Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

khảo sát môi trường lao động tại công ty tnhh storsack việt nam và đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 92 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM





ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP





KHẢO SÁT MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG
TY TNHH STORSACK VIỆT NAM VÀ ĐƯA RA CÁC
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM



Ngành: MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG



Giảng viên hướng dẫn : TS. THÁI VĂN NAM
Sinh viên thực hiện : TRẦN THẢO NGUYÊN
MSSV: 1091081065 Lớp: 10HMT2




TP. Hồ Chí Minh, 2012
BM06/QT04/ĐT
1
Khoa: Môi trường & CNSH

PHIẾU THEO DÕI TIẾN ĐỘ
LÀM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

(Do giảng viên hướng dẫn ghi và giao cho sinh viên nộp chung với ĐATN
sau khi hoàn tất đề tài)

1. Tên đề tài: Khảo sát môi trường lao động tại công ty TNHH Storsack Việt Nam và
đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
2. Giảng viên hướng dẫn: TS. Thái Văn Nam
3. Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện đề tài:
Trần Thảo Nguyên MSSV: 1091081065 Lớp: 10HMT2
Ngành : Môi trường
Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường

Tuần
lễ
Ngày Nội dung
Nhận xét của GVHD
(Ký tên)
1 26/05/2012
Làm đề cương đồ án





2 02/06/2012
Chỉnh sửa đề cương




3 09/06/2012
Chỉnh sửa đề cương




4 16/06/2012
Bắt đầu làm phần mở đầu




5 23/06/2012
Chỉnh sửa phần mở đầu




6 30/06/2012


Xin thông tin từ công ty và Trung
tâm Bảo vệ Sức khỏe Lao động và

Môi trường Đồng Nai



7 07/07/2012

Làm chương 1 và chương 2


BM06/QT04/ĐT
2
Tuần
lễ
Ngày Nội dung
Nhận xét của GVHD
(Ký tên)
Kiểm tra ngày:

Đánh giá công việc hoàn thành: ………… %
Được tiếp tục:  Không tiếp tục: 
9 14/07/2012

Chỉnh sửa chương 1 và chương 2



10 21/07/2012


Làm chương 3



11 28/07/2012


Chỉnh sửa chương 3 và làm phần
kết luận, kiến nghị


12 04/08/2012


Chỉnh sửa toàn bộ bài


13 11/08/2012


Chỉnh sửa hoàn chỉnh


14






15










Giảng viên hướng dẫn phụ
(Ký và ghi rõ họ tên)

TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….
Giảng viên hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên)




BM09/QT04/ĐT

Khoa: Môi trường & CNSH

PHIẾU CHẤM ĐIỂM
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP




1. Họ và tên sinh viên: Trần Thảo Nguyên
MSSV: 1091081065 Lớp: 10HMT2

2. Tên đề tài: Khảo sát môi trường lao động tại công ty TNHH Storsack Việt Nam và
đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
3. Họ và tên người chấm điểm:
4. Nhiệm vụ:
GV hướng dẫn


GV phản biện 
GV c hấm 
Chủ tịch Hội đồng


Thư ký Hội đồng 
Ủy viên Hội đồng 
5. Nhận xét:


6. Điểm đánh giá (theo thang điểm 10, làm tròn đến phần nguyên):
Bằng số : ______________ Bằng chữ : ______________


TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….
Người chấm điể m
(Ký và ghi rõ họ tên)




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CNH – HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
VSLĐ : Vệ sinh lao động
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
KCN : Khu công nghiệp
BLĐTBXH-BYT : Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
BYT : Bộ Y tế
BHLĐ : Bảo hộ lao động
TTLT : Thông tư liên tịch
DANH MỤC BẢNG

Tr ang
Bảng 0.1: Các chỉ tiêu phân tích và phương pháp tương ứng 25
Bảng 0.2: Mức độ phản ứng R qua chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường lao
động 14
Bảng 1.1: Tác hại của tiếng ồn có cường độ cao đối với sức khỏe của con người 25
Bảng 2.1: So sánh kết quả khảo sát môi trường lao động năm 2011 và 2012 51
Bảng 2.2: Phân loại sức khỏe của công ty TNHH Storsack Việt Nam năm 2012 52
Bảng 2.3: Số liệu các bệnh mắc phải của công ty TNHH Storsack Việt Nam
năm 2012 52
Bảng 2.4: Tỷ lệ ảnh hưởng a
i
54
Bảng 2.5: Mức phản ứng R
i
55
Bảng 3.1: Dự kiến trang bị bảo hộ lao động cho người lao động trong một năm 66







DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 0.1: Sơ đồ nghiên cứu 3
Hình 0.2: Máy đo vi khí hậu Testo 425 và Testo 400 4
Hình 0.3: Máy đo ánh sáng Testo 545 (Đức) 4
Hình 0.4: Máy đo tiếng ồn Rion NL - 21 5
Hình 0.5: Máy đo bụi máy trọng lượng 6
Hình 0.6: Bơm lấy khí Komyo, ống phát hiện hơi khí độc, máy đo khí CO
2
7
Hình 2.1 Biểu đồ biểu diễn nhiệt độ năm 2011 so với tiêu chuẩn TCVN 5509: 2009 . 38
Hình 2.2 Biểu đồ biểu diễn độ ẩm năm 2011 so với tiêu chuẩn TCVN 5509: 2009 38
Hình 2.3 Biểu đồ biểu diễn tốc độ gió năm 2011 so với tiêu chuẩn TCVN 5509: 200938
Hình 2.4: Biểu đồ biểu diễn ánh sáng năm 2011 so với tiêu chuẩn vệ sinh lao động 39
Hình 2.5: Biểu đồ biểu diễn cường độ tiếng ồn năm 2011 so với tiêu chuẩn vệ sinh lao
động 40
Hình 2 .6: Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp so với tiêu chuẩn vệ
sinh lao động 41
Hình 2.7: Biểu đồ biểu diễn nồng độ khí MEK

năm 2011 so với tiêu chuẩn vệ sinh lao
động 43
Hình 2.8: Biểu đồ biểu diễn nồng độ khí Benzen năm 2011 so với tiêu chuẩn vệ sinh
lao động 43
Hình năm 2012 so với tiêu chuẩn TCVN 5509: 2009. 45
Hình năm 2012 so với tiêu chuẩn TCVN 5509: 2009 45
Hình năm 2012 so với tiêu chuẩn

TCVN 5509: 2009 45
Hình 2.12: Biểu đồ biểu diễn ánh sáng năm 2012 so với tiêu chuẩn vệ sinh lao động . 46
Hình 2.13: Biểu đồ biểu diễn yếu tố tiếng ồn năm 2012 so với tiêu chuẩn vệ sinh lao
động 47
Hình 2.14: Biểu đồ biểu diễn nồng độ bụi năm 2012 so với tiêu chuẩn
vệ sinh lao động 48
Hình 2.15: Biểu đồ biểu diễn nồng độ khí MEK

năm 2012 so với tiêu chuẩn vệ sinh
lao động 50
Hình 2.16: Biểu đồ biểu diễn nồng độ khí Benzen năm 2012 so với tiêu chuẩn vệ sinh
lao động 50
Hình 3.1: Khu vực máy in 59
Hình 3.2: Khu vực chiết hóa chất 59
Hình 3.3: Khẩu trang than hoạt tính 60
Hình 3.4: Vị trí bảng điều khiển máy in không có đèn 60
Hình 3.5: Bàn cắt vải nhựa bằng tay bóng đèn bị hư 61
Hình 3.6: Vị trí bảng điều khiển máy in không có đèn 61
Hình 3.7: Máy may ở bộ phận may có tiếng ồn vượt tiêu chuẩn VSLĐ 62
Hình 3.8: Nút tai chống ồn 63
Hình 3.9: Chụp tai chống ồn 63
Hình 3.10: Nhà xưởng cũ kỹ và lớp tôn không có lớp cách nhiệt 63
Hình 3.11: Hệ thống làm mát giải nhiệt không khí 64

