Tải bản đầy đủ (.pdf) (671 trang)

Kinh tế việt nam 2013. Tái cơ cấu kinh tế một năm nhìn lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.94 MB, 671 trang )

1
Kinh tế Việt Nam năm 2013:
TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ
MỘT NĂM NHÌN LẠI
2
Kinh tế Việt Nam năm 2013:
TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ - MỘT NĂM NHÌN LẠI
Bản quyền © 2013 thuộc về Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam.
Mọi sự sao chép và lưu hành không được sự đồng ý của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
và UNDP là vi phạm bản quyền.
3
Kinh tế Việt Nam năm 2013:
TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ
MỘT NĂM NHÌN LẠI
(SÁCH THAM KHẢO)
NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC
4
5
Sách tham khảo này được thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng
cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, với sự tài trợ của Chương trình Phát
triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam.
Trưởng Ban chỉ đạo Dự án:
Nguyễn Văn Giàu
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Giám đốc Dự án:
Nguyễn Văn Phúc
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Phó Giám đốc Dự án:
Nguyễn Minh Sơn
Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội


Quản đốc Dự án:
Nguyễn Trí Dũng
6
7
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU 11
PHÁT BIỂU KHAI MẠC DIỄN ĐÀN 13
Đ/c Nguyễn Văn Giàu, Ủy viên BCH Trung ương Đảng,
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm UBKT của Quốc hội
PHÁT BIỂU CỦA ĐẠI DIỆN LIÊN HỢP QUỐC TẠI VIỆT NAM 19
Bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc,
Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam
LƯỢC GHI Ý KIẾN PHÁT BIỂU TẠI DIỄN ĐÀN 23
PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ
HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2012 VÀ KIẾN
NGHỊ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2013
Tình hình kinh tế Việt Nam 2012 và triển vọng 2013:
Những nhận xét, đánh giá bổ sung
77
PGS.TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
Ý kiến chuyên gia 115
PGS.TS. Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
GS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia
Hà Nội
Kinh tế thế giới năm 2013: Lạc quan trong thách thức 139
TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện HLKHXHVN
Về chính sách tài khóa năm 2013 155
TS. Vũ Đình Ánh, Viện Nghiên cứu Thị trường - Giá cả, Bộ Tài chính
8

Chính sách tài khóa 2013 - Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững
169
TS. Vũ Như Thăng, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính
Các quy định về tài chính, tái cấu trúc thị trường tài chính
và hiệu quả của chính sách tiền tệ tại Việt Nam
189
TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện NCQLKTTW
Thâm hụt thương mại ở Việt Nam: Các cách giải thích
và ý nghĩa chính sách
229
TS. Vũ Quốc Huy, Khoa Kinh tế phát triển, Đại học Kinh tế
TS. Đoàn Hồng Quang, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam
Thặng dự cán cân thanh toán và gia tăng dự trữ ngoại hối -
Rủi ro từ góc nhìn bộ ba bất khả thi
253
TS. Tô Trung Thành, Đại học Kinh tế Quốc dân
Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp năm 2012:
Những khó khăn và giải pháp khắc phục
275
TS. Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI
TS. Lương Minh Huân, Viện Phát triển Doanh nghiệp VCCI
Bất ổn thị trường bất động sản và tác động đến ổn định kinh tế
vĩ mô, sản xuất kinh doanh và đảm bảo an sinh xã hội
291
Viện Kinh tế xây dựng - Bộ Xây dựng
Bất ổn thị trường bất động sản và những hệ lụy 317
Đ/c Đặng Đức Thành, Ủy viên Ban chấp hành VCCI
PHẦN 2: TÁI CƠ CẤU KINH TẾ - MỘT NĂM NHÌN LẠI
Tái cơ cấu kinh tế: Một năm nhìn lại 327

TS. Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện NCQLKTTW
Ý kiến chuyên gia 341
Đ/c Nguyễn Đức Kiên, Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội
Đ/c Trương Đình Tuyển, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại
9
Cải cách thể chế kinh tế - Những vấn đề đặt ra trong quá trình
tái cơ cấu nền kinh tế
357
TS. Lê Xuân Bá, Viện trưởng Viện NCQLKTTW
Những vấn đề mới đặt ra cho cải cách thể chế kinh tế
để thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế
373
TS. Lê Đăng Doanh, Chuyên gia kinh tế
Tái cơ cấu đầu tư công 2011-2012: Những đánh giá ban đầu 393
ThS. Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc chính sách công, Chương trình giảng dạy kinh
tế Fulbright
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Vấn đề và giải pháp 407
TS. Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh
Tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty 91:
Phương thức và lộ trình
415
Đ/c Đoàn Hùng Viện, Phó trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp
Tái cấu trúc kinh tế - Chủ trương lớn, những điều mong đợi
và những việc phải làm
427
PGS.TS. Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam
Một số vấn đề về hiện trạng tổ chức và tái cấu trúc
doanh nghiệp nhà nước
433
Đ/c Vũ Hoài Bắc, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc công ty tư vấn GHC

