Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Hướng dẫn thực tập và viết báo cáo thực tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.39 KB, 9 trang )

HƯỚNG DẪN THỰC TẬP
VÀ VIẾT BÁO CÁOTỐT NGHIỆP
(Dành cho học sinh chuyên ngành Kế toán trình độ trung cấp)
1. Mục đích, yêu cầu và phạm vi thực tập tốt nghiệp
1.1. Mục đích:
 Thực tập là tập sự công việc kế toán, mà người học cần phải tiếp cận, nhằm
trang bị cho mình các kỹ năng, kỹ thuật về các phần hành của công tác kế toán
thực tế qua đó khẳng định được tay nghề của bản thân khi công tác tại các đơn
vị
 Giúp cho HS nhận thức đầy đủ vai trò, nhiệm vụ của một nhân viên kế toán,
nắm được quy trình công việc và bổ sung kiến thức thực tế cho phần kiến thức
cơ bản đã tiếp thu được từ bài giảng.
 Bước đầu tiếp cận thực tế các nội dung đã học ở chuyên ngành kế toán .Học
sinh thực tập, học hỏi và làm quen với chuyên môn được đào tạo để khi tốt
nghiệp có thể làm việc được ngay.
 Vận dung các kiến thức đã học để áp dụng vào một (hay một số) nội dung liên
quan đến công tác kế toán tại đơn vị thực tập. Học sinh thực tập nghiên cứu
trong thời gian thực tập 8 tuần và trình bày kết quả thực tập bằng một báo cáo.
1.2. Yêu cầu
1.2.1. Đối với học sinh:
 Hiểu về lý thuyết kế toán và kiến thức bổ trợ liên quan.
 Tìm hiểu thực tiễn về những nội dung đã học và những vấn đề có liên quan.
 Nhận xét và đánh giá về thực tiễn và lý thuyết. giải thích sự khác biệt giữa lý
thuyết và thực tiễn áp dụng tại doanh nghiệp trên cơ sở lý luận và điều kiện
thực tế của doanh nghiệp.
 Học sinh phải có tinh thần tích cực và chủ động gặp gỡ, trao đổi với giáo viên
hướng dẫn trong quá trình thực tập, nghiên cứu và trình bày kết quả trong
chuyên đề tốt nghiệp.
1.2. Phạm vi thực tập tốt nghiệp:
Học sinh có thể thực tập tốt nghiệp về kế toán tại các loại hình đơn vị sau:
1


 Doanh nghiệp sản xuất
 Doanh nghiệp thương mại
 Doanh nghiệp dịch vụ
 Doanh nghiệp nhận thầu xây lắp
 Các hợp tác xã
2. Nội dung, quy trình thực tập viết chuyên đề tốt nghiệp
2.1. Nội dung thực tập
Khi thực tập tại đơn vị, học sinh cần tìm hiểu và thực hiện những công việc sau
đây:
2.1.1. Tìm hiểu về đơn vị thực tập.
Bao gồm:
 Lịch sử hình thành và hình thức sở hữu của doanh nghiệp
 Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp
 Quy trình công nghệ hiện có của doanh nghiệp (DNSX sản phẩm)
 Phương thức tổ chức kinh doanh (DN thương mại)
 Quy trình thi công (DN nhận thầu, xây lắp)
 Tổ chức bộ máy kế toán, hình thức sổ kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp
đang áp dụng
Lưu ý : Phương pháp kế toán hàng tồn kho
Phương pháp tính thuế GTGT
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ
Sử dụng phần mềm máy tính
2.1.2. Nghiên cứu tài liệu
Học sinh tiến hành thu thập tài liệu và nghiên cứu các nội dung sau:
 Nghiên cứu về lý thuyết để học hoặc thu thập thông qua các văn bản pháp lý,
sách giáo khoa, tạp chí, in ternet...
 Tìm hiểu thực trạng về phương pháp thực hiện hay giải quyết vấn đề của đơn vị,
thông qua tài liệu thu thập.
2.1.3. Tiếp cận công việc thực tế
2

Sau khi đã có hiểu biết nhất định về quy trình, phương pháp thực hiện tại đơn vị
thực hiện tại đơn vị thực tập thông qua việc nghiên cứu tài liệu, tiếp cận thực tế sẽ
giúp học sinh hiểu được và trực tiếp làm quen với quy trình và những nội dung
công việc thực tế, giúp học sinh làm quen dần với kĩ năng nghề nghiệp, làm sáng
tỏ và có thể giải thích những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu tài liệu và
thực tập tại đơn vị.
2.1.4. Lựa chọn đề tài và viết báo cáo
Kết thúc quá trình thực tập, học sinh sẽ viết báo cáo thực tập để đánh giá kiến thức
và kỹ năng học sinh thu thập được qua quá trình thực tập. Báo cáo thực tập là sản
phẩm khoa học của học sinh sau quá trình thực tập dưới sự hướng dẫn và giám sát
của giáo viên hướng dẫn.
Đề tài học sinh lựa chọn và viết cho báo cáo thực tập có thể liên quan đến một hay
1 số nội dung gắn liền với công việc thực tế tại đơn như sau:
1- Kế toán vốn bằng tiền
2- Kế toán nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ
3- Kế toán tài sản cố định
4- Kế toán thanh toán
5- Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
6- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
7- Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả
8- Kế toán các khoản đầu tư
9- Lập báo cáo tài chính
10- Kế toán thuế & báo cáo thuế
Trong chuyên đề, học sinh sẽ trình bày tổng quan về đơn vị thực tập, những vấn đề
thực tế tại đơn vị thực tập từ đó đưa ra các nhận xét của mình. Học sinh có thể đưa
ra các đề xuất của mình dưới góc độ khả năng nhận định và suy nghĩ độc lập của
học sinh dựa trên nền tảng kiến thức đã học.
Học sinh sau khi hoàn thành cần có xác nhận và nhận xét của đơn vị thực tập về
quá trình làm việc tìm hiểu của học sinh, tính xác thực của những vấn đề đã nêu
3