Đồ án tốt nghiệp

Trang 1

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Môi trường lao động, điều kiện làm việc và sức khỏe của người lao động là một
trong những vấn đề quan trọng được Đảng và nhà nước rất quan tâm trong chiến lược
phát triển chung về kinh tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn CNH – HĐH đất nước. Để
có sự phát triển bền vững, công tác bảo vệ an toàn VSLĐ, bảo vệ và kiểm soát môi
trường cần phải thực hiện thống nhất đồng bộ với sự phát triển sản xuất. Vì vậy, trong
thời kỳ đổi mới, với chính sách mở cửa tiếp nhận đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam,
việc thúc đẩy và nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn
VSLĐ không những nhằm phát triển sản xuất vì s ự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
Tuy hệ thống các văn bản pháp quy tuy đã xây dựng quy mô và chi tiết, song trong
bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay tính cưỡng chế để thực thi rất hạn chế, một số chủ
doanh nghiệp, lãnh đạo các đơn vị chưa nhận thức đúng và chưa có sự phối hợp trong
việc định kỳ giám sát môi trường lao động. Môi trường lao động còn bị ô nhiễm nặng
nề, công tác kiểm soát môi trường lao động với các ngành sản xuất và công nghệ mới
tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện đang là thách thức lớn. Hầu hết các doanh nghiệp
có quy mô nhỏ, máy móc thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu làm phát sinh các yếu tố
nguy cơ trong môi trường lao động, nhiều nơi mặt bằng nhà xưởng chật hẹp, gặp khó
khăn về vốn, thị trường, lao động không ổn định… nên không có điều kiện chăm lo
đến môi trường lao động. Mặt khác, các yếu tố thường gây bệnh nghề nghiệp như độ
ồn, bụi, các hơi khí độc, các hoá chất, nhiễm khuẩn chưa được giám sát chặt chẽ, mức
độ cải thiện còn hạn chế ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ người lao động.
Chương 9 trong Bộ luật lao động đã nói rõ về việc bảo vệ sự an toàn sức khỏe cho
người lao động, điều 97 Bộ luật lao động có viết : Người sử dụng lao động phải bảo
đảm nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ
Đồ án tốt nghiệp

Trang 2

sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các
yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra đo lường.

Tuy vậy, từ luật đến thực tế là một quá trình phải nghiên cứu để đưa ra những giải
pháp tối ưu nhất thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tham gia
bảo vệ môi trường, và bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
Nắm được tình hình trên em xin chọn đề tài : “Khảo sát môi trường lao động tại
công ty TNHH Storsack Việt Nam và đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
”làm đồ án tốt nghiệp cho mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát môi trường lao động tại công ty TNHH Storsack Việt Nam
- Đưa ra các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình ô nhiễm môi trường lao động tại công ty TNHH Storsack
Việt Nam và đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Để có thể đưa ra phương pháp cải thiện môi trường tại công ty trước hết cần
phải tìm hiểu thông tin về công ty (quy trình công nghệ sản xuất, thông tin về máy
móc, về an toàn hóa chất) và các quy định của pháp luật về VSLĐ sau đó tiến hành
kiểm tra môi trường lao động (đo kiểm liên tục trong 3 năm) và kiểm tra về công tác
quản lý tại công ty. Sau khi đã đo kiểm và kiểm tra ta bắt đầu tổng hợp và đánh giá kết
quả thu được và đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm cho công ty. Sơ đồ trình tự
nghiên cứu được trình bày ở hình 0.1.
Đồ án tốt nghiệp

Trang 3























Hình 0.1: Sơ đồ nghiên cứu
4.2. Phương pháp cụ thể
4.2.1 Phương pháp đo nhanh tại hiện trường
• Vi khí hậu : nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió.
Khi đo vi khí hậu thì một vị trí bắt buộc phải đo ba yếu tố: nhiệt độ, độ
ẩm, tốc độ gió. Tr ước và sau khi đo phải đo vi khí hậu ngoài trời tương ứng
để so sánh.
Khảo sát môi trường lao động và bảo
hộ lao động
Hiện trạng quản lý môi trường
tại công ty
Chất lượng môi trường lao động
Tổng hợp thông tin về công ty
Nghiên cứu các văn bản pháp quy

Tổng hợp kết quả
Đưa ra các biện pháp giảm
thiểu ô nhiểm
Đánh gía kết quả
Vi khí hậu, ánh
sáng, tiếng ồn
Bụi
Hơi khí
Tình hình bảo
hộ lao động
Thông tin về an
toàn hóa chất
Đồ án tốt nghiệp

Trang 4














Hình 0.2: Máy đo vi khí hậu Testo 425 (Đức ) và Testo 400( Đức)

Khi đo, đặt thiết bị tại vị trí người lao động, cách sàn làm việc 0.5-1.5m, sau 3-5
phút thì đọc kết quả.
• Ánh sáng
Vị trí đo, số mẫu và thời gian đo cần xác định tùy tính chất của công việc. Khi
đo cần tránh bóng che ngẫu nhiên. Mang máy đến vị trí cần đo, đặt ngửa tế bào quang
điện trên mặt phẳng cần đo. Bấm phím Power để bật máy đợi chỉ số máy ổn định đọc
kết quả trên mặt hiện số.








