Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

(Tiểu luận) đề bài tìm hiểu quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ lữ hành ở việt nam liên hệ thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.41 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
⸎⸎⸎⸎⸎

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: Tìm hiểu quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ lữ hành ở Việt Nam ?
Liên hệ thực tiễn
Đề số: 54

Sinh viên:

: LƯƠNG BẾ HỒNG HẢI

Lớp

: Pháp luật đại cương-2-1-22(N03)

Mã SV

: 22012908

HÀ NỘI, THÁNG 12/2022

h


MỤC LỤC
Lời mở đầu.......................................................................................................3
1. Khái niệm kinh doanh dịch vụ lữ hành.....................................................4
2. Chủ thể kinh doanh dịch vụ lữ hành.........................................................4
3. Đặc điểm của kinh doanh dịch vụ lữ hành................................................4


4. Quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành..................................................5
4.1 Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành.......................................................5
4.2 Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành....................................................5
4.3 Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ
lữ hành nội địa ( quốc tế )..............................................................................6
5. Một số biện pháp xử phạt vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ
hành..................................................................................................................7
6. Liên hệ thực tiễn........................................................................................8
6.1 Quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ lữ hành...........................................................................8
6.2 Hạn chế và khắc phục những thiếu sót trong hoạt động kinh doanh dịch
vụ lữ hành tại Việt Nam................................................................................9
7. Kết luận......................................................................................................10

h


Lời mở đầu
Việt Nam đang trên đà hội nhập cải cách và mở cửa vậy nên phát triển và đầu
tư Du lịch là điều tất yếu. Trong đường lối chính sách phát triển kinh tế đất
nước, tạo điều kiện thúc đẩy cho ngành du lịch phát triển là nội dung được
Nhà nước đặc biệt chú trọng. Xác định được điểm yếu cịn tồn tại, và phát huy
điểm mạnh hiện có sẵn Nhà nước đã và đang đề ra những chính sách hợp lí để
phát triển ngành du lịch quốc gia. Trong đó, nhiệm vụ cấp thiết nhất được đưa
ra là làm sao để các doanh nghiệp du lịch nội địa cũng như quốc tế phát huy
được nguồn lực của mình để hoạt động có hiệu quả nhất. Do vậy đây cũng
chính là lí do mà tác giả chọn đề tài “Tìm hiểu quy định pháp luật về kinh
doanh dịch vụ lữ hành ở Việt Nam” để làm bài tiểu luận.

1


h


1. Khái niệm kinh doanh dịch vụ lữ hành
Kinh doanh dịch vụ lữ hành được định nghĩa tại Khoản 9 Điều 3 Luật Du lịch
2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) được định nghĩa như sau: kinh doanh
dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc tồn
bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
2. Chủ thể kinh doanh dịch vụ lữ hành
Chủ thể kinh doanh dịch vụ lữ hành là các doanh nghiệp du lịch, được nhà
nước và các cơ quan chuyên môn về du lịch thẩm định và cấp giấy phép kinh
doanh dịch vụ lữ hành. Doanh nghiệp du lịch trong hoạt động kinh doanh lữ
hành là chủ thể thực hiện xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc trọn
gói chương trình du lịch để phục vụ khách du lịch
Theo quy định của Luật Du lịch 2017, chủ thể kinh doanh dịch vụ lữ hành
gồm có:
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
3. Đặc điểm của kinh doanh dịch vụ lữ hành
Kinh doanh dịch vụ lữ hành cần số vốn tương đối lớn. Hoạt động kinh doanh
dịch vụ lữ hành là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Vậy nên, doanh nghiệp
muốn kinh doanh lữ hành phải tiến hành ký quỹ tại ngân hàng
Kinh doanh dịch vụ lữ hành mang tính thời vụ rõ nét. Hoạt động du lịch
không kéo dài thường xun, nó phụ thuộc vào cảnh sắc, thời tiết, tình hình kinh
tế xã hội, nhu cầu của khách du lịch… Do tính thời vụ và dễ bị tác động nên các
dịch vụ trong chương trình du lịch ln đa dạng và cập nhật liên tục, đáp ứng
nhu cầu các yếu tố thay đổi của mơi trường và khách hàng

Ví dụ: Hoạt động lữ hành phát triển mạnh vào mùa hè, mùa xuân, các ngày
nghỉ lễ. Khi đó điều kiện tự nhiên thuận lợi, khách du lịch có thời gian, có tài
chính,…
Kinh doanh dịch vụ lữ hành có tính phi vật chất. Các sản phẩm của dịch vụ lữ
hành là chương trình du lịch, khi khách hàng muốn sử dụng dịch vụ có trong
chương trình du lịch thì họ khơng thể cân đo đong đếm hay kiểm tra trước khi

