Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Đánh giá hiệu quả của dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng trong việc cải thiện môi trường nước lưu vực kênh tàu hủ - Bến Nghé - Kênh Đôi - Kênh Tẻ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.01 MB, 140 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM









ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP





ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG
NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG
TRONG VIỆC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NƯỚC
LƯU VỰC KÊNH TÀU HỦ - BẾN NGHÉ –
KÊNH ĐÔI – KÊNH TẺ




Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG




Giảng viên hướng dẫn : GS.TS Hoàng Hưng
Sinh viên thực hiện : Đoàn Thị Bích Trâm
MSSV: 0951080095 Lớp: 09DMT1


TP. Hồ Chí Minh, 2013
LỜI CAM ĐOAN
Em tên là Đoàn Thị Bích Trâm, em xin cam đoan đồ án tốt nghiệp với đề tài:
“Đánh giá hiệu quả của Dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng trong
việc cải thiện môi trường nước lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh
Tẻ” là do bản thân em tự tìm hiểu, nghiên cứu và trích dẫn từ các tài liệu tham khảo
cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của GS.TS Hoàng Hưng.
Các thông tin và kết quả nêu trong đồ án là trung thực, không trùng với đồ án
của các tác giả khác.
Em xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

TP.HCM, ngày tháng năm 2013

Đoàn Thị Bích Trâm











LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Thầy Cô, cán bộ khoa Môi
trường và Công nghệ sinh học, Trường Đại học Kỹ thuật công nghệ TP.HCM đã
nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho em trong 4 năm học vừa qua.
Em xin chân thành cám ơn thầy Hoàng Hưng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
em, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Đồng thời em xin cảm ơn anh Tấn, anh Lợi, anh Thế thuộc Phòng quản lý
nước thải của Trung tâm Điều hành chống ngập nước, chị Trang cùng các chị thuộc
Phòng thí nghiệm và anh Phước thuộc Ban giám đốc Nhà máy xử lý nước thải Bình
Hưng cùng toàn thể nhân viên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em thu thập số liệu và
tài liệu để em thực hiện đề tài đồ án này.
Con xin cám ơn Ba, Mẹ đã luôn bên cạnh động viên, ủng hộ và tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho con học tập.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy, Cô trong trường, trong khoa, gia đình
bạn bè, người thân dồi dào sức khỏe và thành công. Đồng kính chúc toàn thể nhân
viên tại Trung tâm điều hành chống ngập nước và Nhà máy xử lý nước thải Bình
Hưng luôn dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.

Sinh viên

Đoàn Thị Bích Trâm

i

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Các kết quả đạt được của đề tài 3
6. Kết cấu của đồ án 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC KÊNH TÀU HỦ - BẾN
NGHÉ – KÊNH ĐÔI – KÊNH TẺ 5
1.1. Khái quát về lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ 5
1.1.1. Giới thiệu về lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ 5
1.1.2. Khí hậu 6
1.1.3. Đặc trưng các yếu tố khí tượng cơ bản 6
1.1.4. Đặc điểm chế độ thủy văn 12
1.1.5. Chế độ thủy triều 18
1.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước tại lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé
– kênh Đôi – kênh Tẻ trước khi xây dựng dự án 18
1.2.1. Nguồn nước mặt 18
1.2.2. Nguồn nước ngầm 30
1.2.3. Nguồn nước thải 32
CHƯƠNG 2. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ
LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG 34
2.1. Tên dự án 34

ii

2.2. Tên cơ quan chủ đầu tư 34
2.3. Mục tiêu thực hiên dự án 34
2.4. Nội dung cơ bản của dự án 34
2.4.1. Vị trí dự án 34

2.4.2. Diện tích mặt bằng 35
2.4.3. Hệ thống hạ tầng giao thông, cấp điện, nước tại khu vực dự án 36
2.4.4. Các nguồn gây ô nhiễm từ các hoạt động của dự án 36
2.4.5. Công suất hoạt động 39
2.4.6. Sơ đồ công nghệ nhà máy 39
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC CỦA NHÀ
MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
LƯU VỰC KÊNH TÀU HỦ - BẾN NGHÉ – KÊNH ĐÔI – KÊNH TẺ
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 44
3.1. Đánh giá sơ bộ hiệu quả xử lý nước của nhà máy XLNT Bình Hưng trong
năm 2011 và 2012 44
3.1.1. Hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) 44
3.1.2. Nhu cầu Oxy sinh hóa (BOD
5
) 46
3.1.3. Nhu cầu Oxy hóa học (COD) 49
3.1. 4. Coliform 52
3.1.5. Nitơ tổng 53
3.1.6. Photpho tổng 56
3.2. Kết quả theo dõi, so sánh và đánh giá chất lượng nước lưu vực kênh Tàu Hủ -
Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ qua các năm 2009, 2010, 2011 và 2012 59
3.2.1. Nhiệt độ 59
3.2.2. pH 62
3.2.3. Oxy hòa tan (DO) 65
3.2.4. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD
5
) 68
3.2.5. Nhu cầu oxy hóa học (COD) 71
3.2.6. N-NH
4

