Đồ án tốt nghiệp. Hoàng Thị Ngọc – Lớp SPKT – Điện – K49.
- Điều đó đã dẫn đến kết quả là nhiều giáo viên mặc dù đã cố gắng nhưng
còn rất nhiều lúng túng và gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện
nhiệm vụ dạy nghề của mình như thiết kế và tiến hành thực hiện các bài
dạy chuyên ngành. Cụ thể là chưa biết cách xác định mục tiêu học tập
của bài dạy, chưa biết lựa chọn và chế biến tài liệu học tập cho phù hợp
với đối tượng để hướng tới đạt mục tiêu đề ra, việc lựa chọn và sử dụng
phương pháp dạy học nhìn chung chưa phù hợp với từng nội dung và
từng đối tượng dạy nghề, đa số vẫn sử dụng phương pháp giảng dạy
đơn điệu, thụ động nhồi nhét chưa phát huy được tính chủ động sáng
tạo của học sinh, kỹ năng thiết kế và sử dụng các phương tiện dạy học
còn hạn chế, đặc biệt là các phương tiện dạy học hiện đại. Bài giảng còn
đơn điệu thông tin một chiều, rất thiếu vắng những tình huống thực tế
nghề nghiệp, số đông giáo viên còn yếu về mặt sử dụng ngôn ngữ, diễn
đạt không rõ ràng làm cho học sinh khó hiểu bài.
Sự yếu kém trên của đội ngũ giáo viên dạy nghề có thể xuất phát từ
nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là chưa xây dựng
được nội dung học phần: “Phương pháp dạy học chuyên ngành” dành
riêng cho từng môn học, ngành học cụ thể, do vậy việc thực hành dạy
học lý thuyết nghề và dạy học thực hành nghề của giáo viên dạy kỹ
thuật, dạy nghề đã gặp nhiều khó khăn và đã ảnh hưởng không nhỏ tới
hiệu quả đào tạo nghề hiện nay.
=> Với vị trí và tầm quan trọng của mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy
học cùng những đặc điểm lý luận dạy học chuyên ngành kỹ thuật và đặc
biệt là tầm quan trọng của học phần: “Phương pháp dạy học chuyên ngành”
như trên thì để đáp ứng mục tiêu đào tạo giáo viên dạy chuyên ngành kỹ
Trang 21
Đồ án tốt nghiệp. Hoàng Thị Ngọc – Lớp SPKT – Điện – K49.
thuật theo định hướng đổi mới đào tạo theo năng lực thực hiện, trong quá
trình đào tạo giáo viên dạy chuyên ngành kỹ thuật cần phải trang bị cho
những người giáo viên tương lai nội dung học phần: “Phương pháp dạy học
chuyên ngành” một cách khoa học và hợp lý.
Trang 22
Đồ án tốt nghiệp. Hoàng Thị Ngọc – Lớp SPKT – Điện – K49.
Kết luận chương 1: Chương này tác giả đã đề cập tới các vấn đề:
- Định hướng đổi mới đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật theo năng lực thực
hiện.
- Lý luận dạy học chuyên ngành kỹ thuật: Vị trí, tầm quan trọng của mục
tiêu, nội dung, phương pháp dạy học; tầm quan trọng và thực trạng việc
tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy học phần: “Phương pháp dạy học
chuyên ngành”.
Trang 23
Đồ án tốt nghiệp. Hoàng Thị Ngọc – Lớp SPKT – Điện – K49.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH VÀ NỘI DUNG
DẠY HỌC CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN.
2.1. Lịch sử ra đời và đặc điểm nội dung của các môn học chuyên
ngành điện.
2.1.1. Lịch sử ra đời của các môn học chuyên ngành điện.
- Cùng với lịch sử ra đời và phát triển của ngành điện:
+ Năm 1785 – Coulomb phát minh ra định luật tĩnh điện.
+ Năm 1800 – Volta phát minh ra pin.
+ Năm 1820 – A.M.Ampere phát minh ra định luật điện động lực học.
+ Năm 1831 – Faraday phát minh ra định luật cảm ứng điện từ.
+ Năm 1833 – Lentz phát minh ra chiều dòng điện cảm ứng.
+ Năm 1847 – Kirchhoff phát minh ra định luật về dòng điện và điện
áp trong mạch điện phân nhánh.
+ Năm 1869 – Grant phát minh ra máy phát điện một chiều.
+ Năm 1873 – Maxwell phát minh ra lý thuyết về trường điện từ.
+ Năm 1879 – Edison phát minh ra đèn sợi đốt với dây tóc là than
cacbon.
+ Năm 1880 – Edison, năm 1890 Maxim – phát minh ra máy phát điện
xoay chiều một pha.
+ Năm 1890 – Dorraronxki phát minh ra động cơ ba pha, máy biến áp
ba pha.
+ Năm 1907 – Mỹ xây dựng đường dây cao áp 110 KV.
+ Năm 1922 – Mỹ xây dựng đường dây cao áp 220 KV.
Trang 24
Đồ án tốt nghiệp. Hoàng Thị Ngọc – Lớp SPKT – Điện – K49.
Trong ngành giáo dục và đào tạo cũng dần dần xuật hiện các môn học
chuyên ngành điện. Các môn học này ra đời gắn liền với quá trình tìm tòi,
phát minh, nghiên cứu của các nhà khoa học trong lĩnh vực điện học.
2.1.2. Đặc điểm nội dung của các môn học chuyên ngành điện.
2.1.2.1. Tính cụ thể và tính trừu tượng.
- Tính cụ thể: Được biểu hiện ở chỗ nội dung các môn học chuyên
ngành điện phản ánh những đối tượng cụ thể, bao gồm kiến thức về
các công cụ lao động, các loại máy móc, các quá trình kỹ thuật, các
thao tác công nghệ cụ thể… Những tri thức này phần nào được học
sinh tri giác ngay trên đối tượng nghiên cứu thông qua các phương
tiện trực quan hoặc thao tác mẫu của giáo viên.
- Tính trừu tượng: Được biểu hiện qua hệ thống các khái niệm kỹ
thuật, nguyên lý kỹ thuật… mà học sinh không thể trực tiếp tri giác
được. Ví dụ: Nguyên lý hoạt động của các loại máy điện, đặc tính cơ
của động cơ điện một chiều, đặc tính cơ của động cơ không đồng bộ,
các quá trình hãm ngược, hãm tái sinh, hãm động năng của động cơ
điện một chiều và động cơ không đồng bộ… Để tiếp thu loại tri thức
này, đòi hỏi phải hình dung, tưởng tượng (tức tư duy). Song để có dữ
liệu cho tư duy thì phải có nhận thức cảm tính (trực quan). Vì thế,
trong các tài liệu kỹ thuật người ta thường mô phỏng những nội
dung trừu tượng bằng các kí hiệu, hình vẽ, sơ đồ…
Hai đặc điểm nói trên đòi hỏi trong dạy học các môn chuyên ngành
điện cần phải thống nhất giữa tính cụ thể và tính trừu tượng; giữa nhận
thức cảm tính với nhận thức lý tính; giữa cấu trúc, hình thức bên ngoài
Trang 25