BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA
NƯỚC THẢI SẢN XUẤT CHẾ BIẾN MỦ CAO SU ĐẾN
CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
PHƯỚC
Ngành: MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : Th.S LÂM VĨNH SƠN
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ THU THỦY
MSSV: 0851080083 Lớp: 08DMT1
TP. Hồ Chí Minh, năm 2012
BM05/QT04/ĐT
Khoa: Môi trường & CNSH
PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
(Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo ĐATN)
1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài: NGUYỄN THỊ THU THỦY
MSSV : 0851080083 Lớp:08DMT1
Ngành : Kỹ Thuật Môi Trường
Chuyên ngành : Kỹ Thuật Môi Trường
2. Tên đề tài : “Nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của nước thải sản xuất chế biến
mủ cao su đến chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh Bình Phước”
3. Các dữ liệu ban đầu :
- Tổng quan về ngành sản xuất và chế biến mủ cao su
- Tổng quan về vị trí địa lý điều kiện tự nhiên môi trường của tỉnh Bình Phước
- Các bảng kết quả số liệu quan trắc, bảng kết quả phân tích các mẫu nước ngầm,
4. Các yêu cầu chủ yếu :
Để thực hiện được các mục tiêu của đề tài, các nội dung cụ thể được tập trung thực hiện
như sau:
- Khảo sát và thu thập số liệu thực tế phục vụ cho nội dung đề tài
- Đánh giá được hiện trạng các nhà máy chế biến mũ cao su trên địa bàn tỉnh Bình
Phước
- Nêu được phương pháp lấy mẫu, cách thức phân tích và đánh giá được mẫu nước
thải
- Đề xuất các biện pháp khắc phục gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh
5. Kết quả tối thiểu phải có:
1) Phác họa được hiện trạng môi trường các nhà máy chế biến mủ trên địa bàn tỉnh
Bình Phước
2) Đánh giá được hiện trạng môi trường và nguồn nước tại các nhà máy
3) Đề xuất các giải pháp quản lý nguồn nước ngầm
4)
Ngày giao đề tài: Ngày nộp báo cáo: 21/07/2012
Chủ nhiệm ngành
(Ký và ghi rõ họ tên)
TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….
Giảng viên hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên)
Giảng viên hướng dẫn phụ
(Ký và ghi rõ họ tên)
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1. Những nội dung trong đồ án này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của Thầy Th.S Lâm Vĩnh Sơn
2. Mọi tham khảo, số liệu dùng trong đồ án đều được trích dẫn rõ ràng tên tác
giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.
3. Mọi sao chép không hợp lê, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Thủy
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em chân thành cảm ơn quý thầy cô của trường Đại học Kỹ Thuật
Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, cũng như quý thầy cô trong khoa Môi Trường
và Công Nghệ Sinh Học đã giảng dạy cho em suốt 4 năm qua
Em xin chân thành cảm ơn thầy Lâm Vĩnh Sơn, lòng nhiệt tình và những chỉ dẫn
sâu sắc của Thầy đã giúp em hoàn thiện luận văn này.
Em xin kính chúc quý Thầy Cô được dồi dào sức khở và đạt được nhiều thành
công trong công việc
Em xin gửi lời cảm ơn tới Sở Tài Nguyên & Môi Trường, Phòng Quản lý Môi
Tr ường và Chi Cục Thống Kê tỉnh Bình Phước đã sẵn sàng tạo điều kiện cho em về
mặt số liệu, số cần thiết để hoàn thiện luận văn.
Lời cuối cùng con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc, chân thành đến Ba Mẹ và những
người thân trong gia đình, đã sinh thành dưỡng dục, nuôi con khôn lớn, tận tụy chỉ dạy
con, giúp con vượt qua bao khó khăn trở ngại trên mỗi bước đường đời để có được kết
quả ngày hôm nay.
Xin cảm ơn các bạn đã cùng trao đổi những kiến thức trong suốt quá trình học.
Xin nhận nơi đây lòng biết ơn chân thành đến tất cả những người thân thương của tôi.