Hình 0.3: Máy đo ánh sáng Testo 545 (Đức)
Đồ án tốt nghiệp

Trang 5

• Tiếng ồn
Đo môi trường ồn khá phức tạp, khi khảo cứu cần tính đến mức ồn thực tế mà
người công nhân phải chịu. Đo tại chỗ l àm việc của người tiếp xúc.
Micro của máy đo tiếng ồn để ngang tầm với người công nhân (tùy thuộc vào
người công nhân đứng hay ngồi), hướng về phía nguồn gây ồn. Máy đo ồn để cách cán
bộ kỹ thuật đo là 0.5m.

Hình 0.4: Máy đo tiếng ồn Rion NL – 21 (Nhật)

4.2.2 Phương pháp thu mẫu

4.2.1.1 Bụi
• Kỹ thuật đo bụi toàn phần bằng giấy lọc
Lấy mẫu tại hiện trường
Tại nơi lấy mẫu, xác định vị trí lấy mẫu và hướng lấy mẫu, điểm lấy mẫu phải
đại diện cho khu vực quan tâm.
Lắp giá đỡ → Lắp đầu lấy mẫu lên giá đỡ, điều chỉnh độ cao sao cho ngang tầm
hô hấp người công nhân làm việc (độ cao khoảng 1.5m) và vuông góc với hướng phát
bụi → Dùng mẫu giấy lọc ráp vào đầu lọc, bật máy, ghi địa điểm lấy mẫu, tình trạng
sản xuất và điều kiện vi khí hậu. Thời gian lấy mẫu phụ thuộc vào nồng độ bụi nơi sản
xuất mà quyết định để đạt được lượng bụi phân tán đều trên giấy lọc
o Nếu lượng bụi nhiều: thời gian lấy là 30 – 60 phút
o Nếu lượng bụi ít: thời gian lấy là 90 – 120 phút
Thời gian lấy mẫu phải đảm bảo sao cho hàm lượng bụi trên màng không nhỏ
hơn 10mg. Tắt máy sau thời gian lấy mẫu, gắp lấy lọc ra cho vào hộp chuyên dùng cho
bảo quản.
Đồ án tốt nghiệp

Trang 6


Hình 0.5: Máy đo bụi máy trọng lượng bằng giấy lọc Whatman, Φ25mm và Giấy lọc
Whatman, Φ47mm
• Kỹ thuật đo bụi hô hấp bằng giấy lọc
Lấy mẫu tại hiện trường
Mẫu bụi hô hấp được lấy tại vị trí người lao động, cách mũi miệng không quá
30cm. Xác định vị trí cần lấy mẫu và người công nhân sẽ đeo máy sao cho vị trí của
người công nhân đeo máy là đại diện cho một thao tác hoặc một bộ phận hay một công
đoạn trong quy trình sản xuất.
Đeo máy và dây thắt lưng của người công nhân, đầu lấy mẫu gắn vào ve áo, một
đầu ống dẫn khí gắn vào máy bơm hút.

Bật máy ghi lại vị trí lấy mẫu.
Khi đủ thời gian lấy mẫu, tắt máy ghi lại thời gian lấy mẫu.
Đồ án tốt nghiệp

Trang 7

4.2.2.2 Hơi khí độc
Hiện nay tại Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Lao động và Môi Trường Đồng Nai
đang sử dụng 2 loại máy đó là bơm lấy mẫu khí Komyo (Nhật) và máy đo khí CO
2

TESTO 535 (ĐỨC).

Hình 0.6: Bơm lấy mẫu khí Komyo (Nhật) và ống phát hiện hơi khí độc (Nhật), máy đo
khí CO
2
– TESTO 535 (ĐỨC)
Máy đo khí CO
2
dùng để đo lượng khí CO
2
phát ra từ hơi thở của người và đo ở những nơi
tập trung số lượng lao động lớn.
Máy đo hơi khí độc dùng để đo nồng độ hơi khí nghiêm ngặt và không nghiêm ngặt ( SO
2
,
MEK, Xylene, Benzene, HC…), các khí này được đo tại những vị trí như : khu vực sơn,
in, khu vực cơ khí…

4.2.3 Phương pháp phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm

Phân tích bụi
Sau khi lấy mẫu các giấy lọc được đặt vào trong theo thứ tự ban đầu. Xếp vào
khay và sấy ở nhiệt độ 50
0
C trong 2h. Cân ngay sau khi sấy xong theo đúng thứ tự
như cân trước lúc lấy mẫu, ghi lại trọng lượng giấy lọc (cân trên cùng một chiếc cân
và cùng người cân).
Mỗi một lô giấy lọc từ 7 – 10 giấy lọc phải để 2 giấy lọc làm chứng, các giấy
lọc này cũng đem ra hiện trường nhưng không lấy mẫu.
Các giấy lọc đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm. Để tránh sai số do
độ ẩm gây ra cần sử dụng giá trị hiệu chỉnh K.
Đồ án tốt nghiệp

