Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Luận văn nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn xã phú lạc, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------

--------

GIÀNG SEO PHỦNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÈ
CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚ LẠC
HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Nghiên cứu

Chun ngành

: Khuyến nơng

Hệ đào tạo

: Chính quy

Khố học



: 2013 - 2017

Thái Nguyên - 2017

c


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------

--------

GIÀNG SEO PHỦNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÈ
CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚ LẠC
HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Nghiên cứu

Chuyên ngành


: Khuyến nông

Lớp

: K45 - KN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Khố học

: 2013 - 2017

Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS. Đinh Ngọc Lan

Thái Nguyên - 2017

c


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận này là do chính tơi thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của cô giáo PGS TS. Đinh Ngọc Lan.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa
hề được công bố hoặc sử dụng để bảo vệ một học hàm nào.

Khóa luận đã sử dụng thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các thơng
tin trích dẫn trong khóa luận này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 06 năm 2017
Sinh viên

Giàng Seo Phủng

c


ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh
tế & Phát triển nông thôn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành
thực tập tốt nghiệp với đề tài:“Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả sản
xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn xã Phú Lạc, huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Ngun”.
Trong q trình thực hiện đề tài tơi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp
đỡ, động viên của những cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc
nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập
và nghiên cứu.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển nông
thôn, cùng tất cả các thầy - cơ giáo đã tận tình dìu dắt tơi trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Có được kết quả này tơi vơ cùng biết ơn và bày tỏ lịng kính trọng sâu
sắc đối với PGS.TS Đinh Ngọc Lan người đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ tơi
hồn thành đề tài này.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sâu sắc tới ban lãnh đạo, cán bộ
UBND xã Phú Lạc, đã nhiệt tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong thời gian

thực tập.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
đã chia sẻ những khó khăn và động viên tơi hồn thành đề tài này.
Do trình độ, kinh nghiệm thực tế bản thân có hạn, thời gian thực tập
khơng nhiều vì vậy bản khố luận này khơng tránh khỏi những sai sót, rất
mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cơ giáo, sự đóng góp ý kiến của các
bạn sinh viên để bản khố luận được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !

c


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng của chè Việt Nam........................ 16
năm 2013 - 2015 .......................................................................................... 16
Bảng 2.2: Số liệu xuất khẩu chè của Việt Nam năm 2014-2015 ................... 18
Bảng 4.1: Tình hình dân số giai đoạn 2013 - 2014 ....................................... 30
Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng chè tại xã Phú Lạc, huyện Đại Từ từ
năm 2014 – 2016 .......................................................................................... 35
Bảng 4.3: Tình hình nhân lực của hô kiêm trồng chè và hộ chuyên trồng chè
trong xã Phú Lạc .......................................................................................... 36
Bảng 4.4: Phương tiện sản xuất của hộ trồng chè ......................................... 37
Bảng 4.5: Tình hình sử dụng đất của các hộ kiêm và hộ chuyên trồng chè ... 38
Bảng 4.6: Tình hình sản xuất chè của hộ chuyên và hộ kiêm trong xã .......... 40
Bảng 4.7: Chi phí bình qn sản xuất chè của hộ chuyên và hộ kiêm trong xã
Phú Lạc ........................................................................................................ 41
Bảng 4.8: Hiệu qủa sản xuất chè tính trên 1 ha của hộ nông dân trong xã Phú
Lạc ............................................................................................................... 43
Bảng 4.9: Hiệu quả sử dụng vốn của các hộ nông dân trong xã .................... 44