Phương thức và lộ trình tái cơ cấu Tập đoàn Than -
Khoáng sản Việt Nam
449
TS. Trần Xuân Hòa, Bí thư Đảng Ủy, Chủ tịch HĐTV Vinacomin
PGS.TS. Nguyễn Cảnh Nam, Vinacomin
Đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước -
Một năm nhìn lại và những điều cần làm trong thời gian tới
481
PGS.TS. Nguyễn Văn Trình, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học
quốc gia TP. Hồ Chí Minh
ThS. Trần Đức Trương, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
Phương thức và lộ trình tái cơ cấu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam 499
Đ/c Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
10
Những bài học thử nghiệm tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước 517
Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam (ADB)
Cải cách tài chính trong chiến lược phát triển bền vững
của Việt Nam 2011-2020
525
TS. Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia
Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam:
Một năm nhìn lại
559
TS. Tô Ánh Dương, Viện Kinh tế Việt Nam
Vấn đề nợ xấu ở các ngân hàng thương mại Việt Nam
và giải pháp xử lý
589
TS. Trịnh Quang Anh, Giám đốc Trung tâm NCKT, Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam
Nợ xấu từ các khu vực kinh tế - Thực trạng và
một số khuyến nghị chính sách

607
NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng, Giám đốc Học viện Ngân hàng
Tái cơ cấu nền kinh tế - Bài học từ các nền kinh tế
chuyển đổi ở các nước Đông Âu
629
PGS.TS. Nguyễn An Hà, Viện nghiên cứu Châu Âu, Viện HLKHXHVN
Tái cơ cấu nền kinh tế - Nhìn lại năm 2012 và giải pháp cho 2013 653
TS. Phạm Huy Hùng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
PHÁT BIỂU BẾ MẠC DIỄN ĐÀN 663
Đ/c Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội
11
LỜI GIỚI THIỆU
Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội, trong hai ngày
5-6/4/2013, Ủy ban Kinh tế đã chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm khoa
học xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã
tổ chức Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2013 với chủ đề: “Kinh tế Việt Nam
năm 2013 - Tái cơ cấu nền kinh tế - Một năm nhìn lại” trong khuôn khổ
Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính
sách kinh tế vĩ mô” do Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP)
tại Việt Nam tài trợ.
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Trung ương Đảng, Phó
Chủ tịch Quốc hội tham dự và chỉ đạo; tham dự Diễn đàn có các đồng
chí nguyên là lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các đại biểu Quốc
hội là thành viên của Ủy ban Kinh tế, đại diện Thường trực một số
Ủy ban của Quốc hội; Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ
tịch nước; Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ủy
ban Giám sát tài chính quốc gia; Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam; đại diện Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Đoàn

ĐBQH tỉnh Khánh Hòa và Đoàn ĐBQH của một số tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương; đại diện một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty; các
chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học; Bà Pratibha Mehta, Điều phối
viên Thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Ông Sanjay Kalra,
Trưởng đại diện của IMF; Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB; Ông
Tomoyuki Kimura, Giám đốc ADB tại Việt Nam và các Kinh tế trưởng
của WB, ADB.
12
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu các bài viết, bình luận, lược ghi
ý kiến phát biểu của các chuyên gia kinh tế tại Diễn đàn, thể hiện những
quan điểm, cách nhìn, phân tích v.v khác nhau của các chuyên gia về
kinh tế Việt Nam năm 2012 và đánh giá quá trình tái cơ cấu nền kinh tế
sau một năm triển khai.
TS. Nguyễn Văn Giàu
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
13
PHÁT BIỂU KHAI MẠC
DIỄN ĐÀN KINH TẾ MÙA XUÂN 2013
Đ/c Nguyễn Văn Giàu
Ủy viên BCH Trung ương Đảng
Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm UBKT của Quốc hội
Kính thưa:
- Đ/c Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư TW Đảng, PCT
Quốc hội,
- Đ/c Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội,
- Đ/c Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư thường trực Tỉnh
ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa,
- Bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú LHQ tại
Việt Nam

