BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI
TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CHO KHU DU LỊCH LONG
THUẬN, TỈNH NINH THUẬN
Ngành: MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : TH.S LÊ THỊ VU LAN
Sinh viên thực hiện : THIÊN NỮ HOÀNG VY
MSSV: 1091081113 Lớp: 10HMT3
TP. Hồ Chí Minh, 2012
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành với nhiều nỗ lực của người thực hiện, bên cạnh đó
phải kể đến sự hướng dẫn tận tình của Thầy cô, sự quan tâm của gia đình, cũng như ,
sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè
Lời đầu tiên, người thực hiện xin gửi đến giáo viên hướng dẫn là ThS. Lê Thị
Vu Lan lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất vì đã có sự hướng dẫn tận tình, định
hướng quan trọng và đã hỗ trợ cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn. Qua đó,
người thực hiện đề tài xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể giáo viên khoa Công
Nghệ Sinh Học và Môi Trường, trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM đã tận
tình truyền thụ những kiến thức khoa học và kinh nghiệm quí báu cho người thực hiện
trong suốt thời gian học tại trường.
Ngo ài ra, người thực hiện xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Sở Tài Nguyên và
Môi Trường tỉnh Ninh Thuận đã giúp đỡ và tạo điều kiện để hoàn thành tốt bài luận
văn này.
Do kinh phí còn hạn hẹp và kiến thức còn nhiều hạn chế nên mặc dù đã cố gắng,
bài luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót, người thực hiện rất mong nhận được
nhiều ý kiến của các thầy cô phản biện để bài luận văn hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện đề tài
Thiên Nữ Hoàng Vy
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, đề tài luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi
trường và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường cho khu du lịch Long Thuận, tỉnh
Ninh Thuận” là của riêng tôi. Đề tài được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô Lê Thị
Vu Lan
Những số liệu được sử dụng trong đề tài được chỉ rõ nguồn trích dẫn, và trong danh
mục tài liệu tham khảo. Và tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài này
TP.HCM, năm 2012
Người thực hiện đề tài
THIÊN NỮ HOÀNG VY
Đồ án tốt nghiệp
trang 1
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “
Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp bảo
vệ môi trường cho khu du lịch Long Thuận, tỉnh Ninh Thuận
” được thực hiện
trong thời gian từ 21 / 5 / 2012 – 11 / 8 / 2012
Đề tài được thực hiện với những phương pháp sau:
Phương pháp điều tra, khảo
sát thực địa, Phương pháp phỏng vấn và điều tra (Tham khảo ý kiến của các nhà
chuyên môn, chuyên viên và giáo viên về các vấn đề có liên quan.), Thu thập các số
liệu của Sở TNMT trong quá trình khảo sát thực địa và lấy mẫu phân tích hiện trạng
chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) tại du lịch Long Thuận.
Qua quá trình nghiên cứu, và đánh giá hiện trạng môi trường khu du lịch Long
Thuận ( tỉnh Ninh Thuận) cho thấy trong quá trình hoạt động, vấn đề bảo vệ môi
trường du lịch tại khu du lịch đã được quan tâm và có nhiều giải pháp nhằm giảm
thiểu ô nhiễm tại khu Du lịch. Song, vấn đề quản lí và bảo vệ môi trường của khu
du lịch Long Thuận vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm, và chú ý hơn nữa.
Trên cơ sở số liệu thu được từ những tài liệu đã có trong quá trình nghiên cứu hiện
trạng môi trường tại khu du lịch Long Thuận, đề tài đã đánh giá được hiện trạng
môi trường của khu vực và qua đó đề xuất thêm một số biện pháp như cải tạo lại
cảnh quan thiên nhiên, cũng như đầu tư thê về cơ sở hạ tầng, xã hội hóa nguồn vốn
đầu tư, và tiến hành giám sát môi môi trường xung quanh nhằm góp phần vào công
tác bảo vệ môi trường khu du lịch, nang cao ý thức bảo vệ môi trường tại khu du
lịch Long thuận, tỉnh Ninh thuận
Đồ án tốt nghiệp
trang 2
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU:
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ninh Thuận một trong những nơi có nhiều nét văn hóa dân tộc đặt trưng nhất,
nơi nhộn nhịp với nhiều lễ hội dân gian diễn ra trong năm, là nơi đáng được
trong và ngoài nước biết đến bởi sự nhiệt tình của con người, sự phong phú đa
dạng của các lễ hội và hơn hết là sự quyến rũ lạ kỳ của một vùng thiên nhiên
hài hòa bởi sự kết hợp ngoạn mục giữ núi, đồng bằng và biển cả, tạo cho nơi
này một sự đa dạng sinh học độc đáo với dạng rừng khô hạn, rạng san hô, bãi
rùa đẻ…. . Thiên nhiên nơi này mang nhiều nét đặt thù riêng, tạo điểm lạ kỳ mà
mọi nơi khác trên đất nước Việt Nam cũng như Đông Nam Á không có.
