Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thiet lap HT thu bat chat o nhiem tai nguon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.84 KB, 4 trang )

Hoc lieu Mo Vietnam - Vietnam Open Educational Resources module: m15388 1
Thiết lập hệ thống thu bắt chất ô
nhiễm tại nguồn

Vien CNTT – DHQG Hanoi
This work is produced by Hoc lieu Mo Vietnam - Vietnam Open Educational Resources and licensed under the
Creative Commons Attribution License

Tóm tắt nội dung
Thiết lập hệ thống thu bắt chất ô nhiễm tại nguồn
Kỹ thuật thông gió chống bụi và hơi khí độc: Kỹ thuật thông gió là môn khoa học và kỹ thuật về tổ chức
trao đổi và xử lý không khí nhằm tạo được môi trường không khí như mong muốn.
1 Hệ thống thông gió chung:
Thông gió chung là một khái niệm rất rộng chỉ sự cấp không khí vào và hút không khí ra khỏi một khu vực,
một không gian nhất định, có thể là một phòng, một phân xưởng hoặc một khối nhà.
Hệ thống thông gió chung có thể là hệ thống thông gió cơ khí khi nguồn lực cho các khối không khí lưu
chuyển là quạt gió hoặc hệ thống thông gió tự nhiên khi tận đụng các nguồn lực tự nhiện như nhiệt, sức gió
để lưu chuyển các khối không khí.
Thông gió chung có tác dụng hoà loãng chất gây ô nhiễm do việc cấp không khí sạch từ bên ngoài hoà
trộn với không khí bị ô nhiễm bên trong nhà nhằm mục đích kiểm soát các chất có khả năng ảnh hưởng
đến sức khỏe con người, có nguy cơ gây cháy nổ hoặc gây mùi như nhiệt, bụi, các loại hơi và khí. Thông gió
chung chỉ áp dụng khi lượng chất ô nhiễm phát sinh không quá lớn, trải trên diện rộng, vị trí thao tác của
người lao động phải cách đủ xa nguồn ô nhiễm hoặc nồng độ chất ô nhiễm mà người lao động tiếp xúc phải
thấp hơn TCCP, mức độ độc hại của các chất ô nhiễm phải thấp, sự lan toả các chất ô nhiễm phải tương
đối đồng đều.
Lưu lượng thông gió hoà loãng được xác định trên cơ sở đảm bảo giảm được các chất độc hại phát sinh
(nhiệt thừa, bụi, hơi khí độc) xuống dưới mức cho phép.

Version 1.1: Jul 31, 2010 10:32 pm GMT+7

/> />Hoc lieu Mo Vietnam - Vietnam Open Educational Resources module: m15388 2


Figure 1
Trong đó:
• L – Lưu lượng không khí thông gió chung cho nhà xưởng.
• G – Tổng lượng chất ô nhiễm tỏa ra trong nhà (mg/h).
c – Nồng độ chất ô nhiễm cho phép có trong nhà công nghiệp (mg/m
3
).
• C
o
- Nồng độ chất ô nhiễm có trong không khí xung quanh (mg/m
3
).
• ΣQ – Tổng lượng nhiệt thừa tỏa ra trong nhà (Kcal/h).
• [U+F067] - Trọng lượng riêng của không khí.
• t
r
và t
v
– Nhiệt độ không khí vào và ra khỏi nhà công nghiệp (
o
C).
Đối với nhà dân dụng, các công trình công cộng hoặc một số phân xưởng không có các nguồn ô nhiễm đáng
kể, có thể sử dụng khái niệm "bội số trao đổi không khí " để tính toán lưu lượng trao đổi không khí. Hệ số
này được xác định bằng tỷ lệ giữa lưu lượng không khí trao đổi và thể tích nhà cần thông gió. Thông qua
hệ số trao đổi không khí này, có thể dễ dàng xác định được lưu lượng không khí cần hút ra, hoặc thổi vào,
hoặc kết hợp cả hút ra và thổi vào khu vực.
Figure 2
(48)
• V – Thể tích nhà công nghiệp (m
3

