Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Bình luận khoa học về tài phán thương mại trong quá trình VN hội nhập KTQT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 42 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NHỮ THỊ DUNG
ĐỀ TÀI:
BÌNH LUẬN KHOA HỌC VỀ
TÀI PHÁN THƯƠNG MẠI TRONG
QUÁ TRÌNH VIỆT NAM HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
GVHD: Ths, GV Luật NGUYỄN VĂN HUYÊN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
Mục lục
Lời mở đầu 4
I. Tính cấp thiết của đề tài 4
II. Mục đích nghiên cứu đề tài 4
III. Phương pháp nghiên cứu 4
IV. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5
V. Nội dung 5
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI 6
I. Thương lượng 6
II. Hòa giải 6
III. Trọng tài thương mại 6
IV. Tòa án 7
CHƯƠNG II.GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG
TÀI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 8
I. Khái quát về trọng tài thương mại 8
1. Khái niệm trọng tài thương mại 8
2. Đặc điểm của trọng tài thương mại 8
3. Một số ưu điểm và hạn chế của trọng tài thương mại 9
4. Các hình thức tổ chức trọng tài 10


II. Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài theo pháp
luật hiện hành 12
1. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài 12
2. Thẩm quyền của trọng tài thương mại 12
3. Trình tự giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài 13
CHƯƠNG III.THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG
TÀI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 16
I. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam 16
1. Vài nét về Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam 16
2. Quy chế giải quyết tranh chấp ở Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
21
II. Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại ở Trung tâm trọng tài
quốc tế Việt Nam 26
1 Các tranh chấp thương mại kiện tới trung tâm trọng tài quốc tế Việt
Nam 26
2. Đương sự trong tranh chấp 27
3 Thực trạng giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt
Nam. 28
4. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động giải quyết tranh chấp ở
Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam 29
III. Mối quan hệ giữa cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng
tài và toà án 34
1. Hoạt động hỗ trợ của toà án đối với trọng tài 34
2. Hoạt động giám sát của toà án đối với trọng tài 35
CHƯƠNG IV.MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 38
I. Một số bất cập trong việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng
tài thương mại 38
II. Đề xuất giải pháp 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Trang 4/42
Lời mở đầu
I. Tính cấp thiết của đề
tài
Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập các tổ chức Thương mại quốc tế, quan hệ
thương mại quốc tế ngày càng mở rộng, khả năng phát sinh tranh chấp càng lớn,
không chỉ các dịch vụ pháp lý mà cả Nhà nước c
ũ
ng phải bước vào những vấn đề
pháp lý không quen thuộc. Việc giải quyết tốt những tranh chấp phát sinh là một trong
những yếu tố thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và hội nhập, góp phần xây dựng
môi trường kinh doanh an toàn, bình đẳng, tạo tâm lý tốt cho các nhà kinh doanh
và đầu tư.
Pháp luật Việt Nam nói chung cũng như pháp luật thương mại Việt Nam nói
riêng đ
ã quy đ
ịnh nhiều hình thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hòa giải,
tòa án hay trọng tài. Với những quy định của pháp luật hiện hành đ
ã
góp phần giải
quyết các tranh chấp trong quan hệ thương mại một cách nhanh chóng, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh
tế và xu thế hội nhập quốc tế như vậy, tranh chấp cũng ngày càng nhiều với tính chất
và mức độ ngày càng phức tạp. Trước tình hình
đó, vi
ệc lựa chọn phương thức nào để
giải quyết tranh chấp có tầm quan trọng đặc biệt bởi nó có thể quyết định mức độ thiệt
hại của doanh nghiệp một khi thương vụ bị đổ bể.
Hiện nay, không có phương thức giải quyết tranh chấp nào chiếm vị thế tuyệt
đối cả. Tuy nhiên, căn cứ vào những ưu điểm vượt trội của trọng tài thì ph

ương th
ức
này đang được các doanh nghiệp lựa chọn, đặc biệt là đối với các tranh chấp có yếu tố
nước ngoài. Từ thực tiễn trên, tôi đ
ã
chọn đề tài: tài “Bình luận khoa học về tài phán
thương mại trong quá trình Việt Nam hội nhập Kinh tế Quốc Tế” làm đề tài cho tiểu
luận của mình.
II. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài hướng tới mục đích là làm sáng tỏ các quy định của pháp luật hiện hành
về phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh - thương mại mà chủ yếu là bằng
trọng tài, nêu lên thực trạng, bất cập của pháp luật, từ đó đưa ra một số kiến nghị để
hoàn thiện hơn pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài.
III. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở vận dụng các quan điểm của Đảng và
Nhà nước về kinh tế và pháp luật kết hợp với phương pháp duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin. Ngoài ra, tiểu luận còn sử dụng phương pháp
tổng hợp, đối chiếu, so sánh phương pháp hệ thống gắn với quá trình nghiên cứu thực
tiễn về trọng tài.
Trang 5/42
IV. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết
các tranh chấp bằng trọng tài cụ thể được quy định trong Pháp lệnh trọng tài thương
mại 2003 và Luật trọng tài thương mại 2010 (LTTTM 2010) (có hiệu lực từ ngày
01/01/2011).
V. Nội dung
Phần mở đầu.
Phần nội dung.
Chương 1: Khái quát về các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại.
Chương 2: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại ở VN.

Chương 3: Thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại ở VN.
Chương 4: Một số bất cập trong việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng
Trọng tài và đề xuất giải pháp.
Phần kết luận.
Nhữ Thị Dung – MSSV: 1210010195
Lớp: XNK16D
Trang 6/42
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
I. Thương lượng
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên
tranh chấp cùng nhau bàn bạc, dàn xếp để tháo gỡ những bất đồng phát sinh nhằm loại
bỏ tranh chấp mà không cần có sự giúp hay phán quyết của bên thứ ba.
Thương lượng được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên
tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết những bất đồng phát sinh mà
không cần có sự hiện diện của bên thứ ba, quá trình thương lượng không chịu sự ràng
buộc của các nguyên tắc pháp lý, việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ
thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào
bảo đảm việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình th
ương lư
ợng.
Quá trình th
ương lư
ợng để giải quyết tranh chấp thương mại có thể được thực
hiện bằng nhiều cách thức: thương lượng trực tiếp, gián tiếp hoặc kết hợp cả hai. Việc
lựa chọn cách thức thương lượng nào phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của các bên.
II. Hòa giải
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba
làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải
pháp nhằm loại trừ tranh chấp đ

ã phát sinh.
Phương thức hòa giải khác thương lượng ở chỗ có sự tham gia của nhân tố
trung gian. Người trung gian này không có vai trò quyết định trong việc giải quyết
tranh chấp mà chỉ là người hỗ trợ, giúp đỡ cho các bên trong việc tìm ra giải pháp tốt
nhất để giải quyết tranh chấp, còn việc giải quyết tranh chấp vẫn là do các bên quyết
định. Hòa giải c
ũng không ch
ịu sự chi phối của bất kỳ một thủ tục tố tụng pháp lý nào
mà do các bên tranh chấp tự quyết định. Kết quả của quá trình hòa giải thành c
ũng ch

là sự thỏa thuận của các bên có tranh chấp và việc thực hiện thỏa thuận này c
ũng hoàn
toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên mà không có bất kỳ một quyết định pháp
lý nào.
III. Trọng tài thương mại
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất tài phán phi chính
phủ do các đương sự thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp thương mại. Trọng
tài chính là bên trung gian thứ ba được các bên tranh chấp chọn ra để giúp các bên giải
quyết những xung đột, bất đồng giữa họ trên cơ sở đảm bảo quyền tự định đoạt của các
bên. Cũng giống như thương lượng và hòa giải, phương thức trọng tài bắt nguồn từ sự
thỏa thuận của các bên trên cơ sử tự nguyện. Để đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết
các bên phải có thoả thuận trọng tài. Sau khi xem xét sự việc, trọng tài có thể đưa ra
phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên. Nhằm khuyến khích các bên
sử dụng Trọng tài trong giải quyết các tranh chấp thương mại và các tranh chấp khác,
nhà nước đã ban hành một đạo luật mới về trọng tài thương mại - Luật Trọng tài thương
Tài phán thương mại trong quá trình VN hội nhập KTQT
Trang 7/42
mại 2010 để thay thế Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 trên cơ sở kế thừa những
chế định tiến bộ, phù hợp kết hợp với những quy định mới, hoàn chỉnh hơn.