Trang 8

Giá trị này được tính từ mẫu chứng:
2
)()(
2211 tsts
PPPP
K
−+−
=

Nguồn: Thường Quy Kỹ Thuật
Trong đó:
S
P
1
: Trọng lượng giấy lọc chứng số 1 sau lấy mẫu (mg)

t
P
1
: Trọng lượng giấy lọc chứng số 1 trước lấy mẫu (mg)
S
P
2
: Trọng lượng giấy lọc chứng số 2 sau lấy mẫu (mg)
t
P
2
: Trọng lượng giấy lọc chứng số 2 trước lấy mẫu (mg)
Giá trị K có thể > 0 hoặc < 0, nếu K > 0 thì trọng lượng bụi phải trừ đi K, nếu K
< 0 thì trọng lượng bụi phải cộng với K.
Nồng độ bụi trong không khí được tính theo công thức sau:
V
KPP
C
1000])[( ×±−

=

Nguồn: Thường Quy Kỹ Thuật
Tro ng đó:
C
: Nồng độ bụi (
3
/mmg
)
P


: Trọng lượng giấy lọc sau khi lấy mẫu (mg)
P
: Trọng lượng giấy lọc trước lấy mẫu (mg)
K: Giá trị hiệu chỉnh mẫu
1000: Hệ số quy đổi từ đơn vị lít ra đơn vị
3
m

V
: Thể tích không khí đã lấy mẫu (= thời gian
×
lưu lượng)

Phân tích khí: Không khí tại hiện trường thường chứa nhiều chất độc khác nhau, lại
luôn khuếch tán và hàm lượng rất nhỏ ( ở mức microgram ) vì vậy cần phải có phương
pháp phân tích phù hợp về độ nhạy và độ chính xác.
Đồ án tốt nghiệp

Trang 9

Phương pháp chuẩn độ:
- Phương pháp chuẩn độ là phương pháp phân tích thể tích dựa trên sự tác dụng
hóa học của các chất bằng đương lượng của chúng.
V
1
N
1
= V
2

N
2
- Hóa chất , dụng cụ: - dung dịch chuẩn thường ở nồng độ 0,1N
-chất chỉ thị màu
- Buret, bình tam giác và pipet có bầu.
Phương pháp so màu bằng máy quang phổ hấp thụ khả kiến
Phương pháp dựa trên sự tác dụng của dung dịch phân tích với thuốc thử trong
điều kiện nhất định tạo ra một màu. Cường độ màu tạo ra tỉ lệ với lượng chất có
mặt trong dung dịch, sau khi màu ổn định ống dung dịch phân tích đem so sánh
với ống dung dịch chất chuẩn bằng máy quang phổ hấp thu khả kiến
Phương pháp ống phát hiện
a)
Cấu tạo ống: Ống phát hiện là ống thủy tinh có đường kính trong không thay
đổi bên trong chứa vật liệu trơ (là các gel vô cơ) có tẩm thuốc thử hóa học gọi
là gel phản ứng. Khi chất ô nhiễm trong không khí tác dụng với gel phản ứng
hay gel chỉ thị sẽ tạo ra hợp chất màu, căn cứ vào sự đổi màu ứng với thang
chuẩn trên ống biết được nồng độ chất ô nhiễm.
Sử dụng ống kèm theo một dụng cụ, thiết bị bơm hút không khí qua ống.
b)
Cách thể hiện màu theo
Chiều dài cột màu, đọc nồng độ trên thang đo dán trên ống
So sánh màu với thang mẫu chuẩn kèm theo ống phát hiện
Vòng màu xuất hiện phải tương ứng với vòng in trên ống chuẩn
c)
Đơn vị tính
ppm với ống quy định thể tích (ml, lít) khí hút qua ống.
µl tương ứng với số lít khí hút qua ống
Sau đó chuyển đổi về đơn vị mg/m
3
để đánh giá.