Kính thưa các đại biểu, các vị khách quý.
Trước tiên thay mặt các đơn vị đồng tổ chức Diễn đàn: Ủy ban Kinh
tế, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam, UNDP và Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa xin nhiệt liệt chào
mừng và gửi đến Phó Chủ tịch Quốc hội và toàn thể các vị đại biểu lời
chúc tốt đẹp nhất, chúc Diễn đàn của chúng ta thành công.
Kính thưa các vị đại biểu,
Tại Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội tới đây, Quốc hội sẽ xem xét báo
cáo đánh giá bổ sung Kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội năm 2012 và tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội
về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.
Cùng với nội dung trên chúng tôi chọn lựa chủ đề “Tái cơ cấu nền
kinh tế - Một năm nhìn lại”. Như chúng ta đã biết, Hội nghị Trung ương
3 đã ra thông báo Kết luận Tái cơ cấu nền kinh tế một cách đồng bộ trong
tất cả các ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương,
14
đơn vị cơ sở trong nhiều năm. Những năm trước mắt tập trung vào 3 lĩnh
vực trọng tâm: “Cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại
thị trường tài chính trọng tâm là cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương
mại, các tổ chức tài chính; cơ cấu lại doanh nghiệp trọng tâm là các tập
đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước”. Theo Nghị quyết về phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 đã xác định lộ trình thực hiện tái cơ
cấu, theo đó năm 2012 là năm chuẩn bị các điều kiện để từ năm 2013-
2015 tạo được chuyển biến mạnh mẽ, cơ bản có hiệu quả rõ rệt.
Và tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội, Chính phủ trình Quốc hội đề án
tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế và Ủy ban Kinh tế đã có báo cáo trước
Quốc hội về đề án này, ý kiến của Ủy ban Kinh tế là kết quả chắt lọc ý
kiến của các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý, các đại biểu Quốc hội,
đại diện Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và một số đoàn
Đại biểu Quốc hội tại Diễn đàn Kinh tế đầu tiên được tổ chức tại thành

phố Đà Nẵng tháng 4 năm ngoái.
Kết thúc Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội
đã có ý kiến chính thức yêu cầu Chính phủ nghiên cứu, bổ sung, hoàn
thiện và ban hành đề án.
Kính thưa các vị đại biểu,
Hai nội dung chọn lựa thảo luận tại Diễn đàn lần này là rất quan
trọng bởi lẽ đối với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của chúng ta,
nền kinh tế chúng ta thực hiện mục tiêu “Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô”
kéo dài từ 24/2/2011, đã hơn 2 năm nhiều vấn đề mới cần có sự đánh giá
khách quan, khoa học, thực tiễn và đủ lý lẽ chứng minh là “THUYẾT
PHỤC”. Tôi xin nêu vài nội dung để chúng ta tham khảo:
1. Kiểm soát lạm phát giảm nhanh từ 18% năm 2011 xuống hơn
6,81% năm 2012;
2. Tăng trưởng GDP giảm từ 5,98% - còn 5,03% 2012. Riêng quý
I/2013 tăng 4,89% so với quý I/2012 là 4,75;
3. Là nước nhập siêu xem như căn bệnh trầm kha nhập siêu từ 18
tỷ USD năm 2008 sang xuất siêu 780 triệu USD năm 2012 và quý I
15
xuất siêu lớn gần 481 triệu USD. Cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt
nghiêm trọng các năm trước thì năm 2012 thặng dư trên 8 tỷ USD. Sự
vươn lên mạnh mẽ xuất khẩu doanh nghiệp FDI và tăng chậm doanh
nghiệp trong nước là cần phải suy nghĩ;
4. Dư nợ tín dụng 10 năm 2001-2010 tăng bình quân khoảng 30%.
Nhưng lại tăng thấp khoảng 10% trong 2 năm 2011-2012, thậm chí quý
I/2013 không tăng (chỉ tăng 0,03%);
5. Thị trường tài chính Việt Nam so với các nước xung quanh ta tôi
lấy số liệu 7 quốc gia năm 2011 để chúng ta suy nghĩ cả về quy mô và
phát triển theo độ lệch của thị trường tài chính nước ta cụ thể.
* Về dư nợ tín dụng:
(1) Thái lan 151% GDP, (2) Trung Quốc 146% GDP, (3) Malaysia