Trọng tài thương mại tồn tại dưới 2 hình thức: trọng tài vụ việc (ad-hoc) và
trọng tài thường trực.
IV. Tòa án
Tòa án là ph
ương th
ức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh
quyền lực Nhà nước, được tiến hành theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ. Bản án hoặc
phán quyết của Tòa án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được
đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước.
Ở nước ta, tranh chấp thương mại chủ yếu thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa kinh tế. Tố tụng giải quyết tranh chấp thuộc tố tụng dân sự. Tố tụng dân sự hiện
hành được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự đ
ã
đư
ợc Quốc hội thông qua ngày
15/06/2004 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2005.
Nhữ Thị Dung – MSSV: 1210010195
Lớp: XNK16D
Trang 8/42
CHƯƠNG II. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
I. Khái quát về trọng tài thương mại
1. Khái niệm trọng tài thương mại
Theo cuốn “Từ điển kinh tế thị trường từ A đến Z”: “Trọng tài là một cách giải
quyết bất đồng trong quan hệ công nghiệp mà không cần đưa ra pháp luật hay đ
ình
công”.
Theo Hội đồng trọng tài Mỹ (AAA): “Trọng tài là cách thức giải quyết tranh
chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một số người khách quan xem xét giải
quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải

thi hành”.
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại (TTTM) 2010 quy định:
“Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và
được tiến hành theo quy định của Luật này”.
Mặc dù có khá nhiều định ngh
ĩa khác nhau v
ề trọng tài, song nhìn chung hiện
nay Trọng tài thương mại được nhìn nhận dưới hai góc độ:
Thứ nhất, trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt
động thương mại, được thực hiện bởi Hội đồng trọng tài hoặc một trọng tài viên duy
nhất với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết tranh chấp bằng việc đưa ra một
phán quyết trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên tranh chấp và có hiệu lực bắt buộc đối
với các bên.
Thứ hai, trọng tài là một cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt
động thương mại, được thành lập tự nguyện bởi các trọng tài viên để giải quyết tranh
chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại theo yêu cầu của các bên tranh
chấp.
2. Đặc điểm của trọng tài thương mại
Với tư cách là một hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động
thương mại, trọng tài có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên
thứ ba - một trọng tài viên duy nhất hoặc Hội đồng trọng tài.
Thứ hai, trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua một thủ tục tố
tụng chặt chẽ.
Thứ ba, kết quả của việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài là phán quyết do
trọng tài tuyên đối với các đương sự của vụ tranh chấp.
Tài phán thương mại trong quá trình VN hội nhập KTQT
Trang 9/42
Với tư cách là một cơ quan giải quyết tranh chấp, trọng tài có những đặc điểm
sau:

Một là, trọng tài là tổ chức xã hội - nghề nghiệp do các trọng tài viên tự thành lập
nên để giải quyết tranh chấp phát sinh trong l
ĩnh v
ực kinh doanh, thương mại.
Hai là, quyền lực của trọng tài không tự nhiên mà có mà xuất phát từ sự thỏa
thuận của các chủ thể tranh chấp đối với trọng tài.
Ba là, phán quyết của trọng tài vừa là sự kết hợp giữa ý chí, sự thỏa thuận của
các bên, vừa mang tính tài phán của cơ quan có thẩm quyền xét xử. Tuy nhiên, do
trọng tài không phải là cơ quan xét xử của Nhà nước như tòa án nên phán quyết trọng
tài không mang tính quyền lực Nhà nước.
Như vậy, với tư cách là một cơ quan tài phán, trọng tài tồn tại độc lập, song
song với tòa án và có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp khi được các bên đương sự
lựa chọn.
3. Một số ưu điểm và hạn chế của trọng tài thương mại
Thứ nhất, so với tòa án, trọng tài có những ưu điểm nổi bật như: Giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài đảm bảo tối đa quyền tự do thỏa thuận của các bên; đảm bảo
được bí mật kinh doanh của các bên nhờ nguyên tắc "xét xử kín"; quyết định trọng tài
có giá trị chung thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị trong khi bản án, quyết định
của tòa án có thể phải trải qua nhiều thủ tục xem xét khác nhau, điều này giúp tiết
kiệm chi phí về thời gian c
ũng như ti
ền bạc cho các bên tranh chấp; quyết định trọng
tài được thi hành ngay, đáp ứng yêu cầu khôi phục nhanh những tổn thất về hàng hóa,
tiền bạc của các nhà kinh doanh. Ngoài ra, trọng tài còn có rất nhiều ưu điểm khác
như: tính chuyên môn cao; thủ tục giải quyết tranh chấp đơn giản đáp ứng yêu cầu
giải quyết tranh chấp nhanh chóng của các đương sự.
Thứ hai, trọng tài có những ưu điểm vượt trội mà thương lượng, hòa giải không
có, như: Trọng tài luôn có hẳn một khung pháp luật điều chỉnh, trong đó Pháp lệnh
trọng tài thương mại 2003 được coi là trung tâm, và trong thời gian tới sẽ có thêm Luật
TTTM 2010 điều chỉnh; trọng tài lại được sự đảm bảo, hỗ trợ về mặt pháp lý của tòa

án, trong khi đó hoạt động thương lượng, hòa giải ở nước ta hiện nay hoàn toàn mang
tính tự phát, theo truyền thống
Mặc dù có những ưu điểm vượt trội so với các phương thức giải quyết tranh chấp
khác nhưng phương thức trọng tài vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định, đó là:
So với tòa án, quyết định trọng tài có giá trị chung thẩm không bị kháng cáo,
kháng nghị nên các bên khó có cơ hội phát hiện và khắc phục những sai sót trong quá
trình giải quyết tranh chấp như ở tòa án; do việc giải quyết tại trọng tài đã có sự xuất
hiện của bên thứ ba nên việc giữ bí mật của vụ tranh chấp không thể bằng thương
lượng; chi phí để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là khá cao, điều này c
ũng l
à m
ột
hạn chế lớn vì không phải chủ thể nào c
ũng có th
ể đáp ứng được
Nhữ Thị Dung – MSSV: 1210010195
Lớp: XNK16D
Trang 10/42
Tóm lại, giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài tuy có một số hạn chế,
song với những ưu điểm nổi trội của nó, có thể khẳng định đây là phương thức giải
quyết đơn giản, gọn nhẹ, linh hoạt, hiệu quả rất phù hợp với nền kinh tế thị trường
hiện nay, đáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu giải quyết tranh chấp của các doanh
nghiệp.
4. Các hình thức tổ chức trọng tài
a. Trọng tài vụ việc (trọng tài ad - hoc)
Trọng tài ad - hoc là thể loại trọng tài được các bên thành lập ra chỉ để giải
quyết một vụ tranh chấp cụ thể, sau khi vụ tranh chấp đ
ã đư
ợc giải quyết xong thì
trọng tài ad - hoc tự giải thể. Do đó, trọng tài ad - hoc còn

đư
ợc gọi là trọng tài vụ
việc, trọng tài đặc biệt, trọng tài đặc nhiệm
Hình thức trọng tài này có đặc điểm là không có trụ sở cố định như trọng tài
thường trực, không lệ thuộc vào bất kỳ quy tắc xét xử nào. Trong các vụ tranh chấp sử
dụng trọng tài ad - hoc, thì các bên thường thống nhất có một trọng tài viên.
Trọng tài ad - hoc có một số đặc điểm sau:
- Quyền lựa chọn trọng tài viên của các bên đương sự hoặc của người thứ ba
không bị giới hạn vào một danh sách có sẵn như ở hình thức trọng tài thường trực.
- Các bên đương sự có toàn quyền trong việc xác lập quy chế tố tụng: về tổ
chức hội đồng trọng tài, quá trình tố tụng Ngh
ĩa là các bên tranh ch
ấp có thể tự định
đoạt các cách thiết lập hội đồng trọng tài và thủ tục giải quyết thích ứng với tính chất
từng vụ tranh chấp. Đương sự không bị ràng buộc bởi các quy định pháp lý về tố tụng
chừng nào đảm bảo được nguyên tắc xét xử khách quan trong trường hợp của họ. Đặc
điểm này giúp chúng ta phân biệt trọng tài ad - hoc với trọng tài thường trực.
Như vậy, tính chất tố tụng của trọng tài ad - hoc khá đơn giản, thời gian tiến
hành tố tụng có thể nhanh chóng và ít tốn kém. Tuy nhiên, trên thực tế, trọng tài ad -
hoc chỉ thích hợp với những tranh chấp nhỏ giữa các bên đương sự có am hiểu về luật
pháp và có kinh nghiệm tranh tụng. Trọng tài ad - hoc phụ thuộc rất nhiều vào thiện
chí và sự hợp tác của các bên. Nếu các bên không thực tình muốn giải quyết vụ tranh
chấp để đi tới một giải pháp tối ưu th
ì tr
ọng tài ad - hoc sẽ rất khó làm việc. Bởi lẽ,
trọng tài ad - hoc không có quy tắc tố tụng riêng.
b. Trọng tài thương trực
Trọng tài thường trực là trọng tài có tổ chức được thành lập để hoạt động một
cách thường xuyên, có trụ sở, điều lệ và có quy tắc xét xử riêng. Trọng tài thường trực
giống trọng tài ad - hoc ở khả năng lựa chọn trọng tài viên nhưng lại có hạn chế hơn là