trong đề tài cũng như những đánh giá từ phía đơn vị đối với các nhận xét, đề xuất
nêu ra trong chuyên đề. Trong những trường hợp đặc biệt khác, tùy theo nội dung
của đề tài, giáo viên hướng dẫn sẽ chịu trách nhiệm về tính xác thực của học
sinhdo học sinh thực hiện.
2.2. Quy trình viết học sinh tốt nghiệp
 Bước 1: Lựa chọn đề tài: học sinh được tự chọn đề tài và nên chọn lĩnh vưc
mà mình am tường nhất, nhưng phải được sự đồng ý của giáo viên hướng .
 Bước 2: Viết đề cương khoảng 02 trang và viết trên 01 mặt giấy (không viết 2
mặt). Bước này cần hoàn thành trong khoảng 2-3 tuần đầu tiên của đợt thực
tập để gởi cho giáo viên hướng dẫn góp ý và duyệt đề cương (gửi trực tiếp
hoặc gửi qua địa chỉ e-mail của giáo viên). Đề cương chi tiết được phê duyệt
sẽ đóng kèm ở sau học sinhtốt nghiệp.
 Bước 3: Viết bản thảo của chuyên đề. Nếu cần có sự góp ý và được sự đồng ý
của giáo viên, trước khi hết hạn thực tập ít nhất 20 ngày, bản thảo phải hoàn
tất để gởi và kịp nhận lại bản đã được giáo viên góp ý.
 Bước 4: Viết, in bản chuyên đề, gửi đơn vị thực tập để nhận xét, đóng dấu và
nộp bán hoàn chỉnh cho giáo viên hướng dẫn.
3. Hướng dẫn kết cấu và hình thức trình bày 1 báo cáo thực tập
3.1. Hướng dẫn kết cấu của học sinh tốt nghiệp
Kết cấu của báo cáo thực tập bao gồm các phần sau:
 Trang bìa (theo mẫu)
 Trang “Nhận xét của giáo viên”
 Trang “Nhận xét của đơn vị thực tập”
 Trang “Lời cảm ơn”
 Trang “Các từ viết tắt sử dụng”
 Trang “Danh sách các bảng sử dụng”
 Trang “Danh sách các đồ thị, sơ đồ...”
 Trang “Mục lục”
 Trang “Lời mở đầu”. Nội dung bao gồm:
4

+ Nói lên tầm quan trọng của công tác kế toán, trong quản lý sản xuất, kinh
doanh
+ Nói lên tầm quan trọng của đề tài thực tập mà HS lựa chọn
+ Đồng thời nêu được lý do lựa chọn đề tài (Kế toán……doanh nghiệp)
+ Phạm vi của đề tài
+ Nội dung đề tài :
Chương 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1.1 Lịch sử hình thành của doanh nghiệp
+ Tóm lược quá trình hình thành và phát triển
+ Chức năng và lĩnh vực hoạt động
+ Tổ chức sản xuất kinh doanh
+ Tổ chức quản lý của đơn vị
+ Chiến lược, phương hướng phát triển của đơn vị trong tương lai.
+ Các nội dung khác... (tùy theo lĩnh vực của đề tài)
1. 2. Trình bày tổng quát tình hình kế toán của doanh nghiệp
- Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức công tác kế toán
- Hình thức tổ chức bộ máy kế toán (minh hoạ bằng sơ đồ)
- Hình thức sổ kế toán (Phần mềm kế toán trên máy tính)
- Có thể trình bày theo các phần hành của bài học
- Có thể trình bày theo phần hành kế toán thể của doanh nghiệp
Trong các phần này phải nêu được các vấn đề như: khái niệm, ý nghĩa, nội
dung Chứng từ liên quan, luân chuyển chứng từ, Tài khoản sử dụng, trình tự ghi sổ
kế toán
(Nội dung chương này không quá 20 trang)
Chương 2: THỰC THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ ĐÃ CHỌN TẠI ĐƠN
VỊ THỰC TẬP ( theo đề theo đề tài )
Đây là nội dung chính của HS tự lựa chọn, đăng ký đề tài và đề cương chi
tiết đã được duyệt.
5

×