Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Luận văn: Tìm hiểu lợi thế so sánh của cà phê Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.45 KB, 28 trang )

Chuyên đề ngoại thương
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
2.1 Mục tiêu chung 4
2.1 Mục tiêu cụ thể 4
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
3.1 Phương pháp thu thập số liệu 4
3.2 Phương pháp phân tích số liệu 4
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5
4.1 Phạm vi về không gian 5
4.1 Phạm vi về thời gian 5
4.1 Phạm vi về nội dung 5
PHẦN NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
1.1KHÁI NIỆM 6
1.2PHÂN LOẠI 6
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀ LỢI THẾ SO SÁNH
CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2007- QUÍ I 2013 8
2.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI
ĐOẠN 2007 – QUÍ I 2013 8
2.1.1 Khái quát chung về cây cà phê ở Việt Nam 8
2.1.2 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2007 – Quí I 2013 9
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 1 SVTH: Bí Nguyễn Hồng Quân
Chuyên đề ngoại thương
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI THẾ SO SÁNH
CHO CÀ PHÊ VIỆT NAM 16
3.1 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU 16


3.2 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 16
3.3 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NÔNG DÂN 17
KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
PHỤ LỤC 1: Bảng 5: Số liệu tính toán chỉ số RCA mặt hàng cà phê Việt Nam,
Brazil và Colombia (Giai đoạn 2007-2012)
PHỤ LỤC 2: Tiêu chuẩn TCVN 4193:2005
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 2 SVTH: Bí Nguyễn Hồng Quân
Chuyên đề ngoại thương
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Dân coi ăn như trời” đó là kinh nghiệm đúc kết của ông bà ta từ ngàn xưa.
Nó cho thấy tầm quan trọng cũng sự cần thiết của nông nghiệp trong cuộc sống con
người. Tuy thời gian trôi qua, vị trí của ngành nông nghiệp không còn như trước nữa
nhưng nó vẫn đóng 1 vai trò không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay và mai sau
nữa. Sản xuất nông nghiệp hiện nay không giống như trước - sản xuất tất cả các sản
phẩm cần cho nhu cầu cuộc sống - mà thực hiện chuyên canh sản xuất những ngành
mà các quốc gia có lợi thế và trao đổi với các nước để đổi lấy sản phẩm mà mình
không có lợi thế sản xuất. Các quốc gia trên thế giới có lợi thế khác nhau về các mặt
hàng khác nhau. Riêng Việt Nam, thế mạnh của chúng ta là các măt hàng nông sản
như tiêu, điều, cà phê, thủy sản,… Trong đó cà phê là một trong các mặ hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam. Hiện nay, nước ta là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất
trên thế giới. Đây là mặt hàng có lợi thế so sánh cao, ổn định của Việt Nam trong
suốt một thời gian dài. Điều đó được chứng tỏ qua sản lượng xuất khẩu và giá trị thu
về trong quá khứ kể cả khi có những biến động của thị trường thế giới cũng như sự
cạnh tranh gay gắt của sản phẩm cà phê đến từ các đối thủ mạnh như Brazil,
Colombia,…
Vấn đề là chúng ta cần xác định lợi thế so sánh của mặt hàng này như thế
nào để dự đoán sự thay đổi của nó trong tương lai nhằm có giải pháp duy trì và phát
triển ngành cà phê Việt Nam nói chung. Góp phần vào giúp tăng lợi ích cho người

dân. Vì vậy tôi chọn đề tài “Tìm hiểu lợi thế so sánh của cà phê Việt Nam” để
nghiên cứu
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 3 SVTH: Bí Nguyễn Hồng Quân
Chuyên đề ngoại thương
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu lợi thế so sánh và tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam, qua đó
hiểu được các yếu tố tạo nên lợi thế xuất khẩu của mặt hàng cà phê và thấy được
mối quan hệ của lợi thế so sánh và tình hình xuất khẩu của cà phê Việt Nam từ đó có
biện pháp thích hợp nhằm cải thiện và nâng cao khả năng xuất khẩu cho mặt hàng cà
phê. Đồng thời giúp cho các nhà doanh nghiệp cũng như nông dân có hướng cải tiến
sản xuất.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu tình hình xuất nhập khẩu và biến động của lợi thế so sánh của cà
phê của Việt Nam trong những năm gần đây.
Mối quan hệ của lợi thế so sánh tới xuất khẩu, các yếu tố ảnh hưởng tạo nên
lợi thế so sánh của mặt hàng cà phê Việt Nam.
Đưa ra biện pháp để tăng cường lợi thế so sánh cho mặt hàng cà phê Việt
Nam.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Tài liệu được thu thập bằng cách tổng hợp trên cổng thông tin điện tử của
hiệp hội cà phê Việt Nam, Tổng cục thống kê, FAO, Tổng cục hải quan Việt Nam,
Hiệp hộ cà phê thế giới ICO,…
3.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp so sánh
+ Phương pháp số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ
phân tích và chỉ tiêu cơ sở hay chỉ tiêu năm này và năm kia.
+ Phương pháp số tương đối: Là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ

phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh
lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 4 SVTH: Bí Nguyễn Hồng Quân
Chuyên đề ngoại thương
Phương pháp suy luận, biện luận
Với từng mục tiêu cụ thể khác nhau, sử dụng các phương pháp khác nhau để
phân tích:
Nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu và chỉ số so sánh của cà
phê Việt Nam thông qua việc thu thập, thống kê số liệu về số lượng và giá trị của
xuất khẩu ở Việt Nam, tổng hợp để mô tả, đưa ra nhận xét, từ đó thấy được mối
quan hệ của lợi thế so sánh và xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Phân tích và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới lợi thế so sánh của cà
phê xuất khẩu Việt Nam. Qua đó có thể dự đoán những biến động của thị trường ảnh
hưởng như thế nào tới xuất khẩu cà phê Việt Nam, giúp phát huy những lợi thế và
hạn chế những bất lợi do các biến động này gây ra.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Phạm vi về không gian: Lợi thế so sánh và tình hình xuất nhập khẩu cà
phê của Việt Nam
4.2 Phạm vi về thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2007 – Quí I năm 2013
4.3 Phạm vi về nội dung: Lợi thế so sánh và các nhân tố tác động tới lợi thế
so sánh, mối quan hệ của lợi thế so sánh với xuất khẩu.
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 5 SVTH: Bí Nguyễn Hồng Quân
Chuyên đề ngoại thương
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 KHÁI NIỆM
Lợi thế so sánh được xem xét từ nhiều khí cạnh như chi phí tương đối, chi
phí cơ hội, hoặc được xem xét từ sự đồi dào cũng như sẵn có của các tài nguyên và
nguồn lao động. Mặt khác, ngày nay lợi thế so sánh của các quốc gia còn được xem

