Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động đã qua đào tạo tại thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


NGUYỄN THANH BÌNH

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG ĐÃ QUA
ĐÀO TẠO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Học
Mã ngành: 52310101

Tháng 8 – 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


NGUYỄN THANH BÌNH
MSSV: 4104015

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG ĐÃ QUA
ĐÀO TẠO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế học
Mã ngành: 52310101



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
BÙI THỊ KIM THANH

Tháng 8 – 2013


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn các quý thầy, cô Khoa Kinh Tế và
Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền
đạt kiến thức vô cùng quý giá cho em trong suốt thời gian qua để giúp em có
đủ hành trang để vững bước trong con đường học tập và làm việc sau này.
Tiếp theo em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Bùi Thị Kim Thanh đã
tận tình chỉ dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Em cũng xin cảm ơn đến ban lãnh đạo, anh, chị trong Cục Thống Kê, Sở
Lao Động – Thương Binh và Xã Hội thành phố Cần Thơ nhiệt tình giúp đỡ em
trong quá trình thu thập dữ liệu phục vụ cho luận văn này.
Em xin kính chúc quý thầy, cô luôn có sức khỏe dồi dào, gặt hái nhiều
thành công trong công tác giảng dạy và nghiên cứu cũng như anh, chị trong
Cục Thống Kê, Sở Lao Động – Thương Binh và Xã Hội thành phố Cần Thơ
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giúp thành phố ngày một phát triển đi lên
về mọi mặt.
Và em cũng xin chúc tất cả bạn bè, người thân có nhiều sức khỏe, có kết
quả tốt trong quá trình học tập và làm việc của mình.
Cần Thơ, Ngày 6 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

Nguyễn Thanh Bình


i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Các số liệu thứ cấp thu thập tại Cục Thống Kê, Sở Lao Động Thương
Binh Và Xã Hội thành phố Cần Thơ là trung thực và trình bày theo những gì
đã nêu trong “Niên giám thống kê năm 2012”. Tuy nhiên số liệu 6 tháng đầu
năm 2013 không thể tiếp cận do đó không thể đảm bảo tính đầy đủ về mặt số
liệu 6 tháng đầu năm 2013 của đề tài.
Ngày 6 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

Nguyễn Thanh Bình

ii


BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
 Họ và tên người nhận xét: BÙI THỊ KIM THANH
 Học vị: Thạc Sĩ
 Chuyên ngành:
 Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn
 Cơ quan công tác: Bộ môn Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh
 Tên sinh viên: NGUYỄN THANH BÌNH


MSSV: 4104015

 Lớp: Kinh Tế Học – KT1088A1


Tên đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao
động đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ



Cơ sở đào tạo: Khoa Kinh Tế Và Quản Trị Kinh Doanh, Đại học Cần
Thơ
NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
2. Hình thức trình bày
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

iii


5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu)
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
6. Các nhận xét khác
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
các yêu cầu chỉnh sửa,…)
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày …. tháng … năm 2013
Ký và ghi rõ họ tên

Bùi Thị Kim Thanh

iv



BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
 
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Ký và ghi rõ họ tên

v


MỤC LỤC


Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.4.1 Phạm vi về thời gian .................................................................................. 2
1.4.2 Phạm vi về không gian .............................................................................. 3
1.4.3 Phạm vi về nội dung .................................................................................. 3
1.4.4 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3
1.5 Lược khảo tài liệu ......................................................................................... 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................ 4
2.1 Phương pháp luận ......................................................................................... 4
2.1.1 Một số khái niệm về lao động.................................................................... 4
2.1.2 Phương pháp tính ....................................................................................... 6
2.1.3 Một số khái niệm liên quan ....................................................................... 7
2.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 9
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ......................................................... 9
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu..................................................................... 9
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................... 9
Chương 3: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............... 12
3.1 Tổng quan về thành phố Cần Thơ .............................................................. 12
3.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................... 12
3.1.2 Điều kiện tự nhiên.................................................................................... 12
3.1.3 Lịch sử ..................................................................................................... 13
3.1.4 Đơn vị hành chính.................................................................................... 13
3.2 Tình hình dân số ......................................................................................... 13
3.2.1 Mật độ dân số ........................................................................................... 13

3.2.2 Cơ cấu dân số thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 ..................... 15
3.2.3 Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số
thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 ....................................................... 18
3.3 Tình hình kinh tế ......................................................................................... 19
3.3.1 Giá trị sản xuất ......................................................................................... 19
3.3.2 Giá trị xuất nhập khẩu.............................................................................. 21
3.3.3 Tổng sản phẩm trên địa bàn ..................................................................... 26
3.3.4 Đầu tư....................................................................................................... 29
3.3.5 Cơ sở hạ tầng ........................................................................................... 33
3.4 Tình hình giáo dục, y tế, văn hóa – xã hội .................................................. 33
3.4.1 Giáo dục ................................................................................................... 33
3.4.2 Y tế ........................................................................................................... 36
3.4.3 Văn hóa – xã hội ...................................................................................... 37

vi


Chương 4: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG ĐÃ QUA ĐÀO TẠO TẠI THÀNH
PHỐ CẦN THƠ ................................................................................................ 38
4.1 Quy mô nguồn lao động ............................................................................. 38
4.1.1 Dân số trong độ tuổi lao động.................................................................. 38
4.1.2 Cơ cấu lao động có việc làm .................................................................... 42
4.1.3 Tình hình thất nghiệp............................................................................... 49
4.2. Lao động đã qua đào tạo ............................................................................ 51
4.2.1 Dân số trong độ tuổi lao động đang tham gia lao động kinh tế đã qua đào
tạo tại thành phố Cần Thơ phân theo giới tính ................................................. 51
4.2.2 Dân số trong độ tuổi lao động đang tham gia lao động kinh tế đã qua đào
tạo tại thành phố Cần Thơ phân theo thành thị, nông thôn............................... 52
4.3 Thu nhập bình quân đầu người ................................................................... 53