Chú ý: cách sử dụng ống, số thể tích khí hút theo hướng dẫn và thời hạn sử
dụng.
Đồ án tốt nghiệp

Trang 10

Công thức tính:
45,24
/
3
Mppm
mmg
×
=

M: phân tử lượng

Bảng 0.1: Các chỉ tiêu phân tích và phương pháp tương ứng
STT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích
01 Bụi trọng lượng và hô hấp Cân phân tích
02 NO
3
, H
2
SO
4
Phương pháp so màu
03 Hơi chì Phương pháp hấp thu
04
CO

2
, CO, MEK, Acetone,
Benzen, Xylene…
Phương pháp ông phát hiện

Đồ án tốt nghiệp

Trang 11

4.2.4 Phương pháp dự báo
Dựa trên tổng số lao động trực tiếp của Công ty hiện là 153 người, dựa vào kết
quả đo kiểm môi trường 2 năm liên tiếp và dựa vào số trang bị bảo hộ lao động mà
công ty đã cấp cho người lao động ta có thể dự đoán số trang bị bao hộ cho người lao
động trong một năm.
4.2.5 Phương pháp đánh giá rủi ro:
Môi trường xung quanh ảnh hưởng đến điều kiện lao động, và do đó ảnh hưởng
đến con người, dụng cụ máy trang thiết bị. Ảnh hưởng này còn có khả năng lan truyền
trong một phạm vi nhất định. Sự chịu đựng quá tải (điều kiện dẫn đến nguyên nhân gây
bệnh) dẫn đến khả năng sinh ra bệnh nghề nghiệp. Để phòng ngừa bệnh nghề nghiệp
cũng như tạo ra điều kiện tối ưu cho sức khỏa và tình trang lành mạnh cho người lao
động chính là mục đích của VSLĐ (bảo vệ sức khỏe). Đặc biệt VSLĐ có đề cập đến
những biện pháp bảo vệ bằng kỹ thuật theo những yêu cầu nhất định. Ở những điều
kiện môi trường lao động phù hợp vẫn có thể xảy ra nhiều sự rủi ro về tai nạn và do đó
không đảm bảo an toàn. Sự giả tạo về thị giác hay âm thanh của thông tin cũng như
thông tin sai có thể sảy ra. Bởi vậy sự thể hiện các điều kiện môi trường là một phần
quan trọng của sự thể hiện lao động.
 Cơ sở kỹ thuật an toàn





(Trích nguồn từ giáo trình an toàn lao động của PGS.TS Nguyễn Thế Đạt)
Sự gây hại sinh ra do tác động qua lại giữa con người và các phần tử khác của
hệ thống lao động được gọi là hệ thống Người – Máy – Môi trường.
An
toàn
Nguy
hi
ểm
Rủi ro
Gi
ới hạn rủi ro
Đồ án tốt nghiệp

Trang 12

Có nhiều phương pháp đánh giá khác nhau. Bên cạnh sự phân chia trong đó
phân tích về quá khứ, hiện tại và tương lai, có thể phương pháp được phân biệt thông
qua việc ứng dụng các thành phần đã nói đến của hệ thống lao động, con người hay
phương tiện lao động, môi trường lao động. Khi phân tích về sự gây hại chủ yếu là tìm
được nguồn gây hại của hệ thống lao động, phân tích sự an toàn và tình trạng tác hại có
thể xảy ra trong một hệ thống kỹ thuật nào đó.

0


(Trích nguồn từ giáo trình an toàn lao động của PGS.TS Nguyễn Thế Đạt)
Sự phân tích rủi ro được thể hiện qua việc tìm xác suất xuất hiện những sự cố không
mong muốn xảy ra.
4.2.6 Phương pháp xác định mức độ ô nhiễm

Mô hình tính toán mức độ ảnh hưởng của môi trường không khí tới sức khỏe
con người được đề xuất bởi Viện Bảo hộ Lao động dưới sự lãnh đạo của GS. Đào
Ngọc Phong, trường Đại học Y Hà Nội.
Nguyên lý của phương pháp này là xác định mức độ ô nhiễm môi trường lao
động dựa trên 02 yếu tố lựa chọn chính là: yếu tố gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe
người lao động. Đối với yếu tố môi trường, thông qua số liệu quan trắc lựa chọn ra các
chỉ tiêu ô nhiễm so với tiêu chuẩn. Các chỉ tiêu này sẽ được tính toán tích hợp với hệ
số tỷ lệ ảnh hưởng (a). Tỷ lệ ảnh hưởng này phụ thuộc vào kết quả khám sức khỏe
định kỳ và tỷ lệ người mắc bệnh thông qua điều tra lại để xác định tỷ lệ bệnh do yếu tố
ô nhiễm môi trường lao động gây ra.
Kết quả tích hợp của từng chỉ tiêu ô nhiễm với hệ số tỷ lệ ảnh hưởng (a) sẽ cho ra
các hệ số trọng lượng (G). Từ đây sẽ có 02 trường hợp :
S
ự nguy hiểm +
con người

