Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

ứng dụng mô hình arima dự báo chất lượng nước sông vàm cỏ đông tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM










ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP





ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ARIMA DỰ BÁO
CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG TỈNH
LONG AN




Ngành: MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG



Giảng viên hướng dẫn: PGS - TSKH. Bùi Tá Long


Sinh viên thực hiện: Vũ Xuân Linh
MSSV: 0951080044 Lớp: 09DMT2




Tp. Hồ Chí Minh, năm 2013
i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là : Vũ Xuân Linh
Là sinh viên lớp 09DMT2 khóa học 2009 – 2013, chuyên ngành Kỹ thuật môi trường,
khoa Môi trường và Công nghệ sinh học, trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. HCM.
Tôi xin cam đoan đề tài “ Ứng dụng mô hình ARIMA dư báo chất lượng nước sông
Vàm Cỏ Đông tỉnh Long An” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và kết
quả được nêu trong đồ án là trung thực, chính xác và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ nghiên cứu nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ c ho việc thực hiện và hoàn thành đồ án đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong đồ án đã được chỉ rõ nguồn gốc.Tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Sinh viên thực hiện



Vũ Xuân Linh
ii

LỜI CẢM ƠN
Đề tài tốt nghiệp được hoàn thành dưới sự giúp đỡ và động viên của các thầy cô, gia

đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Bùi Tá Long, người đã trực
tiếp có những chỉ dẫn, chia sẻ và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện.

Xin chân thành cảm ơn:

 Chị Linh cùng các anh chị trong phòng tin học môi trường, viện Tài nguyên môi
trường, trường Đại học Quốc gia TP. HCM đã trực tiếp hỗ trợ em hoàn thành các mội
dung của đồ án.
 Thầy cô khoa Môi trường và Công nghệ sinh học, bạn bè trong lớp 09DMT1,
09DMT2 đã quan tâm giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành một cách tốt nhất đồ án tốt
nghiệp này.

Cuối cùng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới cha, mẹ, anh, chị, em trong gia đình
tôi đã luôn bên cạnh hỗ trợ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đồ án, đồng thời
còn là động lực, chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tôi nỗ lực không ngừng để có thể hoàn
thành đồ án tốt nghiệp một cách tốt nhất.


Người thực hiện



Vũ Xuân linh




iii

MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN Error! Bookmark not defined.
LỜI CÁM ƠN Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH viii
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1
3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
4. NHIỆM VỤNGHIÊN CỨU 2
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
6. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 3
7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên 4
1.1.1 . Vị trí địa lý ( Tỉnh Long An, sông Vàm Cỏ Đông) 4
1.1.2 . Điều kiện tự nhiên 6
1.1.3 . Tình hình sử dụng đất 11
1.1.4 . Tình hình cấp nước 13
1.1.5 . Hiện trạng thoát nước và xử lý nước thải 14
1.2 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội 15
1.2.1 . Dân số 15
1.2.2 . Phát triển công nghiệp 16
iv

1.2.3 . Hệ thống công trình y tế 18
1.2.4 . Hệ thống công trình giáo dục – đào tạo 19
1.2.5 . Giao thông, du lịch trên địa bàn tỉnh 20

1.2.6 . Đánh giá nhận xét 23
1.3 Hiện trạng môi trường nước sông Vàm Cỏ Đông 24
1.4 Hiện trạng công tác QLMT nước 29
1.4.1 . Về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ 29
1.4.2 . Đánh giá công tác quản lý môi trường nước sông Vàm Cỏ Đông 30
1.4.3 . Phân tích những hạn chế, tồn tại. Đề xuất giải pháp khắc phục 30

CHƯƠNG 2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH ĐƯỢC SỬ DỤNG
2.1 Giới thiệu mô hình ARIMA 32
2.1.1 . Hàm tự tương quan ACF 33
2.1.2 . Hàm tự tương quan từng phần PACF 34
2.1.3 . Mô hình AR (p) 36
2.1.4 . Mô hình MA (q) 37
2.1.5 . Sai phân I (d) 37
2.1.6 . Mô hình ARIMA 38
2.2 Phần mềm xử lý số liệu Eviews 39
2.2.1. Giới thiệu về phần mềm Eviews 39
2.2.2. Áp dụng Eviews thi hành các bước mô hình ARIMA 41

CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ TÍNH TOÁN DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC
SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG
3.1 Thi hành mô hình ARIMA 44
3.1.1 . Chuẩn bị dữ liệu đầu vào 44
3.1.2 . Kiểm tra tính dừng của dữ liệu 55
3.1.3 . Xác định các thông số của mô hình 58
v

3.1.4 . Ước lượng và kiểm định với mô hình ARIMA 59
3.1.5 . Dự báo 63
3.2. Đánh giá mô hình 64

3.2.1. Kiểm định tính dừng 65
3.2.2. Nhận dạng mô hình 66
3.2.3. Ước lượng mô hình 67
3.2.4. Tiến hành kiểm định mô hình ARIMA 68
3.2.5. Dự báo 69
3.3. Dự báo xu hướng biến độngCLN sông Vàm Cỏ Đông 70
Kết luận và kiến nghị 71
Kết luận 71
Kiến nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADF: Augmented Dickey-Fuller
ARIMA: Autoregressive Integrated Moving Average
BP: Box-Priere
CLN: Chất lượng nước
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐTM: Đánh giá tác động môi trường
KCN: Khu công nghiệp
Luật BVMT: Luật bảo vệ Môi trường
NĐ 36/CP: Nghị định 36 của Chính phủ
NMSX: Nhà máy sản xuất
PACF: Sample Partial Autocorrelation Function
QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn Việt Nam 08:2008 của Bộ Tài Ngyên Môi Trường
QLMT: Quản lý môi trường
QMS: Quantitative Micro Software
SACF: Sample Autocorrelation Function
Sở KHCN: Sở Khoa Học Công Nghệ

Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TTCN: Trung tâm công nghiệp
TTQT &DVKTMT: Trung tâm quan trắc và dịch vụ kỹ thuật Môi trường
UBND: Ủy ban nhân dân
VCĐ: Vàm Cỏ Đông
VKTTĐPN: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
VSV: Vi sinh vật
WQI Water Quality Index
XLNT: Xử lý nước thải

vii

DANH MỤC BẢNG Trang
Bảng 1. 1: Thay đổi thời tiết khí hậu tỉnh Long An từ năm 2005-2009 7
Bảng 1.2:
(%) 10
Bảng 1.3: Tình hình sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2005 12
Bảng 1.4: Tình hình biến động về sử dụng đất tỉnh Long An đến năm 2010 13
Bảng 3.1: Bảng quy định các giá trị qi, Bpi 47
Bảng 3.2 :Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa 48
Bảng 3.3: Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số Ph 48
Bảng 3.4: Bảng đánh giá chất lượng nước 49
Bảng 3.5: Bảng vị trí quan trắc và mô tả ảnh hưởng 50
Bảng 3.6: Bảng giá trị quan trắc tại vị trí số 1và số 2 năm 2006 52
Bảng 3.7: Giá trị WQI thông số quý 1 và 2 năm 2006 53
Bảng 3.8: Giá trị WQI tính toán cho sông VCĐ 54
Bảng 3.9: Kết quả kiểm định ADF chuỗi WQI theo tính chặn 57
Bảng 3.10. Kết quả kiểm định ADF chuỗi WQI theo xu thế và tính chặn 58
Bảng 3.11: Giá trị tương quan của chuỗi WQI 59
Bảng 3.12: Các thông số ước lượng mô hình ARIMA (1, 0, 1) 61

Bảng 3.13: Thông số ước lượng các mô hình ARIMA khác nhau 62
Bảng 3.14: Kết quả kiểm định phần dư chuỗi WQI 63
Bảng 3.15: Kết quả dự báo WQI năm 2013 64
Bảng 3.16: Giá trị WQI dung trong dự báo 65
Bảng 3.17: Giá trị ước lượng các mô hình 68
Bảng 3.18: Đánh giá kết quả dự báo 71
viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH Trang
Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Long An 4
Hình 1.2: Bản đồ sông Vàm Cỏ Đông 5
Hình 1.3: Mật độ dân số phân chia theo địa bàn của tỉnh Long An – 2007 17
Hình 1.4: Biểu đồ pH sông Vàm Cỏ Đông 25
Hình 1.5: Biểu đồ DO sông Vàm Cỏ Đông 26
Hình 1.6: Biểu đồ SS sông Vàm Cỏ Đông 26
Hình 1.7: Biểu đồ BOD5 sông Vàm Cỏ Đông 27
Hình 1.8: Biểu đồ COD sông Vàm Cỏ Đông 27
Hình 1.9: Biểu đồ Amoni sông Vàm Cỏ Đông 28
Hình 1.10: Biểu đồ Nitrit sông Vàm Cỏ Đông 28
Hình 1.8: Biểu đồ Sắt sông Vàm Cỏ Đông 29
Hình 2.1: Giao diện làm việc của Evie ws 41
Hình 3.1: Chỉ số WQI từ quý 01/2006 đến quý 04/2012 56
Hình 3.2: Biểu đồ tương quan chuỗi WQI 67
Hình 3.3: Ước lượng mô hình ARIMA (1, 0, 1) 68
Hình 3.4: Kiểm định mô hình ARIMA (1, 0, 1) 69
Hình 3.5: Kết quả dự báo của mô hình 70

Ứng dụng mô hình ARIMA dự báo chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Long An

Trang 1


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, trong quá trình đô thị hóa và phát triển công nghệ đã đem lại những lợi
ích to lớn cho con người, tuy nhiên mặt trái của nó là gây ra những tác động tiêu cực
đối với môi trường sống của chúng ta. Các chất ô nhiễm đưa vào môi trường ngày càng
nhiều làm tổn thương các hệ sinh thái – gây tổn hại đến cấu trúc hệ sinh thái và tàn phá
môi trường sống của vi sinh vật, đặc biệt là môi trường nước. Hơn nữa, nước là thành
phần quan trọng cho sự sống của con người, VSV và các hoạt động phát triển công
nghiệp.Một nhiệm vụ quan trọng đặt ra là chúng ta phải dự đoán sự biến đổi của môi
trường dưới sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau.
Dự báo là một nhu cầu không thể thiếu cho những hoạt động của con người trong
bối cảnh bùng nổ thông tin.Dự báo sẽ cung cấp những cơ sở cần thiết cho các hoạch
định, và có thể nói rằng nếu không có khoa học dự báo thì những dự định tương lai của
con người vạch ra sẽ không có sự thuyết phục đáng kể.Do vậy, mô hình hóa môi
trường sẽ giúp đưa ra những dự báo trước, từ đó đưa ra những biện pháp quản lý và
biện pháp kỹ thuật thích hợp đối với tài nguyên.
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phần mềm tính toán, mô phỏng chất lượng nước
đang được sử dụng trong dự báo. Do vậy, đồ án đã thực hiện đề tài: “Ứng dụng mô
hình ARIMA dự báo chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Long An”
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trê n thế giới, kỹ thuật dự báo đã hình thành từ thế kỉ thứ 19, tuy nhiên dự báo có
ảnh hưởng mạnh mẽ khi công nghệ thông tin phát triển vì bản chất mô phỏng của các
phương pháp dự báo rất cần thiết sự hỗ trợ của máy tính. Đến năm những 1950, các lý
thuyết về dự báo cùng với các phương pháp luận được xây dựng và phát triển có hệ
thống.Trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin, dự báo đã trở thành một nhu cầu
không thể thiếu cho những hoạt động của con người.Dự báo sẽ cung cấp những cơ sở
cần thiết cho các hoạch định trong tương lai.Trong công tác phân tích dự báo, vấn đề
Ứng dụng mô hình ARIMA dự báo chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Long An