4.3.1 Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo
thành thị, nông thôn .......................................................................................... 53
4.3.2 Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo
nguồn thu .......................................................................................................... 55
4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động đã qua đào tạo tại thành
phố Cần Thơ ..................................................................................................... 56
4.4.1 Mô tả mẫu ................................................................................................ 56
4.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động đã qua đào tạo tại
thành phố Cần Thơ............................................................................................ 66
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO THU NHẬP CỦA
LAO ĐỘNG ĐÃ QUA ĐÀO TẠO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ .............. 72
5.1 Giải pháp cho việc đào tạo nguồn lao động ................................................ 72
5.2 Giải pháp cho việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ........................... 73
5.3 Giải pháp sử dụng nguồn lao động có hiệu quả nhằm thúc đẩy mạnh mẽ
tăng trưởng kinh tế ............................................................................................ 74
5.3.1 Giải pháp về cầu lao động ....................................................................... 74
5.3.2 Giải pháp về cung lao động ..................................................................... 75
5.4 Giải pháp cho việc nâng cao thu nhập của lao động đã qua đào tạo ........ 76
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 77
6.1 Kết luận ....................................................................................................... 77
6.2 Kiến nghị..................................................................................................... 78

vii


DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Bảng phân loại chiều cao, cân nặng và vòng ngực của người
lao động............................................................................................................... 7

Bảng 2.2: Bảng phân loại thể lực ........................................................................ 7
Bảng 2.3: Bảng diễn giải các biến độc lập trong mô hình ................................ 10
Bảng 3.1: Bảng đơn vị hành chính cấp quận, huyện tại thành phố Cần Thơ ... 13
Bảng 3.2: Bảng dân số trung bình phân theo giới tính ..................................... 15
Bảng 3.3: Bảng dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn .................. 16
Bảng 3.4: Bảng dân số trung bình phân theo quận/huyện/thị xã/thành phố ..... 17
Bảng 3.5: Bảng giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế 19
Bảng 3.6: Bảng giá trị xuất khẩu trên địa bàn theo hình thức xuất khẩu ......... 22
Bảng 3.7: Bảng giá trị xuất khẩu trên địa bàn phân theo nhóm hàng ............... 23
Bảng 3.8: Bảng trị giá hàng nhập khẩu trên địa bàn phân theo hình thức nhập
khẩu ................................................................................................................... 25
Bảng 3.9: Bảng trị giá hàng nhập khẩu trên địa bàn phân theo nhóm hàng ..... 25
Bảng 3.10: Bảng tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế ........ 26
Bảng 3.11: Bảng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người ................. 28
Bảng 3.12: Bảng cơ cấu vốn đầu tư phân theo cấp quản lý .............................. 29
Bảng 3.13: Bảng cơ cấu vốn đầu tư phân theo khoản mục đầu tư ................... 30
Bảng 3.14: Bảng cơ cấu vốn đầu tư phân theo nguồn vốn ............................... 31
Bảng 3.15: Bảng cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài .......................... 32
Bảng 3.16: Bảng số trường học, số lớp học, số giáo viên và số học sinh trên
địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012........................................... 34
Bảng 3.17: Bảng số trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp .... 35
Bảng 3.18: Bảng số cơ sở y tế và cán bộ trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai
đoạn 2010 - 2012 .............................................................................................. 36
Bảng 4.1: Bảng lực lượng lao động phân theo giới tính ................................... 38
Bảng 4.2: Bảng lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn ................ 40
Bảng 4.3: Bảng cơ cấu lao động phân theo loại hình kinh tế ........................... 42
Bảng 4.4: Bảng cơ cấu lao động phân theo thành thị nông thôn ...................... 44
Bảng 4.5: Bảng cơ cấu lao động phân theo giới tính ........................................ 46
Bảng 4.6: Bảng cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ............................ 47
Bảng 4.7: Bảng thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành

phân theo thành thị, nông thôn ......................................................................... 54
Bảng 4.8: Bảng thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành
phân theo nguồn thu .......................................................................................... 55
Bảng 4.9: Bảng thu nhập phân theo giới tính ................................................... 57
Bảng 4.10: Bảng thu nhập phân theo số năm kinh nghiệm .............................. 58
Bảng 4.11: Bảng thu nhập phân theo trình độ chuyên môn ............................. 59
Bảng 4.12: Bảng thu nhập phân theo sự phù hợp của ngành nghề ................... 60
Bảng 4.13: Bảng thu nhập phân theo vị trí công việc ....................................... 61
Bảng 4.14: Bảng thu nhập phân theo thể lực .................................................... 62
Bảng 4.15: Bảng thu nhập phân theo khả năng ngoại ngữ ............................... 63
Bảng 4.16: Bảng thu nhập phân theo đặc điểm công việc ................................ 64
Bảng 4.17: Bảng thu nhập phân theo môi trương làm việc .............................. 65
viii


DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 3.1: Hình mật độ dân số thành phố Cần Thơ năm 2012 ........................ 14
Hình 3.2: Hình cơ cấu dân số trung bình phân theo giới tính........................... 15
Hình 3.3: Hình cơ cấu dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn ........ 16
Hình 3.4: Hình tỷ suất sinh thô, chết thô và tỷ lệ gia tăng tự nhiên ................. 19
Hình 3.5: Hình giá trị sản xuất phân theo khu vực kinh tế ............................... 20
Hình 3.6: Hình cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh
tế........................................................................................................................ 28
Hình 4.1: Hình dân số trong độ tuổi lao động phân theo giới tính ................... 39
Hình 4.2: Hình cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn ..... 41
Hình 4.3: Hình tỷ lệ thất nghiệp phân theo giới tính ........................................ 49
Hình 4.4: Hình tỷ lệ thất nghiệp phân theo thành thị nông thôn ...................... 50
Hình 4.5: Hình tỷ lệ lao động đã qua đào tạo phân theo giới tính .................... 51

Hình 4.6: Hình tỷ lệ lao động đã qua đào tạo phân theo thành thị nông
thôn ................................................................................................................... 52
Hình 4.7: Hình cơ cấu mức thu nhập của lao động đã qua đào tạo tại thành phố
Cần Thơ ............................................................................................................ 57

ix


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo xu thế phát triển và hội nhập toàn cầu của nền kinh tế cả thế giới,
cần phải có những nguồn lực cần thiết mới có thể tạo đòn bẩy để cả nền kinh
tế phát triển. Nền kinh tế phát triển được xem như là mục tiêu cuối cùng của
nhà lãnh đạo các quốc gia.
Các nguồn lực cần thiết để phát triển kinh tế như tài nguyên thiên nhiên,
vốn, khoa học – công nghệ, con người,… là những nguồn lực rất cần thiết để
đạt được mục tiêu mà cả thế giới vẫn quan tâm. Trong đó nguồn lực lao động
của con người được coi là quan trọng nhất, là chủ thể quyết định tất cả của
một nền kinh tế, lao động vừa là lực lượng khởi đầu của quy trình sản xuất
thiết bị, máy móc,…vừa là chủ thể tham gia vào các quá trình sản xuất đó và
còn tiếp tục tham gia khâu cuối cùng của quy trình sản xuất sản phẩm là tiêu
thụ những gì mà lao động đã tạo ra. Lao động để phục vu cho cuộc sống của
bản thân họ, cùng với sức lao động trong tay, kinh nghiệm vốn có của bản
thân, trình độ họ được học tập, họ tác động vào tự nhiên và tạo ra nguồn lực để
phát triển kinh tế.
Ở Việt Nam nói chung cũng như tại thành phố Cần Thơ nói riêng, lao
động có một số đặc điểm chính như: số lượng lao động tăng nhanh, lao động
tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, thị trường lao động chưa hoàn
hảo, tỷ lệ lao động không có việc làm cao, lao động chưa qua đào tạo chiếm

một tỷ trọng rất lớn trong tổng cơ cấu lao động,…
Trong các tỉnh thành thuộc địa bàn các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu
Long thì thành phố Cần Thơ được xem là có quy mô phát triển kinh tế hàng
đầu trong khu vực và là trung tâm kinh tế của vùng. Giá trị sản xuất công
nghiệp cũng như tổng sản phẩm trên địa bàn tăng theo thời gian, tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2006 – 2010 là 15,13%, năm 2011 thì tốc
độ tặng trưởng kinh tế là 14,64%, năm 2012 thì tốc độ này đạt 11,50%, đây là
mức tăng trưởng khá cao và hợp lý trong điều kiện sản xuất khó khăn và tập
trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Hơn nữa, thành phố Cần Thơ
lại có tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo hàng năm
ở mức cao so với toàn vùng đồng bằng Sông Cửu Long, với tỷ lệ hàng năm
trong khoảng 13% - 14%, trong khi đó thì tỷ lệ này của toàn vùng vào khoảng
dưới 10%.

1


Do đó, việc nghiên cứu nguồn lao động ở một tỉnh với số lượng nguồn
nhân lực dồi dào và thu nhập ngày càng cao cộng với tỷ lệ lao động đã qua đào
tạo lớn trong khu vực là điều cần thiết, do đó em quyết định chọn đề tài
“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động đã qua đào
tạo tại thành phố Cần Thơ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Dựa trên những kiến thức đã được trau dồi thông qua quá trình học tập,
tiến hành phân tích các nhân tố làm ảnh hưởng đến tình hình biến động của lao
động cũng như thu nhập của lao động đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ,
nhằm nắm bắt được thực trạng nguồn lao động, tìm hiểu thêm các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của lao động đã qua đào tạo, đồng thời đưa ra một số giải
pháp nhằm phần nào nâng cao thu nhập của lao động đã qua đào tạo tại thành

phố Cần Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng lao động đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ dựa
trên số liệu thu thập được qua các năm 2010, 2011, 2012.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động đã qua đào tạo
tại thành phố Cần Thơ.
Đề ra một số giải pháp nhằm phần nào nâng cao thu nhập của lao động
đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ trong thời gian tới.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nguồn lao động ở thành phố Cần Thơ những năm 2010, 2011, 2012 như
thế nào?
Thu nhập của lao động tại thành phố Cần Thơ như thế nào?
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của lao động đã qua đào tạo
tại thành phố Cần Thơ từ năm 2010 đến nay?
Cần có những biện pháp nào nhằm nâng cao thu nhập của lao động đã
qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về thời gian
Đề tài được thực hiện từ 26/09 đến 08/10 năm 2013.
Đề tài thu thập số liệu thứ cấp theo các năm 2010, 2011, 2012.

