Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu hoàn thiện quy trình ra ngôi cây dược liệu ba kích tím morinda officinalis how

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 56 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
=======o0o=======

MUA A KHÁ
Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU HỒN THIỆN QUY TRÌNH RA NGƠI CÂY DƢỢC
LIỆU BA KÍCH TÍM (MORINDA OFFICINALIS HOW )
GIAI ĐOẠN SAU IN VITRO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
THÁI NGUN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo :

Chính quy

Chun ngành :

Nơng Lâm Kết Hợp

Khoa:
Khoá học:

Lâm Nghiệp
2011 – 2015

THÁI NGUYÊN – 2015

n




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
=======o0o=======

MUA A KHÁ
Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU HỒN THIỆN QUY TRÌNH RA NGƠI CÂY DƢỢC
LIỆU BA KÍCH TÍM (MORINDA OFFICINALIS HOW )
GIAI ĐOẠN SAU IN VITRO TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
THÁI NGUN



KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Nơng Lâm Kết Hợp

Khoa
: Lâm Nghiệp
Khoá học
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn:PGS. TS. Trần Thị Thu Hà

THÁI NGUYÊN – 2015

n


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng kết quả và số liệu trong khóa luận là trung thực
và chưa từng được công bố.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin được trích dẫn trong khóa luận đều
rõ nguồn gốc.

Thái ngun, ngày … tháng …năm 2015
NGƢỜI VIẾT CAM ĐOAN

XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước
Hội Đồng khoa học

TS. Trần Thị Thu Hà

Mua A Khá

XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
(ký, họ và tên)

n


ii

LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay khoa học kỹ thuật ngày một phát triển, việc cần vận dụng các
quá trình nghiên cứu về khoa học kỹ thuật ngày càng nhiều. Vậy mỗi sinh
viên chúng ta được đào tạo từ trong nhà trường ra cần phải nắm rõ những kiến
thức lý thuyết được học ở trên lớp và trong trường để vận dụng vào thực tế.
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn quan trọng cho mỗi sinh
viên cần phải trải qua và vận dụng những kiến thức đã học được hoặc làm
quen với những cái chưa được học đến để áp dụng vào thực tiễn sản xuất, từ
đó tích lũy được nhiều kinh nghiệm, bổ xung thêm nhiều kiến thức nâng cao
trình độ chun mơn cho bản thân để phục vụ cho công việc sau này.
Xuất pháp từ những nguyện vọng của bản thân mình, được sự nhất trí
của Ban giám hiệu nhà trường và ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
hồn thiện quy trình ra ngơi cây dƣợc liệu Ba kích tím (Morinda
officinalis How ) giai đoạn sau in vitro” tại Viện nghiên cứu và phát triển
Lâm nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái Ngun.
Để có được kết quả như ngày hơm nay tơi xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu nhà trường và ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lịng biết ơn sâu sắc nhất
cơ giáo TS. Trần Thị Thu Hà cùng với sự giúp đỡ của anh KS. Nguyễn
Quốc Đông người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực tập mặc dù bạn thân tôi đã hết sức cố gắng nhưng
do kinh nghiệm cũng như trình độ bạn thân cịn hạn chế. Vì vậy đề tài không
tránh khỏi những khuyết điểm và thiếu sót. Tơi rất mong được sự đóng góp ý
kiến và sự chỉ bảo của các Thầy cô và các bạn để đề tài được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày…. Tháng… năm 2015
Sinh viên

Mua A Khá

n


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả ảnh hưởng của thời gian cảm ứng tới tỷ lệ sống của cây con
sau khi 30 ngày ra ngôi............................................................................ 24
Bảng 3.2. kết quả nghiên cứu thành phần giá thể ruột bầu ảnh hưởng tới tỷ lệ
sống của cây con ...................................................................................... 25
Bảng 3.3. kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trị nấm tới tỷ lệ sống
cây con .................................................................................................... 26
Bảng 3.4. Kết quả cứu ảnh hưởng của chế độ che phủ nilon tới tỷ lệ sống của
cây con ..................................................................................................... 26
Bảng 3.5 kết quả ảnh hưởng của các loại phân bón lá tới sự sinh trưởng và
phát triển của cây con .............................................................................. 27
Bảng 4.1. Kết quả ảnh hưởng của thời gian cảm ứng tới tỷ lệ sống của cây con
sau khi 30 ngày ra ngôi............................................................................ 29
Bảng 4.2. kết quả nghiên cứu thành phần giá thể ruột bầu ảnh hưởng tới tỷ lệ
sống của cây con ...................................................................................... 32
Bảng 4.3. kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trị nấm tới tỷ lệ sống
cây con .................................................................................................... 35
Bảng 4.4. Kết quả cứu ảnh hưởng của chế độ che phủ nilon tới tỷ lệ sống của
cây con ..................................................................................................... 38
Bảng 4.5 kết quả ảnh hưởng của các loại phân bón lá tới sự sinh trưởng và
phát triển của cây con sau 20 ngày phun bón .......................................... 41

n



iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của thời gian cảm ứng tới tỷ lệ
sống của cây Ba kích ...................................................................... 30
Hình 4.2: Hình ảnh các cơng thức thời gian cảm ứng ............................ 31
Hình 4.3. Biểu đồ biểu diễn mức độ ảnh hưởng của các giá thể đến tỷ lệ
sống cây con Ba kích ..................................................................... 33
Hình 4.4. Ảnh hưởng của các giá thể đến tỷ lệ sống cây con Ba kích .... 34
Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của thuốc trị nấm tới tỷ lệ sống
cây con Ba kích .............................................................................. 36
Hình 4.6. Ảnh hưởng của thuốc trị nấm tới tỷ lệ sống cây con Ba kích . 37
Hình 4.7. Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của chế độ che phủ nilon tới tỷ lệ
sống của cây con ............................................................................ 39
Hình 4.8. Ảnh hưởng của chế độ che phủ nilon tới tỷ lệ sống cây con .. 40
Hình 4.9. Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của các loại phân bón lá tới sự
sinh trưởng và phát triển của cây con sau 20 ngày phun bón .......... 42
Hình 4.10. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá tới sự sinh trưởng và
phát triển của cây con sau 20 ngày phun bón ................................. 43

n


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CT: Công thức.
ĐC: Đối chứng.
TN: Thí nghiệm.
ĐV: Đơn vị.