Trang 2

quan trọng hàng đầu cần đặt ra là việc nắm bắt tối đa thông tin về lĩnh vực dự báo.
Thông tin ở đây có thể hiểu một cách cụ thể gồm: các số liệu quá khứ của lĩnh vực dự
báo, diễn biến tình hình hiện trạng cũng như động thái phát triển của lĩnh vực dự báo
và đánh giá một cách đầy đủ nhất các nhân tố ảnh hưởng cả về định lượng lẫn định
tính.
Ở Việt Nam, kỹ thuật này tương đối còn mới mẻ tuy nhiên cũng đang được nghiên
cứu và dần đưa vào ứng dụng.Hiện nay, có nhiều mô hình dự báo ô nhiễm nguồn nước
đang được sử dụng tại Việt Nam như IPC, QUAL, Q2K, MIKE11. Điển hình như:
- Nghiên cứu áp dụng mô hình tính toán MIKE 11 tính toán dự báo chất lượng nước
sông Nhuệ - sông Đáy của các tác giả Lê Vũ Việt Phong, Phạm Văn Hải, thuộc Viện
Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường được công bố vào năm 2007.
- Nghiên cứu ứng dụng mô hình MIKE 11 và MIKE 21 trong mô phỏng chất lượng
nước sông Cầu Trắng – Đà Nẵng của tác giả Phạm Phú Lâm được đăng trong tuyển tập
Báo cáo Hội nghị sinh viên nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
- Đề tài: “Áp dụng mô hình QUAL2K đánh giá diễn biến chất lượng nước dòng chính
sông Hương” cùa tác giả Nguyễn Bắc Giang, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
được đăng trên tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 65 năm 2011.
3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Tiến hành thu thập các dữ liệu chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua
Long An đã được quan trắc, lập mô hình dự báo bằng mô hình ARIMA. Từ đó đưa ra
những dự báo diễn biến chất lượng nước sông.
Đánh giá khả năng áp dụng của mô hình ARIMA cho bài toán dự báo chất lượng
nước.
4. NHIỆM VỤNGHIÊN CỨU
- Thu thập, phân tích số liệu quan trắc chất lương nước sông VCĐ. Tính toán chỉ số
chất lượng nước (WQI).
Ứng dụng mô hình ARIMA dự báo chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Long An


Trang 3

- Tiến hành dự báo chất lượng nước sông thông qua chỉ số chất lượng nước bằng mô
hình ARIMA.
- Dự báo xu hướng biến động CLN, đánh giá những kết quả đạt được.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thu thập thông tin: kết quả quan trắc chất lượng nước sông VCĐ hàng năm của
Trung tâm Quan trắc và Dịch vụ Kỹ thuật Môi trường Long An.
- Xử lý, thống kê, sử dụng phần mềm Exel.
- Phương pháp kế thừa, phân tích kết quả nghiên cứu từ các nguồn hiện có.
- Phương pháp tính chỉ số WQI để đánh giá tổng hợp chất lượng nước sông VCĐ.
- Phương pháp mô hình toán và công nghệ thông tin.
6. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Xác định được các giá trị của chỉ số chất lượng nước.
- Lập được mô hình ARIMA cho chỉ số chất lượng nước.
- Dự báo, đánh giá chất lượng nước sông VCĐ trong thời gian tới.
- Mô phỏng được CLN sông VCĐ thông qua GIS.
7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài tốt nhiệp gồm có 3 chương:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯ ỢNG NGHIÊN CỨU
- Giới thiệu chung về tỉnh Long An.
- Hiện trạng môi trường nước sông VCĐ.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH ĐƯỢC SỬ DỤNG
- Giới thiệu về mô hình ARIMA, phần mềm Eview.
- Các bước tiến hành mô hình ARIMA cho sông VCĐ.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN DỰ BÁO CLN SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG
- Kết quả tính toán chỉ số CLN bằng WQI.
- Kết quả dự báo mô hình ARIMA.
- Mô phỏng CLN thông qua GIS.
Ứng dụng mô hình ARIMA dự báo chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Long An


Trang 4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.1 . Tổng quan về điều kiện tự nhiên
1.1.1 . Vị trí địa lý tỉnh Long An và sông Vàm Cỏ Đông
Long An là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, phía Đông giáp TP. Hồ Chí
Minh, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang, phía Bắc giáp
tỉnh Svayrieng Campuchia với chiều dài đường biên giới là 138 km và có diện tích tự
nhiên là 4.492,397 km
2
có địa hình tương đối bằng phẳng.

Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Long An
Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ thôn Suông Chàm – Campuchia ở độ cao 150m so
với mực nước biển, chảy qua các huyện Tân Biên, Châu Thành thuộc Thị xã Tây Ninh,
Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng của tỉnh Tây Ninh theo hướng Tây Bắc – Đông Nam,
sau đó đến cửa Rạch Tràm rồi đổ vào địa phận tỉnh Long An qua các thị trấn Đức Huệ,
Hiệp Hòa, Bến Lức, Tân Trụ chảy đến ngã ba Bầu Quỳ ( Cần Đước – Long An) và hợp
Ứng dụng mô hình ARIMA dự báo chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Long An

Trang 5

lưu với sông Vàm Cỏ Tây, sau đó theo sông Vàm Cỏ đổ ra sông Sòai Rạp ra biển
Đông.
Chiều dài sông Vàm Cỏ Đông khoảng 270 km. Đoạn chảy qua tỉnh Tây Ninh dài
151 km. Đoạn chảy qua địa phận tỉnh Long An dài 145 km theo hướng Tây Bắc –
Đông Nam, nằm từ kinh độ 105
0
30’30” đến kinh độ 106

0
47’02”, vĩ độ từ 0
0
23’40” đến
vĩ độ 11
0
03’00”. Sông Vàm Cỏ Đông có độ rộng trung bình 170 m, nơi hẹp nhất
khoảng 120m, nơi rộng nhất ra cửa Soài Rạp khoảng 200 m.Sông Vàm Cỏ Đông có
diện tích lưu vực là 600 km
2
, hệ số uốn khúc là 1.78 và độ dốc lòng sông là 0.4%.Diện
tích lưu vực kín của sông tính đến Gò Dầu hạ khoảng 6000 km
2
, lưu lượng bình quân
qua nhiều năm là 94 m
3
/s, vào mùa kiệt là 10 m
3
/s, độ sâu trung bình từ 17 – 21
m.Sông Vàm Cỏ Đông được nối với sông Vàm Cỏ Tây bằng các con kênh ngang
Maeng – Rạch Gốc, Trà Cú Thượng, kênh Thủ Thừa và các kênh đào khác. Ngoài ra
sông Vàm Cỏ Đông còn được nối với sông Sài Gòn bởi các kênh Thầy Cai, An Hạ,
Rạch Trà và sông Bến Lức.

Hình 1.2: Bản đồ sông Vàm Cỏ Đông
Ứng dụng mô hình ARIMA dự báo chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Long An

Trang 6

1.1.2 . Điều kiện tự nhiên

1.1.2.1. Địa hình
Địa hình tỉnh Long An có thể được chia thành ba dạng như sau:
- Khu vực địa hình bậc thềm phù sa cổ dọc biên giới Việt Nam-Campuchia và ranh
giới với TP.HCM, Tây Ninh, bao gồm các huyện phía Bắc như Đức Hòa, Đức Huệ,
Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, cao độ từ 2,0-3,8m. Phổ biến địa hình “gò” hay “giồng”.
- Khu vực địa hình đồng bằng ngập lụt thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười gồm các
huyện Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Tân Hưng, Thủ Thừa, phía Nam huyện Mộc Hóa, Vĩnh
Hưng. Cao trình phổ biến thấp hơn 1m, có nơi 0,4-0,5m, thấp nhất là huyện Tân
Thạnh. Khu vực này bị ngập lũ trong mùa lũ, là vùng trồng tràm tập trung của tỉnh
Long An nói riêng và của ĐTM nói chung.
- Khu vực địa hình đồng bằng cửa sông từ phía Bắc quốc lộ 1A xuống phía Đông
Nam của tỉnh, bao gồm các huyện Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc,
Tp.Tân An, phía nam huyện Thủ Thừa và huyện Bến Lức. Khu vực này có địa hình
bằng phẳng, không hoặc ít bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và có mật độ dân số cao. Đây cũng
là khu vực sản xuất nông nghiệp và khu kinh tế trọng điểm của tỉnh.
Nói chung, tỉnh Long An có địa hình khá đơn giản, tương đối bằng phẳng, có xu thế
thấp dần từ phía Bắc – Đông Bắc xuống Nam – Tây Nam. Địa hình bị chia cắt bởi hai
sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây với hệ thống kênh rạch chằng chịt. Phần lớn diện
tích đất của tỉnh Long An được xếp vào vùng đất ngập nước, hầu hết các vùng đất khác
đều có nền đất yếu, sức chịu tải kém.
1.1.2.2. Đặc điểm khí hậu
a. Kiểu khí hậu và nhiệt độ
Long An nói chung và lưu vực sông Vàm Cỏ Đông nói riêng mang đặc điểm khí hậu
nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến
tháng 10 và 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 11,12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung
bình nhiều năm biến động từ 26
0
C đến 27.8
0
C. Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất

Ứng dụng mô hình ARIMA dự báo chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Long An

Trang 7

là tháng 12( tại trạm Tân An là 24.1
0
C), tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 05 ( tại
trạm Mộc Hóa là 29.7
0
C).
Nhiệt độ vùng góp phần vào việc thay đổi lượng nước sông Vàm Cỏ Đông, xáo trộn
dòng chảy do hiện tượng bốc hơi hoặc ngưng tụ dòng sông.
Bảng 1.1:Thay đổi thời tiết khí hậu tỉnh Long An từ năm 2005-2009
Tr ạm
Thời
gian
Nhiệt độ
trung bình
(
o
C)
Lượng mưa trung
bình (mm/năm)
Độ ẩm trung
bình (%)
Số giờ nắng
trung bình
(giờ/năm)
Tân
An

