Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

(Tiểu luận) đề tài phân tích quan điểm duy vật biện chứng về bản chất, nguồn gốc, kết cấu của ý thức chỉ rõ vai trò của tri thức trong đời sống xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP CHƯƠNG II MƠN TRIẾT HỌC MÁC LÊ-NIN
Tên đề tài: “Phân tích quan điểm duy vật biện chứng về bản chất, nguồn gốc,
kết cấu của ý thức? Chỉ rõ vai trò của tri thức trong đời sống xã hội”
Tên giảng viên hướng dẫn : Đồng Thị Tuyền
Lớp học phần

: Triết học Mác Lê-nin_1_2(15.1FS).8_LT

Năm học

: 2021-2022

Các thành viên trong nhóm :

1

h


Mục lục
MỞ ĐẦU.................................................................................................4
NỘI DUNG.............................................................................................6
1. Bản chất của ý thức:..........................................................................................6
2. Nguồn gốc của ý thức:......................................................................................7
2.1. Mặt tự nhiên:..................................................................................................7
2.2. Mặt xã hội:.....................................................................................................8
3. Kết cấu của ý thức:............................................................................................9


3.1. Các lớp cấu trúc của ý thức:..........................................................................9
3.2. Các cấp độ của ý thức:.................................................................................10
4. Vai trò của tri thức trong đời sống xã hội:.......................................................12
4.1. Tri thức là gì?...............................................................................................12
4.2. Vai trị của tri thức trong đời sống xã hội:...................................................13
KẾT LUẬN...........................................................................................19

2

h


MỞ ĐẦU
Theo Mác Lê-nin, Triết học được biết đến là hệ thống quan điểm lý luận
chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa học về những
quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, đáp ứng
nhu cầu về nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người: cần phải tổng hợp,
trừu tượng hóa, khái qt hóa trí thức về thế giới thành các khái niệm, phạm trù,
quan điểm, quy luật….để giải thích thế giới. Xuất hiện ở cả Phương Đông và
Phương Tây từ thế kỉ VIII đến thế kỉ VI trước Công Nguyên, trải qua hàng ngàn
năm tồn tại và phát triển, Triết học đã trở thành một nền tảng vững chắc cho sự
phát triển thể giới. Được tôn vinh là khoa học của mọi khoa học, Triết học ln
cho chúng ta cái nhìn toàn vẹn, đa chiều và sâu sắc nhất về mọi sự vật, hiện tượng,
đưa con người đến cách giải quyết nhanh chóng và hợp lí nhất. Nhờ có Triết học
mà thế giới quan của con người được mở rộng bằng việc sử dụng các cơng cụ lý
tính, các tiêu chuẩn logic và những kinh nghiệm mà con người đã khám phá trong
cuộc sống thực tại để xây dựng nên bức tranh tổng quát về thế giới và về con
người chứ không dựa trên niềm tin và quan niệm tưởng tượng về thế giới. Trong
suốt chiều dài phát triển của mình, Triết học khơng bó buộc mình chỉ tìm hiểu về
một đối tượng nhất định mà tùy theo thời gian, các đối tượng được Triết học tìm

hiểu sẽ có sự thay đổi. Có thể nói rằng, đối tượng nghiên cứu xuyên suốt của Triết
học chính là: Tiếp tục giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa
ý thức và vật chất trên lập trường duy vật; nghiên cứu những quy luật chung nhất
của tự nhiên, xã hội và tư duy, từ đó định hướng cho hoạt động nhận thức, hoạt
động thực tiễn của con người. Đó là lí do tại sao Triết học mang tính bao quát cho
mọi thời đại. Đối với Triết học Mác Lê-nin, vì được ra đời vào những năm 30 thế
kỉ XIX và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học và thực tiễn
3

h


trong phong trào cách mạng công nhân. Sự ra đời của triết học Mác – Lênin là một
cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng loài người, trong lịch sử triết học.
Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác Lê-nin là nghiên cứu những quy luật
chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy. Vai trò của con người đối với thế giới
trên cơ sở giải quyết khoa học vấn đề cơ bản của triết học. Bộ não thiên tài của
Mác chính là ở chỗ ơng đã giải đáp được những vấn đề mà mà tư tưởng tiên tiến
của nhân loại đã nêu ra. Học thuyết của ông ra đời là sự thừa kế thẳng và trực tiếp
những học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, trong kinh tế chính
trị học và trong chủ nghĩa xã hội và trong thời kì Triết học Mác Lê-nin hình thành,
khoa học tự nhiên phát triển mạnh với nhiều phát minh quan trọng và với những
phát minh đó, khoa học đã cung cấp cơ sở tri thức khoa học để tư duy biện chứng
vượt lên tính tự phát của phép biện chứng cổ đại, thốt khỏi tính thần bí của phép
biện chứng duy tâm và trở thành khoa học. Bằng những kiến thức rút ra từ kết quả
học cùng với việc tham khảo từ các tài liệu, nhóm chúng em xin phép được trình
bày phân tích quan điểm duy vật biện chứng về bản chất, nguồn gốc, kết cấu của ý
thức và làm rõ vai trò của tri thức trong đời sống xã hội trong bài luận dưới đây.
Trong q trình làm bài nếu có những sai sót về mặt kĩ thuật hay kiến thức, nhóm
em mong nhận được những lời nhận xét và góp ý từ cô, chúng em sẽ cố gắng rút

kinh nghiệm và nỗ lực để hồn thiện tốt nhất kiến thức của mình. Chúng em xin
trân trọng cảm ơn!