xét dựa trên những khác biệt của các quốc gia về trình độ khoa học công nghệ và
quy mô thị trường của từng quốc gia. Nhằm do lường lợi thế sở so sánh của quốc gia
ở các mặt hàng khác nhau. Năm 1965 Balassa đã công bố công thức tính tỷ lệ so
sánh trông thấy (Revealed Comparative Advantage – viết tắt là RCA). Chỉ số này
được tính toán dựa trên tỷ trọng của một mặt hàng trong kim ngạch xuất khẩu của
một nước so với tỷ trọng của của mặt hàng đó trong kim ngạch xuất khẩu của thế
giới trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm.
Công thức cụ thể: RCAij=(xij/Xi) / (xwj/Xw).
Trong đó : RCAij là chỉ số đánh giá lợi thế so sánh hàng hóa j của quốc gia i.
xij là kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa j của nước i.
Xi là tổng kim ngạch xuất khẩu của nước i.
xwj là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa j của thế giới.
Xw là tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới.
1.2 PHÂN LOẠI
Chỉ số này được sử dụng rộng rãi để đo lường lợi thế so sánh của một mặt
hàng cụ thể của một quốc gia trong một khoảng thời gian. Chỉ số RCA này là một
con số dương và giá trị của chỉ số RCA này càng lớn chứng tỏ lợi thế so sánh của
quốc gia này càng cao. Và mặt hàng mà quốc gia có lợi thế xuất khẩu nhất là mặt
hàng có lợi thế so sánh cao nhất. Cụ thể:
+ Một mặt hàng được coi là có lợi thế so sánh khi có chỉ số RCA > 1
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 6 SVTH: Bí Nguyễn Hồng Quân
Chuyên đề ngoại thương
+ Hàng hóa được coi là có lợi thế so sánh rất cao nếu có chỉ số RCA > 2,6
1
+ Ngược lại các hàng hóa có chỉ số RCA < 1 thì bị coi là không có lợi thế so
sánh.
Công thức trên chỉ ra là lợi thế so sánh phụ thuộc vào 4 yếu tố là kim ngạch
xuất khẩu của hàng hóa j của nước i, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa i trên thế giới,
tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia và thế giới. Do đó để tăng lợi thế so sánh
của một mặt hàng của một quốc gia thì phải thay đổi các yếu tố trong 4 yếu trên, cụ

thể là phải làm tăng tương đối kim ngạch xuất khẩu hàng hóa i của quốc gia so với
thế giới. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu hiện nay, khi mà biên giới của các
quốc gia đang bị xóa nhòa, thị trường không ngừng được mở rộng đồng thời cũng là
cơ hội cho các quốc gia tăng nhanh lợi thế so sánh cho các mặt hàng của quốc gia
mình. Các mặt hàng của quốc gia có chất lượng tốt, tìm năng phát triển cao,quốc gia
có công nghệ kỹ thuật vượt trội, thương hiệu mạnh,… có thể nhanh chóng đáp ứng
nhu cầu của thị trường thì kim ngạch xuất khẩu tăng và lợi thế so sánh được cải
thiện.
1
Trương Khánh Vĩnh Xuyên, 2008, hướng dẫn học môn kinh tế quốc tế, Đại Học Cần Thơ, TP Cần Thơ
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 7 SVTH: Bí Nguyễn Hồng Quân
Chuyên đề ngoại thương
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀ LỢI THẾ SO SÁNH
CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2007- QUÍ I 2013
2.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI
ĐOẠN 2007 – QUÍ I 2013
2.1.1 Khái quát chung về cây cà phê ở Việt Nam
Cà phê là một thức uống phổ biến trên thế giới có xuất xứ từ các cao nguyên
của Etiopia, được du nhập vào Việt Nam trong những năm 1850 khi một người Pháp
theo đạo thiên chúa giáo đưa vào trồng ở Việt Nam. Đến năm 1888, thì đồn điền cà
phê đầu tiên được người Pháp thành lập. Từ đó, diện tích và sản lượng không ngừng
được nâng cao. Hiện nay, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên
thế giới (sau Brazil). Thâm chí trong năm 2012, Việt Nam đã lần đầu tiên vượt
Brazil thành nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Giá trị xuất khẩu năm 2012 đạt
hơn 1,7 triệu tấn đạt hơn 3,67 tỷ USD đóng góp hơn 2% vào GDP của đất nước.
Hiện nay, cà phê tại Việt Nam được trồng chủ yếu ở vùng cao nguyên miền
Trung (Tây Nguyên). Tận dụng nguồn đất đỏ bazan giàu dinh dưỡng và khí hậu
nhiệt đới ( nhiệt độ trung bình từ 27-35
0