2005
26,4
1.606,7
87,6
2.467,2
2006
26,5
1.625,5
87,9
2.454,6
2007
26,3
1.673,5
88,5
2.261,2
2008
26,1
1.657,5
88,5
2.117,0
2009
26,4
1.485,0
87,6
2.159,0
Mộc
Hoá
2005
27,5
1.761,1

80,7
2.574,1
2006
26,8
1.452,1
81,1
2.541,4
2007
27,4
1.446,3
81,9
2.382,1
2008
27,3
1.944,7
81,9
2.488,0
2009
27,7
1.417,3
82,4
2.717,0

Mùa khô năm 2011 -2012 trên địa bàn tỉnh nhiệt độ tối thấ
19.3° 19.2° (26/12), nhiệt độ đa 35.2°C (03/3)
35.7°
1.0°C .Nhiệt độ trung bình đạt 27.2 – 27,7
0
C
Trong giai đạn mùa khô năm 2012 -2013, nhiệt độ thấp nhất năm 2013 cao hơn

năm 2012 là 1
0
C cụ thể: nhiệt độ thấp nhấ 20,1
0
C (19/1) và tại Mộc Hóa
là 20
0
C (19/1). Nhiệt độ cao nhấ 35,5
0
36,6
0
. C 1
0
C.
Ứng dụng mô hình ARIMA dự báo chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Long An

Trang 8

b. Chế độ mưa
Lượng mưa trung bình năm đạt từ 1200 mm đến 1400 mm. Mưa giảm dần từ địa
phận TP. HCM sang phía Tây và Tây Nam của tỉnh.
Mùa mưa tại đây chiếm đến 92 – 95% lượng mưa cả năm, chỉ có 5 – 8% lượng mưa
cả năm rơi vào mùa khô. Thời gian chuyển tiếp giữa mùa mưa và mùa khô là vào tháng
12 và tháng 04 năm sau và có lượng mưa trung bình từ 30 – 50 mm. Lượng mưa các
tháng trong mùa mưa biến động từ 150 – 250 mm/tháng. Số ngày mưa trong các tháng
mùa mưa biến động từ 12 – 18 ngày/tháng. Trong mùa mưa thường xảy ra những đợt ít
mưa hoặc không mưa liên tục từ 07 đến 12 ngày vào các tháng 07 và 08 hàng năm với
lượng mưa < 5mm/ngày. Thời gian mưa thực sự biến động từ 156 đến 164 ngày, các
tháng 01, 02, 03 trong mùa khô rất ít mưa.
• Lượng mưa trung bình các năm (2005-2009) tại trạm Tân An dao động: 1.485 -

1.673,5 mm, chêch lệch giữa năm cao nhất và năm thấp nhất là 188,5mm. Đến giai
đoạn 2010-2012, lượng mưa dao động trong khoảng 1350 – 1880 mm.
• Lượng mưa trung bình các năm (2005-2009) tại trạm Mộc Hoá dao động:
1.417,3-1.944,7mm, chêch lệch giữa năm cao nhất và năm thấp nhất là 527,4mm. Từ
năm 2010 đến nay lượng mưa dao động ở mức 1400 – 1900 mm.
c. Độ ẩm không khí và độ bốc hơi
• Độ ẩm không khí được thể hiện trong bảng 1.1:
- Độ ẩm không khí trung bình các năm (2005-2009) tại trạm Tân An dao động:
87,6-88,5%, chêch lệch giữa năm cao nhất và năm thấp nhất là 0,9%
- Độ ẩm không khí trung bình các năm (2005-2009) tại trạm Mộc Hoá dao động:
80,7-82,4%, chêch lệch giữa năm cao nhất và năm thấp nhất là 1,7%
Độ ẩm không khí trung bình khu vực Tân An cao hơn khu vực Mộc Hóa khoảng 7-
8%. Độ ẩm cao nhất xuất hiện vào tháng 07 tại trạm Tân An là 94% và thấp nhất xuất
hiện vào tháng 03 tại trạm Mộc Hóa là 74%.
• Độ bốc hơi:
Ứng dụng mô hình ARIMA dự báo chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Long An

Trang 9

Là lưu vực có nhiệt độ cao, nắng nhiều lại có gió nên lượng bốc hơi nhìnchung trên
toàn vùng lớn. Lượng bốc hơi ở Vàm Cỏ Đông khá cao, mức trung bình nhiều năm nay
là 1173 mm.
d. Chế độ gió và bức xạ nhiệt
- Chế độ gió:
Gió trong khu vực phân bố theo hai mùa:
 Mùa khô: Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam với tần suất từ 60 – 70 % ( từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau), gió suất phát từ lục địa nên khô và lạnh.
 Mùa mưa: Hướng gió thịnh hành là hướng Tây Nam với tần xuất 70% từ tháng 05
đến thánh 11). Gió theo hướng từ biển vào nên mang nhiều hơi nước, gây mưa. Tốc độ
gió trung bình trong các năm vào khoảng 1.5 – 2.5 m/s, mạnh nhất vào tháng 3 ( 2.53

