Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Luận văn theo dõi tỷ lệ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên đàn lợn con theo mẹ và biện pháp điều trị tại trại trần văn tuyên huyện yên thủy tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.85 KB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
----------------

TRẦN THỊ HỒI
Tên chuyên đề:
“THEO DÕI TỶ LỆ MẮC BỆNH VIÊM ĐƢỜNG HÔ HẤP TRÊN ĐÀN
LỢN CON THEO MẸ VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠI LỢN
TRẦN VĂN TUYÊN, HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HỊA BÌNH”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chun ngành:
Khoa:
Khóa học:

Chính quy
Chăn ni thú y
Chăn ni thú y
2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017

c


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
--------------------

TRẦN THỊ HỒI


Tên chuyên đề:
“THEO DÕI TỶ LỆ MẮC BỆNH VIÊM ĐƢỜNG HÔ HẤP TRÊN ĐÀN
LỢN CON THEO MẸ VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠI LỢN
TRẦN VĂN TUYÊN, HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HỊA BÌNH”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo :
Chính quy
Chuyên ngành :
Chăn nuôi thú y
Lớp :
K45 – CNTY - N02
Khoa :
Chăn ni thú y
Khóa học :
2013 – 2017
Giảng viên hƣớng dẫn : GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan

Thái Nguyên, năm 2017

c


i
LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự phân công của Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau
thời gian thực tập 6 tháng tại trại lợn nái của ông Trần Văn Tuyên, xã Đồn
Kết, huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình, tơi đã hồn thành tốt nhiệm vụ thực tập,
cũng nhƣ học hỏi đƣợc nhiều kiến thức về chuyên ngành.
Trong thời gian đi thực tập, ngồi sự cố gắng của bản thân, tơi đã nhận

đƣợc sự giúp đỡ rất nhiều của nhà trƣờng, thầy cô trong khoa Chăn nuôi
thú y, cùng sự chỉ bảo tận tình của các kỹ sƣ trong trại và chủ trại. Nhân
dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn đến:
Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, trƣờng Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên.
Ban lãnh đạo, các kỹ sƣ, cùng các kỹ thuật và công nhân tại trại lợn nái
Trần Văn Tun, xã Đồn Kết, huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình.
Gia đình và bạn bè đã ln bên tơi trong thời gian tơi hồn thành
chun đề.
Đặc biệt tơi chân thành cảm ơn tới cô giáo hƣớng dẫn là: GS. TS.
Nguyễn Thị Kim Lan đã nhiệt tình giúp đỡ tơi để chun đề tốt nghiệp
đƣợc hồn thiện.
Tơi ln mong và chúc các thầy cơ, gia đình và bạn bè mạnh khỏe, hạnh
phúc và có nhiều thành cơng trong những lĩnh vực theo đuổi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Trầ n Thi Hoa
̣
̀i

c


ii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Cơ cấu đàn lợn của trại từ năm 2013 – 2015.................................... 5
Bảng 4.1. Lịch tiêm phòng của trại lợn nái ..................................................... 27

Bảng 4.2. Lịch sát trùng trại lợn nái................................................................ 28
Bảng 4.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 31
Bảng 4.4. Tỷ lệ mắc bệnh viêm đƣờng hô hấp ở lợn con tại trại Trần Văn Tuyên.....32
Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh viêm đƣờng hô hấp ở lợn con theo đàn ............... 33
và cá thể ........................................................................................................... 33
Bảng 4.6. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh viêm đƣờng hô hấp theo ngày tuổi .......... 36
Bảng 4.7. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh viêm đƣờng hô hấp theo các tháng .......... 38
Bảng 4.8. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh viêm đƣờng hô hấp theo lứa đẻ của lợn mẹ ....39
Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh viêm đƣờng hô hấp cho lợn con .................. 40

c


iii
DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh theo đàn và theo cá thể .............................. 33
Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh viêm đƣờng hô hấp theo tuổi .................... 36
Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh đƣờng hơ hấp ở các tháng ......................... 38
Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh viêm đƣờng hô hấp theo lứa đẻ của lợn mẹ.......40

c


iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

cs:

Cộng sự


E. coli:

Escherichia coli

kg:

Ki lô gam

LMLM:

Lở mồm long móng

ml:

Mi li lít

NXB:

Nhà xuất bản

PRRS:

Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome

STT:

Số thứ tự

TNHH:


Trách nhiệm hữu hạn

TT:

Thể trọng

c


v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ........................................................... 1
1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 1
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập............................................................................. 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của trại lợn Trần Văn Tuyên ........... 3
2.1.2. Đối tƣợng và các kết quả sản xuất của cơ sở .......................................... 4
2.2. Cơ sở khoa học và những kết quả nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc ..... 5
2.2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc .......................................... 18
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH21

3.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 21
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu: ............................................................................ 21
3.2.2. Thời gian tiến hành: .............................................................................. 21
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 21
3.4. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp thực hiện .................................................... 21

c


vi
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 21
3.4.2. Phƣơng pháp theo dõi ........................................................................... 21
3.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 23
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 25
4.1. Kết quả phục vụ sản xuất ......................................................................... 25
4.1.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................ 25
4.1.2. Công tác thú y ....................................................................................... 26
4.1.3. Công tác khác ........................................................................................ 30
4.2. Kết quả nghiên cứu chuyên đề ................................................................. 32
4.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm đƣờng hô hấp ở trại Trần Văn Tuyên
- huyện Yên Thủy - tỉnh Hịa Bình ....................................................... 32
4.2.2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm đƣờng hô hấp ở lợn con theo đàn và theo cá thể 33
4.2.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm đƣờng hô hấp ở lợn con theo ngày tuổi............. 35
4.2.4. Tỷ lệ mắc bệnh viêm đƣờng hô hấp ở lợn con theo các tháng theo dõi .. 37
4.2.5. Tỷ lệ mắc bệnh viêm đƣờng hô hấp ở lợn con theo lứa đẻ của lợn mẹ39
4.2.6. Hiệu lực của phác đồ điều trị bệnh viêm đƣờng hô hấp cho lợn con theo mẹ . 40
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 42
5.1. Kết luận .................................................................................................... 42
5.2. Hạn chế..................................................................................................... 42

5.3. Đề nghị ..................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

c


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi đã đạt đƣợc nhiều thành
tựu to lớn góp phần vào tăng trƣởng kinh tế chung của cả nƣớc. Để làm đƣợc
điều đó, ngành chăn ni ln khơng ngừng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật mới, nhờ đó tổng đàn lợn nƣớc ta ngày càng tăng nhanh về cả số lƣợng
và chất lƣợng, cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào và có giá trị dinh dƣỡng
cao cho con ngƣời. Bên cạnh đó, chăn ni lợn cịn góp phần đẩy mạnh các
ngành cơng nghiệp chế biến thực phẩm, đồng thời cung cấp một lƣợng lớn
phân hữu cơ cho ngành trồng trọt và khí đốt.
Trong chăn ni lợn, chăn ni lợn con ln có vai trị rất quan trọng
và đƣợc quan tâm. Sau khi đƣợc sinh ra, lợn con phải tiếp xúc với các thay
đổi của môi trƣờng, sức đề kháng chƣa cao và các chức năng chƣa đƣợc hồn
thiện, chính vì vậy lợn con rất dễ bị mắc các bệnh về đƣờng hơ hấp, từ đó gây
ảnh hƣởng rất lớn đến sự sinh trƣởng và phát triển của lợn con sau này.
Để góp phần giúp trại chăn ni phịng và trị bệnh viêm đƣờng hơ hấp
có hiệu quả, chúng tôi đã tiến hành chuyên đề: “Theo dõi tỷ lệ mắc bệnh
viêm đường hô hấp trên đàn lợn con theo mẹ và biện pháp điều trị tại trại
Trần Văn Tun, huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục tiêu

- Xác định tỷ lệ mắc bệnh viêm đƣờng hô hấp ở lợn con theo mẹ.
- Lựa chọn phác đồ điều trị bệnh viêm đƣờng hơ hấp ở lợn con có hiệu quả.

c


2
1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi đúng, đầy đủ về tình hình mắc bệnh viêm đƣờng hơ hấp ở
lợn con theo mẹ.
- Tìm ra phác đồ điều trị hiệu quả.
- Thực hành công tác thú y và công tác chăn nuôi tại cơ sở.