+
74

iii

3.2.7. N-NO
3
-
77
3.2.8. Dầu tổng 79
3.2.9. Coliform 81
3.2.10. PO
4
3-
82
3.2.11. Clorua (Cl
-
) 84
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ NHỮNG HIỆU QUẢ MÔI TRƯỜNG MÀ DỰ
ÁN MANG LẠI CHO LƯU VỰC KÊNH TÀU HỦ - BẾN NGHÉ –
KÊNH ĐÔI – KÊNH TẺ 86
4.1. Cảnh quan lưu vực 86
4.2. Cải thiện chất lượng nước 92
4.3. Chống ngập nước 94
4.4. Những tác động khác 97
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 100
1. Kết luận 100
2. Kiến nghị 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHẦN PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC A. PHIẾU KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC
KÊNH TÀU HỦ - BẾN NGHÉ – KÊNH ĐÔI – KÊNH TẺ 1
PHỤ LỤC B. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN 4
PHỤ LỤC C. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI
BÌNH HƯNG 11
PHỤ LỤC D. KẾT QUẢ ĐO NHANH VÀ PHÂN TÍCH MẪU ĐẠI DIỆN VÀ
KẾT QUẢ THEO DÕI CỤ THỂ CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĐẦU VÀO ĐẦU RA
TẠI NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG 19




iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD
5
Nhu cầu Oxy sinh hóa đo ở 20
0
C- đo trong 5 ngày
BTNMT Bộ Tài nguyên môi trường
COD Nhu cầu Oxy hóa học
DO Oxy hòa tan
MPN Số lượng chắc chắn nhất có thể (phương pháp xác định vi sinh)
ODA Quĩ viện trợ phát triển chính thức
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
SS Hàm lượng chất rắn lơ lửng có trong nước
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh.

XLNT Xử lý nước thải

v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diễn biến nhiệt độ trung bình các năm tại trạm Tân Sơn Hòa năm 2005 –
2011 7
Bảng 1.2. Diễn biến lượng mưa các năm tại trạm Tân Sơn Hòa năm 2005 – 2011. 8
Bảng 1.3. Diễn biến độ ẩm tương đối trung bình các năm tại trạm Tân Sơn Hòa
năm 2005 - 2011 9
Bảng 1.4. Diễn biến số giờ nắng các năm ghi nhận tại trạm Tân Sơn Hòa năm 2005
- 2011 11
Bảng 1.5. Diễn biến mực nước cao nhất sông Sài Gòn ghi nhận tại trạm Phú An
năm 2005 -2011 13
Bảng 1.6. Diễn biến mực nước thấp nhất sông Sài Gòn ghi nhận tại trạm Phú An
năm 2005 -2011 16
Bảng 1.7. Chất lượng nước kênh Tàu Hủ - Bến Nghé khi thủy triều lên năm 1999.21
Bảng 1.8. Chất lượng nước kênh Tàu Hủ - Bến Nghé khi thủy triều xuống năm
1999 23
Bảng 1.9. Chất lượng nước kênh Đôi – kênh Tẻ khi thủy triều lên năm 1999 26
Bảng 1.10. Chất lượng nước kênh Đôi – kênh Tẻ khi thủy triều xuống năm 1999 . 28
Bảng 1.11. Chất lượng nước ngầm trong khu vực dự án năm 1999 31
Bảng 1.12. Tính chất nước thải từ các cống xả dọc kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh
Đôi – kênh Tẻ năm 1999 33
Bảng 3.1. Kết quả theo dõi hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải đầuvào và
đầu ra tại Nhà máy XLNT Bình Hưng năm 2011 và 2012 44
Bảng 3.2. Kết quả theo dõi nhu cầu Oxy sinh hóa trong nước thải đầuvào và đầu ra
tại Nhà máy XLNT Bình Hưng năm 2011 và 2012 46
Bảng 3.3. Kết quả theo dõi nhu cầu Oxy hóa học trong nước thải đầuvào và đầu ra
tại Nhà máy XLNT Bình Hưng năm 2011 và 2012 49

Bảng 3.4. Kết quả theo dõi Coliform tổng trong nước thải đầuvào và đầu ra tại Nhà
máy XLNT Bình Hưng năm 2011 và 2012 52

vi

Bảng 3.5. Kết quả theo dõi Nitơ tổng trong nước thải đầuvào và đầu ra tại Nhà máy
XLNT Bình Hưng năm 2011 và 2012 53
Bảng 3.6. Kết quả theo dõi hàm lượng Photpho tổng trong nước thải đầuvào và đầu
ra tại Nhà máy XLNT Bình Hưng năm 2011 và 2012 56
Bảng 3.7. Bảng tổng hợp kết quả tính toán hiệu quả xử lý chất ô nhiễm của Nhà
máy XLNT Bình Hưng năm 2011 và năm 2012 58
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát nhiệt độ nước lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh
Đôi – kênh Tẻ qua các năm 2009, 2011 và 2012 60
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát pH lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh
Tẻ qua các năm 2009 – 2012 62
Bảng 3.10. Kết quả khảo sát Oxy hòa tan tại lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé –
kênh Đôi – kênh Tẻ qua các năm 2009 – 2012 65
Bảng 3.11. Kết quả khảo sát nhu cầu Oxy sinh hóa tại lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến
Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ qua các năm 2009 – 2012 68
Bảng 3.12. Kết quả khảo sát nhu cầu Oxy hóa học tại lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến
Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ qua các năm 2009 – 2012 71
Bảng 3.13. Kết quả khảo sát nồng độ N-NH
4
+
trong nước tại lưu vực kênh Tàu Hủ -
Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ các năm 2009 – 2012 74
Bảng 3.14. Kết quả khảo sát nồng độ N-NO
3
-
trong nước tại lưu vực kênh Tàu Hủ -

Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ qua các năm 2009, 2011 và 2012 77
Bảng 3.15. Kết quả khảo sát hàm lượng dầu tổng trong nước tại lưu vực kênh Tàu
Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ năm 2009 79
Bảng 3.16. Kết quả khảo sát chỉ số Coliform tổng trong nước tại lưu vực kênh Tàu
Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ năm 2009 – 2012 81
Bảng 3.17. Kết quả khảo sát hàm lượng PO
4
3-
trong nước tại lưu vực kênh Tàu Hủ
- Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ năm 2011 và năm 2012 82
Bảng 3.18. Kết quả khảo sát hàm lượng Cl
-
trong nước tại lưu vực kênh Tàu Hủ -
Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ năm 2011 84
Bảng 4.1. Bảng thống kê số lần ngập và số vị trí ngập nước tại TP.HCM năm 2009
– 2012 96

vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Bản đồ lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ 5
Hình 1.2. Diễn biến mực nước cao nhất sông Sài Gòn ghi nhận tại trạm Phú An 15
Hình 1.3. Diễn biến mực nước thấp nhất sông Sài Gòn ghi nhận tại trạm Phú An.17
Hình 2.1. Vị trí xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng 35
Hình 2.2. Phối cảnh nhà máy 35
Hình 2.3. Sơ đồ tuyến cống thu gom nước thải 40
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) đầu vào và đầu ra tại
Nhà máy XLNT Bình Hưng năm 2011 và năm 2012 45
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn nhu cầu Oxy sinh hóa đầu vào và đầu ra tại Nhà máy
XLNT Bình Hưng năm 2011 và năm 2012 48

Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn nhu cầu Oxy hóa học (COD) đầu vào và đầu ra tại Nhà
máy XLNT Bình Hưng năm 2011 và năm 2012 51
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn hàm lượng Nitơ tổng số trong nước thải đầu vào và đầu
ra tại Nhà máy XLNT Bình Hưng năm 2011 và năm 2012 55
Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn hàm lượng Photpho tổng số trong nước thải đầu vào và
đầu ra tại Nhà máy XLNT Bình Hưng năm 2011 và năm 2012 57
Hình 3.6. Diễn biến nhiệt độ ở 9 điểm khảo sát vào tháng 7 và tháng 11 qua 3 năm
2009, 2011 và 2012 61
Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn sự chênh lệch pH nước lưu vực kênh Tàu Hủ -Bến Nghé
– kênh Đôi – kênh Tẻ qua các năm 63
Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn sự chênh lệch Oxy hòa tan trong nước lưu vực kênh Tàu
Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ qua các năm 66
Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn sự chênh lệch nhu cầu Oxy sinh hóa trong nước lưu vực
kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ qua các năm 69
Hình 3.10. Đồ thị biểu diễn sự chênh lệch nhu cầu Oxy hóa học trong nước kênh
lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ qua các năm 72
Hình 3.11. Đồ thị biểu diễn sự chênh lệch nồng độ N-NH
4
+
trong nước lưu vực
kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ 75

viii

Hình 3.12. Đồ thị biểu diễn sự chênh lệch nồng độ N-NO
3
-
trong nước kênh lưu vực
Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ qua các năm 78
Hình 3.13. Đồ thị biểu diễn hàm lượng dầu tổng trong nước tại lưu vực kênh Tàu

Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ 80
Hình 3.14. Đồ thị biểu diễn nồng độ PO
4
3-
trong nước tại lưu vực kênh Tàu Hủ -
Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ 83
Hình 3.15. Đồ thị biểu diễn nồng độ Cl
-
trong nước tại lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến
Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ 85
Hình 4.1. Hình ảnh những dãy nhà nhếch nhác năm xưa 87
Hình 4.2. Hình ảnh rác dưới chân cầu Chà Và ngày xưa 88
Hình 4.3. Đoạn cầu số 5 ngày xưa 88
Hình 4.4. Rác tù đọng tại chân bờ kênh Tẻ 88
Hình 4.5. Khu vực cầu Chánh Hưng chiều tối ngày 20/5/2013 90
Hình 4.6. Đường Bến Vân Đồn tháng 2/2013 90
Hình 4.7. Khu vực cầu Chà Và ngày nay 90
Hình 4.8. Người dân câu cá và tắm tại kênh Tàu Hủ - Bến Nghé 91
Hình 4.9. Rác vẫn còn tồn đọng tại Bến Vân Đồn_quận 4 92
Hình 4.10. Mỗi ngày công nhân môi trường đô thị vét hàng ngàn tấn rác thải trên
kênh 94
Hình 4.11. Biểu đồ thống kê số lần ngập, số vị trí ngập nước TP.HCM năm 2009 –
2012 96