m/s) và nhỏ nhất vào tháng 11 ( 1.5 m/s).
Tuy nhiên tốc độ gió quan trắc được có thể đạt vào khoảng 30 – 40 m/s và xảy ra
trong cơn giông và phần lớn các cơn giông xảy ra trong mùa mưa với hướng gió Tây
và Tây Nam.
- Bứa xạ nhiệt:
Về mùa khô do lượng bức xạ manh, nhiệt độ cao nên lượng nước tiêu hao do bốc
hơi nhiều, do đó làm cho mức độ khô hạn thêm gay gắt. Bên cạnh đó, số giờ nắng tăng
lên trong mùa khô và giảm dần trong mùa mưa.Số giờ nắng xuất hiện nhiều vào tháng
01, 02, 03 trung bình đạt từ 255 giờ trên tháng trở lên.Sang tháng 4 số giờ nắng giảm
dần vì xuất hiện các trận mưa trong kỳ chuyển tiếp giữa mùa khô và mùa mưa.Tháng
có số giờ nắng ít nhất là từ tháng 08 đến tháng 10 vì tại đây có lượng mưa nhiều và
mùa mưa kéo dài.
e. Thủy triều và xâm nhập mặn
Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông qua
cửa sông Soài Rạp. Thời gian 1 ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kỳ triều là 13-14
Ứng dụng mô hình ARIMA dự báo chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Long An

Trang 10

ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam quốc lộ 1A,
đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 - 6 tháng trong năm.
Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5- 3,9 m, đã xâm nhập
vào sâu trong nội địa với cường độ triều mạnh nhất là mùa khô khi nước bổ sung đầu
nguồn cho 2 sông Vàm Cỏ rất ít. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217 - 235 cm tại
Tân An và từ 60 - 85 cm tại Mộc Hóa. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều mùa gió chướng
đe dọa xâm nhập mặn vào vùng phía Nam. Trong mùa mưa có thể lợi dụng triều tưới
tiêu tự chảy vùng ven 2 sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây làm giảm chi phí sản xuất.
Nguồn xâm nhập mặn vào lãnh thổ Long An chủ yếu là từ biển Đông qua cửa sông
Soài Rạp do chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Triều biển Đông tại cửa sông
Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 đến 3,9 m. Quá trình xâm nhập mặn ngày càng sâu vào

nội địa và thời gian cũng dài hơn. Nguyên nhân là do hoạt động mạnh của triều, gió
chướng, lượng nước thượng nguồn ít và nhất là khai thác nước mặt quá nhiều trong
mùa kiệt.
Bảng 1.2: (%)
Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Long An năm 2010


Năm
Tân An

2006
2.9
4.2
2007
7.2
8.0
2008 6.6 7.4
2009
3.0
5.7
2010
10.6
12.6
Ứng dụng mô hình ARIMA dự báo chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Long An

Trang 11


– ).
Việc xâm nhập mặn đã làm biến đổi hệ sinh thái vùng vốn ổn định nhiều năm trước

đây và kết quả là ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Để hạn chế quá trình
này cần tránh khai thác nước quá nhiều trong mùa kiệt và đầu tư các công trình thủy
lợi, cần tính toán tác động của xâm nhập mặn ảnh hưởng đến hệ sinh thái chung.
1.1.2.3. Thổ nhưỡng
- Vùng nghiên cứu có 6 nhóm đất chính gồm đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám,
đất cát và đất than bùn trong đó có hai nhóm đất phèn và đất xám chiếm trên 56% tổng
diện tích tự nhiên. Nhóm đất thuận lợi cho trồng trọt là đất phù sa chiếm 18%. Nhóm
đất xấu không thuận lợi cho trồng trọt chiếm tỷ lệ khá lớn gồm các loại đất xám và đất
phèn.
- Do địa hình thấp và bị tác động mạnh của nguồn nước trong mùa mưa và xâm nhập
mặn trong mùa khô, các vùng trũng nội đồng tại vùng Bến Lức, Đức Huệ và phần lớn
vùng đất hạ Cần Đước đều có đặc tính cơ lý đất yếu. Căn cứ theo bản đồ thổ nhưỡng và
tài liệu điều tra thổ nhưỡng của Sở KHCN vùng phía Nam chủ yếu là đất bồi tích
nhiễm phèn, mặn (55%), chỉ có vùng Đức Hòa là đất phù xa cổ bạc màu (13% )
1.1.3 . Tình hình sử dụng đất
Nhìn chung tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An không thay
đổi nhiều qua các năm trong giai đoạn 2005 trở về trước. Diện tích đất sử dụng cho
nông nghiệp chiếm khoảng 72% so với tổng diện tích đất trên địa bàn tỉnh Long An.
Tuy nhiên trong các năm trở lại đây, tình hình sử dụng dụng đất tại Long An có nhiều
chuyển biến tích cực hơn. Trong đó, nhóm đất chưa sử dụng được khai thác đưa vào
nhiều mục đích khác nhau như sử dụng cho các loại hình dịch vụ, xây dựng các KCN,
nuôi trồng thủy sản.
Ứng dụng mô hình ARIMA dự báo chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Long An

Trang 12

Bảng 1.3:Tình hình sử dụng đất giai đoạn 2000 – 2005
Đất (ha)
Năm
2000

2001
2002
2003
2004
Tổng diện tích
444.866,23
444.866,23
449.2888,45
449.122,15
499.122,15
1. Đất nông
nghiệp
320.446,87
320.446,87
324.749,95
321.872,33
321.872,33
2. Đất mặt
nước nuôi
trồng thủy sản
1.221,17
1.221,17
1.515,68
1.517,48
1.517,48
3. Đất lâm
nghiệp
33.336,48
33.336,48
51.728,78

58.478,78
58.478,78
4. Đất chuyên
dung
22.381,38
22.381,38
29.237,16
30.247,24
30.247,24
5. Đất ở
13.949,34
13.949,34
10.594,07
11.115,87
11.115,87
6. Đất chưa sử
sụng
53.530,99
53.530,99
31.507,96
25.890,45
25.890,45
Nguồn: Báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường Long An năm 2000 – 2005

Đến thời điểm 01/01/2010, tổng diện tích tự nhiên tỉnh Long An là 449.228,16ha,
trong đó diện tích đất sử dụng vào các mục đích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp là
448.725,83ha, chiếm 99,89% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đất chưa sử dụng là
502,33ha, chiếm 0,11% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Tổng diện tích tự nhiên năm 2010 có chênh lệch so với năm 2005, cụ thể được nêu
trong bảng 1.4 về tình hình biến động về sử dụng đất tỉnh Long An đến năm 2010.

