Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Phát triển bán hàng qua mạng xã hội của các tổ chức kinh doanh thực phẩm trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 139 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ này là do tôi nghiên cứu và thực hiện, các
kết luận chưa từng được công bố trên các cơng trình nghiên cứu nào khác. Các số
liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc đáng tin cậy.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.

HỌC VIÊN

Nguyễn Huy Hồng


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tồn thể các thầy cơ
trong viện Thương mại và Kinh tế Quốc Tế, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đã
trực tiếp giảng dạy suốt 2 năm học qua, để em có được những kiến thức quý báu
như ngày hôm nay.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô giáo - Tiến Sĩ Đinh Lê Hải Hà, người
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp
này.
Xin chân thành cảm ơn các cá nhân, tổ chức đã giúp tơi thực hiện cuộc khảo
sát cũng như đóng góp các ý kiến q báu để tơi có thể thực hiện bài luận văn thạc
sĩ của mình
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Học viên thực hiện

Nguyễn Huy Hoàng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. 1
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ 2
MỤC LỤC.............................................................................................................. 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ............................................................................ 6
TĨM TẮT LUẬN VĂN............................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BÁN HÀNG QUA MẠNG XÃ
HỘI CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH DOANH THỰC PHẨM ............................... 1
1.1 Đặc điểm thực phẩm và yêu cầu đối với bán hàng thực phẩm ................... 1
1.1.1 Khái niệm và phân loại thực phẩm.............................................................. 1
1.1.2 Yêu cầu đối với bán hàng thực phẩm .......................................................... 2
1.2. Vai trò của mạng xã hội và nội dung bán hàng qua mạng xã hội của các
tổ chức kinh doanh thực phẩm ........................................................................... 6
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của mạng xã hội .................................................... 6
1.2.2. Đặc điểm bán hàng qua mạng xã hội ....................................................... 11
1.2.3. Nội dung bán hàng qua mạng xã hội ........................................................ 14
1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến bán hàng qua mạng xã hội đối với các tổ
chức kinh doanh thực phẩm ............................................................................. 20
1.3.1. Các yếu tố khách quan ............................................................................. 20
1.3.2. Các yếu tố chủ quan................................................................................. 25
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG BÁN HÀNG QUA MẠNG XÃ HỘI CỦA CÁC
TỔ CHỨC KINH DOANH THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ........... 28

2.1. Đặc điểm kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội............................. 28
2.1.1. Đặc điểm về cầu thực phẩm trên địa bàn Hà Nội ..................................... 28
2.1.2 Đặc điểm về cung thực phẩm trên địa bàn Hà Nội ................................... 29
2.2 Phân tích thực trạng bán hàng qua mạng xã hội của các tổ chức kinh
doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội ............................................................ 34
2.2.1 Thực trạng các tổ chức kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội .......... 34


2.2.2 Tình hình bán hàng qua mạng xã hội của một số tổ chức kinh doanh thực
phẩm trên địa bàn Hà Nội .................................................................................. 37
2.3. Đánh giá thực trạng bán hàng qua mạng xã hội của các tổ chức kinh
doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội ............................................................ 60
2.3.1 Những kết quả đạt được ............................................................................ 61
2.3.2 Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân ......................................... 62
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BÁN HÀNG QUA MẠNG XÃ HỘI
CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH DOANH THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ
NỘI ....................................................................................................................... 67
3.1 Các quan điểm và nguyên tắc phát triển đối với hoạt động bán hàng qua mạng
xã hội của các tổ chức kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội .................... 67
3.1.1. Không thể phát triển bền vững nếu lừa dối khách hàng. ........................... 69
3.1.2. Quan điểm về sự gắn kết.......................................................................... 70
3.1.3. Ln ln hồn thiện và đem đến những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng...... 71
3.1.4. Tiếp cận khách hàng ở mọi nơi ................................................................ 72
3.2 Giải pháp phát triển bán hàng qua mạng xã hội của các tổ chức kinh
doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội ............................................................ 72
3.2.1 Giải pháp chung ....................................................................................... 72
3.3.2 Giải pháp cho một số mạng xã hội phổ biến ............................................. 89
3.3 Kiến nghị đối với các chủ thể có liên quan ................................................. 98
3.3.1 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước ....................................... 98
3.3.2 Kiến nghị đối với khách hàng .....................Error! Bookmark not defined.

3.3.3. Kiến nghị đối với các nhà cung cấp ......................................................... 99
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 102
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 105


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa đầy đủ của từ viết tắt

STT

Từ viết tắt

2

BCT

3

CNTT

4

DN

Tổ chức

5

KH


Khách hàng

6

MXH

Mạng xã hội

7

TMĐT

Thương mại điện tử

8

TT&TT

Thông tin và truyền thông

9

VSTP

Bộ Công Thương
Công nghệ thông tin

Vệ sinh thực phẩm



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1: Giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản trên địa bàn Hà Nội năm từ năm
2013 - 2015 ......................................................................................... 30
Bảng 2. 2: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng hàng năm trên địa
bàn Hà Nội 2014 -2015 ....................................................................... 31
Bảng 2. 3: Thống kê đánh giá lợi ích của người tiêu dùng khi mua thực phẩm qua
mạng xã hội ........................................................................................ 43
Bảng 2.4: Thống kê các lý do khách hàng chưa từng mua hàng qua mạng ............. 44
Bảng 2.5: Thống kê dự định mua hàng qua mạng xã hội trong tương lai................ 45
Bảng 2.7: Thống kê loại thực phẩm mà khách hàng thường mua qua mạng xã hội 46
Bảng 2.8: Thống kê loại mặt hàng thực phẩm mà tổ chức đang kinh doanh qua
mạng xã hội ........................................................................................ 47
Bảng 2.9: Tỉ lệ đơn hàng bán qua mạng xã hội/ tổng đơn hàng bán trực tuyến ....... 49
Bảng 2.10: Các yếu tố người tiêu dùng quan tâm khi mua hàng thực phẩm qua
mạng xã hội ........................................................................................ 51
Bảng 2.11: Các hạn chế, rủi ro mà tổ chức kinh doanh thực phẩm gặp phải khi
quảng bá, bán hàng qua mạng xã hội ................................................... 53
Bảng 2.12: Tần suất đánh giá hiệu quả của việc bán hàng qua mạng xã hội của một
số tổ chức kinh doanh thực phẩm tại Hà Nội ....................................... 55


