Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn - Giáo án Công nghệ 6 - GV:L.N.Mai:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.96 KB, 9 trang )

QUY TRÌNH TỔ CHỨC BỮA ĂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Nêu được khái niệm thực đơn và các nguyên tắc xây dựng thực đơn
2. Kĩ năng
- Vận dụng vào thực tế để biết cách xây dựng thực đơn cho bữa ăn thường ngày,
bữa tiệc, liên hoan, chiêu đãi.
3. Thái độ
- Yêu thích các công việc tổ chức bữa ăn để áp dụng vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG
- GV: Giáo án, đồ dùng dạy học: Thực đơn bữa tiệc
- HS: Sách vở, đồ dùng học tập
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, hợp tác
IV. TỔ CHỨC GIỜ DẠY
1. Khởi động 5 phút
* Kiểm tra bài cũ
? Trình bày các nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình?
*Giới thiệu bài
Để tổ chức được một bữa ăn tơm tất ngon miệng thì cần phải thực hiện theo một
quy trình nhất định. Vậy quy trình đó như thế nào chúng ta vào tìm hiểu bài hôm
nay.
2. Bài mới
Hoạt động: Tìm hiểu về cách xây dựng thực đơn .
- Mục tiêu: Nêu được khái niệm thực đơn và các nguyên tắc xây dựng thực đơn
- Thời gian: 35 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
GV hỏi
? Kể tên các món ăn có trong hình 3.26,


3.27 Tr114, Tr115
GV bổ sung.
? Bảng ghi các món ăn đó là gì
? Thực đơn là gì
I. Xây dựng thực đơn
1. Thực đơn là gì ?
- HS quan sát.
- HS: Thực đơn
- HS trả lời.
GV kết luận
? Các món ăn ghi trong thực đơn phải
sắp xếp ntn? Tại sao?
- GV mở rộng: trình tự sắp xếp các món
ăn trong thực đơn phản ánh phần nào
phong tục, tập quán của địa phương.
- GV cho HS thảo luận nhóm bàn xây
dựng một thực đơn cho bữa ăn thường
ngày.
- Đại diện trình bày. Nhóm khác nhận
xét, bổ sung
- GV nhận xét, bổ sung.
? Bữa ăn thường ngày có bao nhiêu món
ăn, phương pháp chế biến như thế nào.
GV nhận xét, kết luận
? Em được dự bữa cỗ, liên hoan. Em
cho biết trong bữa ăn đó có bao nhiêu
món và phương pháp chế biến như thế
nào, cách trình ra sao.
GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
? Các món ăn đó được chia làm những

loại nào.
GV bổ sung.
- GV cho HS liên hệ kể món ăn bữa ăn
thường ngày, bữa liên hoan.
? Bữa ăn thường ngày có những món
chính nào.
- Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những
món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa
tiệc, bữa cỗ
- HS trả lời.
2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn.
a) Thực đơn có số lượng và chất
lượng món ăn phù hợp với tính chất
của bữa ăn.
- HS trả lời.
- Bữa ăn thường ngày có từ 3 đến 4 món
ăn.
- HS trả lời.
- Bữa cỗ hoặc liên hoan chiêu đãi có từ
4 đến 5 món trở lên.
- HS kể tên.
b) Thực đơn phải có đủ loại các món
ăn chính theo cơ cấu bữa ăn.
- HS trả lời.
GV kết luận
? Bữa ăn liên hoan có những món ăn
nào.
GV kết luận
? ở bữa ăn liên hoan có hai hình thức
phục vụ đó là hình thức nào.

- GV: hình thức tự phục vụ và có người
phục vụ
? Bữa ăn có người phục vụ như thế nào.
GV bổ sung.
? Khi xây dựng thực đơn phải đảm bảo
theo yêu cầu gì
- Đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng và kinh
tế gia đình
- Bữa ăn thường ngày: canh, xào, mặn +
nước chấm.
- HS kể tên.
- Bữa liên hoan, chiêu đãi gồm: Món
canh, các món rau, củ, quả, món nguội,
món xào, rán, món mặn, món tráng
miệng.
- HS dựa vào sgk trả lời.
c) Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về
mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu
quả kinh tế.
3. Tổng kết. 5 phút
* Củng cố
- GV hệ thống lại kiến cơ bản của bài học.
* HDH và chuẩn bị
- Học bài và chuẩn bị phần II
====================
Tiết 55
QUY TRÌNH TỔ CHỨC BỮA ĂN(Tiếp theo)
I.MUC TIÊU
1. Kiễn thức
- Nêu được cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn thường ngày và thực đơn dùng