c


3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của trại lợn Trần Văn Tuyên
- Điều kiện tự nhiên
Trại lợn Trần Văn Tuyên nằm trên địa phận xã Đoàn Kết, huyện n
Thủy, tỉnh Hịa Bình, bao quanh là các dãy núi đá vôi, xen giữa các dãy núi là
đồi và sơng suối nhỏ. Có đƣờng giao thơng thuận lợi đi qua các tỉnh lân cận
nhƣ Ninh Bình, Phú Thọ, đƣờng Hồ Chí Minh thuận lợi trong phát triển kinh
tế, xã hội và giao lƣu hàng hóa. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đơng ngắn,
lạnh, ít mƣa, mùa hè dài, nóng, mƣa nhiều. Đặc biệt do địa hình có độ dốc nhẹ
về phía đơng và khơng có nhiều sơng suối nên trên địa bàn hầu nhƣ khơng có
lũ lụt vào mùa mƣa. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên nhƣ vậy cũng gây ra một

số khó khăn cho trại nhƣ: địa hình đồi núi đá vơi khó cho việc trồng trọt, làm
q trình vận chuyển thức ăn đến trại khó khăn, khi có dịch bệnh bùng phát
khó can thiệp kịp thời.
- Điều kiện cơ sở vật chất của trại
Giới thiệu sơ lược về trại
Trại lợn nái Trần Văn Tuyên là trại lợn gia công của Công ty Chăn nuôi
CP Việt Nam (Công ty TNHH Charoen Pokphand Việt Nam). Hoạt động theo
phƣơng thức chủ trại xây dựng cơ sở vật chất, thuê công nhân, công ty đƣa
giống lợn, thức ăn, thuốc thú y, cán bộ kỹ thuật tới. Hiện nay, trang trại do
ông Trần Văn Tuyên làm chủ trại, cán bộ kỹ thuật của Công ty Chăn nuôi CP
Việt Nam chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trang trại.
Mỗi một khâu trong quy trình chăn ni đều đƣợc khốn đến từng công
nhân, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, thúc đẩy sự phát triển của trang trại.

c


4
Cơ sở vật chất của trang trại
Trại lợn nái Trần Văn Tuyên nằm ở khu vực đồi núi thuộc xóm Cửa
Lũy, có địa hình tƣơng đối gập ghềnh, trại lợn cách khu dân cƣ khoảng hơn 1
km, với diện tích là 2 ha. Trong đó có:
- Đất trồng cây ăn quả
- Ao, hồ chứa nƣớc và nuôi cá
- Đất xây dựng hệ thống xử lí nƣớc thải
- Đất xây dựng nhà ở cho công nhân, bếp ăn và các hoạt động khác của trại
- Khu chăn nuôi đƣợc quy hoạch bố trí xây dựng hệ thống chuồng trại
cho 1200 nái cơ bản, bao gồm: 3 chuồng đẻ, 2 chuồng nái chửa, 3 chuồng
cách ly, 1 chuồng đực giống, cùng một số cơng trình phụ phục vụ cho chăn
ni nhƣ: kho thức ăn, phòng sát trùng, phòng pha tinh, kho thuốc... Hệ thống

chuồng xây dựng khép kín hồn tồn. Ở mỗi dãy chuồng đều có l ắp đă ̣t hê ̣
thớ ng điề u hòa khôn g khí , tạo mát mẻ mùa hè , ấm về mùa đơng ; có hệ
thố ng lo ̣c khí phòng b ụi bẩ n ; có quạt thơng gió để hút mùi ; có hầm bioga
xƣ̉ lý chấ t thải và hê ̣ thố ng nƣớc máy tƣ̣ đô ̣ng ở mỗi daỹ chuồ ng để

cung

cấp nƣớc uống cho lơ ̣n .
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở
- Công tác chọn giống
Công tác cho ̣n giố ng đƣơ ̣c công ty chú tro ̣ng

, công ty đã chọn mua

giố ng lơ ̣n Yorkshire thuầ n hoă ̣c con lai Yorkshire và Landrace nuôi gây giống.
Ƣu điể m của giố ng này là đẻ sai con, nuôi con khéo, tuổ i sƣ̉ du ̣ng kéo dài, khả
năng tiế t sƣ̃a tố t, chịu đựng tốt trong điều kiê ̣n khí hâ ̣u. Mỗi con lơ ̣n nái có thể
đẻ tƣ̀ 2,2 đến 2,5 lƣ́a/năm, mỗi lƣ́a đa ̣t tƣ̀ 10 - 12 con lơ ̣n. Lơ ̣n con 21 đến 23
ngày thì cai sƣ̃a tách đàn lơ ̣n con ra khỏi chuồ ng nái.