UBND: Ủy ban nhân dân.
NAA: Napahlene acetit acid
IAA: Acid indol ãetic
BIA: Indol -3- butyric acid
HSNN: Hệ số nhân nhanh
BAP: Bezylamino purin

n


vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.4.Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 4
2.1.Cơ sở khoa học ............................................................................................ 4
2.1.1. Nuôi cấy mô - tế bào thực vật trong in vitro ........................................... 4
2.1.2 Các giai đoạn chính trong nuôi cấy mô tế bào thực vật .......................... 4
2.1.2.1 Giai đoạn chuẩn bị ............................................................................... 5
2.1.2.2 Giai đoạn khử trùng mẫu, cấy khởi động............................................. 5
2.1.2.3 Giai đoạn tạo chồi và nhân nhanh chồi ................................................ 5
2.1.2.4 Giai đoạn tạo cây mơ hồn chỉnh ......................................................... 6
2.1.2.5 Giai đoạn chuyển cây in vitro ra ngoài vườn ươm ............................... 6

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nuôi cấy ........................................... 7
2.1.4 . Các điều kiện vô trùng nuôi cấy mô trong in vitro ................................ 9
2.1.5. Những vấn đề nhân giống trong in vitro ............................................... 10
2.2. Nghiên cứu trồng cây Ba kích trong và ngồi nước ................................ 11
2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới...................................................................... 11
2.2.2. Ở trong nước ........................................................................................ 13
2.3. Đặc trưng của cây Ba kích ....................................................................... 15
2.4. Cơng dụng của cây Ba kích...................................................................... 16
2.5. Điều kiện gây trồng cây dược liệu Ba kích .............................................. 18
2.6. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ........................................................... 19
2.6.1. Địa điểm thực hiện đề tài ...................................................................... 19
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

n


vii
3.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian và phạm vi nghiên cứu ........................... 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 22
3.1.3. Thời gian tiến hành nghiên cứu ............................................................ 22
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.2.1. Nội dung 1. ............................................................................................ 22
3.2.2. Nội dung 2. ............................................................................................ 22
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 22
3.3.2. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 27
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 28
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 29
4.1. Kết quả ảnh hưởng của thời gian cảm ứng tới tỷ lệ sống của cây con sau
khi 30 ngày ra ngôi .................................................................................. 29

4.2. kết quả nghiên cứu thành phần giá thể ruột bầu ảnh hưởng tới tỷ lệ sống
của cây con .............................................................................................. 31
4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của loại thuốc trị nấm tới tỷ lệ sống của
cây con ..................................................................................................... 35
4.4. Kết quả cứu ảnh hưởng của chế độ che phủ nilon tới tỷ lệ sống của cây con .. 38
4.5. Kết quả ảnh hưởng của các loại phân bón lá tới sự sinh trưởng và phát
triển của cây con ...................................................................................... 40
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 44
5.1. Kết luận .................................................................................................... 44
5.1.1. Ảnh hưởng của thời gian cảm ứng đến đến tỷ lệ sống của cây con sau
khi ra ngôi được 30 ngày ......................................................................... 44
5.1.2. Ảnh hưởng của thành phần giá thể ruột bầu đến tỷ lệ sống của cây con
Ba kích ..................................................................................................... 44
5.1.3. Ảnh hưởng của loại thuốc trị nấm tới tỷ lệ sống của cây con............... 44
5.1.4. Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc tới tỷ lệ sống của cây con ................ 44
5.1.5. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá tới sự sinh trưởng và phát triển của
cây con sau 20 ngày phun phân bón ........................................................ 45
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 466

n


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Cây Ba Kích Tím (Morinda officianalis How) là cây thuốc quý được sử


dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và được tìm thấy ở một số tỉnh vùng núi
phía Bắc như: Lạng sơn , Quảng Ninh và một số vùng khác… Ba kích là cây
thân thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn, tất cả các bộ phận của cây Ba
kích điều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh: Bổ thận âm, bổ thận dương,
tăng cường gân cốt, khử phong thấp, tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng,
chống viêm. Dịch chiết cồn từ củ Ba kích có tác dụng giảm huyết áp, tác dụng
nhanh đối với các tuyến cơ năng, bổ trí não, giúp ăn ngon, ngủ ngon [2].
Vì vậy trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng loài cây dược liệu
này ngày càng tăng nên nó bị khai thác kiệt quệ. Mặc khác, vùng phân bố của
Ba kích bị tàn phá nghiêm trọng khiến lồi cây này lâm vào tình trạng gần
như bị tuyệt chủng và được đưa vào sách đỏ Việt Nam để được bảo vệ.
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật việc ứng dụng
nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống đã trở nên phổ biến. Nuôi cấy mô tế bào
sẽ tạo ra hàng loạt cây giống sạch bệnh, chất lượng tốt, độ đồng đều cao, hệ
số nhân lớn và giữ được đặc tính di truyền của cây mẹ. Góp phần bảo vệ các
loại cây quý hiếm cũng như cung cấp đủ nguồn giống cây cho thị trường. Đây
cũng chính là giải pháp để bảo tồn và phát triển giống cây quý hiếm này.
Trong nhân giống bằng phương pháp ni cấy mơ tế bào thì quy trình
ra ngơi giai đoạn sau in vitrro là một giai đoạn rất quan trọng. Đây là giai
đoạn để đưa cây con đã đủ điều kiện xuống nhà lưới để cảm ứng với mơi
trường ở bên ngồi và cấy vào giá thể đất.
Vậy đưa ra được một quy trình kỹ thuật phù hợp cho cây ba kích để
đảm bảo được số lượng và chất lượng từ khâu tạo giống đến trồng đại trà là

n


2
điều cần thiết, quy trình ra ngơi cho cây Ba kích tím ở giai đoạn sau in vitro là