132% GDP, (4) Việt Nam 120% GDP (năm 2012 chỉ còn 104% GDP),
(5) Hàn Quốc 102% GDP, (6) Singapore 93% GDP, (7) Philippines
52% GDP.
* Vốn hóa TTCK:
(1) Malaysia 137% GDP, (2) Singapore 119% GDP , (3) Hàn Quốc
89% GDP, (4) Philippines 74% GDP, (5) Thái Lan 73% GDP, (6) Trung
Quốc 46% GDP và Việt Nam 15% GDP (năm 2012 là 26% GDP).
Nếu cộng cả hai thị trường này:
(1) Malaysia 270% GDP, (2) Thái Lan 220% GDP, (3) Singapore
212% GDP, (4) Trung Quốc 192% GDP, (5) Hàn Quốc 191% GDP, (6)
Việt Nam 135% GDP và Philippines 126% GDP.
6. Tổng đầu tư xã hội
Năm 2007 chiếm 40,4% GDP tăng 15% so với năm 2006; 2008
chiếm 43,5% GDP tăng 22,2% so với năm trước và bắt đầu giảm xuống
còn 34,6% GDP năm 2011 (chỉ tăng 5,7%) và năm 2012 chỉ chiếm
33,5% GDP (tăng 7%).
Sáu năm 2007-2012 cơ cấu đầu tư thay đổi đáng kể, kinh tế nhà
nước giảm từ 43%-38% trong tổng đầu tư; kinh tế ngoài nhà nước giảm
16
từ 40%-39% trong khi đó tổng đầu tư FDI thì tăng nhanh từ 17-23,3%
trong tổng đầu tư.
7. Bội chi ngân sách
Năm 2007 bội chi ngân sách 5,65% GDP và tăng nhanh 2009 do
ứng phó với khủng hoảng bội chi ngân sách lên đến 6,9% GDP và giảm
nhanh các năm sau từ 4,9% năm 2011, 4,8% năm 2012 và 2013 dự kiến
ở mức 4,8%.
8. Vấn đề cải cách tiền lương và thực hiện giá thị trường đối với giá
điện, than, dịch vụ y tế, giáo dục đã tác động mạnh đến kinh tế vĩ mô và
tiềm ẩn chưa có lời giải?
9. Những vấn đề cụ thể khác: các nhà kinh tế, các chuyên gia rất

quan tâm: (1) Diễn biến doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản v.v…;
(2) Hàng hóa tồn kho; (3) Tình hình thị trường bất động sản; (4) Nợ xấu
ngân hàng; (5) Diễn biến lãi suất ngân hàng v.v…
Tóm lại vấn đề mục tiêu các chính sách và điều hành các chính
sách đang nổi lên nhiều điểm sáng, điểm tích cực đan xen với nhiều
điểm tối cần những lời giải thích hợp.
Về tái cơ cấu nền kinh tế sau một năm nhìn lại, tái cơ cấu tổng thể,
tái cơ cấu 3 trọng tâm đầu tư, tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu hệ
thống tài chính v.v tái cơ cấu từng lĩnh vực, từng ngành, sản phẩm,
vùng kinh tế, đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ
cấu nền kinh tế chuyển đổi mô hình tăng trưởng v.v chắc chắn sẽ có
nhiều ý kiến về vấn đề này.
Thưa các quý vị,
Diễn đàn có sự quan tâm tham dự của các vị nguyên là lãnh đạo,
nhà quản lý qua các thời kỳ, đại diện một số các Ủy ban Quốc hội,
cơ quan Quốc hội… Trong hội trường cũng có mặt khá đầy đủ những
chuyên gia kinh tế, nhà khoa học hàng đầu của đất nước; đặc biệt diễn
đàn lần này có mặt đầy đủ các vị đứng đầu các tổ chức quốc tế tại Việt
Nam: điều phối viên thường trú UNDP, trưởng đại diện IMF tại Việt
Nam, giám đốc WB tại Việt Nam, giám đốc ADB tại Việt Nam, có sự
17
tham dự của nhiều vị đại biểu Quốc hội, các đồng chí lãnh đạo tỉnh
Khánh Hòa và đại diện một số doanh nghiệp. Với thành phần phong
phú như vậy, tôi tin tưởng rằng sẽ có nhiều ý kiến sâu sắc, sát thực
tiễn. Việc tích cực tham gia thảo luận cung cấp tình hình thực tế tại địa
phương, doanh nghiệp của mình và nêu các đề xuất, kiến nghị cụ thể
thông qua hoạt động thực tiễn sẽ góp phần làm cho diễn đàn đạt hiệu
quả cao hơn; các đại biểu Quốc hội tham dự Diễn đàn được nghe trực
tiếp và sẽ có thêm nhiều thông tin tham gia thảo luận tại diễn đàn và để
làm căn cứ thảo luận tại kỳ họp Quốc hội sắp tới và đưa ra những quyết