Thành phố Phan Rang – Tháp chàm là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Ninh Thuận,
nằm trên giao điểm các trục giao thông quốc gia, vị trí địa lý tương đối thuận
lợi: trung điểm tiếp cận với ba vùng kinh tế Nam Tây nguyên, Nam Trung bộ,
và Đông Nam bộ. Về giao thông Phan Rang – Tháp Chàm cách Thành phố Hồ
Chí Minh – trung tâm trọng điểm của kinh tế phía Nam – 350km, cách thành
phố Nha Trang 105km theo quốc lộ 1A, cách thành phố Đà lạt 110km theo
quốc lộ 27. Đặc biệt, Phan Rang - Tháp Chàm cách cảng biển Cam Rang chỉ
50km. Với vị trí lợi thế, sẽ tạo điều kiện cho kinh tế Phan Rang – Tháp Chàm
có được những ảnh hưởng tích cực thông qua việc giao lưu kinh tế giữa các
vùng kinh tế, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước – Đông Nam bộ
và được tỉnh Ninh Thuận chọn xây dựng thành cụm kinh tế biển và khu công
nghiệp, đặc biệt là phát triển ngành du lịch của tỉnh. Đây là những lợi thế lớn
thu hút sự đầu tư từ bên ngoài để khai thác các tiềm năng thế mạnh, thúc đẩy
thành phố Phan Rang -Tháp Chàm phát huy nguồn nhân lực, khắc phục khó
khăn, góp phần nâng cao thu nhập kinh tế trong địa phương, nâng cao mức
sống và chất lượng cuộc sống dân cư, là động lực nâng cao dân trí phát triển
văn hóa, xã hội của địa phương phát triển đi lên.
Tuy nhiên, các hoạt động du lịch thường gắn liền với hoạt động khai thác tài
nguyên, khai thác các đặc tính môi trường xung quanh. Chính vì thế, hoạt động
Đồ án tốt nghiệp
trang 3
môi trường và du lịch có mối liên hệ mật thiết, tương hỗ lẫn nhau. Việc khai
thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ko hợp lý sẽ làm giảm chất lượng môi
trường và cũng tương đương với việc làm suy giảm đi hiệu quả của chính hoạt
động du lịch.Môi trường du lịch đã trở thành một vấn đề gây chú ý đặc biệt.
Vì vậy, để có cái nhìn tổng quát hơn về môi trường du lịch, cũng như những tác
động của du lịch đến môi trường, qua đó rút ra được những vấn đề cơ bản trong
bảo vệ môi trường tại các khu du lịch, và những kinh nghiệm từ đó áp dụng cho
các khu du lịch khác trong nước, và đây là lí do người thực hiện đã chọn đề tài
“ Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất ra biện pháp bảo
vệ môi trường cho khu du lịch Long Thuận, tỉnh Ninh Thuận”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiện trạng môi trường của và đề xuất ra một số biện pháp cụ thể nhằm
bảo vệ môi trường cho khu du lịch Long Thuận, tỉnh Ninh Thuận.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
• Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại khu du lịch Long
Thuận, tỉnh Ninh Thuận.
• Về t hời gian: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 21 / 5 /
2012 – 11 / 8 / 2012
• Về nội dung: Một số thành phần môi trường du lịch chủ yếu như môi
trường địa chất, môi trường nước, không khí, sinh học và kinh tế - xã
hội.
1.4 KẾT CẤU ĐỀ ÁN
• Chương 1: Mở đầu
• Chương 2: Tổng quan về môi trường du lịch và ô nhiễm do hoạt động
du lịch đối với môi trường
• Chương 3: Kết quả nghiên cứu
• Chương 4: Các biện pháp để bảo vệ môi trường du lịch
• Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Đồ án tốt nghiệp
trang 4
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, các phương pháp sau đã được áp
dụng:
• Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích hệ thống tư liệu.
Trên cơ sở dữ liệu thu thập số liệu của Sở TNMT trong quá trình Khảo
sát thực địa và lấy mẫu phân tích hiện trạng chất lượng môi trường
theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), kết hợp cùng với việc tham khảo
một số tài liệu chuyên ngành, các giáo trình có liên quan, người thực
hiện tiến hành lựa chon, phân tích, tổng hợp, so sánh nhằm chắt lọc và
đưa ra những thông tin cần thiết cho nội dung đề tài
• Phương pháp phỏng vấn và điều tra.Tiến hành tham khảo ý
kiến của các nhà chuyên môn, chuyên viên và giáo viên về các vấn đề
có liên quan.
• Nghiên cứu một số mẫu đề tài có liên quan.
1.6 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến hiện trạng môi
trường khu du lịch Long Thuận bao gồm những vấn đề trọng tâm như: Các
vấn đề về ô nhiễm không khí, nước, rác thải…nguồn phát sinh ô nhiễm, với
những tài liệu tham khảo từ Sở TNMT, những tài liệu cũ, mang tính chất định
tính
1.7 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Giải quyết ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp bách và cần thiết, vì thế công tác
nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường mang ý nghĩa thực tiễn và khoa
học nhằm đánh giá hiện trạng môi trường du lịch trong tỉnh, đồng thời góp
phần vào công tác bảo vệ môi trường du lịch tỉnh nhà cũng như môi trường du
lịch Việt Nam nói chung.
Đồ án tốt nghiệp
trang 5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH VÀ Ô
NHIỄM DO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
2.1 MÔI TRƯỜNG DU LỊCH
2.1.1 Khái niệm chung về du lịch
Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt
động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu
cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá - xã hội và đang phát triển
mạnh mẽ thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một ngành công nghiệp không
khói ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia thuộc Tổ chức Du lịch Thế giới(World Tourist
Organization_ WTO), sự phát triển ồ ạt của hoạt động du lịch chỉ mới bắt đầu
được quan tâm từ những năm trong thập niên 1950 trở lại đây. Có thể nói rằng,
buổi ban đầu của sự bùng nổ này là do những dòng khách du lịch biển tạo nên.
Cho đến nay, du lịch nghỉ biển vẫn là dòng du khách chính trên thế giới, chính
vì vậy mới hình thành nên khái niệm du lịch 3S với các nghĩa là biển (Sea), cát
(Sand), và ánh nắng (Sun). Khi phát hiện ra du lịch là một ngành kinh doanh
thu được lợi nhuận cao, nhiều doanh nghiệp du lịch tìm mọi cách đáp ứng tối
đa nhu cầu mọi mặt của du khách.