Bảng 4.10: Hiệu quả sử dụng lao động của các hộ nông dân trong xã .......... 45
Bảng 4.11: Một số khó khăn của các hộ nơng dân sản xuất chè .................... 46

c


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tình hình sản xuất chè trên thế giới qua các năm 2005-2014 ... 12
..................................................................................................................... 13
Biểu đồ 2.2: Tình hình xuất khẩu chè trên thế giới các năm 2005-2014........ 13
Biểu đồ 2.3: Biến động giá chè trên thế giới qua các năm 2000-2015........... 14
Biểu đồ 2.4: Tình hình tiêu dùng chè tồn cầu qua các năm 2005-2014 ....... 15
Hình 4.1: Kênh phân phối sản phẩm chè của các nông hộ xã Phú Lạc. ......... 39

c


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

BQ

Bình qn

CLĐ


Cơng lao động

ĐVT

Đơn vị tính

GO

Tổng giá trị sản xuất

Ha

Hec ta

IC

Chi phí trung gian

MI

Thu nhập hỗn hợp

Pr

Lợi nhuận

TC

Tổng chi phí


UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

VA

Giá trị gia tăng

VNĐ

Việt nam đồng

+

Lượng tăng giảm tuyệt đối

c


vi
MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ............................................................ iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. v
MỤC LỤC .................................................................................................... vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài. .......................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. ............................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung. .................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể. .................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học ...................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ......................................................................... 3
1.3.3. Ý nghĩa đối với sinh viên ...................................................................... 4
Phần 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................. 5
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 5
2.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế .............................................................. 5
2.1.2. Khái niệm về yếu tố đầu vào, đầu ra ..................................................... 5
2.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất chè .......................................... 6
2.2.Cơ sở thực tiễn của đề tài ....................................................................... 10
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới ................................... 10
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè tại Việt Nam .................................. 16
2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè tại Thái nguyên. ............................ 18

c


vii
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

..................................................................................................................... 22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ......................................................... 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu. ........................................................................ 22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 22
3.2. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................ 22
3.3. Câu hỏi nghiên cứu. ............................................................................... 22
3.4. Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................... 23
3.4.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra.......................................................... 23
3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập thông tin. ............................................ 23
3.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu................................................... 24
3.4.4. Phương pháp so sánh. ......................................................................... 24
3.5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích. ............................................................. 24
3.5.1 . Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hộ. ................................ 24
3.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè ............................ 26
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 27
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Phú Lạc, huyện
Đại Từ , tỉnh Thái Nguyên............................................................................ 27
4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên. .............................................................. 27
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội xã Phú Lạc ................................................. 28
4.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của xã. ..................................................... 33
4.2. Thực trạng phát triển sản xuất chè xã Phú Lạc, huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên. ........................................................................................................ 35
4.2.1. Tình hình sản xuất chè của xã Phú Lạc. .............................................. 35
4.2.2. Tình hình của các nhóm hộ nghiên cứu .............................................. 36
4.2.3. Phân tích hiệu quả kinh tế của cây chè trên địa bàn xã Phú Lạc, huyện
Đại Từ. ......................................................................................................... 40

c



viii
4.2.4. Một số khó khăn của các hộ nơng dân sản xuất chè trong xã. ............. 46
4.2.5. Một số nhận xét về tình hình phát triển sản xuất chè của hộ nơng dân.47
4.3.1. Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương ............................... 48
4.3.2. Nhóm giải pháp đối với nơng hộ......................................................... 50
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 52
5.1. Kết luận ................................................................................................. 52
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO

c


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Chè là cây công nghiệp dài ngày, được trồng khá phổ bến trên thế giới,
tiêu biểu là một số quốc gia thuộc khu vực Châu Á như: Trung Quốc, Nhật
Bản, Việt Nam… Nước chè là thức uống tốt, rẻ tiền hơn cà phê, ca cao, có tác
dụng giải khát, chống lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích thích hoạt
động của hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và chữa một số bệnh đường ruột. Chính vì
những đặc tính ưu việt trên chè đã trở thành một đồ uống phổ thông với nhu
cầu tiêu thụ ngày càng tăng trên toàn thế giới. Đây chính là lợi thế tạo điều
kiện cho việc sản xuất chè ngày càng phát triển[1].
Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho
cây chè phát triển. Lịch sử trồng chè của nước ta đã có từ lâu, chè cho năng
suất sản lượng tương đối ổn định và có giá trị kinh tế, tạo việc làm cũng như
thu nhập cho người lao động, đặc biệt là các tỉnh trung du và miền núi.
Tỉnh Thái Nguyên là một thành phố trung du và miền núi Bắc Bộ, có