Thành Phố Hồ Chí Minh,
Nguyễn Thị Thu Thủy
Đồ án tốt nghiệp
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
CHƯƠNG 1 10
MỞ ĐẦU 10
1.1. Đặt vấn đề 10
1.2. Tính cấp thiết của đề tài 11
1.3. Mục tiêu của đề tài 12
1.4. Đối tượng nghiên cứu 12
1.5. Nội dung nghiên cứu 12
1.6. Phương pháp nghiên cứu 12
1.7. Giới hạn và Phạm vi nghiên cứu 13
1.7.1. Giới hạn đề tài 13
1.7.2. Phạm vi đề tài 13
CHƯƠNG 2 14
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH
BÌNH PHƯỚC 14
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên 14
2.1.1. Vị trí địa lý 14
2.1.2. Địa hình 16
2.1.4. Khí hậu 17
Đồ án tốt nghiệp
ii
2.1.5. Thủy văn 18
2.2. Tổng quan về điều kiện kinh tế xã hội 19
2.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế 19
2.2.2. Sản xuất nông - lâm nghiệp 20
2.2.3. Sản xuất công nghiệp 20
2.2.4. Quản lý tài nguyên và môi trường 21
CHƯƠNG 3 22
TỔNG QUAN VỀ NG ÀNH SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN MỦ CAO SU 22
3.1. Khái quát về tình hình phát triển ngành cao su trên thế giới và Việt Nam 22
3.1.1. Trên Thế giới 22
3.1.2. Việt Nam 23
3.2. Nguyên liệu chế biến 24
3.3. Quy trình chế biến 25
3.3.1. Quy trình chế biến mủ ly tâm 25
3.3.2.Công nghệ chế biến mủ tạp 25
3.3.3.Bảo vệ mủ 26
3.3.4. Trút mủ nước và mủ tạp 26
3.3.5. Tiếp nhận mủ ở nhà máy 27
3.3.6. Lọc và làm đông đặc mủ nước 27
3.3.7. Chế biến mủ đánh đông 29
3.3.8. Sấy khô 30
3.3.9. Đóng bành 32
3.4. Tổng quan về chế biến và sản xuất cao su trên tỉnh Bình Phước 33
3.4.1. Dây chuyền công nghệ chế biến mủ cao su 33
Đồ án tốt nghiệp
iii
3.5.Nguồn gốc phát sinh nước thải 36
3.5.1. Thành phần và tính chất đặc trưng của nước thải chế biến mủ cao su 37
3.6. Tác hại đến môi trường do nước thải chế biến mủ cao su 40
3.6.1. Gây mùi hôi thối trong khu vực 40
3.6.2. Tác động đến nguồn nước và đời sống thủy sinh 41
3.6.3. Tác hại các chất hữu cơ cao 41
3.6.4. Tác hại của chất dinh dưỡng 42
3.6.5. Tác hại của chất rắn lơ lửng 42
3.6.6. Tính độc của Amonia 43
3.6.7. Tác hại của Vi sinh vật gây bệnh 43
CHƯƠNG 4 44
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN MỦ CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH PHƯỚC 44
4.1. Tình hình sản xuất và chế biến 44
4.2. Quy hoạch và phát triển tương lai của ngành 48
4.3. Tác động của nguồn thải công nghiệp cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước 50
4.4. Chất lượng nước thải 52
4.5. Hiện trạng ô nhiễm chế biến cao su 66
4.5.1. Nước thải 66
4.5.2. Khí thải 67
4.5.3. Mùi hôi 68
4.5.4. Chất thải rắn 68
CHƯƠNG 5 70
Đồ án tốt nghiệp
iv
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN MỦ CAO SU ĐẾN
CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM 70
5.1. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 70
5.1.1. Phương pháp điều tra 70
5.1.2. Phương pháp lấy mẫu 71
5.2. Kết quả điều tra và thảo luận 73
5.2.1. Kết quả điều tra 73
5.2.2. Tổng hợp kết quả thu được 74
5.3. Kết quả phân tích và đánh giá 75
5.3.1. Kết quả phân tích 75
5.3.2. Đánh giá 77
5.4. Đánh giá mức độ ô nhiễm và những vấn đề còn tồn tại 82
CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG
NƯỚC NGẦM 84
6.1. Biện pháp quản lý 84
6.1.1. Rà soát các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm 85
6.1.2. Quản lý đầu vào 85
6.1.3. Vận động, khuyến khích các cơ sở giảm thiểu ô nhiễm 85
6.1.4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường 86
6.1.5. Đề xuất, kiến nghị các biện pháp hỗ trợ từ Nhà Nước 86
6.2. Biện pháp cưỡng chế 87
6.2.1. Di dời 87
6.2.2. Tạm ngưng sản xuất 87
6.3. Biện pháp quy hoạch khai thác nước ngầm trong các khu công nghiệp 87
Đồ án tốt nghiệp
v
6.4. Biện pháp về kỹ thuật 88
6.5. Giải pháp kinh tế tài chính 95
6.6. Giải pháp về tuyên truyền giáo dục 95
6.7. Ứng dụng Gis trong quản lý nước ngầm 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
Kết luận 97
Kiến nghị 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
Đồ án tốt nghiệp
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADS : Mủ tạp hong khói
ANRPC : Hiệp hội các nước sản xuất cao su
BOD5 : Nhu cầu oxy sinh học
BVMT : Bảo vệ Môi Trường
COD : Nhu cầu oxy hóa học
DRC : Hàm lượng cao su khô
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải
IRSG : Tập đoàn nghiên cứu cao su quốc tế
NMCB : Nhà máy chế biến
QLMT : Quản lý môi trường