Đồ án tốt nghiệp
1


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là một trong số những nhu cầu thiết yếu của con người và là một yếu tố
đầu vào quan trọng của các hoạt động kinh tế như lĩnh vực xây dựng, ăn uống, du
lịch, nông nghiệp,… Khi mức sống của người dân càng cao, trình độ sản xuất ngày
càng hiện đại thì nhu cầu về nước là ngày càng lớn, việc thỏa mãn nhu cầu này thực
sự là một thách thức đối với hầu hết mọi quốc gia trên thế giới.
Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng hiện nay
cũng phải đối mặt với vấn đề nước sạch ngày càng khan hiếm trong khi nhu cầu
dùng nước của người dân ngày càng cao. Mặt khác, với tốc độ gia tăng dân số quá
nhanh, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, ý thức của người dân còn kém. TP.HCM đang
đối mặt với những vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, trong đó đáng
chú ý hơn cả là ô nhiễm môi trường nước. Cũng như Hà Nội, hiện tượng nước thải
ở TP.HCM không được xử lý, đổ thẳng vào hệ thống sông ngòi rất phổ biến mà
chủ yếu là nước thải sinh hoạt chiếm lưu lượng lớn. Nước thải sinh hoạt chưa qua
hệ thống xử lý được thải trực tiếp ra các kênh rạch, làm gia tăng ô nhiễm chất hữu
cơ và vi sinh vật trong nước. Theo Trung tâm Chất lượng nước và môi trường –
Phân viện Quy hoạch khảo sát thủy lợi Nam Bộ, chất lượng nước tại hệ thống kênh
rạch tại TP.HCM đều bị ô nhiễm nặng, các thành phần như: BOD
5
, COD, coliform,
kim loại nặng,…vượt quá nhiều lần cho phép so với quy chuẩn. Tình trạng ô nhiễm
nguồn nước sông ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống người dân
TP.HCM. Do đó, vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt để tránh tình trạng xả thải trực
tiếp ra kênh rạch là rất cấp bách và cần thiết nhằm cải thiện môi trường nước góp
phần xây dựng thành phố xanh sạch và đẹp hơn.
Dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải (XLNT) Bình Hưng là Dự án xử lý
nước thải lớn nhất của Việt Nam hiện nay với công suất 141.000 m
3

/ngày đêm và là
một trong năm gói thầu trong Dự án cải thiện môi trường nước thành phố. Nhằm
đánh giá cụ thể hiện trạng xử lý nước thải cũng như những tác động mà Nhà máy
Đồ án tốt nghiệp
2

mang lại trong việc cải thiện chất lượng nước Thành phố nói chung và lưu vực kênh
Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ nói riêng, người thực hiện đã chọn đề tài:
“Đánh giá hiệu quả của Dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng trong
việc cải thiện môi trường nước lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh
Tẻ”.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay với nhu cầu phát triển và sự xuất hiện ngày càng nhiều các công
trình môi trường, nhiều công trình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả dự án xây dựng
đã được thực hiện như: “Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường của Dự án
xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục – tỉnh Hà Nam”,
“Đánh giá hiệu quả của Dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc
Sáu”, “ Đánh giá hiệu quả Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý
nước thải Thị xã Hà Giang – tỉnh Hà Giang”, … nhằm đánh giá và xem xét khả
năng tác động đến môi trường khi dự án đã đi vào hoạt động.
3. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá những hiệu quả môi trường và kinh tế - xã hội mà Dự án xây dựng
Nhà máy XLNT Bình Hưng đã mang lại cho lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé –
kênh Đôi – kênh Tẻ từ khi đi vào hoạt động cho đến nay.
Đưa ra kết luận và đề xuất giải pháp phù hợp nhằm phát huy tối đa hiệu quả
dự án và hạn chế những tác động tiêu cực mà dự án mang lại.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu: thu thập các số liệu và tổng hợp tài
liệu, các thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài từ các cơ quan có
chức năng như: phòng xử lý nước thải thuộc Trung tâm điều hành chống ngập nước

TP.HCM; phòng thí nghiệm, ban giám đốc và phòng điều hành của Nhà máy XLNT
Bình Hưng.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: khảo sát thực tế tại lưu vực kênh
Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ và Nhà máy XLNT Bình Hưng.
Đồ án tốt nghiệp
3