cho bữa liên hoan chiêu đãi.
2. Kĩ năng
- Lựa chọn được thực phẩm cho thực đơn thường ngày và thực đơn liên hoan chiêu
đãi
3. Thái độ
- Yêu thích , ham tìm hiểu các món ăn, lựa chọn thực phẩm phù hợp tránh lãng phí
nguyên liệu
II. ĐỒ DÙNG
- GV: Giáo án, SGK
- HS: vở ghi, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoai, hợp tác
IV. TỔ CHỨC GIỜ DẠY
1. Khởi động 5 phút
* Kiểm tra bài.
? Khi xây dựng thực đơn bữa ăn cần phải tuân theo những nguyên tắc nào
*Giới thiệu bài
Ăn uống để đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể làm cơ thể phát triển khỏe
mạnh. Vậy cần lựa chọn thực phẩm như thế nào cho thực đơn thường ngày và thực
đơn cho bữa liên hoan, chiêu đãi . Để trả lời được câu hỏi đó chúng ta tìm hiểu bài
hôm nay
2. Bài mới
Hoạt động: Tìm hiểu về cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn
- Mục tiêu: Nêu được cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn thường ngày và thực
đơn dùng cho bữa liên hoan chiêu đãi.
- Thời gian: 35 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
GV hỏi

? Theo em cần lựa chọn thực phẩm như
thế nào để đảm bảo thực phẩm có chất
lượng.
GV kết luận
? Ta căn cứ vào đâu để lựa chọn thực
phẩm cho thực đơn thường ngày.
- GV lưu ý khi mua thực phẩm ta cần
chú ý đến loại thực phẩm định mua, số
lượng thực phẩm định mua tránh lãng
phí.
? Khi mua thực phẩm cho thực đơn
hàng ngày ta cần chú ý đều gì
GV kết luận
- GV cho HS QS ảnh, liên hệ thực tế về
bữa liên hoan, tự phục vụ và bữa liên
hoan có người phục vụ.
? Các món ăn trong thực có số lượng
như thế nào.
GV kết luận
? Em đã dự bữa liên hoan nào chưa?Kể
tên và phân loại các món ăn của bữa
tiệc, liên hoan mà em đã dự
? Hình thức tổ chức bữa ăn thuộc loại
hình gì? Thành phần tham dự?
? Hãy phân tích cấu tạo của hai loại hình
tổ chức liên hoan?
GV nhận xét, bổ sung.
- GV cho HS hoạt động nhóm bàn
? Xây dựng một thực đơn tại gia đình
nhân kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8 - 3

- Các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận
II. Lựa chọn thực phẩm cho thực
đơn:
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Chọn thực phẩm là khâu rất quan trọng
trong việc tạo nên chất lượng của thực
đơn cần phải mua thực phẩm tươi, ngon,
vừa đủ dùng.
1. Đối với thực đơn dùng cho các bữa
ăn thường ngày
* Phải lưu ý:
- Giá trị dinh dưỡng của thực đơn.
- Đặc điểm của những người trong gia
đình.
- Ngân quỹ gia đình.
2. Đối với thực đơn dùng cho buổi liên
hoan, chiêu đãi.
- HS trả lời.
- Thực đơn gồm nhiều món ăn
- Tùy hoàn cảnh và điều kiện sẵn có mà
chọn thực phẩm phù hợp tránh lãng phí.
xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung.
3. Tổng kết. 5 phút
* Củng cố
- GV hệ thống lại kiến thức cpơ bản của bài học.
* HDH và chuẩn bị
- Học bài và chuẩn bị tiếp phần III, IV
====================

Tiết 56
QUY TRÌNH TỔ CHỨC BỮA ĂN (tiếp theo)
I- MUC TIÊU
1. Kiến thức.
- Nêu được cách chế biến món ăn, cách bày bàn và thu dọn sau khi ăn
2. Kĩ năng
- Vận dụng vào thực hiện chế biến và phục vụ bữa ăn tại gia đình.
3. Thái độ
- Yêu thích các công việc chế biến và trình bày món ăn lịch sự đẹp mắt góp phần
làm đẹp môi trường nơi ăn uống.
II. ĐỒ DÙNG
- GV: Giáo án, SGK
- HS: Sách vở, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Đàm thoại, trực quan, hợp tác
IV. TỔ CHỨC GIỜ DẠY
1. Khởi động 5 phút
* kiểm tra bài.
? Khi lựa chọn thực phẩm cho thực đơn thường ngày cần chú ý gì.
Các em đã đượclàm 2 bài thực hành
*Giới thiệu bài
? Vậy em hãy nhắc lại quy trình thực hành của 2 bài thực hành đó
- Giai đoạn 1: Sơ chế
- Giai đoạn 2: Chế biến
- Giai đoạn 3: Trình bày.
Và để hiểu rõ hơn quy trình đó và cách bày bàn, thu dọn sau khi ăn thì chúng ta
cùng tìm hiểu bài hôm nay.
2. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách chế biến các món ăn
- Mục tiêu: Nêu được quy trình thực hiện chế biến món ăn