2


Đề tài cũng thu thập thêm số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn bằng bảng
câu hỏi những đáp viên là người lao động sống hoặc làm việc trên địa bàn
thành phố Cần Thơ trong thời gian thực hiện luận văn.
1.4.2 Phạm vi về không gian
Đề tài tập trung thu thập số liệu trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
1.4.3 Phạm vi về nội dung

Đề tài đi sâu phân tích nội dung về nguồn lao động cũng như những yếu
tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động đã qua đào tạo trên địa bàn thành phố
Cần Thơ.
1.4.4 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những người lao động tại thành phố Cần Thơ. Cụ thể
hơn là những lao động đã qua đào tạo.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nguyễn Thị Phương Thảo (2011) “ Phân tích thực trạng nguồn nhân lực
thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006 – 2009” và Trần Hải Hùng (2012) “ Phân
tích thực trạng nguồn nhân lực thành phố CầnThơ” cả hai tác giả đều tập trung
vào phân tích thực trạng nguồn nhân lực thành phố Cần Thơ. Mục tiêu của hai
đề tài là đi sâu tìm hiểu về các nhân tố làm ảnh hưởng đến thu nhập của nguồn
nhân lực thành phố Cần Thơ, hai đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ việc thu thập
số liệu tại các sở ban ngành tại thành phố Cần Thơ, từ đó phân tích nguồn
nhân lực cũng như chất lượng nguồn nhân lực thông qua các chỉ số về tình
hình dân số, tình hình lao động hay thất nghiệp, cơ cấu nguồn nhân lực trên
địa bàn thành phố Cần Thơ, … cả hai đề tài còn thu thập thêm số liệu sơ cấp
thông qua việc phỏng vấn thêm những người lao động trên địa bàn Quận Ninh
Kiều thành phố Cần Thơ, các tác giả sử dụng mức lương làm biến phụ thuộc
cho các biến độc lập như: độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm hay thể
lực,… nhằm phần nào đánh giá chất lượng của nguồn nhân lực thông qua mức
lương. Dựa trên kết quả chạy hồi quy các tác giả thu được, các tác giả tiến
hành đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đến mức lương hay chất lượng
nhân lực, từ đó các tác giả đưa ra những kết luận riêng và một số giải pháp đối
với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố Cần Thơ.

3


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm về lao động
2.1.1.1 Khái niệm về lao động
Lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế hiện tại) bao
gồm những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm (đang làm việc) và những
người thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát).
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong độ tuổi lao động (tỷ lệ hoạt động
trong độ tuổi lao động) là số phần trăm những người trong độ tuổi lao động
tham gia vào lao động chiếm trong tổng dân số trong độ tuổi lao động. Luật
Lao động hiện hành của Việt Nam quy Định về “tuổi lao động” bao gồm độ
tuổi từ 15 đến 59 tuổi đối với nam và từ 15 đến hết 54 tuổi đối với nữ (theo
khái niệm tuổi tròn). Còn lại là dân số ngoài độ tuổi lao động.
2.1.1.2 Khái niệm về lao động đang làm việc trong nền kinh tế
Lao động đang làm việc trong nền kinh tế hay còn gọi là dân số có việc
làm bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên trong khoảng thời gian tham
chiếu (một tuần), thuộc một trong hai loại sau đây:
 Làm việc được trả lương/trả công:
Làm việc: những người trong thời gian tham chiếu đã làm một số
công việc để được trả lương hoặc trả công bằng tiền hay hiện vật;
Có việc làm nhưng không làm việc: những người hiện đang có việc
làm, nhưng trong khoảng thời gian tham chiếu đang tạm thời nghỉ
việc nhưng vẫn có những dấu hiệu còn gắn bó với việc làm của họ
như: vẫn được trả lương/trả công, được đảm bảo sẽ trở lại làm việc,
có thỏa thuận trở lại làm việc sau khi nghỉ tạm thời,v.v….
 Tự làm hoặc làm chủ:
Tự làm: những người trong thời gian tham chiếu đã tự làm một số
công việc để có lợi nhuận hoặc thu nhập cho gia đình, dưới hình thức
bằng tiền hay hiện vật;
Có doanh nghiệp nhưng không làm việc: những người hiện đang làm

chủ doanh nghiệp, có thể là doanh nghiệp sản suất kinh doanh, một
trang trại hoặc một cơ sở dịch vụ, nhưng trong thời kỳ tham chiếu họ
đang nghỉ việc tạm thời vì một lý do cụ thể.
4