).
• n – Bội số trao đổi không khí. Lấy n = 10∼35.
Các hệ thống thông gió cơ khí chung thường có lưu lượng rất lớn nên hay dùng các loại quạt hút hay thổi
hướng trục.
Thông gió tự nhiên là sự trao đổi không khí từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong nhà khi có sự chênh
lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài do tác dụng của sự chênh lệch nhiệt độ hoặc của gió lên các mặt
tường và mái nhà. Thông gió tự nhiên có ý nghĩa đối với việc thông gió cho các không gian lớn, các phân
xưởng có các nguồn nhiệt lớn, nhưng nó cũng có nhiều hạn chế do không đảm bảo được lượng trao đổi không
khí cần thiết và liên tục.
Các hệ thống thông gió chung chỉ thường được dùng chống nóng cho nhà xưởng, thải nhiệt thừa ra khỏi
nhà. Đôi khi cũng được dùng cho nhà xưởng tỏa ít bụi và ít độc trên diện rộng.
/>Hoc lieu Mo Vietnam - Vietnam Open Educational Resources module: m15388 3
2 Thông gió cục bộ:
Khi nguồn gây ô nhiễm ít, rất tập trung và lượng phát sinh tương đối lớn; hoặc khi phân xưởng rộng lớn,
số người làm việc ít thì việc tổ chức thông gió cục bộ sẽ có hiệu quả và kinh tế hơn. Hầu hết các hệ thống
thông gió cục bộ là hệ thống thông gió cơ khí (Có dùng quạt gió).
Figure 3
Sơ đồ khối hệ thống hút chất gây ô nhiễm
2.1 Hệ thống hút bụi cục bộ:
Đây là những hệ thống hút cơ khí, thu gom bụi ngay tại nguồn phát sinh, có xử lý (hoặc không xử lý) trước
khi thải ra môi trường bên ngoài.
Một hệ thống thông gió hút bụi cục bộ tốt thông thường bao gồm các chụp thu bắt bụi các bụi tại nguồn
toả bụi ra như máy nghiền, sàng, mài, trộn, trên các đấu băng tải, gầu tải. . .; Hệ thống đường ống dẫn bằng
tôn , thiết bị lọc bụi và quạt hút .
Hệ thống thông gió hút bụi cục bộ tốt phải có hiệu quả thu bắt bụi cao, làm giảm nồng độ bụi tại chỗ
làm việc. Hiệu quả thu bắt bụi có ý nghĩa quyết định tới việc bảo vệ sức khoẻ người lao động.
Hệ thống thông gió hút bụi cục bộ tốt còn phải có hiệu quả lọc sạch bụi trong không khí hút cao trươc
khi thải ra ngoài trời.
2.2 Hệ thống hút hơi khí độc cục bộ:
Tương tự như hệ thống hút bụi cục bộ, đây là những hệ thống hút cơ khí, thu gom hơi khí độc ngay tại

nguồn phát sinh, có xử lý (hoặc không xử lý) trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
Một hệ thống thông gió hút hơi khí độc cục bộ tốt cũng bao gồm các chụp thu bắt hơi khí độc các bụi tại
nguồn toả ra như máy trộn, bể mạ, máy chiết chai. . .; Hệ thống đường ống dẫn có thể bằng tôn hay INOX,
thiết bị lọc hơi khí độc và quạt hút .
Hệ thống thông gió hút hơi khí độc cục bộ tốt phải có hiệu quả thu bắt hơi khí độc cao, ngăn chặn triệt
để hơi khí độc tràn lan vào môi trường lao động, làm giảm nồng độ hơi khí độc tại chỗ làm việc xuống dưới
mức cho phép.
/>Hoc lieu Mo Vietnam - Vietnam Open Educational Resources module: m15388 4
Hệ thống thông gió hút hơi khí độc cục bộ tốt còn phải có hiệu quả lọc sạch hơi khí độc trong không khí
hút cao trươc khi thải ra ngoài trời.
2.3 Vài lưu ý chung cho hệ thống hút cục bộ:
Tổ chức thu bắt các chất ô nhiễm tốt, ngay tại nguồn phát sinh không để chúng lan toả rộng là biện pháp
cơ bản để ngăn chặn sự lan toả chất ô nhiễm, ngăn chặn sự tiếp xúc giữa chất ô nhiễm và người lao động và
tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc sạch .
Để thu bắt chất ô nhiễm tốt có hiệu quả cao, cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
*/- Càng chụp kín nguồn toả chất ô nhiễm càng tốt.
*/- Miệng hút càng gần nguồn toả chất ô nhiễm càng tốt.
*/- Vận tốc thu bắt phải đủ lớn để hút được hết các chất ô nhiễm phát ra.
*/- Các miệng thu bắt chất ô nhiễm không được cản trở thao tác công nghệ
*/- Không khí chứa chất ô nhiễm đi vào chụp hút không được đi qua vùng thở của người thao tác.
Cơ cấu thu bắt là các dạng chụp hút , tủ hút, khe hút bề mặt, bàn làm việc có gắn miệng hút trước mặt
hay dưới gầm. . .Tuỳ vào các tính chất hoá lý của các chất ô nhiễm, phương thức phát sinh, tổng lượng phát
sinh, các yếu tố kinh tế - xã hội cụ thể mà các nhà kỹ thuật lựa chọn cơ cấu thu bắt, thiết bị xử lý và quạt
vận chuyển phù hợp.
Hiệu quả lọc chất ô nhiễm là đánh giá về khả năng tách lọc chất ô nhiễm ra khỏi dòng không khí nhằm
trả lại sự trong lành cho không khí trứơc khi thải vào môi trường. Do vậy, hiệu quả lọc chất ô nhiễm có
ý nghĩa quan trọng tới việc bảo vệ môi trường chung cho toàn cộng đồng và hệ sinh thái. Nồng độ chất ô
nhiễm trong khí thải phải dưới mức cho phép và chiều cao ống thải phải cao hơn mái nhà tối thiểu 0,7 lần
chiều cao nhà. Chắc chắn nhất là phải kiểm tra nồng độ chất ô nhiễm do ống thải gây ra cho vùng lân cận
dưới hướng gió theo mô hình toán GAUSS do các nhà chuyên môn tiến hành.

/>

×