chỉ được lựa chọn trong số các trọng tài viên của trung tâm trọng tài - mà số lượng các
trọng tài viên trong danh sách này thường rất hạn chế.
Tài phán thương mại trong quá trình VN hội nhập KTQT
Trang 11/42
Ban trọng tài có thể là một trọng tài viên duy nhất được chọn trong số trọng tài
viên của trung tâm trọng tài hoặc có thể là ba trọng tài (mỗi bên chọn ra một trọng tài
viên và hai người này sẽ chọn một trọng tài thứ ba làm chủ tịch hội đồng trọng tài).
Trọng tài thường trực có quy tắc tố tụng được quy định chặt chẽ, được công bố
công khai. Các bên đương sự buộc phải tuân theo các quy chế xét xử của từng trung
tâm trọng tài, bất luận là những quy định phức tạp và bất hợp lý nh
ư th
ế nào. Tuy
nhiên, trên thực tế, điều này rất hãn hữu. Bởi các trung tâm trọng tài muốn tồn tại, bên
cạnh chất lượng trọng tài viên thì quy chế tố tụng của từng trung tâm trọng tài phải rất
linh hoạt, có khả năng đáp ứng đòi hỏi các nhà kinh doanh trong giải quyết tranh
chấp, có như vậy mới thu hút được được khách hàng. Lợi thế lớn nhất của trọng tài
thường trực là có sẵn các bộ quy tắc tố tụng trọng tài. Các bên đương sự chỉ cần thoả
thuận áp dụng các bộ quy tắc này là đủ, không cần mất công tạo lập ra các bộ quy tắc
mới. Điều này rất thuận lợi cho các nhà doanh nghiệp. Nếu họ không muốn có điều gì
bất lợi cho mình thì họ chọn trọng tài thường trực với bộ quy tắc có sẵn.
Các tổ chức trọng tài thường trực đều độc lập và không có quan hệ gì với nhau
trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế, không phụ thuộc vào nhau về đều bình
đẳng trước sự lựa chọn của các bên tranh chấp. Việc lựa chọn tổ chức trọng tài c
ũng
như trọng tài viên hoàn toàn phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên tranh chấp.
Trọng tài thường trực thường được thành lập tại các tổ chức, các hiệp hội, các
phòng th
ương m
ại và công nghiệp ở các nước. Trong vòng 20 n
ăm qua đã di

ễn ra một
"phong trào" thành lập các tổ chức trọng tài quốc tế. Khó có thể lập được một cách đầy
đủ các tổ chức trọng tài trên thế giới nhưng ít nhất c
ũng có kho
ảng hơn 100 tổ chức
trọng tài quốc tế. Tiêu biểu như: trọng tài La - Hay thành lập năm 1907, toà trọng tài
quốc tế của phòng th
ương m
ại quốc tế Paris (ICC) thành lập năm 1919, toà trọng tài
quốc tế London (LCIA) thành lập năm 1899, Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ (AAA) thành
lập năm 1928. Trung tâm trọng tài kinh tế Trung Quốc (CIETAC) thành lập năm 1954,
Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông (HKIAC) thành lập năm 1985
Toà án trọng tài quốc tế ICA của phòng th
ương m
ại quốc tế ICC là trọng tài
được biết đến nhiều nhất. ICA được thành lập năm 1923 tại Paris với mục đích ban
đầu là trợ giúp các nước Châu Âu là giảm tối đa có thể các tranh chấp kinh tế thương
mại để mau chóng ổn định kinh tế phục vụ công cuộc hàn gắn sau chiến tranh thế giới
lần thứ nhất. Hiện nay, ICA là trọng tài chuyên trách chuyên giải quyết các tranh chấp
thương mại phát sinh trong hợp đồng giữa các pháp nhân, thể nhân có quốc tịch khác
nhau. ICA luôn đứng đầu thế giới về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bởi vì
ICA có thể giải quyết các tranh chấp trực tiếp bằng hầu hết các thứ tiếng trên thế giới
nên tranh chấp được giải quyết nhanh chóng kịp thời và giảm chi phí cho các bên tranh
tụng.
Trung tâm quốc tế giải quyết tranh chấp về đầu tư ICSID là tổ chức do ngân
hàng tái thiết và phát triển quốc tế thành lập 1966 tại Washington trên cơ sở công ước
về giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và pháp nhân, thể nhân nước khác. Cũng như
Nhữ Thị Dung – MSSV: 1210010195
Lớp: XNK16D
Trang 12/42

ICC, ICSID được xem là một trong những cơ quan trọng tài quốc tế ưa dùng nhất hiện
nay trên thế giới. Mặc dù ICSID chủ yếu giải quyết tranh chấp thuộc l
ĩnh v
ực đầu tư
quốc tế song trên thực tế, ICSID thực hiện hai nhiệm vụ. Một là giải quyết tranh chấp
kinh tế thương mại phát sinh trong hợp đồng đầu tư quốc tế. Hai là đẩy mạnh đầu tư
quốc tế giữa các nước, các vùng, khu vực và thế giới.
Tóm lại, trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực là hai hình thức trọng tài
được sử dụng phổ biến trên thế giới. Mỗi hình thức đều có những ưu điểm và hạn chế
riêng bắt nguồn từ chính bản chất của nó. Tùy từng vụ việc cụ thể, các bên tranh chấp
sẽ quyết định hình thức trọng tài nào là phù hợp hơn để giải quyết tranh chấp cho
mình.
II. Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài theo
pháp luật hiện hành
1. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
Theo quy định tại Điều 4 Luật TTTM 2010 (có hiệu lực từ 01/01/2011) có 5
nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài, cụ thể:
Thứ nhất, trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận
đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
Thứ hai, trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định
của pháp luật.
Thứ ba, Các bên tranh chấp đều bình
đ
ẳng về quyền và ngh
ĩa v
ụ. Hội đồng
trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và ngh
ĩa v
ụ của mình.
Thứ tư, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai,

trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Thứ năm, phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Tất cả những nguyên tắc giải quyết tranh chấp mà Luật TTTM 2010 đặt ra đều
nhằm mục đích giúp các bên tranh chấp có thể giải quyết tranh chấp một cách nhanh
chóng, chính xác và hiệu quả đảm bảo tốt nhất nhu cầu về một cơ chế giải quyết tối ưu
cho các doanh nghiệp.
2. Thẩm quyền của trọng tài thương mại
Về nguyên tắc, tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu trước hoặc sau khi
xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài. Tuy nhiên, không phải mọi tranh
chấp có thỏa thuận trọng tài đều thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài.
Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương
mại. Ngh
ĩa
là, một tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền của trọng tài thương mại khi có đủ
hai điều kiện:
Tài phán thương mại trong quá trình VN hội nhập KTQT
Trang 13/42
a. Giữa các bên tranh chấp phải có thỏa thuận trọng tài và thỏa
thuận trọng tài có hiệu lực
Khoản 1 Điều 16 Luật TTTM 2010 quy định: " Thỏa thuận trọng tài có thể được
xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa
thuận riêng ".
Kho
ản 2 Điều 16 của Luật này cũng có quy định: "
Tho
ả thuận trọng tài phải
đư
ợc xác lập d
ưới dạng văn bản
". Ngoài ra, m

