Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Hình thành cho sinh viên đai học sư phạm ngành giáo dục tiểu học kỹ năng thiết kế và tổ chức các tình huống dạy học Toán ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.23 KB, 3 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
0 O 0
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
I. Tóm tắt mở đầu
Tên tác giả: Phạm Thị Thanh Tú
Tên luận án: Hình thành cho sinh viên đai học sư phạm ngành giáo dục tiểu
học kỹ năng thiết kế và tổ chức các tình huống dạy học Toán ở tiểu học theo
hướng tăng cường hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức của học sinh lớp 3, 4,
5.
Mã số chuyên ngành: 62 14 01 11
Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Vinh
II. Nội dung bản trích yếu
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
Đề xuất một số biện pháp hình thành cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu
học kĩ năng thiết kế và tổ chức các tình huống dạy học toán theo hướng tăng
cường hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức của học sinh lớp 3, 4, 5 nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo Giáo viên tiểu học trong các trường đại học.
2. Các phướng pháp nghiên cứu
a) Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu để tìm hiểu các vấn đề liên quan
đến các khái niệm then chốt của đề tài, các vấn đề liên quan đến việc hình thành
kĩ năng sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, các vấn đề liên quan
đến nội dung, phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học
b) Nghiên cứu thực tiễn:
- Tìm hiểu thực trạng của giáo viên tiểu học hiện nay trong vấn đề thiết kế và tổ
chức các tình huống dạy học toán theo hướng tăng cường hoạt động tìm tòi, phát
hiện kiến thức cho học sinh
1
- Tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến việc hình thành cho sinh viên ngành giáo
dục tiểu học kĩ năng thiết kế và tổ chức các tình huống dạy học toán
- Tham khảo ý kiến của các nhà giáo dục về thực tiễn dạy học của giáo viên, sinh


viên ngành Giáo dục tiểu học.
- Dự giờ, thăm lớp ở các trường tiểu học để tìm hiểu thực tiễn dạy học ở trường
phổ thông.
- Dự giờ tập giảng, giảng dạy (khi đi thực tập) của sinh viên.
c) Thực nghiệm sư phạm:
-Thực nghiệm nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của việc thực hiện các
biện pháp được đề xuất trong luận án.
- Xử lí số liệu để bước đầu đánh giá định lượng và định tính hiệu quả của các
biện pháp đề xuất.
3. Các kết quả chính và kết luận:
Với nội dung nghiên cứu của luận án, có thể nêu lên một số kết quả cơ bản
đã đạt được như sau:
Thứ nhất, trên cơ sở tìm hiểu, phân tích một số khái niệm then chốt của đề tài:
Tình huống, tình huống dạy học; kĩ năng, kĩ năng sư phạm tiểu học; yêu cầu, đặc
điểm hoạt động của sinh viên sư phạm; quá trình hình thành kĩ năng sư phạm
cho sinh viên đề tài đã chỉ rõ:
- Các đặc trưng cơ bản của một tình huống dạy học.
- Các hoạt động cơ bản cần tiến hành để hình thành hình thành kĩ năng thiết
kế và tổ chức các tình huống dạy học cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học.
Thứ hai, trên cơ sở tìm hiểu: Một số đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 3, 4, 5;
các biện pháp phát triển nhận thức cho học sinh lớp 3, 4, 5 thông qua quá trình
thiết kế và tổ chức các tình huống dạy học; các khái niệm về hoạt động tìm tòi,
phát hiện kiến thức đề tài đã chỉ rõ các hoạt động cần rèn luyện cho sinh viên
2
trong việc biến đổi tình huống nhằm giúp tăng cường hoạt động tìm tòi, phát
hiện kiến thức ở HS lớp 3, 4, 5.
Thứ ba, phần nào làm sáng tỏ thực trạng về việc thiết kế và tổ chức các tình
huống dạy học oán theo hướng tăng cường hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức
ở học sinh của giáo viên tiểu học, sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, việc thực
hiện khâu hướng dẫn sinh viên thiết kế và tổ chức các tình huống dạy học ở các

trường Đại học đào tạo giáo viên tiểu học, đó là những cơ sở thực tiễn rất quan
trọng, để trên cơ sở đó tập trung vào những điểm cơ bản còn thiếu sót để bổ
sung, nâng cao cho sinh viên.
Thứ tư, dựa trên cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn, đề tài đã đề xuất ba biện pháp cơ bản
giúp hình thành ở sinh viên kĩ năng thiết kế và tổ chức các tình huống dạy học theo
hướng tăng cường hoạt động tìm tòi, phát hiện kiến thức ở học sinh lớp 3, 4, 5.
Thứ năm, Tổ chức thực nghiệm nhằm kiểm tra, đánh giá tính khả thi của biện
pháp đã đề xuất. Kết quả thực nghiệm bước đầu đã thể hiện được tính khả thi của
các biện pháp đã đề xuất.
Vinh, ngày 6 tháng 1 năm 2013
Người hướng dẫn: Nghiên cứu sinh:
GS.TS Đào Tam Phạm Thị Thanh Tú
3

×