Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt trung tâm hoạt động thanh thiếu niên Bình Thuận công suất 200m3/ngày.đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 112 trang )


i
MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục i
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình viii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÌNH THUẬN VÀ TRUNG TÂM HOẠT
ĐỘNG THANH THIẾU NIÊN BÌNH THUẬN 5
1.1 TỔNG QUAN VỀ BÌNH THUẬN 5
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 5
1.1.2 Tình hình kinh tế xã hội 6
1.1.3 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 8
1.2 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN 10
1.2.1 Vị trí địa lý 10
1.2.2. Quy mô dự án 11
1.2.3. Mục tiêu dự án: 11
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ CÁC PHƯƠNG
PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI 13
2.1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 13
2.1.1. Nguồn gốc 13
2.1.2. Thành phần tính chất nước thải 14
2.2. TÁC HẠI CỦA NƯỚC THẢI SINH HOẠT. 16
2.2.1. Tác hại do chất hữu cơ BOD, COD 16
2.2.2. Tác hại do chất rắn SS. 16
2.2.3. Tác hại do nhiệt độ. 16


2.2.4. Tác hại do vi trùng gây bệnh.
16

ii
2.2.5. Tác hại do nitơ, photpho. 16
2.2.6. Tác hại do dầu mỡ. 17
2.2.7. Tác hại do màu 17
2.2.8. Bảo vệ nguồn nước mặt khỏi sự ô nhiễm của nước thải. 17
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI 18
2.3.1. Phương pháp xử lý lý học (cơ học) 18
2.3.1.1. Thiết bị chắn rác 18
2.3.1.2. Thiết bị nghiền rác 19
2.3.1.3. Bể điều hòa 19
2.3.1.4. Bể lắng cát 20
2.3.1.5. Lắng 20
2.3.1.6. Lọc 21
2.3.1.7. Tuyển nổi 21
2.3.2. Phương pháp xử lý hóa lý 22
2.3.3. Phương pháp xử lý sinh học 23
2.3.3.1. Công trình xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên 23
a. Cánh đồng tưới và bãi lọc: 23
b. Hồ sinh học: 24
2.3.3.2. Công trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo 25
a. Bể lọc sinh học (bể Biôphin) 25
b. Bể Aerotank 25
2.3.4. Phương pháp xử lý cặn 26
2.3.5. Các phương pháp khử trùng 27
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
SINH HOẠT CHO TRUNG TÂM HOẠT ĐỘNG THANH THIẾU NIÊN BÌNH
THUẬN 28

3.1 Xác định thông số đầu vào 28
3.2 Đề xuất công nghệ xử lý 30
3.2.1 Phương án 1 31
3.2.2 Phương án 2 34

iii
CHƯƠNG 4 : TÍNH TOÁN CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 36
4.1. Mức độ xử lý cần thiết và các thông số tính toán 36
4.1.1. Mức độ cần thiết xử lý 36
4.1.2. Xác định các thông số tính toán 37
4.2. Tính toán các công trình đơn vị phương án 1 37
4.2.1. Song chắn rác 37
4.2.2. Bể gom 41
4.2.3. Bể tách dầu mỡ 43
4.2.4. Bể điều hòa 45
4.2.5. Bể Aerotank 50
4.2.6. Bể lắng II 59
4.2.7. Bể nén bùn 64
4.2.8. Bể khử trùng 68
4.2.9. Bể lọc áp lực 71
4.3. Tính toán các công trình đơn vị phương án 2 76
4.3.1. Tính toán các công trình khác phương án 1 76
4.3.1.1. Bể lọc sinh học 76
4.3.1.2. Bể lắng 2. 80
4.3.1.3. Bể nén bùn. 84
4.3.2. Tính toán các công trình giống phương án 1 88
4.3.2.1. Song chắn rác 88
4.3.2.2. Bể gom 88
4.3.2.3. Bể tách mỡ 89
4.3.2.4. Bể điều hòa 89

4.3.2.7. Bể khử trùng 90
4.3.2.8. Bể lọc áp lực 91
CHƯƠNG 5: DỰ TOÁN KINH TẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI 92
5.1. PHƯƠNG ÁN 1 92
5.1.1. DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG 92
5.1.2. DỰ TOÁN THIẾT BỊ 93

iv
5.1.3. CHI PHÍ XỬ LÝ 1m
3
NƯỚC THẢI 96
5.2. PHƯƠNG ÁN 2 98
5.2.1. DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG. 98
5.2.2. DỰ TOÁN THIẾT BỊ 99
5.2.3. CHI PHÍ XỬ LÝ 01m
3
NƯỚC THẢI 101
5.3. ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN 103
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
PHỤ LỤC 108

Tính toán- thiết kế trạm XLNT sinh hoạt trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận công suất 200m
3
/ngày.đêm