động tác kỹ thuật cần và quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng cây con
Ba kích, làm tốt quy trình ra ngơi cho cây con Ba kích sẽ hạn chế được sự thất
thốt cây con trong giai đoạn ra ngơi.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn sản xuất cây Ba kích tím, việc thực hiện
đề tài “Nghiên cứu hồn thiện quy trình ra ngơi cây dƣợc liệu Ba kích tím
(Morinda officinalis How) giai đoạn sau in vitro” là cần thiết.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới q trình ra ngơi giai đoạn sau in
vitro tạo cây Ba Kích tím hồn chỉnh.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tối ưu hóa q trình ra ngơi Ba kích tím.
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng và phát triển
của cây con.
1.4.Ý nghĩa của đề tài
* Trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp sinh viên củng cố và hoàn thiện kiến thức cơ bản và những kiến
thức đào tạo chun mơn trong q trình học tập trong nhà trường, đồng thời
tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những kiến thức ở ngoài
thực tế.
- Giúp cho sinh viên vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học vào
thực tiễn và là tiền đề quan trọng để sinh viên thấy được những kiến thức cơ
bản được bổ xung để phù hợp với thực tế hơn
- Làm cơ sở khoa học để hồn thiện quy trình ra ngơi sản xuất cây
giống dược liệu Ba kích tím.

n


3
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ xung thêm các thông tin,

các dữ liệu khoa học về kỹ thuật ra ngôi sau in vitro làm tài liệu tham khảo
cho công tác giảng dậy, nghiên cứu khoa học.
- Đề tài giúp cho sinh viên có thêm nhiều kinh nghiện kiến thức bổ ích
và tiếp cận với công tác nghiên cứu khoa học để phục vụ cho nghiên cứu và
công tác sau này.
* Trong thực tiễn sản xuất
- Kết quả nghiên cứu đã góp phần hồn thiện quy trình ra ngơi Ba kích tím.
- Đề tài giúp tìm ra những biện pháp tối ưu giúp giảm thất thoát một tỷ
lệ lớn cây giống trong giai đoạn ra ngôi.

n


4

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1.Cơ sở khoa học
2.1.1. Nuôi cấy mô - tế bào thực vật trong in vitro
Nhân giống vơ tính in vitro là phương pháp sản xuất hàng loạt cây con
từ các bộ phận của cây mẹ (các cơ quan, mô, tế bào), bằng cách nuôi cấy
chúng trong ống nghiệm ở điều kiện vơ trùng tuyệt đối có mơi trường nước
thích hợp và được kiểm sốt
Ni cấy mơ - tế bào thực vật là kĩ thuật cho phép nuôi cấy dễ dàng những tế
bào thực vật hay mô phân sinh sạch bệnh trong mơi trường nhân tạo thích hợp để
tạo ra những khối tế bào hay những cây hồn chỉnh trong ống nghiệm.
Ni cấy mơ tế bào và bộ phận cơ quan thực vật trong môi trường dinh
dưỡng vơ trùng nhằm tạo cây hồn chỉnh là một hướng nghiên cứu cơ bản và
đang được ứng dụng rộng rãi trong chọn tạo giống cây trồng.
Mặt khác nhân giống bằng kĩ thuật nuôi cấy in vitro (tiến hành trong

điều kiện ổn định điều kiện dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ) nên chủ động
được việc sản xuất cây giống không phụ thuộc vào mùa vụ, thời tiết và các
điều kiện bất lợi khác.
Song ưu thế nổi bật của kĩ thuật nuôi cấy mơ tế bào là có khả năng tạo giống
cây khoẻ mạnh, sạch virus, có thể phục tráng các giống cây trồng quý hiếm.
Hiện nay kĩ thuật này đã được ứng dụng trong nhiều giống cây trồng
như cây nông nghiệp, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây dược liệu, cây
hoa và cây cảnh [11].
2.1.2 Các giai đoạn chính trong ni cấy mơ tế bào thực vật
Mẫu ni cấy có nhiều loại, nhưng thường dùng là đỉnh sinh trưởng
(meristem). Công việc tiến hành theo trình tự: Mẫu cây (meristem) - Khử

n


5
trùng bề mặt - Rửa mẫu nhiều lần cho sạch chất sát trùng - Môi trường nuôi Tạo chồi - Tạo cụm chồi - Nhân giống - Ra rễ - Đưa ra vườn ươm.
2.1.2.1 Giai đoạn chuẩn bị
Giai đoạn này được xem như là một bước thuần hoá vật liệu nuôi cấy.
Vật liệu nuôi cấy (cây giống) được đưa ra khỏi nơi phân bố tự nhiên hoặc ra
khỏi khu khảo nghiệm để chúng thích ứng với mơi trường mới, giảm bớt
nguồn bệnh và tạo điều kiện chủ động về nguồn mẫu vật cho công tác nuôi
cấy. Trong điều kiện cần thiết có thể tác động các biện pháp trẻ hố vật liệu
nhân giống hoặc thụ phấn nhân tạo cho những lồi rất khó thụ phấn trong điều
kiện tự nhiên.
2.1.2.2 Giai đoạn khử trùng mẫu, cấy khởi động
Giai đoạn này nhằm tạo ra mẫu sạch và non trẻ cho các giai đoạn nuôi
cấy tiếp theo nên cần đảm bảo tỷ lệ mẫu nhiễm thấp, tỷ lệ sống cao, mô tồn tại
và sinh trưởng tốt. Bộ phận của cây được chọn làm mơ cấy phụ thuộc vào
hình thức nhân giống thích hợp cho từng loài cây và đặc biệt đúng giai đoạn