diện tích chè lớn thứ 2 trên cả nước. Do thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng đất
đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu, rất phù hợp với cây chè. Vì vậy nguyên liệu
chè búp tươi ở Thái Nguyên có phẩm cấp, chất lượng rất cao. Người sản xuất
chè của tỉnh Thái Nguyên đã có những kỹ thuật chăm sóc, thu hái và chế biến
chè rất tinh xảo, với đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nghề chè, bằng
những công cụ chế biến thủ công, truyền thống, đã tạo nên những sản phẩm
chè cánh đẹp, thơm hương chè, hương cốm, có vị chát vừa phải, đượm ngọt,
đặc trưng của chè Thái Nguyên, với chất lượng và giá trị cao; 100% sản phẩm
chè là sản phẩm chè xanh, chè xanh cao cấp, chủ yếu tiêu thụ nội địa và có xuất
khẩu (Lê Tất Khương – Đỗ Ngọc Quỹ, 2000) [2]

c


2
Tuy vậy, nguồn chè cung cấp để sản xuất thì vẫn còn rất hạn chế về chất
lượng, mẫu mã dẫn tới giá thành của chè xuất khẩu của Việt Nam nói chung và
Thái Nguyên nói riêng có giá thấp hơn so với giá thị trường thế giới.
Đại Từ là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thái Nguyên. Là
huyện thuần nơng trong đó cây chè là cây mũi nhọn để phát triển triển kinh tế
của địa phương, cây chè được phân bổ ở nhiều xã trong huyện. Do có điều
kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển, từ lâu Đại Từ đã
được biết đến như một vùng chè nổi tiếng của Việt Nam. Cho đến nay, sản
phẩm chè của Đại từ nói riêng và Thái Nguyên nói chung đã được xuất khẩu
đi nhiều nước như: Pháp, Iran, Iraq, Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nước khác.
Năm 2015, Thái Nguyên là địa điểm chính tổ chức các họat động của liên
hoan trà quốc tế lần thứ ba.
Cây chè là cây cho thu nhập tương đối ổn định so với các cây trồng
khác đối với người dân tại xã Phú Lạc. Mặc dù vậy phương thức sản xuất của
người dân cịn mang tính nhỏ lẻ thủ cơng, sản phẩm chè làm ra khơng có tính

cạnh tranh cao, chủ yếu là kinh tế hộ. Người dân chỉ biết trồng, chăm sóc, thu
hái và sản phẩm làm ra có giá bấp bênh, phụ thuộc vào thị trường, bị tư
thương ép giá. Đặc biệt, xã Phú Lạc chưa có bức tranh tổng quát về hiệu quả
kinh tế của cây chè so với cây trồng khác. … Mặt khác người dân trồng chè
vẫn cịn nhiều khó khăn trong sản xuất cũng như tiêu thụ chè. Như sự gắn kết
giữa người trồng chè với các doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là thị
trường nội tiêu chưa tận dụng được lợi thế để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, phát triển ổn định vì vậy cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền để
giúp đỡ định hướng cho người dân tại xã phát triển nâng cao giá trị cây chè hơn
nữa. Thấy được các tồn tại để từ đó đề ra các giải pháp phát triển sản xuất – chế
biến – tiêu thụ chè của xã. Xuất phát từ những thực tế trên tôi đã tiến hành thực

c


3
hiện đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất chè của các hộ
nông dân trên địa bàn xã Phú Lạc - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
1.2.1. Mục tiêu chung.
Phân tích được tình hình sản xuất và đánh giá được hiệu quả kinh tế sản
xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn xã Phú Lạc, huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên để đánh giá được phương thức sản xuất của người dân và đưa ra một
số giải pháp giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất chè, góp phần cải
thiện cuộc sống của người dân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Đánh giá được thực trạng sản xuất chè trên địa bàn xã Phú Lạc, huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trong 3 năm từ năm 2013 – 2015.
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của việc trồng chè tại địa phương.
- Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất chè giúp