ột số h
ình thức thỏa thuận khác cũng
đư

c coi là xác l
ập dưới dạng văn bản như: telegram, fax, telex, thư điện tử; thỏa thuận
thông qua trao đ
ổi thông tin bằng văn bản giữa các bên; thỏa thuận được luật sư, công
ch
ứng vi
ên ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu, các văn bản thể hiện thỏa thuận
tr
ọng t
ài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty ; và một số hình thức thỏa thuận
khác mà pháp lu
ật cho phép.
b. Tranh chấp được gửi đến trọng tài thương mại phải là tranh
chấp phát sinh trong hoạt động thương mại
Các tranh ch
ấp phát sinh trong hoạt động
thương m
ại được quy định tại khoản 3
Đi
ều 2 của Pháp lệnh trọng t
ài thương mại
2003, c
ụ thể: "Hoạt động th
ương mại là việc
th
ực hiện một hay nhiều hanh vi th

ương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua
bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ; phân phối; đại
di
ện, đại lý thương mại, ký gửi; thuê, cho
thuê, thuê mua; xây d
ựng; tư vấn; kỹ thuật; li
-xăng; đ
ầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm;
thăm d
ò, khai thác; v
ận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển,
đư
ờng sắt, đường bộ và các hành
vi thương m
ại khác theo quy định của pháp luật".
3. Trình tự giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
a. Nộp đơn và thụ lý đ
ơn
Kho
ản 1 Điều 30
Lu
ật
TTTM 2010 có quy đ
ịnh: "
Trư
ờng
h
ợp giải quyết tranh
ch

ấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn
kh
ởi kiện gửi đến Trung tâm
tr
ọng t
ài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên
đơn ph
ải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn".
Đơn kiện phải chứa đựng các nội dung chủ yếu theo quy định tại khoản 2 Điều
30 c
ủa Luật này.
Nguyên đơn có th
ể sửa đổi, bổ sung, rút đ
ơn kiện trước khi Hội đồng xét xử ra
quy
ết định trọng tài. "
N
ếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của
Trung tâm tr
ọng tài không có quy định khác, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận
đư
ợc đ
ơn khởi
ki
ện, các t
ài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài,
Trung tâm tr
ọng t
ài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và
nh

ững tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này" (Điều 32
Lu
ật
TTTM
2010).
Nhữ Thị Dung – MSSV: 1210010195
Lớp: XNK16D
Trang 14/42
V
ề nguyên tắc, tố tụ
ng tr
ọng tài chỉ bắt đầu khi có đơn kiện của nguyên đơn và
đơn ph
ải được gửi khi vụ tranh chấp còn thời hiệu khởi kiện. Điều 31
Lu
ật
TTTM
2010 quy đ
ịnh: "
Trư
ờng hợp tranh chấp đ
ược giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu
các bên không có th
ỏa thuận khác, t
hì th
ời điểm bắt đầu tố tụng trọng t
ài được tính từ
khi Trung tâm tr
ọng tài nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn" và "Trường hợp
tranh ch

ấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thoả thuận
khác, thì th
ời điểm bắt đầu tố tụng trọng
tài đư
ợc tính từ khi bị đ
ơn nhận được đơn
kh
ởi kiện của nguyên đơn". Điều 33 Luật này quy định về thời hiệu khởi kiện như sau:
"Trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục
tr
ọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền v
à l
ợi ích hợp pháp bị xâm phạm".
b. Thành lập và hoạt động của Hội đồng trọng tài
Việc thành lập Hội đồng trọng tài dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự do
thỏa thuận của các bên tham gia trọng tài. Về cách thức thành lập Hội đồng trọng tài
được quy định khá cụ thể tại Điều 39 Luật TTTM 2010. Theo đó, "Thành phần Hội
đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của
các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội
đồng trọng tài bao gồm ba trọng tài viên". Điều 40, Điều 41 Luật TTTM 2010 c
ũng
quy định khá cụ thể về cách thức thành lập Hội đồng trọng tài tại trung tâm trọng tài
và Hội đồng trọng tài vụ việc. Nếu theo quy định tại Điều 40, việc thành lập Hội đồng
trọng tài tại trung tâm trọng tài có thể có sự giúp đỡ của Chủ tịch trung tâm trọng tài
thì theo quy
đ
ịnh tại Điều 41, việc thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc do các bên
thành lập có thể có sự giúp đỡ của tòa án trong việc giúp các bên chọn, chỉ định trọng
tài viên.
Sau khi đ

ã ch
ọn trọng tài viên, các bên mới phát hiện ra trọng tài viên do mình
chọn thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 ®iều 42 thì có quyền yêu
cầu trọng tài viên này từ chối vụ tranh chấp. Việc thay đổi trọng tài viên được tiến
hành theo thủ tục quy định tại các khoản 2,3,4,5,6,7 Điều 42 của Luật này.
Sau khi thành lập, Hội đồng trọng tài nghiên cứu hồ sơ, thực hiện những hoạt
động cụ thể để xác minh sự việc nếu thấy cần thiết, thu thập chứng cứ (Điều 30 Pháp
lệnh trọng tài thương mại 2003, Luật TTTM 2010 không quy định).
Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có khiếu nại để xem xét thỏa thuận
trọng tài, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài (Điều 43 Luật TTTM 2010). Các bên có
thể hòa giải hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa giải, có quyền yêu cầu áp dụng một
hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại các Điều 48, 49, 50, 51, 52,
53 Luật TTTM 2010. Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên
quan đến vụ tranh chấp (Điều 36 Luật TTTM 2010)
Tài phán thương mại trong quá trình VN hội nhập KTQT
Trang 15/42
c. Phiên họp giải quyết tranh chấp và phán quyết trọng tài
Đi
ều 55 Luật n
ày quy định: "Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành
không công khai, tr
ừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Các bên có thể trực tiếp
ho
ặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; c
ó quy
ền
m
ời ng
ười làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường
h

ợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác
tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp". Về trường hợp vắng mặt của các bên được
quy đ
ịnh cụ thể tại điều 56 của Luật này.
K
ết thúc quá tr
ình giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài phải đưa ra được
phán quy
ết trọng tài. Phán quyết trọng tài phải được đưa ra trên cơ sở xem xét, cân
nh
ắc các chứng cứ, tài liệu của vụ việc và phải tuân
th
ủ quy định tại Điều 60: “
H
ội
đ
ồng trọng t
ài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
Trư
ờng hợp biểu quyết không đạt đ
ược đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý
ki
ến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài". "Phán quyết trọng t
ài đư
ợc ban hành ngay tại
phiên h
ọp hoặc chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng". "Phán
quy
ết trọng t
ài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành".

Bên không đ
ồng ý với phán quyết trọng tài có quyền làm đơn gửi đến Tòa án
c
ấp
t
ỉnh nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài, để yêu cầu hủy phán quyết
tr
ọng tài (Điều 69).
d. Thi hành phán quyết trọng tài
Phán quy
ết của trọng t
ài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành
án dân s
ự. Trường hợp hết thời hạn thi hành m
à bên ph
ải thi hành phán quyết không tự
nguy
ện thi hành và cũng không yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thì bên được thi hành
phán quy
ết trọng t
ài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm
quy
ền thi hành phán quyết trọng tài; còn đối với p
hán quy
ết của trọng tài vụ việc, bên
đư
ợc thi hành có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi
hành phán quy
ết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký theo quy định tại Điều 62
c

ủa Luật n
ày.
Tóm lại, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài khá đơn giản, theo một
trình tự được quy định cụ thể, rõ ràng trong các v
ăn b
ản pháp luật và các quy định này
được các trung tâm trọng tài cụ thể hóa vào Quy tắc tố tụng của trung tâm mình,
đ
ảm
bảo cho các bên tranh chấp có thể tìm hiểu một cách dễ dàng hơn. Mặc dù còn một số
bất cập cần sửa đổi phù hợp hơn với thực tiễn nước ta, song không thể phủ nhận rằng
so với tòa án - cơ quan tài phán công, thủ tục tố tụng trọng tài đơn giản, thuận tiện
hơn nhiều.
Nhữ Thị Dung – MSSV: 1210010195
Lớp: XNK16D
Trang 16/42
CHƯƠNG III. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường tài phán trọng tài hiện nay
tương đối phổ biến và mạng tính chất quốc tế phục vụ cho quan hệ kinh tế Quốc tế hết
sức đa dạng, đây là một hình thức có nhiều ưu thế trên thế giới.
Để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động trọng tài nhiều nước đ
ã ký hi
ệp định về
trọng tài và tham gia công ước quốc tế về việc công nhận và cho thi hành phán quyết
của trọng tài nước ngoài.
I. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
1. Vài nét về Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.
a. Lịch sử hình thành và phát triển.
Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng Hải.