sách sát thực tiễn tình hình.
Để chuẩn bị cho Diễn đàn, chúng tôi tranh thủ xin ý kiến các
chuyên gia, đến trưa hôm qua chúng tôi nhận được 33 bài viết, các bài
viết đã chuyển đến các đại biểu, chúng tôi sẽ mời một số đồng chí chủ
trì trình bày hai nội dung và các ý kiến bình luận sau đó mời ba tổ chức
tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB phát biểu - phần thảo luận sẽ theo
hướng cởi mở.
Quỹ thời gian chỉ có hai ngày rất ngắn ngủi, khối lượng công việc
lớn, đại biểu tham gia đông, đề nghị mỗi chúng ta tập trung trí tuệ thảo
luận, đặt câu hỏi tranh luận làm sâu sắc thêm các vấn đề và đề xuất
nhiều giải pháp hiệu quả, thiết thực.
Kính thưa các vị đại biểu,
Diễn đàn này cũng nhận được sự quan tâm của nhiều phóng viên
báo chí Trung ương và địa phương đến tham dự và đưa tin, góp phần
chuyển tải thông tin kịp thời, hữu ích đến với công chúng.
Với tinh thần như vậy, tôi tin tưởng rằng Diễn đàn kinh tế Mùa
Xuân sẽ thành công tốt đẹp, chúc các Quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh
phúc, thành đạt. Tôi xin tuyên bố khai mạc Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân
2013.
18
19
PHÁT BIỂU CỦA ĐẠI DIỆN
LIÊN HỢP QUỐC TẠI VIỆT NAM
Bà Pratibha Mehta
Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc
Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam
Thưa bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội,
Thưa ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội,
Thưa các quý vị đại biểu và các đồng nghiệp,
Trước hết, cho phép tôi cảm ơn Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt

Nam đã cho tôi cơ hội phát biểu tại Diễn đàn quan trọng này.
Từ năm 2010, UNDP hỗ trợ Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tăng
cường năng lực giám sát các chính sách kinh tế vĩ mô. Một phần quan
trọng trong chương trình hợp tác này là diễn đàn kinh tế hai lần một
năm. Diễn đàn này tạo cơ hội đặc biệt cho các đại biểu Quốc hội, các
nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, học giả và đại diện khối kinh
doanh trao đổi ý kiến một cách cởi mở và thẳng thắn về những thách
thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Như lãnh đạo của Ủy ban Kinh tế
của Quốc hội đã ghi nhận, Diễn đàn này có những đóng góp giá trị cho
các báo cáo và nghị quyết về công tác giám sát.
Trong năm 2012, Việt Nam duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô, phần
lớn nhờ các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, những biện pháp
này cùng với tiến độ tái cơ cấu chậm trong các khu vực ngân hàng, đầu
tư công và doanh nghiệp nhà nước đã dẫn đến sự trì trệ trong năm 2012.
Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ chậm nhất kể từ năm 1999. Nhiều
yếu tố là nội hàm cũng như nguyên nhân chính của bất ổn kinh tế vĩ mô
vẫn chưa được giải quyết và tác động của tiến trình cải cách chậm ngày
càng rõ hơn. Những tác động này có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu
như không có các quyết sách đúng đắn. Không chỉ tác động liên quan tỷ
20
lệ nợ xấu, niềm tin của nhà đầu tư hay uy tín trên thị trường quốc tế, mà
còn liên quan đến tình trạng giảm sút của tăng trưởng kinh tế, công ăn
việc làm cũng như mức sống của người dân Việt Nam.
Cho đến nay, đã có nhiều trao đổi tập trung vào tầm quan trọng của
tái cơ cấu kinh tế, cũng như mô hình tăng trưởng mới có thể giải quyết
vấn đề sụt giảm năng suất lao động và tính cạnh tranh. Mặc dù điều
này rất quan trọng, chúng ta không nên bỏ qua khía cạnh phát triển con
người và tầm quan trọng của chất lượng tăng trưởng, tính toàn diện và
bền vững của tăng trưởng.
Tôi cũng xin chia sẻ một số quan sát để chúng ta thảo luận trong