C) giúp cây cà phê sinh trưởng và phát triển
tốt. Tại Việt Nam trồng chủ yếu 2 loại cà phê là cà phê vối (Robusta) và cà phê chè
(Arabica). Ngoài ra còn một số giống cà phê khác như cà phê mít (cheri), cà phê
Liberia,…. Trong đó cà phê vối có mùi thơm nồng, vị không chua, hàm lượng cafein
cao được người Việt Nam ưa chuộng nhưng quá đậm đặc so với người nước ngoài.
Cà phê chè (gồm 2 loại Moka và Catimor) có mùi thơm quyến rũ,vị nhẹ nên được
thị trường nước ngoài ưa chuộng. Trong đó hằng năm nước ta xuất khẩu khoảng 90-
95% là cà phê vối.
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 8 SVTH: Bí Nguyễn Hồng Quân
Chuyên đề ngoại thương
2.1.2 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2007 – Quí I 2013
Hiện tại Việt Nam xuất khẩu chủ yếu 2 loại cà phê chè và cà phê vối. Tuy
nhiên, mức độ chấp nhận của thì trường thế giới đối với 2 loại này có khác nhau.
Việc cà phê xuất khẩu của Việt Nam được tiêu thụ mạnh trên thế giới hay không sẻ
ảnh hưởng tới thu nhập của người trồng cà phê cũng như chuỗi thu mua, chế biến
tiêu thụ cà phê. Do đó việc đẩy mạnh tiêu thụ măt hàng này không có ý nghĩa về mặt
kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội. Ở Việt Nam 1 niên vụ cà phê được tính từ
tháng 10 cho tới tháng 9 năm sau. Tây Nguyên nơi sản xuất ra trên 80% cà phê xuất
khẩu của nước ta thì mùa thu hoạch thường kéo dài từ tháng 10 – tháng 1 năm sau.
Bảng 1: Sản lượng và giá tri xuất khẩu cà phê từ năm 2007 – Quí I 2013
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ hiệp hội cà phê Việt Nam và Tổng cục thống kê)
Dựa vào bảng ta thấy sản lượng cà phê xuât khẩu nhìn chung là có sự tăng
trưởng từ 1.329 nghìn tấn năm 2007 đã tăng lên 1.732 nghìn tấn năm 2013 và chỉ
trong quí I đã xuất khẩu được hơn 410 nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước đã giảm
4,5 % về sản lượng và 2% về giá trị. Theo ông Nguyễn Nam Hải – TGĐ Cty Cà Phê
Việt Nam cho rằng xuất khẩu giảm là do nắng hạn kéo dài dẫn đến hạt cà phê nhỏ
nên làm giảm sản lượng, mặt khác niên vụ 2012 – 2013 ta đã xuất khẩu được nhiều
trong 3 tháng đầu ( quí IV – 2013) đạt 850 nghìn tấn nên trong các tháng đầu năm
2013 sản lượng bị giảm một phần. Giá trị xuất khẩu củng tăng từ 1.911 triệu USD
năm 2007 đã tăng lên 3.672 triệu USD năm 2012. Tuy nhiên, nhìn theo từng năm thì

năm 2009 xuất khẩu cà phê của ta mặc dù có sự tăng thêm 11,5% về lượng lại giảm
18,1% về giá trị. Nguyên nhân là cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009 làm cho
nhu cầu cà phê trên thị trường thế giới giảm mạnh cộng thêm do các nhà đầu cơ
nước ngoài, họ đã tung tin giá cà phê sẻ tăng trong thời gian tới làm cho các doanh
nghiệp Việt Nam thu mua cà phê với giá cao sau đó tìm cách dìm giá cà phê xuống
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 9 SVTH: Bí Nguyễn Hồng Quân
2007 2008 2009 2010 2011 2012 Quí I - 2013
Sản lượng (nghìn
tấn)
1.329 1.060 1.184 1.218 1.257 1.732 410
Giá trị (triệu USD) 1.911 2.111 1.781 2.278 3.304 3.672 874
Chuyên đề ngoại thương
khiến các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ta phải bán tháo với giá thấp. Từ năm
2009 đến năm 2010 thì xuất khẩu cà phê có tín hiệu hồi phục nhẹ cụ thể: xuất khẩu
của ta tăng về 3% lượng lên 1.218 nghìn tấn và tăng về giá trị 29 %. Còn từ năm
2010, 2011, 2012 xuất khẩu cà phê của ta đi vào giai đoạn ổn định của chu kỳ giá cà
phê, tiếp tục tăng về lượng và cả về giá trị. Năm 2011, lần đầu tiên kim ngạch xuất
khẩu của ta tăng lên trên 3 tỷ USD. Nguyên nhân do sự hồi phục kinh tế thế giới kéo
theo sự phục hồi của giá cà phê và nhu cầu cà phê của thế giới. Cộng thêm sau
khủng hoảng các doanh nghiệp bắt đầu tìm kiếm thị trường mới và thâm nhập sâu
vào thị trường cũ Mỹ, EU,… để hạn chế các ảnh hưởng của khủng hoảng. Hiện nay,
Việt Nam đã xuất khẩu cà phê thô sang 78 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cà
phê của ta được nhiều thị trường tiếp nhận và đánh giá tốt. Trong đó tốp 10 thị
trường nhập khẩu cà phê hàng đầu của ta là: Đức, Mỹ, Italia, Tây Ban Nha,…
Bảng 2: Các thị trường xuất khẩu cà phê hàng đầu niên vụ 2011- 2012
STT Thị trường
Sản lượng
(nghìn tấn)
Giá trị
(triệu USD)

1 Đức 113 231,3
2 Mỹ 95 227,9
3 Italia 45 92,3
4 Tây Ban Nha 37 75,4
5 Indonesia 34 68,8
6 Nhật Bản 33 75,2
7 Bỉ 25 52,2
8 Angeria 21 40,6
9 Mexico 18 35,1
10 Vương quốc Anh 18 35,0
(Nguồn: Tổng cục thống kê và Hiệp hội cà phê Việt Nam)
Trong đó đáng chú ý là các thị trường mới như Indonesia có mức tăng
trưởng vượt bậc về nhập khẩu cà phê thô Việt Nam cả về khối lượng lẫn giá trị, tăng
750% về khối lượng và tăng 740% về giá trị so với niên vụ trước. Ngoài ra Angeria
cũng đang nổi lên như một thị trường đầy tiềm năng với sự bứt phá ngoạn mục từ vị
trí thứ 14 trong bảng xếp hạng của niên vụ trước lên hàng thứ 8 trong niên vụ năm
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 10 SVTH: Bí Nguyễn Hồng
Quân
Chuyên đề ngoại thương
trước (2011 – 2012). Mặt khác các thị trường cũ như Đức được các doanh nghiệp
khai thác tiếp nhờ vào sự ưa thích của người tiêu dùng nước này về sản phẩm cà phê
Việt Nam nên trong niên vụ 2011- 2012 xuất khẩu cà phê sang Đức đã tăng 53% cả
về sản lượng lẫn giá trị
2
.
Mặc dù ta là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới nhưng về giá xuất
khẩu ta còn thua nhiều nước như Brazil, Peru, Colombia, Nguyên nhân được cho
là do việc thiếu đầu tư cho kỹ thuật chăm sóc, giống cà phê, tỷ lệ cây cà phê sắp hết
độ tuổi thu hoạch cao, đặt biệt là thói quen thu hái, sơ chế bảo quản của người trồng
cà phê cũng như việc áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật của các doanh nghiệp. Ta lấy ví