4

h


NỘI DUNG
1. Bản chất của ý thức:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng coi ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan
vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo. Như vậy, bản chất của
nó được thể hiện qua 4 khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào
bộ óc con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Thứ hai là tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện
ở khả năng hoạt động tâm – sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận
thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những
thông tin đã có nó có thể tạo ra những thơng tin mới và phát hiện ý nghĩa của
thông tin được tiếp nhận. Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức
cịn được thể hiện ở q trình con người tạo ra những giả tưởng, giả thuyết, huyền
thoại,… trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất, quy luật khách
quan, xây dựng các mơ hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người.
Thứ ba, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, nghĩa là: ý thức
là hình ảnh về thế giới khách quan, hình ảnh ấy bị thế giới khách quan quy định cả
về nộI dung, cả về hình thức biểu hiện nhưng nó khơng cịn y ngun như thế giới
khách quan mà nó đã cải biến thơng qua lăng kính chủ quan của con người. Theo
Mác: ý thức “chẳng qua chỉ là vật chất được di chuyển vào trong đầu óc con người
và được cải biến đi trong đó”.
Thứ tư, ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và

tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của

5

h


các quy luật sinh học mà chủ yếu là của các quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp
xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định. Với tính năng
động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội.
2. Nguồn gốc của ý thức:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac Lenin thì trong lịch sử triết học, vấn đề
nguồn gốc, bản chất của ý thức là một trong những vấn đề trung tâm của cuộc đấu
tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Triết học duy vật biện chứng
khẳng định, ý thức của con người có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
2.1. Mặt tự nhiên:
Theo quan điểm của triết học Mác Lenin, ý thức là một thuộc tính của một
dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là sự phản ánh thế giới khách quan
vào bộ não người. Nếu khơng có sự tác động của thế giới khách quan vào bộ não
người và khơng có bộ não người với tính cách là cơ quan vật chất của ý thức thì sẽ
khơng có ý thức. Bộ não người và sự tác động của thế giới khách quan vào bộ não
người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Các nhân tố bao gồm:
2.1.1.

Bộ óc:

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là thuộc tính của một
dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người. Bộ óc người hiện đại là sản
phẩm của q trình tiến hố lâu dài về mặt sinh vật - xã hội và có cấu tạo rất phức
tạp, gồm khoảng 14 - 15 tỷ tế bào thần kinh. Các tế bào này tạo nên nhiều mối liên

hệ nhằm thu nhận, xử lý, dẫn truyền và điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể
trong quan hệ với thế giới bên ngồi thơng qua các phản xạ có điều kiện và không
điều kiện.
2.1.1.

Sự phản ánh:

6

h


Theo chủ nghĩa Mác Lenin, hoạt động ý thức con người diễn ra trên cơ sở
hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người. Phản ánh là thuộc tính chung, phổ
biến của mọi đối tượng vật chất. Phản ánh là năng lực giữ lại, tái hiện lại của hệ
thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác. Trong quá trình
phát triển lâu dài của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh của vật chất cũng phát
triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp:
Phản ánh vật lý: Là hình thức phản ánh đơn giản nhất ở giới vô sinh, thể hiện
qua các q trình biến đổi cơ, lý, hố.
Phản ánh sinh học: Là những phản ánh trong sinh giới trong giới hữu sinh
cũng có nhiều hình thức khác nhau ứng với mỗi trình độ phát triển của thế giới
sinh vật.
Phản ánh ý thức: là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực, ý
thức chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất, cùng với sự xuất
hiện của con người.
2.2. Mặt xã hội:
Để ý thức có thể ra đời, bên những nguồn gốc tự nhiên thì điều kiện quyết
định cho sự ra đời của ý thức là nguồn gốc xã hội, thể hiện ở vai trị của lao động,
ngơn ngữ và các quan hệ xã hội.