GVHD: Th.S Vũ Hải Yến Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môi trường và những vấn đề liên quan đến môi trường là đề tài được bàn
luận một cách sâu sắc trong kế hoạch phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào
trên thế giới. Trái đất – ngôi nhà chung của chúng ta đang bị đe dọa bởi sự suy
thoái và cạn kiệt dần các nguồn tài nguyên. Nguồn gốc của mọi sự biến đổi về môi
trường trên thế giới ngày nay là do các hoạt động kinh tế - xã hội của con người.
Các hoạt động này, một mặt cải thiện chất lượng cuộc sống con người và môi
trường, mặt khác lại mang lại hàng loạt các vấn đề như: cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên, ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường khắp nơi trên thế giới.
Một trong những vấn đề môi trường cần được quan tâm là vấn đề nước thải
Nước
thải nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường, sẽ làm ảnh hưởng
đến môi trường sống xung quanh, đó là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng ảnh
hưởng đến sức khỏe con người, ảnh hưởng đến đời sống các thủy sinh vật trong các
kênh rạch tiếp nhận lượng nước thải trên, ảnh hưởng đến cây trồng, mùa màng…
Trước đây, khi mật độ dân số còn thấp thì khả năng chịu tải của môi trường
lớn, thời gian tự làm sạch nhanh. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghiệp – đô
thị và đặc biệt là dân số quá mức như hiện nay đã làm cho khả năng tự làm sạch
của môi trường không còn nữa , thiên nhiên không còn khả năng tự hồi phục, đã
đến lúc chúng ta phải tự giải quyết vấn đề của chính mình.
Trong vài năm trở lại đây, tỉnh Bình Thuận đang trên đà phát triển mọi mặt
về kinh tế văn hóa xã hội.
Chính vì vậy, tỉnh đã phát triển dự án Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu
Niên Bình Thuận nhằm tạo điều kiện cho thanh thiếu niên có nơi hoạt động vui
chơi. Dự án này sắp được khởi công. Đây là 1 dự án mới nhằm tạo điều kiện cho
Thanh Thiếu
Niên Bình Thuận có cơ hội phát triển tài năng, tham gia các hoạt
động rất ý nghĩa mang tính xã hội tạo một môi trường sống văn minh hiện đại, đảm
bảo về an ninh và thân thiện với môi trường. Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu
Tính toán- thiết kế trạm XLNT sinh hoạt trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận công suất 200m

3
/ngày.đêm


GVHD: Th.S Vũ Hải Yến Trang 2
Niên Bình Thuận sẽ góp phần làm cho diện mạo của phường Mũi Né nói riêng và
Tỉnh Bình Thuận nói chung ngày càng hiện đại và phát triển.
Sự phát triển của dự án sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của khu đô
thị này, đồng thời kéo theo các điều kiện văn hoá, tinh thần cũng được cải thiện
trong mỗi người dân. Dự án Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận
được xây dựng với quy mô lớn, khi dự án đi vào hoạt động thì các tác động tiêu
cực ảnh hưởng đến môi trường nảy sinh là tất yếu. Môi trường không khí, nước
mặt, nước ngầm … đều bị tác động ở nhiều mức độ khác nhau do các loại chất thải
phát sinh và nguy cơ xảy ra rủi ro, sự cố về môi trường, trong đó chủ yếu là khí
thải, nước thải và chất thải rắn. Đặc biệt là vấn đề nước thải, với lượng nước thải
phát sinh trong khu vực dự án trong giai đoạn một là 200 m
3
/ngày.đêm. Về l âu về
dài nếu không có biện pháp xử lý khắc phục thì sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường
xung quanh và văn minh đô thị.
Trước tình hình đó, đề tài tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt
tại Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận là cần thiết nhằm đạt tới sự
hài hoà lâu dài, bền vững giữa nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi
trường một cách thiết thực nhất.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Tính toán - thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho “Trung tâm hoạt
động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận, công suất 200 m
3
/ngày. đêm” . Nước thải đầu
ra đạt quy chuẩn QCVN: 14 - 2008.

3. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
− Về nội dung thực hiện: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tính toán, thiết kế
trạm xử lý nước thải sinh hoạt Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên
Bình Thuận.
− Về thời gian thực hiện: 12 tuần.
4. NỘI DUNG THỰC HIỆN
− Tìm hiểu vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và
hiện trạng môi trường tại khu vực xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Tính toán- thiết kế trạm XLNT sinh hoạt trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận công suất 200m
3
/ngày.đêm


GVHD: Th.S Vũ Hải Yến Trang 3
− Thu thập các tài liệu tổng quan về đặc trưng nước thải sinh hoạt và các
phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt.
− Xác định các thông số thiết kế bao gồm lưu lượng, thành phần, tính chất
nước thải và nguồn xả thải.
− Đưa ra các phương án xử lý và chọn phương án xử lý hiệu quả nhất để
thiết kế hệ thống xử lý nước thải của Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu
Niên Bình Thuận.
− Tính toán thiết kế các công trình đơn vị và thể hiện phần tính toán trên
các bản vẽ kỹ thuật.
− Dự toán chi phí xây dựng, thiết bị, hóa chất, chi phí vận hành trạm xử lý
nước thải.
5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Phương pháp dự báo: từ số liệu về dân số, điều kiện kinh tế xã hội, hoạt
động dự kiến của Trung tâm, tác giả đã tiến hành dự báo lưu lượng và tải lượng ô
nhiễm do nước thải sinh hoạt gây ra khi Trung Tâm đi vào hoạt động.
Phương pháp so sánh: so sánh ưu khuyết điểm của các công nghệ xử lý để

đưa ra giải pháp xử lý nước thải có hiệu quả hơn, so sánh đặc tính nước thải đầu
vào với tiêu chuẩn xả thải để chọn công nghệ xử lý phù hợp.
Phương pháp tính toán: sử dụng c
ác công thức toán học để tính toán các
công trình đơn vị của hệ thống xử lý nước thải, chi phí xây dựng và vận hành hệ
thống.
Phương pháp trao đổi ý kiến: trong quá trình thực hiện đề tài đã tham khảo ý
kiến của giáo viên hướng dẫn về vấn đề có liên quan.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
− Xây dựng trạm XLNT sinh hoạt cho Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu
Niên Bình Thuận là góp phần vào việc bảo vệ môi trường chung cho
cộng đồng, đảm bảo phát triển bền vững cho tương lai.
− Góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho thành viên tham gia
vào các hoạt động trong Trung Tâm cũng như mọi người xung quanh.