Hiện nay, biển không còn là điểm đến duy nhất của các chuyến du lịch. Ý
tưởng của các nhà kinh doanh du lịch là muốn thay thế du lịch 4S bằng du lịch
4T, 4T bao gồm sự di chuyển (Travel), phương tiện vận chuyển tốt, gây hứng
khởi (Transport) về những nơi yên tĩnh, thanh bình (Tranquility) và có môi
trường tự nhiên cũng như xã hội trong sạch (Transparence). Và tùy vào các
quốc gia, du lịch có các định nghĩa khác nhau.
Người Trung Quốc thì cho rằng du lịch bao gồm 5 yếu tố là: thức, trú, hành,
lạc, y. Đi du lịch là được nếm những món ăn ngon, ở trong những căn phòng
tiện nghi, đi lại trên những phương tiện sang trọng, được vui chơi giải trí vui
vẻ và có điều kiện mua sắm hàng hoá, quần áo
Đồ án tốt nghiệp
trang 6
Cho đến ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế-xã hội phổ biến
ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam. Tuy nhiên cho đến nay nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống
nhất. Trước thực tế phát triển của ngành du lịch về kinh tế cũng như trong lĩnh
vực đào tạo, việc nghiên cứu, thảo luận để đi đến thống nhất một số khái niệm
cơ bản trong đó có khái niệm du lịch và du khách là một đòi hỏi cần thiết.
Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu
khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Du lịch gắn liền
với việc nghỉ ngơi giải trí nhằm hồi phục, nâng cao sức khoẻ và khả năng lao
động cho con người, nhưng trước hết liên quan mật thiết tới sự di chuyển chỗ
ở của họ.
Đầu tiên “du lịch” được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm
người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung
quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Ngày nay, người ta đã thống nhất
rằng về cơ bản, tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài
nước trừ việc cư trú chính trị, tìm việc làm và xâm lược đều mang ý nghĩa du
lịch.
Năm1963, Liên Hiệp Quốc đã định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng
hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các
cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường
xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú
không phải là nơi làm việc của họ”.
Vào năm1985, Pirogiơnic cho rằng : “Du lịch là một dạng hoạt động của dân
cư trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài
nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh
thần, nâng cao trình độ nhận thức-văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ
những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hoá”.
Đồ án tốt nghiệp
trang 7
Với nhiều cách đĩnh nghĩa về du lịch, vì thế khi nghiên cứu các định nghĩa
khác về du lịch, chúng ta có thể nhận thấy sự biến đổi trong nhận thức về nội
dung của du lịch. Có người cho rằng du lịch là một hiện tượng xã hội, người
khác lại cho rằng đây phải là một hoạt động kinh tế.Tuy nhiên, trong thực tế
cuộc sống, do sự phát triển của xã hội và nhận thức, các từ ngữ thường có khá
nhiều nghĩa, đôi khi trái ngược nhau. Như vậy, cố gắng giải thích đơn vị từ đa
nghĩa bằng cách gộp các nội dung khác nhau vào một định nghĩa sẽ làm cho
khái niệm trở nên khó hiểu và không rõ ràng. Dựa theo cách tiếp cận trên, nên
tách thuật ngữ du lịch thành hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được
hiểu như là:
- Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao
nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một
số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp
cung ứng.
- Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong
quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao
nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
Việc phân định rõ ràng hai nội dung của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc
đẩy sự phát triển của du lịch. Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay cả
các cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch chỉ cho rằng du lịch là
một ngành kinh tế. Do đó mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu
quả kinh tế. Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi
nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh. Trong khi đó du lịch còn là một
hiện tượng xã hội góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng,
giáo dục lòng yêu nước, tình đoàn kết Chính vì vậy, toàn xã hội phải có
trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển
Đồ án tốt nghiệp
trang 8
(*) Ngoài ra khi nói đến du lịch, ta cần hiểu thê một số khái niệm liên quan
như:
- Tài nguyên du lịch: là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử
- văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn
khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để
hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
- Khách du lịch: là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
- Khu du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du
lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa
dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.
- Điểm du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham
quan của khách du lịch.
- Du lịch bền vững: là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai.
- Du lịch sinh thái: là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc
văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.
- Du lịch văn hóa: là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự
tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống.
- Môi trường du lịch: là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn
nơi diễn ra các hoạt động du lịch.
- Chất lượng dịch vụ: là một khái niệm trừu tượng, khó nắm bắt bởi các đặc
tính riêng có của dịch vụ, sự tiếp cận chất lượng được tạo ra trong quá trình
cung cấp dịch vụ, thường xảy ra trong sự gặp gỡ giữa khách hàng và nhân viên
giao tiếp.
- Chất lượng dịch vụ du lịch: là mức phù hợp của dịch vụ của các nhà cung
ứng du lịch thỏa mãn các yêu cầu của khách du lịch thuộc thị trường mục tiêu.
2.1.1.1 Đặc điểm cơ bản của du lịch
(*) Từ những khái niệm trên, có thể rút ra những luận điểm cơ bản về du lịch
sau:
Đồ án tốt nghiệp
trang 9
- Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên.
- Chuyến du lịch ở nơi đến mang tính tạm thời, trong một thời gian ngắn.
- Mục đích của chuyến du lịch là thoả mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng
hoặc kết hợp đi du lịch với giải quyết những công việc của cơ quan và nghiên
cứu thị trường, nhưng không vì mục đích định cư hoặc tìm kiếm việclàm.