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1:Một số nội dung cơ bản của bán hàng qua mạng xã hội.......................... 15
Hình 2. 1: Dân số trung bình tại thành phố Hà Nội từ năm 2011 đến năm 2015 ..... 28
Hình 2. 2: Số lượng và cơ cấu tổ chức kinh doanh thực phẩm tại Hà Nội ............. 34
Hình 2.3: Số lượng và phân loại chợ tại TP. Hà Nội ............................................. 35
Hình 2.4: Tỉ lệ sử dụng các kênh tiếp thị ............................................................... 38
Hình 2.5: Mức phổ biến của mỗi phương thức giao hàng ....................................... 40
Hình 2. 6: Tỷ trọng các trang web kinh doanh online trong 6 tháng đầu năm 2016 41

Hình 2.7: Tỷ lệ sử dụng mạng xã hội để bán hàng của các tổ chức kinh doanh thực
phẩm được khảo sát ............................................................................ 42
Hình 2. 7: Fanpage của Hello măm ........................................................................ 56
Hình 2.8: Số lượng like và sự tương tác giữa các bài viết trên fanpage Hello Măm 57
Hình 2. 9: Fanpage thương hiệu Bác Tơm ............................................................. 58
Hình 2.10: Nhiều đánh giá về sản phẩm, dịch vụ trên fanpage không được trả lời
hoặc trả lời muộn ................................................................................ 59
Hình 3.1: Cuộc thi đặt tiêu đề của hãng Oreo......................................................... 85
Hình 3.2:Instagram với cơng cụ chỉnh sửa ảnh rất tốt sẽ thực sự hữu ích khi kinh
doanh thực phẩm................................................................................. 88
Hình 3. 3: Foody.vn hỗ trợ người dùng tìm kiếm theo địa điểm ............................. 88


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, bán hàng qua mạng xã hội nhanh
chóng phát triển và đang trở thành một xu thế mới bên cạnh bán hàng truyền thống.
Người bán hàng qua mạng xã hội không chỉ tiết kiệm chi phí cho việc th mặt
bằng, nhân cơng mà cịn có thể tránh được rủi ro trong việc hàng hóa bị hư hỏng.
Hơn nữa, nếu nắm bắt được xu hướng và trào lưu của mạng xã hội, hay thậm chí tạo
ra nó, người bán hàng dễ dàng thu hút được nhiều người xem đến trang bán hàng cá
nhân cũng như quảng bá được sản phẩm, thương hiệu của mình, từ đó khơng chỉ
giảm thiểu chi phí marketing một cách tối đa mà còn đạt được hiệu quả thiết thực
gấp nhiều lần so với những hình thức marketing cổ điển.
Hà Nội là một trong số các thành phố có số lượng giao dịch qua mạng xã hội
đứng đầu cả nước. Trong số các mặt hàng được kinh doanh qua mạng xã hội tại
đây, thực phẩm là một mặt hàng đang được bán khá phổ biến hiện nay. Nếu như
trước đây, thực phẩm, đặc biệt là các loại mặt hàng rau củ tươi, vốn là nhóm mặt
hàng khó đưa lên trực tuyến (online) do vấn đề bảo quản và thói quen mua trực tiếp

của người tiêu dùng, thì hiện nay những vấn đề liên quan đến thực phẩm sạch, thực
phẩm an toàn đã khiến loại hình kinh doanh trực tuyến mặt hàng này phát triển. Về
mặt sản xuất, chu trình thương mại điện tử (TMĐT) đã được tối ưu giải quyết được
vấn đề của bảo quản, vận chuyển sản phẩm, rút gọn quy trình từ vườn rau, cơ sở
chăn ni, chế biến thịt, cá,… đến tay người tiêu dùng. Đồng thời, về mặt tiêu dùng,
TMĐT đã đi đến những ngõ ngách sâu nhất về thói quen mua hàng của người Việt,
phát huy tối đa lợi ích của mơ hình này mang lại cho khách hàng.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy đa phần các tổ chức kinh doanh thực phẩm qua
mạng hiện nay cịn theo trào lưu, chưa có định hướng, chiến lược rõ ràng, chưa tận
dụng được hết tính năng của mạng xã hội nói riêng và ứng dụng cơng nghệ thơng
tin nói chung. Bên cạnh đó, tâm lý e ngại, chưa tin tưởng của người dân khi mua
hàng trực tuyến cũng là một trở ngại khiến việc bán hàng qua mạng chưa thực sự
phát triển và đem lại hiệu quả cao. Xuất phát từ thực tiễn đó, tơi đã lựa chọn đề tài


“Phát triển bán hàng qua mạng xã hội của các tổ chức kinh doanh thực phẩm trên
địa bàn Hà Nội” với mong muốn đưa ra các giải pháp để thúc đẩy và phát triển bán
hàng qua mạng xã hội của các tổ chức kinh doanh thực phẩm tại địa bàn Hà Nội.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bán hàng qua mạng xã hội;
- Phân tích và đánh giá thực trạng bán hàng qua mạng xã hội của các tổ chức
kinh doanh thực phẩm trên trên địa bàn Hà Nội;
- Đề xuất các giải pháp phát triển bán hàng qua mạng xã hội của các tổ chức
kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Bán hàng trên mạng xã hội của các tổ chức kinh
doanh thực phẩm
- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về chủ thể: Luận văn nghiên cứu bán hàng qua mạng xã hội của các tổ
chức kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội. Tổ chức ở đây nghĩa là tập hợp
người được tổ chức lại, hoạt động vì những quyền lợi chung, nhằm một mục đích
chung. Trong phạm vi bài luận văn này, có thể hiểu tổ chức kinh doanh thực phẩm
là nhóm người được sắp xếp, bố trí thành một chỉnh thể, hoạt động kinh doanh mặt
hàng thực phẩm theo một cơ cấu nhất định. Đó là các hộ gia đình, nhóm người góp
vốn cùng kinh doanh mặt hàng thực phẩm, các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm
trên địa bàn Hà Nội.
+ Về thời gian: Số liệu về kinh doanh thực phẩm từ 2011 đến 2016 (Trong
đó một số số liệu năm 2016 là số ước tính)
+ Về không gian: Trên địa bàn Hà Nội