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
RSS : Mủ tờ xông khói
TSS : Tổng chất rắn lơ lửng
TN&MT : Tài Nguyên và Môi Trường
TCVN : Tiê u chuẩn Việt Nam
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBND : Ủy ban nhân dân
VRG : Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam
Đồ án tốt nghiệp
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân bố dân số theo huyện thị năm 2010 15
Bảng 3.1. Thành phần hóa học của nước thải chế biến mủ cao su (mg/l) 38
Bảng 3.2 Tải lượng ô nhiễm trung bình của nhà máy chế biến cao su 39
Bảng 3.3. Tổng tải lượng ô nhiễm của các nhà máy chế biến mủ cao su 39
Bảng 3.4. Nồng độ các chất ô nhiễm từ các nhà máy chế biến mủ cao su (mg/l) . 39
Bảng 3.5. So sánh nồng độ ô nhiễm với QCVN 01: 2008/BTNMT 40
Bảng 3.6. Một số chất gây mùi 41
Bảng 3.7. Hàm lượng các chất dinh dưỡng N& P có thể tạo phú dưỡng hóa 42
Bảng 4.1. Các cơ sở sản xuất ngoài KCN được khảo sát 45
Bảng 4.2. Lượng nước thải của các cơ sở sản xuất ngoài KCN 46
Bảng 4.3. Khối lượng chất thải rắn từ các cơ sở sản xuất ngoài KCN 47
Bảng 4.4. Sản lượng cao su thiên nhiên của một số nước 49
Bảng 4.5. Thống kê lượng nước thải của các nhà máy chế biến mủ cao su 52
Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các nhà máy sản xuất mủ
cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước đợt 1 và 2 tháng (09/2011)
58
Bảng 5.1. Bảng nhật trình lấy mẫu 75
Bảng 5.2. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại một số nhà máy chế
biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước 76
Đồ án tốt nghiệp
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước 16
Hình 3.1. Sơ đồ phân vùng kinh tế cao su 24
Hình 3.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất mủ có đánh đông 34
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến mủ ly tâm 35
Hình 3.3. Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến mủ tạp 36
Hình 4.1. Tỷ lệ các cơ sở sản xuất ngoài KCN ở các huyện, thị 46
Hình 4.2. Khối lượng chất thải rắn công nghiệp (kg/tháng) của các cơ sở sản xuất
ngoài KCN 48
Hình 4.3. Biểu đồ biểu diễn độ pH nước thải chế biến cao su trên địa bàn tỉnh Bình
Phước 63
Hình 4.4. Biểu đồ biểu diễn COD nước thải cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước 63
Hình 4.5. Biểu đồ biểu diễn BOD nước thải cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước 64
Hình 4.6. Biểu đồ biểu diễn TSS nước thải cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước 65
Hình 4.7. Biểu đồ biểu diễn Nito Tổng nước thải cao su trên địa bàn tỉnh Bình
Phước 65
Hình 4.8. Biểu đồ biểu diễn Phôtpho Tổng nước thải cao su trên địa bàn tỉnh Bình
Phước
66
Hình 5.1. Sơ đồ lấy mẫu nước ngầm trên địa bàn tỉnh Bình Phước 73
Hình 5.2. Biểu đồ thể hiện giá trị pH của chất lượng nước ngầm tỉnh Bình Phước . 77
Hình 5.3. Biểu đồ thể hiện giá trị CaCO3 chất lượng nước ngầm tỉnh Bình Phước. 78
Hình 5.4. Biểu đồ thể hiện giá trị TSS chất lượng nước ngầm tỉnh Bình Phước 78
Hình 5.5. Biểu đồ thể hiện giá trị COD chất lượng nước ngầm tỉnh Bình Phước 79
Hình 5.6. Biểu đồ thể hiện giá trị Nitrit chất lượng nước ngầm tỉnh Bình Phước 79
Hình 5.7. Biểu đồ thể hiện giá trị Nitrat chất lượng nước ngầm tỉnh Bình Phước 80
Hình 5.8. Biểu đồ thể hiện giá trị Sunfat chất lượng nước ngầm tỉnh Bình Phước 80
Hình 5.9. Biểu đồ thể hiện giá trị Fe chất lượng nước ngầm tỉnh Bình Phước 81
Hình 5.10. Biểu đồ thể hiện giá trị Coliform chất lượng nước ngầm tỉnh Bình Phước81
Đồ án tốt nghiệp
ix
Hình 6.1. Sơ đồ chiến lược sản xuất sạch 89
Hình 6.2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải cao su bằng công nghệ MBBR kết hợp
ABR+ (Công nghệ BIOFAS- MBBR + công nghệ BIOFAS – ABR) 92
Hình 6.3. Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm nhiễm bẩn 95
Đồ án tốt nghiệp
10
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống con người, sinh vật và
tất cả các hoạt động khác, nó gắn liền với đời sống. Nước thiên nhiên không chỉ sử
dụng để cấp cho ăn uống, sinh hoạt mà còn được sử dụng cho nhiều mục đích khác
nhau, như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vàn tải, thủy điện… Do đó, nước
sạch và vệ sinh môi trường là điều kiện tiên quyết nhằm phòng chống dịch bệnh,
nâng cao sức khỏe cho cộng đồng đồng thời phản ánh nét vàn hóa, trình độ văn
minh của xã hội.