người dân cải thiện cuộc sống.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
- Đề tài là thông tin cơ sở về đặc điểm hiệu quả thu được từ trồng chè ở
xã Phú Lạc - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề tài đánh giá một cách tổng quát hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của người dân trồng chè tại xã Phú Lạc từ đó có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho đội ngũ cán bộ UBND xã Phú Lạc, và các cơ quan liên quan
trong việc phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là người dân trồng chè và làm tài
liệu cho các sinh viên khoá học sau.

c


4
1.3.3. Ý nghĩa đối với sinh viên
- Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường,
ứng dụng kiến thức đó vào thực tiễn.
- Rèn luyện các kỹ năng thu thập xử lý số liệu, viết báo cáo.

c


5
Phần 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh sử dụng nguồn nhân lực, vật

lực để đạt được hiệu quả cao nhất hay nói cách khác hiệu quả kinh tế là một
phạm trù phản ánh chất lượng của một hoạt động kinh tế. Nâng cao chất
lượng một hoạt động kinh tế là tăng cường lợi dụng các nguồn lực có sẵn
trong một hoạt động kinh tế, đòi hỏi khách quan của một nền sản xuất xã hội,
do nhu cầu vật chất ngày càng cao.
2.1.2. Khái niệm về yếu tố đầu vào, đầu ra
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát
triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và mức
độ chi phí các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu
kinh doanh. Nó là thước đo trở nên ngày càng quan trọng của sự tăng trưởng
kinh tế là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của
doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
* Đối với các yếu tố đầu vào:
Các yếu tố đầu vào trong các hoạt động sản xuất của người dân bao
gồm tất cả các chi phí về tài chính, thời gian, cơng lao động… (chi phí giống,
chi phí phân bón, chi phí marketing…)
Do các tư liệu sản xuất tham gia vào quy trình sản xuất khơng đồng
nhất có thể lại rất khó xác định giá trị nào đào thải và chi phí sửa chữa nên
việc tính tốn khấu hao và phân bổ chi phí để xác định các chỉ tiêu hiệu quả
có tính chất tương đối.
Do sự biến đổi không ngừng của thị trường nên việc xác định chi phí cố
định là khơng chính xác mà chỉ có tính tương đối.

c


6
Một số yếu tố đầu vào rất khó lượng hóa (thông tin, tuyên truyền, cơ sở
hạ tầng…) nên không thể tính tốn một cách chính xác.
* Đối với yếu tố đầu ra:

Yếu tố đầu ra của hoạt động sản xuất của người dân chính là kết quả
của q trình sản xuất đó là các sản phẩm nơng nghiệp, những lợi ích từ hoạt
động sản xuất kinh tế.
Phần lớn những kết quả sản xuất ra là có thể lượng hóa được một cách
cụ thể nhưng vẫn có những yếu tố khơng thể lượng hóa được: Bảo vệ mơi
trường, năng lực cạnh tranh của nhà sản xuất khả năng tạo việc làm.
Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh là phải đạt
được hiệu quả tối đa chi phí và chi phí tối thiểu ở đây được hiểu theo nghĩa
rộng chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực bao gồm cả chi phí
cơ hội, cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương
hướng kinh doanh tối đa nhất, các mặt hàng sản suất có hiệu quả cao hơn.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất chè
Chè là cây cơng nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, có vị trí quan
trọng trong đời sống sinh hoạt, kinh tế và văn hoá của con người. Tuy nhiên
chè là cây trồng đòi hỏi kỹ thuật khá cao từ khâu trồng, chăm sóc tới thu
hoạch và bảo quản, chế biến. Để sản xuất chè phát triển một cánh bền vững
cần quan tâm chú trọng từ đầu vào tới đầu ra của sản phẩm. Nếu coi cây chè
là cây trồng mũi nhọn thì cần phải thực hiện theo hướng chuyên mơn hóa để
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè góp phần tăng thu nhập cải
thiện đời sống người dân trồng chè.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè
a. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
+ Điều kiện đất đai