- Du lịch là thiết lập các quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung ứng các dịch
vụ du lịch, chính quyền địa phương và dân cư ở địa phương
2.1.1.2 Khái niệm về hoạt động du lịch và điều kiện phát triển hoạt động du
lịch
2.1.1.2.1 Khái niệm về hoạt động du lịch
Theo quan điểm của một số nhà kinh tế du lịch, họ cho rằng: “ Du lịch là một
hệ thống tinh thần và vật chất, là một hiện tượng kinh tế xã hội tổng hợp do ba
yếu tố cơ bản cấu thành là chủ thể du lịch (khách du lịch), khách thể du lịch
(tài nguyên du lịch) và hoạt động du lịch (các doanh nghiệp, chính quyền các
cấp, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư địa phương thực hiện được gọi
là “ngành du lịch”).
Tại điều 4 Luật Du lịch năm 2005 đã đưa ra khái niệm về hoạt động du lịch:
“Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
đến du lịch”.
Từ đó có thể rút ra ngành du lịch là tổng hợp các điều kiện, các hiện tượng và
các mối quan hệ tác động qua lại giữa khách du lịch với các nhà cung cấp các
sản phẩm du lịch, với chính quyền và cộng đồng dân cư ở địa phương trong
quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch. Từ khái niệm trên, ta có thể rút ra
các các yếu tố cơ bản của du lịch bao gồm:
(*) Khách du lịch là chủ thể của du lịch, là đối tượng phục vụ của các ngành
tham gia hoạt động du lịch.
(*) Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch, nơi tạo ra sức thu hút con
người đến tham quan, du lịch.
Đồ án tốt nghiệp
trang 10
** Tài nguyên du lịch:
Là khách thể của du lịch và là cơ sở phát triển của ngành du lịch. Mọi nhân tố
có thể thúc đẩy du lịch, được ngành du lịch tận dụng để sinh ra lợi ích kinh tế
và lợi ích xã hội đều được gọi là tài nguyên du lịch. Nói chung, các nhân tố
thiên nhiên, nhân văn và xã hội có thể thu hút được khách du lịch thì gọi
chung là tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch gồm 3 loại, đó là:
***Tài nguyên du lịch thiên nhiên:
Bao gồm khí hậu, địa hình, phong cảnh v.v, có thể nói chung là tất cả những
gì thuộc về thiên nhiên .Tài nguyên nhân văn cũng thuộc tài nguyên du lịch
tự nhiên.Tài nguyên du lịch nhân văn gồm có tài nguyên du lịch nhân văn vật
thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể. Tài nguyên du lịch nhân văn
vật thể bao gồm các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, văn hoá, nghệ
thuật v.v. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể bao gồm các truyền thống
lịch sử, văn hoá dân tộc, các phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật
truyền thống v.v.
***Tài nguyên du lịch xã hội:
Bao gồm các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội do con người đương
đại tổ chức cũng tạo ra sức hấp dẫn để thu hút khách du lịch. Ví dụ như : các
sự kiện
thể thao thế giới, các cuộc thi hoa hậu thế giới và khu vực, các hội
nghị chính trị-kinh tế như : Hội nghị APEC, Hội nghị thượng đỉnh
ASEAN….v.v.
2.1.1.2.2 Những điều kiện phát triển hoạt động du lịch
Hoạt động du lịch của một quốc gia, một địa phương và doanh nghiệp du lịch
chỉ có thể phát triển được trong những điều kiện nhất định. Có những điều
kiện mang tính chất toàn cầu, có những điều kiện mang tính chất khu vực và
quốc gia và có những điều kiện mang tính chất ngành du lịch hoặc cộng đồng
dân cư địa phương. Những điều kiện phát triển hoạt động du lịch của quốc
gia.Một quốc gia muốn phát triển mạnh mẽ hoạt động du lịch, cần phải có
những điều kiện cơ bản sau:
Đồ án tốt nghiệp
trang 11
Điều kiện chính trị ổn định và đất nước hoà bình.:
Đây là điều kiện quyết định cho các hoạt động du lịch phát triển. Chiến tranh,
các cuộc xung đột vũ trang trong từng khu vực, sự bất ổn định về chính trị đã
hạn chế rất lớn đến việc phát triển du lịch. Ở Việt Nam, trong những năm
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hoạt động du lịch rất hạn chế.
Điều kiện xã hội an ninh và an toàn:
Bất cứ một đất nước hoặc một vùng lãnh thổ hoặc địa phương nào không đảm
bảo được điều kiện về an ninh, an toàn cho khách du lịch thì không thể phát
triển hoạt động du lịch. Con người đi du lịch với nhiều mục đích trong đó có
mục đích được đảm bảo an ninh, an toàn tính mạng, thoái mái về tinh thần, vì
thế những địa điểm du lịch dù có nổi tiếng đến đâu, nhưng điều kiện trên
không đảm bảo thì không thể nào thu hút được khách du lịch. Và trong những
nă gần đây, số lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam không ngừng
tăng và nước ta được đánh giá là” điểm đến du lịch an toàn và thân thiện của
khu vực và thế giới”.
Cơ chế, chính sách và luật pháp của Nhà nước về phát triển hoạt động du
lịch:
Nhận thức vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế-xã hội nhiều nước
đã xác định “phát triển du lịch là quốc sách”, hoặc “đưa ngành du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Việc xây dựng cơ chế chính sách tạo điều
kiện thuận lợi và dễ dàng cho: khách du lịch quốc tế vào-ra, cho việc đầu tư,
liên doanh, liên kết các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, cho việc phát
triển các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, việc phát triển
cơ sở hạ tầng cho hoạt động du lịch phát triển v.v. Nhiều nước xây dựng cơ
chế miễn thị thực cho khách du lịch nước ngoài nhằm thu hút nhiều khách
hoặc có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh
vực khách sạn và du lịch v.v. Xây dựng Luật Du lịch, Luật Khách sạn, Luật
Hướng dẫn viên du lịch, Luật Đại lý du lịch…v.v để tạo một môi trường
Đồ án tốt nghiệp
trang 12
pháp lý cho hoạt động du lịch phát triển.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển.:
Đây là điều kiện quan trọng cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển các
hoạt động du lịch nói riêng. Hệ thống đường bộ, đường sắt, bến cảng, sân
bay, điện năng, viễn thông, cung cấp nước sạch, v.v, tất cả những vấn đề này
đều tác động mạnh mẽ đến việc phát triển kinh tế-xã hội và phát triển các
hoạt động du lịch.