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập số liệu:
- Dữ liệu thứ cấp: Tìm kiếm các tư liệu để nghiên cứu lý thuyết thông qua
các nguồn sách, tài liệu chuyên khảo và thư viện trên internet. Phân tích và tổng hợp
các thơng tin, số liệu từ các báo cáo tổng kết của các ngành, cục thương mại điện tử,


các tổ chức nghiên cứu, thống kê có uy tín tại Việt Nam và trên Thế Giới như IDC,
Nielsen, DKT, …
- Dữ liệu sơ cấp:
+ Tiến hành khảo sát với 150 người tiêu dùng tại Hà Nội (Trong đó phỏng
vấn trực tiếp 50 người là nhân viên công sở, gửi bảng hỏi trực tuyến cho 100 người
thường xuyên hoạt động qua các mạng xã hội và có quan tâm đến việc mua sắm
thực phẩm). 150 mẫu khảo sát đều đầy đủ thơng tin, có thể sử dụng được. Thời gian
khảo sát: Từ 10/8/2016 đến 25/8/2016
+ Khảo sát 100 tổ chức kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội thông qua
việc gửi bảng hỏi trực tuyến. Trong đó có 86 mẫu thu về đầy đủ thơng tin, có thể sử
dụng được. 11 mẫu thu về thiếu thông tin khảo sát hoặc không làm đúng theo yêu cầu

của phiếu, 3 mẫu thu về các thơng tin khơng đảm bảo được tính khách quan, chọn tất
cả cùng một loại đáp án. Thời gian khảo sát: Từ 10/8/2016 đến 20/8/2016
+ Về hạn chế: Trong quá trình khảo sát các tổ chức kinh doanh thực phẩm
trên địa bàn Hà Nội, tác giả đa phần mới chỉ tiếp cận và thu thập thông tin từ các tổ
chức nhỏ, các hộ kinh doanh gia đình, các nhóm kinh doanh nhỏ lẻ, chưa tiếp cận và
thu thập được nhiều các số liệu từ các tổ chức vừa và lớn.
* Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp; kết hợp
nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tế.
- Phương pháp xử lý dữ liệu: Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tổng
hợp và xử lý dữ liệu.

5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, bài luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về bán hàng qua mạng xã hội của các tổ
chức kinh doanh thực phẩm
Chương 2: Thực trạng bán hàng qua mạng xã hội của các tổ chức kinh
doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội
Chương 3: Giải pháp phát triển bán hàng qua mạng xã hội của các tổ
chức kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội


1

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BÁN HÀNG QUA MẠNG
XÃ HỘI CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH DOANH THỰC PHẨM
1.1 Đặc điểm thực phẩm và yêu cầu đối với bán hàng thực phẩm
1.1.1 Khái niệm và phân loại thực phẩm
“Thực phẩm là một mặt hàng quan trọng và thiết yếu đối với tồn xã hội nói
chung cũng như đối với mỗi con người nói riêng. Thực phẩm cung cấp cho con

người những chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất béo, các loại vitamin, prơtêin và
các chất khống khác. giúp con người có sức khoẻ để tồn tại và lao động, phát triển.
Trong phạm vi luận văn này, chúng ta có thể định nghĩa: “Thực phẩm bao gồm tất
cả các sản phẩm ở thể rắn, lỏng sử dụng để ăn uống nhằm mục đích dinh dưỡng,
đảm bảo sự sống của con người nhưng khơng phải mục đích chữa bệnh”. Như vậy,
thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua
chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử
dụng như dược phẩm.”
Thực phẩm được phân loại theo các tiêu chí, quan điểm khác nhau. Nếu xét
theo quan điểm về bảo quản, thực phẩm có thể phân ra làm ba nhóm sau đây:
- Thực phẩm tươi sống: Bao gồm các loại nguyên liệu thực phẩm tồn tại ở
trạng thái tươi, mới như: Thịt cá tươi, rau quả tươi. Đây là nhóm thực phẩm có giá
trị dinh dưỡng và hàm lượng nước cao nên rất khó bảo quản.
- Thực phẩm chế biến: Thực phẩm chế biến là những thực phẩm đã được
thay đổi khỏi trạng thái tự nhiên của chúng để trở nên an toàn hơn, dễ lưu trữ và bảo
quản hơn hoặc dễ sử dụng hơn. Căn cứ vào cơng nghệ và kỹ thuật chế biến có thể
chia thành các loại: thực phẩm có thanh trùng, thực phẩm không thanh trùng, thực
phẩm chế biến khô và thực phẩm đã chế biến có độ ẩm cao.
- Thực phẩm chưa chế biến: Thực phẩm chưa chế biến ở dạng khơ, thực
phẩm chưa chế biến có độ ẩm cao.


2

Nhiều nơi phân loại thực phẩm theo nguồn gốc của chúng như thực phẩm có
nguồn gốc động vật, thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Đối với thực phẩm có nguồn
gốc động vật lại được chia thành trên cạn, dưới nước và trên trời. Thực phẩm có
nguồn gốc thực vật thì được chia thành rau, củ, quả, hạt, gia vị.
Hoặc thực phẩm có thể phân loại theo mức độ quan trọng của chúng trong
các bữa ăn hàng ngày như thực phẩm chính, thực phẩm phụ. Thức ăn chính chủ yếu

là tinh bột như lúa, ngô, sắn, bột mỳ, khoai tây…Thức ăn phụ là các loại trái cây,
bánh kẹo, nước ngọt,…

1.1.2 Các yêu cầu khi kinh doanh thực phẩm
1.1.2.1 Yêu cầu về nguồn hàng và phương thức mua hàng
Người bán có thể lựa chọn nguồn hàng thực phẩm trong nước hoặc nguồn
hàng thực phẩm nước ngoài. Nguồn hàng trong nước giữ vị trí chủ yếu và là nguồn
hàng quan trọng nhất, đảm bảo tính chủ động trong hoạt động kinh doanh của người
bán. Nguồn hàng trong nước là do các đơn vị sản xuất trong nước cung cấp. Nguồn
hàng trong nước bao gồm nguồn khai thác tại địa phương và nguồn khai thác ngoài
địa phương. Nguồn hàng khai thác tại địa phương là nguồn hàng khai thác do sản
xuất nông nghiệp và cơng nghiệp thực phẩm tại địa phương đó tạo ra. Nguồn hàng
khai thác tại địa phương thông qua các chợ đầu mối, chợ bán lẻ, các trang trại nuôi
gia súc, gia cầm, các trang trại trồng rau, củ, quả, hợp tác xã, các công ty, cửa
hàng,... Nguồn khai thác ngồi địa phương là những hàng hóa ngun liệu mà
người bán khai thác từ tỉnh khác. Khi khai thác nguồn hàng này cần lưu ý đến chi
phí vận chuyển để khơng vì hàng hóa ngun liệu vận chuyển xa mà giá thành sản
phẩm lại cao. Với nguồn hàng trong nước cho dù khai thác tại địa phương hay ngoài
địa phương, nhất là đối với thực phẩm phải có giấy chứng nhận của cơ quan chức
năng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguồn thực phẩm tươi sống như gia súc, gia
cầm, tôm, cá … Phải qua kiểm dịch đảm bảo vệ sinh có nguồn gốc địa chỉ rõ ràng.
Nguồn hàng nhập khẩu là những loại hàng hóa, thực phẩm được sản xuất chế
biến tại nước ngoài. Người bán mua chúng thông qua các siêu thị lớn, đại lý, công