- Phương pháp so sánh: so sánh kết quả thu thập được giữa các năm với nhau
và với các quy chuẩn Việt Nam (QCVN) để đánh giá chất lượng môi trường tại khu
vực.
- Phương pháp thống kê : thu thập các thông tin, dữ liệu về điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội khu vực dự án. Thống kê các phiếu điều tra, khảo sát.
- Phương pháp lấy ý kiến cộng đồng: điều tra, khảo sát, lấy ý kiến của những
người dân đã sinh sống và làm việc lâu năm tại lưu vực nghiên cứu
 Hình thức: câu hỏi khảo sát.
 Số lượng phiếu khảo sát: 100 phiếu.
 Thời gian khảo sát: tháng 6 năm 2013.
 Đối tượng khảo sát: bao gồm những người dân sinh sống và làm việc lâu
năm tại lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ.
 Phạm vi khảo sát: người dân sống dọc kênh Tàu Hủ, dọc theo đại lộ Võ
Văn Kiệt và người dân sống dọc kênh Đôi đoạn đường Phạm Thế Hiển.
Phương pháp này sẽ thu thập được những thông tin và phản ánh từ nhiều góc
độ quan điểm, mang tính dân chủ cao nhưng nhược điểm của phương pháp này là
dễ nhận được những phản hồi mang tính cá nhân cao.
5. Các kết quả đạt được của đề tài
- Đánh giá sơ bộ về hiệu quả xử lý nước thải của Nhà máy XLNT Bình Hưng
thông qua số liệu khảo sát chất lượng nước đầu vào và đầu ra năm 2011 và 2012.
- Đánh giá chất lượng nước lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi –
kênh Tẻ qua các năm 2009, 2010, 2011, 2012. Từ đó so sánh với chất lượng nước
lưu vực trước khi xây dựng dự án.

- Khảo sát ý kiến người dân,đồng thời đánh giá những hiệu quả mà dự án
mang lại cho lưu vực: cảnh quan lưu vực, chất lượng nước, tình trạng ngập nước,…
6. Bố cục báo cáo
Đồ án gồm 4 chương với các nội dung sau:
- Mở đầu
Đồ án tốt nghiệp
4

- Chương 1: Tổng quan về lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi –
kênh Tẻ.
- Chương 2: Mô tả tóm tắt dự án
- Chương 3: Đánh giá sơ bộ hiệu quả xử lý nước của Nhà máy XLNT Bình
Hưng và chất lượng nước lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ
trong những năm gần đây.
- Chương 4: Đánh giá những hiệu quả môi trường mà Dự án mang lại cho lưu
vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ
- Kết luận, kiến nghị.









Đồ án tốt nghiệp
5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC

KÊNH TÀU HỦ - BẾN NGHÉ – KÊNH ĐÔI – KÊNH TẺ
1.1. Khái quát về lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ
1.1.1. Giới thiệu về lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ
Lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ là một trong những
tuyến kênh huyết mạch của TP.HCM. Đây là tuyến sông cấp V với bề rộng khoảng
35 – 40 m, các bến thủy hoạt động trong phạm vi bề rộng 12 m.

Hình 1.1. Bản đồ lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ
Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ trải dài qua các quận 4, 5, 6,
7, 8 và quận 11 với tổng số 88 phường xã. Vùng này gồm phần lớn trung tâm thành
phố tiếp giáp với bờ sông Sài Gòn. Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ
Đồ án tốt nghiệp
6

vốn là tuyến đường thủy trọng yếu đưa thuyền từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ và khu
vực Chợ Lớn về bến Bạch Đằng, có lịch sử vận tải hơn 300 năm qua, hình thành
cùng lúc với sự hình thành của đất Gia Định năm xưa và cũng chính là TP.HCM
ngày nay. Nó đã đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển của vùng đất trù
phú này.
Từ một dòng kênh “vạm vỡ” thuở ban đầu, trải qua bao thăng trầm lịch sử và
sự chèn ép của con người, kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ đã dần
trở thành một dòng chảy “ốm yếu, hấp hối” giữa lòng thành phố đang phát triển.
Một thời gian dài tuyến đường thủy Tàu Hủ - Bến Nghé bị bỏ hoang, bùn đất bồi
lắng làm dòng kênh cạn dần; nhà cửa nhếch nhác, tạm bợ, rác nổi lềnh bềnh trên
dòng kênh cho đến cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21. Theo đánh giá của Viện Kinh tế
TP.HCM năm 1998 về dòng kênh này thì “dọc 2 bên bờ có nhiều nhà cửa xây cất
lấn chiếm mỗi bên 10 – 15 m; có nhiều ghe thuyền, các chợ đầu mối thu gom hàng
hóa và rác đủ các loại từ các chợ được đổ bừa bãi xuống dòng nước; ở các chân cầu
rác đổ tạo thành từng đống lớn”. Sự đánh giá đó chỉ phản ánh phần nào nỗi đau đớn
trầm uất của một dòng kênh bị con người bức tử đằng đẵng hàng chục năm trời.