c


7
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt đối với cây chè, nó là yếu
tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, chất lượng chè. Muốn chè có chất

lượng cao và có hương vị đặc biệt cần phải trồng chè ở độ cao nhất định.
Độ dốc đất trồng chè khơng q 300, đất càng dốc thì xói mịn càng lớn, đất
nghèo dinh dưỡng chè khơng sống được lâu. Cây chè ưa các loại đất thịt và đất
thịt pha cát có giữ độ ẩm tốt, thốt nước tốt. Độ sâu mực nước ngầm phải sâu
hơn thì chè mới sinh trưởng và phát triển tốt được vì cây chè cần ẩm nhưng sợ
úng. Độ chua của đất là chỉ tiêu quyết định đời sống cây chè, độ chua PH
thích hợp nhất là từ 4,5 – 5,5. Trồng chè ở các vùng đất trung tính hoặc kiềm
cây chè chết dần. Để cây chè phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao thì
đất trồng chè phải đạt yêu cầu: Đất tốt, giàu mùn, chứa đầy đủ các chất dinh
dưỡng cho chè phát triển [3].
+ Điều kiện về khí hậu
Cây chè thích nghi với các điều kiện khí hậu khác nhau. Nhưng qua số
liệu các nước trồng chè cho thấy, cây chè sinh trưởng ở những vùng có lượng
mưa hàng năm từ 1000 - 4000 mm, phổ biến thích hợp nhất từ 1500 – 2000
mm. Độ ẩm khơng khí cần thiết từ 70 - 90%. Độ ẩm đất từ 70 - 80%. Lượng
mưa bình quân tháng trên 1000 mm chè mọc tốt, ở nước ta các vùng trồng chè
có điều kiện thích hợp, chè thường được thu hoạch nhiều từ tháng 5 đến tháng
10 trong năm [1].
Cây chè ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ khơng khí dưới 100C hay trên 400C.
Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng từ 22 – 280C. Mùa đông cây chè tạm ngừng sinh
trưởng, mùa xuân bắt đầu phát triển trở lại. Thời vụ thu hoạch chè dài, ngắn, sớm,
muộn tuỳ thuộc chủ yếu vào điều kiện nhiệt độ. Tuy nhiên các giống chè khác nhau
có mức độ chống chịu khác nhau [1].
b. Nhóm nhân tố kinh tế kỹ thuật
+ Giống chè

c


8

Giống chè ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng, đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh. Chọn giống luôn là mục tiêu trong sản xuất nông nghiệp,
giống tốt làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như tăng năng suất
lao động. Vì vậy để đa dạng hóa sản phẩm chè và tận dụng lợi thế so sánh,
mỗi vùng sinh thái địi hỏi phải có một tập đồn giống thích hợp với điều kiện
mỗi vùng.
+ Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Tưới nước cho chè: Chè là cây ưa nước, trong búp chè có hàm lượng
nước lớn, song chè rất sợ úng và không chịu úng. Chè gặp khô hạn sẽ bị cằn
cỗi, hạn chế việc hút các chất dinh dưỡng từ đất, khô hạn lâu ngày sẽ làm
giảm sản lượng thậm chí cịn chết. Do đó, việc tưới nước cho chè là biện pháp
giữ ẩm cho đất để cây sinh trưởng phát triển bình thường, cho năng suất và
chất lượng cao.
- Bón phân: Bón phân cho chè là một biện pháp kỹ thuật quan trọng
nhằm tăng sự sinh trưởng của cây chè, tăng năng suất và chất lượng chè.
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, cây chè đã lấy đi một lượng phân rất
cao ở trong đất, trong khi đó chè lại thường được trồng trên sườn đồi, núi cao,
dốc, nghèo dinh dưỡng... Bón phân cân đối giữa N, P, K cho năng suất cao
hơn hẳn so với chỉ bón đạm và kali hoặc chỉ bón mỗi đạm. Thời kỳ đầu của
giai đoạn kinh doanh sự sinh trưởng tán chè tiếp tục đòi hỏi đủ phân P, K nên
cơ sở bón đủ đạm [1].
- Đốn chè: Đốn chè cũng ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và chất
lượng chè, đốn chè là cắt đi đỉnh ngọn của các cành chè, ức chế ưu thế sinh
trưởng đỉnh và kích thích các trồi ngủ, trồi nách mọc thành lá, cành non mới
tạo ra một bộ khung tán khoẻ mạnh, làm cho cây luôn ở trạng thái sinh trưởng
dinh dưỡng hạn chế sự ra hoa, kết quả có lợi cho việc ra lá, kích thích sinh
trưởng búp non, tăng mật độ búp và trọng lượng búp, tạo bộ khung tán to có