2.2.1. Lao động:
Là hoạt động đặc thù của con người, là hoạt động bản chất người. Lao động
đem lại cho con người dáng đi thẳng đứng, giải phóng hai tay. Điều này cùng với
chế độ ăn có thịt đã thực sự có ý nghĩa quyết định đối với quá trình chuyển hố từ
vượn thành người, từ tâm lý động vật thành ý thức. Việc chế tạo ra công cụ lao
động có ý nghĩa to lớn là con người đã có ý thức về mục đích của hoạt động biến
đổi thế giới. Nhờ có lao động, bộ não con người được phát triển và ngày càng hoàn
7

h


thiện, làm cho khả năng tư duy trừu tượng của con người ngày càng cao. Cũng là
lao động ngay từ đầu đã liên kết con người lại với nhau trong mối liên hệ tất yếu,
khách quan. Và từ đó ngơn ngữ xuất hiện.
2.2.2. Ngôn ngữ:
Theo quan điểm của triết học Mác - Lê nin thì ngơn ngữ là phương tiện để
con người giao tiếp trong xã hội, là hệ thống tín hiệu thứ hai, là cái vỏ vật chất của
tư duy, là hình thức biểu đạt của tư tưởng. Ngơn ngữ là yếu tố quan trọng để phát
triển tâm lý, tư duy của con người và xã hội loài người.
3. Kết cấu của ý thức:
3.1. Các lớp cấu trúc của ý thức:
3.1.1. Tri thức:
Là toàn bộ những hiểu biết của con người về hiện thực khách quan (trong đó
cịn có thể bao gồm cả sự hiểu biết của con người về chính những hiểu biết đó –
tức là khi đạt tới sự tự ý thức). Căn cứ vào lĩnh vực nhận thức, tri thức có thể chia
thành nhiều loại như tri thức về tự nhiên, tri thức về con người và xã hội. Căn cứ
vào trình độ phát triển của nhận thức, tri thức có thể chia thành tri thức đời thường
và tri thức khoa học, tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức cảm tính và
tri thức lý tính,…

3.1.2. Tình cảm:
Là những rung động biểu hiện thái độ của con người trong các quan hệ. Tình
cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành từ sự
khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại
cảnh. Tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống của con người;
là một yếu tố phát huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức và

8

h


thực tiễn. Tùy vào từng đối tượng nhận thức và sự rung động của con người về đối
tượng đó trong các quan hệ mà hình thành nên các loại tình cảm khác nhau, như:
tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm tơn giáo…
3.1.3. Ý chí:
Là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người nhằm vượt qua những
cản trở trong q trình thực hiện mục đích của nó. Ý chí được coi là mặt năng
động của ý thức, một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở đó con người tự
giác được mục đích của hành động nên tự đấu tranh với mình và ngoại cảnh để
thực hiện đến cùng mục đích đã lựa chọn. Có thể coi ý chí là quyền lực của con
người đối với mình; nó điều khiển, điều chỉnh hành vi để con người hướng đến
mục đích một cách tự giác; nó cho phép con người tự kiềm chế, tự làm chủ bản
thân và quyết đoán trong hành động theo quan điểm và niềm tin của mình.
3.2. Các cấp độ của ý thức:
3.2.1. Tự ý thức:
Tự ý thức là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối quan hệ với
ý thức về thế giới bên ngoài.
Trong quá trình phản ánh thế giới khách quan, con người tự phân biệt, tách
mình, đối lập mình với thế giới để đánh giá mình thơng qua các mối quan hệ.

Nhờ vậy, con người tự ý thức về bản thân mình như một thực thể hoạt động
có cảm giác, đang tư duy, tự đánh giá năng lực và trình độ hiểu biết của bản thân
về thế giới, về các quan điểm, tư tưởng , tình cảm, nguyện vọng, hành vi, đạo đức,
lợi ích của mình. Qua đó xác định vị trí, mạnh yếu của mình, làm chủ bản thân,
chủ động điều chỉnh hành vi của mình trong tác động qua lại với thế giới khách
quan. Không chỉ là tự ý thức của cá nhân mà còn là tự ý thức của các nhóm xã hội

9

h


khác nhau (như một tập thể, một giai cấp, một dân tộc, thậm chí là cả xã hội) về
địa vị của họ trong hệ thống sản xuất, về lợi ích và lý tưởng của mình.
3.2.2. Tiềm thức:
Tiềm thức là hoạt động tâm lí diễn ra bên ngồi sự kiểm sốt của ý thức.
Về thực chất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước
nhưng đã gẫn như thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu ý thức của
chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng.
Tiềm thức không tự động gây ra các hoạt động tâm lý và nhận thức mà chủ
thể không cần kiểm sốt chúng một cách trực tiếp.
Tiềm thức có vai trò quan trọng trong đời sống và tư duy khoa học: Tiềm thức
gắn bó chặt chẽ với loại hình tư duy chính xác, được lặp lại nhiều lần, vẫn đảm bảo
độ chính xác cao và chặt chẽ cần thiết của tư duy khoa học.
3.2.3. Vô thức:
Vô thức là những hiện tượng tâm lý khơng phải do lý trí điều khiển, nằm
ngồi phạm vi của lý trí mà ý thức khơng kiểm sốt được trong một lúc nào đó. Vơ
thức là những trạng thái tâm lí ở tầng sâu điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ
ứng xử của con người mà chưa có sự cam thiệp của lý trí.
Vơ thức biểu hiện ra thành nhiều hiện tượng khác nhau như bản năng ham