3

ty,… Đó là một số mặt hàng như: Thực phẩm động vật, gia cầm, thủy hải sản đã
qua sơ chế và được bảo quản đông lạnh, đồ hộp, rượu… Khi khai thác nguồn hàng
này cần chú ý đến thời hạn sử dụng, chất lượng hàng hóa, giá cả…Đối với thực

phẩm nhập khẩu phải có phiếu kết quả kiểm nghiệm theo chỉ tiêu vệ sinh an toàn
thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền trước khi nhập khẩu và tiêu thụ tại Việt
Nam. Các chứng từ mua hàng, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa cũng như lai lịch
các nhà cung cấp hợp pháp đều được lưu giữ theo hệ thống chuẩn mực và rõ ràng.
Nhãn của sản phẩm phải có đóng dấu của tổ chức nhập khẩu.
Việc mua hàng có thể được thực hiện bằng các cách sau: Mua ở chợ, mua
theo chào giá, mua theo hợp đồng,…Lưu ý: Khi vận chuyển hàng hóa về, người bán
phải kiểm tra phương tiện vận chuyển xem có đảm bảo độ an tồn khơng, tính vệ
sinh của phương tiện có phù hợp với tính chất hàng vận chuyển khơng. Các phương
tiện vận chuyển thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, khử trùng sau mỗi lần vận
chuyển. Đối với hàng bảo quản đông lạnh như thịt gia súc, gia cầm đã qua sơ chế,
yêu cầu bảo quản lạnh khi vận chuyển phải sử dụng xe chuyên dụng. Đối với các
hàng rau quả tươi sống, xe phải sạch sẽ. Đối với hàng nông sản, thực phẩm thì cần
xem xe đã có đủ bạt che nắng, che mưa cho hàng chưa rồi mới xếp hàng lên xe. Các
loại thực phẩm khác nhau phải chất xếp riêng biệt, không để ảnh hưởng mùi vị của
nhau, khi vận chuyển phải thực hiện che chắn, chèn lót để chống đổ vỡ, chống ruồi,
chống bọ, chống bụi. Khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển cần xếp đúng kỹ
thuật, hướng dẫn ghi trên báo bì phù hợp với tính chất của hàng hóa, tận dụng được
diện tích và dung tích xe, đảm bảo hàng hóa an tồn trên đường vận chuyển.

1.1.2.2 Yêu cầu về dự trữ và bảo quản hàng thực phẩm
Việc dự trữ, bảo quản hàng hóa cần tuân thủ một số yêu cầu sau:
- Phân loại hàng hóa, thực phẩm đã mua: Thực phẩm sạch khơng để lẫn với
thực phẩm bẩn, các loại thực phẩm khác nhau (cá, thịt, rau…) cũng không được để
lẫn với nhau vì chế độ bảo quản và chế độ nấu nướng khác nhau. Ngồi ra thức ăn
chín khơng được để cùng thức ăn sống.


4


- Sắp xếp hàng hóa, thực phẩm trong kho ngăn nắp, hợp lý và thuận tiện (tức
là hàng hóa phải săp xếp sao cho việc lấy hàng được thuận tiện, không gây lộn xộn
trong kho hàng, hàng nhập trước xuất trước, hàng nặng nên để gần cửa để rút ngắn
thời gian vận chuyển)
- Thường xuyên kiểm tra hàng hóa, thực phẩm trong kho nhằm phát hiện
những hiện tượng xấu như: ẩm mốc, hỏng, mối mọt, sâu bọ phá hoại…có biện pháp
khắc phục kịp thời, phịng chống chuột, gián, cơn trùng gặm nhấm.
- Kho phải được giữ sạch sẽ, khô ráo, thống mát, tất cả hàng hóa khơng
được để dưới đất mà phải để trên kệ, trên giá, bục kê… cách sàn ít nhất 20 cm và
cách tường ít nhất 50cm.

1.1.2.3 Yêu cầu đối với bán hàng thực phẩm
Khác với một số mặt hàng khác, thực phẩm là mặt hàng thiết yếu và được sử
dụng thường xuyên, hàng ngày. Do đó trong quá trình bán hàng thực phẩm, người
bán cần phải lưu ý một số các điểm sau:
Về chất lượng, cần đảm bảo thực phẩm khi bán ra có chất lượng tốt, đảm bảo
vệ sinh an tồn thực phẩm. Khơng sử dụng các mặt hàng đã hỏng, ôi thiu, hết hạn
sử dụng để kinh doanh nhằm trục lợi.
Về thời gian giao hàng: Đối với các loại thực phẩm tươi sống, các loại thực
phẩm đã qua chế biến cần sử dụng sớm thì việc giao hàng phải nhanh chóng, có đồ
bảo quản thực phẩm phù hợp để tránh sản phẩm bị hỏng, bị dập nát,... gây mất thẩm
mỹ, khó chịu cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Về thái độ phục vụ: Nhiều cửa hàng thực phẩm mất khách vì nhân viên có
thái độ hách dịch với khách hàng, cân thiếu, khơng am hiểu về hàng hóa để tư vấn
cho khách,… Do đó tổ chức cần lưu ý những điểm sau khi tuyển nhân viên:
- Có thái độ ứng xử đúng mực, lịch sự với khách hàng.
- Am hiểu về thực phẩm, nguồn gốc của các loại hàng hóa để tư vấn cho
khách hàng.
- Chăm chỉ, thật thà, nhanh nhẹn, tháo vát