c


5
- Tình hình chăn ni của trại
Bảng 2.1: Cơ cấu đàn lợn của trại từ năm 2013 – 2015
Năm

Tổng số nái


Tổng số lợn

Tổng số lợn con để

Tổng

(con)

đực (con)

nuôi (con)

(con)

2013

1.020

41

27.550

28.611

2014

1.189

41


28.800

29.990

2015

1.352

32

30.150

31.534

(Nguồn: BIGPRO CPV)
Qua bảng 2.1 cho thấy số lợn nuôi ở trại qua 3 năm 2013, 2014, 2015
có xu hƣớng tăng lên. Năm 2013 là 28.611 con, năm 2014 là 29.990 con, năm
2015 là 31.534 con, nhƣ vậy tổng số lợn năm 2014 so với năm 2013 tăng lên
4,82%, giữa năm 2016 so với năm 2015 tăng lên 5,15%. Số đầu lợn lái tăng
lên nhƣng bên cạnh đó số lợn đực lại giảm do q trình chọn lọc để đào thải
con khơng đạt yêu cầu, còn số lợn con vẫn tăng lên. Số lợn con năm 2016 so
với năm 2014 tăng lên 8,75%. Lợn con sau 21 ngày tuổi đƣợc tách mẹ và
chuyển đến trại nuôi lợn con cai sữa và lợn hậu bị.
2.2. Cơ sở khoa học và những kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.2.1. Cơ sở khoa học
2.2.1.1. Vai trò, chức năng sinh lý của bộ máy hơ hấp
Đối với động vật thì một trong những yếu tố quyết định sự sống là có
đủ lƣợng oxy. Theo nghiên cứu, trong mỗi một phút, cơ thể động vật cần 6 8ml O2 và thải ra 250 ml CO2. Để có đƣợc lƣợng oxy thiết yếu và thải đƣợc
lƣợng cacbonic ra khỏi cơ thể thì cơ thể phải thực hiện động tác hô hấp.
Hô hấp của cơ thể lợn đƣợc chia thành 3 q trình:

- Hơ hấp ngồi: Là q trình trao đổi khí giữa cơ thể và mơi trƣờng,,
đƣợc thực hiện ở phổi thông qua các phế nang.

c


6
- Hơ hấp trong: Là q trình sử dụng O2 của mơ bào.
- Q trình vận chuyển CO2, O2 từ phổi đến mô bào và ngƣợc lại.
Động tác hô hấp đƣợc điều khiển bằng cơ chế thần kinh thể dịch và
đƣợc thực hiện bởi cơ quan hô hấp. Cơ quan hơ hấp của lợn gồm đƣờng dẫn
khí (mũi, hầu, họng, khí quản, phế quản) và phổi.
Dọc đƣờng dẫn khí có hệ thống thần kinh và hệ thống mạch máu phân
bố dày đặc, có tác dụng sƣởi ấm khơng khí trƣớc khi vào đến phổi. Trên niêm
mạc đƣờng hơ hấp có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để giữ bụi và dị vật có lẫn
trong khơng khí. Niêm mạc đƣờng hơ hấp cũng có lớp lơng rung ln chuyển
động hƣớng ra ngồi, do đó có thể đẩy các dị vật hoặc bụi ra ngồi.
Cơ quan thụ cảm trên niêm mạc đƣờng hơ hấp rất nhạy cảm với các
thành phần lạ có trong khơng khí. Khi xuất hiện vật lạ, cơ thể có phản xạ ho,
hắt hơi,... nhằm đẩy vật lạ ra ngoài, không cho xâm nhập sâu vào trong đƣờng
hô hấp.
2.2.1.2. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng hô hấp ở lợn
Ho, khó thở là triệu chứng bệnh lý đặc thù của viêm đƣờng hô hấp.
Ho là một phản xạ tống ra ngồi những vật lạ xâm nhập và gây kích
thích niêm mạc đƣờng hô hấp nhƣ chất tiết, bụi bẩn, vi khuẩn... Cung phản xạ
ho bắt đầu từ những nốt nhạy cảm trên niêm mạc qua hệ thần kinh mê tẩu đến
trung khu ho ở hành tủy. Kích thích hầu, khí quan, cuống lƣỡi, màng phổi,
niêm mạc mũi đều có thể gây ho. Một số kiểu ho bệnh nhƣ:
- Ho mạnh, nhiều, vang thƣờng do bệnh ở họng, ở khí quản, lịng khí
quản, phế quản. Tuy nhiên phổi ít bị tổn thƣơng.