Tính toán- thiết kế trạm XLNT sinh hoạt trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận công suất 200m
3
/ngày.đêm


GVHD: Th.S Vũ Hải Yến Trang 4
7. CẤU TRÚC CỦA ĐỒ ÁN:

, các bài luận
xử lý nước thải sinh hoạt cho trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận
công suất 200m
3
/ngày đêm.”
• Chương 1: Giới thiệu về Bình Thuận và trung tâm hoạt động Thanh
Thiếu Niên Bình Thuận

Giới thiệu về dự án, Bình
Thuận.
• Chương 2: Tổ nước thải sinh hoạt và các phương pháp xử
lý nước thải.
uan về nước thải sinh hoạt, các thông số ô nhiễm đặc trưng, các
phương pháp xử lý nước thải.
• Chương 3: Đề xuất các công nghệ xử lý nước thải cho trung tâm hoạt
động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận.
Trình bày tính chất nước thải đầu vào, đề xuất các công nghệ xử lý theo phương án
1, phương án 2
• thải sinh hoạt công
suất 200m
3
/ngày đêm
.
• Chương 5: Dự toán kinh tế.
.
Lựa chọn phương án thích hợp.
• Chương 6: Kết luận – Kiến nghị
là đưa ra phương án xử lý nước thải sinh hoạt một cách
hợp lý và hiệu quả với định hướng phát triển kinh tế xã hội của phường Mũi Né,
thành phố Phan Thiết, góp phần cải thiện chất lượng môi trường nâng cao chất
lượng sống cho người dân.
Tính toán- thiết kế trạm XLNT sinh hoạt trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận công suất 200m
3
/ngày.đêm


GVHD: Th.S Vũ Hải Yến Trang 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÌNH THUẬN VÀ TRUNG TÂM

HOẠT ĐỘNG THANH THIẾU NIÊN BÌNH THUẬN
  

1.1 TỔNG QUAN VỀ BÌNH THUẬN
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý
Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, thuộc vùng kinh tế Đông
Nam Bộ và nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía
Nam. Bình Thuận là tỉnh có dãy đất bắt đầu chuyển hướng từ Nam sang Tây của
phần còn lại của đất nước trên bản đồ chữ S.
• Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.
• Đông Bắc tỉnh Ninh Thuận.
• Tây giáp tỉnh Đồng Nai.
• Tây Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu.
• Đông và Nam giáp biển Đông với đường bờ biển dài 192 km.
 Địa hình
Địa hình Bình Thuận bao gồm 4 dạng cơ bản: núi thấp, gò đồi, đồng bằng,
đồi cát và cồn cát ven biển. Ngoài khơi có một số đảo, trong đó có 10 đảo của
huyện đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết 120 km. Trên địa bàn tỉnh có một
số núi cao như: Đa Mi (1.642 m), Dang Sruin (1.302 m), Ông Trao (1.222 m), Gia
Bang (1.136 m), núi Ông (1.024 m) và Chi Két (1.017 m). Một số nhánh mũi chạy
ra sát biển tạo nên các mũi La Gàn, Kê Gà, Mũi Né, Hòn Rơm và Mũi Nhỏ
 Khí hậu
Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt:
• Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10
Tính toán- thiết kế trạm XLNT sinh hoạt trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận công suất 200m
3
/ngày.đêm



GVHD: Th.S Vũ Hải Yến Trang 6
• Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
• Nhiệt độ trung bình: 26 - 27°C
• Lượng mưa trung bình:800 – 1150 mm
• Độ ẩm tương đối: 79%
• Tổng số giờ nắng: 2.459
1.1.2 Tình hình kinh tế xã hội
Theo sự sắp đặt về kinh tế, hiện nay, Bình Thuận là tỉnh thuộc vùng kinh tế
Đông Nam Bộ. Phần đất liền của Bình Thuận nằm trong giới hạn 10°35'-11°38'
Bắc và 107°24'-108°53' Đông.
 Thủy sản
Nhiều sông suối bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh thuộc Lâm Đồng đã chảy
qua Bình Thuận để ra biển. Tính chung, các đoạn sông qua Bình Thuận có tổng
chiều dài 663 km, trong đó có sông Cà Ty (76 km), sông La Ngà (74 km), sông
Quao (63 km), sông Lòng Sông (43 km), sông Phan (40 km), sông Mao (29 km) và
sông Luỹ (25 km).
Bình Thuận có vũng lãnh hải rộng 52 nghìn km² nên Bình Thuận là một
trong ba ngư trường lớn của Việt Nam trữ lượng khai thác đánh bắt hải sản đạt
240.000 tấn hải sản các loại, là điều kiện chế biến thủy sản xuất khẩu. Sò điệp là
đặc sản của biển Bình Thuận, tập trung ở 4 bãi chính là: La Khế, Hòn Rơm, Hòn
Cau và Phan Rí, cho phép đánh bắt 25-30 nghìn tấn/năm.
 Nông - Lâm nghiệp
Tỉnh Bình Thuận có 151.300 ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó có trên
50.000 ha đất lúa. Sẽ phát triển thêm 100.000 ha đất sản xuất nông nghiệp.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển. Đang đầu tư để hình thành các
vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả với:
• 18.000 ha thanh long
• 30.000 ha điều
• 15.000 ha bông vải
• 20.000 ha cao su

Tính toán- thiết kế trạm XLNT sinh hoạt trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận công suất 200m
3
/ngày.đêm