5

- Đào tạo nhân viên cách chăm sóc khách hàng như: cúi chào khách hàng khi
họ đến và đi, tư vấn nhiệt tình, cân hàng chính xác,…
- Truyền nhiệt huyết cho nhân viên về việc bán hàng thực phẩm sạch phải có tâm.
Về địa điểm đặt cửa hàng, nên ưu tiên cửa hàng ở gần khu chung cư, dân
sinh đông đúc, nơi người dân có mức thu nhập tốt. Cửa hàng phải có chỗ để xe,
giao thơng thuận tiện. Ngồi ra, nên th cửa hàng có diện tích phù hợp với quy mô
đầu tư. Tuy nhiên hiện nay, việc bán hàng thực phẩm trực tuyến đang dần trở nên
phổ biến khiến các yêu cầu về địa điểm đặt cửa hàng khơng cịn q quan trọng như
trước đây.
Về các vật dụng khi kinh doanh thực phẩm: Thông thường, khi kinh doanh
mặt hàng thực phẩm, tổ chức nên mua một số đồ đạc sau:
- Tủ đông: 1 chiếc, dùng để bảo quản thực phẩm như thịt cá.
- Tủ mát: Tủ dạng kính trưng bày, có hệ thống làm mát phía dưới, dùng để
bảo quản rau, củ, hoa quả và thịt cá trong ngày
- Kệ sắt siêu thị: 1 kệ to dùng để bày các loại rau, kệ nhỏ bày các loại đặc sản
3 miền như mắm tép, trứng, hành tỏi, miến, mì chũ, tương ớt,…
- Rổ nhựa loại vuông: Dùng để bày hoa quả và những loại củ quả không cần
phải bảo quản trong tủ mát, nơi khách có thể dễ dàng nhìn thấy nhất.
- Máy tính: Máy tính có cài các phần mềm bán hàng để ở quầy thu ngân.
- 1 quầy thu ngân, camera, điện thoại bàn,…

1.1.2.4 Quy định của pháp luật đối với bán hàng thực phẩm
Để bán hàng thực phẩm, tổ chức kinh doanh cần tuân thủ hai nguồn luật sau:
Thứ nhất, tổ chức cần tuân thủ theo Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký tổ
chức. Quy trình đăng ký thành lập tổ chức kinh doanh thực phẩm bao gồm các bước
sau:
- Bước 1: Thành lập công ty, bao gồm: Lập công ty; làm giấy đề nghị đăng

ký tổ chức; dự thảo điều lệ công ty; danh sách các cổ đông sáng lập công ty; khắc


6

và lấy dấu pháp nhân; đăng ký bố cáo thông tin;… Ngồi ra, sau khi thành lập cần
làm các cơng việc sau: Nộp thuế môn bài theo mức quy định về vốn điều lệ; đăng
ký nộp báo cáo thuế hàng tháng, báo cáo tài chính, báo cáo quyết tốn hàng năm; In
hóa đơn (nếu cần);
- Bước 2 : Đăng ký các giấy phép kèm theo:
+ Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm: Thiết kế logo, tên sản phẩm, quy cách sản phẩm
+ Đăng ký công bố chất lượng sản phẩm phụ gia thực phẩm
Thứ hai, tổ chức kinh doanh phải tuân thủ theo Nghị định 67/2016/NĐ-CP
do Chính phủ ban hành quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc
lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế. Theo đó, điều kiện chung đối với các
cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chỉ bao gồm điều kiện đối với cơ sở và điều
kiện đối với thiết bị, dụng cụ; trong đó, bao gồm một số điều kiện cụ thể về:
+ Thiết kế xây dựng nhà xưởng;
+ Kết cấu nhà xưởng, hệ thống thơng gió;
+ Hệ thống chiếu sáng;
+ Hơi nước và khí nén;
+ Hệ thống xử lý chất thải;
+ Nhà vệ sinh, khu vực thay đồ bảo hộ lao động…

1.2. Mạng xã hội và nội dung bán hàng qua mạng xã hội của các tổ chức
kinh doanh thực phẩm
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của mạng xã hội
1.2.1.1. Khái niệm mạng xã hội
“Mạng xã hội (MXH) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1995 với sự ra đời của

trang Classmate với mục đích kết nối bạn học. Tiếp theo là sự xuất hiện của
SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích. Năm
2002, Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu thành viên


7

ghi danh. Đến năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh
(embedded video) đã nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi
ngày. MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cả Google và
được tập đoàn News Corporation mua lại với giá 580 triệu USD. Cùng năm 2004,
Facebook ra mắt. Ban đầu đây là địa chỉ dành cho sinh viên đại học kết nối và chia
sẻ. Ngay sau khi ra đời tại trụ sở trường đại học Harvard, Facebook đã có tới 19.500
sinh viên đăng kí trong tháng đầu tiên. Hai năm sau, Twitter cũng kịp thời ra đời,
ghi dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của mạng xã hội. Tại thời điểm
năm 2008, mỗi giây người dùng Twitter đăng lên 3.283 thông điệp và mỗi ngày
mạng xã hội Twitter cũng thực hiện hơn 800 triệu lượt tìm kiếm. Năm 2006 đánh
dấu bước ngoặt mới cho hệ thống mạng xã hội Facebook trực tuyến cho phép người
dùng tạo ra những cơng cụ mới cho cá nhân mình, cũng như các thành viên kết nối
khác. Hiện nay Facebook có tốc độ phát triển chóng mặt, với số lượng hơn 600 triệu
người dùng. Theo khảo sát vừa được công bố tại Mỹ, Facebook nói riêng và mạng xã
hội nói chung chính là điểm đến tiêu tốn nhiều thời gian nhất của người dùng.”
Ngày nay, mạng xã hội đã trở thành một cụm từ rất quen thuộc của những
người sử dụng internet trên thế giới cũng như tại Việt Nam, với gần 200 triệu kết
quả trả lại (với từ khóa tiếng anh “social network”) và hơn 1,2 triệu kết quả (với từ
khóa tiếng Việt “mạng xã hội”) khi thực hiện tra cứu trên google. Nhưng để định
nghĩa mạng xã hội là gì, tính năng và những ưu điểm của mạng xã hội thì vẫn cịn
những tranh cãi, do việc tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau.
Trước hết, có thể định nghĩa mạng xã hội theo đối tượng và mức độ liên kết:
Theo Nicholas A. Christakis và James Fowler (Trong cuốn Connected: The

Surprising Power of Our Social Networks): "Mạng xã hội (social network) theo
nghĩa cơ bản nhất là một tập hợp gồm hai thành phần: con người và những mối
liên hệ giữa họ".
Còn theo Laura Garton (nhà xã hội học, nhà nghiên cứu chiến lược trường
đại học Toronto): “Khi một mạng máy tính kết nối mọi người hoặc cá nhân tổ chức
lại với nhau thì đó chính là mạng xã hội”. Đây là một định nghĩa rất rộng, gần