2.1.1.3 Các loại hình của du lịch
Hoạt động du lịch diễn ra rất phong phú và đa dạng nên tuỳ thuộc vào cách phân
chia mà có các loại hình du lịch khác nhau. Mỗi loại hình du lịch đều có những tác
động nhất định lên môi trường.
Phân loại theo mục đích chuyến đi
(*) Du lịch tham quan
Tham quan là một hoạt động của con người để nâng cao nhận thức về mọi
mặt. Tuỳ thuộc vào đối tượng tham quan mà có các loại hình:
** Du lịch văn hoá
Là loại hình du lịch nhằm nâng cao hiểu biết cho du khách về lịch sử, kiến
trúc, kinh tế - xã hội, lối sống và phong tục tập quán ở nơi họ đến viếng
thăm. Địa điểm đến tham quan là các viện bảo tàng, các di tích lịch sử văn
hoá, các địa điểm tổ chức, các lễ hội địa phương, các liên hoan nghệ thuật
(liên hoan phim, âm nhạc ), các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ …
** Du lịch sinh thái:
Là loại hình du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu về với thiên nhiên của khách du
lịch. Địa điểm để tổ chức du lịch sinh thái là những nơi thiên nhiên được bảo
vệ tốt, chưa bị ô nhiễm như các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên
** Du lịch giải trí
Du lịch giải trí là loại hình du lịch nảy sinh do nhu cầu thư giãn, xả hơi để
phục hồi sức khoẻ (thể chất, tinh thần) sau những ngày làm việc căng thẳng,
Đồ án tốt nghiệp
trang 13
mệt nhọc. Với đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vui chơi, giải
trí càng đa dạng và không thể thiếu được trong các chuyến đi. Ở Việt Nam,
tuy các khu vui chơi giải trí chưa nhiều và chưa hiện đại nhưng cũng đã thu
hút khá đông du khách, đặc biệt là vào dịp lễ, tết như khu du lịch Đầm Sen,
Suối Tiên
(*) Du lịch khám phá
Du lịch khám phá là loại hình du lịch nhằm mục đích nâng cao nhưng hiểu
biết mới lạ về thế giới xung quanh. Tuỳ thuộc vào mức độ, tính chất của
chuyến du lịch có thể chia thành hai loại hình:
** Du lịch tìm hiểu: Mục đích của chuyến đi là tìm hiểu về thiên nhiên, môi
trường, phong tục tập quán, lịch sử
** Du lịch mạo hiểm: Địa điểm đến thường là những nơi chưa hoặc ít in dấu
chân người như: những con suối chảy xiết, những ngọn núi cao chót vót
(Hymalaya, Phanxipan ), những vùng núi lửa nóng bỏng, những khu rừng
rậm rạp, âm u (Amazon), những hang động bí hiểm
(*) Du lịch nghỉ dưỡng
Một trong những chức năng quan trọng của du lịch là khôi phục sức khoẻ
(thể lực, trí lực) của con người sau những ngày lao động căng thẳng nên đây
là một loại hình du lịch được du khách ưa chuộng. Khi nền kinh tế càng phát
triển, con người càng chịu nhiều sức ép của công việc, của môi trường ô
nhiễm hay của các quan hệ xã hội thì nhu cầu được đi nghỉ càng lớn.
Địa điểm đến nghỉ ngơi thường là những nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành,
phong cảnh đẹp như các bãi biển, các vùng núi, vùng nông thôn hoặc vùng
ven sông, hồ, thác
(*) Du lịch tôn giáo
Là các chuyến đi nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng của con người theo các
tôn giáo khác nhau như truyền giáo của tu sĩ, thực hiện các nghi lễ tôn giáo
tại các giáo đường, dự các lễ hội tôn giáo hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo.
Đồ án tốt nghiệp
trang 14
Ở Việt Nam có Toà thánh Tây Ninh, nhà thờ Phát Diệm, Thánh địa Lavang,
Huế - thủ đô Phật giáo Việt Nam.
(*) Du lịch học tập, nghiên cứu
Loại hình du lịch này ngày càng phổ biến do nhu cầu kết hợp lý luận với
thực tiễn, học đi đôi với hành. Địa điểm đến phải là những nơi có các đối
tượng phù hợp với nội dung học tập như vườn quốc gia, phòng thí nghiệm
ngoài trời
Phân loại theo lãnh thổ hoạt động
(*) Du lịch trong nước
Du lịch trong nước là tất cả các hoạt động tổ chức phục vụ cho du khách ở
trong nước đi nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch trong phạm vi của
đất nước mình, chi phí bằng tiền trong nước.
(*) Du lịch quốc tế
Là loại hình du lịch mà trong quá trình thực hiện nó có sự giao tiếp với người
nước ngoài, một trong hai phía hoặc là du khách hoặc là nhà cung ứng du
lịch, phải sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp. Về mặt không gian địa lý, du
khách phải đi ra khỏi đất nước của mình. Về mặt kinh tế phải có sự thanh
toán bằng ngoại tệ.
Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch
(*) Du lịch biển
Du lịch biển là loại hình du lịch gắn liền với biển, thuận lợi cho việc tổ chức
các hoạt động tắm biển, thể thao biển (bóng chuyền bãi biển, lướt ván ).
Loại hình du lịch này có tính mùa rất rõ nên nó thường được tổ chức vào
mùa nóng với nhiệt độ nước biển và không khí trên 20
o
C. Nếu bờ biển ít dốc,
môi trường sạch đẹp thì khả năng thu hút du khách càng lớn.
(*) Du lịch núi
Đây là loại hình du lịch có thể phát triển quanh năm, thuận lợi để tổ chức
nghỉ mát vào mùa hè ở các nước xứ nóng và nghỉ đông ở các các nước xứ
lạnh với các hoạt động thể thao mùa đông (trượt tuyết, trượt băng).
Đồ án tốt nghiệp
trang 15
(*) Du lịch đô thị
Điểm đến du lịch là các thành phố, các trung tâm đô thị có các công trình
kiến trúc lớn, các khu thương mại, các đầu mối giao thông, các công viên
giải trí Du khách không chỉ là người sống ở nông thôn mà cả ở các thành
phố khác cũng đến để chiêm ngưỡng, mua sắm.
(*) Du lịch thôn quê
Thôn quê là nơi có môi trường trong lành, cảnh vật thanh bình và không gian
thoáng đãng trái ngược hẳn với các đô thị. Vì vậy, sự hấp dẫn của nó đối với
người dân ở đô thị, nhất là các đô thị lớn ngày càng tăng
Phân loại theo thời gian của cuộc hành trình
(*) Du lịch ngắn ngày
Du lịch ngắn ngày là loại hình thường kéo dài 1 - 3 ngày (dưới một tuần) tập
trung vào những ngày cuối tuần, phát triển nhiều nhất ở Mỹ, Anh, Pháp
(*) Du lịch dài ngày
Loại hình du lịch dài ngày thường gắn liền với các kỳ nghỉ phép hoặc nghỉ
đông, nghỉ hè và kéo dài vài tuần đến một năm tới những nơi cách xa nơi ở
của khách, kể cả trong nước và ngoài nước.
Phân loại theo việc sử dụng các phương tiện giao thông
(*) Du lịch xe đạp
Đây không phải là loại hình du lịch của các nước nghèo mà phát triển ở
những nước có địa hình bằng phẳng như Áo, Hà Lan, Đan Mạch Đây cũng
là một hình thức kết hợp với du lịch với thể thao.
(*) Du lịch ô tô
Do ô tô là phương tiện thông dụng và chiếm ưu thế so với các phương tiện
khác nên loại hình này rất phổ biến, chiếm tỷ trọng cao nhất trong luồng
khách du lịch (80% ở châu Âu và khách thường sử dụng ô tô riêng).
Đồ án tốt nghiệp
trang 16
(*) Du lịch máy bay
Du lịch máy bay là một trong những loại hình tiên tiến nhất, đáp ứng nhu cầu
của khách đến những nước, những vùng xa xôi. Nhược điểm của loại hình du
lịch này là giá thành vận chuyển cao, không phù hợp với tầng lớp có thu
nhập thấp; đôi khi gặp những rủi ro có thể xảy ra tai nạn khi trời nhiều mây,
có bão
Phân loại theo hình thức tổ chức
(*) Du lịch có tổ chức theo đoàn
Là loại hình du lịch có sự chuẩn bị chương trình từ trước hay thông qua các
tổ chức du lịch. Mỗi thành viên trong đoàn biết được kế hoạch đi du lịch của
mình.
(*) Du lịch cá nhân
Là hình thức du lịch mà cá nhân tự định ra chuyến đi, kế hoạch lưu trú, địa
điểm ăn uống tuỳ nghi. Loại hình này phát triển với tốc độ nhanh và chiếm
ưu thế, phải trả cao hơn 15 - 20% giá hợp đồng tập thể
2.1.2 Khái niệm về môi trường du lịch
Môi trường du lịch là bao gồm các nhân tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội và
nhân văn, trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển. Hoạt động du lịch có
mối quan hệ mật thiết với môi trường, khai thác các đặc tính của môi trường
nhằm phục vụ các mục đích phát triển và tác động trở lại, góp phần làm thay
đổi đặc tính của môi trường.
2.1.2.1 Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường
Sự tồn tại và phát triển của du lịch với tư cách là ngành công nghiệp không
khói, là ngành mũi nhọn của đất nước gắn liền với khả năng khái thác các tài
nguyên thiên nhiên, các đặc tính của môi trường xung quanh. Vì thế, các hoạt
động du lịch có mối liên hệ chặt chẽ với môi trường . Núi non, biển cả…sông
suối , các giá trị văn hóa như di tích, các công trình kiến trúc nghệ thuật…
những đặc điểm và tình trạng của môi trường xung quanh đều là những tiềm
Đồ án tốt nghiệp
trang 17
năng và điều kiện cần thiết cho phát triển du lịch. Và các hoạt động du lịch tạo
nên môi trường mới hoặc góp phần cải thiện môi trường như xây dựng các khu
vui chơi giải trí, các công viên cây xanh, hồ nước nhân tạo, các làng văn hóa
du lịch…Như vậy, các hoạt động du lịch và môi trường có tác động qua lại,
tương hỗ lẫn nhau và nếu việc khai thác, phát triển hoạt động du lịch không
hợp lí có thể làm suy giảm giá trị của các nguồn tài nguyên , suy giảm chất
lượng môi trường và cũng là suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch.