GVHD: Th.S Vũ Hải Yến Trang 7
• 2.000 ha tiêu
Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển các ngành công nghiệp chế
biến từ cây công nghiệp, lương thực, thực phẩm Với diện tích 400.000 ha rừng và
đất lâm nghiệp, trữ lượng gỗ 25 triệu m³ và thảm cỏ là tiền đề thuận lợi để lập các
nhà máy chế biến gỗ và phát triển các trang trại chăn nuôi đại gia súc và lập nhà
máy chế biến thịt bò, heo Trong vài năm trở lại đây, diện tích cây điều bị sụt
giảm đáng kể do giá hạt điều bị giảm, cây thanh long và cây cao su liên tục tăng
diện tích.
 Khoáng sản
Tỉnh Bình Thuận có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn:
• Nước khoáng thiên niên bicarbonat: hơn 10 mỏ trữ lượng cao, chất lượng tốt
(trong đó có cả mỏ nước khoáng nóng 700 độ C) có thể khai thác trên 300 triệu
lít/năm. Trong đó, 2 mỏ đang được khai thác và kinh doanh đó là Vĩnh Hảo và Đa
Kai.
• Cát thủy tinh: 4 mỏ ở Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình và Hàm Tân với trữ lượng
trên 500 triệu m³, chất lượng đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu, phù hợp để sản xuất thủy
tinh cao cấp, kính xây dựng, gạch thủy tinh.
• Đá granít: trữ lượng rất lớn, phân bố khắp nơi.
• Sét bentonit: dùng trong công nghiệp hóa chất và khai thác dầu mỏ, trữ lượng
khoảng 20 triệu tấn. Quặng Sa khoáng nặng để sản xuất titan, zircon, trữ lượng
khoảng một triệu tấn. Tại Vĩnh Hảo có diện tích trên 1.000 ha, sản lượng 150.000
tấn/năm
• Zircon 4 triệu tấn dẫn đầu cả nước về trữ lượng này.
• Dầu khí đang được xem là thế mạnh kinh tế mới của tỉnh Bình Thuận, với

nhiều mỏ dầu có trữ lượng lớn đã được phát hiện cách đất liền 60 km; có 3 mỏ dầu
Rạng Đông, Sư Tử Đen và Rubi đang khai thác. Hai mỏ: Sư Tử Trắng và Sư Tử
Vàng chuẩn bị khai thác. Chính phủ và các bộ, ngành trung ương đang quan tâm
đầu tư phát triển công nghiệp dầu khí tại Bình Thuận để hình thành trung tâm dự
trữ dầu mỏ nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và xuất khẩu.
Tính toán- thiết kế trạm XLNT sinh hoạt trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận công suất 200m
3
/ngày.đêm


GVHD: Th.S Vũ Hải Yến Trang 8
 Du lịch
Ngày 24 tháng 10 năm 1995, hàng vạn người bao gồm các nhà khoa học,
khách du lịch trong nước và quốc tế đổ về núi Tà Dôn (huyện Hàm Thuận Bắc) và
Mũi Né - Phan Thiết để chiêm ngưỡng và nghiên cứu hiện tượng nhật thực toàn
phần cũng đồng thời nhận ra nơi này có nhiều cảnh quan kỳ thú và tiềm năng du
lịch phong phú. Đây được coi là mốc thời gian mà Bình Thuận bắt đầu có tên trên
bản đồ du lịch Việt Nam.
Là một tỉnh ven biển, khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch đẹp,
cảnh quan tự nhiên và thơ mộng, giao thông thuận lợi, Bình Thuận đang là một
trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
Bình Thuận đã đầu tư xây dựng các quần thể du lịch - nghỉ mát - thể thao -
leo núi - du thuyền - câu cá - đánh gôn - nghỉ dưỡng - chữa bệnh tại khu vực
phường Mũi Né (thành phố Phan Thiết), Hàm Tân, Tuy Phong phục vụ du khách.
Hiện nay, thành phố Phan Thiết đang có hai sân golf 18 lỗ: No votel và Sealinks
mang tầm vóc quốc tế; các khách sạn lớn, nhiều khu resort cao cấp, hệ thống nhà
nghỉ ven biển sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ, vui chơi giải trí của du
khách và các nhà đầu tư. Bình Thuận còn có nhiều di tích văn hóa - lịch sử, danh
làm thắng cảnh hấp dẫn.
1.1.3 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Là tỉnh nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc - Nam, hiện nay, Bình Thuận
có ba tuyến quốc lộ chạy qua, tất cả đều đã được nâng cấp, mở rộng hoàn toàn.
• Quốc lộ 1A xuyên Việt (chiều dài đi qua tỉnh là 178 km)
• Quốc lộ 55 đi Bà Rịa - Vũng Tàu
• Quốc lộ 28 từ thành phố Phan Thiết đi huyện Di Linh của tỉnh Lâm Đồng.
Các tuyến đường đến các trung tâm huyện, xã, vùng núi và các vùng kinh tế
quan trọng khác cũng đang được chính quyền địa phương huy động các nguồn vốn
để đầu tư nâng cấp, mở rộng và kéo dài thêm đảm bảo cho sản xuất, lưu thông hàng
hóa và đi lại của nhân dân.
Tính toán- thiết kế trạm XLNT sinh hoạt trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận công suất 200m
3
/ngày.đêm


GVHD: Th.S Vũ Hải Yến Trang 9
• Đường sắt Bắc - Nam qua tỉnh với chiều dài 190 km và qua 11 ga, quan
trọng nhất là ga Mương Mán. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ xây mới ga Phan Thiết
nhằm phục vụ du lịch.
• Đường biển: Là một tỉnh duyên hải có vùng biển rộng, bờ biển dài 192 km,
có hải đảo và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế. Hiện tại, cảng biển Phú Quý đã
xây dựng xong, tiếp nhận tàu 10.000 tấn ra vào. Cảng Phan Thiết đang được xây
dựng tiếp nhận tàu 2.000 tấn.
• Đường hàng không: Để phục vụ nhu cầu đi lại, nhất là đối với khách du lịch,
nhà đầu tư ngày càng nhiều, tỉnh Bình Thuận đang kêu gọi đầu tư để khôi phục lại
sân bay Phan Thiết.
• Các dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường cao tốc Bắc Nam đều đi qua
Bình Thuận
 Điện năng
Có 3 nguồn điện chính:
• Từ nhà máy thủy điện Đa Nhim qua lưới truyền tải 110 KV

• Từ nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi qua lưới truyền tải 110 KV
• Trạm phát điện diesel 3800 KW
• Đang xây dựng thử nghiệm nhà máy phong điện (năng lượng điện từ sức
gió) tại huyện Tuy Phong
.

