Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2006-2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.99 KB, 10 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH ĐỒNG THÁP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 86/BC-UBND
Thành phố Cao Lãnh, ngày 4 tháng 8 năm 2009
BÁO CÁO
Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2006-2009,
Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2010 và định hướng kế hoạch bảo vệ môi
trường giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
_____________
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2006-2009
I. Đánh giá công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006-2009
Thời gian qua, công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hoàn thiện và nâng cấp bộ máy tổ chức của Chi cục Bảo vệ môi trường
trên cơ sở nâng cấp từ Phòng Môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường.
Hiện nay, bộ máy tổ chức của Chi cục Bảo vệ môi trường tương đối ổn định và đi
vào hoạt động từ tháng 4 năm 2008.
- Lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường vào trong chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, nhiệm vụ của ngành, địa phương mình.
- Chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các địa phương và đơn vị tư
vấn khảo sát và xây dựng kế hoạch, lộ trình, các dự án xử lý triệt để các cơ sở gây
ô nhiễm môi trường tại các điểm nóng còn lại trong tỉnh theo Quyết định
64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, chủ động bố trí vốn cụ thể
theo phân kỳ hàng năm để thực hiện xử lý triệt để các cơ sở và làng nghề gây ô
nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn Tỉnh.
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, xử phạt nghiêm những cơ sở vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác quan trắc ô nhiễm môi
trường, nhất là ở những khu nuôi trồng thủy sản, khu công nghiệp.


- Thực hiện theo tiến độ các dự án, đề án về bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, Tỉnh luôn chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận
thức cho cộng đồng, cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thông qua việc chỉ đạo
các ngành, đoàn thể, các địa phương chủ động phối hợp, thông qua các phương
tiện thông tin đại chúng và bằng nhiều hình thức như: tổ chức tập huấn, thi tìm
hiểu về Luật Bảo vệ Môi trường, đào tạo, bồi dưỡng các tuyên truyền viên về môi
trường ở các Đoàn thể… nhằm phổ biến Luật Bảo vệ Môi trường, các văn bản quy
phạm pháp luật mới ban hành và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đến rộng rãi
các tầng lớp nhân dân trong Tỉnh.
Tổng hợp kết quả thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Tháp
giai đoạn 2006-2009 (phụ lục 1 kèm theo).
II. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường và
tình hình thu chi ngân sách sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2008 và năm
2009
1. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường và
năm 2008
Trong năm 2008, tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ, dự
án bảo vệ môi trường theo như kế hoạch đã đề ra, cụ thể như sau:
- Thực hiện tốt công tác triển khai các văn bản pháp luật quan trọng về môi
trường, trình tự thủ tục hành chánh về môi trường cho các cán bộ làm công tác môi
trường ở các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa
bàn Tỉnh.
- Năm 2008, đã tổ chức 42 lớp tập huấn về môi trường cho khoảng 4.000 các
cán bộ quản lý, các bộ đoàn thể, các tuyên truyền viên môi trường, các hộ nuôi
trồng thủy sản; đồng thời tổ chức các hoạt động thiết thực nhân các ngày lễ, tết.
- Uỷ ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với
các ngành, các địa phương, Phòng Cảnh sát Môi trường tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường. Trong năm 2008 đã tiến hành 1.160 lượt thanh
tra, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm đối với các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,
nhà máy trên địa bàn Tỉnh. Với số tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

bảo vệ môi trường là 196.300.000đ. Thực hiện kiểm tra và thu phí nước thải của 17
doanh nghiệp, cơ sở lớn trong Tỉnh, với số tiền thu phí là 51.289 triệu đồng.
- Năm 2008, Tỉnh đã phê duyệt 43 Báo cáo đánh giá tác động môi trường
các dự án và đề án bảo vệ môi trường, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra hậu
thẩm định đối với các cơ sở, dự án sau khi được cấp quyết định phê chuẩn báo cáo
đánh giá tác động môi trường, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường.
- Năm 2008 đã quan trắc chất lượng nước mặt: 33 điểm, nước ngầm: 87
điểm; nước thải: 8 điểm; chất lượng nước nuôi thủy sản: 22 điểm; không khí: 19
điểm.
- Đối với công tác thực hiện đề án, dự án, giải quyết các điểm nóng về ô
nhiễm môi trường:
Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp, Uỷ ban nhân dân các
huyện, thị, thành triển khai thực dự án “Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp giai
đoạn 2006-2010” trên địa bàn Tỉnh; thực hiện dự án Xử lý nước thải làng bột chăn
nuôi heo xã Tân Phú Đông, thị xã Sa Đéc; xây dựng kế hoạch, lộ trình, biện pháp
giải quyết ô nhiễm của các điểm nóng còn lại; thực hiện các dự án Thiết kế mạng
lưới quan trắc môi trường và hệ thống cơ sở dữ liệu đến năm 2010 và Dự án Cải
thiện vệ sinh môi trường tại xã Nhị Mỹ và thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh giai
đoạn 1.
2. Tình hình thu chi ngân sách sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2008
Năm 2008, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã bố trí kinh phí 1% GDP của
Tỉnh để chi cho công tác bảo vệ môi trường của Tỉnh. Trong đó:
- Kinh phí sự nghiệp môi trường phân bổ cho Sở Tài nguyên Môi trường là:
7,068 tỷ đồng, đã sử dụng hết, đạt tỷ lệ 100%.
- Kinh phí sự nghiệp môi trường phân bổ cho các huyện, thị, thành phố trong
Tỉnh là 10 tỷ đồng. Trong đó đã sử dụng đạt tỷ lệ khoảng 60 - 70%.
3. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường 6
tháng đầu năm 2009
- Trong 6 tháng đầu năm đã tổ chức tập huấn kiến thức môi trường và phổ
biến các văn bản pháp luật cho 400 đối tượng là đoàn viên thanh niên lực lượng