- Ho yếu, tiếng trầm đục do tổ chức phổi bị tổn thƣơng nặng, bị thấm
ƣớt, tính đàn hồi giảm, màng phổi bị dính nhƣ trong bệnh viêm phổi, viêm
màng phổi.
- Ho ƣớt do viêm khí quản, viêm phổi, có nhiều niêm dịch.

c


7
- Ho có biểu hiện đau do viêm màng phổi, họng thủy thũng nặng, viêm
niêm mạc đƣờng hô hấp nặng. Con vật có biểu hiện lúc ho khó chịu, cổ vƣơn
dài, chân cào sàn chuồng,...
Khó thở là một rối loạn hơ hấp phức tạp với biểu hiện ra bên ngồi là
thay đổi lực thở, tần số hô hấp, nhịp thở, thể thở. Hậu quả là cơ thể thiếu oxy,
niêm mạc tím bầm, trúng độc toan tính. Có thể thấy những kiểu khó thở sau:
-

Hít vào khó: Do đƣờng hơ hấp trên hẹp, luồng khí đi vào khó khăn.

Gia súc hít vào cổ vƣơn dài, vành mũi mở rộng, bốn chân dạng ra, lƣng cong,
ngực ƣỡn. Do viêm thanh quản, phế quản, phổi thủy thũng hoặc do các bộ
phận bên cạnh viêm sƣng chèn ép làm cho đƣờng hô hấp trên hẹp, gia súc hít
vào khó.
- Thở ra khó: Do phế quản bị viêm, phổi mất tính đàn hồi. Gia súc thở
ra khó khăn, bụng hóp lại, cung sƣờn nổi lên, lịi dom. Các bệnh thƣờng gặp:
phổi khí thũng, viêm phế quản nhỏ, viêm phổi, viêm màng phổi.
- Thở khó hỗn hợp: Động tác hít vào và thở ra đều khó khăn, thƣờng do
các bệnh nhƣ viêm phổi, thủy thũng phổi, sung huyết phổi, tràn dịch màng
phổi, tràn khí màng phổi, u phổi, những bệnh truyền nhiễm cấp tính làm giảm
diện tích hơ hấp và giảm tính đàn hồi của phổi (Hồ Văn Nam và cs, 1997)

[12], Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2003) [13].
Ngồi ra, tần số hơ hấp tăng, gia súc thở khó đột ngột, chảy dịch mũi...
cũng là biểu hiện của các bệnh có liên quan tới phổi hay bệnh đƣờng hô hấp.
John Carr (1997) [11], Cù Hữu Phú và cs (2002) [17], Stan Done
(2002) [19] cho biết: các hội chứng hơ hấp có thể gây ra những tổn thất kinh
tế đáng kể trong ngành chăn nuôi lợn ở nhiều nƣớc trên thế giới nói chung và
ở Việt Nam nói riêng. Trong điều kiện chăn ni của chúng ta hiện nay, hầu
nhƣ chƣa có khu vực chăn ni tập trung nào có thể khống chế và loại trừ
đƣợc hồn tồn hội chứng hơ hấp. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt vào vụ hè
- thu khi điều kiện nhiệt độ và độ ẩm khơng khí tăng cao.