hai ngày tới:
Có một sự đồng thuận rộng rãi đối với sự cần thiết phải đẩy mạnh
tái cơ cấu nhằm khôi phục tăng trưởng và giải quyết bất ổn kinh tế vĩ
mô. Song chúng ta chưa chú trọng đến nguyên nhân vì sao mô hình tăng
trưởng cho tới nay đã dẫn đến khoảng cách ngày càng tăng giữa giàu,
nghèo và bất bình đẳng về cơ hội giữa các nhóm đươc thụ hưởng và
đóng góp vào quá trình tăng trưởng.
Tính đến hôm nay ngày 5/4/2013, còn đúng 1000 ngày nữa sẽ đến
thời hạn thực hiện mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Mặc dù Việt Nam
đã đạt được tiến bộ đáng kể ở cấp quốc gia, vẫn còn tồn tại sự chênh
lệch rất lớn giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn, giữa người
kinh với người dân tộc thiểu số. Năm 2010, Việt Nam đứng thứ 6 trên
toàn cầu về tiến độ thực hiện tính theo cả các chỉ số tuyệt đối lẫn tương
đối. Để đảm bảo hoàn thành tất cả các mục tiêu thiên niên kỷ, cần sớm
hành động giải quyết vấn đề bất bình đẳng khi chúng ta xây dựng kế
hoạch và thực hiện cải cách kinh tế.
Theo nghiên cứu quốc tế, bất bình đẳng gây cản trở không cho
mọi người tận dụng cơ hội kinh tế và điều này làm chậm quá trình tăng
trưởng. Vì vậy, một chiến lược tăng trưởng rộng rãi và toàn diện hơn có
thể giải quyết vấn đề bất bình đẳng đang gia tăng đồng thời xây dựng
nền kinh tế tăng trưởng bền vững và dài hạn.
21
Tất cả chúng ta đều biết tái cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng
và tính bền vững của tăng trưởng trong tình hình kinh tế hiện tại là một
thách thức. Tái cơ cấu kinh tế đòi hỏi ý chí chính trị mạnh mẽ và lâu dài
để có thể vượt qua được tâm lý ngại thay đổi.
Với nguồn lực hạn chế, chi tiêu công cần phải được minh bạch và
hữu hiệu hơn. Cần tìm ra các phương thức sáng tạo để tiếp cận những
nguồn lực mới, ví dụ thông qua việc giải quyết vấn đề về tham nhũng
và giảm thất thoát. Một ví dụ khác là lộ trình đi đến chấm dứt các khoản

trợ giá không hiệu quả và trì trệ. Ví dụ bao cấp giá nhiên liệu hóa thạch.
Năm 2011, theo Cơ quan năng lượng quốc tế, trợ giá cho nhiên liệu hóa
thạch ở Việt Nam lên đến 3,33% GDP hay 4,12 tỉ USD. Trong khi đó
chi tiêu cho y tế công năm 2011 chỉ đạt 1,8% và cho giáo dục, khoảng
4,7% của GDP.
Những nguồn lực bổ sung có thể được đầu tư vào phát triển nguồn
lực con người để bảo đảm bình đẳng trong tiếp cận với dịch vụ cơ bản
chất lượng và cơ hội việc làm. Các tham vấn với tám nhóm dân cư
nhằm xây dựng chương trình nghị sự cho giai đoạn sau năm 2015 ở Việt
Nam mới đây cho thấy người dân ở tất cả các độ tuổi, đặc biệt là những
người chịu thiệt thòi nhất, đều có mong muốn được tiếp cận việc làm,
dịch vụ giáo dục và y tế có chất lượng.
Một chiến lược tăng trưởng toàn diện cần được gắn liền với đầu
tư vào mạng lưới an sinh xã hội nhằm bảo vệ những người nghèo kinh
niên và giảm thiểu những rủi ro do những cú sốc sinh kế liên quan đến
chuyển đổi gây ra.
Chính vì vậy tôi rất mong Diễn đàn xem xét những tác động của
quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt đối với các nhóm người nghèo
và dễ bị tổn thương. Như vậy sẽ cần phải có những nghiên cứu, phân
tích tác động và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội có thể hỗ trợ những
nghiên cứu này. Hơn nữa đối thoại giữa các nhà hoạch định chính sách
về kinh tế và về xã hội có thể giúp Việt Nam tháo gỡ được những quan
ngại về kinh tế - xã hội. Điều này cũng giúp tăng cường chức năng giám
22
sát của Quốc hội để đảm bảo cho tất cả mọi người có thể thụ hưởng kết
quả của phát triển kinh tế.
Một lần nữa xin cám ơn Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức
diễn đàn quan trọng này và chúc diễn đàn thảo luận thẳng thắn trong hai
ngày tới. Trong bối cảnh cần sớm giải quyết các hạn chế của cải cách,
tôi hi vọng diễn đàn sẽ đưa ra những khuyến nghị cụ thể và thực thi,