• Nhà máy phong điện tại Phú Quý
Trong đó, cung cấp điện cho khu vực thành phố Phan Thiết có trạm biến áp
trung tâm Phan Thiết công suất 50 MVA, và sẽ được nâng cấp mở rộng lên 80-100
MVA. Hệ thống lưới điện tại Thành phố Phan Thiết cũng đang được nâng cấp cải
tạo, đáp ứng đủ các nhu cầu khu dân cư và khu công nghiệp Phan Thiết.
 Cung cấp nước
Nhà máy nước Phan Thiết có công suất 25.000 m³/ngày đêm, hiện đang
nâng cấp, mở rộng hệ thống đường ống bằng nguồn vốn ADB, đảm bảo đáp ứng đủ
Tính toán- thiết kế trạm XLNT sinh hoạt trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận công suất 200m
3
/ngày.đêm


GVHD: Th.S Vũ Hải Yến Trang 10
các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Tại các huyện đều có trạm cấp nước quy mô nhỏ
500–2000 m³/ngày đêm.
1.2 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
1.2.1 Vị trí địa lý
Tọa lạc tại khu phố 5, phường Mũi Né ,Tp Phan Thiết ,tỉnh Bình Thuận.
Hướng Đông giáp Biển Đông
Hướng Tây giáp đường tỉnh lộ 716.
Hướng Nam giáp đường Huỳnh Thúc Kháng.
Hướng Bắc giáp khu du lịch Hòn Rơm



Hình 1.1: Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên đang được thi công.

Tính toán- thiết kế trạm XLNT sinh hoạt trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận công suất 200m
3
/ngày.đêm


GVHD: Th.S Vũ Hải Yến Trang 11


Hình 1.2: Vị trí Trung Tâm Hoạt động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận
1.2.2. Quy mô dự án
Tên dự án: Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận
Địa điểm: Phường Mũi Né – Tỉnh Bình Thuận.
Chủ đầu tư: Ban thường vụ tỉnh đoàn Bình Thuận.
Đơn vị thiết kế:
Công ty TNHH TVXD Việt Long.
Đơn vị xây dựng:Công ty TNHH TVXD Việt Long.
Ngày khởi công: 03/01/2011.
Quy mô diện tích: 6.7 ha (67000m
2
).
1.2.3. Mục tiêu dự án:
Dự án này nhằm tạo điều kiện cho Thanh Thiếu Niên Bình Thuận có cơ hội
phát triển tài năng, tham gia các hoạt động rất ý nghĩa mang tính xã hội tạo một
môi trường sống văn minh hiện đại, đảm bảo về an ninh và thân thiện với môi
trường. Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận sẽ góp phần làm cho
diện mạo của phường Mũi Né nói riêng và Tỉnh Bình Thuận nói chung ngày càng
hiện đại và phát triển.

Trung tâm hoạt động Thanh
Thiếu Niên Bình Thuận
Tính toán- thiết kế trạm XLNT sinh hoạt trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận công suất 200m
3
/ngày.đêm


GVHD: Th.S Vũ Hải Yến Trang 12
Sự phát triển của dự án sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của khu đô
thị này, đồng thời kéo theo các điều kiện văn hoá, tinh thần cũng được cải thiện
trong mỗi người dân.










Tính toán- thiết kế trạm XLNT sinh hoạt trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận công suất 200m
3
/ngày.đêm


GVHD: Th.S Vũ Hải Yến Trang 13
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ CÁC
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
  


2.1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT.
2.1.1. Nguồn gốc
Nước thải sinh hoạt (NTSH) phát sinh từ các hoạt động sống hàng ngày của
con người như tắm rửa, bài tiết, chế biến thức ăn… Ở Việt Nam lượng nước thải
này trung bình khoảng 120 - 260 lít/người/ngày. NTSH được thu gom từ các căn
hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, khu dân cư, cơ sở kinh doanh, chợ, các công
trình công cộng khác và ngay chính trong các cơ sở sản xuất.
Khối lượng nước thải của một cộng đồng dân cư phụ thuộc vào:
- Quy mô dân số.
- Tiêu chuẩn cấp nước.
- Khả năng và đặc điểm của hệ thống thoát nước.
Đặc tính chung của NTSH thường bị ô nhiễm bởi các chất cặn bã hữu cơ,
các chất hữu cơ hoà tan (thông qua các chỉ tiêu BOD, COD), các chất dinh dưỡng
(nitơ phospho), các vi trùng gây bệnh (E. coli, Coliform…).
Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào:
- Lưu lượng nước thải.
- Tải trọng chất bẩn tính theo đầu người.
Mà tải trọng chất bẩn tính theo đầu người phụ thuộc vào:
- Mức sống, điều kiện sống và tập quán sống.
- Điều kiện khí hậu .
Tính toán- thiết kế trạm XLNT sinh hoạt trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận công suất 200m
3
/ngày.đêm


GVHD: Th.S Vũ Hải Yến Trang 14
Bảng 2.1: Tải trọng chất bẩn theo đầu người
Chỉ tiêu ô nhiễm
Hệ số phát thải

Các quốc gia gần với
Việt Nam
Theo TCVN
(TCXD – 51 - 84)
Chất rắn lơ lửng SS
70 - 145
50 – 55
BOD
5
đã lắng
45 - 54
25 - 30
BOD
20
đã lắng
-
30 – 35
COD
72 – 102
-
N- NH
4
+