Công an Tỉnh; khoảng 100 chủ trang trại, hộ nuôi thủy sản và các cơ sở sản xuất,
kinh doanh trên địa bàn Tỉnh. Đồng thời, phân bổ một phần kinh phí sự nghiệp môi
trường cho các ngành, đoàn thể để phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền giáo
dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng.
- Trong 6 tháng đầu năm 2009, đã tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác
động môi trường cho 08 dự án với các loại hình chế biến thủy sản, chế biến thức ăn
thủy sản, xây dựng bệnh viện, nuôi trồng thủy sản, chiết xuất dược liệu…
- Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trường phối hợp với
Công an Tỉnh, các huyện, thị, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra,
kiểm soát ô nhiễm của các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất, các khu nuôi
trồng thủy sản trên địa bàn Tỉnh. 6 tháng đầu năm đã kiểm tra hậu thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường của 17 Công ty, Doanh nghiệp trong Tỉnh, 58 cơ
sở sản xuất, kinh doanh; kiểm soát chất lượng nước thải để làm căn cứ thu phí
nước thải của 17 Công ty, Doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Thanh tra các tổ chức,
cá nhân có các hoạt động sản xuất - kinh doanh ảnh hưởng đến môi trường trên địa
bàn Tỉnh, xử phạt 11 cơ sở vi phạm số tiền là 68.500.000 đ
- Công tác thực hiện đề án, dự án về môi trường: Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã
chỉ đạo triển khai thực hiện các đề án, dự án về môi trường: Dự án: “Thiết kế mạng
lưới quan trắc môi trường và hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý môi trường trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010”, Dự án “Cải thiện vệ sinh môi trường nông
thôn trên địa bàn xã Nhị Mỹ và thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh” giai đoạn 1 và
chỉ đạo cho Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Viện Môi trường và Tài
nguyên thành phố Hồ Chí Minh xây dựng đề cương, thực hiện Dự án Cải thiện vệ
sinh môi trường giai đoạn 2; Giao Sở Tài nguyên Môi trường phối hợp với đơn vị
tư vấn thực hiện dự án: “Điều tra, đánh giá, phân vùng xả nước thải vào các nguồn
tiếp nhận trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”;
- Tiếp tục chỉ đạo các ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án để
giải quyết các điểm nóng về ô nhiễm môi trường.
- Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và Công an Tỉnh (Phòng cảnh sát
môi trường) xây dựng kế hoạch liên tịch giai đoạn 2010-2015 và tăng cường các