muốn, giấc mơ, bị thôi miên, trực giác…
Mỗi hiện tượng vơ thức có vùng hoạt động riêng, có vai trị , chức năng riêng
nhưng tất cả đều có một chức năng là giải tỏa ức chế trong hoạt động thần kinh
vượt ngưỡng, góp phần trong việc lập lại thế cân bằng trong hoạt động tinh thần
của con người, giúp cho con người luôn làm chủ đời sống nội tâm, có phương
pháp kiềm chế.

10

h


Vơ thức có ý nghĩa quan trọng trọng việc giáo dục thế hệ trẻ trong hoạt động
khoa học và nghệ thuật những khơng nên cường điệu hóa, tuyệt đối hóa, thần bí
hóa vơ thức.
Vơ thức là vơ thức trong con người xã hội có ý thức, vơ thức khơng thể là
hiện tượng cô lập, tách rời với ý thức và thế giới bên ngồi, khơng thể là cái quyết
định ý thức, hành vi con người.
4. Vai trò của tri thức trong đời sống xã hội:
4.1. Tri thức là gì?
Tri thức đã có từ lâu trong lịch sử, có thể nói từ khi con người bắt đầu có tư
duy thì lúc đó có tri thức. Trải qua một thời gian dài phát triển của lịch sử, cho đến
những thập kỷ gần đây tri thức và vai trị của nó đối với sự phát triển kinh tế-xã
hội mới được đề cặp nhiều. Vậy tri thức là gì? Có rất nhiều cách định nghĩa về tri
thức nhưng ta có thể hiểu “Tri thức là sự hiểu biết, sáng tạo và những khả năng, kỹ
năng để ứng dụng nó (hiểu biết sáng tạo) vào việc tạo ra cái mới nhằm mục đích
phát triển kinh tế - xã hội. Tri thức bao gồm tất cả những thông tin, số liệu, bản vẽ,
tưởng tượng (sáng tạo), khả năng, kỹ năng quan niệm về giá trị và những sản phẩm
mang tính tượng trưng xã hội khác. Tri thức có vai trị rất lớn đối với đời sống – xã
hội.

Nói đến tri thức là nói đến học vấn, tri thức là phương thức tồn tại của ý thức.
Sự hình thành và phát triển của ý thức có liên quan mật thiết với quá trình con
người nhận biết và cải tạo thế giới tự nhiên. Con người tích lũy được càng nhiều tri
thức thì ý thức càng cao, càng đi sâu vào bản chất sự vật và cải tạo thế giới có hiệu
quả hơn. Tính năng động của ý thức nhờ đó mà tăng lên. Nhấn mạnh tri thức là
yếu tố cơ bản, quan trọng nhất của ý thức có nghĩa là chống lại quan điểm giản

11

h


đơn coi ý thức chỉ là tình cảm, niềm tin và ý chí. Quan điểm đó là biểu hiện chủ
quan, duy ý chí của sự tưởng tượng chủ quan. Tuy nhiên cũng khơng thể coi nhẹ
nhân tố tình cảm, ý chí. Ngược lại nếu tri thức biến thành tình cảm, niềm tin, ý chí
của con người hoạt động thì tự nó khơng có vai trị gì đối với đời sống hiện thực.
Kinh tế thế giới đang bước vào một thời đại mới, một trình độ mới. Đó là
trình độ mà “nhân tố quan trọng nhất là việc chiếm hữu, phân phối nguồn trí lực và
việc sáng tạo, phân phối và sử dụng tri thức trong các ngành kĩ thuật cao”. Tiêu chí
chủ yếu của nó là lấy tri thức, trí óc làm yếu tố then chốt để phát triển kinh tế và
tồn tại trực tiếp giống như các yếu tố sức lao động và tài nguyên. Đó là thời đại mà
“Tri thức đã trở thành động lực chủ yếu của sự phát triển xã hội”, ”Tri thức là tài
nguyên là tư bản”, tri thức là tâm điểm của cạnh tranh và là nguồn lực dẫn dắt cho
sự tăng trưởng dài hạn dẫn tới những thay đổi lớn trong cách tổ chức sản xuất, cấu
trúc thị trường, lựa chọn nghề nghiệp…
4.2. Vai trò của tri thức trong đời sống xã hội:
Tri thức đã và đang ngày càng trở nên quan trọng đối với đời sống xã hội. Nó
tác động trực tiếp đến các lĩnh vực của xã hội: kinh tế, chính trị, văn hố - giáo
dục…
4.2.1.Vai trị của tri thức đối với Kinh tế:

Tri thức là nền tảng, là động lực để phát triển kinh tế, là nhân tố đóng vai trị
hết sức quan trọng trong việc góp phần tạo nên mọi thành tựu và tiến bộ trong lịch
sử phát triển của văn minh nhân loại.
Tri thức là nhận thức và kinh nghiệm mà lồi người thu được trong q trình
cải tạo thế giới. Do vậy trong bất kì giai đoạn nào con người cũng luôn ứng dụng
tri thức vào việc phát triển kinh tế. Trong các hình thái kinh tế khác nhau, mức độ

12

h


tri thức được ứng dụng sâu rộng cũng khác nhau, cho nên tác dụng cũng khác
nhau.
Trong ba thế kỉ qua, với những thành tựu kì diệu về phát triển khoa học và
cơng nghệ đã đưa lồi người từ nên văn minh nông nghiệp vượt qua nền văn minh
công nghiệp và ngày nay đang tiến vào nên văn minh trí tuệ. Trong nền văn minh
trí tuệ, động lực thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế khơng cịn là vốn tài
nguyên thiên nhiên hay sức lao động nữa mà đơn giản là tri thức. Tri thức tồn tại
trong bộ óc con người, vai trò tự chủ con người là tiền đề để con người phát huy
đầy đủ tri thức. Vì vậy nền văn minh trí tuệ, tri thức trở thành động lực lớn nhất
của nền kinh tế. Khi chưa có chữ viết thì kĩ năng, tri thức của con người được
truyền qua tay, qua miệng. Sau khi nắm được chữviết thì nhờ chữ viết mà người ta
có thể nắm được kí năng, tri thức rộng hơn, từ đó xuất hiện một tầng lớp tri thức
chuyên truyền bá tri thức và sáng tạo tri thức. Tri thức không giới hạn ở bất cứ một
lĩnh vực nào, nó được thể hiện ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là tri thức có vai trị rất
quan trọng trong lĩnh vực kinh tế. Chính bởi vậy mà đất nước có nền kinh tế phát
triển hay không hầu như phụ thuộc vào vốn tri thức của con người.
Ví dụ: Điển hình như là các nước Châu Phi, mặc dù là khu vực mà tài nguyên
thiên nhiên rất phong phú và đa dạng nhưng nền kinh tế khu vực này phần lớn là

kém phát triển và còn phải nhờ vào sự viện trợ của các nước phát triển. Điều này là
do tri thức ở khu vực này còn kém, tỉ lệ người mù chữ còn cao khiến cơng tác khai
thác tài ngun thiên nhiên gặp nhiều khó khăn, khơng những thế do tri thức kém
người dân cịn không nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên
dẫn đến việc khai thác bừa bãi gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ngược lại đất
nước Nhật Bản được biết đến là một đất nước có tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn,
không những thế hàng năm đất nước này phải hứng chịu rất nhiều trận thiên tai lớn

13

h


nhỏ như động đất, sóng thần, núi lửa,…Mặc dù vậy Nhật Bản lại có nền kinh tế vơ
cùng phát triển, có giai đoạn nền kinh tế Nhật Bản cịn đứng thứ ba Thế giới chỉ
sau Mĩ và Trung Quốc. Một trong những nguyên nhân cơ bản của sự phát triển
thần kỳ đó chính là vốn tri thức của con người Nhật Bản. Người Nhật Bản có vốn
tri thức rất lớn chính bởi vậy họ rất sắc xảo, nhạy bén trong việc nắm bắt thị
trường, đổi mới phương pháp kinh doanh, sáng tạo trong phát triển khoa học, kỹ
thuật, đem lại thắng lợi cho nền kinh tế đất nước.
Thực tiễn hai thập niên qua đã khẳng định, dưới tác động của cách mạng khoa
học – cơng nghệ và tồn cầu hố, kinh tế tri thức đang hình thành ở nhiều nước
phát triển và sẽ trở thành một xu thế quốc tế lớn trong một, hai thập niên tới.
Sự xuất hiện của các hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên tri thức: Nền
kinh tế tri thức là nền kinh tế lấy sản xuất và kinh doanh tri thức làm nội dung chủ
yếu. Tương lai của bất cứ doanh nghiệp nào cũng không chỉ phụ thuộc vào việc sử
dụng tiền bạc, nguyên vật liệu, nguồn nhân lực và máy móc thiết bị…mà còn phụ
thuộc vào việc xử lý và sử dụng những thông tin nội bộ và thông tin từ môi trường
kinh doanh. Cách tốt nhất để tăng năng suất là tìm hiểu kiến thức chun mơn mà
hãng có được, sử dụng vì mục đích thương mại và những kiến thức này cần được

phát triển không ngừng.
Giá trị của những công ty công nghệ cao như các công ty sản xuất phần mềm
và các công ty công nghệ sinh học không chỉ nằm trong những tài sản vật chất hữu
hình, mà cịn nằm trong những tài sản vơ hình, như tri thức và các bằng sáng chế.
Để trở thành một công ty được dẫn dắt bởi tri thức, các công ty phải biết nhận ra
những thay đổi của tỉ trọng vốn trí tuệ trong tổng giá trị kinh doanh. Vốn trí tuệ
của cơng ty, tri thức, bí quyết và phương pháp đội ngũ nhân viên và công nhân

