Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Spampot hệ thống thu thập spam tự động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.81 KB, 6 trang )

SPAMPOT – HỆ THỐNG THU THẬP
SPAM TỰ ĐỘNG

Hồ Thị Lương
(1)
, Đại Thị Phú, Trần Quang Anh
(2)
Khoa Công Nghệ Thông Tin, Trường Đại Học Hà Nội
(1)
,
(2)



Tóm tắt: Hiện nay, Cơ Sở Dữ Liệu (CSDL) về spam đóng vai trò quan trọng trong lĩnh
vực nghiên cứu về anti-spam, đánh giá các sản phẩm anti-spam … Tuy nhiên, ở Việt
Nam vẫn đang thiếu hụt những CSDL spam với yêu cầu đặt ra là phải luôn mới, tự động
hóa và chính xác. Với thực trạng ở Việt Nam như vậy, chúng tôi đưa ra hệ thống
SPAMPOT tự động hóa, được xây dựng hoàn toàn trên mã ngưồn mở. Vớ
i tính năng tự
động hóa, hệ thống SPAMPOT đã giải quyết được vấn đề khó khăn trong việc thu thập
spam thay vì phải lấy spam từ các mailserver một cách thủ công. Bên cạnh đó, ưu điểm
luôn luôn cập nhật và chính xác của CSDL đã giúp những người nghiên cứu tạo ra các
báo cáo về số lượng spam định kỳ. Kết quả của hệ thống SPAMPOT là phải đảm bảo
CSDL luôn luôn được cập nhật d
ữ liệu mới, thống kê được số lượng spam theo ngày và
hiển thị trên file ảnh.

1. Giới thiệu
“Thư rác (spam) là thư điện tử, tin nhắn được gửi đến người nhận mà người nhận đó
không mong muốn hoặc không có trách nhiệm phải tiếp nhận theo quy định của pháp


luật. Thư rác trong Nghị định này bao gồm thư điện tử rác và tin nhắn rác” (theo nghị
định củ
a chính phủ số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2008 về chống thư rác).
Theo như Cornelis Robat, tác giả bài báo về “Spam” đã viết: Thư rác mang mục đích
thương mại, quảng cáo, hoặc lấy thông tin của người khác… Chính vì vậy mà nó gây ra
những mối nguy hại cho người dùng, theo như ông viết thì “spam lấy bandwith của người
người dùng Internet. Vào năm 2004, trên 30% tất cả mạng internet được chiếm đoạt và sử
dụng hoàn toàn bởi spam”. Spam trở nên càng ngày càng tồi tệ vì làm cho ngườ
i dùng
không sử dụng được dịch vụ (đầy hộp thư, xóa nhầm, mất thời gian xóa thư), đôi khi nó
có kèm theo virus, mang những thông tin lừa đảo trực tuyến. Đối với các tổ chức, nạn thư
rác gây tốn kém tiền bạc và làm ảnh hưởng tới danh tiếng của tổ chức đó (IP của tổ chức
bị chặn). Ví dụ: ở trường đại học hà nội (hanu), có 500 người dùng, 15000 emails mỗi
ngày, trong đó có 12000 spam mỗi ngày, 15 s một email (download, đọc, xóa), 50 giờ
/ngày * 30000 VND/giờ = 1500000 VND/ngày. Chính vì vậy mà nhiều đơn vị đã chuyển
dịch vụ mail lên Google, Microsoft.
Trong thời gian gần đây, nhiều đơn vị trong nước đã từ bỏ việc xây dựng hệ thống thư
điện tử của riêng mình và sử dụng các dịch vụ cung cấp thư điện tử miễn phí của Google
và Microsoft. Điều này phản ánh năng l
ực nghiên cứu, phát triển hệ thống thư điện tử,
đặc biệt trong lĩnh vực lọc thư rác của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Nhóm thực hiện đề
tài mong muốn cùng các nhà khoa học trong nước đóng góp sức lực của mình vào công
cuộc xây dựng nền kinh tế tri thức cho Việt Nam.
Để khắc phục tình trạng này, đã và đang có rất nhiều nghiên cứu, giái pháp để ngăn chặn
thư rác. Trong quá trình nghiên c
ứu về thư rác, thì điều cần thiết đầu tiên là phải xây
dựng hệ thống CSDL về thư rác. CSDL này phải đảm bảo tính tự động cập nhật, và chính
xác. Đó cũng là yêu cầu đặt ra để thiết kế một CSDL chuẩn phục vụ cho việc nghiên cứu
về anti-spam cũng như đánh giá các sản phẩm anti-spam. Hiện nay trên thế giới đã có
một số CSDL mẫu về spam như: spamassasin