hoạt động phối hợp nhằm ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm môi trường trên
địa bàn Tỉnh.
- Ngoài ra, công tác quan trắc môi trường trên địa bàn toàn Tỉnh trong 6
tháng đầu năm đã thực hiện xong quan trắc môi trường đợt 1 và tiến hành nghiệm
thu 6 tháng đầu năm 2009.
Dự kiến mức độ hoàn thành kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi
trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 6 tháng đầu năm 2008 đạt theo yêu cầu kế
hoạch năm.
4. Tình hình thu chi ngân sách sự nghiệp bảo vệ môi trường 6 tháng đầu
năm 2009
Trong năm 2009, Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí chi cho nhiệm vụ bảo
vệ môi trường, thực hiện các đề án, dự án trên địa bàn toàn Tỉnh là: 17 tỷ đồng,
trong đó:
- Kinh phí sự nghiệp môi trường phân bổ cho Sở Tài nguyên và Môi trường
là 7 tỷ đồng. Kinh phí đã sử dụng trong 6 tháng đầu năm 2009 khoảng 3 tỷ, đạt tỷ
lệ 45%, kinh phí còn lại sẽ tiếp tục sử dụng trong 6 tháng cuối năm 2009.
- Kinh phí chi cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường phân bổ cho các huyện, thị
thành Phố trong Tỉnh là 10 tỷ đồng. Kinh phí các huyện, thị, thành phố đã sử dụng
trong 6 tháng đầu năm 2009 đạt tỷ lệ khoảng 40%.
- Dự kiến 6 tháng cuối năm 2009 Uỷ ban nhân dân Tỉnh sẽ chỉ đạo cho các
cấp, ban, ngành, đoàn thể, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị, thành tiếp tục sử dụng
hết số kinh phí đạt hiệu quả, thiết thực.
III. Một số thuận lợi, khó khăn trong công tác thực hiện nhiệm vụ bảo
vệ môi trường trong thời gian qua
Được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và cố gắng
của các ngành, các cấp, công tác thực hiện các đề án, dự án, nhiệm vụ về bảo vệ
môi trường trong thời gian qua trên địa bàn Tỉnh đã thu được những kết quả nhất
định. Tuy nhiên, một số lĩnh vực chưa đạt kết quả cao, tiến độ thực hiện các nhiệm
vụ bảo vệ môi trường vẫn chưa được đẩy nhanh do nhiều nguyên nhân, còn một số
khó khăn, cụ thể như:

- Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức về việc bảo vệ
môi trường và xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm, song nhìn chung nhận thức của
người dân nói chung và các nhà quản lý, các chủ cơ sở, doanh nghiệp nói riêng còn
chưa vào nề nếp. Vẫn còn địa phương, cơ sở còn chưa thực sự quan tâm, đôn đốc
thực hiện mà trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Tỉnh, các ngành chức năng.
- Tình trạng các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tư
tưởng lo chạy theo lợi nhuận kinh tế, vì lợi ích trước mắt và cục bộ mà không tuân
thủ các qui định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời
sống hàng ngày của một số tổ chức, đơn vị, cá nhân còn khá phổ biến trong Tỉnh.
- Các phong trào về bảo vệ môi trường chưa trở thành những hoạt động
thường xuyên, liên tục, có tính chất động viên, thôi thúc mọi người dân tham gia.
Công tác tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông
tin đại chúng tuy đã bắt đầu được quan tâm nhưng thời lượng, thời gian chưa phù
hợp, chưa hiệu quả, không có tác động rộng rãi đến đông đảo các đối tượng.
- Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về môi trường tuy đã được tăng cường
một bước, nhưng vẫn còn thiếu về số lượng và năng lực hạn chế.
- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ môi trường còn
kém hiệu qủa, đôi khi chồng chéo chức năng và bỏ trống nhiệm vụ quản lý.
- Đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường vẫn còn dàn trải và hạn chế. Mặc
dù Chính phủ đã quy định, bố trí chi 1% ngân sách cho hoạt động sự nghiệp môi
trường. Song việc thực hiện tại các ngành và địa phương còn nhiều lúng túng và
bất cập. Việc phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường sai nội dung và mục đích
hoặc bố trí không đủ còn xảy ra ở một số địa phương;
- Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường mặc dù
đã được ban hành lồng ghép vào trong các văn bản pháp luật liên quan, tuy nhiên
khi triển khai thực hiện thì còn gặp nhiều khó khăn.
VI. Kiến nghị và đề xuất
Qua việc triển khai kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2008 và năm 2009, Uỷ
ban nhân dân Tỉnh đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
công tác bảo vệ môi trường, cụ thể:

Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ vốn cho địa phương thực hiện xử lý ô nhiễm triệt
để các điểm nóng của tỉnh, và xử lý chất thải ngành Y tế.
- Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các cơ sở có
nhu cầu khi triển khai thực hiện xử lý ô nhiễm.
- Nhanh chóng sửa đổi, hoàn thiện các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành
Luật Bảo vệ Môi trường cho phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương.
Trong đó, đề nghị Bộ nên nghiên cứu và sớm sửa đổi Thông Tư số
114/2006/TTLT BTC-BTNMT ngày 29/12/2006 về hướng dẫn quản lý và sử dụng
kinh phí chi sự nghiệp môi trường; làm rõ và cụ thể các khoản chi, mức chi 1% cho
sự nghiệp môi trường, kể cả việc hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát việc thực
hiện chi 1% GDP cho công tác bảo vệ môi trường ở các địa phương như thế nào.
- Nhanh chóng sửa đổi Nghị định số 81 về xử phạt vi phạm hành chính về
bảo vệ môi trường để đủ sức răn đe, xử phạt các hành vi vi phạm về môi trường.

×