Vào những năm đầu của thập kỷ 60, ngoài toà án, thì Hội đồng trọng tài Ngoại
thương (30/4/1963) và Hội đồng trọng tài Hàng Hải (5/10/1964) là những tổ chức
chính trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh Quốc tế ở nước ta. Hội đồng
trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng Hải được gia nhập vào phòng
Thương Mại & Công Nghiệp (TM & CN) Việt Nam. Phòng TM & CN Việt Nam là
một tổ chức phi Chính phủ bao gồm các thành viên ở các thành phần kinh tế của Việt
Nam. Nhưng Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng Hải lại hoạt
động theo những điều lệ do Nhà nước phê chuẩn và chịu sự giám sát của Nhà nước.
Hội đồng trọng tài Ngoại thương giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài đối
với những tranh chấp pháp sinh từ các hợp động kinh tế, thương mại giữa các tổ chức
Việt Nam và pháp nhân, thể nhân nước ngoài.
Hội đồng trọng tài Hàng Hải giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến vận
chuyển bằng đường biển như: thuê tàu chuyến, vận chuyển hàng hoá Quốc tế, giao
nhận hàng hoá, cứu hộ, đâm va tàu biển hoặc giữa tầu biển và tầu sông ở các quốc gia
khác nhau và bảo hiểm hàng hoá.
Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng Hải không giải
quyết các tranh chấp dân sự hay các tranh chấp kinh tế trong nước. Các Trọng tài viên
của Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng Hải do phòng Công
nghiệp chọn và phải là công dân Việt Nam. Các Trọng tài viên được chọn là những
người thông hiểu về pháp luật Việt Nam và Quốc tế c
ũng như hi
ểu biết về kinh
nghiệm về các l
ĩnh v
ực như thương mại, vận chuyển hàng hoá, tài chính, ngân hàng,
bảo hiểm và quan hệ kinh tế đối ngoại.
Trong thời gian đó, v
ì nhi
ều lý do khác nhau, mà các tranh chấp đưa đến trọng
tài giải quyết còn hạn chế, số vụ được giải quyết ra phán quyết còn ít hơn. Các hoạt

Tài phán thương mại trong quá trình VN hội nhập KTQT
Trang 17/42
động khác nói chung và hoạt động hoà giải nói riêng, cho đến tận giữa những năm
1980 chủ yếu vẫn là với các nước Xã Hội Chủ Ngh
ĩa gi
ới hạn trong l
ĩnh v
ực viện trợ
thương mại và viện trợ phát triển.
Từ giữa thập kỷ 80, số vụ tranh chấp đưa ra trọng tài tăng nhanh, trung b
ình là
20 vụ/năm trong giai đoạn 1988 - 1992 với khoảng 85% tranh chấp liên quan đến các
hợp đồng thương mại Quốc tế, bảo hiểm và các vấn đề liên quan đến vận tải Quốc tế.
Cả Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng Hải đều rất ít
tham gia và liên hệ với các cuộc hội thảo với các tổ chức trọng tài nước ngoài, chẳng
hạn như Toà án Trung tâm Quốc tế bên cạnh phòng Thương mại Quốc tế hay Trung
tâm trọng tài (TTTT) Quốc tế Singapore.
Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng Hải là hai tổ
chức tiền thân của TTTT quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng TM & CN Việt Nam.
Những hạn chế trên dần trở thành những trở ngại và phát sinh những mặt bất cập trong
việc giải quyết các tranh chấp Quốc tế. Chính vì thế sự tồn tại duy nhất một TTTT
Quốc tế ở Việt Nam với quy chế hoạt động mới là điều cần thiết.
Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam là một tổ chức phi Chính phủ được
thành lập bên cạn phòng TM & CN Việt Nam theo Quyết định số 204/TTg của Thủ
tướng Chính phủ ngày 28/4/1993 trên cơ sở hợp nhất Hội đồng trọng tài Ngoại thương
và Hội đồng trọng tài Hàng Hải.
Sự tồn tại một Trung tâm trọng tài quốc tế duy nhất ở Việt Nam nhằm tránh
những vấn đề mâu thuẫn rắc rối trong xét xử thỉnh thoảng xảy ra giữa Hội đồng trọng
tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng Hải c

ũng như đ
ể thống nhất điều hành bổ
sung đội ng
ũ tr
ọng tài Quốc tế của Việt Nam.
Trong tình hình mới của nền kinh tế đất nước mở cửa và hội nhập với thế giới,
Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam đ
ã
đư
ợc phép mở rộng và cập nhật quy tắc hoạt
động trọng tài cho phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam và các quy tắc trọng tài Quốc tế
đang phổ biến trên thế giới. Hoạt động xét xử của TTTT Quốc tế Việt Nam không chỉ
giới hạn những tranh chấp trong l
ĩnh v
ực thương mại và vận tải quốc tế mà được mở
rộng sang cả các l
ĩnh v
ực khác như: đầu tư nước ngoài, du lịch, tín dụng, ngân hàng,
chuyển giao công nghệ, bảo hiểm, các vấn đề kinh doanh quốc tế và thương mại quốc
tế khác.
Khác với Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng Hải,
TTTT quốc tế Việt Nam có quan hệ khá rộng rãi với các hiệp hội, tổ chức kinh tế trên
thế giới, đẩy mạnh một bước trong hợp tác quốc tế. TTTT quốc tế Việt Nam tham gia
vào nhiều hội thảo quốc tế về trọng tài như hội thảo thường niên của đoàn luật sư
Châu Á Thái Bình D
ương
ở Singapore năm 1994, ở Hoa Kỳ năm 1995, Hội thảo Quốc
tế của Trung tâm giải quyết tranh chấp về đầu tư - thương mại Quốc tế, Hội thảo của
Nhữ Thị Dung – MSSV: 1210010195
Lớp: XNK16D

Trang 18/42
Toà án trọng tài Quốc tế bên cạnh phòng Th
ương m
ại Quốc tế, và Hội thảo của Hiệp
hội trọng tài Hoa Kỳ. Đặc biệt TTTT quốc tế Việt Nam còn thiết lập quan hệ được với
một số luật sư hàng đầu về l
ĩnh v
ực trọng tài trên thế giới.
Sự phát triển trên đ
ã
đem l
ại một thế giới mới cho TTTT quốc tế Việt Nam có
thêm kiến thức và kinh nghiệm trong thực tế từ các tổ chức trọng tài Quốc tế khác
nhằm tạo khả năng cho Trung tâm trong việc giải quyết những tranh chấp ngày một
phức tạp khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Tuy nhiên, c
ũng c
ần
phải nhấn mạnh đến tiềm lực nội bộ của Trung tâm: đó là đội ng
ũ tr
ọng tài viên trong
nước và cả Quốc tế cùng với một cơ cấu tổ chức hiệu quả.
b. Cơ cấu tổ chức của TTTT quốc tế Việt Nam
TTTT quốc tế Việt Nam có Chủ tịch và hai Phó chủ tịch do các trọng tài viên
của Trung tâm bầu ra. Chủ tịch và Phó chủ tịch Trung tâm có nhiệm kỳ 4 năm.
Thư k
ý th
ư
ờng trực của Trung tâm (do Chủ tịch chỉ định).
Các trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của Trung tâm. Các trọng tài
viên c