Nhiễm bẩn nước ngầm được xem là sự giảm chất lượng nước ngầm tự nhiên.
Điều này sẽ dẫn đến việc gây độc hại đối với sức khỏe con người và động thực vật.
Phần lớn các nguồn nhiễm bẩn xuất phát từ các nguồn thải qua việc sử dụng với các
mục đích khác nhau, trong đó có nguồn nước thải từ ngành chế biến sản xuất mủ
cao su – một trong những ngành chế biến nông sản phát triển thế mạnh của tỉnh
Bình Phước.
Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp chế biến cao su có sự đóng góp
quan trọng trong ngành công nghiệp Bình Phước phát triển mạnh, hàng loạt nhà
máy lớn, công suất cao được khánh thành đưa vào hoạt động đã tạo được bước phát
triển nhảy vọt trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Trong 5 năm từ 2006
– 2010 diện tích cao su đã tăng từ 522.200 – 740.000 ha, sản lượng cao su tăng từ
555.400 – 754.500tấn/năm, năng suất bình quân tăng khoảng từ 1,56-1,72 tấn/ha.
Theo định hướng phát triển đến năm 2020, chính phủ Việt Nam đã ban hành quyết
đinh phê duyệt quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 (750/QĐ-TTg ngày
03/6/2009) đưa ra mục tiêu 800.000 ha vào năm 2015 và sản lượng 1,2 triệu tấn
năm 2020 với kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ đô la.
Mặt khác, nước thải từ nhà máy chế biến mủ cao su có độ nhiễm bẩn rất cao,
ảnh hưởng lớn đến điều kiện vệ sinh môi trường. Nước thải ra từ nhà máy với khối
lượng lớn gây ô nhiễm trầm trọng đến khu vực dân cư, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời
Đồ án tốt nghiệp
11
sống của nhân dân trong khu vực. Các mùi hôi thối, độc hại, hóa chất sử dụng cho
công nghệ chế biến cũng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân và sự phát triển
của động thực vật xung quanh nhà máy.
Nếu không xử lý triệt để mà xả trực tiếp lượng nước thải vào nguồn tiếp nhận
sông, suối, ao, hồ, và các tầng nước ngầm thì nó sẽ ảnh hưởng nặng đến môi trường
xung quanh.