c



9
nhiều búp, vừa tầm hái tăng hiệu suất lao động, cắt bỏ những cành già tăm
hương, bị sâu bệnh thay bằng những cành non mới sung sức hơn giữ cho cây
chè có bộ lá thích hợp để quang hợp [3].
Đốn Phớt: Đốn hàng năm, đốn cao hơn vết đốn cũ 3 - 5cm, khi cây chè
cao hơn 70cm thì hàng năm đốn cao hơn vết đốn cũ 1 - 2cm.
Đốn lửng: Đốn cách mặt đất 60 - 65cm.
Đốn dàn: Đốn cách mặt đất 40 - 50cm.
Đốn trẻ lại: Đốn cách mặt đất 10 - 15cm.
c. Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế xã hội
+ Thị trường
- Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sự tồn tại
của cơ sở sản xuất kinh doanh chè, của các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế
thị trường. Mục đích cuối cùng của nhà sản xuất là tạo ra các sp đáp ứng yêu
cầu của thị trường và thu được nguồn lợi nhuận cao. Mỗi nhà sản xuất, mỗi cơ
sở sản xuất kinh doanh và mỗi cá nhân đều phải trả lời 3 câu hỏi của kinh tế
học đó là: Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Câu hỏi
sản xuất cái gì được đặt lên hàng đầu, mang tính định hướng. Để trả lời được
câu hỏi này người sản xuất phải tìm kiếm thị trường, tức là xác định nhu cầu
có khả năng thanh tốn của thị trường đối với hàng hố mà họ sẽ sản xuất ra.
Thị trường đóng vai trò là khâu trung gian nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
Thực tế nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm chè ngày càng tăng vì
vậy mà thị trường chè rất rộng lớn [4].
+ Giá cả
Giá cả là yếu tố quyết định tới kết quả sản xuất chè của hộ ảnh hưởng
tới tổng giá trị sản xuất. Có thể nói sự biến động của thị trường ảnh hưởng
trực tiếp tới đời sống của người làm chè, ngành chè mỗi vùng miền, quốc gia.

c



10
Do đó việc ổn định giá cả, mở rộng thị trường tiêu thụ chè là hết sức cần thiết
cho sự phát triển lâu dài của ngành chè.
+ Nguồn lao động
Nhân tố lao động luôn là yếu tố quyết định trong việc sản xuất, trong
sản xuất chè cũng vậy, yếu tố con người mang lại năng suất, sản lượng, chất
lượng cho chè. Để sản phẩm chè sản xuất ra có năng suất cao, chất lượng tốt
ngoài việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật ra, cần phải có lao động
có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao. Trong hai khâu: sản xuất - chế biến, nhân
tố con người đều quyết định đến sản lượng và chất lượng của chè. Trong khâu
sản xuất, từ việc chọn giống, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch tất cả đều phụ
thuộc vào nhân tố lao động. Lao động có tay nghề sẽ tạo ra năng suất và chất
lượng cao.
+ Hệ thống cơ sở chế biến chè
Chế biến là một trong những công đoạn cần được chú trọng, sau khi chè
được thu hoạch thì bắt đầu tiến hành chế biến. Đây là giai đoạn cuối cùng để tạo
ra sản phẩm. Hiện nay trong khâu chế biến đã có bước phát triển đáng kể, các
cơng cụ dùng để chế biến chè ngày càng hiện đại đặc biệt là trong các công ty,
doanh nghiệp đã sử dụng các dây truyền sản xuất với công suất cao. Đối với các
hộ nông dân sản xuất chè đã thay thế các công cụ chế biến thủ công bằng các
công cụ hiện đại góp phần nâng cao chất lượng chè, đỡ tốn sức lực và thời
gian…Chính vì vậy việc xây dựng hệ thống các cơ sở chế biến là một trong
những cơng việc cần thiết và có ý nghĩa lớn cho sự phát triển ngành chè.
2.2.Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
2.2.1.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới
Chè là cây trồng có lịch sử lâu đời (khoảng hơn 4000 năm). Ngày nay
chè là thứ nước uống chủ yếu và phổ biến với những sản phẩm chế biến đa