- Thời gian: 20 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
?Muốn chế biến 1 món ăn phải qua các
khâu nào
- Sơ chế, chế biến, trình bày.
? Các khâu này có lợi ích gì khi thực
hiện chế biến món ăn.
- Sắp xếp các khâu này hợp lí sẽ tiết
kiệm năng lượng
? Sơ chế thực phẩm là làm gì
- Chuẩn bị thực phẩm trước khi chế
biến.
- HS trả lời. GV kết luận
III/ Chế biến món ăn:
1/ Sơ chế thực phẩm
? Mục đích của việc chế biến các món
ăn là gì
- HS trả lời. GV nhận xét, kết luận
? Muốn chế biến thực phẩm ta căn cứ
vào đâu
- Căn cứ vào thực đơn.
? Nêu các phương pháp chế biến thực
phẩm đã học.
- HS nêu lại các PP đã học. GV kết luận
- Cho HS QS ảnh 1 số món ăn có trang
trí đẹp mắt
? Tại sao phải trình bày món ăn
- Đẹp mắt, hấp dẫn.

- là khâu chuẩn bị thực phẩm trước khi
chế biến
2/Chế biến món ăn;
- Là làm cho thực phẩm chín, dễ hấp thụ
vì qua chế biến thực phẩm đã thay đổi
về trạng thái, hương vị.
- Tùy theo yêu cầu của thực đơn mà
chọn phương pháp chế biến phù hợp.
3./ Trình bày món ăn:
- Để tạo ra vẻ đẹp cho món ăn, tăng sức
hấp dẫn, kích thích ngon miệng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách trình bày bàn và thu dọn sau khi ăn
- Mục tiêu: Nêu được cách bày bàn và thu dọn sau khi ăn
- Thời gian: 20 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Cho H QS ảnh về cách bày bàn ăn cho
biết hình thức trình bày bàn ăn phụ
thuộc vào yếu tố nào ?
? Ta căn cứ vào đâu để chuẩn bị dụng cụ
ăn uống
? Cần chuẩn bị dụng cụ ăn như thế nào.
? Để thu hút được khách hàng làm
khách chú ý nhiều cần bày bàn ăn như
thế nào cho đẹp mắt, hấp dẫn.
- HS trả lời. GV kết luận
IV./ Bày bàn và thu dọn sau khi ăn.
1./ Chuẩn bị dụng cụ:
- Căn cứ vào thực đơn và số người dự

bữa ăn để tính số bàn ăn và các loại
chén, đĩa, ly,… cho đầy đủ, phù hợp.
- Cần chọn dụng cụ đẹp, phù hợp với
tính chất bữa ăn.
2./ B ày bàn ăn.
Cho HS thảo luận nhóm bàn 3’
- Để tạo ra bữa ăn chu đáo người phục
vụ cần có thái độ ntn ?
? Sau khi ăn xong người phục vụ cần
phải làm gì
- HS : Trình bày.
- GV : Cần phải thu dọn và vệ sinh sạch
sẽ sau khi ăn để giữ cho nơi ăn uống
luôn gọn gàng, sạch sẽ
- Lưu ý HS phải có thái độ ân cần, niềm
nở, quý trọng khách.
- Phải trang trí lịch sự, đẹp mắt.
- Món ăn trình bày theo thực đơn, đẹp,
hài hòa về màu sắc, hương vị.
- Trình bày món ăn và chế biến chỗ ngồi
phù hợp.
3./ Cách phục vụ và thu dọn sau khi
ăn.
a) Phục vụ: Cần phải ân cần, niềm nở,
vui tươi, hòa nhã, quý trọng khách.
b) Dọn bàn ăn:
- Không dọn bàn ăn khi còn người đang
ăn.
- Sắp xếp dụng cụ ăn uống theo từng
loại (bát, đãi, cốc,…). Cần phục vụ bữa

ăn chu đáo, dọn bàn lịch sự, vệ sinh.
3. Tổng kết. 5 phút
* Củng cố
- GV hệ thống lại kiến thức cpơ bản của bài học.
* HDH và chuẩn bị
- Học bài và chuẩn bài thực hành
=================

×