2,4 – 4,8
7
Phospho tổng
0,8 – 4,0
1,7
Dầu mỡ

10 – 30
-
(Nguồn : Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp – Tính toán thiết kế công trình,
Lâm Minh Triết, 2004).
2.1.2. Thành phần tính chất nước thải
Mức độ cần thiết xử lý nước thải phụ thuộc:
- Nồng độ bẩn của nước thải
- Khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận
- Yêu cầu về mặt vệ sinh môi trường
Để lựa chọn công nghệ xử lý và tính toán thiết kế các công trình đơn xử lý
nước thải trước tiên cần phải biết thành phần tính chất của nước thải.
Thành phần tính chất của nước thải chia làm 2 nhóm chính:
- Thành phần vật lý
- Thành phần hoá học
 Thành phần vật lý: Biểu thị dạng các chất bẩn có trong nước thải ở các
kích thước khác nhau được chia thành 3 nhóm.
Nhóm 1: Gồm các chất không tan chứa trong nước thải dạng thô (vải,
giấy, lá cây, cát, da, lông…) ở dạng lơ lửng (
δ
> 10
-1
mm) và ở dạng huyền phù,
nhũ tương (
δ
= 10
-1
– 10
-4
mm).
Nhóm 2: Gồm các chất bẩn dạng keo (

δ
= 10
-4

– 10
-6
mm).
Tính toán- thiết kế trạm XLNT sinh hoạt trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận công suất 200m
3
/ngày.đêm


GVHD: Th.S Vũ Hải Yến Trang 15
Nhóm 3: Gồm các chất bẩn ở dạng hoà tan có
δ
< 10
-6
mm, chúng có thể ở
dạng ion hay phân tử.
 Thành phần hoá học: Biểu thị dạng các chất bẩn trong nước thải có các
tính chất hoá học khác nhau, được chia làm 3 nhóm:
Thành phần vô cơ: cát, sét, xỉ, axít vô cơ, các ion muối phân ly… (chiếm
khoảng 42% đối với NTSH).
Thành phần hữu cơ: các chất có nguồn gốc từ động vật, thực vật cặn bã
bài tiết… (chiếm khoảng 58%).
+ Các chất chứa nitơ:
+ Các hợp chất nhóm hyđrocacbon: mỡ, xà phòng, cellulese…
+ Các hợp chất có chứa phospho, lưu huỳnh.
Thành phần sinh học: nấm men, nấm mốc, tảo, vi khuẩn…
Bảng 2.2: Thể hiện thành phần tương đối của NTSH trước và sau xử lý.

BOD và chất rắn lơ lửng là 2 thông số quan trọng nhất được sử dụng để xác định
đặc tính của NTSH. Quá trình xử lý lắng đọng ban đầu có thể giảm được khoảng
50% chất rắn lơ lửng và 35% BOD.
Bảng 2.2: Thành phần tương đối của nước thải sinh hoạt bình thường
Thành phần chất thải
Trước khi
lắng đọng
Sau khi
lắng đọng
Sau khi xử lý
sinh học
Tổng chất rắn lơ lửng
800
680
530
Chất rắn không ổn định
440
340
220
Chất rắn lơ lửng
240
120
30
Chất rắn lơ lửng không ổn định
180
100
20
BOD
200
130

30
Amoniac
15
15
24
Tổng nitơ
35
30
26
Tổng photpho
10
9
8
(Nguồn: Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp – Tính toán thiết kế công trình,
Lâm Minh Triết, 2004).
Tính toán- thiết kế trạm XLNT sinh hoạt trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận công suất 200m
3
/ngày.đêm


GVHD: Th.S Vũ Hải Yến Trang 16
Chất hữu cơ trong NTSH đặc trưng có thể phân huỷ sinh học có thành phần
50% hydrocacbon, 40% protein và 10% chất béo. Độ pH dao động trong khoảng
6.5 – 8.0 trong nước thải có khoảng 20% - 40% vật chất hữu cơ không phân huỷ
sinh học.
2.2. TÁC HẠI CỦA NƯỚC THẢI SINH HOẠT.
Tác hại đến môi trường của nước thải do các thành phần ô nhiễm tồn tại trong
nước thải gây ra như sau:
2.2.1. Tác hại do chất hữu cơ BOD, COD
Sự khoáng hoá, ổn định chất hữu cơ BOD, COD trong nước thải tiêu thụ một

lượng lớn oxy và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ
sinh thái môi trường nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình
thành. Trong quá trình phân huỷ yếm khí sinh ra các sản phẩm như H
2
S, NH
3
,
CH
4
, làm cho nước có mùi hôi thối và làm giảm pH của môi trường.
2.2.2. Tác hại do chất rắn SS.
Chất rắn gây lắng đọng ở nguồn tếp nhận, gây cản trở dòng chảy, giảm diện
tích mặt cắt ướt của kênh rạch, sông hồ, gây điều kiện yếm khí.
2.2.3. Tác hại do nhiệt độ.
Nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường ít hoặc không ảnh hưởng đến đời
sống các thủy sinh vật.
2.2.4. Tác hại do vi trùng gây bệnh.
Trong nước thải sinh hoạt thường chứa một lượng lớn các vi khuẩn, vi trùng
gây bệnh. Các vi trùng này gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu
chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da,…
2.2.5. Tác hại do nitơ, photpho.
Đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá
cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá ( đó là do sự phát triển bùng phát của các
loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và
Tính toán- thiết kế trạm XLNT sinh hoạt trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận công suất 200m
3
/ngày.đêm