Người có việc làm: là người thuộc một trong các trường hợp sau:
 Đang làm việc trong tuần trước thời điểm quan sát;
 Nghỉ việc nhưng vẫn đang hưởng tiền lương, tiền công, bảo hiểm (trừ
trường hợp người đang hưởng lương hưu nhưng không làm việc trong
tuần trước thời điểm kiểm tra);
 Trước đó có việc làm nhưng hiện đang nghỉ không hưởng lương,
không được nhận tiền công vì các lý do khác nhau nhưng chắc chắn
sẽ quay trở lại làm việc trong một khoảng thời gian tối đa là 1 tháng.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) quy định, với hoạt động kinh tế hiện
tại, thời gian tối thiểu để một người có thể được xem xét có việc làm (làm
việc) là trong 07 ngày qua phải có ít nhất 01 giời làm việc để tạo thu nhập
chính đáng.
2.1.1.3 Lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo
Lao động đã qua đào tạo là số người trong độ tuổi lao động trong nền
kinh tế, tham gia vào lao động kinh tế nhưng đã được đào tạo trước đó. Số lao
động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo bao gồm những người
thỏa mãn cả hai điều kiện: Là người đang làm việc trong nền kinh tế, đã được
đào tạo ở một trường hay một cơ sở đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ
và đã tốt nghiệp, đã được cấp bằng/chứng chỉ, chứng nhận đã đạt một trình độ
chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định, bao gồm: sơ cấp nghề, trung cấp
nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại
học (thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học).
Số lao động được tính vào lao động đã qua đào tạo nghề tại thời điểm
tổng hợp báo cáo (t) được tính từ các nguồn sau:

 Số lao động đã qua đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề (bao gồm các
cơ sở công lập và ngoài công lập) dưới 3 tháng và được cấp giấy
chứng nhận;
 Số lao động đã qua đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề (bao gồm các
cơ sở công lập và ngoài công lập) từ 3 tháng đến dưới 12 tháng và
được cấp chứng chỉ cơ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ nghề của cơ quan
có thẩm quyền;
 Số lao động đã qua đào tạo tại các Trường dạy nghề, Trường trung
cấp nghề, cao đẳng nghề, Trường trung học chuyên nghiệp (bao gồm
các cơ sở công lập và ngoài công lập) được đào tạo nghề từ 12 tháng
đến dưới 24 tháng và được cấp bằng nghề (đối với các trường hợp
được đào tạo nghề trước năm 2008);
5


 Số lao động đã qua đào tạo trong các Trường trung cấp nghề, cao
đẳng nghề, Trường trung học chuyên nghiệp (bao gồm các cơ sở công
lập và ngoài công lập) đã được cấp bằng Trung cấp nghề;
 Số lao động đã qua đào tạo trong các Trường cao đẳng nghề (bao
gồm các cơ sở công lập và ngoài công lập) đã được cấp bằng cao
đẳng nghề;
 Số lao động tuy chưa qua một trường lớp đào tạo nào nhưng do tự
học, do được truyền nghề hoặc vừa làm vừa học nên họ có được kỹ
năng, tay nghề tương đương với bậc 1 của công nhân kỹ thuật có
bằng cùng nghề và thực tế đã làm công việc này từ 3 năm trở lên thì
được tính là “công nhân kỹ thuật không bằng”.
2.1.2 Phương pháp tính
2.1.2.1 Các chỉ số về lao động
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động: Là tỷ lệ phần trăm giữa số người
trong độ tuổi lao động so với tổng số dân.

Số người trong độ tuổi lao động

Tỷ lệ dân số trong độ
tuổi lao động

=

Tổng số dân

Lao động bình quân: Là lao động được tính cho một thời kỳ nghiên cứu
nhất định, thường là một năm.
Lao động bình quân

Tổng số lao động bình quân từng tháng của 12 tháng
=

Tỷ lệ có việc làm trên
lực lượng lao động (%)

12

Số người có việc làm
X 100

=

Lực lượng lao động

Tỷ lệ lao động đang làm việc so với tổng dân số là tỷ lệ phần trăm tổng
số người đang làm việc chiếm trong tổng dân số.

Tỷ lệ lao động đang làm
việc so với tổng dân số (%)

Số người đang làm việc
X 100

=

Tổng dân số

Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo là tỷ lệ số
lao động đang làm việc đã qua đào tạo chiếm trong tổng số lao động đang làm
việc trong kỳ.
6


Số lao động đang làm việc tại
thời điểm (t) đã qua đào tạo

Tỷ lệ lao động đang làm việc trong
nền kinh tế đã qua đào tạo

=

Tổng số lao động
đang làm việc tại thời điểm (t)
2.1.2.2 Chỉ tiêu xác định sức khỏe người lao động

Phân loại thể lực lao động ở các ngành nghề, công việc dựa trên phân
loại ba yếu tố: chiều cao, cân nặng và vòng ngực

Bảng 2.1: Bảng phân loại chiều cao, cân nặng và vòng ngực của
người lao động
Phân
loại

Nam
Chiều cao
(cm)

Cân nặng
(kg)

Loại 1 163 trở lên

Nữ
Vòng
ngực
(cm)

Chiều cao
(cm)

Cân nặng
(kg)

Vòng
ngực
(cm)