phát triển. Đỉnh sinh trưởng và chồi bên được sử dụng ở hầu hết các loại cây
trồng. Ngồi ra chóp đỉnh và chồi non nảy mầm từ hạt cũng được sử dụng.
Mẫu trước khi cấy vào môi trường cơ bản được làm sạch nguồn bệnh bằng
cách rửa nhiều lần bằng nước sạch, sau đó ngâm trong dung dịch khử trùng ở
nồng độ và thời gian thích hợp để làm sạch nguồn bệnh. Tuỳ thuộc vào từng
vật liệu mà chọn hoá chất khử trùng khác nhau. Trong quá trình khử trùng
mẫu phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến sức sống của mẫu cấy. Sau đó
đặt mẫu vào mơi trường tuỳ từng cây như MS, B5, NN… Khi nuôi cấy cần
chú ý điều kiện ánh sáng, nhiêt độ, ẩm độ và có thể cả nồng độ CO2 thích hợp.
2.1.2.3 Giai đoạn tạo chồi và nhân nhanh chồi
Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng và quyết định sự thành cơng của
tồn bộ q trình nhân giống. Trong giai đoạn này vai trị của chất điều hoà

n


6
sinh trưởng có đóng góp rất lớn kích thích tạo cụm chồi mà vẫn đảm bảo sức
sống và bản chất di truyền của vật liệu nuôi cấy.
2.1.2.4 Giai đoạn tạo cây mơ hồn chỉnh
Kích thích chồi ra rễ là giai đoạn quan trọng để có được cây hồn chỉnh.
Chồi hữu hiệu được chọn lựa đưa vào môi trường ra rễ. Môi trường tạo rễ
thường giảm đi một nửa nồng độ các chất mơi trường cơ bản nhằm hạn chế
q trình sinh trưởng, tập chung cho ra rễ, loại bỏ các chất kích thích tạo chồi,
phân chia chồi và thay vào đó là một số Auxin kích thích tạo rễ. Tuỳ theo loại
cây mà sử dụng các nồng độ Auxin cho phù hợp. Thông thường các chất
NAA, IBA, IAA được sử dụng với hàm lượng từ 1,0-5,0mg/l để kích thích
chồi ra rễ đối với một số cây thân gỗ. Một số trường hợp đặc biệt nếu chồi tạo
ra quá nhỏ và ngắn, có thể sử dụng GA3 và một số hợp chất như nước dừa
non, nước chiết khoai tây… bổ sung vào môi trường để đạt tiêu chuẩn cây con

chuyển sang khu huấn luyện.
2.1.2.5 Giai đoạn chuyển cây in vitro ra ngồi vườn ươm
Cây con đạt những tiêu chuẩn về hình thái nhất định (số lá, số rễ, chiều
cao cây) sẽ được đưa ra ngoài huấn luyện một thời gian để thích ứng với điều
kiện mơi trường bên ngồi, sau đó chuyển từ ống nghiệm ra nhà kính hay nhà
lưới, sau đó chuyển ra ngồi vườn ươm. Cây in vitro được nuôi cấy trong điều
kiện ổn định về dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, điều kiện vô trùng tốt
nên khi chuyển ra ngoài với điều kiện tự nhiên hoàn tồn khác hẳn như dinh
dưỡng thấp, ánh sáng có cường độ mạnh, nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, cây con dễ
bị stress, dễ mất nước và mau héo.
Để tránh tình trạng này, vườn ươm cây cấy mô phải mát, cường độ
chiếu sáng thấp, ẩm độ cao… Cây con thường được cấy trong luống ươm có
cơ chế dễ thốt nước, tơi xốp, giữ được ẩm. Trong những ngày đầu cần phải
phủ nilon để giảm thiểu q trình thốt hơi nước của lá (thường 7-10 ngày kể

n


7
từ ngày cấy). Rễ tạo ra trong q trình ni cấy mô sẽ dần bị lụi đi và rễ mới
xuất hiện, cây con thường được xử lý thêm với các chất kích thích ra rễ bằng
cách ngâm hoặc phun lên để rút ngắn thời gian ra rễ [11].
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nuôi cấy
- Nhiệt độ: Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân chia tế bào
và các quá trình trao đổi chất trong nuôi cấy mô, nhiệt độ nuôi cấy thường được
giữ ổn định ở 25± 20C; nhiệt độ nó cịn ảnh hưởng tới hoạt động của Auxin.
- Ánh sáng: Các nghiên cứu đã cho thấy ánh sáng rất cần thiết cho sự
phát sinh phát triển hình thái của mẫu cấy. Các loại mẫu cấy khác nhau có
nhu cầu về thời gian chiếu sáng, cường độ và ánh sáng khác nhau. Thời gian
chiếu sáng với đa số các lồi cây thích hợp là 12-18h/ngày.

- Cường độ ánh sáng: Là yếu tố quan trọng tác động đến quá trình phát
sinh hình thái của mô nuôi cấy, với những cường độ ánh sáng khác nhau. Để
kích thích mơ ni cấy tạo mơ sẹo có thể chiếu sáng hoặc khơng cần chiếu
sáng (để trong tối), để mơ sẹo sinh trưởng mạnh có thể chiếu sáng thấp
- Độ ẩm: Trong các bình ni cấy thì độ ẩm tương đối luôn 100% nên
ta không cần phải quan tâm nhiều đến vấn đề độ ẩm khi nuôi cấy.
* Các chất điều tiết sinh trƣởng
+ Nhóm auxin: Được đưa vào môi trường nuôi cấy nhằm thúc đẩy sự
sinh trưởng và giãn nở của tế bào, tăng cường các q trình sinh tổng hợp và
trao đổi chất, kích thích hình thành rễ và tham gia vào cảm ứng phát sinh phơi
vơ tính.... Các loại auxin thường sử dụng cho nuôi cấy: IAA (indol acid
axetic), NAA (Naphthyl acid axetic), 2,4D (2,4-Dicloro phenoxy acid axetic)
và IBA (Indol acid butyric). Các auxin khác có hàm lượng sử dụng từ 0,001 –
10mg/l. Chúng có hiệu quả sinh lý ở nồng độ thấp. Tùy theo loại auxin, hàm
lượng sử dụng và đối tượng nuôi cấy... mà tác động sinh lý của auxin là kích