GVHD: Th.S Vũ Hải Yến Trang 17

diệt vong các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình
hô hấp của tảo thải ra ).
2.2.6. Tác hại do dầu mỡ.
Dầu mỡ gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt.
2.2.7. Tác hại do màu
Làm mất vẻ mỹ quan.
2.2.8. Bảo vệ nguồn nước mặt khỏi sự ô nhiễm của nước thải.
Nguồn nước mặt là sông hồ, kênh rạch, suối, biển, … nơi tiếp nhận nước thải
từ khu dân cư, đô thị , khu công nghiệp hay các xí nghiệp công nghiệp. Một số
nguồn nước trong số đó là nguồn nước ngọt quí giá, sống còn của đất nước, nếu để
bị ô nhiễm do nước thải thì chúng ta phải trả giá rấ t đắt và hậu quả không lường
hết. Vì vậy, nguồn nước phải được bảo vệ khỏi sự ô nhiễm do nước thải.
Ô nhiễm nguồn nước mặt chủ yếu là do tất cả các dạng nước thải chưa xử lý
xả vào nguồn nước làm thay đổi các tính chất hoá lý và sinh học của nguồn nước.
Sự có mặt của các chất độc hại xả vào nguồn nước sẽ làm phá vỡ cân bằng sinh học
tự nhiên của nguồn nước và kìm hãm quá trình tự làm sạch của nguồn nước. Khả
năng tự làm sạch của nguồn nước phụ thuộc vào các điều kiện xáo trộn và pha
loãng của nước thải với nguồn. Sự có mặt của các vi sinh vật, trong đó có các vi
khuẩn gây bệnh, đe doạ tính an toàn vệ sinh nguồn nước
Biện pháp được coi là hiệu quả nhất để bảo vệ nguồn nước là:
• Hạn chế số lượng nước thải xả vào nguồn nước.
• Giảm thiểu nồng độ ô nhiễm trong nước thải theo qui địng bằng cách áp
dụng công nghệ xử lý phù hợp đủ tiêu chuẩn xả ra nguồn nước. Ngoài ra,
việc nghiên cứu áp dụng công nghệ sử dụng lại nước thải trong chu trình
kín có ý nghiã đặc biệt quan trọng.


Tính toán- thiết kế trạm XLNT sinh hoạt trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận công suất 200m
3
/ngày.đêm



GVHD: Th.S Vũ Hải Yến Trang 18
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Các phương pháp sử dụng để xử lý nước thải phụ thuộc vào các tính chất vật
lý, hóa học và sinh học của nước thải, do đó về bản chất kỹ thuật xử lý nước thải
được ch
ia làm 3 nhóm chính: lý học (cơ học), hóa học, sinh học. Nếu xác định ở
cấp độ xử lý, các kỹ thuật xử lý trên áp dụng ở các mức sau:
- Xử lý sơ bộ (xử lý bậc một): quá trình này dùng để loại bỏ các tạp chất
thô, các loại cặn trong nước thải. Những tạp chất thô này có thể ảnh hưởng đến
hoạt động bình thường của các quá trình xử lý sau này, hay gây hỏng hóc các thiết
bị phụ trợ khi hoạt động. Các quá trình xử lý sơ bộ thường dùng: song chắn rác,
lưới chắn rác, thiết bị nghiền rác, bể lắng cát, bể tuyển nổi, bể lắng…
- Xử lý bậc hai: mục đích chính của giai đoạn này là loại trừ các hợp chất
hữu cơ và các chất rắn lơ lửng có khả năng phân hủy sinh học. Các quá trình
thường được sử dụng trong xử lý bậc hai là: bùn hoạt tính, bể biophin, các hồ sinh
học…
- Xử lý bậc cao: được áp dụng khi yêu cầu xử lý cao hơn quá trình xử lý
bậc hai có thể đáp ứng. Người ta dùng xử lý bậc cao để loại bỏ các thành phần như
dinh dưỡng (nitơ, phôtpho…), các hợp chất độc, các hợp chất hữu cơ và các chất
rắn lơ lửng. Quá trình xử lý bậc cao có thể áp dụng các kỹ thuật sinh học, hóa học
hoặc lý học. Ví dụ: quá trình sinh học để loại bỏ nitơ, phôtpho, keo tụ hóa học, quá
trình lắng theo sau là lọc hấp phụ bằng cacbon hoạt tính.
- Xử lý bùn cặn: đây là khâu rất quan trọng không thể không xét đến trong
công trình xử lý nước thải vì trong một số công đoạn xử lý luôn kèm theo một
lượng bùn đáng kể. Các kỹ thuật xử lý bùn có thể kể là: nén bùn, ổn định bùn, sấy
bùn, sản xuất compost…
2.3.1. Phương pháp xử lý lý học (cơ học)
Phương pháp này được sử dụng để tách các tạp chất không hòa tan và một

phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Các công trình xử lý cơ học bao gồm:
2.3.1.1. Thiết bị chắn rác
Tính toán- thiết kế trạm XLNT sinh hoạt trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận công suất 200m
3
/ngày.đêm


GVHD: Th.S Vũ Hải Yến Trang 19

Hình 2.1: Thiết bị chắn rác

Thiết bị chắn rác có thể là song chắn rác hoặc lưới chắn rác, có chức năng
chắn giữ những rác bẩn thô (giấy, rau, cỏ, rác…), nhằm đảm bảo đảm cho máy
bơm, các công trình và thiết bị xử lý nước thải hoạt động ổn định. Song và lưới
chắn rác được cấu tạo bằng các thanh song song, các tấm lưới đan bằng thép hoặc
tấm thép có đục lỗ… tùy theo kích cỡ các mắt lưới hay khoảng cách giữa các thanh
mà ta phân biệt loại chắn rác thô, trung bình hay rác tinh.
Theo cách thức làm sạch thiết bị chắn rác ta có thể chia làm 2 loại: loại làm
sạch bằng tay, loại làm sạch bằng cơ giới.
2.3.1.2. Thiết bị nghiền rác
Là thiết bị có nhiệm vụ cắt và nghiền vụn rác thành các hạt, các mảnh nhỏ lơ
lửng trong nước thải để không làm tắc ống, không gây hại cho bơm. Trong thực tế
cho thấy việc sử dụng thiết bị nghiền rác thay cho thiết bị chắn rác đã gây nhiều
khó khăn cho các công đoạn xử lý tiếp theo do lượng cặn tăng lên như làm tắc
nghẽn hệ thống phân phối khí và các thiết bị làm thoáng trong các bể (đĩa, lỗ phân
phối khí và dính bám vào các tuabin…. Do vậy phải cân nhắc trước khi dùng.
2.3.1.3. Bể điều hòa
Là đơn vị dùng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự biến động về lưu
lượng và tải lượng dòng vào, đảm bảo hiệu quả của các công trình xử lý sau, đảm
bảo đầu ra sau xử lý, giảm chi phí và kích thước của các thiết bị sau này.