50 trở lên


82 trở lên 155 trở lên

45 trở lên

76 trở lên

Loại 2 158-162

47-49

79-81

151-154

43-44

74-75

Loại 3 154-157

45-46

76-78

147-150

40-42

72-73


Loại 4 150-153

41-44

74-75

143-146

38-39

70-71

Loại 5 Dưới 150

Dưới 41

Dưới 74

Dưới 143

Dưới 38

Dưới 70

Nguồn: Quyết định số 1613/BYT-QĐ
Bảng 2.2: Bảng phân loại thể lực
Loại 1

Loại 2


Loại 3

Loại 4

Loại 5

Cả 3 chỉ tiêu
đều đạt lọai 1
hoặc chỉ có
vòng ngực là
lọai 2

Cả 3 chỉ tiêu
đều đạt lọai 1
và 2 hoặc chỉ
có vòng ngực
lọai 3

Cả 3 chỉ tiêu
đều đạt lọai 3
trở lên

Có 1 chỉ tiêu ở Có 1 chỉ tiêu ở
lọai 4
lọai 5

Nguồn: Quyết định số 1613/BYT-QĐ
2.1.3 Một số khái niệm liên quan
2.1.3.1 Số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp

Số người thất nghiệp: là những người từ 15 tuổi trở lên mà trong tuần
tham chiếu đã hội đủ các yếu tố sau đây:
(1) Không làm việc nhưng sẵn sàng và mong muốn có việc làm;

7

X 100


(2) Đang đi tìm việc làm có thu nhập, kể cả những người trước đó chưa
bao giờ làm việc.
Số người thất nghiệp còn bao gồm các trường hợp sau:
(i)

Những người đang nghỉ việc tạm thời nhưng không có căn cứ bảo
đảm sẽ được tiếp tục làm công việc cũ, trong khi đó họ vẫn sẵn
sàng làm việc hoặc đang tìm kiếm việc làm mới;

(ii)

Những người trong thời kỳ tham chiếu không có hoạt động tìm
kiếm việc làm vì họ đã được bố trí việc làm mới sau thời kỳ tạm
nghỉ việc;

(iii)

Những người đã thôi việc nhưng không được hưởng tiền
lương/tiền công;

(iv)


Những người không tích cực tìm kiếm việc làm vì họ tin rằng
không thể tìm được việc làm (do hạn chế về sức khỏe, trình độ
chuyên môn không phù hợp,…).

Tỷ lệ thất nghiệp: tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu biểu hiện tỷ lệ giữa số
người thất nghiệp với lực lượng lao động (tổng dân số hoạt động kinh tế) trong
kỳ, được biểu thị bằng phần trăm
2.1.3.2 Số người thiếu việc làm và tỷ lệ thiếu việc làm
Người thiếu việc làm: bao gồm những người có việc làm mà trong thời
gian tham chiếu (7 ngày trước thời điểm điều tra) thỏa mãn 3 tiêu chuẩn sau
đây:
Thứ nhất, mong muốn làm việc thêm giờ, muốn làm thêm một (số)
công việc để tăng thêm giờ, hay muốn thay thế một trong số (các) công việc
đang làm bằng một công việc khác để có thể làm việc thêm giờ hoặc muốn
tăng thêm giờ của một trong các công việc đang làm, hoặc kết hợp 3 loại
mong muốn trên;
Thứ hai, sẵn sàng làm việc thêm giờ, nghĩa là trong thời gian tới, nếu có
cơ hội việc làm thì họ sẵn sàng làm thêm giờ ngay;
Thứ ba, thực tế họ đã làm việc dưới 1 ngưỡng thời gian cụ thể đối với
các công việc đã làm trong tuần tham chiếu. Giống như các nước đang thực
hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần, để xác định tình trạng thiếu việc làm của
nước ta là “đã làm việc 35 giờ trong tuần tham chiếu”.
Tỷ lệ thiếu việc làm: tỷ lệ thiếu việc làm là tỷ lệ phần trăm giữa người
thiếu việc làm và lực lượng lao động trong nền kinh tế.

8


2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Do đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động
đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ” nên vùng nghiên cứu được chọn là
thành phố Cần Thơ.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập từ Niên giám thống kê, Sở lao động - thương binh và xã hội, Sở
y tế,…các website, các ấn phẩm sách báo, tạp chí,….
2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Thông qua việc phỏng vấn trực tiếp người dân là những người lao động,
công nhân viên, những người dân và người buôn bán tại các quán caffe, các
siêu thị, nhà trọ trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Phương pháp chọn mẫu là
phương pháp chọn mẫu thuận tiện người lao động sống hoặc làm việc tại
thành phố Cần Thơ. Số mẫu điều tra phỏng vấn trực tiếp người lao động được
chọn theo tỉ lệ trong số lao động đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ.
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối các
số liệu thứ cấp đã thu thập được, tiến hành so sánh và đưa ra nhận xét về thực
trạng tình hình lao động đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ.
Công thức so sánh số tuyệt đối:
Y* = Y1 – Y0
Công thức so sánh số tương đối:
Y** =

Y1
*100
Y0

Trong đó:
Y* : Là phần chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu kinh tế

Y** : Là phân trăm tương đối tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế
Y1: Là chỉ tiêu năm sau hay chỉ tiêu kỳ phân tích
Y0: Là chỉ tiêu năm trước hay chỉ tiêu kỳ gốc

9


Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bằng phần mềm
chạy hồi quy Stata, phân tích sự tác động của các nhân tố lên thu nhập của lao
động đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ.
Mô hình hồi quy:
Y =  0 +  1X1 +  2X2 +  3X3 +  4X4 +  5X5 +  6X6 +  7X7 + 8X8
+ 9 X9
Trong đó:
Y: Biến phụ thuộc biểu hiện thu nhập của người lao động(triệu đồng/
tháng)
 0: Là hằng số
 i: Là hệ số hồi quy của các biến độc lập trong mô hình. (với i = 1, 2, 3,

4, 5, 6, 7, 8, 9)
Bảng 2.3: Bảng diễn giải các biến độc lập trong mô hình
Tên biến

Biến

Diễn giải

Giới tính

Gioitinh


Giới tính của lao động ảnh hưởng đến thu nhập
của lao động đã qua đào tạo. Với giá trị 0: Nữ;
1: Nam

Số năm
kinh
nghiệm

Sonamkn

Số năm kinh nghiệm có ảnh hưởng đến thu
nhập của người lao động đã qua đào tạo. Số
năm kinh nghiệm trong mô hình hồi quy nhận
các giá trị thực, đơn vị tính là số năm.