n


8
thích sinh trưởng của mơ, hoạt hóa sự hình thành rễ hay thúc đẩy sự phân chia
mạnh mẽ của tế bào dẫn đến hình thành mơ sẹo (callus).
Trong cây auxin được tổng hợp ở các mô non đặc biệt là lá đang phát
triển và vùng đỉnh chồi . Từ những vùng này auxin được chuyển xuống các
phần dưới của cây (Nguyễn Đức Thành và cs, 2000) [12].
+ Cytokinin: Kích thích sự phân chia tế bào, sự hình thành và sinh
trưởng của hóa chồi bất định từ mơ sẹo và cơ quan. Các Cytokinin thường
được sử dụng trong nuôi cấy bao gồm: Zeatin [6-(4-hydroxy-3-metyl-but-2enylamino) purine]; Kinetin (6-furfurylamino purine); BAP (Bezylamino
purine); TDZ (Thidiazuron); 2-ip (isopentenyl adenine).
Hàm lượng Cytokinin sử dụng thường dao động từ 0,5-5,0mg/l. Ở

những nồng độ cao hơn Cytokinin có tác dụng kích thích rõ rệt đến sự hình
thành chồi bất định, đồng thời ức chế mạnh sự tạo rễ của chồi ni cấy. Trong
các loại Cytokinin trên thì Kinetin và BAP được sử dụng rộng rãi nhất. Việc
sử dụng tỷ lệ Auxin/ Cytokinin trong môi trường nuôi cấy quyết định sự phân
hóa của mơ theo hướng tạo rễ, tạo chồi hay mô sẹo (Nguyễn Đức Thành và cs,
2000) [2].
+ Gibberellin: Vào thời điểm năm 2003, đã có 126 chất Gibberellin
được biết đến thuộc nhóm Gibberellic acid thơng dụng nhất trong ni cấy
mơ là GA3. Hợp chất này có tác dụng kích thích sự giãn tế bào theo chiều dọc,
giúp kéo dài lóng đốt thân cây, phá ngủ của phơi, ức chế tạo rễ phụ cũng như
tạo chồi phụ. Ngoài ra GA3 còn ảnh hưởng đến sự ra hoa của một số thực vật
và rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây. Tuy nhiên GA3 rất mẫn cảm với
nhiệt độ, nó bị mất hoạt tính sinh lý tới 90% sau khi hấp vơ trùng. Ngồi các
chất có tác dụng kích thích trên cịn có các chất có tác dụng ức chế sinh
trưởng, phát triển khác như ABA, Etylen cũng gây ảnh hưởng khá rõ tới sự
phát sinh hình thái của một số cây trồng trong nuôi cấy in vitro. Tuy nhiên

n


9
GA3 rất mẫn cảm với nhiệt độ, nó bị mất hoạt tính sinh lý tới 90% sau khi
hấp vơ trùng. Vì vậy muốn sử dụng GA3 thường phải đem lọc qua màng lọc
vơ trùng, sau đó đưa vào mơi trường nuôi cấy.
2.1.4 . Các điều kiện vô trùng nuôi cấy mô trong in vitro
* Vô trùng dụng cụ
- Nồi hấp tiệt trùng: Dựa trên nguyên lý sức nóng của hơi nước ở áp
suất và nhiệt độ cao (1,2-1,5 atm; 120-130oC). Phương pháp khử trùng ướt sử
dụng thiết bị nồi hấp vô trùng là phương pháp hiệu quả và phổ biến trong khử
trùng môi trường nuôi cấy và dụng cụ nuôi cấy, nhiệt độ thường dùng cho

việc khử trùng là 121oC.
- Tủ sấy (60-600oC): Dùng trong khử trùng khô cho các dụng cụ bằng
kim loại, thuỷ tinh và các dụng cụ khác có tính chịu nhiệt (khơng bị cháy,
nóng chảy…). Các dụng cụ trước khi đem sấy phải gói bằng giấy nhơm và chỉ
được mở trong tủ cấy vơ trùng. Ngồi ra tủ sấy cịn được sử dụng để làm khơ
các dụng cụ thuỷ tinh hay dụng cụ cấy sau khi khử trùng ướt.
- Dung dịch khử trùng: Để khử trùng vật liệu đưa vào nuôi cấy người ta
thường sử dụng các dung dịch như: HgCl2, NaClO, Ca(OCl)2, H2O¬2, ... cồn
được sử dụng để khử trùng mẫu sơ bộ và đốt các dụng cụ khi nuôi cấy
(Nguyễn Đức Thành, 2000) [2].
- Buồng cấy vô trùng : Trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, các thao tác
với mẫu cấy được thực hiện trong buồng cấy vô trùng. Thiết bị này sẽ loại trừ
một cách hiệu quả nguồn vi sinh vật lây nhiễm theo khơng khí và tạo điều
kiên thoải mái cho người sử dụng. Buồng này làm việc theo nguyên tắc lọc
khơng khí vơ trùng qua màng và thổi khơng khí vơ trùng về phía người ngồi
thao tác.
- Buồng ni cây : u cầu chính của bng ni cây là phải đảm bảo
nhiệt độ ổn định trong khoảng 250C (250 ± 2). Tùy theo loại cây mà yêu cầu