c


11
dạng và phong phú. Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu về giải khát, dinh dưỡng,
thưởng thức chè ở nhiều nước đã được nâng lên tầm văn hóa với cả những
nghi thức trang trọng và thanh cao của trà đạo.
Theo PGS. Đỗ Ngọc Quỹ, quốc gia đầu tiên trên Thế Giới phát triển sản
xuất chè là Trung Quốc, sau đó được truyền bá sang Nhật Bản vào những năm
805 sau Công Nguyên, vào Indonexia năm 1654, vào Ấn Độ năm 1780, vào
Nga năm 1833, vào Malaixia năm 1914, đến năm 1920 thì tiến tới các nước
Châu Phi như: Kenia, Malavi, Ghine,...
Sản xuất chè tồn cầu (chè đen, chè xanh, chè hịa tan và khác) tăng
4,2%/năm trong thập kỷ qua, đạt 5,13 triệu tấn trong năm 2014. Trung Quốc
là nguyên nhân chính trong tăng trưởng nhanh sản lượng chè toàn cầu do sản
xuất chè của nước này đã tăng hơn gấp đôi từ 934.857 tấn năm 2005 lên 1,95
triệu tấn năm 2014. Tăng sản xuất chè tại Trung Quốc là hệ quả của tăng
trưởng chưa từng có tiền lệ trong nhu cầu nội địa, được gia tốc bởi tăng
trưởng kinh tế Trung Quốc với tốc độ trung bình 10%/năm trong hơn 30 năm
qua tính đến năm 2015, đưa nước này trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới
tính theo sức mua tương đương (IMF).
Trung Quốc chiếm 38% tổng sản lượng chè toàn cầu, với mức sản
lượng 1,95 triệu tấn năm 2014. Sản lượng chè Ấn Độ, nước sản xuất chè lớn
thứ 2, tăng từ 950.176 tấn năm 2005 lên 1,21 triệu tấn năm 2014. Sản lượng
chè tại 2 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới là Kenya và Sri Lanka đạt lần
lượt 448.739 tấn và 339.900 tấn. Ở quy mô toàn cầu, sản lượng chè đen tăng
trưởng hàng năm 2,6%/năm và chè xanh tăng trưởng 6,4%/năm, nhờ giá liên
tục tăng ổn định.


c


12

(Nguồn: trang web )
Biểu đồ 2.1: Tình hình sản xuất chè trên thế giới qua các năm 2005-2014
2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới
Trên thế giới, tiêu thụ chè ln biến động và có xu hướng ngày càng tăng.
Một số nước Châu Âu, vùng Trung Đơng có mức tiêu thụ chè tương đối lớn.
- Xuất khẩu:
Xuất khẩu chè toàn cầu tăng trưởng 1,6%/năm trong thập kỷ qua và đạt
1,73 triệu tấn năm 2014 nhờ tăng xuất khẩu từ Kenya, với lượng xuất khẩu
đạt mức cao kỷ lục vào năm 2013 và tăng trưởng hàng năm đến 3,8%/năm
của xuất khẩu chè xanh, so với tăng trưởng xuất khẩu 1,2%/năm của chè đen.
Tăng trưởng xuất khẩu chè hàng năm thấp hơn tại Trung Quốc, Ấn Độ và Sri
Lanka do phần lớn sản lượng chè, đặc biệt là tại Trung Quốc và Ấn Độ, được
tiêu dùng nội địa.