2

h


cung ứng dịch vụ mà họ bắt buộc phải trải nghiệm các dịch vụ này thì mới có
thể biết được chất lượng của chúng
Kinh doanh dịch vụ lữ hành có tính chất tổng hợp. Các sản phẩm của dịch vụ
lữ hành là sự kết hợp của nhiều dịch vụ như dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm,
dịch vụ trải nghiệm, dịch vụ tham quan, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển
hành khách,…
Kinh doanh dịch vụ lữ hành mang tính quốc tế. Các hoạt động du lịch lữ hành
xuyên quốc gia trở nên phổ biến nhờ tác động của xu thế tồn cầu hố. Khách du
lịch có nhiều cơ hội và nhu cầu đi du lịch ở nước ngoài trở nên dễ dàng hơn.
4. Quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành
4.1 Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành
Theo điều 30 Bộ Luật Du lịch quy định về phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ
hành như sau:
1.
Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa
2.
Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài

3.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh
dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa, trừ trường hợp quy định tại
khoản 4 điều này
4.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chỉ được kinh doanh dịch vụ
lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp
điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có
quy định khác.
4.2 Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành
Điều 31 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa ( quốc tế ) bao gồm những
quy định sau:
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp
Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (quốc tế) tại ngân hàng
Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp (cao
đẳng) trở lên chuyên ngành về lữ hành, trường hợp tốt nghiệp trung cấp (cao
đẳng) trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch
nội địa (quốc tế ).

3

h


Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều
này được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, đáp ứng các điều
kiện kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều này được cấp giấy phép kinh doanh
dịch vụ lữ hành quốc tế. Phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ
hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được thực hiện theo

quy định của pháp luật về phí và lệ phí
Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về người phụ
trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp
chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa và nghiệp vụ điều hành du lịch
quốc tế.
4.3 Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ
hành nội địa ( quốc tế )
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (quốc tế)
bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (quốc tế)
theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
c) Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
d) Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch
vụ lữ hành.
2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
nội địa được quy định như sau:
a) Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp
có trụ sở;
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên
môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và
nêu rõ lý do.
Như vậy Chính phủ đã có những quy định rõ ràng về phạm vi, điều kiện, hồ
sơ, cũng như thủ tục về việc kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với từng doanh
nghiệp quốc tế và nội địa để đảm bảo tính chặt chẽ trong việc kinh doanh dịch
vụ lữ hành.
4


h


5. Một số biện pháp xử phạt vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ
hành
Thứ nhất với mức phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi
không phối hợp kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lí các hành
vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia du lịch
Thứ hai, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau:
1. Không cung cấp cho bên đại lí lữ hành thơng tin liên quan đến chương trình
du lịch
2. Khơng phổ biến, chỉ dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của
điểm đến, không hướng dẫn khách du lịch ứng xử văn minh, tơn trọng bản sắc
văn hố, tập tục của Việt Nam
Thứ ba phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau:
1. Sử dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế hoặc hướng dẫn viên du lịch nội
địa khơng có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành
hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch
2. Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để thực hiện chương trình du lịch mà
khơng có hợp đồng hướng dẫn hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo quy
định.
Thứ 4 phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong
những hành vi sau đây:
1. Không mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương
trình du lịch
2. Doanh nghiệp sử dụng hướng dẫn viên du lịch có hành vi cung cấp, giới
thiệu cho khách tham quan du lịch những nội dung thơng tin mang tính bịa đặt,

xun tạc văn hố, lịch sử, chính trị và chủ quyền quốc gia.
Thứ 5 phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một số hành
vi sau đây:
1. Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp
2. Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp khác để
hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp có giấy phép kinh dịch vụ động lữ
hành
5

h


3. Để khách du lịch ở lại nước ngoài hoặc ở lại Việt Nam trái với quy định
pháp luật
4. Sử dụng người nước hành nghề hướng dẫn viên du lịch tại Việt Nam
Qua những mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trên cho ta thấy Nhà
nước đã có những quy định rõ ràng về mức xử phạt với những hành vi làm trái
và không tuân thủ theo luật kinh doanh dịch vụ lữ hành mà nhà nước đề ra. Từ
đó các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cần phải nghiêm túc thực hiện
các quy định trên tránh trường hợp làm trái pháp luật gây ra những hậu quả
nghiêm trọng.
6. Liên hệ thực tiễn
6.1 Quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành
Phát triển du lịch thực sự đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn mà Việt Nam đang hướng tới để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động trên nền tảng khai thác những thế mạnh vốn có về điều kiện tự nhiên, sinh
thái, truyền thống văn hoá bản sắc dân tộc. Để đáp ứng nhu cầu trong nước và
cũng như khách du lịch quốc tế ghé thăm Việt Nam
Từ sau Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở ra cơng cuộc đổi mới