n


10
nhiệt độ khác nhau cho thích hợp, ánh sáng trên dàn ni phải là loại ánh sáng
có phổ gần như ánh sáng tự nhiên (230-780nm). Cường độ chiếu sáng trên
dàn nuôi tối thiểu phải đạt 2000-3000 lux. Trong buồng nuôi phải sạch sẽ,
tránh tiếp xúc với bên ngồi.
* Vơ trùng mẫu cấy
Phương pháp phổ biến hiện nay là sử dụng hóa chất có khả năng tiêu
diệt vi sinh vật. Hiệu quả diệt nấm khuẩn của các chất này phụ thuộc vào thời

gian, nồng độ xử lý và khả năng xâm nhập của chúng vào các ngõ ngách trên
bề mặt mẫu cấy. Để tăng tính linh động của hóa chất diệt khuẩn, người ta
thường sử dụng thêm các chất làm giảm sức căng bề mặt như tween 20, tween
80, fotoflo, teepol… có thể xử lý phối hợp với cồn 70%. Một hóa chất được
lựa chọn cho q trình vơ trùng mẫu cấy phải đảm bảo 2 thuộc tính : Có khả
năng diệt vi sinh vật tốt và không hoặc mức độ độc thấp đối với mẫu thực vật.
2.1.5. Những vấn đề nhân giống trong in vitro
* Tính bất định về mặt di truyền
Tính bất định về mặt di truyền là do tác động của một số chất kích thích
sinh trưởng, tầm số biến dị là khác nhau và không lặp lại. Việc ni cấy mơ
sẹo, tế bào đơn thường có tần số biến dị cao hơn so với nuôi cấy đỉnh sinh
trưởng. Tần số biến dị xảy ra còn phụ thuộc vào các yếu tố:
- Kiểu di truyền hay giống cây nuôi cấy
- Loại mô nuôi cấy
- Số lần cấy chuyển nhiều hay ít, trong đó loại biến dị về nhiễm sắc thể
sẽ cao khi thời gian nuôi cấy kéo dài, số lần cấy chuyển thấp và thời gian cấy
chuyển giữa hai lần ngắn sẽ làm giảm khả năng gây biến dị.
* Sự nhiễm mẫu
Mơi trường hố học ni cấy mẫu rất giàu các chất hữu cơ và vô cơ nên
cũng rất thuận lợi cho nấm bệnh phát triển, nếu không được vô trùng hoặc

n


11
môi trường nuôi cấy bị nhiễm mầm bệnh, vi sinh vật sinh trưởng nhanh hơn
mẫu nuôi cấy, sử dụng các chất của môi trường đồng thời tiết ra các chất làm
chết mẫu cấy
Mẫu cấy được sống trong điều kiện môi trường tự nhiên nên có rất
nhiều mầm bệnh, nguồn bệnh có thể tiềm ẩn ngay trong mẫu cấy, trong bình

cấy, ống nghiệm, môi trường nuôi cấy và dụng cụ nuôi cấy. Mặc dù trước khi
cấy mẫu được khử trùng nhưng chỉ tiêu diệt được vi sinh vật nấm, còn mẫu
cấy bị nhiễm virut thì rất khó loại trừ. Vì vậy khi sử dụng mô phân sinh đỉnh
sinh trưởng để nuôi cấy do vùng này chưa bị virut xâm nhiễm cũng như chưa
phân hố mơ dẫn truyền nên mẫu cấy vừa sạch virut, vi khuẩn.
* Sự thuỷ tinh thể
Hiện tượng thuỷ tinh thể là một bệnh lý của cây, cây sẽ bị mất nước khi
chuyển cây từ môi trường in vitro ra ngồi mơi trường ngồi. Ngun nhân là
do cây in vitro có lớp sáp bên ngồi biểu bì mỏng, tế bào chứa nhiều phân tử
có cực dễ dàng nhận các phân tử nước. Về cấu tạo khí khổng của cây thường
có hình trịn thay vì hình elip như trong tự nhiên, khí khổng mở suốt trong q
trình ni cấy và mật độ khí khổng cao. Ngồi ra, nhu mơ thịt lá và lớp mơ
bảo vệ mặt ngồi của lá kém phát triển, tế bào chất kém đậm đặc, diệp lục ít
so với cây bình thường. Nên khi đưa cây ra mơi trường bên ngồi với điều
kiện tự nhiên hồn tồn khác cây khơng thể thích nghi dẫn đến stress và chết
có một số biện pháp hạn chế thuỷ tinh thể như sau:
2.2. Nghiên cứu trồng cây Ba kích trong và ngồi nƣớc
2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới
Ba kích là lồi lâm sản ngồi gỗ có giá trị dược liệu và giá trị kinh tế cao
đã được con người biết đến từ lâu. Ở Trung quốc, Ba kích được gây trồng và sử
dụng cách đây hàng trăm năm. Nhưng những nghiên cứu về Ba kích cịn rất
hạn chế. Kết quả nghiên cứu Ba kích ban đầu được trình bày trong cuốn sách

n


12
về công dụng và giá trị của một số loại cây dược liệu do các nhà y học của
Trung Quốc biên soạn và xuất bản vào đầu thế kỷ 19 (Thân Văn Cảnh, 2001).
Năm 1968 một số nhà nghiên cứu tại Vân Nam Trung Quốc đã xuất