c


13

(Nguồn: trang web )
Biểu đồ 2.2: Tình hình xuất khẩu chè trên thế giới các năm 2005-2014
- Giá
Giá chè quốc tế được đo lường bằng Giá chè tổng hợp FAO, duy trì ổn
định trong thập kỷ qua cho tới khi giảm 5,3% trong năm 2014. Chỉ số giá chè
tổng hợp FAO là giá bình quân gia quyền của chè đen, bao gồm chè CTC

và orthodox. Chỉ số này giảm năm 2014 phần lớn là do giá chè CTC giảm,
khi cung vượt cầu trong các phiên đấu giá. Chỉ số giá trên thậm chí có thể
giảm sâu nếu giá chè orthodox khơng duy trì ổn định, thậm chí trong suốt
năm 2014.
Tuy nhiên, năm 2015, vai trị duy trì giá của hai loại chè này đảo ngược
khi giá chè CTC phục hồi và bù đắp được mức giảm giá chè orthodox do nhập
khẩu loại chè này của Nga và khu vực Cận Đông giảm bởi tăng trưởng kinh tế
yếu gắn với giá dầu giảm sâu. Chỉ số giá chè tổng hợp FAO trung bình tăng
nhẹ trong hầu hết năm 2015.

c


14

(Nguồn: trang web )
Biểu đồ 2.3: Biến động giá chè trên thế giới qua các năm 2000-2015
- Tiêu dùng
Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu chè, bao gồm giá và thu nhập,
các yếu tố nhân khẩu học như tuổi, học vấn, nghề nghiệp và nền tảng văn hóa.
Ngồi ra, sức khỏe cũng có tác động lớn tới tiêu dùng chè, dẫn tới IGG
khuyến nghị cần tăng cường nhận thức người tiêu dùng thơng qua các chương
trình xúc tiến tồn cầu.
Tiêu dùng chè tồn cầu tăng trung bình 4,3%/năm trong thập kỷ qua lên
4,95 triệu tấn năm 2014. Tăng tiêu dùng chè chủ yếu nhờ tăng trưởng thu
nhập đầu người tăng nhanh, đáng chú ý là tại Trung Quốc, Ấn Độ và các nền
kinh tế mới nổi khác. Tăng trưởng nhu cầu tăng mạnh tại hầu hết các nước
sản xuất chè lớn tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latin.

c



15
Tại Trung Quốc, tiêu dùng chè tăng rất mạnh với tốc độ trung bình
10,6%/năm trong thập kỷ qua lên 1,67 triệu tấn năm 2014, chiếm 34% tiêu
dùng chè toàn cầu.
Ấn Độ là nước tiêu dùng chè lớn thứ 2 thế giới, với mức tiêu dùng năm 2014
là 1,02 triệu tấn, chiếm xấp xỉ 20% tiêu dùng chè toàn cầu.
Các nước nhập khẩu chè truyền thống của châu Âu (trừ Đức) và Nga,
tiêu dùng chè suy giảm trong thập kỷ qua. Thị trường chè châu Âu đã bão hòa
và tiêu dùng chè đầu người tại các nước này đang giảm do cạnh tranh với các
đồ uống khác, đặc biệt là nước đóng chai và các đồ uống có ga, ngày càng
khốc liệt. Trong khi đó, tại thị trường Nga, giá dầu giảm sâu ảnh hưởng tiêu
cực lên nhập khẩu chè của nước này.

(Nguồn:trang web )
Biểu đồ 2.4: Tình hình tiêu dùng chè toàn cầu qua các năm 2005-2014

c


×