c


8
Để khống chế các bệnh về hô hấp là vấn đề gặp nhiều khó khăn. Bởi
những bệnh này liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau nhƣ: dinh dƣỡng, điều
kiện chăm sóc, các yếu tố ngoại cảnh, mơi trƣờng khí hậu, các nguyên nhân
do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,…
Trên thực tế có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh hô hấp của lợn,
dƣới đây là một số nguyên nhân chính và các bệnh thƣờng gặp :
* Nguyên nhân do vi khuẩn
Khi nghiên cứu các bệnh về hô hấp ở lợn, nhiều tác giả đều đƣa ra nhận
định rằng: Vi khuẩn là nguyên nhân chủ yếu làm rối loạn hoạt động hô hấp ở
lợn. “Trong số vi khuẩn gây hội chứng hô hấp ở lợn phải đề cập tới vai trò
quan trọng của các vi khuẩn Pasteurella multocida, Bordetella bronchiseptica,
Haemophilus parasuis, Actinobacillus pleuropneumoniae và Streptococcus
suis” (Cù Hữu Phú, 2002) [17]. Ngồi ra cịn có vi khuẩn Mycoplasma làm hƣ
hại niêm mạc, hệ thống lông rung của đƣờng hô hấp.
- Vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh tụ huyết trùng ở lợn (Pijoan

C., 1992) [35], bệnh có tính chất lây lan mạnh, thƣờng xảy ra khi điều kiện
nhiệt độ, độ ẩm cao, thời tiết thay đổi đột ngột. Triệu chứng của bệnh chủ yếu
là con vật sốt cao, ho, khó thở, bụng hóp lại để thở, tần số hơ hấp tăng. Giai
đoạn sau của bệnh: xuất hiện các nốt xuất huyết, tụ huyết ở tai, bụng, phía
trong đùi, có thể bị tiêu chảy. Con vật có biểu hiện sốt cao, khó thở, thở thể
bụng, kiệt sức. Lợn chết và sắp chết vùng bụng có màu đỏ tím do trúng độc
nội độc tố theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2013) [10].
Theo Trần Văn Bình (2008) [5], lợn mắc bệnh ở thể này có biểu hiện
đang bình thƣờng đột nhiên kêu rống lên rồi lăn ra chết, sau khi chết xác lợn
tím bầm, sùi bọt mép. Trƣờng hợp này xảy ra khi mầm bệnh đã có sẵn ở cơ sở
chăn ni.

c


9
- Vi khuẩn Bordetella brochiseptica gây bệnh viêm phổi, viêm teo mũi
lợn từ sau cai sữa đến 5 tháng tuổi (Nicolet J., 1992) [33]. Triệu chứng của
bệnh: con vật ngứa mũi, hắt hơi, chảy nƣớc mũi. Nƣớc mũi lúc đầu lỏng, về
sau trở nên đặc, có lẫn máu mủ; xoang mũi, xƣơng của hàm trên bị teo, méo
mó, biến dạng, hàm dƣới nhô ra, mõm nghiêng về một bên hoặc các vùng bị
teo lại một cách đối xứng làm cho da bị nhăn lại, con vật khó lấy thức ăn.
Bệnh có tỷ lệ chết thấp nhƣng kìm hãm sự sinh trƣởng và phát triển của lợn
(Cù Hữu Phú, 2002) [17].
- Vi khuẩn Haemophilus parasuis là nguyên nhân gây bệnh thể kín
(Glasser’s) và viêm phổi lợn trong giai đoạn từ sau 2 tuần đến 4 tháng tuổi
(Nicolet J., 1992) [30]. Triệu chứng chủ yếu của bệnh là con vật bị viêm các
khớp nhƣ khớp gối và khớp cổ chân, liệt do viêm khớp, khó thở. Ngồi ra, ở
thể viêm phổi thƣờng thấy sự có mặt của Haemophilus parasuis trong một số
bệnh khác nhƣ viêm phổi hóa mủ do vi khuẩn Streptococcus spp,

Staphylococcus spp gây ra.
- Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae gây bệnh viêm phổi màng
phổi lợn (Nicolet J., 1992) [33], Đặng Xuân Bình và cs (2007) [3] đã nghiên
cứu tình hình nhiễm Actinobacillus pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi –
màng phổi ở lợn đã rút ra kết luận nhƣ sau: lợn mắc bệnh viêm phổi đã phân
lập đƣợc vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae với tỷ lệ đạt từ 31,2555,55%, trung bình là 37,83%.
Nguyễn Xuân Bình (2005) [4] đã đƣa ra cách phịng và trị bệnh viêm
phổi cho lợn nái, lợn con và lợn thịt. Đối với những nơi lợn chƣa mắc bệnh
viêm phổi thì nên tự túc về con giống. Nếu mua giống từ nơi khác thì phải
cách ly ít nhất trong 2 tuần để theo dõi.
- Vi khuẩn Streptococcus suis gây các triệu chứng bệnh rất đa dạng, bao
gồm nhiễm trùng máu cấp tính, viêm màng não, viêm đa khớp và viêm phổi ở
lợn, thƣờng dẫn đến chết đột ngột (Đào Trọng Đạt và cs, 1996) [8].