Du lịch và môi trường có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau:
o Các hoạt động du lịch có quan hệ mật thiết với môi trường, khai thác
tiềm năng của môi trường tự nhiên như các cảnh đẹp quyến rũ của núi,
sông, biển và các giá trị văn hoá, nhân văn gắn liền với chúng. Do vậy,
thành phần, tính đa dạng và chất lượng của môi trường có vai trò rất quan
trọng đối với các hoạt động của du lịch.
o Sự phát triển của du lịch phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi
trường và giá trị nguyên vẹn của các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn
hoá. Các bãi biển, núi, sông, rừng, và đa dạng sinh học của môi trường là
những tài nguyên cơ bản mà nhờ vào đó ngành du lịch thịnh vượng và phát
triển. Sự suy giảm của chất lượng môi trường, cho dù là tự nhiên hay nhân
văn, đều có tác động rất lớn đến các hoạt động du lịch và thường dẫn đến
sự suy thoái của khu du lịch.
o Trên phạm vi toàn cầu cũng như khu vực, du lịch tất yếu có những tác
động quan trọng đối với môi trường. Những tác động này liên quan đến sự
tiêu thụ tài nguyên, cũng như sự ô nhiễm do các chất thải phát sinh từ các
hoạt động du lịch như tổ chức tham quan, phục vụ ăn ở, đi lại của du khách
Nói tóm lại, Du lịch đã góp phần bảo vệ và tôn tạo môi trường. Về nguyên tác thì
tác động tích cực của du lịch đối với môi trường thường gắn với chính sách bảo
tồn, điều đó có thể tạo động lực thúc đẩy thiết lập những khu bảo tồn bởi giá trị
của chúng là tài nguyên du lịch, điều này đặc biệt quan trọng ở các nước đang
Đồ án tốt nghiệp
trang 18
phát triển. Tuy vậy, trong đa số trường hợp, tác động tiêu cực của du lịch đối với
môi trường thường vượt quá tác động tích cực. Để thấy rõ hơn mối quan hệ giữa
du lịch và môi trường, cần so sánh 2 khái niệm tài nguyên du lịch và cấu trúc môi
trường
Bảng 2.1. So sánh khái niệm tài nguyên du lịch và cấu trúc môi trường
Phân loại Tài nguyên du lịch Cấu trúc môi trường
Tự nhiên
Địa hình
Khí hậu
Tài nguyên nước
Tài nguyên động - thực vật
Thạch quyển
Khí quyển
Thuỷ quyển
Sinh quyển
Tổ hợp
tự nhiên
Tổ hợp ven biển
Tổ hợp đồng bằng đồi
Tổ hợp núi
Môi trường ven biển
Môi trường đồng bằng - đồi
Môi trường miền núi
Nhân văn
Dân tộc
Di sản văn hoá thế giới
Di tích lịch sử văn hoá
Danh lam thắng cảnh
Di tích văn hoá khảo cổ
Di tích văn hoá nghệ thuật
Môi trường văn hoá
Môi trường xã hội - nhân
văn
Đương đại
Điểm giải trí
Điểm nghỉ dưỡng
Nơi hoạt động thể thao
Môi trường nhân tạo
Từ bảng 2.1, ta thấy :
- Môi trường vừa là nơi diễn ra các hoạt động du lịch, đồng thời vừa là đối
tượng tham quan du lịch.
- Trong nhóm tự nhiên và tổ hợp tự nhiên thì giữa hai khái niệm tài nguyên
du lịch và cấu trúc môi trường có độ tương đồng lớn. Trong nhóm nhân văn - dân
Đồ án tốt nghiệp
trang 19
tộc, tài nguyên du lịch là sản phẩm của sự tác động của con người vào môi
trường làm cho môi trường biến đổi theo chiều hướng tích cực hơn như “Danh
lam thắng cảnh”.
Như vậy, việc đi du lịch trong các môi trường đồng nghĩa với việc khai thác và
thưởng ngoạn tài nguyên du lịch. Mối quan hệ giữa cấu trúc môi trường với tài
nguyên, đối tượng của du lịch đã được đề cập ở trên có thể khái quát lại như sau:
- Con người: như là một hợp phần của cấu trúc môi trường, là lực lượng tổ
chức, quản lý, là lực lượng lao động và với nền văn minh, văn hoá cộng đồng
tham gia vào hoạt động du lịch.
- Tài nguyên du lịch: như là một nhân tố, đối tượng, chất liệu và là công cụ
tạo ra sản phẩm du lịch.
- Không gian môi trường: là điều kiện để tổ chức các hoạt động du lịch và
cũng là sản phẩm của chính sự hoạt động du lịch đó.
Mối quan hệ giữa môi trường và du lịch còn được thể hiện bằng hình vẽ :
(*)Mối quan hệ giũa môi trường và hoạt động du lịch :
(Chuyên đề” Bảo vệ môi trường Du lịch”. Nguồn: PGS.TS. Phạm Trung Lương –
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch)
Đồ án tốt nghiệp
trang 20
Như vậy có thể thấy trạng thái môi trường (chất lượng, điều kiện, sự cố-tai biến) ở
những mức độ và khía cạnh khác nhau sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động phát triển du lịch
(*) Mối quan hệ của hoạt động phát triển du lịch đến môi trường được thể
hiện qua hình vẽ:
(Chuyên đề “Bảo vệ môi trường Du lịch”. Nguồn: PGS.TS. Phạm Trung Lương – Viện
Nghiên cứu Phát triển Du lịch)
2.1.2.2 Thành phần, cấu trúc của môi trường du lịch
Các thành phần thường được xem xét trong cấu trúc của môi trường du lịch tự
nhiên gồm : môi trường địa chất, môi trường nước, môi trường không khí, môi
trường sinh thái, sự cố môi trường có tác động trực tiếp đến hoạt động du lịch.