nhằm cung cấp thông tin cho kỳ họp Quốc hội sắp tới.
Diễn đàn Mùa Thu sẽ là cơ hội để có thể theo dõi và xem xét các
vấn đề được thảo luận hôm nay.
Chúc các đại biểu sức khỏe và thành đạt.
23
LƯỢC GHI Ý KIẾN PHÁT BIỂU TẠI
DIỄN ĐÀN KINH TẾ MÙA XUÂN 2013
1. Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế phát biểu
khai mạc (bài in trong Kỷ yếu Diễn đàn)
2. Bà Pratibha Mehta - Điều phối viên thường trú Liên hiệp
quốc, Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam (bài in trong Kỷ yếu
Diễn đàn)
3. PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
trình bày tham luận (bài viết in trong Kỷ yếu Diễn đàn)
4. PGS.TS Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược Phát
triển, Bộ KH&ĐT
Báo cáo của PGS Trần Đình Thiên là một báo cáo rất đầy đủ, hay,
sinh động và nêu ra nhiều vấn đề, trong đó có cả những câu hỏi lớn, tạo
ra cái nền để chúng ta thảo luận 2 ngày và bổ sung thêm về tình hình
kinh tế năm 2012.
Năm 2012, như báo cáo của PGS. Trần Đình Thiên, tình hình kinh
tế vẫn tiếp tục theo xu hướng xấu đi chứ chưa cải thiện. Chúng ta thấy
một mặt đúng là so với mặt bằng chung, nó có những dấu hiệu bất ổn vĩ
mô lộ rõ hơn, nhưng so với tình hình kinh tế thế giới, so với tốc độ tăng
trưởng, so với nhiều chỉ tiêu vĩ mô thì không phải đây là lần đầu tiên
chúng ta bị rơi vào, không phải là nền kinh tế duy nhất trên thế giới mắc
phải. Mặc dù có ý kiến phản biện như vậy nhưng về quan điểm cá nhân
tôi vẫn ủng hộ quan điểm của PGS Trần Đình Thiên, để khẳng định rằng
tình hình kinh tế năm 2012 có thể 2013 nữa tình hình kinh tế kém hơn
trước và kém hơn các nước trong khu vực.

Có 3 lý do tôi cho là rất quan trọng để xem xét tình hình kinh tế
năm 2012. Thời gian chúng ta tiến hành đổi mới và cải cách sắp 30 năm,
24
chúng ta đã có giai đoạn tăng trưởng kinh tế tốt, nhưng về mặt thể chế
vẫn là một vấn đề rất đáng suy nghĩ. Đó là lưu ý thứ nhất. Lưu ý thứ hai,
tất cả những dấu hiệu gọi là bất ổn kinh tế vĩ mô xuất hiện ở nền kinh tế
chúng ta một vài năm nay rõ lên, nhưng đều lặp lại những tình hình của
các nền kinh tế đã từng bị khủng hoảng, đó là cái lạ, cái đáng ra Thế giới
mắc phải mình là người đi sau mình hoàn toàn có thể nghiên cứu, học
hỏi để tránh được thì mình lại mắc. Trong đó nổi lên rõ nhất là vấn đề
nợ xấu và bất động sản. Chúng ta vẫn đang loay hoay ở chỗ giải quyết
ngắn hạn, không thể nghĩ dài hạn được.
Một điểm nữa, là vấn đề phối hợp chính sách trong hệ thống Nhà
nước, một trong những vướng mắc từ nhiều năm nay. Về căn bản khó
khăn ở lĩnh vực nào vẫn chuyên gia ở lĩnh vực đó trình lên. Bản thân
những đề án sửa đổi rất hay nhưng nền kinh tế không chỉ vận hành theo
một phía đó và theo một đề án đó được. Ví dụ Vinashin tự tái cơ cấu,
ngành ngân hàng tự làm tái cơ cấu, không có tổng chỉ huy trong hệ
thống thì rất khó. Tôi cho rằng, nếu như giải quyết cái ngắn hạn tốt thì
sẽ tạo nên tiền đề giải quyết cái dài hạn, điều quan trọng là cách tiếp cận
để giải quyết ngắn hạn như thế nào và phải có thứ tự. Để làm thứ tự này,
đã đến lúc việc điều hành, phối hợp chính sách giữa các cơ quan phải
được coi như một nhiệm vụ trọng tâm.
Vấn đề nữa là hệ thống thông tin của chúng ta đôi khi không thống
nhất, cho nên rất khó thuyết phục lẫn nhau, như năm 2012 kinh tế tăng
trưởng vẫn là 5,03% trong khi đầu tư giảm đi, nghĩa là ICOR giảm,
thế thì tốt quá. Nhưng thực tế nó có phải thế không? Hay như tỷ lệ thất
nghiệp của năm 2012 dưới 2%, thấp hơn cả thời kỳ kinh tế tăng trưởng
cao. Như vậy gây ra nghi ngờ về những con số, chính những điều đó
góp phần làm cho tình trạng suy giảm lòng tin, đây là điều khá gay go