Đề tài” Nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng của nước thải sản xuất
chế biến mủ cao su đến chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh Bình Phước”
nhằm phân tích, xác định mức độ ảnh hưởng của nước thải ngành chế biến sản xuất
mủ cao su đến chất lượng nước ngầm xung quanh các cơ sở, doanh nghiệp, chế biến
cao su trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp quy hoạch, quản lý,
xử lý nước ngầm thích hợp cho tỉnh Bình Phước.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Với chủ trương bảo vệ môi trường của Nhà Nước- Căn cứ vào Luật Bảo Vệ
môi trường 2005 số 52/2005/QH 11, nhằm tăng cường các hoạt động bảo vệ môi
trường tại địa phương,phân cấp cụ thể chức năng nhiệm vụ Quản lý Môi Trường
(QLMT) cho UBND cấp huyện, cấp xã như đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam
kết Bảo Vệ Môi Trường (BVMT). Tuyên truyền giáo dục pháp luật về BVMT cho
cộng đồng, vận động nhân dân ký hương ước, cam kết về BVMT.Đây là một
chương trình nhằm hướng tới một môi trường văn minh- sạch đẹp- bảo vệ môi
trường
Hiện nay, người dân tại tỉnh Bình Phước sử dụng nước cấp từ hệ thống giếng
khoan tư nhân, chưa áp dụng được các phương pháp xử lý hiện có. Ngoài ra, ở một
số nơi tại tỉnh Bình Phước đã có nhiều giếng nhiễm Asen. Bên cạnh đó, ngành công
nghiệp chế biến mủ cao su là một trong những ngành có mức độ gây ô nhiễm môi
trường cao: khí (hơi hóa chất độc hại), lưu lượng nước thải lớn với hàm lượng chất
hữu cơ cao gây ô nhiễm môi trường nước, gây mùi hôi thối,…
Như vậy, đề tài được thực hiện với mục đích khảo sát chất lượng nước ngầm
của nhà máy chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh và đề xuất giải pháp kiểm soát
Đồ án tốt nghiệp
12
thích hợp để người dân an tâm sử dụng. Xuất phát từ nhu cầu trên mà em thực hiện
đề tài này vừa tuân thủ luật lệ của Nhà Nước vừa góp phần bảo vệ môi trường và
sức khỏe của cả cộng đồng.
1.3. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được tình hình thực trạng nguồn nước thải tại các nhà máy chế biến
mủ trên địa bàn Bình Phước
Đề xuất các giải pháp quản lý và đưa ra phương án xử lý phù hợp
Hạn chế những tác động, rủi ro của nước thải đến chất lượng nước ngầm, con
người và hệ sinh thái…
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nước thải và nước ngầm xung quanh nhà máy chế
biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước
1.5. Nội dung nghiên cứu
Thu thập các tài liệu về thực trạng, diện tích sản lượng cao su trên địa bàn tỉnh,
số lượng các sơ sở, doanh nghiệp chế biến cao su trên địa bàn phục vụ cho việc
nghiên cứu, phân tích, so sánh, đánh giá, tham khảo cho đề tài
Tìm hiểu về quy trình công nghệ sản xuất chế biến cao su và những ảnh hưởng
của chúng đến nguồn nước
Phân tích các thành phần trong nước thải theo tiêu chuẩn, quy chuẩn của Bộ
Tài Nguyên và Môi Trường về các chỉ tiêu hóa, lý, vi sinh vật…
Đánh giá thực trạng hệ thống xử lý nước thải hiện nay trong tỉnh và đề xuất
công nghệ điển hình.
Đề xuất một số biện pháp quản lý và phương pháp xử lý nước thải nhằm giảm
thiểu ô nhiễm
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu được thực hiện
bao gồm:
Phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin, tài liệu có liên quan:
Đồ án tốt nghiệp
13
Thu thập thông tin, số liệu về các nhà máy chế biến, về hiện trạng và các
nguồn gây ô nhiễm chính ở các nhà máy
Tham khảo tài liệu đã nghiên cứu, thông tin về các giải pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Phương pháp so sánh
So sánh, đánh giá mức độ ô nhiễm cũng như tác động đến môi trường của
nước thải, khí thải, chất thải rắn,… dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phép.
Phương pháp đánh giá
1.7. Giới hạn và Phạm vi nghiên cứu
1.7.1. Giới hạn đề tài
Do thời gian hạn chế nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề môi
trường nước thải, khí thải, chất thải rắn tại các nhà máy chế biến cao su có nhiều cơ
sở chế biến mủ gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh
Đề tài chỉ tập trung vào nước thải tại một số nhà máy chế biến mủ cao su trên
địa bàn tỉnh Bình Phước và nước ngầm các vùng lân cận của nhà máy
Với các chỉ tiêu phân tích: pH, BOD, COD, TSS, N-NH3…
1.7.2. Phạm vi đề tài
Đề tài được thực hiện tại các nhà máy chế biến cao su có mật độ ô nhiễm cao
hơn các nhà máy trong khác trong khu vực và mang tính trọng tâm quyết định đến
chất lượng nước của tỉnh Bình Phước
Đồ án tốt nghiệp
14
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ
XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Bình Phước có diện tích 6.857,35 km
2
thuộc miền Đông Nam Bộ,
chiếm 2,07% chiếm 2,07% diện tích tự nhiên toàn quốc và 29,12% diện tích tự
nhiên vùng Đông Nam Bộ, giới hạn trong tọa độ địa lý:
Từ 11
o
17’ đến 12
o
19’ vĩ độ bắc.