dụ về giá bán sang thị trường lớn của ta là liên minh châu Âu - EU.
Bảng 3: Giá cà phê nhân xuất khẩu của một số quốc gia vào thị trường EU
(Đơn vị: EUR/ tấn)
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Braxin 1.663 1.717 1.759 1.934 1.802 2.320 3.560
Colombia 1.924 2.015 2.041 2.185 2.407 3.361 4.485
Honduras 1.96 1.943 1.951 2.074 2.104 2.64 4.262
Indonesia 896 1.126 1.45 1.596 1.302 1.364 1.877
Peru 1.831 1.879 1.942 2.2 2.238 3.135 4.176
Việt Nam 764 1.025 1.251 1.501 1.251 1.226 1.721
(Nguồn: ICO, luận văn tốt nghiệp của Trần Thị Mỹ Hằng
3
)
Hình 1: Giá cà phê nhân xuất khẩu của một số quốc gia vào thị trường EU
(Đơn vị: EUR/ tấn)
2
Theo Sao Mai, Top 10 thị trường nhập khẩu cà phê thô của Việt Nam, 26/03/2013, báo điện tử công thương.
3
Trần Thị Mỹ Hằng, 2012, Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang liên minh
châu Âu, Đại học Ngoại Thương, TP. Hồ Chí Minh
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 11 SVTH: Bí Nguyễn Hồng
Quân
Chuyên đề ngoại thương
(Nguồn: ICO, luận văn tốt nghiệp của Trần Thị Mỹ Hằng
4
)
Dựa vào hình ta thấy giá cà phê nhân xuất khẩu Việt Nam là rất thấp so với
các nước bạn. Tình trạng này tuy có được cải thiện gần đây giá xuất khẩu sang châu
Âu năm 2011 đã tăng 1,4 lần năm 2007 nhưng khoảng cách giữa giá xuất khẩt của ta
và đối thủ của ta Brazil lại bị nới rộng tù chỉ cao hơn 1,4 lần năm 2007 đã gia tăng

lên hơn 2 lần năm 2011, ngay đối với quốc gia láng giềng Indonesia thì giá của
chúng ta vẫn thấp hơn 156 EUR năm 2011. Cho nên nếu chúng ta tăng được giá
xuất khẩu lên thì nguồn ngoại tệ thu về cho quốc gia cũng như nguồn lợi cho người
dân và doanh nghiệp sẽ rất lớn.
Bảng 4: Giá cà phê xuất khẩu trung bình/tấn từ năm 2007 – Quí I 2013
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 QI-2013
Giá (USD) 1.350 2.240 1.465 1.462 2.134 2.200 2.100
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ trang web giacaphe.com)
Theo bảng trên ta thấy giá cà phê vối tăng từ 1.350 USD năm 2007 đã tăng
65,5% lên 2.240 USD năm 2008 điều này được nhận định là do cà phê đang trong
chu kỳ tăng giá của cà phê, mặt khác là do sự sụt giảm về sản lượng dưới tác động
4
Trần Thị Mỹ Hằng, 2012, Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang liên minh
châu Âu, Đại học Ngoại Thương, TP. Hồ Chí Minh
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 12 SVTH: Bí Nguyễn Hồng
Quân
Chuyên đề ngoại thương
của El Nino. Tuy nhiên trong năm 2009 giá cà phê lại giảm nghiêm trọng giảm
34,6% do đầu cơ, tin đồn
5
. Sau năm 2009 giá cà phê tăng dần nhờ sự hồi phục của
kinh tế thế giới và sự tăng cao trở lại của nhu cầu cà phê trên thế giới. Giá đã nhích
dần lên 2.134 USD năm lên 2.200 USD năm 2012. Trong quí I – 2013 tuy giá cà phê
giảm con 2100 USD xuất khẩu trung bình. Điều này được các chuyên gia nhận định
thứ nhất là do nhu cầu về cà phê hồi phục sau khủng hoảng, thứ hai là do sự tăng giá
theo chu kỳ sau thời kỳ giảm giá.
2.2 LỢI THẾ SO SÁNH CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM
2.2.1 Lợi thế so sánh của mặt hàng cà phê Việt Nam
Trong những năm vừa qua sản lượng cà phê xuất khẩu tăng liên tục qua các năm
đã làm cải thiện lợi thế so sánh của nước ta. Bên cạnh đó sự tăng lên về sản lượng

thì giá trị cũng được cải thiện liên tục qua các năm từ 2,278 triệu USD năm 2010 lên
3,304 triệu USD năm 2011 và đạt đỉnh điểm 3,672 triệu USD năm 2012.
Ta xem xét lợi thế so sánh biểu hiện của mặt hàng cà phê trong những năm gần
đây để xem xét sự thay đổi tiếp theo của lợi thế so sánh của mặt hàng cà phê xuất
khẩu Việt Nam. Dựa vào phần cơ sở lý luận ở dầu ta tiến hành thu thập và tính toán.
RCAij=(xij/Xi) / (xwj/Xw), ta có bảng sau:
Bảng 4: Chỉ số RCA của mặt hàng cà phê của một số nước giai đoạn 2007-2012
2007 2008 2009 2010 2011 2012
Việt Nam 42,3 34,7 28,5 28,1 25,8 26,3
Brazil 25,4 21,7 22,6 22,9 24,2 22,4
Colombia 61,7 53,9 36,9 32,6 38,7 18,5
(nguồn: tính toán của tác giả)
Từ bảng 4 ta có thể thấy lợi thế so sánh của Việt Nam rất cao, nhưng so với
lợi thế so sánh của 2 nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới là Brazil, Colombia
thì chỉ số RCA của Việt Nam thấp hơn của Colombia vì nước này trồng chủ yếu
5
Trong năm 2009 các nhà đầu cơ nước ngoài tung tin giá cà phê sẻ tăng trong thời gian tới làm cho các doanh
nghiệp trong nước thu mua cà phê với giá cao sao đó dìm giá xuống khiến các doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Nam phả bán tháo với giá thấp.
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 13 SVTH: Bí Nguyễn Hồng
Quân
Chuyên đề ngoại thương
giống cà phê Arabica giá trị cao còn Việt Nam thì ngược lại trồng chủ yếu giống cà
phê Robusta giá rẻ hơn nhiều so với Arabica. Chỉ số so sánh biểu hiện của giảm năm
2007 chứng tỏ hả năng xuất khẩu của cà phê Việt Nam đã giảm kể từ khi gia nhập
WTO, Chỉ số RCA của ta mới tăng lên gần đây và lên vị trí dẫn đầu năm 2012 trong
3 nước. Nguyên nhân là do giá cà phê Arabica gần đây giảm còn ngược lại Robusta
đạt được sự tăng giá. Khoảng cách giữa giá của 2 loại này có lúc chỉ còn là 42
cent/pound
6