14

h


cũng như khả năng của công ty để liên tục hoàn thiện phương pháp sản xuất là một
nguồn lợi thế cạnh tranh.
Nền kinh tế tri thức sẽ ngày càng làm xuất hiện nhiều sản phẩm thơng minh.
Đó là những sản phẩm có khả năng gạn lọc và giải thích các thơng tin để người sử
dụng có thể hành động một cách hiệu quả hơn. Ngay cả một chiếc bánh cũng có
thể trở thành một sản phẩm mới dựa trên tri thức bằng cách làm cho khách hàng
biết cách sử dụng những thông tin về dinh dưỡng. Số lượng ka-lo và chất béo được
in lên hố đơn hoặc thậm chí trình bày thơng tin đó trước khi khách đặt hàng.
Vốn tri thức – vai trị của nó trong kinh tế tri thức: Vốn tri thức là tri thức
được dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích sinh lợi (tăng thêm giá
trị). Vốn tri thức là một yếu tố nổi bật nhất trong hàm sản xuất. Trong văn minh
nông nghiệp thì sức lao động, đất đai và vốn là những yếu tố của sản xuất công
nghiệp, vốn, đất đai và nhất là sức lao động trở thành hàng hoá với tư cách là
những yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển xã
hội phong kiến thành xã hội tư bản trong lịch sử. Còn trong kinh tế tri thức, yếu tố
của sự phát triển nền kinh tế - xã hội không chỉ bao gồm vốn tiền tệ, đất đai và dựa
trên lao động đơn giản mà chủ yếu dựa trên lao động trí tuệ gắn với tri thức. Như

vốn tri thức trở thành yếu tố thứ nhất trong hàm sản xuất thay vì yếu tố sức lao
động vốn tiền tệ và đất đai.
Vốn tri thức thực sự trở thành nguồn gốc động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Nước Mỹ nói riêng và các nước thuộc tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế
nói chung nhiều năm qua tăng trưởng ổn định với tốc độ cao nhờ có sự phát triển
của các ngành kinh tế dựa trên tri thức như các ngành công nghệ thông tin, viễn
thông, vũ trụ, đầu tư, ngân hàng, tài chính, chứng khốn, bảo hiểm…Đồng thời
chuyển đầu tư vốn tri thức từ các ngành truyền thống sang các ngành có hàm

15

h


lượng tri thức cao ở các nước có nền kinh tế đang phát triển, đầu tư càng nhiều vốn
tri thức thì mang lại giá trị gia tăng càng lớn, tỷ suất lợi nhuận càng cao.
Vốn tri thức trong kinh tế tri thức đóng vai trị quyết định sự thành cơng hay
thất bại của doanh nghiệp. Vốn tri thức ở đây bao gồm các công nhân tri thức, các
nhà quản lý có trình độ cao, các cơng nghệ mới.
Vốn tri thức đóng vai trị to lớn trong việc rút ngắn khoảng cách phát triển
giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển. Sự xuất hiện kinh tế tri thức
vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các nước kém và đang phát triển, trong đó
có Việt Nam. Các quốc gia kém và đang phát triển phải nhanh chóng tiếp cận với
kinh tế tri thức, thơng qua tri thức hố các ngành cơng nghiệp, nơng nghiệp, dịch
vụ, đặc biệt sớm hình thành các cơng nghệ cao để nhanh chóng đưa nền kinh tế đất
nước đuổi kịp các nước phát triển.
4.2.2. Vai trị tri thức đối với chính trị:
Xã hội được phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu là nhờ một
phần rất lớn từ bộ máy chính trị nhà nước vốn được coi là đầu não của một quốc
gia. Để có thể điều hành xã hội đi đến thời đại mới, ngày một bước gần hơn với
chế độ xã hội chủ nghĩa thì bộ máy ấy là sự đóng góp của vơ vàn sự lĩnh hội về tri

thức ở các lĩnh vực khác nhau. Mỗi một lĩnh vực là một chân trời tri thức mà con
người luôn khao khát được vươn tới, được lĩnh hội mộtcách trọn vẹn và từ những
hiểu biết đó họ kiến tạo thành những ý tưởng, xâydựng những bước đi vững mạnh
hơn, đưa ra những chính sách thiết thực hơn nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết
yếu của nhân dân. Chính vì vậy mà bộ máy chính trị của mỗi quốc gia luôn phải
tuyển chọn những con người học rộng tài cao, đức độ trung thành với mục tiêu xã
hội.