Sự gây hại
T
ổn thương
Phân tích tác động
Phân tích tác động
Đồ án tốt nghiệp

Trang 13

(1). Thông qua kết quả tính G của từng yếu tố, chọn ra yếu tố ô nhiễm chính (Gc).
So sánh Gc với tổng hệ số G
i
(i- số lượng chỉ tiêu còn lại). Nếu ∆G = Gc - ∑G
i

>0, Gc
được chọn là yếu tố đánh giá phân loại mức độ môi trường lao động – xác định số lần
vượt so với tiêu chuẩn vệ sinh môi trường lao động (tương đương trị số mức độ phản
ứng của người lao động (R) trong bảng 0.1).
(2). Nếu ∆G = Gc - ∑G
i
<0, ta phải tính toán lại R tổng bằng Rc của yếu tố chính
và phần dư của các yếu tố còn lại (∆G /∑a
i
). Sau đó so sánh phân loại mức độ môi
trường lao động theo R trong bảng 0.1.
Quy trình tính toán lý thuyết
Quá trình được thực hiện 5 bước như sau:
Bước 1: Xác định tỉ lệ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới cảm nhận của người bị
tác động
Tỷ lệ ảnh hưởng ký hiệu là a, là tỷ lệ % số người mắc bệnh theo kết quả khám
sức khỏe định kỳ. Để xác định được ảnh hưởng của tỉ lệ này chúng ta phải tiến hành đo
các thông số của các yếu tố môi trường như: bụi, hơi khí độc, tiếng ồn, chế độ nhiệt
ẩm. Đồng thời phải đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này tới sức khỏe người
lao động thông qua thể trạng thực sự của họ (qua khám sức khỏe định kỳ tại cơ sở y
tế).
Bước 2: Xác định trọng lượng ô nhiễm của các yếu tố gây ô nhiễm. Ở đây đưa ra khái
niệm về đại lượng qui ước gọi là “trọng lượng ô nhiễm G
i
” là tích của tỉ lệ ảnh hưởng
các yếu tố thành phần a
i
với mức độ phản ứng R
i
do yếu tố gây ra đối với người lao

động.
G
i
= a
i
. R
i
(1)
Trong đó G
i
: trọng lượng ô nhiễm, R
i
mức độ phản ứng
Đối với hơi khí độc: G
k
= a
k
. R
k

Đối với tiếng ồn: G
n
= a
n
. R
n

Đối với nhiệt - ẩm : G
v
= a

v
. R
v

Đồ án tốt nghiệp

Trang 14

Đối với bụi: G
b
= a
b
. R
b
Qua G
i
có thể so sánh được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cùng tham gia tác động
Bảng 0.2: Mức độ phản ứng R qua chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường lao
động
Loại
MT l ao
động
Mức độ ô
nhiễm
Các yếu tố có hại
Mức
phản
ứng của
NLĐ
Hơi khí độc

(số lần vượt
TCCP)
Bụi (số
lần vượt
TCCP)
Tiếng ồn
(số dBA
vượt
TCCP)
Nhiệt
ẩm (chỉ
số ∑H)
K B N V R
0 Hợp vệ sinh Dưới tiêu chuẩn cho phép >14-16 1
1 Ô nhiễm ít >1-1,5 >1-3 >1-3 >16-17,5 2
2 Ô nhiễm
vừa
>1,5 – 2,5 >3-5 3-5 >17,5-19 3
3 Ô nhiễm
nhiều
>2,5-4 >5-10 5-10 >19-20,5 4
4 Ô nhiễm rất
nhiều
>4-6 >10-30 10-20 >20,5-22 5
5 Ô nhiễm
nghiêm
trọng
>6 >30 20 >22 6

MT: môi trường

CTCP: chỉ tiêu cho phép
NLĐ: người lao động
Bước 3: Tính trọng lượng ô nhiễm dư ∆G
Khi trong môi trường lao động có từ 2 yếu tố gây ô nhiễm trở lên, lấy yếu tố có
mức độ ô nhiễm cao nhất (theo 5 mức độ) làm yếu tố chính, ký hiệu tỉ ảnh hưởng và
mức độ phản ứng các yếu tố đó là a
c
và R
c
. Các yếu tố còn lại với mức độ gây ô nhiễm
thấp hơn gọi là yếu tố phụ và ký hiệu tương ứng là a
i
và R
i
. Nếu hai yếu tố có mức độ
ô nhiễm cao bằng nhau, các mức khác nhỏ hơn thì ta chọn trong số hai yếu tố đó yếu tố
Đồ án tốt nghiệp