Từ 106
o
24’ đến 107
o
25’ kinh độ đông.
Phía Đông giáp với các tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai, phía bắc
giáp Cămpuchia và tỉnh Lâm Đồng, phía tây và tây bắc giáp tỉnh Tây Ninh và
Cămpuchia, phía nam và đông nam giáp 2 tỉnh Bình Dương và Đồng Nai.
Bình Phước có 8 đơn vị hành chính gồm 1 thị xã và 7 huyện. Thị xã Đồng
Xoài là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh; 7 huyện gồm: Chơn Thành,
Bù Đốp, Bù Đăng, Bình Long, Đồng Phú, Lộc Ninh và Phước Long.
Bình Phước được coi là bản lề chiến lược, tiếp giáp giữa trung du và đồng
bằng, là tỉnh có đường biên giới với nước bạn Cămpuchia với nhiều cửa khẩu quan
trọng như cửa khẩu Hoa Lư, Tavat nên Bình Phước có vai trò rất quan trọng đối
với an ninh quốc gia.
Đồ án tốt nghiệp
15
Bảng 2.1. Phân bố dân số theo huyện thị năm 2010
STT Huyện/thị xã
Diện tích
(km2)
Dân số trung
bình (người)
Mật độ dân
số (người/km2)
1
Thị xã Đồng Xoài
167,698
81.360
485
2
Huyện Đồng Phú
935,425
85.144
91
3
Thị xã Phước Long
118,839
45.057
379
4
Huyện Bù Gia Mập
1.736,130
156.447
90
5
Huyện Lộc Ninh
853,952
108.460
127
6
Huyện Bù Đốp
379,264
51.529
136
7
Huyện Bù Đăng
1.501,720
134.066
89
8
Thị xã Bình Long
126,289
54.962
435
9
Huyện Hớn Quản
664,367
93.992
141
10
Huyện Chơn Thành
390,242
66.467
170
Tổng cộng
6.873,926
877.484
128
Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bình Phước, năm 2010
Đồ án tốt nghiệp
16
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước
2.1.2. Địa hình
Tỉnh Bình Phước có địa hình rất đ a dạng và phức tạp, trong tỉnh vừa có đồi
núi thấp lại vừa có địa hình trung du xen lẫn với đồng bằng nhỏ hẹp và bàu trũng.
Địa hình có xu hướng thoải dần từ Đông, Đông Bắc về phía Tây, Tây Nam, bề mặt
địa hình bị phân cách mạnh bởi hệ thống sông, suối khá dày dạng cành cây; dựa vào
hình thái có thể phân chia thành các dạng địa hình chính như sau:
- Địa hình núi thấp: cao độ tuyệt đối từ 300-600m, tạo thành chủ yếu từ
những núi lửa cũ hoặc núi sót rải rác thuộc phần cuối của dãy Trường Sơn từ Tây
Nguyên đổ xuống. Tập trung kiểu địa hình này có ở Phước Long, Bù Đăng, Bắc
Đồng Phú và một số ít ở Bình Long, Lộc Ninh.
Đồ án tốt nghiệp
17
- Địa hình đồi và đồi núi thấp: cao độ tuyệt đối từ 100-300 m, có bề mặt lượn
sóng nhẹ, kết nối với các dãy Bazan đá phiến thuộc huyện Lộc Ninh, Bù Đăng, Bắc
Đồng Xoài. Các đồi có đỉnh bằng, sườn dốc và thoải (3 - 5
0
). Đây là kiểu địa hình
bóc mòn - tích tụ.
- Địa hình bằng trũng: địa hình này thuộc các vùng đất tích tụ là các bồi
trũng, các vùng bằng phẳng giữa đồi núi và độ cao < 100m và nơi đây vật liệu hình
thành đất thô, chứa nhiều xác thực vật kém phân hủy, do quá trình canh tác đất ngày
một thuần thục hơn.
2.1.4. Khí hậu
Tỉnh Bình Phước thuộc khí hậu miền Đông Nam Bộ mang đặc điểm khí hậu
nhiệt đới xích đạo gió mùa, chia thành 02 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5
đến tháng 11 và mùa khô thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Các đặc
điểm khí hậu thể hiện qua các yếu tố khí tượng như sau:
- Chế độ mưa: lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2.045 - 2.325
mm. Mùa mưa thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11 và chiếm 90% lượng mưa cả
năm. Số ngày mưa trong năm khoảng 142 ngày, mưa nhiều nhất vào tháng 7, 8 và
tháng 9, các tháng 1, 2, 3 thường có ít mưa. Mưa gây lũ thường xảy ra vào các tháng
8, 9, 10.