bản cuốn sách “ kỹ thuật gây trồng cây thuốc ở trung quốc” Cuốn sách đã đề
cập đến cây dược liệu Ba kích.
Trong những năm gần đây, khi con người nhận thức được tầm quan
trọng của lâm sản ngồi gỗ nói chung và Ba kích nói riêng, một số nhà khoa
học tiếp tục nghiên cứu về Ba kích.
Năm 1992, J.H. de Beer - một chun gia lâm sản ngồi gỗ của tổ
chức Nơng Lương thế giới - khi nghiên cứu về vai trò và thị trường của lâm
sản ngoài gỗ đã nhận thấy giá trị to lớn của Ba kích đối với việc tăng thu
nhập cho người dân sống trong khu vực vùng núi nơi có phân bố Ba kích
nhằm xố đói giảm nghèo, đồng thời là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh
kinh tế xã hội vùng núi và bảo tồn phát triển tài nguyên rừng. Về nhu cầu thị
trường của Ba kích là rất lớn, chỉ tính riêng ở Lào, hàng năm xuất khẩu
khoảng 350 tấn sang Trung Quốc và Thái Lan. Đây là cơng trình nghiên cứu
tổng kết về vai trị Ba kích đối với con người, xã hội cũng như tình hình sản
xuất bn bán và dự báo thị trường, tiềm năng phát triển của Ba kích.
Năm 1995 nhóm tác giả người Nhật Bản Yoshikawa M, Yamaguchi S,
Nishisaka H, Yamahara J, Murakami N, đã nghiên cứu thành phần hoá học
thuốc kháng sinh tự nhiên (morindolide and morofficinaloside) của rễ khơ cây
Ba kích. [14]
Năm 1999, trong cuốn “ Tài ngun thực vật của Đông Nam Á” L.S de
padua, N.Bunyapraphatsara và R.H.M.J Lemmens đã tổng kết các nghiên cứu
thuộc họ chi Morinda trong đó có Ba kích. . Ở đây tác giả đã đề cập đến đặc
điểm phân loại của Ba kích, cơng dụng, phân bố, một số đặc điểm sinh vật
học và sinh thái học của Ba kích và cũng không thể không nhắc đến giá trị

n


13
kinh tế của Ba kích, tác giả cũng nhắc đến Ba kích là lồi cây góp phần vào

việc xóa đói giảm nghèo cho người dân miền núi. Ngoài ra tác giả cũng trình
bày kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc bảo vệ, thu hái, chế biến, tình hình
sản xuất và bn bán Ba kích trên thế giới.
Nhóm tác giả người Trung Quốc Li Sai, Ouyang Qiang, Tan
Xuanzhong, Shi Shanshan, Yao Zhongqing, Xiao Hongbin and Zhang
Zhongyi đã nghiên cứu các thành phần hóa học của cây Ba kích tím.
Nhóm tác giả khác Xu Honghua Lin Li Deng Peifeng Xie Jiexing Qiu
Qiongxin He Yaozhang cũng có những nghiên cứu cách trồng Ba kích cho
năng suất cao và chất lượng tốt.
Nhóm tác giả người Trung Quốc Li YF, Gong DH, Yang M, Zhao YM,
Luo ZP, năm 2003 đã tiến hành nghiên cứu về sự ngăn chặn của
Oligosaccharidesextracted từ Ba kích nguồn thuốc thảo dược tự nhiên của
Trung Quốc. [15].
2.2.2. Ở trong nước
Đất nước ta, với một vị trí tự nhiên hiếm có, một mặt gắn liền với lục
địa, mặt khác thông với đại dương và nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa,
khí hậu có nhiều nét độc đáo và đa dạng. Điều kiện tự nhiên đó đã thực sự ưu
đãi cho đất nước và con người Việt Nam một hệ sinh thái rừng phong phú với
tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc. Việt Nam có nền y học dân tộc cổ
truyền lâu đời với tri thức sử dụng các loại dược liệu, các bài thuốc có giá trị
dùng để chữa các bệnh thơng thường và nan y. Vì vậy nhân dân ta đã tìm
kiếm khai thác Ba kích để làm thuốc chữa bệnh.
Năm 1957, khi nghiên cứu về các loại thuốc ở Việt Nam, tác giả Đỗ Tất
Lợi đã cho rằng: Ba kích là cây thuốc được trồng ở nước ta vào năm 1890.
Trong Ba kích có chữa 1- 1,5 tinh dầu màu vàng nhạt, vị ngọt,nóng cay dễ
chịu có tác dụng chữa bệnh thận và bệnh khớp [2].

n



14
Vào những năm 1960 đến những năm 1980, một số nhà khoa học khi
nghiên cứu về cây thuốc ở nước ta có đề cập đến Ba kích. Do Ba kích là cây
"truyền thống", có đặc thù riêng khác với một số lồi lâm sản ngồi gỗ là có
phạm vi phân bố hẹp, chúng được trồng chủ yếu dưới tán rừng ở các tỉnh phía
Bắc như Bắc Giang, Quảng Ninh, Cao Bằng, Vĩnh Phúc nên các nhà khoa học
ít quan tâm. Các cơng trình nghiên cứu liên quan cịn tản mạn.
Năm 2000, để đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật gây trồng cây đặc sản dưới
tán rừng của người dân, Cục Khuyến Nông và Khuyến Lâm biên soạn tài liệu
"Trồng cây nông nghiệp, dược liệu và đặc sản dưới tán rừng". Nội dung tài
liệu đã nêu giá trị kinh tế, đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố và kỹ thuật
trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến thảo quả dưới tán rừng.
Ở các tỉnh Miền Bắc, việc nhân giống và trồng Ba kích đã được các nhà
khoa học nghiên cứu từ những năm cuối thập kỷ 90 nhưng hầu như chỉ dưới
các mơ hình nghiên cứu, việc triển khai sản xuất vẫn cịn gặp nhiều khó khăn.
Năm 1981, Nguyễn Thiên Kim và cộng sự đã thực hiện thí nghiện
trồng Ba kích bằng gốc rễ và hom thân song khơng cho biết tỷ lệ thành cơng
là bao nhiêu. Các thí nghiện trồng Ba kích dưới tán rừng thứ sinh có độ tàn
che 0,3 – 0,4, giống bằng hom thân có độ dài ngắn khác nhau cho thấy chất
lượng rễ không cao sau 7 năm theo dõi.
Nguyễn Chiều và cộng sự (2001) đã có những nghiên cứu giống sản
xuất từ hạt bắt đầu từ khâu thu hái, lựa chọn,gieo ươm cho đến khhi đưa cây
ra trồng. Tác giả cũng đã có những kết quả nghiên cứu nhân giống và trồng
vườn giống Ba kích trong mơ hình vườn gia đình và vườn trang trại.
Võ Châu Tuấn và cộng sự (2010) đã đưa những kết quả nghiên cứu
nhân giống in vitro Ba kích, từ nguyên liệu ban đầu là cành Ba kích 1 năm
tuổi ở huyện Tây Giang, Quảng Nam nhưng phần nghiên cứu đưa cây ra vườn