Trang 15

nào có tỉ lệ ảnh hưởng a lớn hơn là yếu tố chính. Tính hiệu của tổng trọng lượng ô
nhiễm của các yếu tố còn lại G với trọng lượng ô nhiễm của yếu tố chính G
c
:
∆G = ∑G - G
c
(2)
∑G: tổng trọng lượng ô nhiễm các yếu tố
G
c

: trọng lượng ô nhiễm yếu tố chính.
Trong trường hợp ngược lại tức là G
c
> ∑G thì bài toán dừng lại ở đây và mức độ ô
nhiễm tổng hợp bằng mức độ ô nhiễm yếu tố chính.
Bước 4: xác định trị số R của phần dư đó so với tổng tỉ lệ ảnh hưởng thành phần (trừ tỉ
lệ ảnh hưởng của yếu tố chính).
R

= ∆G /∑a
i
(3)
Bước 5: xác định trị số R tổng hợp của tất cả các yếu tố tác động
R
tổng
= R
c
+ R

(4)
Từ R
tổng
tra bảng 0.1 suy ra mức độ ô nhiễm chung của môi trường.
Đồ án tốt nghiệp

Trang 16

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở pháp lý của việc đo kiểm môi trường

1.1.1 Mục tiêu
- Xác định các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động.
- Đưa ra giải pháp giảm thiểu yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động.
1.1.2 Các văn bản pháp luật hướng dẫn công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao
động
1.1.2.1 Nghị định 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Bộ luật lao động về an toàn lao động, VSLĐ:
a. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Điều 1. Đối tượng và phạm vi đư ợc áp dụng các quy định về an toàn lao động, VSLĐ
bao gồm: mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động, mọi công chức, viên chức, mọi người
lao động kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc trong các lĩnh vực, các thành phần
kinh tế, trong lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nước ngoài, tổ
chức quốc tế đóng trên
lãnh thổ Việt Nam.
b. An toàn lao động, VSLĐ
Điều 4. Nơi làm việc có nhiều yếu tố độc hại theo Điều 97 của Bộ luật Lao động được
quy định như sau:
1. Phải kiểm tra đo lường các yếu tố độc hại ít nhất mỗi năm một lần;
2. Khi thấy có hiện tượng bất thường thì phải kiểm tra và có biện pháp xử lý ngay;
3. Lập hồ sơ lưu giữ và theo dõi đúng quy định.
Điều 5. Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại dễ gây tai nạn lao động theo Điều
100 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Phải có đủ trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp như thuốc, bông, băng, băng
ca,mặt nạ phòng độc, xe cấp cứu;
2. Có phương án dự phòng xử lý các sự cố có thể xảy ra;
3. Phải tổ chức đội cấp cứu;
Đồ án tốt nghiệp

Trang 17


4. Đội cấp cứu và người lao động phải được thường xuyên tập luyện.
Đối với các đơn vị nhỏ, người sử dụng lao động tự tổ chức hoặc liên kết với các đơn vị
lân cận, các tổ chức cấp cứu của địa phương để giải quyết các sự cố khẩn cấp, nhưng
vẫn phải tổ chức sơ cứu tại chỗ.
Điều 6. Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được trang
cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đúng quy cách và chất lượng theo tiêu chuẩn,
danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Điều 8. Bồi dưỡng bằng hiện vật theo Điều 104 của Bộ luật Lao động được quy định
như sau:
1. Bồi dưỡng đúng số lượng, cơ cấu theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội và Bộ Y tế;
2. Bồi dưỡng tại chỗ theo ca làm việc;
3. Cấm trả tiền thay bồi dưỡng bằng hiện vật.
c. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động
Điều 13. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:
1. Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế
hoạch, biện pháp an toàn lao động, VSLĐ và cải thiện điều kiện lao động;
2. Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn
lao động, VSLĐ đối với người lao động theo quy định của Nhà nước;
3. Cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động,
VSLĐ trong doanh nghiệp; phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt
động của màng lưới an toàn và vệ sinh viên;
4. Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, VSLĐ phù hợp với từng loại máy,
thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo
tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.
5. Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn lao
động, VSLĐ đối với người lao động;
6. Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độ quy
định;

×