8

tương đương với mạng máy tính tồn cầu. Theo cách định nghĩa này, mạng xã hội
là một tập hợp người hoặc các tổ chức, các thực thể xã hội khác được kết nối với
nhau thơng qua mạng máy tính. Như vậy, mạng xã hội đơn giản là hệ thống những
mối quan hệ con người với con người, trên bình diện đó bản thân Facebook hay
Twitter khơng phải là mạng xã hội mà chỉ là những dịch vụ trực tuyến được tạo lập
để xây dựng và phản ánh mạng xã hội.
Dưới góc độ hẹp hơn, có thể đưa ra định nghĩa rằng: “Mạng xã hội hay còn
gọi là mạng xã hội ảo là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet
lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời
gian”. Đây là khái niệm được đa số người dùng ủng hộ vì phản ánh đúng được bản
chất của các mạng xã hội phổ biến bây giờ.
Xét theo góc độ so sánh với một số thuật ngữ tương tự, ta có thêm một vài
khái niệm về mạng xã hội dưới đây:
Theo ông Vũ Kiêm Văn, giám đốc công ty truyền thông VSMC: “MXH như
một đồ thị trong đó các nút có thể là một cá thể, tổ chức, còn các liên kết là mô
phỏng các quan hệ trong xã hội thực”. Quan niệm này khẳng định mạng xã hội
khác rất nhiều so với blog (gọi tắt của weblog - nhật ký web, là một dạng nhật ký
trực tuyến), đó là một khái niệm rộng lớn hơn trong khi blog chỉ đơn thuần là một
dịch vụ, một loại hình giao tiếp trong mạng xã hội. Nếu blog thiên về viết lách và
thể hiện các quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân nhiều hơn thì MXH thiên về

tương tác giữa các thành viên và bao trùm nhiều hoạt động hơn. Do đó, sẽ có MXH
được xây dựng trên nền tảng chính là blog, nhưng cũng có những MXH khơng có
dịch vụ này.
Một quan điểm khác về khái niệm mạng xã hội nhấn mạnh tới sự phân biệt
hai khái niệm Social Network (mạng xã hội) và Social Media (truyền thông công
chúng). Theo ông Trương Trí Vĩnh, Giám đốc Dự án VC Corp : “Nếu mạng xã hội
đề cập tới một tập hợp các phần tử (thành viên), thì truyền thơng cơng chúng đề
cập tới hình thức sản xuất và phân phối nội dung”. Như vậy có thể tạm hiểu truyền
thơng cơng chúng là một chiến lược để truyền thông, là môi trường truyền thông


9

mới dựa trên nền tảng các dịch vụ web còn mạng xã hội là công cụ dùng để kết nối
mọi người với nhau trong một cộng đồng
Như vậy, qua việc phân tích các khái niệm trên trong khn khổ đề tài này,
tác giả tổng hợp rút ra định nghĩa: “Mạng xã hội là một xã hội ảo với hai thành tố
chính tạo nên đó là các thành viên và liên kết giữa các thành viên đó. Mạng xã hội
là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều
mục đích khác nhau khơng phân biệt khơng gian và thời gian”.
“Các trang MXH có nhiều loại tính năng kỹ thuật khác nhau như chat, email, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận,… nhưng nhìn chung đều
giống nhau là có các hồ sơ cá nhân với một danh sách các "bạn bè" cũng là những
người sử dụng của trang mạng đó. Một hồ sơ được tạo khi người dùng trả lời một số
câu hỏi như là tuổi tác, địa điểm, sở thích,… Trong các hồ sơ của người dùng
thường có một mục dành cho các bạn bè và những người sử dụng khác bình luận
(comment). Một số trang cho phép người dùng đăng tải những bức ảnh và các nội
dung đa phương tiện hay chỉnh sửa giao diện của hồ sơ. Nhiều trang mạng khác cho
phép người dùng viết blog, tìm kiếm những người có cùng sở thích, tạo và chia sẻ
các danh sách liên lạc. Ngoài ra, một số trang MXH trực tuyến có thêm các tính
năng phụ khác như là tạo lập ra các nhóm có cùng sở thích (như ẩm thực, thể thao,

phim ảnh, sách báo hoặc ca nhạc,...), hoặc mối liên hệ chung (cùng làm việc, học
tập tại một nơi hay có cùng lĩnh vực quan tâm như kinh doanh, công nghệ,…), cho
phép đăng tải hoặc truyền video trực tiếp, hay tổ chức các cuộc thảo luận công
cộng,... Để bảo vệ quyền riêng tư của người sử dụng, các trang MXH thường có
tính năng cho phép người dùng chọn lựa ai có thể xem hồ sơ của họ, liên lạc với họ,
thêm họ vào danh sách liên lạc của mình,...”
Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng xã hội khác nhau, với MySpace và
Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam
Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Mạng xã hội khác gặt
hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh quốc, CyWorld tại


10

Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và Việt Nam xuất hiện rất nhiều các mạng xã hội như
Facebook, Youtube, Zalo, Zing Me, Foody,...

1.2.1.2. Đặc điểm của mạng xã hội
Sự phát triển của mạng xã hội là điều tất yếu bởi các đặc điểm sau:
Đầu tiên là tính mới của dịch vụ. So với tuổi đời của các loại hình dịch vụ
trực tuyến khác thì mạng xã hội cịn khá trẻ. Xu hướng thích khám phá cái mới
chính là nguồn động lực để người sử dụng mạng xã hội nhất là giới trẻ nồng nhiệt
đón nhận các mạng xã hội.
Kế tiếp, ưu điểm của mạng xã hội so với các phương tiện truyền thơng trước
đây là độ tương tác, tính trị chuyện và kết nối cao hơn hẳn.
Thứ ba là mạng xã hội đáp ứng được nhu cầu đa dạng của con người một
cách dễ dàng và nhanh chóng. Con người sau những nhu cầu thiết yếu để tồn tại
(ăn, uống) thì các nhu cầu về tinh thần như kết nối với cộng đồng, thể hiện khả năng
liên lạc và cập nhật thơng tin trở nên cực kì quan trọng trong thời đại ngày nay.
Đặc điểm thứ tư là khả năng lan truyền không biên giới dựa trên những mối

quan hệ có sẵn (bắc cầu). Chính vì vậy, khơng có gì ngạc nhiên khi các mạng xã hội
phát triển một cách nhanh chóng về mặt số lượng người dùng.
Mạng xã hội giúp duy trì mối quan hệ sẵn có và phát triển thêm những mối
quan hệ xã hội mới, dễ dàng kết nối giữa tổ chức với khách hàng ở bất cứ nơi đâu
và dễ dàng quản lý nhóm bạn bè... Mạng xã hội đã “đánh trúng” nhu cầu của nhiều
người nhất là giới trẻ nên mạng xã hội không ngừng phát triển.
Với các đặc điểm trên thì mạng xã hội có những vai trị rất tích cực trong đời
sống xã hội như:
- Giúp giao lưu, trao đổi, giao tiếp (communication) giữa các thành viên dễ
dàng. Giao lưu giao tiếp là vai trò cơ bản, truyền thống của các mạng xã hội. Tương
lai việc giao tiếp sẽ ngày càng dễ dàng hơn không chỉ giới hạn bằng những văn bản,
biểu tượng hay hình ảnh.
- Mạng xã hội là một cơng cụ giải trí hữu hiệu.