Nhóm đất nông nghiệp năm 2010 có diện tích giảm so với năm 2005, trong đó diện
tích đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác đều tăng,
diện tích giảm chủ yếu là do diện tích đất lâm nghiệp giảm, bao gồm diện tích đất rừng
Ứng dụng mô hình ARIMA dự báo chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Long An

Trang 13

sản xuất giảm, nhưng diện tích đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng tăng.
Nhóm đất phi nông nghiệp năm 2010 có diện tích tăng so với năm 2005. Nhóm đất
chưa sử dụng năm 2010 có diện tích giảm so với năm 2005.
Bảng 1.4: Tình hình biến động về sử dụng đất tỉnh Long An đến năm 2010
Hạng mục
2005 (ha)
2010 (ha)
Biến động (ha)
Tăng (+)
Giảm (-)
Tổng diện tích tự nhiên
449.380,61
449.228,16
-152,45
1. Đất nông nghiệp
378.000,16
361.503,52
-16.496,64
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp
304.375,09
309.192,71
4.817,62
1.2 Đất lâm nghiệp

66,717,99
43.795,21
-22.922,78
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản
6.893,00
8.418,90
1.525,90
1.4 Đất nông nghiệp khác
14,08
96,70
82,62
2 Đất phi nông nghiệp
68.070,85
87.222,31
19,151,46
2.1 Đất ở
16.505,00
22.822,81
6.317,81
2.2 Đất chuyên dùng
35,937,31
43.880,23
7.942,92
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng
192,63
232,97
40,34
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa
1.055,12
1.087,60

32,48
2.5 Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng
14.256,11
18.981,40
4.725,29
2.6 Đất phi nông nghiệp khác
124,68
217,29
92,61
3. Đất chưa sử dụng
3.309,60
502,33
-2.807,27
Nguồn: Sở Tài nguyên & Môi trường Long An năm 2010
Đến năm 2011, đất nông nghiệp toàn tỉnh là 309,2 ha có xu hướng giảm so với các
năm trước;đất lâm nghiệp là 43,9 ha, đất chuyên dùng là 43,2 ha, đất ở là 32,9 hađều
tăng lên đáng kể.
Ứng dụng mô hình ARIMA dự báo chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Long An

Trang 14

1.1.4. Tình hình cấp nước
a. Cấp nước cho sinh hoạt
Khả năng cấp nước sạch đã không thể đáp ứng nhu cầu người dân trong tỉnh.Tổng
công suất cấp nước hiện chỉ đạt 57.616 m
3
/ngày. Với dân số 1,4triệu người, mỗi người
chỉ có khoảng 40 lít nước sử dụng mỗi ngày. Điều đó chỉ ra rằng việc cấp nước sạch
hiện nay là một nhu cầu cấp bách. Chỉ có 52% dân số tiếp cận và sử dụng nguồn nước

sạch. Tỉ lệ này cũng rất khác nhau giữa các huyện và thị xã. Ở hầu hết các huyện, chỉ
có khoảng 20% đến 60% dân số được sử dụng nước sạch. Việc cấp nước sạch chủ yếu
được triển khai phát triển tại khu vực đô thị và khu đông dân cư.Ở những vùng nông
thôn khác thì người dân vẫn thường phải sử dụng nước giếng, nước mưa và nước mặt
trong sinh hoạt hàng ngày, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mọi
người.
Nguồn nước chính là nước ngầm. Trữ lượng là 4.220.705 m3/ngày, cao hơn 89 lần
so với khả năng cấp nước hiện nay. Tuy nhiên, việc sử dụng nước ngầm có thể không
an toàn và gây ra hiện tượng sạt lở đất trên diện rộng. Nguồn nước mặt hiện nay rất
nhiều nhưng chịu ảnh hưởng của cơ chế bán nhật triều trong ngày và nguồn nước cũng
bị nhiễm mặn vào mùa khô và phèn chua vào mùa lũ. Vì vậy việc sử dụng nguồn nước
mặt cũng hết sức khó khăn.
Hệ thống cấp nước ở tỉnh Long An có thể chia thành 2 khu vực:
- Vùng phát triển kinh tế trọng điểm tỉnh Long An: 6 hệ thống cấp nước, công
suất 37.000 m3/ngày.
- Khu vực nằm bên ngoài vùng phát triển kinh tế trọng điểm: 10 hệ thống cấp
nước, công suất nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày tại những khu vực
này.
Hệ thống cấp nước chưa phát triển và chưa được kết nối đến tất cả các huyện và
khu vực dân cư.Hệ thống còn phụ thuộc vào nguồn nước ngầm. Việc phát triển những
nhà máy xử lý nước quy mô lớn còn khó khăn do dân cư phân bố rải rác, không đều
Ứng dụng mô hình ARIMA dự báo chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Long An

