Tư tương Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân
Năm 1911, Hồ Chí Minh rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Bác chú ý khảo sát các
loại hình nhà nước, lựa chọn kiểu nhà nước cho phù hợp với VN. Người đã nghiên cứu 3 hình thức hình
thức nhà nước lúc bấy giờ.
- Nhà nước thực dân phong kiến:
o Về kinh tế: Cướp bóc, vơ vét thuộc địa về: tài nguyên, sức người, sức của, thị trường, làm
bần cùng hóa người lao động. Xây dựng một hệ thống thuế khóa hà khắc, đánh vào mọi
tầng lớp dân cư, làm cho thuộc địa ngày càng tối tăm, nghèo nàn, lạc hậu.
o Về chính trị: Đàn áp các phong trào cách mạng, dân chủ yêu nước; thực hiện chính sách
chia để trị, tước đoạt quyền tự do, dân chủ, quyền làm người. Trong khi đó thì rêu rao là
văn minh, khai hóa. Cai trị thì dùng sách lệnh áp đặt, cưỡng bức, chuyên chế, quan liêu.
o Về văn hóa: Thực hiện chính sách ngu dân: làm cho dân tối tăm, dốt nát, cấm đoán những
tư tưởng yêu nước, cách mạng. Thực hiện chính sách nô dịch tinh thần người lao động, kết
hợp thế quyền với thần quyền nhằm làm nhân dân chấp nhận và yên phận với kiếp nô lệ.
Người rút ra kết luận: cần phải đập tan bộ máy nhà nước kiểu này, thay bằng nhà nước tiến bộ.
- Nhà nước dân chủ tư sản:
o Người nhận thấy nhà nước này có một số tiến bộ so với nhà nước thực dân phong kiến
như: xác lập được các giá trị dân chủ, nhân đạo thể hiện trong lý tưởng cách mạng tư sản
là tự do, bình đẳng, bác ái; đã xây dựng được nhà nước pháp quyền và xã hội công dân,
dân được hưởng các quyền tự do và các quyền công dân.
o Tuy nhiên nhà nước này có những hạn chế lớn là: nhà nước của một số ít những người
nắm tư liệu sản xuất để thống trị xã hội; tuyên bố thực hiện được 1 số quyền dân chủ,
nhưng là thực hiện quyền dân chủ không đến nơi, dân chủ hình thức không triệt để. Vẫn
duy trì đối kháng giai cấp, áp bức bốc lột vì thế còn diễn ra cách mạng xã hội.
Người đi đến kết luận: cách mạng VN thành công sẽ không lựa chọn mô hình nhà nước kiểu dân chủ
tư sản như ở Anh, Pháp, Mỹ.
- Nhà nước Xô Viết:
o Tháng 6/1923 Người sang Liên Xô, sống và làm việc ở đó nhiều lần, nguời chứng kiến và
rút ra những nhận xét về ưu thế nổi bật của nhà nước Xô Viết mà các nhà nước khác không
có:
Nhà nước của số đông, bảo vệ lợi ích của số đông.
Thực hiện các quyền dân chủ đến nơi, nhân dân được thực sự làm chủ xã hội.
Trong quan hệ quốc tế nhà nước Xô Viết thực hiện chính sách cùng tồn tại hòa
bình, ủng hộ giúp đỡ vô tư, trong sáng các cuộc đấu tranh của các nước thuộc địa
giành độc lập và lựa chọn con đường phát triển đi lên của mình.
Người kết luận: cách mạng VN thành công sẽ thiết lập và xây dựng nhà nước theo mô hình Xô Viết.
Năm 1919, Người mới nghiên cứu về nhà nước, Bác đưa ra mô hình nhà nước chung nhất với những
nét khái quát: nhà nước dân chủ, phải bảo đảm các quyền dân tộc tự quyết, quyền tự do dân chủ, quyền
làm người. Tư tưởng về nhà nước dân chủ của Bác đặt nền móng cho vấn đề nhân quyền Việt Nam hiện
đại.
Năm 1927, Trong tác phẩm Đường Kách Mệnh, Bác chủ trương xây dựng nhà nước của số đông, về
nguyên tắc nó đối lập nhà nước của số ít.
Năm 1930 trong cương lĩnh 3/2, Bác chủ trương xây dựng nhà nước công nông binh và trên thực tế Xô
Viết Nghệ Tĩnh đã thiết lập hình thức nhà nước kiểu này.
Năm 1941 khi về nước chỉ đạo chuyển hướng cách mạng, về chính trị Bác chủ trương xây dựng thể
chế chính trị dân chủ cộng hoà và nhà nước dân chủ nhân dân. Đây là 1 sáng tạo rất lớn của Bác. Đến đây
mô hình nhà nước ở Hồ Chí Minh đã được xác định rõ rệt.
Năm 1945, CMT8 thành công và nhà nước dân chủ nhân dân được thành lập trong phạm vi cả nước từ
trung ương đến cơ sở.
Sau khi giành độc lập, Người khẳng định, “nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu quyền hạn
đều của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi
dân”. Đó là điểm khác nhau giữa nhà nước ta với nhà nước bóc lột đã từng tồn tại trong lịch sử.
Thế nào là nhà nước của dân?
Điều 1 Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (Năm 1946) nói: “Nước Việt Nam là một
nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân
biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.”
Điều 32, viết: “Những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết ”
thực chất đó là chế độ trưng cầu dân ý.
“Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại
biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”
Nhà nước của dân thì mọi người dân là chủ, người dân có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật
không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành thiết
chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân. Những vị đại diện do dân cử ra chỉ là thừa uỷ
quyền của dân, chỉ là công bộc của dân.
Thế nào là nhà nước do dân?
Nhà nước đó do nhân dân lựa chọn bầu ra những đại biểu của mình, nhà nước đó do dân ủng hộ,
giúp đỡ, đóng thuế để chi tiêu, hoạt động; nhà nước đó lại do dân phê bình xây dựng, giúp đỡ. Do đó Bác
yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến
và chịu sự kiểm soát của nhân dân. “nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ” nghĩa là
khi cơ quan nhà nước không đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân có quyền bãi
miễn nó. Hồ Chí Minh khẳng định: mỗi người có trách nhiệm “ghé vai gánh vác một phần” vì quyền lợi,
quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ.
Thế nào là nhà nước vì dân?
Đó là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, không có đặc quyền đặc
lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. Trong nhà nước đó, cán bộ từ chủ tịch trở xuống đều là công
bộc của dân.
“Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm,
Việc gì có hại đến dân ta phải hết sức tránh”
Hồ Chí Minh chú ý mối quan hệ giữa người chủ nhà nước là nhân dân với cán bộ nhà nước là công bộc
của dân, do dân bầu ra, được nhân dân thừa uỷ quyền. Là người phục vụ, nhưng cán bộ nhà nước đồng
thời là người lãnh đạo, hướng dẫn nhân dân. “Nếu không có nhân dân thì chính phủ không đủ lực lượng.
Nếu không có chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường”. Cán bộ là đày tớ của nhân dân là phải trung
thành, tận tuỵ, cần kiệm liêm chính , là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, sáng suốt, nhìn xa
trông rộng, gần gũi với dân, trọng dụng hiền tài Cán bộ phải vừa có đức vừa có tài.