ũng có nhi
ệm kỳ 4 năm và sau đó có thể được bầu lại. Các trọng tài viên do Uỷ
ban thường trực của Phòng TM & CN Việt Nam lựa chọn, họ là những người có kiến
thức và kinh nghiệm trong các l
ĩnh v
ực pháp luật, ngoại thương, đầu tư, tài chính,
ngân hàng, vận tải, bảo hiểm Các trọng tài viên c
ũng có nhi
ệm kỳ 4 năm, và sau đó
c
ũng có th
ể được bầu lại. Các trọng tài viên nước ngoài c
ũng có th
ể được chọn vào là
trọng tài viên của trung tâm. Hiện nay Trung tâm đ
ã có 30 tr
ọng tài viên và chưa có
trọng tài viên nước ngoài.
c. Các hoạt động của TTTT quốc tế Việt Nam
TTTT Quốc tế Việt Nam là một tổ chức phi Chính phủ hoạt động với những
nhiệm vụ chính là tiến hành hoà giải các tranh chấp thuộc thẩm quyền theo quy chế
riêng của Trung tâm. Song, TTTT Quốc tế Việt Nam - một tổ chức tập hợp những
chuyên gia hàng đầu về kinh tế và thương mại Quốc tế của Việt Nam đ
ã không d
ừng
lại ở đây, mà đ
ã tham gia tích c
ực vào nhiều hoạt động khác. Mục đích là dần nâng cao
được chất lượng xét xử, đóng góp vào việc cải thiện môi trường pháp luật và hành lang
pháp lý của nước ta, hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào kinh

doanh Quốc tế….
Để thực hiện mục đích đó, TTTT quốc tế Việt Nam đ
ã và đang t
ham gia vào
những hoạt động sau:
- Hoạt động góp ý xây dựng chính sách và pháp luật.
TTTT quốc tế Việt Nam với tư cách là tổ chức trọng tài đầu tiên và trong một
thời gian dài là tổ chức trọng tài phi Chính phủ duy nhất ở Việt Nam đ
ã tham gia tích
cực vào hoạt động xây dựng chính sách và pháp luật kinh tế thông qua hai hình thức
Tài phán thương mại trong quá trình VN hội nhập KTQT
Trang 19/42
là: trực tiếp góp ý trực tiếp và góp ý gián tiếp thông qua phòng TM & CN Việt Nam,
hoặc bằng các hoạt động độc lập của các trọng tài viên.
Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa TTTT Quốc tế Việt Nam với các tổ chức,
cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách, các luật sư trong và ngoài nước c
ũng
như xuất phát từ hoạt động kinh tế của TTTT quốc tế Việt Nam đ
ã góp ph
ần không
nhỏ vào chất lượng những ý kiến của TTTT quốc tế Việt Nam đưa ra. TTTT quốc tế
Việt Nam có một hội đồng nghiên cứu khoa học pháp lý luôn tích cực nghiên cứu
nhằm nâng cao kiên thức, chất lượng các góp ý của Trung tâm.
Trung tâm đã góp ý, kiến nghị về môi trường hoạt động của trọng tài như
nghiên cứu kiến nghị với các cơ quan Nhà nước để Việt Nam tham gia Công ước New
York - 1958, Pháp lệnh công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại
Việt Nam; Nghị định 116/CP của Chính phủ qui định hoạt động của các TTTT kinh tế;
tham gia góp ý vào những dự án luật liên quan đến hoạt động kinh doanh. Và sắp tới,
TTTT quốc tế Việt Nam sẽ tham gia với tư cách là thành viên của Ban soạn thảo liên
ngành pháp lệnh trọng tài do Hội luật gia Việt Nam chủ trì.

- Hoạt động hợp tác với các tổ chức trong nước và Quốc tế.
Trung tâm có sự hợp tác chặt chẽ với các Bộ, ngành, các trường đại học và các
Viện nghiên cứu, không chỉ trong hoạt động chuyên ngành mà còn cả trong hoạt động
nghiên cứu khoa học và trao đổi thông tin: đặc biệt với các cơ quan như Bộ Tư Pháp,
Toà án nhân dân tối cao, Hội luật gia Việt Nam, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội
(khoa Luật)…Qua đó đ
ã t
ừng bước tạo được sự kết hợp hoạt động thực tiễn với hoạt
động xây dựng chính sách pháp luật.
Hợp tác Quốc tế của TTTT quốc tế Việt Nam đ
ã và
đang giúp ho
ạt động trọng
tài ở Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới. Trung tâm đ
ã ký ba tho
ả thuận hợp
tác với các tổ chức trọng tài của hợp Hàn Quốc, Singapore, Verssaile (Pháp) cùng phối
hợp với đoàn luật sự Châu Á Thái Bình D
ương đ
ể tổ chức hội thảo Quốc tế lớn về
trọng tài tại thành phố Hồ Chí Minh, tham gia nhiều hội thảo chuyên ngành của các
nước và Quốc tế; nhiều khóa học về trọng tài trong và ngoài nước.
- Hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin pháp lý.
Các trọng tài viên và các chuyên gia của Trung tâm đ
ã tham gia và làm d
iễn
giải tại nhiều hội thảo, qua đó cung cấp thông tin cho hàng ngàn đối tượng khác nhau
từ sinh viên, các nhà kinh doanh đến các nhà nghiên cứu về hoạt động của Trung tâm
c
ũng như các bài h

ọc rút ra từ thực tiễn. Một số chuyên viên, trọng tài viên của Trung
tâm còn tham gia viết giáo trình và các bài giảng cho các doanh nghiệp; viết bài đăng
báo cho các tạp chí trong và ngoài nước, qua đó giới thiệu về sự phát triển của pháp
luật Việt Nam, về hoạt động của Trung tâm, đồng thời chỉ ra những bất cập hiện hành,
kiến nghị với Nhà nước để có những sửa đổi bổ sung. Điều này đ
ã góp ph
ần hạn chế
Nhữ Thị Dung – MSSV: 1210010195
Lớp: XNK16D
Trang 20/42
những sơ xuất trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng, hạn chế những tổn thất
hoặc giúp cho việc giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng.
Khả năng chuyên môn cao của các trọng tài viên, cộng tác viên của các trung
tâm còn
đư
ợc sử dụng vào việc tư vấn pháp lý, giúp cho các doanh nghiệp trong và
ngoài nước thực hiện đúng pháp luật, bảo vệ được quyền lợi và lợi ích của họ; giúp họ
giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm khi phát sinh tranh chấp.
- Về hoạt động giải quyết tranh chấp của TTTT Quốc tế Việt Nam

đây là ho
ạt động quan trọng nhất của Trung tâm, đó c
ũng l
àm nhi
ệm vụ cơ
bản nhất của TTTT Quốc tế Việt Nam, nên sẽ được đề cập chi tiết hơn ngay trong
phần sau về quy chế, các trọng tài viên, phí trọng tài… là những yếu tố cần thiết để
trung tâm thực hiện nhiệm vụ này.
d. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trung tâm trọng tài
quốc tế Việt Nam

Điều 3, Điều lệ của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam quy định thẩm
quyền của trung tâm là giải quyết bất kỳ tranh chấp nào khi:
 Một trong các bên tranh chấp là thể nhất hoặc pháp nhân nước ngoài hoặc
tất cả các bên là thể nhân hoặc pháp nhân nước ngoài.
 Khi trước hoặc sau khi tranh chấp phát sinh các bên thoả thuận đưa tranh
chấp ra Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, hoặc khi theo một Hiệp định quốc tế họ
có ngh
ĩa v
ụ phải làm như vậy.
Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam không chỉ giải quyết các tranh chấp về
Hợp đồng ngoại thương và hàng hải thương mại quốc tê như Hội đồng trọng tài hàng
hải và Hội đồng trọng tài ngoại thương trước đây, mà c
òn các tranh ch
ấp pháp sinh từ
các hợp đồng về đầu tư, du lịch, vận tải quốc tế, bảo hiểm, chuyển giao công nghệ, tín
dụng và thanh toán quốc tế.
Trong quá trình hoạt động đã phát sinh nhu cầu của các doanh nghiệp trong
nước muốn đưa tranh chấp từ các hợp đồng nội ra yêu cầu Trung tâm trọng tài quốc tế
Việt Nam giải quyết. Để đáp ứng nhu cầu đó, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số
114/TTg ngày 16/02/1996 cho phép mở rộng thẩm quyền giải quyết của Trung tâm
giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh doanh trong nước.
Trên đây là những cơ sở pháp lý để Trung tâm xây dựng quy tắc tố tụng trọng
tài trong nước và quy tắc tố tụng trọng tài quốc tế. Nhìn chung, hai bộ quy tắc này là
tương tự nhau, chỉ khác nhau ở một vài điểm do tính đặc thù của các quan hệ quốc tế.
Là một nhà kinh doanh khi đưa tranh chấp ra giải quyết ở một Trung tâm trọng
tài nào đó, nhất thiết phải quan tâm, tìm hiểu về quy tắc giải quyết tranh chấp của
Trung tâm đó. Nguyên tắc thoả thuận trong giải quyết tranh chấp thông qua thủ tục
Tài phán thương mại trong quá trình VN hội nhập KTQT
Trang 21/42
trọng tài đảm bảo cho các bên quyền tự do lựa chọn Trung tâm trọng tài c