. Điều này cho thấy khả năng gia tăng lợi thế so sánh của cà phê Việt
Nam trước sự biến động của thị trường thế giới. Việc tăng lợi thế so sánh của Việt
Nam làm cho khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thì trường thế giới được gia
tăng giúp tăng thu nhập cho đất nước, góp phần cải thiện đời sống người dân vùng
cao, biên giới.
Năm 2007 lợi thế so sánh biểu hiện của mặt hàng cà phê Việt Nam là rất
cao 42, 3. Tuy nhiên đến năm 2008 thì còn 34,7 và cuộc khủng hoảng kinh tế năm
2009 làm sụt giảm nghiêm trọng giá trị xuất khẩu của cà phê Việt Nam khiến cho
chỉ số RCA của cà phê xuất khẩu Việt Nam bị suy giảm xuống còn 28,5. Chỉ số lợi
thế so sánh của mặt hàng cà phê xuất khẩu Việt Nam giảm sau khi gia nhập WTO
(năm 2007) điều này chứng tỏ cà phê Việt Nam đang trong giai đoạn định vị lại lợi
thế của mình sau khi gia nhập WTO Đồng thời một số yếu tố tự nhiên như lao động
giá rẻ, đất đai màu mở, thời tiết,… đang mất dần đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên
cứu cho các yếu tố phi tự nhiên như giống, thâm canh, chế biến, đàm phán, kinh
doanh,… Năm 2010 chỉ số RCA vẫn chưa thế hồi phục nằm ở con số 28,1 tiếp tục
năm 2011 giảm còn 25,8 và năm 2012 tăng lên 26,3 Tuy nhiên, chúng ta có thể
nhìn thấy từ Bảng 4 là lợi thế so sánh của ta đều lớn hơn 2,6, điều này phần nào nói
lên cà phê Việt Nam là một sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao.
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới lợi thế so sánh của cà phê xuất khẩu Việt
Nam
6
Nguyễn Quang Bình, Giải mã hiện tượng cà phê giảm giá, báo điện tử giacaphe.com, đăng ngày 8/6/2013
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 14 SVTH: Bí Nguyễn Hồng
Quân
Chuyên đề ngoại thương
Ngay từ khi chưa gia nhập WTO, Đảng và Nhà nước đã xác định cà phê là
một trong những mặt hàng chủ lực, có lợi thế so sánh cao của Việt Nam, là một
trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có khả năng cạnh tranh khi gia nhập WTO.
Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu và nhu cầu cà phê còn lớn. Do đó Việt Nam cần đẩy
mạnh sản xuất mặt hàng này và cố gắng duy trì lợi thế so sánh cao. Tuy nhiên lợi thế

so sánh cũng có thể bị các điều kiện sản xuất và cung cầu trên thế giới tác động.
Dưa vào công thức tính chỉ số lợi thế so sánh RCAij=(xij/Xi) / (xwj/Xw), ta
nhân thấy muốn tăng lợi thế sao sánh có thể làm giảm thương số xwj/Xw. Nhưng
đây là biện pháp không bền vững vì thương mại tòa cầu và xuất khẩu cà phê toàn
cầu không phải do một quốc gia quyết định nên sự thay đổi này phải đi theo xu
hướng cung của thế giới là thương mại toàn cầu gia tăng. Mặt khác thương mại toàn
cầu gia tăng đồng nghĩa với việc tăng lên giá trị xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia
nên cả giá trị Xi cũng khó có thể làm cho giá trị của nó nhỏ lại để làm lớn tử số
(xij/Xi). Chỉ có cách là làm tăng giá trị của xij trong tử số, chính là nâng cao giá trị
thu về của cà phê xuất khẩu Việt Nam. Có 2 biện pháp chính làm tăng lên giá trị
xuất khẩu cà phê Việt Nam là làm tăng về sản lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu.
Trong thực tế, muốn tăng lợi thế so sánh của mặt hàng cà phê Việt Nam
phụ thuộc nhiều vào việc nghiên cứu thị trường, phân tích và thu thập thông tin trên
thị trường cũng như khả năng tham gia vào các sàn giao dịch cà phê trên thế giới sao
cho mang lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp.
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 15 SVTH: Bí Nguyễn Hồng
Quân
Chuyên đề ngoại thương
a.Thứ nhất về mặt giá trị:
Hiện tại mặt hàng cà phê Việt Nam tham gia vào hai sàn giao dịch hàng hóa
là Luân Đôn và Niu-y-óoc. Đây là 2 sàn giao dịch phát triển mạnh các nghiệp vụ
đầu cơ, mua khống, bán khống so với các giao dịch hàng thật. Những nghiệp vụ phát
sinh là những nghiệp vụ mà doanh nghiệp Việt Nam chưa thật thành thạo, có thể
phát sinh rủi ro nên khả năng sử dụng chúng không cao. Đội ngũ kinh doanh Việt
Nam đặc biệt là những chuyên gia về giao dịch cà phê trên các sàn giao dịch trên thế
giới còn thiếu và yếu về kinh nghiệm. Ngày 11/12/2008 sàn giao dich cà phê đầu
tiên của Việt Nam đã được thành lập ở Tp. Buôn Ma Thuột. Những chưa kết nối
trực tiếp với các sàn giao dịch trên thế giới mà phải qua các nhà mô giới trung gian.
Do đó mức độ tham gia với của các nhà kinh doanh nước ngoài chưa nhiều. Vì vậy
việc xử lý thông tin như tiến hành các nghiệp vụ mua bán chưa tiến hành kịp thời