16

h


Tri thức đem lại cho con người những sự hiểu biết, kiến thức. Người có tri
thức là có khả năng tư duy lý luận, khả năng phân tích tiếp cận vấn đề một cách sát
thực, đúng đắn. Một đất nước cần những con người như vây để điều hành công
việc chính trị. Nó quyết định đến vận mệnh của một quốc gia. Đại hội VI của Đảng
đã đánh dấu một sự chuyển hướng mạnh mẽ trong nhận thức về nguồn lực con
người. Đại hội nhấn mạnh: “Phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con
người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt đơng” chiến lược phát triển con người
đang là chiến lược cấp bách.
Ví dụ: Sự kiện ngày 5 tháng 6 năm 1911 – ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu
nước. Trước hồn cảnh Việt Nam thuộc quyền thống trị của thực dân Pháp, nhiều
cuộc khởi nghĩa, nổi dậy đã diện ra nhưng thất bại, Bác Hồ đã quyết tâm ra đi tìm
đường cứu nước. Bác lên đường sang Pháp để học hỏi những điều mà Bác cho là
“tinh hoa và tiến bộ” từ các nước phương Tây nhằm thực hiện cơng cuộc giải
phóng Việt Nam khỏi ách thuộc địa của thực dân Pháp. Sau 30 năm bơn ba nước
ngồi, ngày 28 tháng 1 năm 1941, Bác trở về nước và với vốn tri thức, học thuyết
cách mạng mà Bác đã tiếp thu và nghiên cứu khi hoạt động ở nước ngoài, Bác đã
trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam và giành thắng lợi hồn tồn. Từ đó ta có

thể thấy tri thức có vai trị quan trọng như thế nào đối với chính trị.
4.2.3. Vai trị tri thức đối với văn hố - giáo dục:
Tri thức cũng có vai trị rất lớn đến văn hố - giáo dục của một quốc gia. Nó
giúp con người có được khả năng tiếp cận, lĩnh hội những kiến thức, ý thức của
con người được nâng cao.
Giáo dục là nền tảng của xã hội. Một xã hội phát triển là xã hội ở đó con
người được hồn thiện bản thân ở các lĩnh vực, đặc biệt là đóng góp cho nền giáo
dục ngày càng phát triển, cải tiến trên mọi phương diện. Tri thức là “nguồn tài

17

h


ngun” vơ giá của nhân loại. Chúng ta phải có tri thức để hiểu biết về văn hóa các
nước và tạo nên nền văn hóa ngày càng lành mạnh. Mỗi con người chúng ta phải
có những hiểu biết về tầm quan trọng của giáo dục, biết về nội dung, phương pháp
giáo dục của các nước khác để ngày một cải thiện nền văn hóa - giáo dục của Việt
Nam.
Qua những mặt vẫn còn yếu kém của nền giáo dục Việt Nam, có tri thức giúp
chúng ta có sự hiểu biết để đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục của nước ta
vừa theo kịp nền tri thức của nhân loại lại vừa giữ gìn bản sắc văn hóa tốt của dân
tộc Việt Nam.

KẾT LUẬN
Thơng qua q trình phát triển lịch sử của triết học ta thấy rằng mối liên hệ
giữa triết học nói chung và triết học duy vật biện chứng nói riêng và với vật lí học
là một tính tất yếu có quy luật và càng ngày càng phát triển hơn nữa. Chủ nghĩa
duy vật biện chứng luôn tự đặt cho mình một nhiệm vụ phải khái quát những thành
tựu mới của khoa học, xã hội và vật lí học để làm sâu sắc hơn, phong phú hơn

những hiện tượng trong đời sống, trong từng quy luật của nhân loại con người. Và
đúng như C.Mác đã khẳng định: “Phương pháp biện chứng của tôi không những
khác phương pháp của Hê-ghen về cơ bản, mà còn đối lập hẳn với phương pháp ấy
nữa.”. Tạo ra sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng là cống
hiến vĩ đại của C.Mác mà trong lịch sử triết học chưa từng có. C.Mác đã đem lại
cho lồi người tiến bộ vũ khí lý luận sắc bén, cơng cụ nhận thức vĩ đại. Chủ nghĩa

18

h


duy vật biện chứng là cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học; là khoa học về
những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển trong tự nhiên, xã hội và
tư duy. Bên cạnh đó nó cũng là hình thức cao nhất trong các hình thức của chủ
nghĩa duy vật. Cốt lõi của chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật kết
hợp với phép biện chứng.
Không phải hễ thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người là trong con
người có ngay ý thức về thế giới, mà ý thức được hình thành từ trong quá trình
hoạt động lao động và giao tiếp cộng đồng của con người. Ý thức là sự phản ánh
năng động sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc người thơng qua lao động,
ngơn ngữ và diễn ra trong các quan hệ xã hội. Ý thức là sản phẩm của sự phát triển
xã hội, phụ thuộc vào xã hội và mang tính chất xã hội. Tính phản ánh và tính sáng
tạo của ý thức thống nhất với nhau trong hoạt động thực tiễn xã hội của con người.
Ý thức là hình thức phản ánh xã hội – phản ánh một cách năng động sáng tạo hiện
thực khách quan vào trong bộ óc của con người có lợi ích.
Ngun lí xuất phát của phép duy vật biện chứng đó chính là ngun lí xem
các thế giới của sự vật, hiện tượng như một chỉnh thể động và có khả năng tự phát
triển được theo những quy luật khách quan vốn có và phổ biến của chính nó. Nói
theo một cách khác phép biện chứng duy vật nếu xét về một hướng khác chính là