(
TREC
2006 (
CCERT Data Sets of Chinese
Emails (
Các CSDL mẫu này chủ yếu là
tiếng anh, và không cập nhật liên tục. Lý do là việc việc thu thập spam tương đối khó
khăn, vì chủ yếu các spam được lưu trữ trên các server, hơn nữa, việc nghiên cứu cần số
lượng spam rất lớn, vì thế chúng ta không thể thu thập spam một cách thủ công. Điều đó
dẫn đến cơ sở dữ liệu không thể đảm bảo được tính cập nhật. Giải pháp
đưa ra là: chúng
ta phải xây dựng hệ thống tự động lấy mail từ server, và thường xuyên theo thời gian đặt
ra. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đề xuất xây dựng hệ thống SPAMPOT
(hệ thống thu thập tự động) thỏa mãn yêu cầu của một hệ thống CSDL chuẩn(mới và
chính xác). Hệ thống SPAMPOT sẽ tự động thu thập spam hàng ngày, cập nhật vào
CSDL spam, đồng thời đưa ra thống kê về số lượng spam theo t
ừng ngày.
Phần còn lại của bài báo được trình bày như sau: Phần 2: mô hình SPAMPOT; Phần 3:
thực hiện; Phần 4: kết quả nghiên cứu; Cuối cùng là kết luận và những hướng nghiên cứu
tiếp theo.

2. Mô hình SPAMPOT
2.1 Ý tưởng
Trong bài nghiên cứu của tác giả Matthew Prince, và các tác giả khác về “Understanding
How Spammers Steal Your E-mail Address: An Analysis of the First Six Months of Data
from Project Honey Pot”, ông đã đề cập đến phương pháp mà các spammer lấy điạ chỉ
email bằng cách thiết lập các spider(chương trình để tách riêng điạ chỉ email trên
internet). Tham khảo từ phương pháp này, chúng tôi đưa ra ý tưởng trong việc xây dựng
spampot là sẽ đặt nhiều địa chỉ email ở nhiều nơi trên internet, tuy nhiên những địa chỉ
này là địa chỉ không dùng để gửi hay nhận thư, ch

ỉ được public rộng rãi trên internet. Ví
dụ post trên các diễn đàn, hay dùng làm chữ ký trên các diễn đàn… Vì hiện nay những
spammer sẽ chạy các đoạn mã hay các chương trình như spider, crawler… để lấy các địa
chỉ email ở trên mạng sau đó gửi thư hàng loạt tới các điạ chỉ email này. Nếu điạ chỉ mail
mà public trên internet nhận được các email này thì đó chính xác là spam. Bằng cách
đăng ký và public rộng rãi địa chỉ email trên internet, chúng tôi sẽ thu thập được nhiều
spam ở
mục hộp thư đến của các điạ chỉ email.

2.2 Mô hình

Spam Account


Theo như hình ở trên, thì hệ thống spampot cần phải có các spam account (điạ chỉ email
mà trong mục hộp thư đến phải là spam mail mà nhận được theo ý tưởng giới thiệu ở
trên). Để thực hiện được quá trình đưa các spam vào CSDL thì cần cần có 1 script thực
hiện điều này và trực tiếp lưu các spam này vào trong cơ sở dữ liệu theo từng ngày. Từ
CSDL trong hệ thống SPAMPOT, những người quản lý còn có thể quản lý, s
ửa đổi
CSDL một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Ngoài ra, hệ thống này còn có chức năng tự
động thống kê số lượng spam thu được theo từng ngày, để làm được điều này thì phải cần
1 scritp để lấy dữ liệu từ trong CSDL và hiển thị theo thời gian.

3. Thực hiện
Để xây dựng hệ thống SPAMPOT, chúng tôi đã sử dụng các module và các scripts mã
nguồn mở được public trên mạng để cài đặ
t cho hệ thống. Tuy nhiên, để hiểu và có thể
xây dựng được hệ thống SPAMPOT, thì điều rất quan trọng là hiểu được ngôn ngữ lập
trình Perl(ngôn ngữ xử lý văn bản rất hiệu quả), mà dùng chủ yếu trong các module để

chạy chương trình, ngoài ra kiến thức về hệ điều hành linux cũng tương đối cần thiết vì
chúng tôi xây dựng hệ thống này hoàn toàn trên linux.
Các module được cài đặt:
Mail-POP3Client-2.18: Module sẽ kết n
ối đến mailserver(ở trong nghiên cứu này là
gmail) và hỗ trợ các chức năng lấy mail về (

IO-Socket-SSL-1.19: Module này hỗ trợ các mailserver mà sử dụng SSL (gmail).
GDGraph-1.44: Module dùng để vẽ biểu đồ thống kê số lượng spam và sinh ra file ảnh
miêu tả cho thực trạng spam. Để module này hoạt động hiệu quả, thì cần phải cài thêm
các module khác hỗ trợ như: DBD-Chart-0.82, DBI-1.607, gd-2.0.35, GD-2.16,
GDTextUtil-0.86, Time-HiRes-1.9715, zlib-1.2.3. Các module này đều được public trên
. Chú ý là phải cài tất cả các module hổ trợ thì GDGraph mới tự
động vẽ được biểu đồ, nếu không thì chương trình sẽ báo lỗi và không thể hoàn thành
Spam Account
Spam Account
Script: get mail
Manage/ Modify