1.1.2. Khí hậu
Lưu vực nghiên cứu nằm trong địa bàn TP.HCM nên có các đặc trưng về điều
kiện địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn của TP.HCM.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích
đạo, đặc trưng cơ bản là có một bức xạ dồi dào, một nền nhiệt độ cao, tương đối ổn
định trong năm và sự phân hóa mưa, gió theo mùa khá rõ rệt. Mùa mưa được bắt
đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau, TP.HCM
ở cao độ 70
0
. Một năm mặt trời đi qua thiên đỉnh hai lần: ngày 18 tháng 4 và ngày
28 tháng 8.
1.1.3. Đặc trưng các yếu tố khí tượng cơ bản
1.1.3.1. Nhiệt độ
Trong năm 2011, nhiệt độ trung bình cả năm là 28,1
0
C. Nhiệt độ trung bình
tháng cao nhất là 29,5
0
C (tháng 5/2011) và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là
Đồ án tốt nghiệp
7

26,9
0
C (tháng 1/2011). Điều đáng lưu ý nhất đối với nhiệt độ là sự dao động nhiêt
độ trong ngày, biên độ nhiệt đạt đến 10
0
C/ngày đêm. Vì vậy, mặc dù ban ngày trời
nắng nóng, ban đêm và sáng sớm vẫn có sương. Đây là điều kiện thuận lợi cho cây
cối phát triển và xanh tốt quanh năm. Tuy nhiên sương cũng gây giá lạnh đối với

những người lao động ngoài trời vào ban đêm. Nhiệt độ không khí trung bình ngày
trong năm của TP.HCM cao hơn các nơi khác trong địa bàn khu vực phía Nam từ
1,0 - 1,5
0
C.
Một thống kê khác của Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền Thuận, Phó phân viện trưởng
Phân viện Khí tượng Thuỷ văn phía Nam cũng cho thấy, nhiệt độ trung bình tại
TP.HCM liên tục tăng lên. Đặc biệt, trong 5 năm 2001 - 2005, nhiệt độ trung bình
tại thành phố đã lên đến 28
0
C, tăng 0,4
0
C so với giai đoạn 1991 - 2000, bằng mức
tăng của 40 năm trước đó. Trong khi đó, theo các nhà khoa học trên thế giới, việc
thay đổi nhiệt độ ở mức 0,2
0
C đã có thể gây ra những tác hại lớn.
Theo thống kê mới nhất là năm 2012, nhiệt độ trung bình luôn ở mức 36 – 37
0
C, nhiệt độ ngoài trời lên đến 38 – 39
0
C. Đặc biệt, thời gian nắng nóng kéo dài
liên tục từ 10 - 12 tiếng/ngày với mức 35 – 37
0
C. Nhiệt độ lúc 7 giờ sáng đã là 30
0
C và chiều từ 17 giờ - 19 giờ vẫn còn trên 30
0
C. (Nguồn: Đài khí tượng thủy văn
khu vực Nam Bộ). Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân, đặc biệt

là người già, trẻ em và sẽ tiếp tục gây ra những hậu quả lớn nếu chúng ta không có
biện pháp khắc phục trong tương lai.
Bảng 1.1. Diễn biến nhiệt độ trung bình các năm tại trạm Tân Sơn Hòa năm 2005 –
2011 (Đơn vị:
0
C)

2005
2008
2009
2010
2011
Cả năm
28,0
27,9
28,1
28,6
28,1
Tháng 1
26,2
27,2
25,9
27,3
26,9
Tháng 2
27,7
27,3
27,7
28,4
27,6

Tháng 3
28,4
28,2
29,3
29,4
28,3
Tháng 4
29,8
29,5
29,4
30,2
29,1
Tháng 5
29,7
28,2
28,5
31,3
29,5
Đồ án tốt nghiệp
8

Tháng 6
28,9
28,6
29,2
29,3
28,5
Tháng 7
27,5
28,3

28,0
28,3
27,9
Tháng 8
28,4
27,7
28,6
27,9
28,4
Tháng 9
27,9
27,7
27,6
28,6
28,1
Tháng 10
27,6
28,0
27,7
27,5
28,1
Tháng 11
27,5
27,2
28,4
27,2
28,1
Tháng 12
26,2
26,9

27,5
27,4
27,2
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ (2012)
1.1.3.2. Lượng mưa
Nhìn chung, lượng mưa ở TP.HCM khá cao, bình quân/năm 1.901,2 mm. Năm
cao nhất 2.718 mm (1908) và năm thấp nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung
bình/năm là 159 ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa
cao nhất. Các tháng 1, 2, 3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi
không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần
theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía
Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam. (Nguồn:
Thông tin về khí hậu thời tiết trên webside của TP.HCM năm 2011).
Mùa mưa năm 2011 kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa tổng cộng cả
năm là 1.953,8 mm. Lượng mưa mùa mưa chiếm khoảng 79% tổng lượng mưa cả
năm. Mưa lớn tập trung vào tháng 7, tháng 8 và tháng 11. Mưa ở TP.HCM mang
tính mưa rào nhiệt đới. Có những cơn mưa lớn gây ngập úng đường phố và những
nơi thấp trũng 20 - 80 cm.
Bảng 1.2. Diễn biến lượng mưa các năm tại trạm Tân Sơn Hòa năm 2005 – 2011
(Đơn vị: mm)

2005
2008
2009
2010
2011
Cả năm
1742,8
1813,1

1979,9
2016,2
1953,8
Tháng 1
-
9,5
0,3
23,0
9,4
Tháng 2
-
1,5
21,4
-
-
Đồ án tốt nghiệp
9