học thuyết sâu sắc nhất và không phiến diện về sự phát triển. Chính vì vậy mà việc
nghiên cứu tồn diện và sự vận dụng về phép biện chứng có ý nghĩa vô cùng quan
trọng và cần thiết để nhằm xây dựng thế giới quan duy vật triệt để và nhằm phổ
biến về khoa học trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Tư duy biện chứng đó chính là năng lực là sức mạnh không thể thiếu được
trong nhận thứcvà trong hoạt động thực tiễn của mỗi con người chúng ta. Nó địi
hỏi bắt buộc mỗi người trong q trình thực hiện những nhiệm vụ trong nhận thức

19

h


và cải tạo thế giới ở khách quan và cũng là đòi hỏi đối với những sinh viên chúng
em – sinh viên trường Đại học Phenikaa khi ra trường trong giai đoạn đổi mới, hội
nhập quốc tế và cải tiến đất nước ở những thế kỉ sắp tới. Để có thể nâng cao năng
lực của bản thân mỗi sinh viên. Chúng em cần phải nắm rõ nội dung và phải có
những phương pháp học hiệu quả, cần phải gắn kết lý luận và cả thực tiễn. Rèn
luyện phương pháp biện chứng thường xuyên và vận dụng thực tế vào xã hội, đời
sống của bản thân. Nâng cao tư duy biện chứng và học cách giải quyết tốt xử lí
những vấn đề về cuộc sống, học tập, làm việc một cách khoa học để xây dựng,
giúp đất nước có thể sánh vai với bạn bè năm châu, liên kết hội nhập quốc tế sâu
rộng hơn và tuy nhiên chúng ta cũng cần phải cố gắng nền khoa học công nghệ
của đất nước ta luôn thay đổi và cải cách từng ngày.

Tài liệu tham khảo:
Nguồn gốc, bản chất của ý thức: Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và ý
nghĩa phương pháp luận, tác giả: 8910X.com, ngày xuất bản: 13/07/2019,
/>fbclid=IwAR2Sso7kbCmiZwtJMFQ7vHd7tthPW06nqe7gRrKwcBsfBCI3DJpZqSj78c
Nguồn gốc và bản chất của ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện

chứng, ngày xuất bản: 11/05/2021, />
20

h

thuc/?


fbclid=IwAR1sAZ3YPhT5iKvMSPm93RJgt7jowfSbANnQjSVzhqa4O2B8ltnmaFz4VA
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN DUY VẬT ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC
TƯ DUY BIỆN CHỨNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI, tác giả: Nguyễn Thị Thuỳ, ngày xuất bản:
18/11/2019, />fbclid=IwAR0yebYK3w8tnk77dAdieKbIr_zZZ59zKZgvyE2aHmt1MexePH5646ymG4
Nguyên tắc của phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và việc vận
dụng nó vào sự nghiệp cách mạng Việt Nam, tác giả: Sùng Thị Chấu, ngày xuất
bản:09/08/2021, />BÁO CÁO TIỂU LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT CẢM NHẬN VÀ
VẬN

DỤNG,

tác

giả:

Phạm

Văn

Đạo,


ngày

xuất

bản:

10/2014,

/>Quan điểm duy vật biện chứng về kết cấu của ý thức, tác giả: Nguyễn Hoàng
Thiêm,

/>
21

h


thuc?fbclid=IwAR1sAZ3YPhT5iKvMSPm93RJgt7jowfSbANnQjSVzhqa4O2B8ltnmaFz4VA
Giáo trình Triết học Mác – Lênin, tác giả: GS.TS.Phạm Văn Đức, Hà Nội, năm
2019.
Tiểu luận triết học : Vai trò của tri thức trong đời sống - xã hội,
/>thuc_trong_doi_song_xa_hoi_700.pdf
Vai trò của tri thức trong đời sống xã hội hiện đại, ngày xuất bản: 09/04/2013,
/>Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của tri thức trong đời sống xã hội,
/>TIỂU LUẬN Ý THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA TRI THỨC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ
HỘI, />Vai trò của tri thức, tình cảm, ý chí trong nghiên cứu, học tập của sinh viên, tác
giả: Diệp Trần, ngày xuất bản: 03/2020,
/>
22


h


23

h



×