Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài 8: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở - Giáo án Công nghệ 6 - GV:L.N.Mai:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.87 KB, 5 trang )

SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÍ TRONG NHÀ Ở
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Trình bày được vai trò của nhà ở đối với đời sống con người. Nêu
được cách sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở.
2. Kĩ năng: Sắp xếp được chỗ ở, nơi học tập của bản thân ngăn nắp, sạch sẽ.
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn nhà ở sạch đẹp và sắp xếp đồ đạc hợp lí góp phần
bảo vệ môi trường sống.
II. ĐỒ DÙNG.
1. Giáo viên: Giáo án,đồ dùng dạy học; tranh vẽ nhà ở, sắp xếp trang trí nhà ở.
2. Học sinh: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập; đọc trước bài mới, liên hệ thực tế.
III. PHƯƠNG PHÁP.
- Trực quan, đàm thoại, hợp tác.
IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Khởi động: 2 phút
- Cách tiến hành: Trong một gia đình có rất nhiều đồ đạc và để sắp xếp được chúng
một cách gọn gàng hợp lí thì cần phải phân chia được các khu vực vậy cần sắp xếp
như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
2. Bài mới.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu vai trò của nhà ở với đời sống con người.
- Mục tiêu: Trình bày được vai trò của nhà ở đối với đời sống con người.
- Thời gian: 18 phút
- Đồ dùng: Tranh ảnh
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS quan sát hình 2.1 và thảo
luận nhóm ngang để trả lời câu hỏi.
? Vì sao con người cần nhà ở, nơi ở?
- GV áp dụng kĩ thuật khăn trải bàn
theo nội dung câu hỏi trong 5'
? Nhà ở có vai trò gì với đời sống con
người?


- GV nhận xét kết quả của từng HS và
- Vì: Tránh được mưa gió, bão, giá rét.
Được ngủ, nghỉ, học, nghỉ ngơi vui chơi
giải trí.
- Nhà ở là nơi trú ngụ của con người.
- Nhà ở bảo vệ con người tránh khỏi
những tác hại của thiên nhiên, môi trường
(nắng, mưa, gió, bão …)
- Nhà ở là nơi đáp ứng các nhu cầu về vật
chất và tinh thần của con người.
từng nhóm đồng thời kết luận cho từng
vai trò trên hình vẽ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách phân chia các khu vực sinh hoạt trong nơi ở
của gia đình.
- Mục tiêu: Nêu được cách phân chia các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia
đình.
- Thời gian: 20 phút
- Đồ dùng:
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
? Thế nào là sắp xếp đồ đạc hợp lí
trong nhà ở
- GV nhận xét, kết luận
- Gợi ý cho HS kể tên những sinh hoạt
bình thường của gia đình mình.
- GV ghi lên bảng ý kiến của của HS
lên bảng.
- GV chốt từ những hoạt động chính
của mọi gia đình, từ đó bố trí các khu
vực sinh hoạt trong gia đình.

- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin
SGK phần II.1 và phân tích yêu cầu
từng khu vực và cho HS liên hệ thực tế
tại gia đình các khu vực đó.
? Em hãy lấy ví dụ về việc sắp xếp
không hợp lí các khu vục hoạt động
trong nơi ở của gia đình.
? Theo em nhà ở thành thị, nông thôn,
nhà ở của đồng bào dân tộc cần được
sắp xếp như thế nào để tránh được ô
nhiễm và bảo vệ được môi trường
sống.
Kết luận: Phân chia các khu vực cần
tính toán hợp lí tùy theo diện tích thực
tế sao cho phù hợp với tính chất, công
việc của mỗi gia đình, phong tục tập
- Là thể hiện sự khoa học trong cuộc sống
gia đình (dễ nhìn, dễ thấy, dễ lấy, dễ tìm).
- ngủ, nghỉ, ăn uống, làm việc, học tập,
tiếp khách …
- HS nêu được một số yêu cầu (nhà rộng,
nhà chật, nhà dân tộc miền núi v.v )
- Nhà ở nơi nào cũng cần được sắp xếp
một cách hợp lí để tránh được ô nhiễm
đến môi trường sống.
quán ở địa phương, đảm bảo cho
mọi thành viên trong gia đình sống
thoải mái, thuận tiện
3. Tổng kết: 5 phút
* Củng cố.