Trang 15

trên địa bàn tỉnh.
b. Cấp nước cho công nghiệp
Nhu cầu nước cho sản xuất đang ngày một tăng do sự phát triển nhanh của các khu
công nghiệp. Quy mô hoạt động ngày một mở rộng khiến cho nhu cầu sử dụng nước
cũng tăng theo. Việc cấp nước cho sản xuất cũng lấy từ nguồn nước ngầm.Về lâu dài,

việc lấy nguồn nước ngầm sử dụng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Đến
năm 2008 Long An có 10.013 cơ sở sản xuất công nghiệp đang hoạt động, nhu cầu
dùng nước của các cơ sở này chưa được thống kê đầy đủ nhưng có thể nói là rất lớn.
Nước cấp cho hoạt động sản xuất công nghiệp hiện nay chủ yếu do các chủ đầu tư tự
khai thác từ nguồn nước ngầm, đáp ứng được nhu cầu nước cho sản xuất trước mắt.
Tuy nhiên, về lâu dài việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm sẽ ảnh hưởng không
tốt đến môi trường và có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn nước.
1.1.5. Hiện trạng thoát nước và xử lý nước thải
Cho đến nay, trên toàn địa bàn tỉnh Long An mới chỉ có một phần của thành phố
Tân An có hệ thống thoát nước tương đối tốt (ở các khu vực trung tâm thành phố), tuy
nhiên hệ thống này đã được xây dựng từ khá lâu và được bổ sung, chắp vá theo thời
gian, đến nay cũng đã bị hư hỏng, xuống cấp nhiều (hiện tại không còn tài liệu nào thể
hiện đầy đủ hiện trạng mạng lưới cống ngầm thoát nước ở thành phố Tân An). Hệ
thống thoát nước này phần lớn là cống ngầm, thoát chung cho cả nước mưa và nước
thải đô thị. Toàn bộ l
ượng nước thải đô thị hiện tại đều chưa được thu gom xử lý tập
trung (một số ít nguồn thải được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại) mà được thoát ra các
sông, kênh rạch gần nhất theo địa hình tự chảy qua hệ thống miệng cống, cửa xả ven
sông rạch.
Ở các huyện còn lại, hệ thống thoát nước nói chung còn rất hạn chế, chỉ có một số ít
thị trấn có hệ thống thoát nước nhưng rất manh mún, phạm vi phục vụ rất hạn chế. Các
khu dân cư vượt lũ mới hình thành gần đây mặc dù có đầu tư hạ tầng cấp thoát nước
nhưng còn rất nhiều vấn đề phát sinh phải giải quyết. Tất cả các hệ thống đó cũng đều
Ứng dụng mô hình ARIMA dự báo chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Long An

Trang 16

là hệ thống thoát chung cho cả nước mưa và nước thải sinh hoạt, thoát trực tiếp ra sông
rạch mà không hề có bất kỳ biện pháp xử lý nào.
Phần lớn các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh chưa có hệ thống xử lý nước

thải.Nước thải sinh hoạt và nước thải từ các khu khám chữa bệnh chỉ qua hệ thống lắng
lọc và bể tự hoại để xử lý sơ bộ trước khi thải vào môi trường bên ngoài. Hiện nay, trên
địa bàn tỉnh Long An chỉ có Trung tâm lao và bệnh phổi Long An, bệnh viện đa khoa
Long An mới trang bị hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép.
Phần lớn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An chưa xây dựng xong cơ sở
hạ tầng, hệ thống XLNT tập trung chưa được xây dựng. Các nhà máy, xí nghiệp tự xây
dựng hệ thống XLNT riêng. Tuy nhiên, bên cạnh các nhà máy, xí nghiệp đã đầu tư hệ
thống xử lý nước thải khá tốt, vẫn còn nhiều đơn vị chưa đầu tư công trình xử lý hoặc
đã có nhưng không vận hành tốt, do đó đã gây ô nhiễm cục bộ ở một số khu vực.
1.2 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
1.2.1 Dân số
Theo số liệu thống kê, năm 2011 dân số tỉnh Long An có 1.449.660 người với mật
độ dân số trung bình là 323 người/km2 (thuộc loại thấp trong khu vực ĐBSCL). Tốc
độ tăng dân số chung bình quân hàng năm của giai đoạn 2001–2005 là 1,25% và giai
đoạn 2006–2008 là 0,75%. Dân số thành thị tăng ngày càng nhanh, đạt tốc độ bình
quân 1,64% trong giai đoạn 2001–2005 và tăng lên 2,37% trong giai đoạn 2006–2008.
Cá biệt năm 2007 tốc độ tăng dân số thành thị lên đến 5,84% trong khi khu vực nông
thôn giảm 0,25%, có thể là do phong trào di dân từ khu vực nông thôn ra ngoại thành.
Tuy nhiên đến năm 2008, tỷ lệ dân số thành thị toàn tỉnh chỉ mới đạt mức 17,35%, khá
thấp so với mức bình quân cả nước hiện nay khoảng 25%. Đến năm 2012 số dân thành
thị đã là 258 nghìn người đạt 17,79%. Về cơ cấu giới của dân cư: năm 2008, tỷ lệ nữ
chiếm 50,83% và nam giới chiếm 49,17%, tương đối cân xứng.
Dân số sống dọc hạ lưu sông Vàm Cỏ Đông thuộc ba huyện: Tân Trụ, Châu Thành,
Cần Đước với tổng diện tích là 449.8 km
2
. Trong đó , huyện Tân Trụ là 101.9 km
2
với

×