n



15
ươm cịn sơ sài chưa có những nghiên cứu cụ thể về điều kiện thích nghi. Đây
là yếu tố rất quan trọng khi triển khai trên quy mô lớn.
Hiện nay với một số tỉnh như: Quảng Ninh, Cát Bà - Hải Phòng, Vĩnh
Phúc, Phú Thọ, Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động - Bắc Giang, Mù Căng Chải Yên Bái, Đại Từ - Thái Nguyên, Bắc Kạn, . ….. đã triển khai trồng và phát
triển cây Ba kích. Tuy nhiên, việc phát triển Ba kích vẫn cịn gặp rất khó khăn
do quy mô nhỏ,lẻ không tập trung.
Trong năm gần đây Viện khoa học đã có cơng trình nghiên cứu về thử
nghiệm thuốc giâm hom cho cây Ba kích.
Đặng Ngọc Hùng, Ngơ Xn Bình, Nguyễn Thị Minh Trâm Bộ mơn
Cơng nghệ tế bào – Viện Khoa học sự sống – Đại học Nơng Lâm Thái
Ngun. Nghiên cứu nhân giống cây Ba kích bằng phương pháp nuôi cấy mô
với các giai đoạn nhân nhanh cho HSNC 1,68 lần với môi trường MS* +
4mg/l BAP + 2mg/l kinetin + 0,3mg/l NAA. Và tỷ lệ chồi ra rễ 75% với
0,2mg/l IBA + MS* [10].
Ở các tỉnh phía Nam, cây Ba kích đã được chính quyền địa phương tỉnh
Quảng Nam chọn làm cây xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc huyện
Tây Giang. UBND tỉnh đã phê duyệt thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình sản
xuất giống và trồng cây Ba kích tại huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng
Nam” để phát triển việc trồng cây Ba kích tại Quảng Nam.
2.3. Đặc trƣng của cây Ba kích
Cây Ba Kích Tím có tên khoa học là Morinda officianalis How, thuộc
họ cà phê (Rubiaceae). Ba kích tím cịn có nhiều tên gọi khác như: Ba kích
thiên, Ba kích (Bản Thảo Đồ Kinh), Bất điêu thảo, Diệp liễu thảo, Đan điền
lâm, Lão thử thich căn, Nữ bản (Hòa Hán Dược Khảo), Kê nhãn đằng, Đường
đằng, Tam giác đằng, Hắc đằng cổ, (Trung Dược Đại Từ Điển), Kê trường
phong(Trung Dược Chí), Tam mạn thảo(Đường Bản Thảo), Thỏ tử trường

n



16
(Trung Dược Tài Thủ Sách), Dây ruột gà, Chẩu phóng xì, Sày cái (Thái),
Thau tày cáy (tày), Chồi hồng kim (Dao) [1].
Cây Ba kích là cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Thân non
mầu tím, có lơng, phía sau nhẵn. Cành non, có cạnh. Lá mọc đối, hình mác
hoặc bầu dục, thuôn nhọn, cứng, dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm, lúc non mầu xanh
lục, khi già mầu trắng mốc. Lá kèm mỏng ôm sát thân. Hoa nhỏ, lúc non mầu
trắng, sau hơi vàng, tập trung thành tán ở đầu cành, dài 0,3-1,5cm, đài hoa
hình chén hoặc hình ống gồm những lá đài nhỏ phát triển khơng đều. Tràng
hoa dính liền ở phiá dưới thành ống ngắn. Quả hình cầu, khi chín mầu đỏ,
mang đài cịn lại ở đỉnh. Mùa hoa: tháng 5-6, mùa quả: tháng 7-10. Rễ dùng
làm thuốc thường khô, thường được cắt thành từng đoạn ngắn, dài trên 5cm,
đường kính khoảng 5mm, có nhiều chỗ đứt để lộ ra lõi nhỏ bên trong.Vỏ
ngoài mầu nâu nhạt hoặc hồng nhạt, có vân dọc [3].
Ở Việt Nam Ba kích mọc hoang ở vùng đồi, núi thấp các tỉnh trung du,
miền núi phía Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,
Hịa Bình,Sơn la, Cao Bằng… Phía nam có Đèo Sương mù Huyệt Hướng
Hóa(Quảng Trị), Tây Giang(Quảng Nam). Ở Trung Quốc Ba kích phân bố ở
Vân Nam, Quảng Tây, Hải Nam [7].
Ba kích là cây ưa ẩm, ưa sáng và hay chịu bóng khi cịn non. Trong tự
nhiên thường thấy Ba kích mọc ở trong các kiểu rừng thứ sinh,rừng xen lẫn
tre nữa và rừng non sau phục hồi nương rẫy [6]. Cây sinh trưởng vào mùa
xuân hè, ra hoa quả trong vụ hè thu, đến mùa đông cây bị rụng lá. Trong điều
kiện trồng thâm canh cây có leo tốt và được hoa quả hơn cây trồng.
2.4. Cơng dụng của cây Ba kích
Từ lâu, Ba kích đã nổi tiếng là vị thuốc tự nhiên có tác dụng rất lớn
trong y học. Trong Ba kích có chứa các thành phần :Gentianine, Carpaine,
Choline, Trigonelline, Díogenin, Yamogenin, Gitogenin, Tigogenin, Vitexin,


n


×