theo nhu cầu của khách hàng thế giới. Đây là kẻ hở cho các đối thủ khác lợi dụng.
Thứ hai là chất lượng cà phê xuất khẩu của ta còn thấp. Nguyên nhân là do
việc thu hái quả xanh của người dân còn khá phổ biến, số lượng cà phê chưa qua chế
biến đạt chuẩn 1 và 2 vẫn còn thấp so với tổng số. Thực tế cho thấy nếu không qua
chế biến thì cà phê không đạt chuẩn TCVN 4193-2005 vì vượt qua 150 lỗi/ 300g.
Tính liên kết trong cơ cấu ngành thiếu chặc chẽ, mối liên kết giữa thu mua
và xuất khẩu chưa được đảm bảo, năng lực quản lý xuất khẩu còn yếu. Nhiều doanh
nghiệp chỉ tiến hành thu mua khi đã ký được hợp đồng xuất khẩu cho nên không thể
chủ động về giá và thời gian với khách hàng. Rộng hơn trong tổng quan ngành thì
các doanh nghiệp chưa tận dụng được sự hỗ trợ từ các cơ quan, hiệp hội cũng như
kết nối với người nông dân và cơ sơ cung ứng. Người nông dân thì luôn lo lắng vấn
đề về đầu ra, sản xuất nhỏ lẻ, thiếu thông tin thị trường. Đây là do hoạt động liên kết
theo chiều dọc của ngành cà phê còn khá lỏng lẻo giữa Nhà nước, doanh nghiệp và
nông dân.
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 16 SVTH: Bí Nguyễn Hồng
Quân
Chuyên đề ngoại thương
Cơ quan kiểm tra giám định ở Việt Nam vẫn chưa được chú trọng. Cà phê
hiện nay vẫn xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, phân loại theo tiêu chuẩn cũ 4193:1993
không phù hợp với tiêu chuẩn phân loại mới trên thế giới. Mặc dù hiện nay ta đã có
tiêu chuẩn mới TCVN 4193:2005 nhưng vẫn chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm
kiểm tra khiến cho tỷ lệ cà phê Việt Nam thải loại cao nhất thế giới. Hiện nay Việt
Nam đã có nhiều công ty kiểm tra và giám định chất lượng nhưng việc giám định
vẫn rất đơn giản, khâu nếm thử chỉ được thực hiện khi có yêu cầu trong khi trên thế
giới là bắt buộc. Cho nên dù đã được kiểm định ở Việt Nam nhưng không đạt được
lòng tin của nhà nhập khẩu nước ngoài nên thường phải giám định lại tại nước nhập
khẩu.
Lợi thế so sánh sẻ được tăng cao khi thị trường được mở rộng (tức gia tăng
xuất khẩu hay gia tăng xij). Ngày nay, khi nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào
thị trường thế giới thì đây chính là lợi thế để gia tăng lợi thế so sánh của Việt Nam

(mặt hàng cà phê nói riêng và các mặt hàng khác nói chung) mà các cơ quan nhà
nước, trực tiếp là các doanh nghiệp có thể tận dụng. Gia tăng cả về số lẫn chất lượng
cho cà phê xuất khẩu, góp phần thu ngoại tệ về cho đất nước,phát triển kinh tế, nâng
cao chất lượng sống cho người dân.
b. Thứ hai về mặt giá trị
Thực hiện trẻ hóa cây cà phê, vì hầu hết diện tích cầ phê của ta được trồng
cấy đây 20-25 năm. Theo ông Nguyễn Văn Hòa – Cục trồng trọt, Bộ Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn thì hiện nay ( đến tháng 03/2013) diện tích cà phê già cỗi
đã lên đến 100.000 ha, tổng diện tích cần phải thay thế trong những năm tới vào
khoảng 140.000-160.000 ha. Việc trẻ hóa kèm theo sự tăng năng suất và sức chống
chịu cho cây cà phê. Kèm theo sự tăng dần diện tích tròng cầy phê Arabica nhằm đa
dạng mặt hàng cà phê xuất khẩu và tăng giá trị.
Cải tiến phương thức thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê tránh thất
thoát trong khâu thu hoạch, chế biến và bảo quản. Theo sở công thương Đắc Lắc thì
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 17 SVTH: Bí Nguyễn Hồng
Quân
Chuyên đề ngoại thương
tình hình tổn thất sau thu hoạch còn khá cao chiếm khoảng 14-15% sản lượng, tính
ra mỗi năm riêng tỉnh Đắc Lắc thiệt hại gần 2000 tỷ đồng
7
.
Đầu tư cho hệ thống thủy lợi và kỹ thuật chăm sóc cây cà phê. Những năm
vừa qua cho thấy kỹ thuật chăm sóc và thủy lợi ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Hạn
hạn một số năm vừa qua ở Tây Nguyên đã ảnh hưởng tới năng suất nghiêm trọng.
Hạn hán trong thời kỳ cây cà phê tạo chất hưu cơ hình thành quả đã làm cho hạt cây
cà phê nhỏ, một số vùng nghiêm trọng hơ quả cà phê bị úng không cho hạt được.
Ngoài ra thói quen tạo tán dày, chừa nhiều cành cấp 3, cấp 4 (cành mang quả) dẫn
dến sâu bệnh và giảm năng suất cây cà phê.
7
Quang Ngọc, Giảm thất thoát sau thu hoạch cà phê, báo điện tử nông nghiệp, />te/537470/lo-cay-ca%CC%80-phe-gia%CC%80-co%CC%83i.html, truy cập ngày 08/06/2013

GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 18 SVTH: Bí Nguyễn Hồng
Quân
Chuyên đề ngoại thương
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI THẾ SO SÁNH
CHO CÀ PHÊ VIỆT NAM
3.1 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU
Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng từ khâu thu mua cho tới container
xuất khẩu. Áp dụng TCVN 4193:2005 để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế cho cà phê
xuất khẩu. Vì hiện nay TCVN 4193:2005 chỉ mang tính hướng dẫn, chưa có tình
pháp lý mạnh mẻ nên chưa được các doanh nghiệp áp dụng nhiều. Mà chủ yếu dựa
trên thỏa thuận giữa doanh nghiệp và đối tác về hạt đen, hạt vở, tạp chất.
Định hướng nghiên cứu đầu tư chế biến cà phê, hạn chế xuất khẩu ở dạng
thô. Mặc dù ta là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới nhưng 90% là dưới
dạng thô. Chưa có nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng trế thế giới, trong khi hầu hết
các thường hiệu lớn trên thế giới như starbucks, coffee bean,….đều sử dụng nguyên
liệu của ta để chế biến.
Xây dựng hệ thống kho bãi, sân phơi, chế biến sau thu hoạch hạn chế tới
mức thấp nhất thất thoát sau thu hoạch, có khả năng dự trữ, bảo quản cà phê sau thu
hoạch lâu dài. Tránh bị hư hỏng, tăng giá trị hạt cà phê, giảm thiểu sự bị động trước
sự ảnh hưởng của thị trường khi giá cả xuống thấp.
3.2 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NÔNG DÂN
Thay đổi thói quen canh tác từ sử dụng giống sạch bệnh, có chứng nhận
của các cơ quan cho tới kỹ thật chăm sóc, chủ yếu dựa theo kinh nghiệp trước đây.
Không vì chạy theo số lượng mà bón nhiều phân hóa học và tưới nhiều như trước.
Điều này không những làm cho cây cà phê bị già cỏi mà còn làm tăng khả năng
nhiễm sâu bệnh và giảm chất lượng cà phê hạt.
Do sợ bị mất trộm nên người dân thường thu hải một lượt cả quả đen và
quả chín. Do vây người dân thường đợi tới cuối mùa thu hoạch để tăng lượng quả
chín. Điều nay gây bất lợi cho chế biến, thói quen trữ cà phê ngay sau khi thu hoạch
chưa qua phơi sấy hoặc phơi với diện tích nhỏ mật độ dày làm cho cà phê dễ bị niễm

GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 19 SVTH: Bí Nguyễn Hồng
Quân
Chuyên đề ngoại thương
nấm mốc và nhiều hạt đen làm giảm chất lượng và giá trị cà phê. Do đó người dân
cần xây dựng kho bãi để trữ cà phê cũng như có sân phơi hoặc đưa đến nơi sấy.
Không thu hoạch cà phê xanh,….
Xây dựng các tổ nhóm sản xuất nhằm tăng sự cấu kết cộng đông và tăng
diện tích sản xuất. Bởi quy mô sản xuất hộ gia đình hiện nay còn nhỏ lẻ (với trên
85% là sản xuất với diện tích 2 ha) làm giảm hiệu quả đầu tư và ứng dụng tiến bộ
khoa học đông bộ,…dẫn đến chất lượng cà phê giảm. Ngoài ra việc sản xuất không
tập trung còn gây khó khăn cho việc tuyên truyền kiến thức chuyÊn môn, chương
trình xúc tiến thương mại.
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 20 SVTH: Bí Nguyễn Hồng
Quân
Chuyên đề ngoại thương
PHẦN KẾT LUẬN
Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa diễn ra hết sức mạnh mẽ. Biên giới của
các quốc gia dần bị xóa mờ, con người và hàng hóa giữa các nước có thể dễ dàng
luân chuyển giữa các quốc gia. Nền kinh tế thị trường là một “bài trắc nghiệm” cho
tất cả các hàng hóa chỉ có những hàng hóa ưu việt đáp ứng tốt nhu cầu của người
tiêu dùng thì mới có thể tồn tại. Đối với các hàng hóa Việt Nam đây vừa là cơ hội
vừa là thách thức không chỉ dành cho các doanh nghiệp mà còn cho cả quốc gia. Các
doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ của mình sao cho
phục vụ tốt nhất cho thị trường. Đồng thời doanh nghiệp phải biết nắm bắt cơ hội
chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Tạo chỗ đứng cho mình đồng thời gây dựng thương
hiệu cho quốc gia. Chúng ta cần biết phát huy lợi thế so sánh của bản thân song song
với việc khắc phục những nhược điểm khi gia nhập thị trường thế giới.
Việt Nam là quốc gia được thiên nhiên ưu đãi có tài nguyên khoáng sản
phong phú, sinh vật đa dạng, con người Việt Nam giàu tri thức, cần cù, ham học hỏi,
sáng tạo,… là lợi thế cho sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu của thị trường thế giới.

Cho nên nhiều mặt hàng của Việt Nam có lợi thế so sánh cao được thế giới ưa
chuộng. Trong đó nổi bật là mặt hàng cà phê, lúa gạo, tiêu, thủy sản,… Đặc biệt là
cây cà phê, tuy không có nguồn gốc bản địa nhưng lại thích nghi cao với khí hậu và
thổ nhưỡng của Việt Nam và trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
trong thời gian qua.
Lợi thế so sánh của mặt hàng cà phê Việt Nam từ năm 2007 đến nay tuy có
giảm thể nhưng nhìn chung luôn đứng ở mức cao thể hiện cà phê Việt Nam là mặt
hàng có lợi thế so sánh cao có khả năng canh tranh với các đối thủ trên thế giới.
Trong nhưng năm gần đây lợi thế so sánh của ta tiếp tục được cải thiện lên làm gia
tăng khả năng xuất khẩu của mặt hàng cà phê Việt Nam. Trong tương lai lợi thế so
sánh của cà phê Việt Nam còn có nhiều thay đổi dưới sự ảnh hưởng của cuộc cải
tiến trong nông nghiệp, của các đối thủ trên thế giới cộng với biến đổi khí hậu làm
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 21 SVTH: Bí Nguyễn Hồng
Quân
Chuyên đề ngoại thương
cho khả năng sản xuất, xuất khẩu của ta sẻ thay đổi . Chúng ta sẻ còn gặp nhiều khó
khăn, thách thức. Tuy nhiên việc cần làm là phải biết giữ gìn những lợi thế mà ta có
được đồng thời biết hạn chế những khuyết điểm để năng cao lợi thế so sánh, giúp
tiếp tục duy trì và gia tăng lợi thế so sánh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế
giới.
Cà phê của Việt Nam đã từ lâu có được ưa chuộng trên thị trường thế giới,
lại được thiên nhiên ưu đãi cho vùng Tây Nguyên có khí hậu, đất đai màu mỡ phù
hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Mặt khác Việt Nam có nguồn
lao động dồi dào có trình độ không ngừng được cải thiện. Cho nên rất phù hợp phát
triển cây cà phê. Về giao thông, biển đông là con đường giao thương rộng lớn làm
con đường đi ra nước ngoài cho cây cà phê thuận lợi và nhanh chóng. Bên cạnh
những thuận lợi đó ta thấy còn những hạn chế như trình độ canh tác, diện tích canh
tác còn manh mún, khâu thu hái và chế biến còn chưa hoàn thiện, khâu tiêu thụ còn
gặp khó khăn,… Do vậy trong tương lai để không ngừng nâng cao lợi thế so sánh
cho mặt hàng cà phê Việt Nam là một quá trình đòi hỏi sự phấn đấu lâu dài của