11

- Tích hợp và hỗ trợ phát triển thương mại điện tử. Xu hướng tích hợp
thương mại điện tử vào các trang mạng xã hội cũng là tất yếu và ngày càng nở rộ.
Thương mại điện tử ngày càng phát triển và điều tất yếu là sự hợp tác giữa những tổ
chức thương mại điện tử với mạng xã hội để tiếp cận dễ dàng một lượng khách hàng
khổng lồ và ổn định.
- Tích hợp quảng bá thương hiệu, sản phẩm, công cụ quảng bá hữu hiệu của
tổ chức trong thời đại internet. Ngày nay, việc rao vặt, quảng bá sản phẩm trên
internet khơng cịn là điều mới mẻ. Các trang rao vặt mọc lên rất nhanh và xu
hướng chuyển dần một thị phần không nhỏ từ các trang rao vặt mua bán sang mạng
xã hội đang xảy ra mạnh mẽ.
- Một số quốc gia sử dụng mạng xã hội như cơng cụ chính trị, kinh tế
- Mạng xã hội là cơng cụ quảng bá văn hóa (quốc gia, tổ chức, tổ chức...).
Hầu hết các quốc gia đang phát triển đều cố gắng xây dựng cho mình một mạng xã

hội với đặc điểm riêng của quốc gia mình.

1.2.2. Đặc điểm bán hàng qua mạng xã hội
Có thể nói, bán hàng qua mạng xã hội mang những đặc điểm của bán hàng
nói chung kết hợp với những đặc điểm của mạng xã hội nói riêng. Trong phạm vi
bài luận văn này, tác giả xin phân tích những đặc điểm nổi bật mà bán hàng qua
mạng xã hội đem lại so với bán hàng truyền thống, đó là:
- Chi phí thấp: Chi phí đơn hàng trên mạng xã hội sẽ tiết kiệm hơn so với
hầu hết các cách đặt hàng khác do giảm thiểu được về chi phí thuê mặt bằng, chi phí
marketing, chi phí quản lý cũng như các chi phí xử lý khác. Đặc biệt, tổ chức có thể
sử dụng các group (nhóm) trong mạng xã hội để quảng cáo. Với chỉ khoảng vài
nghìn đồng/ngày/nhóm và được đăng (post) quảng cáo khơng giới hạn bài viết, đây
chính là cơ hội kinh doanh cho mọi nhà, mọi người. Hơn nữa, thay vì phải đăng trên
nhiều group nhỏ với lượng thành viên tầm 10.000-50.000, thì chỉ với một bài post
trên những group lớn, tổ chức đã có thể tiếp cận với hàng triệu khách hàng tiềm
năng, gấp rất nhiều lần so với các trang nhóm (group) nhỏ mà hiện tổ chức đang
thực hiện… Và tất nhiên, hiệu quả mà nhận được sẽ cao hẳn với cơng sức ít hơn.


12

- Thuận tiện trong bán và mua: Khách hàng dễ dàng tìm kiếm thơng tin về
sản phẩm, so sánh giá cả và có thể đặt hàng vào bất kỳ thời điểm nào. Việc đặt
hàng, trao đổi trên mạng xã hội giữa người bán và người mua chủ yếu thông qua các
tính năng comment, chat, Inbox,… do các mạng xã hội cung cấp. Ngồi ra, khách
hàng đơi khi cảm thấy thoải mái hơn trong việc đưa ra quyết định mua hàng khi
khơng có mặt của người bán hàng.
- Tính lan truyền: Một trong những lợi ích lớn nhất khi sử dụng các mạng xã
hội cho công việc kinh doanh là "hiệu ứng lây lan" giống như kiểu virus. Một khi ai
đó trở thành "fan" của tổ chức, cá nhân, họ sẽ tự động gửi đi các tin nhắn cho bạn bè

trong danh sách nói về dịch vụ hoặc sản phẩm của tổ chức. Và như vậy, mạng xã
hội đã trở thành kênh tiếp cận vơ cùng thuận lợi và nhanh chóng giữa tổ chức và
khách hàng. Đặc biệt, nếu mơ hình kinh doanh của tổ chức khơng lớn, chi phí đầu
tư hạn hẹp thì mạng xã hội được xem là giải pháp marketing hữu hiệu nhất, ít tốn
kém nhất, trong khi vẫn đảm bảo được hiệu quả.
- Tính tương tác cao: Thông qua các công cụ hỗ trợ (các box chat, các số liệu
thống kê mà mạng các mạng xã hội cung cấp,… người bán dễ dàng nắm được các
phản hồi của khác hàng về sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp, các xu hướng tiêu
dùng, mua sắm của khách hàng, thói quen người dùng khi vào mua sắm tại “cửa
hàng ảo” của mình, nhờ đó cung cấp sản phẩm, dịch vụ đúng với thị hiếu của họ,
thậm chí, kịp thời sửa đổi phong cách bán hàng, trình bày sản phẩm ấn tượng hơn...
Hơn nữa, tính tương tác cao trong mạng xã hội đem lại giá trị cộng thêm rất
lớn để tổ chức kinh doanh thu hút khách hàng. Quá trình bán hàng khơng chỉ dừng ở
việc người tiêu dùng chọn lựa và mua hàng mà còn bao gồm việc họ chia sẻ những
kinh nghiệm mua hàng sao cho được lợi giá hay đã dùng món hàng vừa mua như thế
nào… Khách hàng có thể chia sẻ ý kiến tương đồng hay sự yêu thích sản phẩm trên
mạng xã hội, bằng cách comment, nhấn “Like” hoặc yêu thích trên trang Facebook,
Zalo,… hay xếp hạng năm sao cho thương hiệu đó. Chính vì thế, các tổ chức càng tạo
cơ hội cho người tiêu dùng tương tác sâu với thương hiệu, họ càng trở nên gắn bó và
trở thành người ủng hộ thương hiệu bằng cách tham gia vào các câu lạc bộ, hội nhóm