Script: display
graph
Database
Display Statistics
việc cài đặt GDGraph. Việc cài đặt các module này đều có hướng dẫn chi tiết trong file
README ở mỗi module.
Hai scripts viết bằng perl để chạy hệ thống
Script 1: Download spam từ trên mailserver: chương trình này sẽ tự động kết nối vào các
địa chỉ email mà chứa spam đã có sẵn, lấy các spam và xóa các mail này trong hộp thư
đến, sau đó sẽ tự động kết nối tới cơ sở dữ liệu và lưu các email này vào trong cơ sở dữ
liệu v

ới các trường đã được thiết kế sẵn, ở trong hệ thống này thì chương trình này sẽ
tách email thành 2 phần rõ ràng là header và body của mỗi email và đưa vào cơ sở dữ liệu
với 2 trường này.
Script2: Trình bày số liệu trên biểu đồ dưới dạng file ảnh: Chương trình sẽ kết nối tới cơ
sở dữ liệu và tới bảng lưu các spam, sau đó sẽ chọn và đếm số lượng spam theo từng
ngày, c
ụ thể chúng tôi mặc định chương trình sẽ đếm và hiển thị spam trong vòng 10
ngày gần đây nhất, tính từ ngày hiện tại. Sau đó chương trình sẽ kết nối tới module vẽ
biểu đồ, và lấy số liệu vừa lấy được ở trên để vẽ và hiển thị ra file ảnh dạng jpg, gif,…tùy
theo cách đặt của người cài đặt. Khi quan sát ảnh này, chúng tôi có thể biết được số
lượng spam hiện này như
thế nào, có gì khác so với thời gian trước…
Tự động hóa hệ thống: trong linux có câu lệnh crontab, mà giúp cài đặt thời gian chạy tự
động cho chương trình, ở đây chúng tôi đặt chương trình chạy 3phút 1 lần. Với chức năng
này chúng tôi không phải chạy chương trình một cách thủ công, mà nó sẽ tự động sau 3
phút, như vậy sẽ rất thuận tiện chúng tôi chỉ cần xem file ảnh sẽ biết được số luợng spam
như thế nào.

4. Kết quả

Hệ thống này được đưa vào hoạt động thực tế, kết thúc chu trình làm việc của hệ thống,
chúng ta sẽ có CSDL được cập nhật và 1 file ảnh. Trong đó, ảnh hiển thị số lượng spam
từng ngày trong 10 ngày gần nhất, ngày thứ 10 là ngày hiện tại, và lùi về các ngày trước
đó theo thứ tự giảm dần. Ảnh này sẽ thay đổi số lượng liên tục vì nó cập nhậ
t thường
xuyên sau 3 phút. Kết quả được đặt trên 1 website mà mọi người có thể truy cập và xem
một cách dễ dàng tại địa chỉ:
/>Ngoài ra, chúng tôi còn sở hữu CSDL về spam mà thỏa mãn được yêu cầu chúng tôi đặt
ra ban đầu: tự động hóa, dữ liệu luôn luôn cập nhật và chính xác.


Biểu đồ kết quả spam trong 10 ngày

5. Kết luận
Mặc dù đã có kết quả nghiên cứu, nhưng vì thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên kết quả
nghiên cứu vẫn chưa cao: chúng tôi mới chỉ thử nghiệm việc lấy mail từ các account của
Gmail; chưa public các account của gmail rộng rãi; số lượng spam thu được chưa nhiều.
Trong thời gian sắp tới chúng tôi có kế hoạch làm cho hệ thống hoàn thiện hơ
n và có khả
năng ứng dụng được trong thực tiễn nghiên cứu antispam:
Lấy spam từ các mail server khác nhau như: yahoomail, hotmail, webmail…,
Tạo báo cáo hàng tuần một cách tự động từ hệ thống
Tách IP đầu tiên của header, và tra IP này thuộc nước nào, vì trong một nghiên cứu của
tác giả Joshua Goodman với nghiên cứu về “IP Addresses in Email Clients” đã viết
”Những địa chỉ IP đóng 1 vai trò quan trọng trong việc chống spam, được sử dụng cho
những danh sách an toàn, những danh sách đen, anti-spoofing và những mụ
c đích liên
quan.”
Kiểm tra online: lấy các thư spam trong cơ sở dữ liệu và gửi tới một địa chỉ khác, tại địa
chỉ này sẽ đặt phần mềm lọc spam, từ đó kiểm tra xem phần mềm này lọc chính xác bao
nhiều %.

6. Tài liệu tham khảo
[1] Cornelis Robat. Spam, URL:

28/12/2006.
[2] Joshua Goodman. IP Addresses in Email Clients. In Proceedings of the First
Conference on Email and Anti-Spam (CEAS), 2004.
[3] Matthew Prince, Benjamin Dahl, et all. Understanding How Spammers Steal Your E-
Mail Address: An Analysis of the First Six Months of Data from Project Honey Pot. In
Proceesing of the Second Conference on Email and Anti-Spam, 2005.

[4] Nghị định của chính phủ số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2008 về chống
thư rác.
[5] Quang-Anh Tran, CCERT Data Sets of Chinese Emails(CDSCE), URL:
2005.

×