- Nhiệt độ không khí: do nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, cận xích
đạo nên Bình Phước có nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 -
26,2
0
C. Nhiệt độ bình quân thấp nhất là 21,5 - 22
0
C. Nhiệt độ bình quân cao nhất
từ 31,7 - 32,2
0
C. Nhìn chung sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng trong năm không
lớn, khoảng 0,7 - 3
0
C.
- Nắng: Bình Phước nằm trong vùng dồi dào nắng. Tổng tích ôn bình quân
trong năm từ 9.288 - 9.260
0
C. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình từ 2.400 -
2.500 giờ. Số giờ nắng bình quân trong ngày 6,2 - 6,6 giờ. Thời gian nắng nhiều
nhất vào các tháng 1,2,3,4; thời gian ít nắng nhất vào các tháng 6,7,8,9.
Đồ án tốt nghiệp
18
- Độ ẩm không khí: độ ẩm tương đối trung bình năm tại các trạm đo từ 80,8 -
81,4%. Bình quân năm thấp nhất là 45,6 - 53,2%. Tháng có độ ẩm cao nhất là
88,2%, tháng có độ ẩm thấp nhất là 16%.
- Gió: Bình Phước chịu ảnh hưởng của 03 hướng gió: chính Đông, Đông -
Bắc và Tây - Nam theo 02 mùa. Mùa khô gió chính Đông chuyển dần sang Đông -
Bắc, tốc độ bình quân 3,2 m/s.
2.1.5. Thủy văn
Do ảnh hưởng của chế độ khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, bề mặt địa hình được
bao phủ bởi các thành tạo phun trào bazan phong hóa triệt để thành lớp sét màu nâu
đỏ, các trầm tích bột kết, sét kết vôi nứt nẻ phong hóa mạnh. Đây là yếu tố chi phối
cho hệ thống sông, suối trong vùng phát triển khá mạnh, nhất là ở các khu vực có độ
cao địa hình hơn 100m. Vùng nghiên cứu có các hệ thống sông, suối và nước mặt
chính như sau:
- Sông Bé
Với đặc điểm là một sông miền núi, lắm thác nhiều ghềnh, sông Bé không
thuận lợi cho giao thông đường thủy, song có tiềm năng và thuận lợi lớn cho xây
dựng các công trình thủy điện và phục vụ tưới tiêu.
Phía thượng nguồn, sông Bé bắt nguồn từ các suối như Đak Huýt, tại Thác
Mơ là nơi hợp nguồn của các nhánh suối như Đak Glun, Đak Nhau, Đak Rlap, Đak
Oa
Phía đông sông Bé có các nhánh suối như suối Rát, suối Cam, suối Giai,
rạch Rạt, rạch Bé, sông Mã Đà chảy vào.
Phía tây sông Bé có các sông suối chảy vào như suối Nghiên, Xa Cát, suối
Thôn
- Sông Đồng Nai
Sông Đồng Nai chảy qua rìa phía đông của tỉnh. Đoạn chảy qua tỉnh Bình
Phước có chiều dài khoảng 45km, nguồn nước khá phong phú, lưu lượng trung bình
năm tại ranh giới tỉnh Đồng Nai và Bình Phước ước tính khoảng 233,2m
3
/s tương
đương với tổng lượng là 7,35 tỷ m
3
, song việc lấy nước từ sông này phục vụ sản
Đồ án tốt nghiệp
19
xuất và sinh hoạt đối với tỉnh Bình Phước cũng rất khó khăn và tốn kém do địa hình
ở khu vực này chủ yếu là đồi, núi, dốc.
- Sông Sài Gòn (rạch Chàm)
Sông Sài Gòn chảy qua phía tây của tỉnh, dọc biên giới Việt Nam-
Campuchia và tỉnh Tây Ninh với các nhánh suối chính như Tonlé Chàm, Tonlé
Trou, suối Xa Cát, suối Lấp. Đoạn chảy qua tỉnh Bình Phước là phần đầu nguồn có
lưu vực nhỏ, chiếm khoảng một nửa diện tích lưu vực tại tuyến đập Dầu Tiếng
(khoảng 1.350km
2
), lưu lượng trung bình khoảng 33m
3
/s tương đương với 1 tỷ m
3
.
Trên thực tế, về mùa khô nguồn nước trên các nhánh sông Sài Gòn chảy qua địa
phận tỉnh Bình Phước có lưu lượng rất nhỏ nên việc sử dụng nước từ các nhánh
sông này cho việc cung cấp nước cũng rất hạn chế.