đất nước, trong đó có đổi mới ngành du lịch. Thời kỳ đất nước phát triển ổn định
như ngày nay thì những điều luật quy định về kinh doanh ngành nghề du lịch
càng phải được chú trọng và quan tâm. Hệ thống quản lí nhà nước về du lịch đã
được củng cố và hoàn thiện từ Trung ương đến địa phương, bao gồm Ban chỉ
đạo nhà nước về du lịch, Tổng cục Du lịch, Sở du lịch.
Ngành Du lịch Việt Nam đã có những tiến bộ rõ rệt, có mức tăng trưởng cao
đặc biệt là vào các năm đầu của thế kỉ XXI. Nguyên nhân của sự tăng trưởng
trên là do Đảng Nhà nước đã có những chính sách hộ trợ khuyến khích kịp thời
cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Chính phủ đã ban hành nhiều quy định cũng như các ưu đãi để triển khai và
định hướng những bước đi cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành để các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có thể đưa ra thị trường du lịch với
những dịch vụ, sản phẩm đa dạng, phong phú hơn. Đây là những bước đổi mới
kể từ khi nhà nước áp dụng chính sách mở của nền kinh tế thị trường để từ đó
thu hút nguồn tiền ngoại tệ cũng như quảng bá nền văn hoá đậm đà bản sắc dân
tộc của Việt Nam.

6

h


6.2 Hạn chế và khắc phục những thiếu sót trong hoạt động kinh doanh dịch vụ
lữ hành tại Việt Nam
Bên cạnh những mặt thuận lợi còn tồn tại những rào cản đang thách
thức ngành Du lịch Việt Nam. Mặc dù đã có sự phối hợp giữa các cơ quan quản
lý để phát triển du lịch, tuy nhiên hiện nay vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất
cập trong mối liên kết phát triển du lịch. Sự liên kết giữa các cơ quan nhà nước
ở trung ương vẫn chưa thât…
chăt…

chẽ trong xây dựng chính sách và trong điều
hành.
Sự phối kết hợp liên ngành, địa phương vẫn chưa đồng bô ,…
không
thường xuyên cả trong nhâ n…thức và hành đông.
… Sự phối hợp giữa các sở, ban,
ngành trong từng địa phương để phát triển du lịch vẫn còn rất hạn chế.
Chưa giải quyết được dứt điểm tình trạng ăn xin, đeo bám, chèo kéo,
gây phiền hà cho khách ở nhiều điểm du lịch; tình trạng ơ nhiễm mơi trường du
lịch, suy thối tài ngun mơi trường, khơng đảm bảo vê …
sinh an tồn, an ninh
tại các điểm tham quan du lịch xẩy ra tương đối phổ biến.
Quản lý tài nguyên thiếu thống nhất, triê t…
để; mâu thuẫn về lợi ích
trong khai thác tài nguyên dẫn tới nguy cơ bị tàn phá, suy thoái nhanh; môi
trường du lịch tự nhiên và nhân văn bị xâm hại.
Tiếp đến là, phải phân định rõ chức năng cũng như quyền hạn của các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành theo hệ thống sản phẩm, dịch vụ
của hoạt động lữ. Kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp luật quy định và
xử lí nghiêm khắc việc vi phạm pháp luật là tạo điều kiện phát triển khơng chỉ
đối với hoạt động lữ hành nói riêng mà cịn cho tồn ngành du lịch Việt Nam
nói chung.
Tổng cục du lịch và các Sở du lịch kịp thời hướng dẫn và kiểm tra việc
thực hiện Luật Du lịch và các nghị định về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du
lịch khi các Nghị định được ban hành. Đồng thời phải công bố trên các
phương tiện thông tin đại chúng danh sách các doanh nghiệp đủ điều kiện
kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam. Một
mặt nhằm bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật.
Mặt khác, giúp cho khách du lịch có cơ sở để lựa chọn và yên tâm khi tiêu
dùng chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành tại Việt Nam


7

h


7. Kết luận
Ngành du lịch trên Thế giới nói chung, và ngành du lịch tại Việt Nam nói
riêng vẫn đang trên đà phát triển mặc dù đang vừa trải qua thời kì suy thối
của dịch bệnh và hiện giờ đang dần phục hồi lại sau CoVid-19. Vậy nên các
chính sách và quy định của chính phủ để định hướng doanh nghiệp trong thời
điểm hiện tại là điều vô cùng cần thiết cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ lữ hành. Việc nghiên cứu các quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành giúp
các doanh nghiệp cũng như người dân có thể hiểu sâu hơn về các điều luật Du
lịch và bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình cũng như không vi phạm
phạm luật về luật kinh doanh dịch vụ lữ hành.

8

h


Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2006), Quản trị kinh doanh lữ
hành, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
2. Quốc hội (2017), Luật Du lịch
Internet
3. Trang thông tin: />4. Trang thông tin: />5. Trang thông tin: />6. Trang thông tin: />7. Trang thông tin: />
9


h



×