ũng như th

tục giải quyết tranh chấp.
2. Quy chế giải quyết tranh chấp ở Trung tâm trọng tài quốc tế Việt
Nam
a. Đơn yêu cầu trọng tài
Theo Điều 4 của quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt
Nam, thủ tục tố tụng trọng tài bắt đầu bằng một đơn kiện do nguyên đơn nộp cho
Trung tâm. Đơn phải bao hàm các nội dung dưới đây:
a. Họ tên và địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn.
b. Các yêu cầu của nguyên đơn, có tr
ình bày s
ự việc kèm theo bằng chứng. c.
Những căn cứ pháp lý mà nguyên
đơn d
ựa vào đó để đi kiện.
d. Trị giá vụ kiện.
e. Trọng tài viên mà nguyên đơn chọn trong danh sách trọng tài viên của
Trung tâm hoặc đề nghị của nguyên đơn với Chủ tịch Trung tâm chỉ định trọng tài
viên cho mình.
Đơn kiện và các giấy tờ kèm theo phải nộp bải chính và một số bản sao đủ để
gửi cho các trọng tài viên và cho bị đơn, mỗi người một bản. Đơn kiện trong một vụ
tranh chấp quốc tế bằng tiếng nước ngoài thì viết bằng một thứ tiếng nước ngoài thì
viết bằng một thứ tiếng được sử dụng rộng rãi trong giao dịch quốc tế như tiếng Anh,
Pháp, Nga.
Khi gửi đơn kiện nguyên đơn phải ứng trước toàn bộ dự phí trọng tài tính theo
biểu phí trọng tài, phí tổn trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.
Khi nguyên đơn đ
ã n
ộp dự phí, vụ kiện sẽ được đưa ra giải quyết.

b. Bản tự bào chữa của bị đơn.
Sau khi nhận được đơn yêu cầu trọng tài, thư k
ý c
ủa Trung tâm phải thông báo
cho bị đơn và gửi cho bị đơn bản sao đơnkiện và các tài liệu kèm theo cùng với bản
quy tắc tố tụng, biểu phí trọng tài và danh sách trọng tài viên của Trung tâm. Đồng
thời, bị đơn được yêu cầu gửi cho Trung tâm bản tự bào chữa của mình kèm theo các
bằng chứng trong vòng 45 ngày
đ
ối với tranh chấp trong nước và 60 ngày đối với
tranh chấp quốc tế kể từ ngày nhận được bản sao đơn kiện của nguyên đơn.
c. Lựa chọn và chỉ định của trọng tài viên.
Khi tranh chấp đưa ra Trung tâm, tranh chấp có thể do một trọng tài viên duy
nhất hoặc một hội đồng gồm ba trọng tài viên giải quyết tuỳ theo thoả thuận của các
bên.
Trường hợp tranh chấp do một trọng tài viên giải quyết, thì các bên có thể
cùng nhau chọn trọng tài viên duy nhất đó. Nếu không nhất trí được với nhau thì các
Nhữ Thị Dung – MSSV: 1210010195
Lớp: XNK16D
Trang 22/42
bên tranh chấp có thể yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định một trọng tài viên trong
danh sách trọng tài viên của Trung tâm.
Trường hợp tranh chấp do một Hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên giải
quyết, mỗi bên tranh chấp có quyền chọn hoặc yêu cầu Chủ tịch Trung tâm chỉ định
cho mình một trọng tài viên trong danh sách các trọng tài viên của Trung tâm. Khi vụ
kiện có nhiều nguyên đơn hoặc bị đơn, các nguyên đơn hay các bị đơn này phải thoả
thuận với nhau và thống nhất chọn một trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên
của Trung tâm hoặc yêu cầu Chủ tịch trung tâm chon trọng tài viên cho họ. Hai trọng
tài viên đã được bên nguyên và bên bị chỉ định sẽ chọn một trọng tài viên thứ ba làm
Chủ tịch hội đồng trọng tài giải quyết vụ kiện. Nếu hai trọng tài viên đ

ã đư
ợc chọn
không nhất trí với nhau về việc chọn trọng tài viên thứ ba thì Chủ tịch Trung tâm sẽ
chỉ định trọng tài viên thứ ba đó trong bản danh sách trọng tài viên của Trung tâm.
Điều tương tự c
ũng đư
ợc áp dụng đối với trường hợp khi một bên hoặc các
bên không chọn được cho mình một trọng tài viên, thì Chủ tịch Trung tâm cũng sẽ chỉ
định trọng tài viên đó theo yêu cầu của một bên hoặc các bên.
Theo Điều 11, quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, mỗi
bên tranh chấp tham gia trọng tài có quyền yêu cầu thay đổi trọng tài viên hoặc Chủ
tịch Hội đồng trọng tài nếu xét thấy có sự nghi ngờ về việc thiên vị, nhất là khi trọng
tài viên đó có thể trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tranh chấp. Mỗi bên tranh chấp
tham gia trọng tài chỉ có quyền khước từ trọng tài viên do chính mình chỉ định trên cơ
sở có những lý do biết được sau khi chỉ định. Tuy nhiên, hiện nay có một vài quan
điểm có xu hướng để cho các bên có khả năng có quyền khước từ không chỉ chính
trọng tài viên do bên đó chỉ định mà có thể bất kỳ trọng tài viên nào. Chủ tịch Uỷ ban
trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất c
ũng có quy
ền tự khước từ với những lý do trên.
Việc khước từ này sẽ do những trọng tài viên khác trong Uỷ ban trọng tài xem xét và
quyết định. Trường hợp, các trọng tài viên không nhất trí với nhau hoặc trọng tài viên
duy nhất bị khước từ thì Chủ tịch Trung tâm sẽ xem xét và quyết định.
Trường hợp việc khước từ được công nhận, trọng tài viên, Chủ tịch Uỷ ban
trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất mới sẽ được chỉ định lại theo thủ tục giống như
việc chỉ định lần trước.
Nếu trong quá trình trọng tài, Chủ tịch Uỷ ban trọng tài, trọng tài viên hoặc
trọng tài viên duy nhất vì lý do nào
đó mà không th
ể tiếp tục tham gia trọng tài thì

Chủ tịch Uỷ ban trọng tài, trọng tài viên hoặc trọng tài viên duy nhất mới thay thế sẽ
hoặc do các bên lựa chọn hoặc do Chủ tịch Trung tâm chỉ định theo thủ tục quy định
tại Điều 12. Đó là các trường hợp khi các trọng tài viên không có đủ khả năng thực
hiện chức năng của mình hoặc vì các lý do khác mà không thể làm trọng tài viên được.
Trong trường hợp đó, Uỷ ban trọng tài mới sau khi đ
ã tham kh
ảo ý kiến các bên, có
thể tiến hành xem xét lại các vấn đề đ
ã đư
ợc đặt ra trong các phiên họp giải quyết
trước đây.
Tài phán thương mại trong quá trình VN hội nhập KTQT
Trang 23/42
d. Đơn kiện ngược.
Điều 13 quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam quy định
rằng trong thời hạn không quá 60 ngày kể từ ngày nhận được bản sao đơn kiện đối với
tranh chấp trong nước và trước khi Uỷ ban trọng tài họp phiên xét xử đầu tiên đối với
tranh chấp quốc tế bị đơn có thể kiện lại. Đơn kiện lại phải theo thể thức quy định của
quy tắc tố tụng của Trung tâm. Trong vòng 30 ngày
đ
ối với tranh chấp trong nước và
60 ngày đối với tranh chấp nước ngoài kể từ ngày nhận được bản sao đơn kiện lại, bị
đơn hay nguyên đơn của vụ kiện chính phải giử văn bản cho biết ý kiến của mình cho
Uỷ ban trọng tài. Vụ kiện lại sẽ được xét xử cùng với vụ kiện chính và do cùng Uỷ ban
trọng tài giải quyết.
e. Điều tra trước khi tiến hành trọng tài.
Trước hết cần phải lưu
ý r
ằng Việt Nam chịu ảnh hưởng của truyền thống
của hệ thống pháp luật dân sự "nặng" về công tác điều tra, theo đó thẩm phán c

