Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Thông tin luận án NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.69 KB, 2 trang )

TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT HỌC THUẬT,
LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Tên Luận án: Nghiên cứu hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội
2. Thông tin về nghiên cứu sinh:
Họ và tên: Nguyễn Quốc Oánh
Năm nhập học: 2004, năm tốt nghiệp 2012
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp, mã số: 62.31.10.01
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.Phạm Thị Mỹ Dung
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
3. Giới thiệu tóm tắt luận án:
Việt Nam có khoảng 13 triệu nông hộ (chiếm khoảng gần 80% tổng số hộ), trong đó hơn một
nửa thuộc diện thu nhập thấp. Khoảng gần 90% hộ nghèo sống ở nông thôn, theo khảo sát gần đây
cho thấy thiếu vốn cho sản xuất là một vấn đề khó khăn của các hộ nông dân. Cần phải có một hệ
thống tín dụng vững mạnh để đáp ứng được nhu cầu vốn cho hoạt động kinh tế cũng như đời sống ở
nông thôn, tạo đà cho phát triển kinh tế xã hội.
Hệ thống tín dụng nông thôn ngọại thành Hà nội có sự phát triển mạnh cả về số lượng và chất
lượng, ngoài sự có mặt của các Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT; Chính sách xã hội và Quĩ tín dụng
nhân dân còn có rất nhiều Ngân hàng Thương mại khác hoạt động trên địa bàn, hoạt động chủ yếu là
huy động tiết kiệm.
Hoạt động tín dụng nông thôn ngoại thành có sự khác biệt với các vùng nông thôn thuần túy
khác cả về số lượng, cơ cấu, mức độ hoạt động và sự đa dạng các đối tượng tham gia thị trường.
Chọn các huyện ngoại thành, đặc biệt là các huyện ven đô thị để tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà nội” có một ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển
hệ thống tín dụng ngoại thành Hà Nội.
4. Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của luán án
Luận án có một số điểm mới sau:
- Luận án đã làm sáng tỏ một số nội dung về hệ thống tín dụng nông thôn nói chung và hệ
thống tín dụng nông thôn ngoại thành nói riêng.
- Luận án đã tiến hành phân tích thực trạng, đánh giá hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành
Hà Nội, chỉ ra sự khác biệt giữa các điểm nghiên cứu và từ đó chỉ ra sự khác biệt với các vùng nông
thôn khác.


- Nghiên cứu hệ thống các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn của người dân vùng
ngoại thành Hà Nội và các nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội.
- Luận án đã đề ra một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành
Hà Nội.
NGHIÊN CỨU SINH
Nguyễn Quốc Oánh
INFORMATION ABOUT CONTRIBUTIONS OF THE DOCTORAL
DISSERTATION IN ACADEMIC AND THEORY ISSUES
1. Name of thesis: Research into rural credit system in Hanoi suburban area
2. Information of the PhD Student:
Name: Nguyễn Quốc Oánh
Beginning year: 2004, Graduating year 2012
Major: Agricultural Economics, code: 62.31.10.01
Supervisor: GS.TS.Phạm Thị Mỹ Dung
University : Hanoi Agricultural University
3. Abstract:
Viet Nam currently has about 13 million farm households, which accounts for approximately
80% of total households in the country. Recent survey shows that of nearly 90% of poor households
currently living in rural area, lack of capital for production activities is the major difficulty.
Therefore, it is necessary to develop a strong credit system to meet the demand for capital for
economic activities as well as for livelihood activities in rural area, which in turn will contribute to
socio-economical development.
Rural credit system in Hanoi suburban area has recently registered rapid development both in
terms of quantity and quality. In addition to the presence of Vietnam Bank of Agricultural
development, Vietnam Bank of Social Policy and People Credit Fund, there are many others
commercial banks in the area, who mainly are concerned with saving mobilization activities.
Rural credit activities in suburban area are distinctly different from other pure rural area in
terms of quantity, mechanism and intensity as well as the diversity of market participants. In choosing
suburban districts, especially those close to city area for doing the thesis “Research into rural credit
system in Hanoi suburban area”, the study has significant implications in developing rural credit

system in Hanoi suburban area.
4. Contribution to academic theory of the thesis
The thesis has the following contributions:
- The thesis clarifies theory about rural credit system in general and rural credit system in
suburban area in particular.
- The thesis analyzes the situation and provides evaluation of current rural credit system in
Hanoi suburban area, which points out distinct differences in selected research sites and in turn shows
the differences from other rural areas.
- The thesis evaluates influential factors to access to finance of households in Hanoi suburban
area and other factors affecting the overall rural credit system in Hanoi suburban area.
- The thesis proposes some recommendation to develop rural credit system in Hanoi suburban
area.
PhD Student
Nguyễn Quốc Oánh

×