Trình độ
chuyên
môn

Trinhdocm

Trình độ chuyên môn ảnh hưởng đến thu nhập
của người lao động đã qua đào tạo. Với giá trị
1: Trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật; 2:
Trình độ trung cấp; 3: Trình độ cao đẳng và đại
học; 4: Trình độ trên đại học

Sự phù
hợp của

ngành
nghề

Suphuhopnn

Sự phù hợp của ngành nghề ảnh hưởng đến
thu nhập của người lao động. Với giá trị 0:
Không phù hợp; 1: Phù hợp

Vị trí công Vitricv
việc

Vị trí công việc ảnh hưởng đến thu nhập của
lao động đã qua đào tạo. Với giá trị 1: Lao
động giản đơn; 2: Lao động có kỹ thuật ; 3:
Chuyên môn; 4: Lãnh đạo
10


Tên biến

Biến

Diễn giải

Thể lực

Theluc

Thể lực ảnh hưởng đến thu nhập của lao động

đã qua đào tạo. Với giá trị 1: Thể lực loại 1; 2:
Thể lực loại 2; 3: Thể lực loại 3; 4: Thể lực loại
4; 5: Thể lực loại 5

Khả năng
ngoại ngữ

Khanangnn

Khả năng ngoại ngữ ảnh hưởng đến thu nhập
của người lao động đã qua đào tạo. Với giá trị
0: Chưa có chứng chỉ anh văn; 1: Đạt chứng
chỉ A; 2: Đạt chứng chỉ B; 3: Đạt chứng chỉ C;
4: Đạt chứng chỉ khác

Đặc điểm
công việc

Đacđiemcv

Đặc điểm công việc ảnh hưởng đến thu nhập
của lao động đã qua đào tạo. Với giá trị 1:
Công việc an toàn, nhẹ nhàng; 2: Công việc
nặng nhọc, vất vả; 3: Công việc ồn ào, khói
bụi; 4: Công việc ô nhiễm

Môi
trường
làm việc


Moitruonglv

Môi trường làm việc ảnh hưởng đến thu nhập
của lao động đã qua đào tạo. Với giá trị 1: Môi
trường sạch sẽ, thoáng mát; 2: Môi trường yên
tĩnh; 3: Môi trường ồn ào; 4: Môi trường khói
bụi, ô nhiễm; 5: Môi trường nắng, nóng

Kiểm định phương trình hồi quy với giả thuyết:
H0: Các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
Cơ sở để kiểm định: Kiểm định với độ tin cậy 90%, 95% và 99%, tương ứng
với mức ý nghĩa = 10%, = 5% và = 1%.
Bác bỏ giả thiết H0 khi: P – value <
Bác bỏ giả thiết H0 có nghĩa là các biến độc lập (giới tính, số năm kinh
nghiệm, trình độ chuyên môn, sự phù hợp của ngành nghề, vị trí công việc, thể
lực, khả năng ngoại ngữ, đặc điểm công việc và môi trường làm việc) có ảnh
hưởng đến biến phụ thuộc (thu nhập của lao động đã qua đào tạo).
Chấp nhận giả thiết H0 khi: P – value
Chấp nhận giả thiết H0, có nghĩa là các biến độc lập không ảnh hưởng đến
biến phụ thuộc.
Mục tiêu 3: Dựa trên những phân tích, gợi ý những giải pháp nhằm nâng cao
thu nhập của lao động đã qua đào tạo tại thành phố Cần Thơ.
11


CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm

châu thổ vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh
169km, cách thành phố Cà Mau 178km, cách thành phố Rạch Giá 128km,
cách biển khoảng 100km theo đường sông Hậu.
Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38” – 105050’35” kinh độ Đông và
9055’08” – 10019’38” vĩ độ Bắc, trải dài trên 55km trên dọc bờ Tây sông Hậu.
Phía bắc giáp tỉnh An Giang, phía đông giáp tinh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh
Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang. Diện tích
nội thành là 53km2. Toàn thành phố có tổng diện tích tự nhiên là 1.408,95km2,
chiếm 3,49% diện tích toàn vùng và dân số vào khoảng 1.220.160người, mật
độ dân số tính đến 2012 là 866người/km2. Cần Thơ cũng là thành phố hiện đại
và lớn nhất của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông.
3.1.2 Điều kiên tự nhiên
Thành phố Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông
Mê Kông bồi đáp và được bồi lắng thường xuyên qua các nguồn nước có phù
sa của dòng sông Hậu. Địa chất được hình thành và bồi lắng trầm tích biển và
phù sa, trên bề mặt ở độ sâu 50m. Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng,
phù hợp cho sản xuất nông, ngư nghiệp, với độ cao trung bình khoảng 1- 2m
dốc từ đất giồng ven sông Hậu, và sông Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng
tức là từ phía đông bắc sang phía tây nam. Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ
còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu.
Ngoài ra do nằm cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh,
rạch khá chằng chịt. Vùng tứ giác Long Xuyên, thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ
trực tiếp hàng năm. Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ.
Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm
nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng
28oC, lượng mưa trung bình năm đạt 1600mm. Độ ẩm trung bình năm giao
động từ 82% - 87%.