nhiều ngành nhiều nhà và của cả cộng đồng. Đưa cà phê Việt Nam không ngừng
vươn xa, bay cao trên thị trường thế giới.
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 22 SVTH: Bí Nguyễn Hồng
Quân
Chuyên đề ngoại thương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Balassa, B. (1965), Trade Liberalisation and Revealed Comparative Advantage,
The Manchester School, 33, 99-123.
2. Cục xúc tiến thương mại, Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Tây Nguyên - Phần
1, cổng thông tin điên tử Cục Xúc Tiến Thương Mại,
/>kien-tu-nhien-vung-kinh-te-tay-nguyen phan- 1 .html , truy cập ngày 28/05/2013
3. Cục xúc tiến thương mại, Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Tây Nguyên - Phần
2, cổng thông tin điên tử Cục Xúc Tiến Thương Mại,
/>kien-tu-nhien-vung-kinh-te-tay-nguyen phan-2.html, truy cập ngày 28/05/2013
4. Đức Chính, 1 kg cà phê Việt chưa bằng một tách cà phê Tây, Cà Phê Trung
Nguyên,
5.
phe-tay, truy cập ngày 08/06/2013
6. DVT, Cà phê đang trong chu kỳ tăng giá, báo điện tử giacaphe.com
truy cập ngày
29/05
7. Đoàn Triệu Nhạn, Phân tích, đánh giá lợi thế so sánh, năng lực cạnh tranh của
mặt hàng cà phê Việt Nam, báo điện tử tạp chí kinh tế Việt Nam,
/>option=com_content&view=article&id=6021:phan-tich-danh-gia-loi-the-so-sanh-
nang-luc-canh-tranh-cua-mat-hang-ca-phe-viet-nam&catid=86:kinh-nghiem-quan-
ly&Itemid=198, truy cập ngày 08/06/2013
8. Highlands coffee, Cà phê ở Việt Nam, cổng thông tin điện highlandscoffee
truy cập
ngày 28/05/2013
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 23 SVTH: Bí Nguyễn Hồng

Quân
Chuyên đề ngoại thương
9. HVP, Kỹ Thuật Trồng Cà Phê, Cổng thông tin điện tử Công ty CP DV KT
NN Hồ Chí Minh,
truy cập ngày
03/06/2013
10.ICO, 2008, Rule on Statistics – Statistical report, WP-Council 180/08, London
11.ICO, 2012, Statistics on coffee – Exporting countries, WP-Council 180/08,
London
12. ICO, Historical data, Cổng thông tin điện tử International Coffee Ogranization,
truy cập ngày 08/06/2013
13. ICO, Những hạn chế của ngành cà phê Việt Nam hiện nay, Cổng thông tin điện
tử International Coffee Ogranization,
truy cập ngày 08/06/2013
14. Khánh Ngọc, Tiêu chuẩn mới cho cà phê xuất khẩu, báo điện tử ViêtBáo.vn,
truy
cập ngày 28/05/2013
15. Lvcdongnoi, Đề tài nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam, trang
web luanvan.co,
/>nam-18718/, truy cập ngày 08/06/2013
16. Nhóm tác giả Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Vài nét về mặt hàng cà phê và lợi
thế so sánh trong sản xuất và xuất khẩu cà phê, website của Tài Nguyên Giáo Dục
Mở Việt Nam,
17.
xuat-khau-ca-phe-trong-nen-kinh-te-quoc-dan.html, truy cập ngày 28/05/2013
18.Nguyễn Phú Son, 2001, Kinh Tế Quốc Tế, NXB Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh.
19. Nguyễn Quang Bình, Giải mã hiện tượng cà phê rớt giá, báo điện tử
giacaphe.com,
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 24 SVTH: Bí Nguyễn Hồng
Quân

Chuyên đề ngoại thương
truy cập ngày
08/06/2013
20. Nguyễn Thường Lạng, 2008, Đề tài đánh giá lợi thế so sánh mặt hàng cà phê
Việt Nam và những vấn đề đặt ra, ĐH Kinh Tế Quốc Dân, TP. Hà Nội.
21. Sao Mai, Top 10 thị trường nhập khẩu cà phê thô Việt Nam niên vụ 2011 –
2012, báo điện tử baocongthuong.com
/>nhap-khau-ca-phe-tho-viet-nam-nien-vu-2011-2012.htm#.Ubx7kflM8pY, truy cập
ngày 28/05/2013
22. Tập đoàn Thái Hòa, TCVN 4193: bước ngoặc cho cà phê Việt Nam, Trang
thông tin điện tử tập đoàn Thái Hòa />option=com_content&view=article&id=413%3Atcvn-419-buoc-ngoat-cho-ca-phe-
viet-nam&catid=105%3Abinh-luan&Itemid=482&lang=, truy cập ngày 08/05/2013
23. Thùy Linh, Đầu tư chiều sâu cho cây cà phê, cổng thông tin điện tử bộ Công
Thương,
/>sau-cho-cay-ca-phe.htm#.Ubx-QvlM8pY, truy cập ngày 28/05/2013
24. Thienduongcafe, Các loại cà phê ở Việt Nam, trang web coffeetour.com,
truy cập
ngày 28/05/2013
25.Tổng cục thống kê, 2011, Giá trị xuất nhập khẩu, NXB Thống Kê, TP. Hồ Chí
Minh
26.Thái Bá Dũng, Lo cây cà phê già cỗi, báo điện tử Tuổi Trẻ online,
/>%83i.html, truy cập ngày 28/06/2012.
27.Trần Thị Mỹ Hằng, 2012, Năng lực cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam
xuất khẩu sang liên minh châu Âu, Đại Học Ngoại Thương, TP. Hồ Chí Minh.
GVHD: Huỳnh Thị Kim Uyên 25 SVTH: Bí Nguyễn Hồng
Quân

×