Tháng 3
-
58,9
57,8
3,9
40,3
Tháng 4
9,6
127,0
187,0
9,9
181,9

Tháng 5
143,6
246,9
318,5
8,8
124,4
Tháng 6
273,9
147,2
83,2
160,0
213,1
Tháng 7
228,0
331,2
223,0
294,3
281,5
Tháng 8
146,3
297,8
323,9
400,6
244,4
Tháng 9
182,9
202,6
325,1
373,7
232,1

Tháng 10
388,6
165,6
249,0
321,8
232,6
Tháng 11
264,5
167,1
141,2
379,9
321,1
Tháng 12
105,4
57,8
49,5
40,3
73,0
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ (2012)
1.1.3.3. Độ ẩm tương đối
Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm là 79,5%; bình quân mùa mưa
80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt
đối xuống tới 20%. (Nguồn: thông tin về thời tiết khí hậu TP.HCM trên websize của
TP.HCM năm 2011).
Độ ẩm tương đối trung bình năm 2011 là 75% cao hơn 1% so với năm 2010 và
thấp hơn 1% so với năm 2009. Các tháng mùa mưa độ ẩm khá cao, cao nhất là các
tháng 8, 9 và 10 (80%). Các tháng mùa khô thì độ ẩm thấp hơn, thường chỉ vào
khoảng 67 - 75%, trong đó tháng có độ ẩm tương đối thấp nhất là tháng 2 và tháng 3
(67%).
Bảng 1.3. Diễn biến độ ẩm tương đối trung bình các năm tại trạm Tân Sơn Hòa

năm 2005 – 2011 (Đơn vị tính: %)

2005
2008
2009
2010
2011
Cả năm
75
77
76
74
75
Tháng 1
69
71
70
71
70
Tháng 2
69
69
73
70
68
Tháng 3
67
71
71
68

67
Đồ án tốt nghiệp
10

Tháng 4
70
73
76
70
70
Tháng 5
74
81
81
70
75
Tháng 6
77
78
77
76
77
Tháng 7
81
79
79
79
79
Tháng 8
78

83
80
80
80
Tháng 9
80
83
83
76
81
Tháng 10
82
81
80
79
80
Tháng 11
79
79
73
80
77
Tháng 12
77
73
74
73
70
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ (2012)
1.1.3.4. Lượng bốc hơi

Lượng bốc hơi hằng năm tương đối lớn: 1.399 mm.
Lượng bốc hơi lớn trong các mùa khô, bình quân trong các tháng nắng lượng
bốc hơi từ 5 - 6 mm/ngày đêm (tháng 3, 4).
1.1.3.5. Số giờ nắng
Số giờ nắng trung bình/tháng 160 - 270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 27
0
C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 40
0
C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,8
0
C. Tháng có nhiệt độ
trung bình cao nhất là tháng 4 (28,8
0
C) , tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là
khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,7
0
C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt
độ trung bình 25 - 28
0
C. Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển
các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy
nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm
ô nhiễm môi trường đô thị. (Nguồn: thông tin về thời tiết khí hậu TP.HCM trên
websize của TP.HCM năm 2011).
Năm 2011 có tổng cộng 1.892,9 giờ nắng. Tháng có số giờ nắng thấp nhất
trong năm 2011 là tháng 12 (chỉ khoảng 109,7 giờ) và tháng có số giờ nắng cao nhất
trong năm 2011 là tháng 8 (vào khoảng 198,1 giờ).
Đồ án tốt nghiệp
11


Bảng 1.4. Diễn biến số giờ nắng các năm ghi nhận tại trạm Tân Sơn Hòa năm 2005
– 2011 (Đơn vị: giờ)

2005
2008
2009
2010
2011
Cả năm
2071,9
1989,6
2003,0
2073,7
1892,9
Tháng 1
164,8
156,3
174,4
157,1
120,1
Tháng 2
215,3
135,6
168,1
245,3
188,9
Tháng 3
252,9
216,7
236,9

239,6
157,8
Tháng 4
225,6
188,3
186,7
240,8
187,0
Tháng 5
200,4
165,7
155,9
210,4
165,0
Tháng 6
185,6
172,8
191,6
177,0
163,6
Tháng 7
153,1
218,7
149,2
150,0
162,6
Tháng 8
178,1
161,0
155,7

141,2
198,1
Tháng 9
142,2
142,6
116,9
155,2
144,8
Tháng 10
138,8
152,4
132,3
102,7
154,3
Tháng 11
124,6
145,4
147,7
130,6
141,0
Tháng 12
90,5
134,1
187,6
123,8
109,7
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ (2012)
1.1.3.6. Gió, bão
Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và
chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây - Tây Nam từ Ấn

Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung
bình 3,6 m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc
- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2,
tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam,
khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s.Ngoài ra còn có gió biển và
gió đất thổi ngày, góp phần điều hòa khí hậu thành phố.
Đồ án tốt nghiệp
12