Tính toán- thiết kế trạm XLNT sinh hoạt trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận công suất 200m
3
/ngày.đêm


GVHD: Th.S Vũ Hải Yến Trang 20
Có 2 loại bể điều hòa:
- Bể điều hòa lưu lượng
- Bể điều hòa lưu lượng và chất lượng
Các phương án bố trí bể điều hòa có thể là bể điều hòa trên dòng thải hay
ngoài dòng thải xử lý. Phương án điều hòa trên dòng thải có thể làm giảm đáng kể
dao động thành phần nước thải đi vào các công đoạn phía sau, còn phương án điều
hòa ngoài dòng thải chỉ giảm được một phần nhỏ sự dao động đó. Vị trí tốt nhất để
bố trí bể điều hòa cần được xác định cụ thể cho từng hệ thống xử lý, và phụ thuộc
vào loại xử lý, đặc tính của hệ thống thu gom cũng như đặc tính của nước thải.
2.3.1.4. Bể lắng cát
Nhiệm vụ của bể lắng cát là loại bỏ cặn thô, nặng như: cát, sỏi, mảnh thủy
tinh, mảnh kim loại, tro, than vụn… nhằm bảo vệ các thiết bị cơ khí dễ bị mài mòn,
giảm cặn nặng ở các công đoạn xử lý sau.
Bể lắng cát gồm những loại sau:
- Bể lắng cát ngang: Có dòng nước chuyển động thẳng dọc theo chiều dài
của bể. Bể có thiết diện hình chữ nhật, thường có hố thu đặt ở đầu bể.
- Bể lắng cát đứng: Dòng nước chảy từ dưới lên trên theo thân bể. Nước
được dẫn theo ống tiếp tuyến với phần dưới hình trụ vào bể. Chế độ dòng chảy khá
phức tạp, nước vừa chuyển động vòng, vừa xoắn theo trục, vừa tịnh tiến đi lên,
trong khi đó các hạt cát dồn về trung tâm và rơi xuống đáy.
- Bể lắng cát tiếp tuyến: là loại bể có thiết diện hình tròn, nước thải được
dẫn vào bể theo chiều từ tâm ra thành bể và được thu vào máng tập trung rồi dẫn ra
ngoài.
- Bể lắng cát làm thoáng: Để tránh lượng chất hữu cơ lẫn trong cát và tăng

hiệu quả xử lý, người ta lắp vào bể lắng cát thông thường một dàn thiết bị phun khí.
Dàn này được đặt sát thành bên trong bể tạo thành một dòng xoắn ốc quét đáy bể
với một vận tốc đủ để tránh hiện tượng lắng các chất hữu cơ, chỉ có cát và các phân
tử nặng có thể lắng.
2.3.1.5. Lắng
Tính toán- thiết kế trạm XLNT sinh hoạt trung tâm hoạt động Thanh Thiếu Niên Bình Thuận công suất 200m
3
/ngày.đêm


GVHD: Th.S Vũ Hải Yến Trang 21
Lắng là phương pháp đơn giản nhất để tách các chất bẩn không hòa tan ra
khỏi nước thải. Dựa vào chức năng và vị trí có thể chia bể lắng thành các loại:
- Bể lắng đợt 1: Được đặt trước công trình xử lý sinh học, dùng để tách các
chất rắn, chất bẩn lơ lững không hòa tan.
- Bể lắng đợt 2: Được đặt sau công trình xử lý sinh học dùng để lắng các
cặn vi sinh, bùn làm trong nước trước khi thải ra nguồn tiếp nhận
Căn cứ vào chiều dòng chảy của nước trong bể, bể lắng cũng được chia
thành các loại giống như bể lắng cát ở trên: bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng
tiếp tuyến (bể lắng radian).
2.3.1.6. Lọc
Lọc được ứng dụng để tách các tạp chất phân tán có kích thước nhỏ khỏi
nước thải, mà các bể lắng không thể loại được chúng. Người ta tiến hành quá trình
lọc nhờ các vật liệu lọc, vách ngăn xốp, cho phép chất lỏng đi qua và giữ các tạp
chất lại.
Vật liệu lọc được sử dụng thường là cát thạch anh, than cốc, hoặc sỏi, thậm
chí cả than nâu, than bùn hoặc than gỗ. Việc lựa chọn vật liệu lọc tùy thuộc vào
loại nước thải và điều kiện địa phương.
Có nhiều dạng lọc: lọc chân không, lọc áp lực, lọc chậm, lọc nhanh, lọc chảy
ngược, lọc chảy xuôi…

2.3.1.7. Tuyển nổi
Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng
hạt rắn hoặc lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém ra khỏi pha lỏng. Trong một số
trường hợp quá trình này cũng được dùng để tách các chất hòa tan như các chất
hoạt động bề mặt. Quá trình như vậy được gọi là quá trình tách hay làm đặc bọt.
Trong xử lý nước thải về nguyên tắc tuyển nổi thường được sử dụng để khử
các chất lơ lửng và làm đặc bùn sinh học.
Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ (thường là
không khí) vào trong pha lỏng. Các khí đó kết dính với các hạt và khi lực nổi tập
hợp các bóng khí và hạt đủ lớn sẽ kéo theo các hạt cùng nổi lên bề mặt, sau đó

×