13

như BMW club, Hội những người thích nấu ăn… Và một khi đã trung thành với
thương hiệu, họ tiếp tục mua sản phẩm và gây ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn
thương hiệu của các khách hàng khác, có thể là bạn bè, người thân của họ.”
- Tạo ra "Vốn" mới cho tổ chức
“Ngày nay, các nhà kinh doanh đã nhanh chóng nắm bắt các mối quan hệ
giữa các cá nhân trong một cộng đồng mạng để tạo thành một thứ "vốn". Việc

quảng cáo mặt hàng, dịch vụ hay thậm chí cả cơng trình nghiên cứu khoa học cũng
trở nên dễ dàng hơn, nhanh hơn và rẻ hơn so với quảng cáo trên báo in hay báo điện
tử. Theo nghiên cứu của công ty comScore tại Việt Nam, mạng xã hội có tỉ lệ "phủ
sóng" là 66% trong năm 2011, tăng mạnh so với 35% vào năm 2009. Mạng xã hội
không chỉ là phương tiện kết nối, chia sẻ và kết tổ chức hiệu quả mà đã và đang trở
thành một xu hướng mới trong tiếp thị và kinh doanh với những ưu thế và quy mô
tác động vượt trội so với những hình thức kinh doanh truyền thống.”
Kinh doanh trên mạng xã hội không chỉ đơn thuần là việc tạo một trang
Facebook hay một tài khoản Twitter. Quan trọng hơn, đó là cách thức tổ chức quản
lý các thơng tin một cách hiệu quả nhất, phục vụ đắc lực các mục tiêu kinh doanh.
Xử lý tốt nguồn dữ liệu phong phú mà mạng xã hội đem lại, tổ chức có thể phân
tích, truy xuất dữ liệu thành những thơng tin kinh doanh chiến lược. Đó cịn là cách
để tổ chức củng cố các mối quan hệ với khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động
và tối ưu hóa nguồn nhân lực.
- Rủi ro về bảo mật và xác thực thơng tin: Bảo mật trên internet chưa thực sự
an tồn. Khi bán hàng qua mạng xã hội, tổ chức kinh doanh vẫn gặp phải một số
vấn đề về bảo mật thông tin khách hàng, đơn hàng,… dẫn đến mất khách vào tay
đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, về phía khách hàng cũng gặp nhiều băn khoăn
trong quá trình mua hàng mà tổ chức cần xem xét để đưa ra những cách thức, chiến
lược phù hợp giúp khách hàng yên tâm, ví dụ như:
+ Khách hàng khơng thể xác nhận được họ đang mua hàng của ai;


14

+ Khách hàng lo lắng về nguy cơ có thể nhận được hàng kém chất lượng và
cả chính sách trả hàng lại;
+ Thương mại điện tử đối với khách hàng vẫn chưa phải là một phần không
thể thiếu trong cuộc sống.
- Thanh toán trực tuyến: Các hệ thống thanh toán online rất khó sử dụng và

các tổ chức khơng có đủ kiến thức về các phần mềm và các tiến trình liên quan.
Hiện nay, việc thanh tốn mua bán qua mạng xã hội chủ yếu sử dụng phương thức
COD (giao hàng, trả tiền) và chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng. Lý do là hình
thức này đơn giản, dễ thực hiện, nhanh chóng và an tồn.

1.2.3. Nội dung bán hàng qua mạng xã hội
Trong quá trình kinh doanh, các tổ chức có thể sử dụng một hoặc nhiều hình
thức bán hàng khác nhau như bán hàng trực tiếp và bán hàng trực tuyến. Mạng xã
hội là một trong các hình thức bán hàng trực tuyến đang được sử dụng phổ biến
hiện nay, bên cạnh việc bán hàng qua website cũng như các chợ, sàn giao dịch điện
tử. Trong phạm vi bài luận văn này, tác giả tiếp cận bán hàng qua mạng xã hội là
một quá trình thực hiện các nghiệp vụ kỹ thuật bán hàng qua mạng xã hội với các
nội dung cơ bản sau: Nghiên cứu hành vi mua sắm của khách hàng (qua mạng xã
hội); lựa chọn danh mục hàng để kinh doanh qua mạng xã hội; lựa chọn mạng xã
hội phù hợp cho từng loại mặt hàng; tổ chức các hoạt động bán hàng (bao gồm các
hoạt động như thiết kế, trưng bày gian hàng ảo trên mạng xã hội, quảng bá, giới
thiệu gian hàng ảo cũng như sản phẩm của tổ chức trên các mạng xã hội, tư vấn và
phản hồi hỏi đáp khách hàng, nhận và chốt đơn hàng, thực hiện các hoạt động trong
khâu thanh toán và giao hàng); đánh giá và điều chỉnh (hình 1.1).
Đối với tổ chức kinh doanh sử dụng hình thức bán hàng qua mạng xã hội là
chủ yếu, việc áp dụng đầy đủ các nội dung trên là cần thiết. Đối với tổ chức kinh
doanh sử dụng nhiều hình thức bán hàng thì tùy vào mức độ sử dụng của các hình
thức bán hàng (đặc biệt là hình thức bán hàng trực tuyến như chuyên bán hàng trên
website, chợ, sàn giao dịch điện tử), việc áp dụng các nội dung này có thể linh hoạt,


15

không cần quá đi sâu. Lúc này mạng xã hội đóng vai trị là kênh quảng bá, tư vấn,
giới thiệu sản phẩm,... việc đặt hàng, thanh toán sẽ được chuyển sang website hoặc

gian hàng trực tuyến của tổ chức. Tuy nhiên, khi đã lựa chọn mạng xã hội làm một
trong các hình thức bán hàng của mình, các tổ chức kinh doanh vẫn nên nắm rõ và
vận dụng tốt các nội dung dưới đây để đem lại hiệu quả bán hàng cao cho mình.

Hình 1. 1:Một số nội dung cơ bản của bán hàng qua mạng xã hội
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

- Nghiên cứu hành vi mua sắm của khách hàng:
Khác với nghiên cứu hành vi mua sắm của khách hàng thông thường, việc
nghiên cứu hành vi mua sắm của khách hàng qua mạng xã hội tập trung vào những
người có khả năng sử dụng các phương tiện điện tử, có kết nối Internet. Thơng
thường các yếu tố người bán cần nghiên cứu ở đây là:
+ Các mặt hàng thường được mua qua mạng xã hội;
+ Giá cả;
+ Sự tiện dụng (trong cả lúc mua và lúc thanh toán, giao hàng…);
+ Động cơ thúc đẩy mua hàng trực tuyến (qua các bình luận, đánh giá, qua
gợi ý như việc share, like các bài viết,…) của người quen.

- Lựa chọn danh mục mặt hàng để kinh doanh qua mạng xã hội:


×