- Môi trường địa chất: Môi trường địa chất được hiểu là một tập hợp các thành
tố địa chất của môi trường tự nhiên, bao gồm các yếu tố như cấu trúc địa chất,
các hoạt động kiến tạo, tân kiến tạo, địa động lực hiện tại, hoạt động động đất…
Môi trường địa chất được xem là phần cơ sở nền rắn của môi trường chung, trong
đó bao gồm các đặc tính về đá (độ cứng, độ phong hóa, độ phóng xạ, độ bền
vững…); các đặc tính về địa chấn (động đất, núi lửa, nứt đất…
Các hoạt động kinh tế và đời sống đã đưa đến những biến động của môi trường
địa chất, ví dụ : Những hoạt động chặt phá rừng, mở mang diện tích canh tác đã
dẫn đến sự gia tăng của các quá trình ngoại sinh: lũ quét, lũ ống ở Sơn La, Lai
Đồ án tốt nghiệp
trang 21
Châu, v.v.; lũ bùn đá trên các sườn núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn v.v.; trượt
lở, nứt đất… ở miền Trung,v.v.…
Trong thành phần cấu trúc của môi trường du lịch tự nhiên, môi trường địa chất
được biểu thị qua các chỉ số cụ thể như các chỉ số về độ bền vững của đất đá, các
chỉ số địa chất công trình cho việc xây dựng các quần thể du lịch, mức độ, khả
năng xảy ra các chấn động địa chất, hiện tượng trượt lở ở những khu vực có các
hoạt động du lịch; độ phóng xạ và khả năng khai thác lãnh thổ cho mục đích du
lịch; các chỉ số về đặc điểm địa hình…
- Môi trường nước: là bộ phận cấu thành quan trọng của môi trường tự nhiên, có
ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại của sự sống, và hoạt động phát triển kinh tế
- xã hội trên trái đất. Những biến động của môi trường nước thường dẫn đến
những biến động về chất lượng sống toàn cầu hoặc từng khu vực cụ thể.
Các yếu tố của môi trường nước phân bố khá rộng, từ nước lục địa trong đó có
nước mặt (ao, hồ, sông suối), nước dưới đất (tầng nông và tầng sâu), đến nước
đại dương, nước biển. Các yếu tố này tồn tại chủ yếu trong thể lỏng, một phần
nằm trong các thể hơi, thể rắn và một phần nhỏ ở dạng liên kết ion. Trong nghiên
cứu môi trường du lịch, môi trường nước được đánh giá nhiều ở góc độ liên quan
đến khả năng cấp và chất lượng nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí
và tắm biển, nghỉ dưỡng và chữa bệnh của du khách.
- Môi trường không khí: Môi trường không khí là bộ phận của môi trường tự
nhiên tồn tại dưới dạng thể khí. Trong môi trường du lịch, môi trường không khí
có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định các khu du lịch nghỉ dưỡng, đến tổ chức
mùa vụ khai thác du lịch… Các yếu tố của môi trường không khí có vai trò khá
lớn trong việc xem xét quyết định hướng quy hoạch khu du lịch, bố trí không
gian và phác đồ kiến trúc quần thể du lịch.
- Môi trường sinh học: Môi trường sinh học là cơ sở duy trì và phát triển cuộc
sống, làm sạch bầu khí quyển, cung cấp lương thực thực phẩm cho xã hội do đó
môi trường sinh học có vai trò rất to lớn trong việc thiết lập và bảo vệ cân bằng
sinh thái của tự nhiên. Những biến đổi của môi trường sinh học cả về lượng và
Đồ án tốt nghiệp
trang 22
chất có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và hoạt động sản xuất phát triển kinh tế
- xã hội, trong đó có du lịch trên hành tinh.
-Môi trường kinh tế - xã hội : các nhân tố chủ yếu cần được xem xét là hệ thống
các thể chế chính sách có liên quan đến phát triển du lịch; tình trạng chiến tranh,
khủng bố có nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn tính mạng của du khách; trình độ
phát triển khoa học công nghệ được sử dụng trong hoạt động du lịch; mức độ
phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện
nước, hệ thống bưu chính viễn thông và hệ thống xử lý môi trường; môi trường
đô thị và công nghiệp, trong đó chú trọng đến tình trạng/mức độ ô nhiễm môi
trường tự nhiên, mức độ an toàn giao thông, an toàn xã hội ở các đô thị; mức
sống của người dân - là yếu tố quan trọng quyết định mức độ "cầu" để phát triển
du lịch; hệ thống quản lý nhà nước về môi trường - yếu tố quan trọng đảm bảo
tính hiệu quả trong hoạt động BVMT nói chung và bảo vệ môi trường du lịch nói
riêng.
- Môi trường nhân văn : các nhân tố chủ yếu cần được xem xét bao gồm : tình
trạng/mức độ phát triển các tệ nạn xã hội ở các địa điểm diễn ra hoạt động du
lịch; mức độ bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá truyền thống - yếu tố được
xem là quan trọng để thu hút khách du lịch; mức độ thân thiện của cộng đồng đối
với sự hiện diện của khách du lịch; trình độ văn minh và dân trí ở các địa điểm
tham quan du lịch; chất lượng cuộc sống cộng đồng; tình trạng (số lượng và chất
lượng) đội ngũ lao động du lịch.
2.1.2.3 Những tai biến, sự cố môi trường
2.1.2.3.1 Tai biến môi trường
Tai biến môi trường là những biến đổi bất thường của thiên nhiên được xem là
kết quả của quá trình của hoạt động tự nhiên hoặc hậu quả gián tiếp tác động của
con người lên tự nhiên như là dông, bão, lũ quét, nước dâng do bão và gió mùa,
trượt đá, lở đất, núi lửa phun, mưa axít, xói lở bờ biển…