ũng
như trọng tài viên đóng vai tr
ò ch
ủ động trong quá trình xét xử, nhất là trong quá trình
điều tra và thu thập chứng cứ.
Theo Điều 13 của quy tắc trọng tài của Trung tâm sau khi đã được chọn hoặc
chỉ định một cách hợp pháp trọng tài viên tiến hành nghiên cứu hồ sơ và công tác điều
tra bằng mọi biện pháp thích hợp. Trọng tài viên có thể trực tiếp gặp các bên tham gia
trọng tài để nghe trình bày ý kiến, dù là thể theo yêu cầu của một hoặc các bên hoặc
theo ý kiến của mình. Tiếp đó trọng tài viên có quyền gặp những người khác để tìm
hiểu sự việc trước mặt các bên đương sự hoặc sau khi đã thông báo cho các bên biết.
Ngoài ra, trọng tài viên có quyền mời một hoặc một số giám định viên giúp để làm
sáng tổ vụ việc. Khi xét thấy cần thiết, trọng tài viên c
ũng có th
ể tiến hành các biện
pháp như yêu cầu các bên cung cấp thêm chứng cú bổ sung, các văn bản tài liệu có
liên quan (Điều 15, Điều 16 quy tắc giải quyết tranh chấp trong nước). Sau khi mọi
biện pháp chuẩn bị liên quan đến việc trọng tài đựoc cọi là đ
ã xong, tr
ọng tài viên duy
nhất hoặc Uỷ ban trọng tài sẽ quyết định trong nước thời hạn tiến hành trọng tài (Điều
17).
f. Phiên họp trọng tài.
Chủ tịch Uỷ ban trọng tài quyết định ngày tiến hành trọng tài. Phiên họp xét
xử sẽ được tổ chức ở Hà Nội hoặc ở thành phố Hồ Chí Minh hoặc ở một địa điểm khác
thể theo yêu cầu của các bên (Điều 18). Hiện nay, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt
Nam có văn ph
òng t
ại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Văn ph
òng t

ại Hà Nội có
quyền quyết định liệu tranh chấp sẽ được giải quyết ở Hà Nội hay ở một địa điểm
khác. Trên thực tế, hầu hết các tranh chấp được giải quyết ở Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh.
Các bên tranh chấp sẽ được triệu tập đến phiên họp ít nhất là 15 đối với tranh
chấp trong nước và 30 ngày đối với tranh chấp quốc tế ngày trước ngày mở phiên họp
giải quyết. Các bên có thể trực tiếp tham gia vào quá trình trong tài hoặc có thể uỷ
Nhữ Thị Dung – MSSV: 1210010195
Lớp: XNK16D
Trang 24/42
quyền cho người đại diện để bảo vệ quyền lợi cho người đại diện bảo vệ quyền lợi cho
mình. Ng
ư
ời đại diện có thể có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Trường
hợp, một bên hoặc các bên vắng mặt mà không có lý do chính
đáng, th
ì U
ỷ ban trọng
tài hoặc Trọng tài viên duy nhất có thể mở phiên họp giải quyết trên cơ sở những tài
liệu và chứng cứ đ
ã có.
Theo yêu cầu hoặc được sự nhất trí của các bên, trọng tài viên duy nhất hoặc
Uỷ ban trọng tài c
ũng có th
ể quyết định vụ việc mà không cần sự có mặt của các bên
(Điều 19, Điều 20).
Trọng tài viên duy nhất hoặc Uỷ ban trọng tài giải quyết tranh chấp trên cơ sở
các điều khoản của hợp đồng nếu vụ việc phát sinh từ quan hệ hợp đồng vào luật áp
dụng trong tranh chấp là luật Việt Nam nếu là tranh chấp trong nước và luật do các bên
thoả thuận nếu là tranh chấp quốc tế vào các điều ước quốc tế có liên quan và có tính

đến tập quán thương mại và thông lệ quốc tế (Điều 23).
Các bên tranh chấp cũng có thể thoả thuận việc lựa chọn luật áp dụng để giải
quyết tranh chấp quốc tế. Nếu tranh chấp xuất phát từ hợp đồng thì theo yêu cầu của
quy tắc của Trung tâm trọng tài viên duy nhất hoặc Uỷ ban trọng tài phải giải quyết
tranh chấp theo luật áp dụng vào hợp đồng đ
ã đư
ợc ký kết và với bất kỳ Hiệp định
quốc tế nào có liên quán có tính đến tập quán thương mại và thông lệ quốc tế.
Trừ khi các bên có thoả thuận khác, còn thì tất cả các tranh chấp sẽ được giải
quyết kín đáo bảo đảm bí mật cho các bên đương sự. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính
thức được dùng trong quá trình trọng tài. Các bên có thể yêu cầu Trung tâm trọng tài
quốc tế Việt Nam mời phiên dịch nhưng phải trả chi phí phiên dịch (Điều 22).
g. Quyết định trọng tài.
Thủ tục trọng tài kết thúc bằng việc ra một quyết định gọi là quyết định hay
phán quyết của trọng tài viên duy nhất hoặc của Uỷ ban trọng tài (sau đây gọi chung là
trọng tài viên). Trọng tài viên có thể ra quyết định bổ sung nếu thấy rằng một số điểm
của quyết định bổ sung nếu thấy rằng một số điểm của quyết định chính chưa r
õ ho
ặc
chưa được giải quyết. Quyết định trọng tài hoặc quyết định bổ sung được đưa ra theo
nguyên tắc đa số. Nếu không đạt được đa số, Chủ tịch Uỷ ban trọng tài sẽ quyết định
với tư cách là trọng tài viên duy nhất. Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài quốc tế
Việt Nam không quy định thời hạn để cho trọng tài viên ra quyết định giải quyết. Nội
dung của quyết định trọng tài bao gồm các vấn đề sau:
- Tên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.
- Địa điểm và ngày ra quyết định.
- Họ và tên trọng tài viên.
- Tóm tắt nội dung tranh chấp.
Tài phán thương mại trong quá trình VN hội nhập KTQT
Trang 25/42

- Quyết định về việc giải quyết tranh chấp và phí trọng tài c
ũng như các chi
phí khác có liên quan.
- Lý do của quyết định.
- Chữ ký của tất cả trọng tài viên tham gia giải quyết tranh chấp và của thư k
ý
phiên họp.
Nếu một trọng tài viên không có điều kiện ký vào biên bản Chủ tịch Uỷ ban
trọng tài sẽ xác nhận việc này bằng cách ký vào quyết định và nêu rõ nguyên nhân
(Điều 28).
Quyết định trọng tài phải được gửi cho các bên trong vòng 30 ngày kể từ ngày
kết thúc phiên họp cuối cùng. Trong trường hợp ngoại lệ, thời gian đó có thể kéo dài
hơn.
Quyết định trọng tài là cuối cùng và không thể kháng cáo trước bất kỳ toà án
hoặc tổ chức nào. Các bên đương sự phải tự nguyện thi hành quyết định trọng tài trong
phạm vi một thời hạn được xác định ở trong quyết định trọng tài. Nếu trong vòng thời
hạn đó, quyết định trọng tài không được tự nguyện thi hành thì sẽ áp dụng biện pháp
cưỡng chế theo luật pháp của nước nơi được yêu cầu thi hành quyết định và theo Hiệp
định quốc tế áp dụng đối với vụ kiện (Điều 31 quy tắc tố tụng trong quốc tế và Điều 31
quy tắc tố tụng trong nước).
Trong quá trình trọng tài, trọng tài viên duy nhất hoặc Uỷ ban trọng tài có thể
kết thúc thủ tục trọng tài.
- Khi nguyên đơn rút đơn kiện.
- Khi các bên đạt được thoả thuận hoà giải thông qua thương lượng trực tiếp.
- Khi thiếu những điều kiện cần thiết để xem xét và giải quyết vụ kiện, kể cả
trường hợp nguyên đơn không làm gì
đ
ể cho vụ kiện tiến triển trong thời hạn 6 tháng.
C
ũng gi

ống như thủ tục giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh tế trong nước,
quy tắc của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có quy định về hoà giải là một trong
những biện pháp giải quyết tranh chấp đ
ã tr
ở thành truyền thống ở Việt Nam. Theo
Điều 31, trong quá trình trọng tài của Trung tâm nếu các bên đạt được thoả thuận bằng
thương lượng trực tiếp, thì Uỷ ban trọng tài sẽ ngưng việc trọng tài. Thể theo yêu cầu
của các bên. Chủ tịch Trung tâm công nhận sự thoả thuận bằng văn bản. Văn bản này
có hiệu lực thi hành giống như quyết định trọng tài.
Lệ phí trọng tài và các chi phí khác phải giải được các bên thanh toán ngay sau
khi nhận được quyết định trọng tài. Các chi phí này gồm phí trọng tài, phí tổn của
Trung tâm và chi phí của các bên sẽ được tính trên cơ sở biểu phí của Trung tâm.
Phí trọng tài để trang trải chi phí hành chính và nghiệp vụ của Trung tâm. Phí
tổn của Trung tâm bao gồm chi phí liên quan đến việc trọng tài như thù lao cho giám

×