c


10
Lê Văn Tạo (2007) [20] cho biết vi khuẩn Streptococcus suis thƣờng
xuyên cƣ trú ở niêm mạc đƣờng hô hấp trên của lợn khỏe mạnh. Mẫu bệnh
phẩm thƣờng lấy để phân lập Streptococcus suis là dịch mũi, trong khi hạch
amidan khơng đƣợc sử dụng vì thƣờng tạp nhiễm và có mặt nhiều loại vi
khuẩn khác. Theo Trƣơng Quang Hải và cs (2012) [9] trong 25 chủng vi
khuẩn Streptococcus suis phân lập đƣợc ở lợn mắc bệnh viêm phổi mẫn cảm
cao với ceftiofur (92,0%), florfenicol (88,0%), amoxicillin (88,0%) và
amikacin (72,0%) nên có thể sử dụng một trong các kháng sinh trên để điều
trị cho lợn khi mắc viêm phổi do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra.Theo Lê
Văn Dƣơng (2013) [7] thì vi khuẩn này có một vai trị quan trọng trong việc gây bệnh
viêm phổi ở lợn, đặc biệt là khi lợn mắc PRRS và S. suis là một trong những nguyên
nhân làm cho lợn chết nhiều trong các ổ dịch PRRS tại các địa phƣơng trên cả nƣớc

trong thời gian qua.
- Vi khuẩn nguyên thủy Mycoplasma hyopneumoniae gây bệnh viêm
phổi mãn tính (cịn gọi là bệnh suyễn lợn) giai đoạn từ sau cai sữa đến khi
trƣởng thành. Ttriệu chứng bệnh chủ yếu là ho dai dẳng, đặc biệt khi gặp thời
tiết nóng ẩm, ni nhốt chật trội (Ross, 1992) [36]. Bệnh xảy ra chủ yếu ở thể
mãn tính với triệu chứng ho kéo dài nhiều ngày (có thể hàng tháng, hàng năm
ở lợn nái), ho khan, ho chủ yếu vào sáng sớm và về đêm. Con vật vẫn ăn uống
bình thƣờng nhƣng sinh trƣởng chậm.
* Nguyên nhân do virus
- Nguyên nhân do virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp
Theo Stan Done (2002) [19]: Các virus gây bệnh cho lợn thƣờng xuyên
nhất là virus gây bệnh cúm lợn (Swine Influenza) và virus gây hội chứng rối
loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (Porcine Reproductive and Respiratory
Syndrome - PRRS). Ngồi ra cịn có một loại virus khác nữa là PCV2
(Porcine circo virus type 2).

c


11
Kết quả nghiên cứu của Benfield (1992) [26], Li (2006) [34] cho thấy
virus PRRS có quan hệ gần gũi về mặt sinh học, cấu trúc và di truyền với
virus gây viêm động mạch truyền nhiễm ở ngựa, virus LDV ở chuột và virus
SHF ở khỉ. Dựa vào các đặc điểm đó mà ngƣời ta đƣa 4 loại virus vào thành
một nhóm mới các Arteri virus.
Đây là loại virus ARN, có vỏ bọc và cũng có khả năng sinh sản trên các
tế bào đơn nhân và tế bào đại thực bào, có khả năng đi qua nhau thai để gây
bệnh cho bào thai.
Ở Việt Nam, bệnh đƣợc phát hiện lần đầu vào năm 1997 trên đàn lợn
nhập từ Mỹ (10/51 con có huyết thanh dƣơng tính). Kể từ đầu năm 2007 đến