trong bối cảnh hiện nay. Tôi nhất trí với PGS Trần Đình Thiên về nhận
định tình hình kinh tế năm 2013 khó có cơ hội khôi phục. Vì vậy để
khỏi mất thời gian phải nghĩ đến một phương án là thay vì không đạt
được tốc độ tăng trưởng cao, phục hồi nhanh thì phải tạo ra cơ sở để
chuẩn bị cho năm sau. Theo tôi là tiến hành ngay một số đột phá cho đề
25
án tái cơ cấu và lấy lại được niềm tin kinh doanh trong cộng đồng cả các
nhà kinh doanh lẫn dân cư.
5. GS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh
tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Những khó khăn, thách thức năm 2013 đó chính là nợ xấu, là hàng
tồn kho, là môi trường kinh doanh và mô hình tăng trưởng đã không
phù hợp. Quan điểm của tôi là mục tiêu đạt được tăng trưởng năm 2013
như kế hoạch đặt ra là rất khó khăn.
Về lạm phát, số liệu Quý I cho thấy rằng số liệu lạm phát là khá
thấp và theo quan niệm của chúng tôi, lạm phát thấp là kết quả của chu
kỳ kinh doanh, chu kỳ tăng trưởng đang đi xuống, không phải là thành
tích. Theo quan điểm của tôi, năm 2013 vấn đề quan trọng nhất không
phải là vấn đề lạm phát mặc dù còn có 2 rủi ro lớn: Rủi ro thứ nhất là rủi
ro tăng giá của các mặt hàng hiện tại bây giờ nhà nước đang kiểm soát;
rủi ro thứ hai là rủi ro tăng giá đột biến của giá lương thực, giá năng
lượng của thế giới.
Về vấn đề lãi suất, số liệu thống kê đều cho thấy thanh khoản hiện
tại dư thừa, tín dụng rất yếu. Tín dụng tăng 0,03% trong khi đó huy động
tăng 3,86% và rất nhiều các lời kêu gọi cần phải giảm mạnh lãi suất.
Theo quan điểm của chúng tôi năm 2013 câu chuyện quan trọng nhất
chính là về lãi suất. Nếu chúng ta ép để giảm lãi suất xuống thấp thì rất
nhiều nguy cơ rơi vào bẫy suy giảm tín dụng nếu như vậy thì hậu quả rất
khó lường, khi đó thị trường không hoạt động theo quan hệ cung cầu.
Về vấn đề cân đối bên ngoài, thành tích rất lớn là xuất siêu, chúng

ta chỉ nói đến xuất khẩu hàng hoá nhưng chúng ta không nói đến xuất
khẩu dịch vụ, chúng ta không nói đến việc chuyển lợi nhuận của doanh
nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài ra bên ngoài. Năm 2012 nếu tính cả
cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ, cán cân vận chuyển ra bên ngoài là âm
chứ không phải là dương. Như vậy có nghĩa là để có thể đánh giá được
cân đối bên ngoài cần phải có một cách nhìn rộng hơn không chỉ nhìn
vào cân đối bên ngoài mà còn phải nhìn vào cán cân dịch vụ di chuyển

×