- Đọc phần ghi nhớ.
- Hệ thống lại NDKT cơ bản, nêu các câu hỏi cuối bài để HS trả lời.
* Hướng dẫn về nhà.
- Học bài
- Đọc trước phần II.2; II.3 và liên hệ với gia đình và địa phương
Tiết 20
SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÍ TRONG NHÀ Ở
(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nêu được yêu cầu của việc sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực một
cách hợp lí.
2. Kĩ năng: Nhận dạng được cách bố trí sắp xếp đồ đạc trong một số dạng nhà ở
của Việt Nam .
3. Thái độ: Có ý thức sắp xếp đồ đạc ở góc học tập, phòng cá nhân ngăn nắp, sạch
sẽ, thuận tiện.
II. ĐỒ DÙNG.
1. Giáo viên: giáo án, đồ dùng dạy học; Tranh vẽ nhà ở, sắp xếp trang trí nhà ở
hình 2.2-2.6.
2. Học sinh: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập; Đọc trước bài mới, liên hệ thực tế.
III. PHƯƠNG PHÁP.
- Đàm thoại, trực quan, hợp tác.
IV. TỔ CHỨC GIỜ DẠY.
1. Khởi động: 5 phút
* Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu các khu vực chính của nhà ở và liên hệ cách sắp xếp
đồ đạc cho mỗi khu vực ở nhà em?
* Đặt vấn đề: Tiết trước các em đã được biết cách sắp xếp phân chia trong các khu
vực sinh hoạt của gia đình và hôm nay chúng ta sẽ tiếp sắp xếp đồ đạc trong khu
vực của gia đình. Vậy cần sắp xếp như thế nào ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động: HD tìm hiểu sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở.
- Mục tiêu: Nêu được yêu cầu của việc sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực một

cách hợp lí.Nhận dạng được cách bố trí sắp xếp đồ đạc trong một số dạng nhà ở
của Việt Nam .
- Thời gian: 35phút
- Đồ dùng: hình 2.2-2.6.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Qua thực tế ở gia đình, em thấy các loại
đồ đạc ở các khu vực có gì khác nhau và
cách sắp xếp chúng như thế nào ?
? Để sắp xếp đồ đạc hợp lí cần chú ý
những điều kiện gì ?
? Đối với nhà chật cần phải sử dụng và
sắp xếp đồ đạc như thế nào để vẫn sống
thoải mái và thuận tiện ?
- GV ghi ý kiến HS lên bảng sau đó cho
HS khác nhận xét bổ sung và cuối cùng
GV tổng kết (SGK).
- GV hướng dẫn học sinh quan sát hình
2.2; 2.3; 2.4; 2.5; 2.6; và nêu những hiểu
biết về nhà ở của từng địa phương.
- GV gọi đọc về đặc điểm chung của
nhà ở nông thôn, thành phố và miền núi
(SGK) và liên hệ sự đổi mới về điều
kiện ở của TP Lào Cai.
- Các loại đồ đạc trong từng khu vực
khác nhau nên cách sắp xếp chúng cũng
rất khác nhau, tùy theo điều kiện và ý
thích của từng gia đình.
- Mỗi khu vực cần có những đồ đạc cần
thiết và được sắp xếp hợp lí để thuận

tiện và thoải mái trong sinh hoạt hàng
ngày và dễ lau chùi, quét rọn.
- Nhà chật cần phải phân chia các khu
vực hợp lí và sử dụng các đồ đạc có
nhiều công dụng.
- Kê đồ đạc trong phòng cần chú ý lối đi
lại dễ dàng.
- Một số ví dụ về bố trí, sắp xếp đồ đạc
trong nhà ở của Việt Nam:
- Nhà ở nông thôn: Hình 2.2SGK/36
- Nhà ở đồng bằng Bắc Bộ:
thường có hai ngôi nhà: nhà chính và
nhà phụ.
- Nhà ở đồng bằng sông Cửu Long:
Có khoảng 20-30% có nhà tương đối
chắc chắn còn lại hầu hết là nhà tạm bợ
? Quan sát h2.4, 2.5 em hãy nhận xét về
nhà ở thành phố, thị xã, thị trấn.
? Qua các thông tin đài, báo và những
hiểu biết em thấy các ngôi nhà của các
dân tộc thiểu số được bố trí và sắp xếp
như thế nào?
? Vì sao chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ
sinh thường được đặt xa nhà cuối hướng
gió?

- GV cho HS hoạt động nhóm ngang tìm
hiểu về việc bố trí, sắp xếp nhà ở TP,
TT, TX và nhà ở miền núi.
- Đại diện trình bày, nhận xét chéo

nhau.
- GV nhận xét, bổ sung.
đồ đạc ít và sơ sài.
Nhà ở thành phố, thị xã, thị trấn:
Hình 2.4-2. SGK/37-38.:
Nhà ở miền núi:
H 2.6 SGK/38:
- Đa số dân tộc thiểu số đều ở nhà sàn.
Các khu vực sử dụng tương đối giống
nhau:
+) Phần sàn để ở và sinh hoạt.
+) Dưới sàn trước kia thường để cột
trâu, bò, nuôi súc vật
- Tránh gây ô nhiễm môi trường sống,
đảm bảo được môi trường sống sạch sẽ.
3. Tổng kết: 5 phút
* Củng cố
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Hệ thống lại NDKT cơ bản, nêu các câu hỏi cuối bài để HS trả lời.
* Hướng dẫn về nhà
- Học bài.
- Đọc trước bài 9 và chuẩn bị: 1 tờ giấy A3, bút chì, thước kẻ, bút màu, tẩy.
==================

×