- Sông Măng (dak Jer Man)
Sông Măng là nhánh sông thuộc lưu vực sông Mê Kông chạy dọc biên giới
Việt Nam-Campuchia ở phía bắc của tỉnh Bình Phước (huyện Bù Đốp), diện tích
lưu vực 350km
2
, lưu lượng trung bình năm vào khoảng 14m
3
/s, tương đương với
tổng lượng nước khoảng 0,46 tỷ m
3
/năm.
- Các suối nhánh
Ngoài các sông suối chính đã nêu ở trên, các sông suối nhánh nằm ở 2 bên
dòng chảy chính sông Bé, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn có hình dạng giống như
cành cây lan toả khá đều đặn trong toàn tỉnh.
2.2. Tổng quan về điều kiện kinh tế xã hội
Theo Báo cáo số 198/BC-UBND ngày 03/12/2010 của UBND tỉnh Bình
Phước về việc Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2010
và nhiệm vụ năm 2011.
2.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP, theo giá SS năm 1994) thực hiện 6.081,6 tỷ
đồng, tăng 13% (kế hoạch tăng 12-13%). Trong đó, nông - lâm - thủy sản chiếm
47,1%, tăng 6,7% (kế hoạch tăng 6-7%); công nghiệp - xây dựng chiếm 24,1%, tăng
Đồ án tốt nghiệp
20
20,8% (kế hoạch tăng 20-21%); thương mại - dịch vụ chiếm 28,8%, tăng 17,6% (kế
hoạch tăng 18-19%); GDP bình quân đầu người 18,5 triệu đồng, tương đương 1.028
USD. Cụ thể các lĩnh vực như sau:
2.2.2. Sản xuất nông - lâm nghiệp
Trồng trọt: toàn tỉnh gieo trồng 398.532 ha, đạt 102,2% kế hoạch và tăng
3,3% so với cùng kỳ; tổng sản lượng lương thực có hạt 67.252 tấn, đạt 94,4% kế
hoạch năm và giảm 2,2% so với cùng kỳ. Tình hình gieo trồng cây hàng năm gặp
khó khăn do thời tiết không thuận lợi.
Sản lượng một số cây lâu năm chủ yếu: cao su ước 193.466 tấn, tăng 11,9%;
điều 139.982 tấn, tăng 4,05%.
Về chăn nuôi: tính đến ngày 01/10/2010, toàn tỉnh có 18.977 con trâu,
63.691 con bò,200.767 con heo và 2,63 triệu con gia cầm. So cùng kỳ năm trước,
trâu giảm 0,6%, bò giảm 8,6%, heo tăng 3,1% và gia cầm tăng 38%. Tình hình chăn
nuôi phát triển ổn định, nhất là đàn heo và gia cầm.
Lâm nghiệp: Ước trồng mới được 1.166 ha rừng, tăng 10% so năm 2009, trong
đó rừng phòng hộ 601 ha, rừng sản xuất 425 ha và rừng đặc dụng 20 ha.
2.2.3. Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất (giá CĐ 1994) năm 2010 ước thực hiện 4.415,1 tỷ đồng, đạt
102,7% kế hoạch và tăng 21,1% so cùng kỳ năm trước. Sản phẩm công nghiệp chủ
yếu: hạt điều nhân 47.000 tấn, tăng 10,2%; linh kiện điện tử 26,8 triệu sản phẩm,
tăng 27,4%; điện phát ra 1,02 tỷ kwh, giảm 40,2%; xi măng 300 ngàn tấn, clinker
810 ngàn tấn (2 sản phẩm mới đưa vào sản xuất năm 2010).
Đồ án tốt nghiệp
21
Phát triển thêm được 8.467 hộ sử dụng điện, nâng tổng số hộ sử dụng điện lưới
quốc gia toàn tỉnh hiện nay lên 196.027 hộ, đạt 87% tổng số hộ toàn tỉnh.
2.2.4. Quản lý tài nguyên và môi trường
Tài nguyên đất: thu hồi 43,75 ha đất của các tổ chức, 13,17ha đất quốc phòng
và 43.650,26 ha đất tách ra khỏi lâm phần giao về UBND các huyện quản lý; 3.537
ha đất của các tổ chức, cá nhân giao Công ty Cổ phần Thuỷ điện Cần Đơn quản lý.
Công tác quản lý môi trường: thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường của 70 dự án; xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi
khí hậu cho tỉnh Bình Phước.
Ban hành quyết định xử phạt 05 đơn vị vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài
nguyên và môi trường với tổng số tiền 650 triệu đồng.