Tuy nằm trong khu vực bão nhiệt đới Thái Bình Dương nhưng thành phố ít bị
ảnh hưởng, từ một vài cơn bão cuối mùa (tháng 11 – 12). Những cơn dông nhiệt đới
mùa hè có gió xoáy tới 20 m/s, có lúc tới 36 m/s.
Về cơ bản TP.HCM thuộc vùng không có gió bão. Năm 1997, do biến động
bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh
hưởng ở mức độ nhẹ.
1.1.3.7. Bức xạ
Tổng lượng bức xạ mặt trời trung bình ngày trong cả năm 365,6 calo/cm
2
.
Tổng lượng bức xạ các tháng mùa khô cao hơn các tháng mùa mưa gần 100
calo/cm
2
/ngày, cường độ bức xạ lớn nhất trong ngày các tháng trong năm từ 0,8 –
1,0 calo/cm
2
/phút, xảy ra từ 10 giờ sáng đến 14 giờ chiều.
1.1.3.8. Áp suất không khí
Trung bình 1.006 – 1.012 mb, các tháng mùa khô áp suất khá cao, giá trị cao
nhất xảy ra vào tháng 12 (1.020 mb), còn các tháng mùa mưa áp suất thấp (chỉ ở
mức 1.008 mb).

1.1.4. Đặc điểm chế độ thủy văn
Nhìn chung, chế độ thủy văn lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi –
kênh Tẻ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ mưa và chế độ triều từ sông Sài Gòn. Do
vậy chế độ thủy văn biến đổi lớn theo không gian và thời gian: mưa nhiều thì dòng
chảy mạnh, mưa ít thì dòng chảy yếu, thủy triều mạnh thì dòng chảy mạnh hơn,
xâm nhập sâu vào đất liền, có biên độ lớn, khi triều kém thì ngược lại.
Khí hậu trong lưu vực có hai mùa chính (mùa mưa và mùa khô) nên chế độ
dòng chảy ở lưu vực cũng hình thành hai chế độ tương ứng: chế độ dòng chảy mùa
mưa và mùa khô. Sự biến đổi dòng chảy hai mùa rất tương phản nhau.
Dòng chảy mùa lũ thường bắt đầu vào tháng 6, 7 (nghĩa là xuất hiện sau mùa
mưa từ 1 – 2 tháng và kết thúc vào tháng 9). Các tháng đầu mùa mưa là thời kỳ
chuyển tiếp giữa mùa lũ và mùa kiệt, thường là tháng 5 và 6. Lưu lượng vào tháng 6
có thể đạt 60 – 75% lưu lượng trung bình năm.
Đồ án tốt nghiệp
13

Mùa kiệt thường bắt đầu vào tháng 12 và kéo dài tới hết tháng 5 năm sau.
Trong mùa khô, lượng mưa rất ít nên dòng chảy yếu. Hằng năm lưu lượng kiệt nhất
trong năm rơi vào tháng 3, 4.
Mạng lưới sông, rạch nằm trong lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi
– kênh Tẻ khá chằng chịt và dày đặc với tổng chiều dài các kênh, rạch chính là
25.400 m và chiều dài các chỉ lưu là 10.950 m. Bao gồm các hệ thống chính:
 Kênh Tàu Hủ - kênh Đôi – kênh Tẻ: chiều dài kênh rạch chính là 19.500
m. Chiều dài các chỉ lưu:
- Kênh Hàng Bàng 1.600 m
- Rạch Ụ Cây 1.150 m
- Kênh ngang số 1 300 m
- Kênh ngang số 2 350 m
- Kênh ngang số 3 350 m
- Rạch Ông Nhỏ 1.700 m

- Rạch Xóm Củi 1.100 m
- Rạch Bà Tàng 2.050 m
 Rạch Bến Nghé: chiều dài kênh rạch chính là 5900 m. Chiều dài các chỉ
lưu:
- Rạch Cầu Chông 1.550 m
- Rạch Cầu Dừa 800 m
Hệ thống lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ có biên độ
dao động mực nước kém hơn từ 5 - 10 cm so với mực nước ở thời điểm cao nhất và
thấp nhất của sông Sài Gòn.





Đồ án tốt nghiệp
14

Bảng 1.5. Diễn biến mực nước cao nhất sông Sài Gòn ghi nhận tại trạm Phú An
năm 2005 – 2011 (Đơn vị: m)

2005
2008
2009
2010
2011
Tháng 1
1,42
1,41
1,54
1,47

1,45
Tháng 2
1,32
1,43
1,43
1,44
1,47
Tháng 3
1,13
1,37
1,39
1,42
1,40
Tháng 4
1,13
1,28
1,37
1,32
1,29
Tháng 5
0,99
1,25
1,26
1,29
1,19
Tháng 6
1,03
1,23
1,17
1,18

1,12
Tháng 7
1,04
1,16
1,28
1,25
1,13
Tháng 8
1,17
1,27
1,37
1,35
1,34
Tháng 9
1,33
1,32
1,37
1,35
1,50
Tháng 10
1,39
1,43
1,42
1,49
1,57
Tháng 11
1,41
1,54
1,56
1,55

1,58
Tháng 12
1,35
1,55
1,46
1,49
1,59
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ (2012)

×