12



3.1.3 Lịch sử
Năm 1739, vùng Cần Thơ được khai mở và chính thức có mặt trên dư
đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
là giai đoạn lịch sử có nhiều biến động dữ dội ở Nam Kỳ lục tỉnh.
Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc Hội
Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11, về việc chia và điều chỉnh
địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố
Cần Thơ trực thuộc trung ương. Ngày 2 tháng 1 năm 2004, Chính phủ Việt
Nam ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP thành lập các quận, huyện, và xã,
phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương. Ngày 24
tháng 6 năm 2009, chính phủ ban hành Quyết định số 889/QĐ-TTg, công nhận
thành phố Cần Thơ là đô thị là đô thị loại I trực thuộc trung ương.
3.1.4 Đơn vị hành chính
Bảng 3.1: Bảng đơn vị hành chính cấp quận, huyện tại thành phố Cần Thơ
Đơn vị hành chính cấp quận, huyện

Số đơn vị hành chính

Quận Ninh Kiều

13 phường và 71 khu vực

Quận Bình Thủy

8 phường và 45 khu vực

Quận Cái Răng


7 phường và 63 khu vực

Quận Ô Môn

7 phường và 83 khu vực

Quận Thốt Nốt

9 phường và 45 khu vực

Huyện Phong Điền

1 thị trấn,6 xã và 79 ấp

Huyện Cờ Đỏ

1 thị trấn,9 xã và 79 ấp

Huyện Thới Lai

1 thị trấn, 2 xã và 109 ấp

Huyện Vĩnh Thạnh

2 thị trấn, 9 xã và 70 ấp

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
Thành phố Cần Thơ tính đến năm 2012 được chia thành 9 đơn vị hành
chính gồm 5 quận và 4 huyện. Tổng số thị trấn, xã, phường là 85, trong đó có
5 thị trấn, 44 phường, 36 xã và 644 ấp, khu vực.

3.2 TÌNH HÌNH DÂN SỐ
3.2.1 Mật độ dân số
Tổng diện tích đất trên địa bàn thành phố Cần Thơ là 1.408,95km2, trong
đó thì diện tích đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp tính đến năm 2012 là
13


1.150,92km2, đất phi nông nghiệp là 256,08km2, và đất chưa sử dụng là
1,95km2.
350
311.15

300
250

298.23
255.81

252.189

200
163.259

150

133.279

0
-50


Quận Ninh
Kiều

1.667

1.008
Quận Ô Môn

Quận Bình
Thủy

Diện tích (Km2)

115.330

125.367

89.453
68.33

70.68

50
29.27
8.617

118.01

117.809


132.22

100

122.815

100.641

1.383

1.309
Quận Cái
Răng

125.26

Quận Thốt
Nốt

Dân số trung bình (Ngàn người)

0.387
Huyện Vĩnh
Thạnh

0.403

0.803

Huyện Cờ Đỏ Huyện Phong

Điền

0.480
Huyện Thới
Lai

Mật độ dân số (Ngàn người/Km2)

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
Hình 3.1: Hình mật độ dân số thành phố Cần thơ năm 2012
Mật độ dân số tại thành phố Cần Thơ không đồng đều, mật độ thấp nhất
là 387người/km2 và mật độ cao nhất là 8.617người/km2, quận Ninh Kiều có
mật độ dân số lớn nhất trong toàn thành phố 8.617người/km2 cao hơn rất nhiều
so với các quận huyện khác, vì nơi đây là trung tâm thành phố nên có dân số
đông đúc, nếu xét về tổng số dân thì quận Ninh Kiều có số dân tương đối lớn
hơn các quận huyện khác sấp sỉ 2 lần về tổng số dân, tuy nhiên về diện tích
quận Ninh Kiều lại là nhỏ nhất. Bên cạnh đó, các quận như: Ô Môn, Bình
Thủy, Cái Răng và Thốt Nốt lại có mật độ dân số sấp sỉ trên 1000người/km2.
Mật độ dân số khá đồng đều giữa các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền
và huyện Thới Lai có mật độ dân số thấp sấp sỉ 400người/km2, mặt khác do
nơi đây có diện tích lớn. Tóm lại, mật độ dân số trung bình của toàn thành phố
là khoảng 866người/km2, tuy nhiên dựa trên hình vẽ ta có thể thấy mật độ dân
số tại thành phố Cần Thơ không đồng đều giữa các quận và huyện. Mật độ dân
số tại các quận thuộc thành phố đông do nơi đây tập trung các khu công
nghiệp lớn, yêu cầu tay nghề thấp, do đó người dân tại các huyện di cư đến để
đi làm, mặt khác các khu trung tâm thuộc thành phố là nơi tập trung các
trường học, khu vui chơi giải trí, siêu thị,… tạo điều kiện cho việc kinh doanh,
mua bán, nên nơi đây tận dụng hết mọi diện tích mặt bằng để hoạt động kinh
doanh, dẫn đến tình trạng người dân đông đúc.


14


×