nay, nhiều địa phƣơng đã xảy ra dịch trên lợn, làm chết nhiều lợn, gây thiệt
hại nghiêm trọng, đặc biệt ở các trại chăn nuôi công nghiệp, tập trung. Trong
tháng 3/2007 dịch xuất hiện tại Hải Dƣơng, sau đó xuất hiện tại 7 tỉnh thuộc
đồng bằng sông Hồng gồm: Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình,
Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Phòng. Tháng 5/2007 dịch phát ra tại Quảng
Nam và sau đó tiếp tục phát hiện thấy ở tỉnh Quảng Ngãi và thành phố Đà
Nẵng. Kết quả xét nghiệm đã xác định nguyên nhân gây bệnh là virus PRRS.
Triệu chứng lâm sàng của PRRS rất thay đổi và phụ thuộc vào các
chủng virus, trạng thái miễn dịch của cơ thể cũng nhƣ điều kiện quản lý chăm
sóc. Theo Williamso S. (2013) [24] cho biết, các triệu chứng của bệnh rất
thay đổi và không đặc hiệu; trong các biện pháp đã dùng để chẩn đốn PRRS
của phịng thí nghiệm của Anh (Veterinary Laboratories Agency du
Royaume-Uni) trong giai đoạn 2003 - 2009, thì 4 triệu chứng thƣờng xuyên
nhất là: triệu chứng hô hấp, gầy, trạng thái chung xấu và gây chết.
Bệnh cảnh lâm sàng xuất hiện ở một số đàn chủ yếu là kết quả của sự
nhiễm virus từ cá thể mắc bệnh và việc truyền virus từ nhau thai của con mẹ

c


12
mắc bệnh sang bào thai thƣờng xảy ra vào kỳ chửa thứ ba. Triệu chứng lâm
sàng của bệnh trong các nhóm lợn có thể đƣợc tóm tắt nhƣ sau:
+ Thời gian nung bệnh từ 3 - 5 ngày.
+ Các dấu hiệu đầu tiên là bỏ ăn, sốt và chứng xanh da (Cyanosis). Các
triệu chứng lâm sàng tiếp theo tùy thuộc vào tuổi lợn và giai đoạn mang thai.
+ Lợn nái giai đoạn cạn sữa: Trong tháng đầu tiên khi bị nhiễm virus
lợn biếng ăn từ 7 - 14 ngày, chiếm từ 10 - 15% đàn; sốt 39 – 40oC, sảy thai
thƣờng vào giai đoạn cuối, chiếm từ 1 - 6%; tai chuyển màu xanh trong
thời gian ngắn, chiếm 2%; đẻ non chiếm 10 - 15%; động dục giả 3 - 5 tuần

sau thụ tinh; đình dục hoặc chậm động dục trở lại sau khi đẻ; ho và có dấu
hiệu viêm phổi.
+ Lợn nái giai đoạn đẻ và nuôi con: biếng ăn, lƣời uống nƣớc, mất sữa
và viêm vú (triệu chứng điển hình), đẻ sớm khoảng 2 - 3 ngày, lợn sơ sinh da
biến màu, lờ đờ hoặc hôn mê; đẻ ra thai gỗ chiếm 10 - 15% (thai chết trong 3
- 4 tuần cuối của thai kỳ); lợn con chết ngay sau khi sinh chiếm 30%; lợn con
sinh ra yếu, tai chuyển màu xanh, khoảng dƣới 5% và duy trì trong vài giờ.
Pha cấp tính kéo dài trong đàn tới 6 tuần, điển hình là đẻ non, tăng tỷ lệ thai
chết hoặc yếu, tăng số thai gỗ, chết lƣu trong giai đoạn 3 tuần cuối trƣớc khi
sinh, ở một vài đàn có thể tới 30% số lợn con đƣợc sinh ra. Tỷ lệ chết ở đàn
con có thể tới 70% ở tuần thứ 3 - 4 sau khi xuất hiện triệu chứng. Rối loạn
sinh sản có thể kéo dài 4 - 8 tháng trƣớc khi trở lại bình thƣờng. Ảnh hƣởng
lâu dài của PRRS tới việc sinh sản rất khó đánh giá, đặc biệt với những đàn
tăng số lần phối giống lại hoặc sảy thai. Ảnh hƣởng của PRRS tới sản xuất
nhƣ sau: tỷ lệ sinh giảm 10 - 15%, giảm số lƣợng con sống sót sau sinh, tăng
lƣợng con chết khi sinh, lợn hậu bị có khả năng sinh sản kém, đẻ sớm, tăng tỷ
lệ sảy thai, chiếm 2 -3%, lợn mẹ bỏ ăn giai đoạn sinh con .

c



×